1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử giáo dục việt nam

222 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

Trang 2

BÙI MINH HIỀN - NGUYỄN QUỐC TRỊ

Trang 3

UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE

LICH SU GIAO DUC VIET NAM

Bùi Minh Hiền - Nguyễn Quốc Trị

Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Mọi hình thức sao chép toàn bộ hay một phản hoặc các hình thức phát hành

mà không có sự cho phép trước bằng văn bản |

của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là ví phạm pháp luật

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn Mọi góp ý về sách, liên hệ về bẫn thảo và dịch vụ bản quyền

xin vui lòng gửi về địa chỉ email: hanhchinh Gnxbdhsp.edu.vn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 7

Chương 1: NỀN GIÁO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

VIỆT NAM 9

1 Quá trình phát triển và những đặc điểm

của chế độ phong kiến Việt Nam - ca 10 2 Tư tưởng chủ đạo của nền giáo dục phong kiến Việt Nam 12 3 Hệ thống tổ chức của nền giáo dục phong kiến Việt Nam 15

4 Những hình thức giáo dục ngoài nhà trường 21

5 Chế độ khoa cử _

6 Một số nhà trí thức dân tộc tiêu biểu -.e 29

Câu hỏi ôn tập Chương T ecseeHeHeeiiiiirrariinee 36

Chương 2: NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRONG THỜI KÌ PHÁP THUỘC : 37

1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời Pháp thudc 37

2 Chính sách giáo dục ngu dân của thực dân Pháp ở Việt Nam 43

3 Hậu quả của chính sách giáo dục ngu dân 24

Câu hỏi ôn tập Chương 2 series 55

Chương 3: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG

NỀN GIÁO DỤC NÔ DỊCH CỦA THỰC DÂN PHÁP 56 1 Phong trào đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch

do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo (đầu thế kỉ XX) 56 2 Phong trào đấu tranh chống nền văn-hoá giáo dục nô dịch -

của thực dân Pháp do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo

Trang 5

3 Cuộc đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch

do Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo

(1930 - 1945) ¬ ƠỎ 74

Câu hỏi ôn tập Chương 3 ccccccccocescccccrracvrerrrrrrrrrrrre 83

Chương 4: NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU TIÊN

SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 - 1946) 84

1 Hoàn cảnh lịCh SỬ e2 HH ga gr1A11a01xasrsesrke 84

2 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám đối với việc

xây dựng nền giáo dục mớii s¿-ccscscressrrsasssrriresrrrrrsee 86 3 Những chủ trương đầu tiên của Trung ương Đảng

và Chính phủ về giáo dục « -csecsssesvsessnrtrsrrssssrree 87

Câu hỏi ôn tập Chương 4 -.cecsetienerkriersrrsrrrsrrrrserrsssre 99

Chương 5: GIÁO DỤC TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 -1954) .100

1 Hoàn cảnh lịch: s Ử . - 2 vvd<dvE£2kkseEvSEEkvrvrrrvreoees 100

2 Giáo dục phục vụ kháng chiến kiến quốc (1946 - 1954) 101

3 Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 .- -cccsssseersssssrre 111

4 Bước đầu xây dựng và phát triển giáo dục mầm non 115

5, Giáo dục đại học - _ 116

6 Cuộc đấu tranh của nhân dân chống nền giáo dục nô dịch

trong vùng địch hậu ssveseuecessececosecsessacaseaesssceseecsueensees 119

Câu hỏi ôn tập Chương 5 -.ccccvccvevocveeeerirrrrrrreerersee 121 Chương 6: GIÁO DỤC TRONG THỜI KÌ XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỄN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954~ 1975) 122

1 Hoàn cảnh lịch sử ¬ wee 122 2 Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) - 124 3 Cuộc vận động xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa

bắt đầu từ năm 1958 - cscccsserrsscee 125 4 Chuyển hướng giáo dục phổ thông trong thời kì chống

Trang 6

5, Miền Bắc tích cực chỉ viện cho sự nghiệp giáo dục giải phóng

5101-0007 7 7ÖỀ.7 133

6 Giáo dục đại học wees sesvesecessnnsnennssnnnseesesnnecssasscctes 133

7 Giáo dục bổ túc văn hoa - “ 138

8 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên .cseeierree 139 Câu hỏi ôn tập Chương 6 142

Chương 7: GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐẦU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC (1975 - 1986) 143 1 Hoàn cảnh lịch sử we 143

2 GiGO AUC PNG thOM.eevseeessssssccsssssssscsssssseseccsssssersccsssssscccsssereesesensecssssaseses 146

3 Giáo AUC Dai HOC cessssssssscsesssssssssssssossssessessssssoseseseessssssssssesssseesssensessen 148

4 Giáo dục sư phạm ¬ Ơ 151 Câu hỏi ơn tập Chương 7 154

Chương 8: GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KÌ ĐỔI MỚI 155

1 Những chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam

về đổi mới giáo dục - -.-csecre 1 2 Tình hình giáo dục trong những năm đầu thời kì đổi mới 163

3 Những thành tựu cơ bản và hạn chế của giáo dục trong

thời kì đầu đổi mới 171

Câu hỏi ôn tập Chương 8 179

Chương 9: GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI 180

1 Bối cảnh []CH SỬ e scsscrserkekkxsrrsrenrrsdrieeeksessesee 180 2 Quan điểm chỉ đạo và giải pháp phát triển

giáo dục - đào tạo = „ 182

3 Tình hình giáo dục trong thập niên đầu của thế kỉ XXI 187 4 Thành tựu và hạn chế cơ bản của giáo dục Việt Nam

trong thập niên đầu của thế kỉ XXI vs 195

Trang 7

Chương 10: GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

TOÀN DIỆN (từ 2011 đến nay) .« - 201

1 Bối cảnh điổi mới . -cesseccceesseevsesttrseersssrrrrrsserrssssrrsee 201 2 Thời cơ và thách thức đối với giáo dục . ««- 203 3 Quan điểm và nội dung đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạO «e0 000101111110108 sex, 204

4 Tình hình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện |

giáo dục và đào tạo 5 210

Câu hỏi ôn tập Chương 10 | „ 214

Tài liệu tham khảo 215

Trang 8

LOI NO! DAU |

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có nhiệm vụ đào tạo thế hệ

trẻ thành những người phục vụ đắc lực cho sự phát triển của xã hội Mỗi

quốc gia có một nền giáo dục phục vụ cho lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội

của mình Lịch sử phát triển giáo dục gắn liền với lịch sử phát triển của

quốc gia Khi xã hội thay đổi thì mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo đục cũng thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn xã hội Việc năm vững lịch sử giáo dục nhằm phát huy những tỉnh hoa của nền giáo dục dân tộc là một đòi hỏi bức thiết đối với những người làm công tác giáo dục Lich sử giáo dục Việt Nam được col là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo của Khoa Tâm lí —- Giáo dục và Khoa Quản lí Giáo dục — Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ lâu Những năm gần đây, nhu cầu học tập và nghiên cứu bộ môn này của sinh viên các trường cao đẳng và đại học

sư phạm ngày càng cao

Giáo trình Lịch sử giáo dục Việt Nam được trình bày theo quan điểm thông sử và cấu trúc theo tiến trình phát triển của lịch sử đất nước Giáo trình gồm 10 chương

Chương 1: Nền giáo dục đưới chế độ phong kiến Việt Nam

Chương 2: Nền giáo dục Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc

Chương 3: Phong trào đấu tranh chống nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp Chương 4: Nền giáo đục Việt Nam trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945 — 1946) Chương 5: Giáo dục trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 — 1954)

Chương 6: Giáo dục trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Trang 9

