Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

90 121 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLời mở đầu ******Ngành CNĐT Việt Nam xuất hiện từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX nhưng chỉ thực sự hình thành vào cuối những năm 80 và dần hoàn thiện vào năm 2000 khi luồng đầu nước ngoài vào ngành điện tử bắt đầu có hiệu ứng lan toả. Từ năm 1994 trở lại đây, ngành Điện tử trong nước bắt đầu có những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 20-30%. Từ chỗ hàng điện tử trong nước chưa có gì, đến nay ngành Công nghiệp Điện tử Việt Nam đã xuất khẩu vào 35 nước, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 90 triệu USD năm 1996 lên 1,5 tỷ USD năm 2005 và 1,77tỷ USD năm 2006. Như vậy, trong vòng 10 năm kim ngạch xuất khẩu của hàng điện tử tăng lên 18 lần. Trong cơ cấu ngành điện tử thì ngành điện tử tiêu dùng (sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông) giữ vai trò chi phối, chiếm hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ngành CNĐT Việt Nam vẫn còn nhiều những khó khăn và hạn chế . Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, thông thường ngành điện tử của họ chỉ trải qua giai đoạn lắp ráp từ 5 đến 10 năm sau đó mới đi vào sản xuất linh kiện, thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Trong khi đó, trải qua 30 nămngành điện tử Việt Nam vẫn gần như khai thác các sản phẩm cũ, lợi nhuận thấp, giá trị gia tăng ước tính đạt 5-10% và đáng cảnh báo hơn là vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ ngành CNĐT Việt Nam sắp vượt qua thời kỳ “lắp ráp”. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp CNĐT Việt Nam còn lệ thuộc rất lớn vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước chưa có một chiến lược chủ động hơn trong sản xuất, định hướng của ngành chưa được rõ nét. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất yếu ngay cả trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp trong nước quy mô đa phần là nhỏ, công nghệ ở mức trung bình, có động lực nhưng chưa có chuyển biến về sự đổi mới công nghệ, phương thức sản xuất và quản lý, chủ yếu dừng ở mức lắp ráp. Việc tổ chức sản xuất linh kiện Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpchưa phát triển mạnh, đơn lẻ, manh mún và chủ yếu phát triển ở các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài…Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng cũng có hàng loạt những thách thức đặt ra. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với các hãng điện tử danh tiếng trên thế giới. Trong khi đó, NLCT của chúng ta vẫn còn rất yếu cả về năng lực, trình độ quản lý, công nghệ, nhân sự, kỹ thuật . Vậy, các ngành CNĐT Việt Nam cần phải làm gì trước thách thức lớn này? Thực tế hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành liên kết, liên doanh sản xuất với các thương hiệu nước ngoài. Chính nhờ việc này mà thương hiệu và chất lượng sản phẩm của họ đã được nâng cao và có chỗ đứng nhất định trong thị trường điện tử. Vậy, LKSX quốc tế trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc nâng cao NLCT của ngành? Thực trạng của việc LKSX quốc tế này ở Việt Nam như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên, tôi đã lựa chọn đề tài :”Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế”. Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Khảo sát, đánh giá tổng quát thực trạng phát triển của ngành điện tử Việt Nam, ngoài ra còn tác giả còn tiến hành phân tích bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là môi trường WTO của ngành điện tử khu vực và thế giới, dự báo xu hướng phát triển, xu hướng đầu của các nước vào ngành CNĐT, làm cơ sở định vị ngành điện tử Việt Nam trong chuỗi LKSX toàn cầu từ đó rút ra được NLCT của ngành CNĐT Việt Nam. Tiếp đó tác giả phân tích vấn đề LKSX giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài và đưa ra được sự cần thiết, tính tất yếu của việc LKSX trong ngành CNĐT Việt Nam. Cuối cùng, thông qua việc phân tích thực trạng NLCT và thực trạng LKSX quốc tế trong ngành, tác giả đã đưa ra đề xuất chính sách vĩ mô, các giải pháp cấp ngành và cấp Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpdoanh nghiệp nhằm phát triển LKSX quốc tế, đưa ngành CNĐT Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.Phương pháp nghiên cứu: tác giả áp dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu- Phương pháp phân tích, tổng hợp- Phương pháp chuyên gia, điều tra, khảo sát.