1. Trang chủ
  2. » Tất cả

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930-1945 ( Qua 3 đoạn trích: “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”)

4 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930 1945 ( Qua 3 đoạn trích “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”) CHUYÊN ĐỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC HI[.]

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC

PHÊ PHÁN GIAI ĐOẠN 1930-1945 ( Qua 3 đoạn trích: “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”)

Người thực hiện: Trần Thị Thủy

A/ MỞ ĐẦU:

I/ Mục đích:

- Nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, trọng tâm của 3 đoạn trích học trong SGK Ngữ văn 8 thuộc phần văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945

- Bổ sung, mở rộng, nâng cao những kiến thức chung của 3 đoạn trích có liên quan đến giá trị nhân đạo được thể hiện qua 3 đoạn trích học

- Giúp học sinh có kỹ năng liên hệ, mở rộng kiến thức qua các cụm văn bản có cùng chủ đề Từ đó bày tỏ thái độ, tình cảm, cách đánh giá của bản thân về một vấn đề đặt ra trong các văn bản đã học

II/ Đối tượng: Học sinh khá, giỏi.

III/ Phạm vi nghiên cứu:

- Qua 3 đoạn trích học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8: “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, “ Lão Hạc” của Nam Cao.

B/ NỘI DUNG.

I/ Bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt( Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.)

- Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng, đặc biệt từ sau năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp

- Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương Hai tên đế quốc Pháp – Nhật cùng ra sức vơ vét thóc gạo, thực phẩm, nguyên liệu dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945

- Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ:

+ Ở nông thôn: dân cày bị đày đoạ bởi đủ thứ “ tai trời , ách đất” Cảnh đói

khát, bán vợ đợ con diễn ra thê thảm.

+ Ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống lay lắt

=> Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn Các nhà văn cho ra đời các tác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II/ Nhân đạo và những biểu hiện của nó trong văn học.

- Nhân đạo là phẩm chất đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, là nói đến mối quan hệ giữa con người với con ngươi, con người và xã hội, những gì vì con người, cho con người…

Trang 2

- Trong văn học Việt Nam, nhân đạo thể hiện:

+ Tình cảm yêu thương, niềm trân trọng những giá trị, vẻ đẹp ở con người

+ Đồng cảm, bênh vực những số phận bất hạnh

+ Phê phán, tố cáo những bất công và những vi phạm nhân quyền…

+ Đồng tình với những ước mơ khát vọng chính đáng của con người

III/ Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo qua 3 đoạn trích học trong

SGK Ngữ văn 8: “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”.

1/ Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị,

áp bức trong xã hội.

a/ Đồng cảm với những người nông dân.

+ Đồng cảm với những người nông dân bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khoá nặng nề

* “ Tắt đèn” xoáy sâu vào nạn thuế thân- một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ

thực dân phong kiến:

- Làng Đông Xá ngột ngạt, căng thẳng trong những ngày sưu thuế

- Gia đình chị Dậu điêu đứng vì thuế, phải nộp cả thuế cho đứa em đã chết

* Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân trong vụ

sưuthuế

=> Làng Đông Xá là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nói riêng, “Tắt đèn” nói chung đã lên tiếng tố cáo gay gắt chính sách thuế má vô nhân đạo, sự đối xử tàn nhẫn của chế độ Thực dân phong kiến đối với người nông dân.

+ Đồng cảm với người nông dân cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến đến cái chết để tự giải thoát

- Lão Hạc một đời nghèo khổ: Không có tiền lấy vợ cho con, sống cô quạnh trong nỗi dằn vặt; đói khát vì không có việc làm, ốm đau bệnh tật, thóc cao gạo kém, phải đành lòng bán chó, ăn củ chuối, sung luộc, bữa ốc bữa trai, tự tử bằng

bả chó…

- Truyện ngắn “ Lão Hạc” mang đến cho người đọc nỗi buồn, nỗi xót xa

trước số phận của người nông dân bần cùng không lối thoát

+ Đồng cảm với người nông dân bị đày đoạ bởi những hủ tục phong kiến

- Anh con trai lão Hạc và người con gái không lấy được nhau vì hủ tục cưới xin nặng nề

- Mẹ của Hồng phải tha hương cầu thực vì có con với một người đàn ông khác

- Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà con họ hàng…

+ Đồng cảm với những người dân bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị

- Sưu thuế nặng nề đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng

- Gia đình chị Dậu phải nộp sưu cho người chú đã mất từ năm ngoái

- Chị Dậu phải bán con…

=>Người dân luôn bị những “ bóng ma” rình rập xung quanh để bóc lột, bóp nặn…

Trang 3

+ Đồng cảm với người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng, bị lưu manh hoá, mất nhân cách