Chương 7: Giáo dục Việt Nam trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 — 1986)

Chương 8: Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thời kì đổi mới Chương 9: Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu thế ki XXI

Chương 10: Giáo dục Việt Nam thời kì đổi mới căn bản, toàn diện

(từ 2011 đến nay)

Lịch sử giáo dục Việt Nam là giáo trình dùng cho sinh viên các trường

đại học và cao đẳng sư phạm Đây còn là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lí

giáo dục, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến nền giáo dục Việt Nam

Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và quý bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn

Trang 10

Chương †

NỀN GIÁO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM

1 Sơ lược về giáo dục Việt Nam thời kì dựng nước và giữ nước

Bằng nhiều thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học như Khảo cổ học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ học , các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng: Việt Nam là một trong những địa bàn có sự xuất hiện của con người từ rất sớm ở khu vực Đông Nam Á Ngay từ thời sơ kì đồ đá cũ nơi đây đã có con người tối cô sinh sống, quần tụ, đã có nền văn hoá rất sớm Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang (hay còn gọi là thời đại Hùng Vương)

Con người sống trong thời đại Hùng Vương là những cư dân đã định cư từ lâu đời, sống chủ yếu bằng nghề nông (nền nông nghiệp lúa nước) và còn biết nhiều nghề thủ công khác (chăn nuôi, đánh cá, đan lát, xe sợi dệt vải,

làm đồ gốm), biết cả về kĩ nghệ đúc đồng Theo truyền thuyết, thời đại

Hùng Vương có 18 đời vua

Tiếp theo thời kì Văn Lang là thời kì Âu Lạc Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang Ở thời Âu Lạc, tổ chức nhà nước đã được hình thành rõ nét hơn An Dương Vương đã chọn Cổ Loa làm ` kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên có, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc Thời đại Văn Lang — Âu Lạc là thời đại dựng nước của người Việt cổ và cũng là thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cô gan với nên văn minh Văn Lang — Âu Lạc hay còn gọi là nền văn minh sông Hồng

_ Hiện nay chưa có những tư liệu lịch sử xác đáng đề hiểu rõ hiện trạng giáo dục thời kì này Thông qua các tài liệu khảo cô học như: những công cụ lao động, những sản phẩm lao động, đặc biệt là kĩ thuật đúc đồng điêu luyện với những nét hoa văn tỉnh xảo trên mặt trống đồng chứng tỏ trình độ thâm mĩ

và văn hoá, kiến thức nghệ thuật của người Việt cô đã đạt được ở một trình

Trang 11

Giáo dục bắt nguồn từ hoạt động lao động sản xuất, từ trong đời sống sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cộng đồng cũng trở thành một hiện tượng xã hội đặc thù của người Việt cổ Hình thức giáo dục là sự truyền thụ và trao

đổi trực tiếp những kinh nghiệm về lao động sản xuất, phân công lao động, sáng tạo nghệ thuật, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của các thế hệ nối tiếp,

thế hệ trước cho thế hệ sau, người lớn cho trẻ em, cha mẹ cho con cái Đó là một bình thức giáo đục mang đậm tính chất cộng đồng làng xã, mang đậm tính dân gian, được gọi là hình thức giáo đục tự nhiên

Từ thế kỉ thứ II trước Công nguyên đến thế ki X, nước ta bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ (lịch sử gọi đây là thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc) Đồng thời đây cũng là một thời kì đấu tranh bền bi của nhân dân ta

nhằm gìn giữ, bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống lại sự đồng hố và đơ hộ

của phong kiến phương Bắc :

Trong thời kì này, các chính quyền thống trị phương Bắc dùng nhiều

phương sách để truyền bá văn hoá Trung Hoa và Hán hoá người Việt

Những hình thức nhà trường đầu tiên xuất hiện cũng vào thời kì này Các

viên Thái thú như Tích Quang, Nhâm Diên (thế kỉ I), Sĩ Nhiếp (thế ki II) đã

tổ chức các học hiệu để truyền bá đạo Nho cho người Giao Chỉ Một số lễ nghi Nho giáo bắt đầu được du nhập, Hán văn dần được đưa vào làm văn tự chính thức trong các nhà trường Tuy nhiên, cuộc đấu tranh nhằm bảo tồn nền văn hoá và bản sắc dân tộc, chống lại sự Hán hố đã ln được duy trì và phát triển Chữ Nôm (là chữ viết của dân tộc) về sau này được sáng tạo

tuy không giữ được vị trí độc tôn như chữ Hán song đó là một biểu hiện,

một bằng chứng về ý thức dân tộc Đạo Phật được truyền vào Việt Nam, gắn với tỉnh thần người Việt và bản sắc văn hoá người Việt trong những năm đầu Công nguyên Bên cạnh đó, phương thức giáo dục trong cộng đồng làng

xã cô truyền vẫn được duy trì và phát triển trước sự Hán hoá

2 Quá trình phát triển và những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Việt Nam

2.1 Sơ lược quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam Chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938 đã chấm dứt

Trang 12

phong kiến dân tộc độc lập Từ thế ki X cho đến giữa thế ki XIX là thời kì

từng bước xác lập, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến

2.2 Những đặc điểm co ban của chế độ phong kiến Việt Nam 2.2.1 Đặc điểm về hình thái tổ chức nhà nước

Ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, nhà

nước phong kiến Việt Nam thể hiện rõ nét là nhà nước phong kiến trung

ương tập quyền Hình thái tổ chức nhà nước chịu ảnh hưởng nhiều của tổ

chức nhà nước phong kiến Trung Quốc Song mức độ ảnh hưởng ít hay

nhiều còn tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử và từng triều đại cụ thể Điển hình cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền là thời kì vua Lê Thánh Tông trị vì vào thế kỉ XV; đó là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam

2.2.2 Đặc điểm xã hội

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến là giai cấp quý tộc địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân phụ thuộc Mâu thuẫn cơ bản trong chế độ

phong kiến cũng chính là mâu thuẫn giữa hai giai cấp này Hàng ngũ quý

tộc địa chủ phong kiến được đặc biệt ưu đãi Từ thời Lê khi chế độ khoa cử

phát triển mạnh thì tầng lớp triều thần, quan lại chủ yếu được lựa chọn bằng con đường khoa cử

Trong thời kì xây dựng và củng cỗ quốc gia phong kiến dân tộc độc lập,

Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến lớn chống giặc ngoại xâm

Đó là các cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt lãnh

đạo (thế ki X, XI); Cuộc kháng chiến chống Nguyên — Mông do vua tôi nhà

Trần lãnh đạo (thế ki XII); Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi

lãnh đạo giành chiến thắng oanh liệt đầu thế ki XV và chiến thắng của nghĩa

quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ở cuối thế ki XVIH Các cuộc kháng chiến oanh liệt này đã khăng định ý chí tự lập, tự cường, tinh than anh đũng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta

Giai cấp phong kiến trong những bước biến cô chống ngoại xâm thường

là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân, dân tộc đứng lên nắm giữ sứ mệnh lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống xâm lược Nhưng xét về bản

Trang 13

suy vong, tan rã và bộc lộ tính chất phản động Đặc điểm nảy cũng ảnh

hưởng đến sự tồn tại, phát triển và suy yếu của nhà nước quân chủ trong lịch

sử chế độ phong kiến

2.2.3 Đặc điểm kinh tế

Kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc là mô hình kinh tế chiếm giữ vai trò thống trị trong chế độ phong kiến Ruộng đất nằm trong tay giai cấp địa chủ phong kiến, sở hữu tư hữu về ruộng đất từng bước chiếm vị trí chủ đạo, ruộng đất công bị thu hẹp dần từ thế ki XV, XVI Kinh tế công thương

nghiệp có sự khởi sắc từ thế ki XVII đến nửa đầu thế ki XVIII, đặt những

tiền đề ban đầu cho sự phát triển kinh tế hàng hố nhưng khơng thể phát

triển mạnh được do kinh tế tiểu nông chiếm giữ địa vị chi phối lại phát triển

hết sức chậm chạp, do sự kìm hãm bởi chính sách ức thương, bế quan toả cảng của các tập đoàn phong kiến