- Phương pháp hệ thống hóa và dự báo…Kết cấu đề tài gồm ba phần:Chương I. Một số luận cứ cơ bản về năng lực cạnh tranh ngànhliên kết sản xuất công nghiệpChương II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngànhChương III. Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam Qua đây, tôi cũng chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn ThS. Vũ Cương, cùng sự giúp đỡ của Chánh Văn Phòng TS.Vũ Ngọc Thanh, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế ThS.Hồ Lê Nghĩa thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do khả năng và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, nhiều phân tích chưa sâu, số liệu thực tế không nhiều. Chính vì vậy rất mong được sự đánh giá và góp ý tận tình của độc giả. Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2009Sinh viênNguyễn Thị Thu HuyềnNguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChương I. Một số luận cứ cơ bản về năng lực cạnh tranh ngànhliên kết sản xuất công nghiệp1.1. Năng lực cạnh tranh ngành1.1.1. Khái niệm NLCT ngànhThuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng khá rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách thức đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, cấp ngành, cấp sản phẩm và cấp doanh nghiệp. Do phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đến NLCT ở cấp độ ngành nên tác giả sẽ chỉ đưa ra những khái niệm về NLCT ở cấp độ ngành.Theo quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống thì “NLCT ngành được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuấtnăng suất. Hiệu quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ bản, quan trọng của lợi thế cạnh tranh mà còn đóng góp tích cực vào nền kinh tế”. Định nghĩa này tuy đã nêu rõ được vấn đề cạnh tranh nhưng lại chỉ tập trung vào lợi thế về chi phí sản xuất thấp để nâng cao năng lực cạnh tranh.Lý thuyết Tổ chức công nghiệp cho rằng: “NLCT ngành dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngành bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, bảo đảm cho ngành đứng vững trước các đối thủ hay sản phẩm thay thế”. Định nghĩa này lại quá tập trung vào chiến lược cạnh tranh về giá mà không đề cập gì đến rất những các yếu tố khác.Phân tích NLCT theo quan điểm tổng hợp thì lại cho rằng “NLCT ngànhnăng lực duy trì được lợi nhuận, thị phần trên các thì trường trong và ngoài nước”.Qua quá trình tìm hiểu, tác giả thấy quan điểm tổng hợp là hợp lý nhưng vẫn chưa nói rõ được “năng lực duy trì” cụ thể là gì, chính vì vậy, tác giả dựa trên quan điểm tổng hợp đã đưa ra khái niệm về NLCT ngành đó là: “NLCT ngành là khả năng Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpsử dụng các nguồn lực, các phương thức quản lý để duy trì hoặc nâng cao được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế”.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngànhDựa vào quan điểm tổng hợp, kết hợp với quan điểm quản trị chiến lược của M.Porter và quan điểm tân cổ điển và kinh tế học về tổ chức công nghiệp, có thể giúp chúng ta đo lường được NLCT đồng thời cũng chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay cản trở NLCT. Dưới đây là một số tiêu chí phản ánh NLCT ngành:1.1.2.1. Năng suấtNăng suất là khả năng sản xuất một khối lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Năng suất ảnh hưởng rất lớn tới chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ và giá cả hàng hoá giảm. Điều này chứng tỏ khả năng thâm nhập thị trường cũng như sức cạnh tranh sản phẩm ngành làm ra được. Còn nếu năng suất lao động thấp thì giá thành sản phẩm sẽ cao, giá cả trong nước của các hàng hoá cũng sẽ cao, từ đó sẽ làm cho mức độ tiêu thụ kém, hàng hoá bị ứ đọng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành sẽ không cao. Khi tới một chừng mực nhất định nào đó, ngành hàng sẽ không chịu được sức ép.1.1.2.2. Công nghệBao gồm các chi phí cho hoạt động nghiên cứu triển khai, cấp độ sử dụng và khả năng, phương hướng thay đổi công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh nội bộ ngành.1.1.2.3. Sản phẩmBao gồm chất lượng sản phẩm, tính độc đáo, khác biệt của sản phẩm. Đây là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng thông số có thể đo được và so sánh được, phù hợp với điều kiện kinh tế và thỏa mãn được nhu cầu nhất định nào đó của xã hội. Chất lượng sản phẩm đang là vấn đề sống