1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề số 1: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

16 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 373,93 KB
File đính kèm 15. TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU.pdf.zip (349 KB)

Nội dung

TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU Đề số 1: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. I. MỞ BÀI Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều (Tk) II. THÂN BÀI 1. Khái quát Khái niệm giá trị hiện thực và nhân đạo: Giá trị hiện thực: Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống. Nói ngắn gọn nghệ thuật hay văn chương đều phản ánh thực tại và giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể. Về căn bản, giá trị hiện thực gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau: + Đặc điểm thứ nhất: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác phẩm. Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì? + Đặc điểm thứ hai: Con người điển hình. Đây là nét đặc trưng của tác phẩm hiện thực. Lẽ đương nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi xã hội nhất định, bao giờ cũng có mẫu người đại diện cho toàn xã hội. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành cách hình tượng điển hình trong tác phẩm của mình. Do vậy, muốn làm rõ giá trị hiện thực của một tác phẩm nào đó, cần phân tích được hình tượng nhân vật điển hình trên các phương diện: khắc họa ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,….nhân vật đó đại diện cho tầng lớp, giai cấp hay lớp người nào trong xã hội? Nó có thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không? Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm, tác giả mong muốn đạt được điều gì? Hay nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh như thế nào? + Nhân đạo: Tk Khái quát về giá trị hiện thực và nhân đạo trong Truyện Kiều: Truyện Kiều được đánh giá cao trước hết ở giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Ai đó cho rằng thơ ca khó phản ánh hiện thực bởi đặc thù của thơ ca là tính trữ tình, cảm xúc. Điều đó không đúng khi nói về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngòi bút sắc sảo của nhà thơ đã miêu tả bộ mặt xã hội với những nhân vật điển hình, có diện mạo và bản chất riêng, có sức sống mãnh liệt, có sức tố cáo mạnh mẽ, phơi bày bộ mặt xấu xa tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời. Hơn nữa, Truyện Kiều phản ánh thân phận con người, đặc biệt là sự cô độc, số phận mong manh của những kẻ tài sắc, ca ngợi, tin yêu con người và còn là tiếng kêu thương đòi quyền sống cho con người. 2. Giá trị hiện thực trong Truyện Kiều 2.1. Bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời: Khác với những nhà thơ khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…khi vấp phải một thực tế cuộc sống không như ý mình mong muốn thì lui về ở ẩn, hoặc vui thú điền viên hoặc hoài niệm về dĩ vãng hòng giữ cho lòng mình được trong sạch, không vướng bụi trần. Nguyễn Du có những nỗi niềm nhớ cổ thương kim nhưng ông không hoàn toàn rút lui khỏi cuộc đời mà vẫn sống gần với hiện thực. “Tư tưởng Nho giáo về chính trị, tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa, sự thông cảm với nhân dân, nhất là luồng tư tưởng tiến bộ là luồng quán xuyến cả thời đại đã khiến cho trái tim, khối óc của ông bắt rễ sâu vào hiện thực” (Lê Trí Viễn). “Truyện Kiều” là một bản cáo trạng đanh thép đã tố cáo hiện thực xấu xa của một xã hội phong kiến mục nát: Tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người… Có thể nói xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội đầy rẫy bọn quan lại ngạo ngược, tham lam, đầy những ma cô, lưu manh, côn đồ, không có công lí và công bằng. Điều này đã được thể hiện rõ nhất trong việc gia đình Kiều bị kẻ bán tơ vu oan. Nhân cơ hội tên bán tơ đổ vạ cho nhà Kiều, bọn sai nha đã ập vào gia đình nàng với hành động vơ vét không khác gì là những tên cướp. Không những thế, tiền bạc lại chính là thứ có thể khiến chúng đổi chác sự thật chân chính và sự công bằng:“Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Chính những tên sai nha và đặc biệt là tên quan giấu mặt đầu tiên trong truyện đã đẩy nàng bước vào những đau khổ đầu tiên của một cuộc đời đầy giông bão. Những lần sau đó, Kiều cũng đã rơi vào tay “họ Hoạn danh gia” nhưng lại hành xử không dựa trên bất kì một quy định nào của pháp luật. Chúng là thế lực chuyên quyền, tự do và sẵn sàng “vả miệng bẻ răng” những ai chúng coi là gai trong mắt. Hồ Tôn Hiến cũng là một tên quan vô cùng bỉ ổi và gian xảo. Hắn dùng mưu mẹo để lừa Từ Hải ra hàng và bắt Kiều phải hầu rượu, gảy đàn để trang đời nàng lại tiếp tục được viết vào những dòng ô nhục, tủi hổ. Với sự tồn tại của bọn quan lại nói trên, thử hỏi, công lí có chỗ để tồn tại?.. Nhưng quan lại không phải là thế lực đen tối duy nhất trong bức tranh đời sống xã hội xám xịt. Góp vào bức tranh hiện thực trong Truyện Kiều còn là sự nhúng tay của thế lực nhà chứa: Đọc “Truyện Kiều”, ta khó lòng có thể quên được sự ngang ngược hoành hành của phường buôn phấn bán hoa như tên Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, Tú Bà “thoắt trông nhờn nhợt màu da” và như Sở Khanh với hình ảnh “Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu

Trang 1

1

TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU

Đề số 1: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du

I MỞ BÀI

- Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều (Tk)

II THÂN BÀI

1 Khái quát

* Khái niệm giá trị hiện thực và nhân đạo:

- Giá trị hiện thực: Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng lấy chất liệu

từ thực tại cuộc sống Nói ngắn gọn nghệ thuật hay văn chương đều phản ánh thực tại

và giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh

trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với

thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, hầu hết

hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu Nó có ý

nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các

hiện thực cụ thể

Về căn bản, giá trị hiện thực gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau:

+ Đặc điểm thứ nhất: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác

phẩm Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện

thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện

thực ấy là gì?

+ Đặc điểm thứ hai: Con người điển hình Đây là nét đặc trưng của tác phẩm

hiện thực Lẽ đương nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi xã hội nhất định, bao giờ cũng có

mẫu người đại diện cho toàn xã hội Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây

dựng lại thành cách hình tượng điển hình trong tác phẩm của mình Do vậy, muốn

làm rõ giá trị hiện thực của một tác phẩm nào đó, cần phân tích được hình tượng nhân

vật điển hình trên các phương diện: khắc họa ngoại hình, tính cách, hành động, lời

nói,….nhân vật đó đại diện cho tầng lớp, giai cấp hay lớp người nào trong xã hội? Nó

có thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không? Bằng việc xây dựng hình

tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm, tác giả mong muốn đạt được điều gì? Hay

nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh như thế nào?

+ Nhân đạo: Tk

* Khái quát về giá trị hiện thực và nhân đạo trong Truyện Kiều:

Truyện Kiều được đánh giá cao trước hết ở giá trị hiện thực và nhân đạo sâu

sắc Ai đó cho rằng thơ ca khó phản ánh hiện thực bởi đặc thù của thơ ca là tính trữ

tình, cảm xúc Điều đó không đúng khi nói về Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngòi bút

sắc sảo của nhà thơ đã miêu tả bộ mặt xã hội với những nhân vật điển hình, có diện

mạo và bản chất riêng, có sức sống mãnh liệt, có sức tố cáo mạnh mẽ, phơi bày bộ

mặt xấu xa tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời Hơn nữa, Truyện

Kiều phản ánh thân phận con người, đặc biệt là sự cô độc, số phận mong manh của

Trang 2

2

những kẻ tài sắc, ca ngợi, tin yêu con người và còn là tiếng kêu thương đòi quyền

sống cho con người

2 Giá trị hiện thực trong Truyện Kiều

2.1 Bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời:

- Khác với những nhà thơ khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…khi vấp

phải một thực tế cuộc sống không như ý mình mong muốn thì lui về ở ẩn, hoặc vui

thú điền viên hoặc hoài niệm về dĩ vãng hòng giữ cho lòng mình được trong sạch,

không vướng bụi trần Nguyễn Du có những nỗi niềm nhớ cổ thương kim nhưng ông

không hoàn toàn rút lui khỏi cuộc đời mà vẫn sống gần với hiện thực “Tư tưởng Nho

giáo về chính trị, tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa, sự thông cảm với nhân dân, nhất là

luồng tư tưởng tiến bộ là luồng quán xuyến cả thời đại đã khiến cho trái tim, khối óc

của ông bắt rễ sâu vào hiện thực” (Lê Trí Viễn)