3 Tư tưởng chủ đạo của nền giáo dục phong kiến Việt Nam

Nho giáo là một học thuyết bao gồm các tư tưởng chính trị, đạo đức, triết học, giáo dục do Không Tử là người sáng lập trong thời kì cỗ đại Trung Quốc Nho giáo do Không Tử sáng lập còn gọi là Khổng giáo, thuộc giai đoạn Nho giáo nguyên thuỷ, khởi nguyên, sau này được các môn đệ đời sau

phát triển lên, trong đó Hán Nho do Đẳng Trọng Thư đề xướng đã phát triển

thuyết “Thiên mệnh” theo hướng duy tâm cực đoan và hệ thống hoá các quan hệ luân thường, đạo lí: “lam cương”, “Ngũ thường”, được coi là

những phạm trù đạo đức vĩnh hằng của chế độ phong kiến

Chữ Nho bao gồm chữ “Nhân” ghép với chữ “Nhu”, chỉ một phép bảo

mà mọi người đều cần phải có Nho giáo không hiểu theo nghĩa là một tôn giáo mà hiểu theo nghĩa giáo hoá, giáo dục

Nho giáo bao gồm bốn vấn đề cơ bản: thế giới quan duy tâm; quan niệm về lịch sử; quan niệm về đạo đức; trị đạo

_— Thế giới quan duy tâm: Nho giáo tin là có trời (trời t theo tiếng Trung | Quốc là “Thiên”) Trời là chủ thể của cả võ trụ, trời chỉ phối mọi sự việc trên thế gian bằng ý chí của trời, ý chí này gọi là '“Thiên mệnh” hay “Đề mệnh”

Trang 14

Ý chí của trời thì con người không thể cưỡng lại được Tất cả mọi người đều bị Mệnh trời chỉ phối: giàu nghèo, sang hèn, yêu thọ của con người; thịnh suy, an nguy của quốc gia Như vậy, quan niệm duy tâm vẻ số mệnh, Mệnh trời của Nho giáo hình thành và bị giai cấp thống trị lợi dụng để phổ biến, trở thành một quan niệm chính thống, được chấp nhận trong xã hội phong kiến trước đây

Bên cạnh trời còn có quỷ thần Quỷ thần là linh khí, là khí thiêng trong

trời đất, cũng là một lực lượng siêu tự nhiên mà con người không thể nhìn thấy, nghe thấy Quỷ thần bao quát được f tất cả mọi việc, luôn ở trên đầu, bên phải, bên trái mỗi người

Cả trời và quỷ thân đều hết sức anh minh và chính trực, cho nên đối với

quỷ thần thì con người phải kính cần và thành thực Dằn:dần kính và thành

trở thành cái gốc luân lí của đạo Nho Cái gốc luân lí này thâm thấu vào văn hoá tín ngưỡng dân gian, góp phần hình thành cái gốc đạo đức luân lí của người Việt Nam

— Quan niệm về lịch sử: Các nhà nho ở thời kì nào cũng có một kì vọng lớn là kinh bang tế thé, “tu than, té gia, trị quốc, bình thiên hạ”, tham gia vào việc trị nước làm cho quốc thái dân an, giúp đỡ cho đời Đó là trọng trách và vận mệnh của nhà nho

Các nhà nho luôn tin vào lịch sử, bao giờ cũng dựa vào lịch sử vào kinh nghiệm của lịch sử để chứng minh cho đạo đức và trị đạo của mình

Phàm là nhà nho bao giờ cũng ham mê đọc sách thánh hiền, thông thuộc kinh sử (cái học của nhà nho là “sôi kinh nấu sử”), thuộc và am hiểu các điển tích lịch sử Khi làm văn, bình thơ, đàm đạo bao giờ cũng dùng các điển tích lịch sử, viện dẫn lịch sử, lấy đời xưa để răn đời nay

Trang 15

trọng các vấn đề tri thức, hay phát triển trí tuệ Do đó cái học của Nho giáo

thiên về đào tạo những hiền nhân, hiền giả, còn cái học của các nhà tư tưởng

cổ đại phương Tây thiên về đào tạo các bậc trí giả là vậy

Thứ nhất, Nho giáo chủ trương lấy đức để trị nước Đức ở đây là đạo đức của nhà vua, của Thiên tử (Minh quân) Vua có đức thì dân được hạnh phúc, vua không có đức thì dân phải chịu nhiều tai hoạ, kế cả những tai hoạ của thiên nhiên Nội dung của đức là phải thực hiện được ba điều (theo Không Tử gồm: “Thứ, Phú, Giáo” (làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, đân được học hành)

Khổng Tử nói: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kì sở nhỉ, chúng

tinh củng chỉ”, dịch là: “Làm chính trị, trị dân một nước thì chỉ cần có đức

là vũ trụ hoà hợp, ví như sao Bắc thần cứ đứng một chỗ, còn các sao khác

thì chầu vào” Tư tưởng trị nước của Nho gia trái với tư tưởng của phái

Pháp gia Pháp gia cai trị bằng pháp luật, dùng hình phạt hà khắc dé tri dan

Thứ hai, đạo đức của Nho giáo cô đọng ở hai chữ: “Luân, thường” hay “Cương, thường”

“Tuân” là “ngũ luân”, bao gồm năm mối quan hệ: vua ứôi, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn Năm mỗi quan hệ này là cái gốc đạo đức của Nho giáo

Từ “Ngũ luân”, về sau rút gọn lại thành ba mối quan hệ rường cột, được gọi là “tam cương”, gồm: vua tôi, cha con, vợ chồng Nho giáo quy định rõ

phép tắc cư xử, quy định trách nhiệm, bổn phận của các mối quan hệ này Quan hệ vua tôi biểu hiện ở chữ Trung (trung quân, tức là trung với vua) Quan hệ cha con biểu hiện ở chữ Hiếu (đạo hiếu) Hiếu là trách nhiệm, tình cảm, nghĩa vụ đạo đức của người con đối với công lao nuôi dưỡng sinh thành của cha mẹ

Quan hệ vợ chồng: biểu hiện ở sự phụ thuộc của người vợ với người chồng thuyết “tam tòng” Thuyết này quy định thân phận thấp kém của

người phụ nữ trong xã hội và trói buộc họ trong khuôn khổ chật hẹp của mỗi

quan hệ gia đình trong suốt hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến

“Thường” tức “Ngũ thường”, biểu hiện ở năm đức tính của người quân

tử, gồm “hán, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” Có được năm đức tính này thì người quân tử trở thành người hiền Đó là con người mẫu mực của chế độ phong

Trang 16

— Trị đạo: Nguyên tắc trị đạo của Khổng Mạnh, của Nho giáo là “chính

danh”, “lễ trị”, “nặng đức”, “nhẹ hình”

Chính danh: Định rõ danh phận, chức vị và danh phận phải phù hợp với

chức năng và cương vị Người nào có vị thế của người đó, trên ra trên, dưới ra dưới theo trật tự phân minh “Quân quân, thần thần, phụ phụ*tử tử”, (vua phải đạo vua, tôi phải đạo tôi, cha phải đạo cha, con phải đạo con) Mỗi người phải làm theo đúng nghĩa vụ và bốn phận của mình, đưới không được lan trên, trên không được át dưới

