Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành CNĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 45 - 58)

Chương II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam và vấn đề LKSX quốc tế trong ngành

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành CNĐT Việt Nam

2.1.3.1. Năng lực sản xuất

Tính đến tháng 12/2006 ngành điện tử Việt Nam có 534 doanh nghiệp trong đó có 426 doanh nghiệp trong nước chiếm 79,8% và 108 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,2% (Bảng 2.7). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ chốt, chiếm tới hơn 90% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 80% thị phần nội địa.

Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp điện tử Việt Nam 2001-2006

Đơn vị: doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DN Nhà nước 29 28 27 24 21 19 DN tư nhân 78 107 155 223 242 407

DN FDI 54 63 71 86 97 108

Tổng cộng 161 198 253 333 360 534

Nguồn: Trung tâm thông tin và dự báo KT – XH Quốc gia - Bộ KH&ĐT

Một số ít DN có công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng ngoại nhập và xuất khẩu 100% sản phẩm, số khác quy mô nhỏ hơn, thường hoạt động dưới hình thức liên doanh với một số doanh nghiệp trong nước theo định hướng sản xuất lắp ráp điện tử tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu như: Sony, Panasonic, JVC, Samsung, LG…

Sự chi phối này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơ cấu sản phẩm điện tử Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng. Đến 80% là sản phẩm thuộc nhóm điện tử dân dụng nhưng thực tế mới chỉ huy động được 30 - 40% công suất thiết kế; 20% sản phẩm thuộc lĩnh vực hàng điện tử chuyên dùng. Đồng thời tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm 20 - 30% chủ yếu là bao bì, chi tiết nhựa và cơ khí.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, thông thường ngành điện tử của họ chỉ trải qua giai đoạn lắp ráp từ 5 đến 10 năm sau đó đi vào sản xuất linh kiện, thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Trong khi đó, trải qua hơn 30 năm mà ngành điện tử Việt Nam vẫn đang loay hoay ở công đoạn gia công và lắp ráp, vẫn gần như khai thác các sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ đạt 5 - 10%/năm. Số lượng các doanh nghiệp trong nước có thể đảm nhận từ khâu đầu tiên của chuỗi giá trị - thiết kế, sản xuất ra thành phẩm không đáng kể.

Bảng 2.8. GTSXCN ngành công nghiệp điện tử VN giai đoạn 2002 – 2006 theo giá thực tế

Đơn vị: tỷ đồng

2002 2003 2004 2005 2006

Thiết bị văn phòng và máy tính 4.006,6 6.721,4 7.945 14.466,5 17.680,4 Radio, tivi & thiết bị truyền

thông

11.063,6 14.089,3 17.652,5 20.385,8 23.309,1 Tổng 15.070,2 20.810,7 25.597,5 34.852,3 40.989,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

Tuy nhiên, việc lắp ráp không phải là thế mạnh hoàn toàn của các doanh nghiệp Việt Nam bởi vốn đầu tư hạn chế, dây chuyền lạc hậu, rất ít doanh nghiệp có được dây chuyền lắp ráp mặt phẳng (SMT). Với công việc lắp ráp đơn giản hàm lượng lao động Việt Nam trong các sản phẩm điện tử trung bình chỉ chiếm khoảng 5 - 10% giá trị sản phẩm, đồng nghĩa với việc này doanh thu thu được rất hạn chế. Rất ít doanh nghiệp điện tử Việt Nam sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn trong đó chủ yếu lại là các doanh nghiệp liên doanh.

Như vậy, các vấn đề lớn về năng lực sản xuất của ngành là:

- Năng lực sản xuất của ngành đã đáp ứng được cầu thị trường trong nước trong khi thị trường xuất khẩu đang rất khó khăn. Chẳng hạn như sản phẩm tivi, hiện tại thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng 700.00 chiếc/năm trong khi xuất khẩu tăng chậm nên chưa vận hành hết công suất. Các loại đồ điện tử dân dụng khác như radio – cassetts, đầu đọc đĩa CD, VCD, đầu máy video…cũng diễn ra tình trạng tương tự như sản phẩm tivi. Chỉ có một số doanh nghiệp liên doanh có được công nghệ hiện đại mới có khả năng sản xuất được những đồ điện tử mang lại giá trị xuất khẩu cao.