- “Truyện Kiều” là một bản cáo trạng đanh thép đã tố cáo hiện thực xấu xa của

một xã hội phong kiến mục nát: Tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến,

từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng

thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng

và phẩm giá con người… Có thể nói xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội đầy rẫy

bọn quan lại ngạo ngược, tham lam, đầy những ma cô, lưu manh, côn đồ, không có

công lí và công bằng

Điều này đã được thể hiện rõ nhất trong việc gia đình Kiều bị kẻ bán tơ vu oan

Nhân cơ hội tên bán tơ đổ vạ cho nhà Kiều, bọn sai nha đã ập vào gia đình nàng với

hành động vơ vét không khác gì là những tên cướp Không những thế, tiền bạc lại

chính là thứ có thể khiến chúng đổi chác sự thật chân chính và sự công bằng:“Có ba

trăm lạng việc này mới xong” Chính những tên sai nha và đặc biệt là tên quan giấu

mặt đầu tiên trong truyện đã đẩy nàng bước vào những đau khổ đầu tiên của một cuộc

đời đầy giông bão

Những lần sau đó, Kiều cũng đã rơi vào tay “họ Hoạn danh gia” nhưng lại

hành xử không dựa trên bất kì một quy định nào của pháp luật Chúng là thế lực

chuyên quyền, tự do và sẵn sàng “vả miệng bẻ răng” những ai chúng coi là gai trong

mắt Hồ Tôn Hiến cũng là một tên quan vô cùng bỉ ổi và gian xảo Hắn dùng mưu

mẹo để lừa Từ Hải ra hàng và bắt Kiều phải hầu rượu, gảy đàn để trang đời nàng lại

tiếp tục được viết vào những dòng ô nhục, tủi hổ Với sự tồn tại của bọn quan lại nói

trên, thử hỏi, công lí có chỗ để tồn tại? Nhưng quan lại không phải là thế lực đen tối

duy nhất trong bức tranh đời sống xã hội xám xịt

- Góp vào bức tranh hiện thực trong Truyện Kiều còn là sự nhúng tay của thế

lực nhà chứa: Đọc “Truyện Kiều”, ta khó lòng có thể quên được sự ngang ngược

hoành hành của phường buôn phấn bán hoa như tên Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn

nhụi, áo quần bảnh bao”, Tú Bà “thoắt trông nhờn nhợt màu da” và như Sở Khanh

với hình ảnh “Một chàng vừa trạc thanh xuân - Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu

Trang 3

3

dàng”, Bạc Bà, Bạc Hạnh Chính thế lực nhà chứa với những con người tàn nhẫn ấy

đã làm mọi con đường sống của Thúy Kiều đều là những vực thẳm hun hút vô

phương thoát khỏi

- Hiện thực xã hội đen tối được phơi bày qua quyền lực vạn năng của đồng

tiền: Đồng tiền ấy có khả năng đổi trắng thay đen, làm xã hội đảo điên (“Dẫu lòng

đổi trắng thay đen khó gì”), “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” Đồng tiền giẫm

lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”)

Đồng tiền có thể là phương tiện để đổi chác, mua bán con người đúng như

những món hàng Ngay cả trinh tiết của một người con gái cũng có thể đem ra cân,

đong, đo đếm bằng tiền bạc:

Đã nên quốc sắc thiên hương

Một cười này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa

Về đây, nước trước bẻ hoa,

Vương tôn, quý khách ắt là đua nhau

Hẳn ba trăm lạng kém đâu

Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời…

=> Sự tồn tại của những thế lực nói trên đã làm đảo lộn biết bao giá trị đạo đức vốn

có của con người để rồi cả xã hội như suy vi, thối nát đến tận cùng trước sự hiện tồn

của những thế lực ấy Bởi thế, Truyện Kiều là máu, là nước mắt, là nỗi lòng, là trải

nghiệm cay đắng của Nguyễn Du:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

“Không phải là chuyện thương hải tang điền siêu hình mà là một cục thế đã

diễn ra, những điều đã được thể nghiệm Chuyện bể dâu, những điều trông thấy ở đây

trước hết gắn liền với sự suy sụp không gì có thể cứu vãn được của xã hội phong kiến