Vua phải “minh”, tức là anh minh, chính trực, tôi phải “lương”, tức là

phải trung thành và lương thiện

-*Vua phải đạo vua, tôi phải tôi

Vua tôi ngàn thưở sánh nên đôi Minh — Lương bai chit vay trên dưới Nước trị nhà an, bốn bề vui"

Lễ trị: Lễ là những quy phạm đạo đức quy định những ghép tắc cư xử trên dưới và những lễ nghi cần tuân thủ trong đời sống xã hội phong kiến Trong mối quan hệ giữa Nhân và Lễ thì nhân là nội dung của lễ, lễ là hình thức của nhân, nhân là chuẩn tắc để quy định lễ, lễ là phương tiện để thực hiện nhân Khổng Tử cho rằng trái lễ là kẻ bất nhân, vì vậy ông chủ trương

“Chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trải lễ, chớ nói điều trái lễ, chớ làm

diéu trai lé”

Lé nghi phong kiến quy định: các tục lệ thiết triều của vua, sắc phục,

phẩm hàm, quần áo của các quan chức trong triều, các thủ tục ma chay,

cưới hỏi

4 Hệ thống tổ chức của nền giáo dục phong kiến Việt Nam

Trong suốt gần 1000 năm tồn tại của chế độ phong kiến (tir thé ki X đến thé ki XIX), nén giáo dục được-tổ chức bởi hệ thống các loại hình nhà

trường: #ưởng fư (trường học thầy đồ) của cộng đồng làng xã và truong công của nhà nước phong kiến thành lập ở cấp trung ương và một số

địa phương

4.1 Trường học thầy đồ

Trang 17

Trường học thay đồ là một loại trường được lập ra ở nông thôn, ở các làng xã Đây là loại trường tư thục do các thầy đồ, thầy khoá lập ra dé thu hút con em nhân dân trong vùng đến học, hoặc do một người thường là giàu có, có điều kiện đứng ra mở lớp, mời thầy về dạy cho con em mình và những trẻ em cùng xóm, cùng làng +

Lớp học thu hút trẻ em độ tuôi từ 7 tuổi trở lên và cả những người đã trưởng thành, tạm chia làm bốn loại trình độ:

+ Lớp vỡ lòng: Học tập đọc, tập viết chữ;

+ Lớp tiểu.tập: Sau khi học chữ, học trò đã có thể làm được câu đối; + Lớp,trung tập: Hằng ngày đến nghe giảng sách, hằng tuần có buổi "tập làm văn;

+ Lớp đại tập: Học trò phần nhiều là những người lớn tuổi, là những người đã thi đến tam tứ trường thi mà vẫn chưa đỗ Học trò ở các lớp có trình độ này học để tham gia vào các kì khoa cử Thầy dạy ở những lớp đại tập phần nhiều là những nhà khoa bảng lớn có tên tuổi trong vùng

TỔ chức lớp học: Về số lượng người học không có sự quy định cụ thé,

lớp ít có thể 20 — 30 người, lớp đông có thể lên tới 40 — 50 em, tuỳ vào danh

tiếng của thầy Nếu thầy giỏi, nỗi tiếng thì có nhiều người gửi con em theo học Lớp học không có quy định về khai giảng, kết thúc, học sinh có thể nhập học bất cứ lúc nào, tuỳ theo thầy có nhận vào học hay không Thường là thầy hoặc người mở trường chọn một ngày nào đó là ngày lành tháng tốt để mở trường Buỗi lễ mở trường thường được tô chức tương đối long trong, có hương hoa, xôi thịt, rượu, trầu cau làm lễ thánh Lớp học có thể đặt tại nhà thầy hoặc tại nhà dân, có một cái phản hoặc án thư giữa nhà, trò trải chiếu ngồi dưới đất Thầy ngồi trên phản (bên cạnh có một cái thước hoặc roi mây, có tráp đựng bút nghiên, sách vở của thầy)

Hằng năm, học trò phải đóng tiền học và đóng góp 3 tết: Tết Nguyên

Đán, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5) và Tết cơm mới (mồng 10 tháng 10)

Mức đóng góp bao nhiêu, hình thức là tiền hay hiện vật là tuỳ tâm, đo lòng

thành và kính của trò đối với thây | |

Tài liệu học tập: Thông thường là các sách kinh điển của Nho gia, cac

Trang 18

Ví dụ: Cuốn “Bảo Hoà điện đự bút? của nhóm vua quan nhà Trần ghi

chép những câu hỏi và lời giải đáp hằng ngày về những chuyện cũ dùng để dạy cho con vua “Tập gia huấn” viết bằng quốc âm Nội dung gồm những điều dạy bảo, khuyên răn thiết thực, dạy bảo cho học trò biết tu, dưỡng và tuân thủ những nguyên tắc đạo đức giáo lí của chế độ phong kiến

Loại “Tập làm văn”: Gồm các sách chuyên trình bày về cách thức làm

văn, làm thơ, làm phú ở trường cũng như lúc di thi

Loại sách bộ mơn cơ bản: Về Tốn học có “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh (đỗ Trạng nguyên năm 1463); “Lập hành toán pháp” của

Vũ Hữu (đỗ Hoàng giáp năm 1463) Về Lịch sử có cuốn “Quốc sử tiểu học”

của Phạm Đình Hỗ; “7iểu học Bắc sử lược biên” của Nguyễn Thái Tích Về Dia li có “Nam quốc địa dự giáo khoa thư” của Lương Trúc Đàm

Phương pháp dạy và học: Phương pháp thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng cô sử, cỗ văn, học thuộc lòng những lời nói của cổ nhân, thánh hiền

được coi là mẫu mực, khuôn vàng thước ngọc cho đối nhân xử thế Kỉ luật

học tập chủ yếu được duy trì bằng roi vọt, đánh mắng Hình ảnh thầy đồ ngồi trên tắm phản, tay cầm roi mây là biểu tượng quen thuộc của các lớp học thời phong kiến Phương pháp này được duy trì mãi ở một số nơi cho

đến trước Cách mạng tháng Tám * Một số trường học nổi tiếng

- Trường của thấy Chu Văn An (1292 — 1370) đời nhà Trần ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội ngày nay Trước khi vào ` làm quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám ở trong triều, ông đã mở một ngôi trường làng bên bờ sông Tô Lịch, thu hút học trò bốn phương đến học Học trò của ông có nhiều người đỗ đạt làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát Ngày nay, mộ và đền thờ Chu Văn An được xây dựng ở Chí Linh,

Hải Dương

— Trường của thầy Trần Ích Phát (thé ki XV, huyện Chí Linh,

Hải Dương) Ông đã từng đỗ Giải nguyên nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học ở quê nhà Số học trò của ông thành đạt, đỗ đạt cao trong các kì khoa cử dưới triều Hồng Đức

Trang 19

trình bày quan niệm về việc học tập và giảng dạy của thầy và trò Nhữ Bá Sỹ

cho răng; “Bệnh dối trá là căn bệnh nặng hại nhất mà người đi học cần phải tránh, đo vậy cần phải trau đồi đức tính trung thực” Còn người thầy phải tự mình trau đồi một vốn kiến thức và học vấn sâu sắc, uyên thâm và rộng mới có thể đi dạy được người khác Việc học này có thể qua sách vở, qua đồng nghiệp, qua làm việc trong nghẻ, học để làm những việc có ích cho đời chứ không phải chỉ là học văn chương, sách vở

— Trường học của thây Vũ Tông Phan (trường Hồn Kiểm) được mơ tả trong tập “Bóng nước Hồ Gươm”