- Máy vi tính sản xuất trong nước chất lượng thấp. Hiện tại, trên thị trường có hai loại máy vi tính lắp ráp trong nước, một loại do các đơn vị kinh doanh lắp ráp theo thủ công (từng modun kết nối với nhau), giá rẻ nhưng chất lượng không cao, không được bảo hành đầy đủ. Loại thứ hai được lắp ráp trên dây truyền sản xuất hiện đại, chất lượng tốt hơn, giá cao hơn loại một khoảng 10 – 15 %. Hơn nữa, giá máy vi tính lại giảm liên tục, trung bình 20 – 40%/năm. Bên cạnh đó, hiện nay nhà nước ta vẫn chưa xây dựng được tiêu chuẩn máy tính, chưa có phòng kiểm định chất lượng máy tính lắp ráp.

- Các phần mềm đang sử dụng ở nước ta chủ yếu là nguồn nhập khẩu. Số phần mềm do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm khoảng 5 – 6 % thị phần trong nước. Đa số phần

mềm này sản xuất theo đơn đặt hàng và chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến tiếng Việt.

- Ngành đã sản xuất được với giá ngày càng giảm một số sản phẩm như mạch in, đĩa cứng như máy vi tính, đèn hình màu, biến thế cao áp, cuộn lái tia cho máy thu hình màu. Tuy nhiên, các loại linh kiện cần công nghệ cao như linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử…lại chưa sản xuất được.

2.1.3.2. Công nghệ và trang thiết bị sản xuất

Ngành CNĐT Việt Nam mới chỉ sử dụng các công nghệ đơn giản, phổ thông, chủ yếu sử dụng các công nghệ bán tự động, cắm linh kiện bằng tay. Phần lớn các hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dưới dạng mua bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, cách trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất.

Do hoạt động chủ yếu trong CNĐT Việt Nam là lắp ráp nên ngoài các thiết bị đo kiểm, các máy công cụ khác như máy xếp và dán linh kiện…cũng tập trung vào khâu lắp ráp sản phẩm. Hầu như toàn bộ thiết bị đo kiểm và sửa chữa máy công cụ đều được chế tạo tại nước ngoài, thậm chí việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy công cụ và thiết bị đo kiểm cũng do chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc phải đưa ra nước ngoài.

Trong thời gian qua, công nghệ đưa vào sử dụng ở Việt không theo quy hoạch hay chương trình phát triển công nghệ (của Chính phủ/ngành/doanh nghiệp) mà theo chính sách của nhà đầu tư nước ngoài. Một số liên doanh với nước ngoài có được những trang thiết bị và công nghệ hiện đại như:

- Liên doanh Samsung Vina: liên doanh công ty cổ phần TIE Việt nam và SamSung Hàn Quốc được trang bị những thiết bị hiện đại, có hai dây chuyền sản xuất đạt 60.000 chiếc tivi/tháng và 30.000 màn hình máy vi tính/ tháng. Năm 2006, sản lượng tivi của Samsung Vina đạt 700.000 chiếc trong đó 280.000 chiếc để tiêu thụ nội địa và

420.000 chiếc được xuất khẩu sang các nước Australia, Trung Đông, Châu Phi và khu vực ASEAN.

- Doanh nghiệp Orion – Hannel là liên doanh Việt Nam và Orion Hàn Quốc: sản xuất màn hình thường cho tivi với công suất 2 triệu sản phầm/năm. Công nghệ dây chuyền tương đối hiện đại.

- Liên doanh Sony Việt Nam: liên doanh công ty điện tử Tân Bình và công ty Sony Nhật Bản: máy vi tính VTB của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với công nghệ sản xuất máy tính như hệ thống chống tĩnh điện cho công nhân, cho môi trường và thiết bị, hệ thống kiểm tra sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi hệ thống trung tâm và được tư vấn chặt chẽ về kỹ thuật bởi các chuyên gia của nhà máy sản xuất máy tính Intel.