đương thời, với nỗi căm giận tuyệt vọng trước sự thối nát của giai cấp thống trị, với

nỗi xót xa trước những đau khổ của con người, với những ước mơ hy vọng bừng sáng

lên nhưng rồi lại bị dập tắt.” (Lê Đình Kị) Cho dù nhà thơ đã lí giải số phận nàng

Kiều bằng một triết lí duy tâm thần bí:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Hoặc:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan

Làm cho cho hại cho tàn cho cân

Đã đày vào kiếp phong trần

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”

Nhưng trong toàn bộ câu chuyện nhà thơ lại chỉ cho người đọc thấy cội nguồn

sâu xa của mọi nỗi đau khổ trong cuộc đời Kiều là thực tại đen tối của xã hội đương

thời Xã hội đó không chỉ bất công, ngang trái mà còn là nơi ngự trị của bao thế lực

hắc ám chà đạp con người

2.2 Hiện thực về thân phận con người trong Truyện Kiều

Trang 4

4

- Cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều: Câu chuyện trầm luân của Thúy Kiều

xưa nay biết bao người nói tới, lời thơ của Nguyễn Du đã đi qua hàng thế kỉ nhưng

bao nhiêu nỗi đoạn trường cùng những vần thơ đứt ruột kia như vẫn còn thổn thức

trong tim người đọc Kiều không chỉ hiện thân cho nhan sắc, mà còn hiện thân cho tài

hoa và phẩm hạnh Tài sắc của Kiều không phải thông thường mà là tuyệt đỉnh của

tài sắc Một con người như vậy lẽ ra phải được sống cuộc đời tốt đẹp, hạnh phúc

nhưng xã hội bất công vô đạo đó đã biến tất cả những phẩm chất cao quý của nàng

trở thành tai họa đối với chính bản thân nàng Đang sống trong cảnh “Êm đềm trướng

rủ màn che - Tường đông ong bướm đi về mặc ai”, chỉ một phen gió thảm mưa sầu đã

hất tung nàng ra giữa cuộc đời giông tố Sự thay đổi đó không thể gọi là hoàn cảnh

đẩy đưa mà là tang thương dâu bể, điều không thể đã hóa thành có thể trong một xã

hội tàn bạo Hạnh phúc đã không đến với một người tài tình, hiếu hạnh như Kiều

Thậm chí nàng cũng không được sống một cuộc đời bình yên Nhan sắc bị đem ra cò

kè mua bán, tài năng bị đưa ra làm phương tiện mua vui, lòng hiếu nghĩa bị đem ra

đánh đổi thành tiền bạc, nhân phẩm bị chà đạp, giày xéo… Kiều đã nếm trải tất cả

những khổ nhục mà người phụ nữ thời trước có thể phải chịu đựng: Làm đĩ, đi ở, đi

tu, bị lừa gạt, bị đánh ghen…Không phải là nỗi khổ vì chiến tranh của người chinh

phụ, không phải là nỗi cay cực của người cung phi thất sủng, cũng không phải là nỗi

oan uổng của người tôi trung bị hàm oan…Trong con người Kiều, trong cảnh ngộ

Kiều, hình như tất cả những đau khổ tủi nhục của cuộc sống trong xã hội cũ đã dồn

lại và cất lên thành những tiếng đoạn trường Thế nào là cái khổ của người bị cắt mối

duyên đầu, thế nào là cái khổ của người phải đem thân làm lẽ mọn, thế nào là cái khổ

phải cúi mình làm tôi đòi kẻ khác, thế nào là cái khổ phải làm nghề buôn nguyệt bán

hoa…Kiều đều đã thấm thía và trải nghiệm Còn một xã hội nào bạo tàn và bất nhân

hơn thế! Trong xã hội ấy, mọi giá trị đều bị đảo lộn Quyền sống của con người đã bị

thủ tiêu hoàn toàn Đạo đức phong kiến suy vi, phá sản đến độ tai ác là con người

muốn tự khép mình vào đó cũng không được Muốn yêu đương chính đáng thì giữa

đường đứt gánh, trâm gãy bình tan, cha mẹ con cái muốn cùng nhau sum họp thì tai

bay vạ gió, phút chốc nên cảnh sinh li tử biệt Dù chịu đem thân ngọc mình vàng cam

phận tì thiếp thì ngọc nát vàng phai, cam chịu tôi đòi thì lại một phen mây gió tan

tành, mong nương nhờ cửa phật hứng giọt nước cành dương thì cửa từ bi nào thoát

cảnh trầm luân khổ ải… Nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh, tất cả đã bị chôn vùi theo

mười lăm năm lưu lạc của đời Kiều Giữa cuộc đời giông tố, thân phận con người trở

nên mỏng manh chẳng khác gì cánh bèo mặt nước

- Nguyên nhân số phận bất hạnh của Thúy Kiều:

+ Thúy Kiều mang thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói

chung: Cũng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phơi bày hiện thực đau đớn đến nhức

nhối lương tâm về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ Xưa, Bạch Cư Dị

từng nói: “Nhân sinh mạc túc phụ nhân thân Bách niên khổ lạc do tha nhân” (Đời

người không nên làm phụ nữ Trăm năm sướng khổ do người khác quyết định) Cũng

vì vậy, đã hơn một lần Nguyễn Du cất tiếng kêu bi thiết:

Trang 5

5

Đau đớn thay, phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

+ Thúy Kiều mang bi kịch của người tài sắc: Thân phận bất hạnh của Thúy

Kiều không phải chỉ bởi tại trời sinh ra là phụ nữ mà thân phận ấy là hệ quả tất yếu

của một xã hội xem thường giá trị con người Không riêng Truyện Kiều mà “Long

Thành cầm giả ca”, “Độc Tiểu Thanh kí” đều nói đến “nỗi hờn kim cổ” của những kẻ

tài hoa phong vận Hiện thực ấy đâu chỉ dành riêng cho người phụ nữ, hiện thực ấy

còn bao hàm cả những ai trót tài tình hơn thiên hạ Chúng ta hiểu vì sao trong “Độc

Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du lại nhận mình là người cùng hội, cùng thuyền với Tiểu

Thanh, cũng như trong Truyện Kiều, nhà thơ phát biểu: “Cùng người một hội một

thuyền đâu xa” Phải chăng đâu chỉ Đạm Tiên - Thúy Kiều mà còn hàm nỗi xót xa

cho thân phận mình nữa? Đằng sau những tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và

Truyện Kiều nói riêng, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận một hiện thực đau lòng:

Đó là sự quên lãng, vô tình, sự vùi dập của thế nhân đối với cái tài, cái đẹp Cái tài

không được trân trọng, cái đẹp không được nâng niu, đó là một xã hội bất công Cái

tài bị vùi dập, cái đẹp bị giày xéo, đó là một xã hội vô đạo Chỉ có đôi mắt trông thấu

sáu cõi mới nhìn ra, mới ý thức được hiện thực đáng sợ ấy Nó trở thành nỗi nhức

nhối đối với mọi tài năng, một vấn đề xã hội đối với con người và thời đại

3 Giá trị nhân đạo

3.1 Đồng cảm, xót thương:

Lòng nhân đạo trước hết chính là sự thương xót, đồng cảm, chia sẻ với những

người bất hạnh Nguyễn Du là một bậc tài nhân sinh ra và lớn lên trong thời kì xã hội

có nhiều nhiễu nhương chính vì thế là một người nhạy cảm ông nhìn thấy được

những thân phận con người sống lay lắt chịu tủi cực dưới chế độ thối nát Hình ảnh

những người con gái “hồng nhan bạc mệnh” được khắc họa trong “Truyện Kiều”

khiến người đọc không khỏi xót thương, đồng cảm

Nhân vật đầu tiên gợi lòng thương xót trong “Truyện Kiều” là Đạm Tiên

Người kĩ nữ "nổi danh tài sắc một thì" nhưng mệnh bạc đau đớn "Sống làm vợ khắp

người ta Hại thay thác xuống làm ma không chồng" Trong tiết thanh minh, Kiều đã

đứng trước mộ Đạm Tiên, cất lên lời thương cảm, bi ai thê thiết Nhưng trong xã hội

thối nát kia không chỉ có một người con gái tài sắc bất hạnh như thế Kiều khóc Đạm