— Đặc:biệt còn có một số trường của các nữ giáo viên như trường của bà Ngô Chỉ Lan (thế ki XV) ở Kim Hoa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay Ba-vira là một nhà giáo có tài văn chương lại có tài âm nhạc, sau được vua Lê Thánh Tông tặng danh hiệu “Phù gia học sĩ” chuyên trách dạy dỗ cung nữ trong triều Trường của bà Đoàn Thị Điểm (thế ki XVII, người làng Hiệu Phạm, huyện Văn Giang, mở trường ở huyện Mỹ Hào — Hải Dương), biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ Đây là một hiện tượng đặc biệt, vì nên giáo dục phong kiến gạt phụ nữ ra khỏi giáo dục; phụ nữ không được hưởng giáo dục, không được đến trường

Trường học thầy đồ tuy không phải là tổ chức giáo dục của nhà nước nhưng lại là cơ sở của nền giáo dục phong kiến, bởi vì cơ sở tồn tại và gốc rễ căn bản của nó là phục vụ cho tuyệt đại bộ phận tầng lớp nhân dân lao động 4.2 Trường công

Dưới chế độ phong kiến, nhà nước không mở hệ thống trường công lập từ trung ương đến địa phương (thôn, làng, tông, huyện, tỉnh) dạy học cho trẻ em Từ thời nhà Trần trở đi, ở mỗi phủ huyện có các quan giáo thụ và huấn học trông nom việc học nói chung và dạy Tứ thư, Ngũ kính cho các nhà nho Ở cấp tỉnh thì có các quan đốc học trông coi việc học hàng tỉnh (có chức năng quản lí, coi sóc việc học hành, giáo hoá dân chúng là chính) và rèn luyện, ôn luyện cho các sĩ tử muốn tham gia các kì thi Hội ở Kinh đô

Tiêu biểu cho trường công dưới chế độ phong kiến là trường Quốc Tứ Giám Đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ

năm 1076 dưới triều Lý Nhân Tông Cả khu quần thể Văn Miếu —-

Trang 20

nền văn hiến Việt Nam dưới chế độ phong kiến Đến thời nhà “Nguyễn, Quốc Tử Giám được chuyển vào Kinh đô Huế

4.2.1 Bộ máy tổ chức quần lí nhà trường (thời Nguyễn)

Đứng đầu là các chức Tế tửu, Tư nghiệp, đây là chức quản lí cao nhất của nhà trường, phụ trách các vấn đề học thuật và tô chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường :

Đội ngũ quan văn làm công tác giảng dạy gồm có: học chánh, giáo thụ,

trợ giáo (tối thiểu phải đỗ cử nhân xuất thân, tức đã qua các kì thi Hội do

triều đình tô chức)

Học trò gồm có: tôn sinh thuộc dòng tôn thất; Ấm sinh là con quan triều đình và con quan lại đứng đầu hàng tỉnh ở các địa phương; Giám sinh là con quan lại nhỏ ở địa phương hoặc những thanh niên tuấn tú xuất thân từ tầng

lớp thường dân đã đỗ cử nhân dược lưu giữ lại học Các tước hiệu được

phân chia như vậy đề thê hiện thứ bậc, địa vị trong hàng ngũ học sinh Nhân viên: Có các chức vị điển bạ, điển tịch, nhập lưu, thư lại trông coi kho sách, làm các công việc phục vụ giảng dạy, học tập của học sinh, phục vụ cuộc sống nội trú của học sinh trong trường

4.2.2 Chế độ học bổng, thưởng phạt

Chế độ học bổng dựa vào kết quả phân loại của các kì khảo hạch Nhà trường cấp học bổng bằng tiền và hiện vật (gạo, dầu) để phục vụ học tập và

sinh hoạt cho học sinh |

Ví dụ: Thời Minh Mệnh phân theo ba loại: ưu, bình, thứ + Loại ưu được 4 quan tiền, 3 phương gạo, 5kg dầu mỗi tháng

+ Loại bình được 3 quan tiền, 3 phương gạo, 4kg dầu mỗi tháng

+ Loại thứ được 2 quan tiền, 2 phương gạo, 3kg dầu mỗi tháng

Chế độ học bổng thực sự có tác dụng khuyến khích học sinh học tập

tích cực và tranh đua trong các kì khoa cử để được chọn vào hàng ngũ quan lại 4.2.3 Tài liệu học tập

Gồm những sách kinh điển chủ yếu của Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh — Tứ thư: gồm bốn cuốn sách kinh điển của Nho giáo: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử

Sách Đại học do Tăng Tử, một nhà nho đời sau viết giải thích những lời

Trang 21

Sách Trung dung gồm những lời nói của Không Tử do Tử Tư chép lại

dạy người ta theo đạo Trung để giữ vững đạo Thường Muốn vậy con người phải phấn đầu, tu dưỡng để đạt được ba đức: Nhân, Trí, Dũng

Sách Luận ngữ cũng do học trò chép những lời Không Tử dạy về những vẫn đề: luân lí, triết học, chính trị, học thuật, giáo dục :

Sách Mạnh Tử do học trò chép lại những lời Mạnh Tử đỗi đáp với các

bậc chư hầu và phê phán các học thuyết khác

- Ngũ kinh gồm năm kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ,

Kinh Xuân Thu (thực ra là có 6 kinh, nhưng Kinh Nhạc sau bị thất truyền),

-_ đo Không Tử chép và chỉnh lí

Kinh Thị: Chép về những vấn đề núi sông, hang động, chim muông, cây

cỏ Kinh Thi chép những bài ca dao được lưu truyền ở nơi thôn quê, những

bài hát dùng trong triều đình, nói về phong tục tập quán, tín ngưỡng đời xưa Kinh Thư: Bàn luận nhiều về chính trị, chép về việc làm, các sự kiện trị

nước, bang giao của các vua đời trước

Kinh Dịch: Nói về trời đất âm dương, bốn mùa, phương pháp biến hố

thơng qua bát quái Kinh Dịch bàn nhiều về quan hệ âm đương, dựa vào Kính Dịch mà người đời sau lí giải nhiều vấn đề của vũ trụ bằng thuyết âm

đương (sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, cân bằng sinh lí của con người,

hoà hợp trời đất )

Kinh Lễ: Chép những lễ nghỉ trong triều đỉnh, trong hương đảng ở thôn quê, lễ nghi trong gia đình, dòng họ Sách này bàn luận nhiều về đạo đức,

lễ nghĩa

Kinh Xuân Thu: Do Không Tử viết khi gặp nạn ở đất Tần Kinh này nói về sự tan hợp của vạn vật Kinh này là gốc của Lễ và Nghĩa |

Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam Day

là nơi đào tạo trình độ cao nhất về Nho học, là nơi đã nuôi dưỡng, day dé va

giáo dục những thanh niên ưu tú, cung cấp cho đất nước nhiều nhân tài xuất

chúng Nhiều nhân tài của đất Việt ngàn năm văn hiến đã được đào luyện Ở

đây, những tắm bia khắc tên các Tiến sĩ đã đỗ đạt, vinh hiển ngày nay vẫn

Trang 22

5 Những hình thức giáo dục ngoài nhà trường 5.1 Giáo dục trong gia đình

Đây là một hình thức giáo dục nỗi bật trong nền giáo dục phong kiến

Tất cả những lễ nghĩa, quy tắc đức hạnh đều được các bậc cha mẹ chú ý dạy

cho con cái ngay từ trong gia đình Các gia đình Việt Nam, dù là giàu có,

khá giả hay nghèo khó đều có ý thức dạy dỗ cho con em mình những quy

tắc lễ nghĩa của đạo đức phong kiến, dạy cho con cái biết cách xử thế và lập

thân Vì thế, những người phụ nữ và các cô gái cho dù không được đến trường nhưng vẫn được tiếp thu những quy tắc đạo đức về công, dung, ngôn, hạnh của nền giáo dục truyền thống Những người me, ngudi vo thắt lưng buộc bụng, hi sinh làm lụng vất và để nuôi chồng con ăn học thành tài

cũng đã được tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp qua giáo dục gia đình