còn của ngành, nó giúp ngành mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và đạt lợi nhuận cao.1.1.2.4. Đầu vào và chi phí sản xuấtNguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpPhân tích dựa trên cơ sở giá cả đầu vào chủ yếu và hệ số chi phí các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm.Giá cả đầu vào là bộ phận quan trọng tạo nên giá thành sản phẩm. Giá cả đầu vào thấp sẽ tạo ra sản phẩm có giá thành cuối cùng hạ và ngược lại. Hệ số chi phí và các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm là mức chi phí bỏ ra cuối cùng với giá cả đầu vào chủ yếu để tạo nên giá thành sản xuất. Đây là hai yếu tố quan trọng tạo nên giá thành sản phẩm. Đầu vào và chi phí sản xuất thấp sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ, đây cũng là một lợi thế cho ngành trong việc tạo ra chiến lược cạnh tranh bằng giá cả.1.1.2.5. Mức độ tập trungĐây là tiêu chí phản ánh mức độ tập trung về hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một loại sản phẩm, hàng hóa nào đó trên thị trường. Mức độ tập trung cao, điều này chứng tỏ được ngành có sức mạnh trong việc tập trung vốn đầu cho sản xuất, thiết lập kênh phân phối sản xuất có hiệu quả, không ảnh hưởng đến những biến đổi khó lường của thị trường. Tuy nhiên, nếu mức độ tập trung quá cao hoặc không được điều hợp lý sẽ dẫn tới độc quyền. Nếu mức độ tập trung về hoạt động sản xuất kinh doanh đổi với một loại sản phẩm hàng hóa nào quá thấp sẽ chứng tỏ được sản xuất phân tán, nhỏ lẻ và ngành khó đủ sức cạnh tranh.1.1.2.6. Điều kiện cầuTiêu chí này thể hiện khả năng tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua tiêu chí này, ngành sẽ xác định được cầu hiện nay của thị trường là gì, từ đó sẽ đưa ra được những định hướng, chiến lược kinh doanh cụ thể. Để xác định được tiêu chí này cũng là một việc làm khó khăn vì nó còn phụ thuộc vào sức mua, phong tụ tập quán, thói quen tiêu dùng của từng cá nhân, từng vùng. Chính vì vậy, để nâng cao NLCT của ngành, ngành cần phải chú trọng đầu Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpvào việc nghiên cứu thị trường phù hợp với từng vùng, từng địa phương để từ đó có thể đưa ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.1.1.2.7. Độ liên kếtĐây là một tiêu chí thể hiện vị thế của người cung ứng với nhau hoặc là vị thế của người cung ứng với người mua đối với một loại sản phẩm hay mặt hàng nhất định.1.1.2.8. Thị phầnThị phần là tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các sản phẩm mà ngành sản xuất ra, nó cho biết khả năng chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm mà ngành cung cấp. Thông qua thị phần chúng ta còn biết được sản phẩm của ngành có tính cạnh tranh quốc tế không hay đơn thuần chỉ là cạnh tranh nội địa. Ngoài ra, thị phần còn phản ánh mức độ tập trung trong sản xuất kinh doanh đối với loại sản phẩm hàng hóa của ngành với vị thế cảu người mua đối với loại sản phẩm hay hàng hóa nhất định, biểu hiện uy tín của ngành, sự tin cậy của người mua trong việc cung ứng, thanh toán, giá cả, chất lượng dịch vụ sau bán hàng của hàng hóa đó trên thị trường.(%)MPPMS+=Trong đó: MS: Thị phần của ngành trên thị trường trong nướcP : Sản lượng của ngành (được tính bằng hiện vật hoặc doanh thu)M : Sản lượng nhập khẩu mặt hàng đang xét hoặc giá trị hàng nhập khẩu1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngànhTheo M.Porter, sự thành công của một ngành chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:- Điều kiện về nhân tố nguồn lực- Điều kiện về nhu cầuNguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Công nghiệp hỗ trợ và có liên quan- Chiến lược, cơ cấu và sự đối nghịch giữa các công tyThep tác giả, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của ngành thì nên phân tích những nhân tố sau:1.1.3.1. Năng lực sản xuấtLà khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đánh bại sản phẩm trong ngành của các doanh nghiệp, quốc gia khác. 1.1.3.2. Công nghệ và trang thiết bị sản xuấtViệc lựa chọn công nghệ nào có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngành. Ngành nào, doanh nghiệp nào biết nắm bắt được công nghệ và trang thiết bị sản xuất tốt, hiện đại sẽ tạo ra được lợi thế về sản phẩm, tạo năng suất cao, nâng cao được vị thế của mình trên thị trường.1.1.3.3. Nguồn nhân lựcCon người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, của ngành. Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà ngành đang cung cấp. Con người có trình độ cao cùng với lòng hay say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành được những máy móc, thiết bị công nghệ cao, có thể sáng tạo, thiết kế được những sản phẩm mới, chất lượng cao…đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngành.1.1.3.4. Thị trường tiêu thụĐây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của ngành. Một sản phẩm khi sản xuất ra nếu không có thị trường tiêu thụ hoặc không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì sản phẩm đó khó lòng có thể tồn tại và phát triển được. Thị trường tiêu thụ có thể là thị trường trong nước hay ngoài nước. Các doanh nghiệp hay ngành muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải tích cực tìm kiếm cho mình thị trường tiêu thụ tiềm năng, an toàn. Thị trường tiêu thụ càng lớn, sản phẩm tiêu thụ Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpcàng nhiều thì ngành càng có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm hơn, với nhiều đối thủ hơn. Nếu không biết dựa vào những nguồn lực của mình để tạo ra những sản phẩm khác biệt, có ưu thế hơn hẳn thì dù thị trường tiêu thụ có lớn đến đâu, có tiềm năng đến mấy thì các sản phẩm trong ngành cũng khó mà cạnh tranh được. Từ đó sẽ làm giảm NLCT của toàn ngành.1.1.3.5. Công nghiệp phụ trợCông nghiệp phụ trợ liên quan đến hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo như ôtô, xe máy, cơ khí…Công nghiệp phụ trợ phát triển, ngành sẽ không phải đi nhập khẩu hay mua linh kiện từ các doanh nghiệp, quốc gia khác trong ngành, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành.1.1.3.6. Thương hiệuĐây là nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại các giá trị to lớn sau: tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng, tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm…1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam1.1.4.1.Định nghĩa và phân loại ngành Điện tửCNĐT là ngành sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, điện tử chuyên dụng, công nghệ thông tin, viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông).Có rất nhiều cách phân loại ngành Điện tử nhưng trong phạm vi đề tài, tác giả phân loại các sản phẩm điện tử như sau:* Thiết bị tự thiết kế chế tạoNguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpMặc dù các thiết bị điện tử nhập ngoại rất đa dạng, có tính chuẩn hóa cao, đa dạng chức năng, chất lượng tốt nhưng hầu như tất cả các nước trên thế giới, không kể phát triển hay đang phát triển đều quan tâm nghiên cứu để sản xuất và phát triển các thiết bị điện tử nội địa cho riêng mình. Điều này có thể lý giải bởi mỗi nước đều mong giải quyết bài toán đặc thù của nước mình. Tuy nhiên do không có tính tập trung để ổn định thị trường nên số lượng nhân bản không lớn, tản mạn về đặc tính và cấu trúc sản phẩm.*Thiết bị gia công lắp ráp theo mẫu nước ngoàiCác loại thiết bị này thường được sản xuất trong các công ty liên doanh hoặc liên kết với nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu gồm các thiết bị nghe nhìn, các thiết bị điện tử viễn thông, máy tính, thiết bị điện tử công nghiệp…Xu hướng này có tính ổn định tạm thời, do chu kỳ sống của các sản phẩm mà đơn vị sản xuất đã được xác lập không lâu dài và luôn phải chịu sự tác động của việc xuất hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm và nhân công mới. Ví dụ điển hình cho xu hướng này là việc nhiều công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…do có sự biến động của thị trường đã và đang chuyển các cơ sở của mình từ Singapore sang Trung Quốc làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành CNĐT Singapore.Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài và ổn định, nước sở tại cần phải tham gia vào quản lý doanh nghiệp liên doanh hoặc liên kết một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường linh động trong thiết kế, nhanh chóng nâng cấp công nghệ, thực hiện tự động hóa các dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, độ đồng nhất cao, năng suất cao và chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm lắp ráp theo mẫu nước ngoài đang được nhiều nước trong khu vực triển khai.* Thiết bị có hàm lượng chất xám caoHiện nay, việc sản xuất các thiết bị có hàm lượng chất xám cao không còn là độc quyền chỉ riêng các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển hoặc chậm Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B10 [...]