Tiên là dự cảm cho cuộc đời bất hạnh của nàng hay cũng là tiếng khóc ai oán, xót

thương cho chính mình và có thể là bao nhiêu phụ nữ khác

Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã trải qua mười lăm năm trời lưu

lạc, nếm đủ mùi cay đắng, nhục nhã Tội ác đổ lên đầu người con gái tài hoa khiến

nàng Kiều phải chịu cảnh chia ly, cảnh yên ấm trong gia đình bị làm cho tan nát

Cuộc đời nàng bị vùi dập nơi bể sâu, thậm chí nàng phải mang nỗi oan khuất khó

lòng hóa giải Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã chịu đủ mọi cay

đắng nhưng Nguyễn Du còn rất tinh tế khi nhận ra rằng họ còn như món hàng trao

đổi mua bán

Cò kè bớt một, thêm hai,

Giờ lâu ngã giá, vàng ngoài bốn trăm

Trang 6

6

Người con gái liễu yếu, đào tơ bị đòn roi vùi dập:

Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa

Thúy Kiều hai lần bị bán vào chốn lầu xanh, bán linh hồn thể xác vào nơi nhơ

bẩn:

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần

Cuộc đời nàng Kiều được viết đầy bằng những trang bi kịch Ngòi bút Nguyễn

Du như nhỏ lệ và bộc lộ sự đồng cảm, thương xót vô cùng khi miêu tả tâm trạng, nỗi

niềm của nàng Kiều:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Rồi khi Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết Kiều phải hầu rượu đánh

đàn trong bữa tiệc quan,… uất ức quá, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử

Câu thơ của Nguyễn Du như một tiếng nấc cất lên não lòng Những từ ngữ: ‘thương

thay’, ‘hại thay’, ‘làm chi’, ‘còn gì là thân’ tựa như những giọt lệ chứa chan tính nhân

đạo, khóc thương cho số đoạn trường:

Thương thay cũng một kiếp người,

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ lưu li

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!

3.2 Ca ngợi, tin yêu con người:

Không chỉ thương xót, đồng cảm với những con người bất hạnh, Nguyễn Du

còn ca ngợi và tin vào những phẩm chất tốt đẹp của họ, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng

của những con người ấy

- Nguyễn Du đã đặc biệt ca ngợi về nhan sắc và tài năng xuất chúng của các

nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải, Kim Trọng…

+ Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những người con gái có vẻ đẹp trời phú Nếu

như Thúy Vân đẹp ở sự “trang trọng khác vời”, ở “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở

nang”, thì Kiều lại được miêu tả là người con gái có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng

thành”:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Tài năng của Thúy Kiều thì khó ai có thể sánh kịp, vì “sắc đành đòi một” mà

“tài đành họa hai” với đủ tài cầm kì thi họa, đặc biệt là tài đánh đàn “nghề riêng ăn

đứt hồ cầm một chương”:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

+ Không chỉ Thúy Kiều, Thúy Vân mà đối với bậc nam tử hán như Kim Trọng

và Từ Hải thì Nguyễn Du cũng lựa chọn những lời thơ đẹp để miêu tả ngoại hình, tài

năng của họ Kim Trọng, một văn nhân, tài tử “vào trong nho nhã, ra ngoài hào hoa"

Là một “thiên tài” hội tụ của tinh hoa thời đại “ văn chương nết đất, thông minh tính

trời" Mỗi bước đi của chàng Kim đều đem đến cho đất trời, cỏ cây hoa lá một sức

sống đẹp tươi kỳ diệu:

Trang 7

7

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

Nhân vật người anh hùng Từ Hải được miêu tả với vẻ đẹp mà từ ngoại hình

đến tài năng đều rất phi thường:

“Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Đường đường một đống anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”

Từ là một anh hùng đầy chí khí "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!", đã lập

những chiến công hiển hách, lẫy lừng "Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam" Người

anh hùng ấy, khi lưỡi gươm vung lên là công lý được thực hiện

- Đẹp về hình thức và tài năng chưa đủ, Nguyễn Du còn rất đề cao phẩm chất, nhân

cách của nhiều nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là Thúy Kiều

+ Kiều và Vân không chỉ nổi bật về ngoại hình, họ còn khiến người đời trân

trọng vì phẩm hạnh đoan chính, mực thước của mình “Tường đông ong bướm đi về

mặc ai”