Giáo dục gia đình dường như đã trở thành một nền nếp, một truyền thống được lưu giữ từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác Đây cũng là một yếu tố góp phần hình thành nên những nét phẩm cách tốt đẹp và truyền thống hiểu học trong mỗi gia đình Việt Nam

5.2 Su giáo dục của đoàn thể và xã hội ˆ

— Hội đằng môn: Là tỗ chức hội của những người bạn học, được lập ra để tổ chức phân chia đóng góp giúp đỡ thầy và tỏ lòng biết ơn với gia đình thầy Có một người đứng đầu Hội gọi là “Trưởng Tràng” Những quy tắc

của Hội không được quy định và ghi chép thành văn nhưng được chấp hành

nghiêm túc Những người bạn học tập hợp nhau lại vì tình vì nghĩa, tồn tại ca lúc sinh thời thầy và lúc thầy đã quá cố Họ có trách nhiệm giữ gìn phẩm chất cho nhau, gìn giữ lòng biết ơn với thầy dạy để khắc sâu quan niệm đạo

đức “Quân, Sư, Phụ”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của lễ giáo phong kiến

— Hội tư văn: Là hội của các nhà nho ở cùng một địa phương, được thành lập độc lập với nhau không theo một hệ thống tô chức nào Sinh hoạt của Hội có tính chất tự phát và tự nguyện, nội dung hoạt động đơn giản,

thường là có trách nhiệm thắp hương ở các đền thờ Không Tử Ki luật hội đặt ra là nếu ai phạm lỗi phải đến Văn chỉ (đền thờ) thắp hương xin lỗi bạn

bè, sau đó sắp cơm mời rượu anh em Sau này khi chế độ phong kiến đi vào giai đoạn suy thoái, hội này bị thoái hoá, tranh nhau địa vị “góc chiếu chốn

Trang 23

6 Chế độ khoa cử

Giáo sư Trần Văn Giáp trong “Lược sử khoa cử Việt Nam từ khởi thuỷ đến Mậu Ngọ 1918 viết: “Vẫn đề khoa cử là một thiên trọng yếu cần thiết

trong văn học sử cùng văn hoá sử nước nhà tuy đem so với phương pháp

'Âu— Mỹ thì thật chưa hoàn bị, nhưng thật có nhiều điều ta nên để ý suy xét, có lẽ những phương pháp ấy thích hợp với tính tình phong tục cùng thiên thời thuỷ thổ xứ mình chăng?”

* Nhà Lý: Lý Công Uấn lên ngôi vua lập ra triều Lý (1009 — 1225), sự nghiệp xây đựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập Đó là cơ sở cho sự phát triển văn hoá và giáo dục dân tộc Nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang việc học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính Năm 1070, nhà Lý xây

dựng Văn Miếu và sau đó mở Quốc Tử Giám ở kinh thành, làm nơi học tập

cho con em tầng lớp quý tộc quan lại Nền giáo dục đại học Việt Nam bắt

đầu hình thành từ đó Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã mở khoa thi Minh

kinh bác học để chọn nhân tài cho đất nước Năm 1086, tổ chức cho những người có tài văn học trong nước thi để bổ vào làm quan tại Viện hàn lâm Năm 1185, nhà Lý tổ chức cho học trò trong nước từ 15 tuổi trở lên, ai

thông Kinh Thư, Kinh Thi vào hầu ở ngự điện Năm 1193, thi lấy học trò

vào hầu nơi ngự học Năm 1195, thi tam giáo cho đỗ xuất thân Đời nhà Lý còn là thời kì đầu giành được độc lập, nên thê lệ thi cử cũng chưa đi vào nền nếp quy củ Thỉnh thoảng có chiếu của vua cử học trò trong nước vào thi và nhà vua tự xem thi ở Điện đình Nhưng chế độ giáo dục và thi cử cũng đã theo kiểu chính quy và trong xã hội cũng đã xuất hiện một tâng lớp Nho giáo được đào tạo theo ý thức hệ Nho giáo Nho sĩ là tầng lớp trí thức mới của giai cấp phong kiến, ra đời do yêu cẩu phát triển của chế độ trung ương tập quyền và gắn với sự truyền bá Nho giáo vào Việt Nam Tuy nhiên vào thời Lý, chế độ thi cử giáo dục theo tỉnh thần Nho giáo chỉ mới bắt đầu Số nho sĩ được dao tao ra rat it, các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong xã hội

* Nhà Tran: Chế độ học hành và thi cử ngày càng có quy củ và được chính quy hoá

Trang 24

Năm 1232,:mở khoa thi Thái học sinh cho đỗ Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp và tam giáp) theo các thứ bậc khác nhau

Năm 1246, định lệ thi Tiến sĩ, cứ 7 năm thi một khoa

Năm 1247 mở khoa thi đặt ra tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn,

Thám hoa) Kì thi này Nguyễn Hiển người Mỹ Lộc ~ Nam Định đỗ Trạng

nguyên khi mới 13 tuổi Lê Văn Hưu 18 tuổi, thuộc huyện Đơng Son —

Thanh Hố đỗ Bảng nhãn Đặng Ma La 14 tuổi, người huyện Mỹ Lương đỗ

Thám hoa 48 người đỗ Thái học sinh theo các thứ bậc khác nhau Đây ià khoa thi đầu tiên ở nước ta có danh hiệu Tam khôi

Năm 1253, nhà Trần cho lập Quốc học viện, tô tượng Không Tử, Chu

Công và Á thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ

Năm 1256 mở khoa thi lấy Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên, mỗi bên một người cho đỗ xuất thân Trước kia thi đỗ không chia kinh trại,

ai đỗ đầu thì gọi là Trạng nguyên Đến khi đó, nhằm khuyến khích việc học

hành ở Thanh Hoá, Nghệ An nên mới có lệ lấy Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên

Năm 1275 mở khoa thi lấy Tam khôi và 27 người đỗ Thái hoc sinh cho xuat thân theo thứ bậc khác nhau

Năm 1304 triều Trần Anh Tông tổ chức khoa thi Mạc Đỉnh Chỉ đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Trung Ngạn đỗ Hoàng giáp Danh hiệu Hoàng giáp

mới bắt đầu có từ đấy

Năm 1374 đời Duệ Tơng hồng đế, thi đình các Tiến sĩ Đào Sư Tích đỗ

Trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ Bảng nhãn, Trần Đình Thâm đỗ Thám hoa

đều cho ăn yến và áo xấp, cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau Dẫn ba người đỗ đầu cho đi chơi phố ba ngày

Thái học sinh cũng như Tiến sĩ sau này, ưng tên Tiế Yến sĩ thì mãi đến đời Duệ Tông mới thấy xuất hiện

Phép thi gồm có bốn trường:

— Trước tiên phải thi ám tả thiên y quốc

— Thứ hai phải thi kinh thị, kinh nghĩa, hai bài thơ và một bài phú

— Trường thứ ba làm chiếu chế biểu mỗi thứ một bài

— Trường thứ tư có một bài văn sách

Trang 25

và Đạo giáo Phép thi cử đến cuối đời Trần cũng đã đủ bốn trường Theo

nhà sử học Ngô Sĩ Liên thì đó là phép thi hay nhất và tốt nhất để chọn nhân

tài bằng văn học, mà các triều đại sau này vẫn còn theo Chức học quan dần dan dat đến cấp lộ, phủ, châu