- Binh Tư sống bằng nghề ăn trộm…

=>Tất cả họ đã hợp thành một thế giới những người nông dân nghèo khổ bất hạnh được các nhà văn hiện thực xây dựng với lòng đồng cảm sâu sắc.

b/ Đồng cảm với những người phụ nữ:

Nguyên Hồng đã viết về người phụ nữ với tấm lòng thương cảm thiết tha… Người mẹ bé Hồng là nhân vật tiêu biểu cho những người phụ nữ bất hạnh trong

xã hội cũ

- Nhà văn Ngô Tất Tố đã xót xa cho số phận cùng khổ của chị Dậu[

c) Đồng cảm với những số phận trẻ em:

+ Chú bé Hồng mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của

họ hàng…

+ Cái Tí phải lìa xa bố mẹ, các em đem thân đi làm con ở…

d)Đồng cảm với những người trí thức nghèo.

+ Những nhân vật “tôi”… trong tuyện của Nam Cao vốn có khát vọng sống đẹp , nhưng vì phải lo miếng cơm manh áo nên hoài bão tiêu tan…

+ Ông giáo ( Lão Hạc) phải bỏ về quê s, phải bán dần những quyển sách để trang trải cuộc sống…

=> Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn đã dựng lên bao cảnh đời, bao

số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán là những lời tố khổ muôn đời cho những người

2 Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người trong một thời đau thương của lịch sử dân tộc.

a/ Vẻ đẹp của sự lương thiện, nhân hậu giàu lòng tự trọng.

-Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, nhân hậu

và tự trọng…

b/ Vẻ đẹp của lòng yêu thương và đức hi sinh:

- Lão Hạc yêu thương con tha thiết, cả đời lão sống vì con và chết vì con…

- Chị Dậu giàu đức hy sinh và yêu thương chồng con hết mực

- Người mẹ và bé Hồng ( Trong lòng mẹ) có tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

- Ngoài ra còn tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ đáng trân trọng: ông giáo đối với lão Hạc, bà láng giềng với gia đình chị Dậu…

c/ Vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:

Chị Dậu là điển hình của con người bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh quyết liệt…

.=> Các nhà văn đã “cố tìm mà hiểu” những con người “ ở xung quanh ta” , nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khổ Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, lão Hạc lương thiện, giàu lòng tự trọng, yêu con tha thiết, Chí Phèo quỷ dữ nhưng vẫ tiềm ẩn bên trong là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng thương yêu mẹ đến mãnh liệt…Đó là những nhân vật mang

vẻ đẹp bản chất của con người Việt Nam tự ngàn đời.

Trang 4

3 Giá trị nhân đạo thể hiện ở khả năng tố cáo bộ mặt tàn ác,bất nhân của Chế

độ

IV/ Kết luận.

- Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía “ những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”, tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời của bao

người bị áp bức, đồng thời khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất không gì có thể làm mất đi ở chính những con người đau khổ ấy Đó chính là chiều sâu nhân đạo cảu các tác phẩm văn chương chân chính

- Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 có giá trị nhân đạo lớn lao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học dân tộc

V/ Luyện tập.

Bài tập:

Cho câu chủ đề: “ Cái chết của Lão Hạc là cái chết đau đớn, thảm thiết,

đáng thương”

Bằng câu chủ đề đó em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng theo cách

( diễn dịch, hoặc quy nạp) trình bày suy nghĩ của em về số phận đáng thương của

những người nông dân như Lão Hạc?

Gợi ý:

* Về hình thức: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp

* Về nội dung:

- Từ cái chết của Lão Hạc nêu suy nghĩ về số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội cũ

* Các ý cần triển khai trong đoạn văn:

+ Nêu câu chủ đề ( nếu là đv theo cách diễn dịch)

+ Miêu tả lại cái chết của Lão Hạc ( bám vào các chi tiết trong văn bản)

+ Nêu suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc: bất ngờ, đau đớn, thảm thiết, đáng thương

+ Nêu suy nghĩ về số phận của người nông dân: Người nông dân bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, họ phải chọn cái chết để tự giải thoát số phận

+ Liên hệ nêu suy nghĩ về cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay: Trân trọng cuộc sống tốt đẹp, cố gắng phấn đấu học tập để xây dựng một xã hội tốt đẹp

C/ KẾT LUẬN a/ Bài học kinh nghiệm:

- Cần thể hiện rõ các đơn vị kiến thức theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao… qua từng phần của chuyên đề

- Cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học cho phù hợp với từng phần của chuyên đề

b/ Kiến nghị: Không.

Ngày đăng: 11/11/2022, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w