Tóm lại, công nghệ và trang thiết bị của chúng ta còn lạc hậu, yếu kém rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất…để ngành CNĐT phát triển và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn chúng ta cần phải tăng cường đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị nhưng do điều kiện kinh tế nước ta còn hạn chế, vốn đầu tư không nhiều, chính vì vậy, việc tiến hành LKSX quốc tế là một việc làm cần cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể học hỏi được những công nghệ tiên tiến và có được những trang thiết bị hiện đại, từ đó mới có thể dần phát triển và nâng dần công nghệ trong nước.

2.1.3.3. Nguồn nhân lực

Việt Nam là một nước dân số khá đông so với khu vực nên việc tuyển dụng nhân công số lượng lớn không mấy khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề làm các nhà quản lý luôn quan tâm là chất lượng nguồn nhân lực, nhất là những ngành đòi hỏi trình độ lao động cao.

Nguồn lực là yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi chúng ta xem xét đến một ngành kinh tế nào đó, trong ngành CNĐT chúng ta không bàn đến số lượng vì số lượng lao động và giá rẻ chính là một ưu thế lớn của Việt Nam, điều đáng quan tâm ở đây là chất lượng nguồn nhân lực, bởi nó là yếu tố chính để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, với ưu thế là ngành có mức thu nhập khá so với các ngành khác nên ngành điện tử ngày càng thu hút được đông đảo lực lượng lao động. Mặc dù được đánh giá cao về năng lực làm việc của đội ngũ lao động trẻ ở một số doanh nghiệp nhưng nhìn chung chất lượng lao động ở ngành điện tử còn thấp, đang thiếu những nhân công lao động lành nghề, những thợ bậc cao, những kỹ sư được đào tạo có bài bản và cả những nhà quản lý có trình độ cao. Thông thường Việt Nam mới chỉ tập trung vào đào tạo kỹ sư và công nhân lắp ráp là chính mà chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo một đội kỹ sư thiết kế để thiết kế ra những sản phẩm có tính chiến lược, có nhu cầu sử dụng trong nước, có khả năng xuất khẩu và mang lại giá trị gia tăng cao.

Bảng 2.9. Nguồn nhân lực ngành điện tử Việt Nam

Đơn vị: người Loại hình Doanh nghiệp Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DN Nhà nước 6.950 7.265 7.294 6.945 5.763 5.466 DN tư nhân 3.374 4.849 7.369 10.535 10.347 12.090 DN FDI 12.454 16.603 22.063 28.177 39.777 46.608 Tổng cộng 22.778 28.717 36.726 45.657 55.887 64.164 Nguồn: Trung tâm thông tin và dự báo KT – XH Quốc gia – Bộ KH&ĐT

Các doanh nghiệp FDI lại là những doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam nhiều nhất (Bảng 2.9). Đây cũng chính là lý do chính vì sao một số doanh nghiệp điện tử nước ngoài lại tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Với nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động lại thường rẻ hơn so với các nước khác là một trong những lợi thế của ngành điện tử Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Với nhu cầu lao động ngày càng tăng cả về số lượng và trình độ, phần lớn các trường Kỹ thuật từ bậc Đại học tới các trường dạy nghề đã vào cuộc và đảm bảo tương đối về số lượng. Tuy nhiên, lao động đã tốt nghiệp ở ngành này vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu đặt ra của các nhà tuyển dụng. Theo số liệu thống kê, ngày nay theo nhu cầu phát triển của ngành CNTT, điện tử trên địa bàn TP.HCM cần khoảng 30.000 lao động, trong đó các doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng theo chỉ tiêu lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 70%, số lượng đạt yêu cầu chỉ chiếm một nửa trong số các lao động đăng ký tuyển dụng. Hay như doanh nghiệp Renesas của Nhật, một trong những công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, sản xuất vi mạch, năm 2007 đã triển khai xây dựng trung tâm thiết kế tại Việt Nam, cần tuyển khoảng 1.000 kỹ sư thiết kế bán dẫn. Vậy mà trong suốt hai năm tìm kiếm khoảng 500 kỹ sư giai đoạn đầu, công ty chỉ tuyển được 60 người trong số hồ sơ hơn 1.000 hồ sơ. Đây là bất cập lớn trong vấn đề cung, cầu của lao động ngành CNĐT Việt nam, do thiếu thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ phía các doanh nghiệp nên các trường, các trung tâm đào tạo chưa có chương trình đào tạo thích hợp để đáp ứng đủ điều kiện doanh nghiệp cần, các doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với các trường để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tốt nhu cầu tuyển dụng.

Ngoài đội ngũ nhân công trực tiếp lao động sản xuất ra sản phẩm thì trình độ quản lý của doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng có rất nhiều những hạn chế khi thực hiện quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

Hầu hết các doanh nghiệp trong nước chưa chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong tổ chức của mình trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp liên

doanh lại đánh giá rất cao vai trò của nguồn nhân lực, sớm nhận thức được yếu tố con người là yếu tố quyết định. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp liên doanh này thường xuyên cử cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi có tiềm năng cùng hàng trăm công nhân đi đào tạo ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…những cán bộ này được tham gia, làm việc, huấn luyện, thử thách trong các liên doanh, được áp dụng những chính sách đào tạo bài bản và hợp lý. Chính vì vậy, để có được một nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành CNĐT thì cần có một sự cải tiến lớn, sự cải tiến này đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể và có tính chất lâu dài. Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác để đề ra giải pháp phát triển nguồn lực mà bài học đầu tiên chúng ta có thể học hỏi được là thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó chúng ta vừa học hỏi được trình độ kỹ thuật, vừa học được trình độ quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó dần dần từng bước cải thiện chất lượng lao động trong ngành.

2.1.3.4. Thị trường tiêu thụ

* Thị trường trong nước:

Đánh giá về thị trường điện tử Việt Nam, các chuyên gia cho rằng tiềm năng khai thác là rất lớn bởi phần dung lượng thị trường còn lại, 2/3 tổng số 18 triệu gia đình chưa có các thiết bị nghe nhìn, tủ lạnh, máy giặt; tổng số thiết bị tin học còn quá nhỏ, chiếm khoảng 0,3% GDP thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực sự của nền kinh tế quốc dân; thị trường thiết bị điện tử công nghiệp gần như đang bỏ ngỏ với sự tham gia của một số công ty nước ngoài, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu thiết bị công nghiệp điện tử trong toàn ngành.

Đối với hàng điện tử dân dụng, nhu cầu gần như bão hòa do mặt hàng này đã tạm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của cư dân thành phố, mặt khác, do giảm sức mua các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng nói chung, hàng điện tử nói riêng, các mặt hàng có mức giá cao hơn so với thu nhập bình quân của hộ gia đinh nước ta hiện nay. Nhu cầu ti vi khoảng 1 – 1,5 triệu cái/năm, nhu cầu radio, cassette, dàn nghe hifi, đầu

video, đầu đĩa CD, VCD, các loại thiết bị điện tử dân dụng khác khoảng 13,5 – 14 triệu cái/năm. Đối với máy tính, mặc dù số máy PC thực tế có khoảng hơn một triệu cái nhưng trong số đó có tới trên 100.000 cái thuộc thế hệ 286, 386 không còn hoạt động nên số máy PC đang hoạt động còn được khoảng trên 800.000 cái.

* Thị trường xuất - nhập khẩu:

Những năm trước đây, sản phẩm điện tử Việt Nam chưa trực tiếp tiếp cận được với thị trường thế giới. Từ khi có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu sản phẩm điện tử Việt Nam đã và đang được đẩy

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thông qua phương thức liên kết sản xuất quốc tế (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w