* Nhà Hà: Hồ Quý Ly là người táo bạo và có tư tưởng đối mới Trong

những năm giữ quyền bính của nhà Trần và từ khi lên nắm chính quyền (1400), Hồ Quý Ly đã thực hiện một số cải cách về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo đục nhằm cứu vấn nguy cơ sụp đồ của nhà nước phong kiến và củng cố địa vị thống trị của dòng họ thống trị mới

Chữ Nôm được sử dụng từ cuối thế ki XIHI, đến cuối thế kỉ XIV chữ Nôm được sử dụng rộng rãi hơn Hồ Quý Ly coi trọng chữ Nôm, ông làm

thơ chữ Nôm và dịch Kinh Thư sang chữ Nôm để dạy quan gia Năm 1396,

Hồ Quý Ly định phép thi Hương, ai trúng tuyến cử nhân mới được thi Hội

năm sau, ai trúng thi Hội thì thi một bài văn sách nữa để định cao thấp, tức là thi Đình Trước kia nhà quốc học chỉ đặt ở kinh đô, còn việc học hành trong dân gian thì để nhân dân tự tổ chức Tháng 5/1397, Hồ Quý Ly đặt các

thụ giáo ở các lộ phủ Sơn Nam (Nam Định), Ninh Bắc (Bắc Ninh) và Hái Đông (Hải Dương) Tuỳ theo châu phủ lớn nhỏ mà cấp học điền là 15, 12 hay 10 mẫu Ở mỗi lộ thì có quan đốc học dạy sinh đồ, mỗi năm lại chọn người tuần tú gửi về triều đình để thi hạch Tháng 8/1400, Hồ Quý Ly cho thi Thái học sinh Nguyễn Trãi, Lý Tử Tuấn, Vũ Mộng Nguyên đã đỗ khoa này

Năm 1404, Hồ Hán Thương định cách thi cử nhân, cứ tháng 8 năm nay

thi Hương, ai thi đỗ thì được miễn lao dịch; tháng 8 năm sau thi ở bộ Lễ, ai

đỗ thì miễn tuyến bổ làm lính, lại năm sau nữa thi Hội, ai đỗ thi bé Thai hoc sinh

Rồi sau đó lại thi Hương như trước Tháng 8/1405, đời Hồ Hán Thương, thi cử nhân lấy 170 người đỗ Có /ẽ học vị cử nhân bắt đầu có từ đây

Như vậy, nhà Lý và nhà Trần đã xây dựng cơ sở cho chế độ khoa cử ở

Việt Nam Nhà Hồ có chắn chỉnh lại phép thi theo hướng tích cực hơn nên

phép thi cử ngày càng trở nên quy củ Hồ Quý Ly còn quy định mở rộng

việc học ở các lộ vùng đồng bằng để đào tạo một đội ngũ quan lại mới cho

bộ máy hành chính Song thực tế chưa làm được bao nhiêu thì nhà Hồ đã bị thất bại trước cuộc tắn công xâm lược của quân Minh

* Nhà Lê: Năm 1428, sau khi chiến thắng quân Minh, khôi phục được

Trang 26

dân các lộ và những người ấn dật ở núi rừng và các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai tỉnh thông kinh sử thì đến sảnh đường để thi Đó là khoa Minh

kinh để chọn người hiển tài Năm 1431, nhà vua lại mở khoa thi để chọn người văn hay học rộng

Đời Lê Thái Tông vua xuống chiếu định phép thi chọn kẻ sĩ Chiếu nói

rằng: “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người

có học thì thi cử là đầu Nước ta từ khi trải qua bình lửa, anh tài ít như lá

mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sớm Thái TỔ ta mới dựng nước đã lập

ngay trường học nhưng lúc mới mở mang chưa đặt khoa thi Ta mong theo y tiên để, muốn cầu được người hiển tài để thoả lòng mong đợi Nay định điều

lệ khoa thì, hạn đến năm Thiệu Bình thứ 5 (1438) thì thi Hương ở các đạo, đến năm thứ 6 thì thi Hội ở sảnh đường” (Lịch triều hiễn chương loại chí) Từ đó về sau cứ 3 năm một lần lại có một khoa thi Ai đỗ đều cho là Tiến sĩ

xuất thân theo các cấp bậc khác nhau

Năm 1442 tổ chức kì thi Hội Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Lương

Như Hộc đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa; 7 người đỗ Tiến sĩ xuất thân và 23 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân Vua ban cho ăn yến, mũ áo cân đai và cho vinh quy về làng Vua cũng cho soạn văn dựng bia Tiến sĩ Bia

Tiến sĩ và thể lệ vinh quy bái tổ có từ đấy

Từ những năm 50 của thế kỉ XV trở đi, chế độ phong kiến Việt Nam

bước vào thời kì thịnh trị Sự phát triển đã củng cô thành quả dựng nước và giữ nước của dân tộc Việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều đạt được thành tựu mới Cơ sở vật chất và tỉnh thần của quốc gia được củng cố vững vàng Đến thời Lê Thánh Tông (1460 — 1497) việc thi cử mới thành thường

lệ, cứ 3 năm 1 kì Năm 1462, vua Lê Thánh Tông ban hành lệ “Bảo kết thi

Hương” Chiếu rằng: “Không cứ là quân dân sắc mục, hạn đến thượng tuân tháng 8 năm nay phải đến nhà giám hay đạo sở tại khai tên và căn cước đợi thi Hương, đỗ thì gửi danh sách lên viện lễ nghỉ; đến trung tuần tháng giêng

năm sau vào thì Hội Cho quan bản quản và xã trưởng xã mình làm giấy

bảo kết rằng người ấy thực là có đức hạnh thì mới được kê vào sổ di thi Người nào vào loại bất hiếu, bất mục, bắt nghĩa, loạn luân, điêu toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài cũng không cho vào thì”

Phép thi như sau:

Trang 27

— Nhà phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch, nguy quan có tiếng xấu, bản thân và con cháu không được đi thị, nếu mang sách hay mượn người làm hộ thì trị tội theo luật

— Phép thi Hương thì trước hết thi ám tả để loại bớt người nhũng tạp — Đề mục thi: Kì đệ nhất thi Tứ thư Ngũ kinh cộng 5 bai; ki dé nhj thi

chiếu, chế, biểu theo lối cỗ thể hay tứ lục; kì đệ tam thi thơ Đường luật cổ

thể hay li tao, văn tuyến từ 300 chữ trở lên; kì đệ tứ thi một đạo văn sách,

đầu đề hỏi về kinh sử hay thời vụ, quy định 1000 chữ

— Chữ kí của quốc triều, hai chữ liền nhau không được dùng, nếu viết

rời ra chữ một thì cũng cho dùng thay chữ khác, khuyên ở bên ngoài”

Năm 1463, vua Thánh Tông lại quy định 3 năm thi Hội một lần để tuyển chọn hàng ngũ trí thức cao cấp của nhà nước phong kiến Đề khuyến khích việc học tập và thí cử, nhà Lê lại đặt lệ xướng danh, vĩnh quy, khắc bia

Tiến sĩ và định lệ tư cách của Tiến sĩ Lệ tư cách của Tiến sĩ được quy định

như sau:

Đệ nhất giáp, người đỗ thứ nhất cho chánh lục phẩm 8 tư, người đỗ thứ

nhì cho tòng lục phẩm 7 tư, người đỗ thứ ba cho chánh thất phẩm 6 tư, đều cho giữ Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị giáp cho tong thất phẩm 5 tư, cho chữ Tiến sĩ xuất thân Đệ tam giáp cho chánh bát phẩm 4 tư, cho chữ đồng Tiến sĩ xuất thân