+ Kiều còn có lòng hiếu thảo mang nặng nghĩa tình với cha mẹ, nàng sẵn sàng

hy sinh cả cuộc đời mình để giải cứu cha và em “Làm con trước phải đền ơn sinh

thành” Kiều như quên hết nỗi đau của riêng mình mà dành tất cả tình thương nhớ

thắm thiết cho cha mẹ và hai em Nàng lo lắng cha mẹ già yếu, buồn đau, không ai

chăm sóc đỡ đần:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

+ Không chỉ thế Kiều còn là người con gái có tình yêu son sắc, chung thủy,

nàng vô cùng đau đớn, xót xa khi phải lựa chọn giữa tình và hiếu:

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin chén nước cho người thác oan

Sau này, dẫu cho “Chân trời góc bể bơ vơ” tình yêu thủy chung, son sắc ấy

vẫn phông phai nhạt “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Tấm lòng nhân ái cao cả của Nguyễn Du thể hiện sâu sắc nhất ở sự đề cao, tin

yêu rất mực vào con người Đại thi hào là người có “con mắt trông thấu sáu cõi” nên

dẫu nàng Kiều có ‘thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần’ thì từ đầu tới cuối tác phẩm ông

vẫn luôn nhìn nhận nàng Kiều là người con gái có phẩm giá, xứng đáng được thương

yêu, trân trọng

3.3 Trân trọng, nâng niu ước mơ khát vọng của con người

Ca ngợi những vẻ đẹp đáng quý, thể hiện lòng cảm thương sâu sắc với thân

phận cuộc đời nhân vật để rồi từ đó làm bật lên khát khao về quyền sống, tự do và

hạnh phúc của con người chính là những điểm góp phần làm nên giá trị nhân đạo mới

mẻ của tác phẩm:

- Nguyễn Du có một sự đồng cảm, thấu hiểu kì lạ với nàng Kiều Ông hiểu hết

tâm trạng cũng như từng hành động của Kiều, trân trọng, nâng niu khát vọng tình

Trang 8

8

yêu, hạnh phúc của nàng Nguyễn Du đã miêu tả mối tình Kim Trọng – Thúy Kiều là

một thiên diễm tình Đó là một tình yêu tự nguyện vượt ra ngoài khuôn khổ lể giáo

phong kiến, rất trong sáng và thủy chung của "người quốc sắc, kẻ thiên tài" Chi tiết

mà Nguyễn Du để cho nhân vật của mình có sự bứt phá cao nhất là hành động Kiều

xé rào đêm, xăm xăm băng lối đường khuya một mình sang nhà người yêu đã thể

hiện tình yêu mãnh liệt với sự khát khao cháy bỏng Có thể nói tình yêu của Kim –

Kiều là tình yêu tự do, chủ động, xuất phát từ sự tự nguyện của hai phía Nó đã phá

tan những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ vào những quy tắc, luật lệ hà

khắc

- Tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của Nguyễn Du còn được thể hiện ở chỗ

đại thi hào đã dang tay che chở, cứu vớt người con gái hồng nhan bạc mệnh Hình

tượng Từ Hải là một thành công kiệt xuất của Nguyễn Du khi ông biến nhân vật từ

một người có nhiều nét giống tướng cướp trong “Kim Vân Kiều truyện” thành người

anh hùng xuất chúng, có lí tưởng cao đẹp:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha

Từ Hải trở thành một hình tượng mang màu sắc sử thi, một người anh hùng có

tài năng đích thực và sức mạnh phi thường và quan trọng hơn, Nguyễn Du muốn

người anh hùng này sẽ giải thoát Thúy Kiều khỏi kiếp đoạn trường, trả lại cho nàng lẽ

công bằng và khiến lũ người tráo trở, bạc ác, tinh ma phải trả giá Qua giấc mơ Từ

Hải, Nguyễn Du muốn cứu vớt với những con người bị chà đạp, áp bức Đó chính là

khát vọng công lí, là tinh thần nhân đạo sâu sắc chỉ có thể có ở một nghệ sĩ thiên tài

có tư tưởng vượt tầm thời đại Chính biểu hiện nhân đạo ấy đã làm cho Truyện Kiều

trở thành kiệt tác của nghìn đời

III ĐÁNH GIÁ CHUNG

1 Nghệ thuật

Truyện Kiều có nguồn gốc Trung Quốc, từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh

Tâm Tài Nhân, nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo, cách diễn đạt đầy mới mẻ:

- Về thể loại và ngôn ngữ: Từ nguyên tác văn xuôi, tác phẩm được chuyển sang

thể thơ dân tộc là thể lục bát, vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao,

các điển cố điển tích và trở thành tập Đại thành của văn học dân tộc Ngoài ra, bậc

thầy ngôn ngữ Nguyễn Du còn sử dụng linh hoạt, có hiệu quả nghệ thuật cao ngôn

ngữ đối thoại và độc thoại Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội

tâm nhân vật và ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình: Nhân vật chính diện thường được miêu

tả bằng nghệ thuật lí tưởng hóa, bút pháp ước lệ, ẩn dụ tượng trưng, nhân vật được so

sánh với các hình ảnh thiên nhiên,lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo Nhân vật

phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn

Du

- Nghệ thuật tả cảnh: Những sự vật, phong cảnh được miêu tả trong truyện đặc

trưng cho văn học trung đại như mây, tuyết, hồ nước mùa thu làm bức tranh cảnh

Trang 9

9

vật hiện lên tươi đẹp, sinh động Ngoài ra, còn có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh

động, góp phần khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật

2 Nội dung:

“Đoạn trường tân thanh” đã thể hiện giá trị hiện thực và cảm hứng nhân đạo

sâu sắc, cảm động Qua áng thơ đầy giá trị nhân văn cao cả này, chúng ta thấy một

Nguyễn Du đầy nhạy cảm trước cuộc đời, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người

Bằng một trái tim giàu lòng yêu thương, một tài năng lớn về thi ca, bằng tư tưởng

vượt tầm thời đại, Nguyễn Du đã làm rạng rỡ nền văn học Việt Nam Tên tuổi của đại

thi hào và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc, như tiếng hát lời ru của

mẹ là tiếng thương vang vọng đến muôn đời:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

Đề số 2: Khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều”, trong bài “Nguyễn Du một

nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như

một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn

lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung"

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích tài năng ngôn ngữ

của Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều

I MỞ BÀI

- Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Dẫn ý kiến

II THÂN BÀI

1 Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

- " Truyện Kiều" như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt": Ngôn

ngữ "Truyện Kiều" đẹp đẽ đến mức hoàn thiện

- Như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung": Ngôn ngữ

"Truyện Kiều" mới lạ, phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa và hầu như

không có sơ sót nào

=> Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ " Truyện Kiều", về tài năng Nguyễn Du

qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh khẳng định Nguyễn Du là

bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca

2 Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều":

a Nhận xét khái quát:

- Từ nguyên tác văn xuôi, tác phẩm được chuyển sang thể thơ dân tộc là thể lục

bát, vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích và trở

thành tập Đại thành của văn học dân tộc Ngoài ra, bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Du

còn sử dụng linh hoạt, có hiệu quả nghệ thuật cao ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Trang 10

10

Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật và ngôn ngữ

đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật

- "Truyện Kiều" có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm

trạng… khác nhau, thậm chí đối lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn ngôn

ngữ đề biểu đạt con người, sự kiện, tâm trạng:

b Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý

Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải…mỗi nhân vật đều hiện lên với

thần thái riêng không trộn lẫn

- Nhân vật chính diện: được miêu tả bằng nghệ thuật lí tưởng hóa, bút pháp ước lệ, ẩn

dụ tượng trưng, nhân vật được so sánh với các hình ảnh thiên nhiên, lấy vẻ đẹp của

thiên nhiên làm thước đo

+ Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

+ Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

+ Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

- Nhân vật phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực, thậm chí đến mức trần

trụi:

+ “Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”

+ “Trước thầy sau tớ lao xao”

+ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

+ Nhác trông lờn lợt màu da

Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao

c Tả cảnh thiên nhiên: Rất tinh tế trong cách miêu tả thiên nhiên bốn mùa, ánh

trăng, cảnh chiều, … trong từng hoàn cảnh, tình huống

+ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

+ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

+ Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

+ Dưới cầu nước chảy trong veo

Ngày đăng: 24/03/2022, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w