... tụ, tập trung hoá LKSX giữa các doanh nghiệp với nhau để tích luỹ vốn, tăng khả năng sản xuất sản phẩm, nâng cao trình độ xã hội hoá của nền sản xuất là xu thế khách quan hợp quy luật Thứ ba, do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hoá lợi nhuận Cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật vốn có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế... Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 33 Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành 2.1 Thực trạng NLCT của ngành CNĐT Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về ngành CNĐT Việt Nam Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: Kinh tế phát triển B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 CNĐT Việt Nam xuất hiện từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX nhưng chỉ... thác mọi lợi thế của đất nước 1.2.2.2 Vai trò của LKSX quốc tế đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam Thứ nhất, LKSX quốc tế giúp ngành CNĐT khắc phục được những bất lợi về quy mô: mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành đều có một hoặc một vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thụ, chuyên biệt Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ mà bản thân ngành không thể... hoạt động có quan hệ gắn bó mật thiết với cạnh tranh Các doanh nghiệp phát triển quan hệ LKSX để tăng sức mạnh thực hiện cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ Cạnh tranh thúc đẩy LK, LK lại dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh của các chủ thể Trong kinh doanh hàng hóa, các doanh nghiệp đều mong đạt được lợi nhuận tối đa trong khả năng vốn có của mình Hoạt động LK có thể cho phép doanh nghiệp bù đắp... thế của từng doanh nghiệp, qua đó xây dựng nên những doanh nghiệp, ngành nghề, sản phẩm có sức cạnh tranh và thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất trong môi trường đầu và thị trượng rộng mở khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Phát triển LKSX quốc tế ngày càng có vai trò, tác dụng to lớn Đối với từng doanh nghiệp trong ngành, LK tạo điều kiện cho doanh nghiệp. .. hưởng của những đặc trưng tới năng lực cạnh tranh ngành CNĐT Mặc dù ra đời chậm hơn so với các ngành công nghiệp khác nhưng ngành CNĐT là ngành phát triển nhanh và mạnh nhất trong hai thập kỷ qua Ngành CNĐT có những đặc trưng sau: 1.1.4.2.1 CNĐT là ngànhcông nghệ cao, ứng dụng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến Công nghiệp điện tửngành được xây dựng dựa trên những thành tựu tiên tiến trong. .. bỏ ranh giới giữa các vùng sản xuất Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các công ty về công nghệ, giá thành và tốc độ phát triển sản phẩm ngày càng quyết liệt, các công ty đa quốc gia luôn tìm kiếm những nơi sản xuất thích hợp nhất để di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài hoặc thông qua hình thức gia công cho công ty khác Để thích ứng với thị trường và tận dụng nguồn nhân lực, một số công ty Nhật có... kỳ doanh nghiệp “đơn thương độc mã” khép kín nào Nói cách khác, không một doanh nghiệp và nhà đầu dù hùng mạnh đến đâu có thể đủ sức mạnh và thu được hiệu quả cao nến tự minh tổ chức sản xuất kinh doanh từ A – Z trong tất cả các công đoạn, quy trình tái sản xuất cả ở cấp độ vi mô lẫn vĩ mô, quốc gia lẫn quốc tế Bên cạnh đó, việc phân công, hợp tác, LK giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp, ... trình công nghệ Do đó, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên không đóng vai trò quyết định trong phân công lao động quốc tế nữa Khả năng về tiềm lực khoa học và công nghệ trong ngành CNĐT đang dần dần trở thành yếu tố quan trọng trong công cuộc cạnh tranh quốc tế Xuất phát điểm của CNĐT Việt Nam là thấp trong điều kiện CNĐT thế giới đã phát triển ở trình độ cao, vai trò của CNĐT càng trở nên đặc biệt quan... thuật công nghệ tiên tiến của thế giới, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển” Việc lựa chọn đúng có ý nghĩa sống còn Chính vì vậy, Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa CNĐT – thông tin trở thành ngành mũi nhọn, công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có . đề tài : Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế . Đề. lực cạnh tranh ngành và liên kết sản xuất công nghiệpChương II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngànhChương

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Thị trường xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.1..

Thị trường xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.2. So sánh trình độ công nghệ ngành điện tử Việt Nam với các nước trong khu vực - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.2..

So sánh trình độ công nghệ ngành điện tử Việt Nam với các nước trong khu vực Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.4. Chi phí sản xuất các sản phẩm tivi - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.4..

Chi phí sản xuất các sản phẩm tivi Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.6. Giá tivi sản xuất trong nước và giá tivi cùng loại nhập khẩu từ Thái Lan (tivi Sony 21inch màn hình phẳng) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.6..

Giá tivi sản xuất trong nước và giá tivi cùng loại nhập khẩu từ Thái Lan (tivi Sony 21inch màn hình phẳng) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp điện tử Việt Nam 2001-2006 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.7..

Số lượng doanh nghiệp điện tử Việt Nam 2001-2006 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.9. Nguồn nhân lực ngành điện tử Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.9..

Nguồn nhân lực ngành điện tử Việt Nam Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.10..

Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam Xem tại trang 53 của tài liệu.
Nhìn vào Hình 2.3, ta thấy, kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu trong kể từ năm 2003, điều đó chứng tỏ khả năng xuất khẩu sản phẩm điện tử  chưa cao - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

h.

ìn vào Hình 2.3, ta thấy, kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu trong kể từ năm 2003, điều đó chứng tỏ khả năng xuất khẩu sản phẩm điện tử chưa cao Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.11. Tình hình thực hiện liên doanh của công ty điện tử Hà Nội Hanel đến năm 2001 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.11..

Tình hình thực hiện liên doanh của công ty điện tử Hà Nội Hanel đến năm 2001 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.12. Lao động được đào tạo trong một số loại hình doanh nghiệp trong ngành CNĐT  Việt Nam (% so với tổng số lao động đang làm việc) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế

Bảng 2.12..

Lao động được đào tạo trong một số loại hình doanh nghiệp trong ngành CNĐT Việt Nam (% so với tổng số lao động đang làm việc) Xem tại trang 65 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan