Luận văn : Nghiên cứu môi trường vĩ mô ở Việt Nam.Sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp VINAMILK
Trang 11
Môi trường Marketing
Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô
Yếu tố
dân số
Yếu tố kinh tế
Yếu tố CT-PL
Yếu tố VH-XH
Yếu tố KH-CN
Yếu tố địa lý
Lời mở đầu
“Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng
hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng” (Philip Kotler)
Môi trường marketing là những yếu tố, lực lượng mà bộ phận marketing không thể kiểm soát được Những diễn biến của các lực lượng và các yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây
ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi Do đó, việc phân tích môi trường Marketing có
ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động marketing cũng như sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cũng như một cơ thể sống hoạt động trên một lãnh thổ và trong nền kinh tế
hàng ngày tác động vào môi trường, đồng thời cũng chịu những tác động của môi trường Để có thể thích ứng và phát triển doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động phù hợp với điều kiện môi trường bằng cách đưa ra những giải pháp chiến lược và những điều chỉnh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Phân tích môi trường là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
Môi trường Marketing được cấu thành bởi môi trường vĩ mô và vi mô:
Trong phạm vi bài thảo luận này, chúng tôi xin được đề cập đến hai vấn đề chính:
- Nghiên cứu môi trường vĩ mô ở Việt Nam
- Sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp
Trang 22
SWOT là mô hình “ điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa” cho phép phân tích môi trường
kinh doanh cả từ bên trong và bên ngoài dưới trạng thái động Nhờ đó cho phép doanh nghiệp đưa
ra cách ứng xử lý kịp thời và nhạy bén hơn, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bám sát thị trường để cập nhật thông tin một cách hữu hiệu Trong đó:
- Thế mạnh và điểm yếu là những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (các yếu
tố bên trong)
- Cơ hội và đe dọa là những nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
Doanh nghiệp mà nhóm chúng tôi lựa chọn là VINAMILK Là doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài từ những năm 70, Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, đứng hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa với hệ thống phân phối rộng
khắp, sản phẩm chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa thích Ứng dụng mô hình SWOT vào phân tích sẽ giúp đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp VINAMILK
Trang 33
I Phân tích 6 yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh Việt Nam
Định nghĩa:
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ
hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp Môi trường vĩ mô bao gồm 6 yếu tố chủ yếu:
- Yếu tố nhân khẩu học
1 Yếu tố nhân khẩu học
Các nhà marketing cần quan tâm hàng đầu dến các yếu tố của môi trường dân số vì chính con người hợp thành thị trường của doanh nghiệp Nghiên cứu yếu tố dân số (nhân khẩu học) đòi hỏi các nhà marketing phải thu thập cá thông tin cụ thể như: quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân
số, sự thay đổi quy mô hộ gia đình…Tất cả các yếu tố đó đều chi phối đến quy mô và cơ cấu thị trường hành vi người tiêu dùng Do đó, để hiểu rõ tác động của yếu tố dân số đến môi trường kinh doanh Việt Nam, cần nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
- Quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số
- Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền
- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình
- Chính sách dân số ở Việt Nam
Trang 41.1 Quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số:
Theo số liệu chính thức của Tổng cục
Thống kê tính đến ngày 1/4/2009 Việt Nam có
Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới
Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ
20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới Hiện Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi
1.2 Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền:
Dân cư thành thị là 25.436.896
người (29,6%); khu vực nông thôn có
60.410.101 người (70,4%) Trong thời
kỳ 1999 – 2009, dân số thành thị đã
tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân
3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông
thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có
0,4%/năm Dân số khu vực thành thị
tăng nhanh chủ yếu do di dân và quá
50,49 54,00 58,41 65,04
6,96 7,00 8,11 9,45
Trang 55
Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng: hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống
Dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương
Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn
Tổng số Phân theo
Thành thị Nông thôn Nghìn người
Trang 66
Mật độ dân số phân theo vùng 2009
932 116
Đồng bằng sông Cửu Long 16860.7 16948.7 17044.6 17133.1 17213.4
1.3 Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:
Quy mô hộ gia đình ngày càng thu hẹp Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại đồng đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có
hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có thể đến thế hệ
thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng
chung sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay
cao hơn trước rất nhiều
Quy mô trung bình của một gia đình Việt Nam
đã giảm từ 5,2 người (năm 1979) xuống 4,8
người (năm 1989) và 4,5 người (năm 2001) Năm
Trang 71.4 Chính sách dân số ở Việt Nam:
Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”,
thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ
thuộc và nhóm dân số già tiếp tục tăng cao Hiện, mức sinh giảm liên tục trong 10 năm, cuộc sống nhân dân cải thiện đáng kể Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao
tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa
Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ
Phụ thuộc trẻ và phụ thuộc già
Năm Tỷ số phụ thuộc trẻ Tỷ số phụ thuộc già Tổng tỷ số phụ thuộc
13,8 13,0 13,9 14,5
98
85
71 53,7
Trang 88
Chính vì vậy, ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra
dân số và nhà ở Trung ương cho rằng: Trong thời kỳ dân số
vàng này, Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp
với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội cho người
già, vì nhóm dân số già dễ bị tổn thương trước những khó khăn cho cuộc sống
Kết quả suy rộng mẫu cũng cho thấy, đời sống của người dân Việt Nam đã có sự cải thiện Cứ 10.000 hộ thì có khoảng 5 hộ không có nhà (hoặc có nhà thì cũng không đủ điều kiện tối thiểu) Trong số những hộ có nhà ở, tỷ trọng nhà kiên cố chiếm 47%, nhà bán kiên cố chiếm 37,8% Về hình thức sở hữu nhà ở, tỷ trọng nhà riêng chiếm của hộ chiếm 93% Diện tích ở bình quân đầu người là 18,6m2…
Các chính sách phát triển cũng hướng mạnh đến tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động
đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng, miền, bao gồm KHHGĐ, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất “tam nông”: nông
thôn, nông nghiệp và nông dân Quá trình công nghiệp hóa và di
dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và
dân số tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên Bộ mặt lãnh thổ,
không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ
Do đó, nhà nước luôn chú trọng đến kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động
đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân
cư hợp lý Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang… để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên
Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất
lượng dân số Nên thay mục tiêu “mỗi gia đình có 2 con” (đã đạt được) sang mục tiêu “2 con chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo” Cần tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc nuôi, dạy con cái
Trang 99
Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao (gần 1tr người/năm)
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm
Cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người già tăng qua các năm, tỷ lệ sinh giảm
Phân bố dân số không đồng đều giữa nông thôn, thành thị và giữa các vùng miền
Dân số thành thị tăng nhanh
Số dân ở nông thôn vẫn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao
Số lượng người dân có nhà ở tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện
Quy mô gia đình thu hẹp, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng được chú trọng
Nhà nước luôn chú trọng đến các chính sách bảo vệ người già và trẻ em, phát triển các đô thị bền vững
Ảnh hưởng của yếu tố dân số đến hoạt động của doanh nghiệp
Cơ hội
- Dân số thành thị tăng nhanh, tầng lớp trung lưu gia tăng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trên thị trường
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tạo nguồn lao động dồi dào
- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng, làm gia tăng nhu cầu tìm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng
- Dưới tác động của các chính sách nâng cao chất lượng dân số của Chính phủ, người dân ngày một chú trọng hơn đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe
- Dân cư tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn HN, TPHCM và các khu đô thị lớn nên doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu thị trường và tiến hành hoạt động marketing cũng như phân phối sản phẩm ở các khu vực này, giúp giảm thiều chi phí nghiên cứu, quảng cáo…
Thách thức
- Chất lượng cuộc sống, trình độ học vấn của người dân ngày một nâng cao đòi hỏi các sản phẩm không chỉ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng mà còn phải thân thiện với môi trường
Trang 1010
- Số lượng người già tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những loại sản phẩm phục vụ cho nhóm người tiêu dùng này
- Thị trường Việt Nam hấp dẫn, nhu cầu tiêu dùng cao sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài nước sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt
- Tỷ lệ dân sống ở nông thôn còn cao, số hộ nghèo còn nhiều, do đó vẫn còn rất nhiều người chưa có khả năng tiếp cận sản phẩm của các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp thường quá chú trọng đến các thị trường lớn, nơi các sản phẩm cạnh tranh gay gắt và gần như đã bão hòa mà bỏ quên các thị trường tiềm năng
2 Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường
2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hay
suy thoái kinh tế
Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất ngân hàng
Thu nhập bình quân đầu người
Sức mua,
cơ cấu tiêu dùng
Hoạt động Marketing của các
DN
…
Trang 1111
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kỳ khó khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần khôi phục nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP là 5,32%, là 1 trong 12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư…
Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn (đặc biệt về mặt tài chính) nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới chiến lược
TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 ,
Nguồn: Báo cáo của WB, 12/2008
Trang 1212
- Trong 10 năm qua, chỉ số lạm phát ở Việt Nam không ổn định và tăng dần Nếu trước năm
2000, tốc độ lạm phát giảm và thậm chí âm liên tiếp hai năm 2000, 2001 với mức 1,6%; 0,4% Sau đó lạm phát cao đã xuất hiện, tăng nhanh và bùng nổ vào năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008 (ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu)
-2.3 Lãi suất ngân hàng:
- Năm 2007: Lãi suất USD tăng, lãi suất VND tương đối bình ổn: Năm 2007, lãi suất huy động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với diễn biến trên thị trường thế giới Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định, cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và tăng nhẹ cuối năm Sự ổn định này đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đáng chú ý là những tháng cuối năm, lãi suất trên thị trường mở có những thời điểm tăng đột biến, phản ánh cầu nội tệ khá căng thẳng ở một số ngân hàng thương mại
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2007
Nguồn: NHNNVN
Trang 1313
- Năm 2008: biến động lớn Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6 Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm
Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%)
Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối
đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2008
Nguồn: NHNNVN
Trang 1414
- Năm 2009: Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng thêm 5% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ từ +/-5% về +/-3%
Đó là những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính
và kinh tế thế giới
- Hiện nay, lãi suất vẫn quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp Hiện trung bình lãi suất vay vẫn là 14 -15%, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp không vượt quá 20%, thì rốt cuộc chỉ còn 5% để trang trải tất cả các khoản
Hơn nữa, các doanh nghiệp thế giới vốn vay ngân hàng chỉ là vay bổ sung, trong khi doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vay ngân hàng tới 90%, nên khi ngân hàng thắt chặt cho vay thì doanh nghiệp sẽ lao đao vì không tiếp cận vốn được
Bên cạnh đó, có hiện tượng không gặp nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp Có doanh nghiệp cần vốn thì không tiếp cận được, nhưng cũng có một số ngân hàng
có nhu cầu cho vay lại không đàm phán và chọn lựa được doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay
2.4 Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế Khi giá
cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, do đó xuất khẩu có xu hướng tăng (Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng đô-
la, các doanh nghiệp có thặng dư thương mại (XK > NK) sẽ có lợi, các doanh nghiệp có thâm hụt thương mại (XK < NK) sẽ bị bất lợi)
Việt Nam hiện nay đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
- Năm 2007: Nới rộng biên độ tỷ giá: NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ 0,25% lên +/-0,5% và +/-0,75%, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường Trước đó, sức ép từ cung ngoại tệ đã đẩy tỷ giá của các ngân hàng thương mại xuống sàn biên độ trong thời gian dài Tính chung cả năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng bình quân 0,62% so
Trang 15+/-15
với năm 2006
- Năm 2008: nhiều biến động NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND
và USD, từ +/-0,75% lên 1%, 2% và 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trang 1616
2.5 Thu nhập bình quân đầu người:
- Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm
- Tốc độ tăng thu nhập bình quân của người Việt Nam là khá nhanh
Thu nhập bình quân đầu người (USD) 724,5 835 1024 1050 Tăng, giảm so với năm liền trước (%) - 15,25 22,63 2,54
( Nguồn: NHNNVN) Với tốc độ tăng trưởng khá và tương đối ổn định, Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kỳ 2001-2010 đạt 7,2% một năm GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD
3 Yếu tố chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Maketing của doanh nghiệp
Sự chi phối môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2 chiều hướng:
- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi
- Kìm hãm , hạn chế sự phát triển của thị trường
Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình Trong những yếu tố đó chính trị
và luật pháp là hai vấn đề đáng quan tâm Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó Các hệ thống và chính sách đó là: kinh kế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại
- Các chủ trương đường lối - Đảng cầm quyền và các lực lượng xã hội khác
- Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực quốc tế
- Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ
- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật biệt là các chính sách
Trang 1717
3.1 Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
Pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
ở Việt Nam như:
- Sửa đổi hiến pháp
- Luật doanh nghiệp
- Luật đầu tư nước ngoài
- Luật chống độc quyền
- Các thông tư hướng dẫn
Tất cả các văn bản quy phạm đó nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và lĩnh vực cấm kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp Các nhà Maketing cần nghiên cứu và năm vững nhằm tận dụng những cơ hội tốt và hạn chế đến mức thấp nhất rủi
ro có thể xấy ra do thiếu thông tin về luật pháp
Hệ thống công cụ và chính sách của nhà nước có tác động đến hoạt động Maketinh như:
- Chính sách thuế
- Chính sách tài chính
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách đối ngoại