Năm 1481, vua Thánh Tông định lệ xướng danh người đỗ đạt, viết tên

người đỗ đạt trên giấy vàng đem yết ra ngồi cửa Đơng hoa, đồng thời cho dùng ngựa tốt đưa người đỗ Trạng nguyên về nhà riêng Những người đỗ đạt khác đều được phép vinh quy về làng Năm 1484, vua Thánh Tông cho

lập bia Tiến sĩ, đồng thời cho lập lại bia các kì thi trước từ năm 1442 đến

bay giờ, vì trước đó làm còn nhiều thiếu sót Cũng năm này, Quách Đình Bảo — Thượng thư bộ Lễ xin đổi các tên Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám

hoa làm Tiến sĩ cập đệ (đệ nhất đanh, đệ nhị danh, đệ tam danh), chính bảng

được đổi thành Tiến sĩ xuất thân (còn gọi là Hoàng giáp), phụ bảng đổi làm

đồng Tiến sĩ xuất thân

Những chính sách khuyến khích học tập và thi cử của nhà Lê đã có tác

Trang 28

của nền giáo dục đương thời Nhà vua trực tiếp quan tâm đến chế độ thi cử

Đây là thời kì thịnh đạt nhất của chế độ giáo dục Nho giáo ở Việt Nam

Đến đời nhà Lê — Trịnh cũng rất chú ý đến việc mở các khoa thi để chọn nhân tài, nên việc học vẫn được phát triển Nhân đân đi học ngày càng nhiều và các binh sĩ cũng đua nhau đi học Nhất là từ năm 1722, triểu đình ra lệnh cho những người ghi tên trong quân ngũ đều được dự thì như các sĩ

_ tử khác, người đi thi ngày càng đông và tổ chức khá đều đặn Tuy nhiên,

việc học hành thi cử càng về sau không được như trước nữa Theo Phan Huy Chú thì: “7 trung hưng, học giả chỉ chuộng nắn nót từng câu, văn chương ngày càng kém cỏi, quê mùa Học giả phân nhiều làm bài sẵn để bán, học trò di thi trước hết hỏi mua lấy các bài học thuộc lòng, hoặc giấu đem vào trường, cứ theo thế mà viết Quan cham trường cứ theo văn mà lấp đỗ, trùng kiến cũng mặc” Tình hình ngày càng nghiêm trọng, đến nỗi triều đình chấn chỉnh nhưng không thể nào ngăn chặn được Không những thế, bọn quan lại lại đút lót gửi gắm lẫn nhau, để lấy đỗ cho con cháu mình Trước tình hình đó, năm 1751, Trịnh Doanh tổ chức thi lại các cống sĩ (đã đỗ) ở bãi sông, thì số hỏng đều quá nửa Năm 1750, do kho quỹ nhà nước hao hụt, thự phủ Đỗ Thế Giai đề nghị cho nhân dân được nộp 3 quan gọi là tiền thông kinh, không phải khảo hạch mà cứ vảo thị Tình trạng này đã gây ra mot thé hén loan “hang sinh dé ba quan” day cả thiên hạ Phan Huy Chú viết: “Vì thế, người làm ruộng, người đi buôn cho chỉ người hàng thịt, người bán vặt cũng đều làm đơn nộp tiền di thi cả Ngày vào thi đông đến nỗi dày xéo lẫn nhau, có người chết ở cửa trường Trong trường thi nào mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy không biết phép

thì là gì Nhưng thực tài mười phan không đậu mor” Cũng từ đó về sau, học

trò chỉ cẦn học thuộc một số sách kinh thư do Bùi Huy Bích tóm tắt dé đi

thi Nền giáo dục suy đồi Nhiều nho sĩ thức thời chán cảnh học hành thi cử

đó, chán ghét cả cảnh quan trường Một số trong họ đã tham gia phong trào

nông dân

* Đến đời vua Quang Trung, nền giáo dục được chắn chỉnh, việc học -

được mở rộng, chế độ thi cử được chấn chỉnh lại nhằm đào tạo một tầng lớp quan lại mới có năng lực cho chính quyền Vua Quang Trung ban bố chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học Những sinh đồ tuyển trong các

Trang 29

kì thi cũ phải thi lại, những kẻ dùng tiền mua bằng cấp, loại “sinh đồ ba quan”

bị thải hôi |

Để việc học được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, Vua Quang Trung đã xuống chiếu cho Nguyễn T' hiếp dịch các sách “tiểu học” và “Tứ thư” ra chữ Nôm là quốc âm cho dễ đọc và dễ hiểu Đặc biệt, vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức của quốc gia Vua Quang Trung cho lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm Chữ Hán không còn giữ địa vị độc tôn nữa Đó là một thắng lợi lớn của tiếng nói dân tộc, một bước phát triển mới của văn hoá giáo dục nước nhà Mặc dù trong thời gian ngắn nhưng vua Quang Trung cũng mở

khoa thi ở Thanh Hoá, Nghệ An Phép thi chỉ có hai kì, kì thứ nhất thi chế

nghĩa, kì thứ hai thi văn sách, người đỗ được gọi là Tuấn sĩ

* Nhà Nguyễn: Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, mở đầu bằng triều đại Gia Long

Năm Gia Long thứ sáu (1807), đặt ra phép thi Hương từ Nghệ An ra Bắc có 6 trường thi và cứ 6 năm lại có một khoa thi Đến năm 1825, lại theo lệ nhà Lê, cứ ba năm tổ chức một kì thi Hương, đổi hương cống gọi là cử

nhân, đổi sinh đồ gọi là tú tài Phép thi có nhiều thay đối Bắt đầu từ năm

Minh Mạng thứ 13, phép thi có ba kì: kì thứ nhất thi kinh nghĩa; kì thứ hai thi thơ phú; kì thứ ba thi văn sách; kì thứ tư gọi là phúc hạch, chỉ có một bài

biểu Đến năm 1909 thì cách thi lại thay đổi Kì thứ nhất thi năm đạo văn sách, kì thứ hai thi hai bài luận chữ Hán, kì thứ ba thi hai bài luận quốc văn,

kì phúc hạch chỉ có một bài luận chữ Nho và một bài luận quốc văn Khoa Mậu Ngọ 1918 là khoa thi Hương cuối cùng ở Việt Nam và cũng chỉ tổ chức ở Trung Kì

Ngay từ cuối thời Lê, chế độ khoa cử đã suy đồi, nạn ““sinh đồ ba quan”

diễn ra khắp nơi Sang thời nhà Nguyễn chế độ phong kiến suy yếu, vì thế

chốn quan trường và thi cử là nơi mua bán công khai Địa vị thống trị của Nho giáo không còn nữa Hàng ngũ Nho sĩ cũng bị phân hoá, số ít người sống ấn dật tiêu cực, hoặc tham gia cuộc đấu tranh của nông dân Còn một số thì mải miết trong trường danh lợi và làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp

Trang 30

Tóm lại, chế độ khoa cử là một đặc trưng cơ bản của nền giáo dục phong kiến Việt Nam Văn bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442 đã ghi rõ: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thể nước yếu và suy, cho nên các đẳng thánh đề mình vương không ai không gây dựng nhân tài, bôi đắp nguyên khf? Chế độ khoa cử là để chọn người hiền tài đảm nhiệm các chức vụ quan lại thực hiện chức năng quản lí bộ máy nhà nước phong kiến Còn đối với nhân dân, thi cử là con đường tiến thân lập nghiệp, vì vậy được nhân dân hết sức coi trọng Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng khoa cử dưới chế- độ phong kiến thực sự là đòn bay thúc đây tỉnh thần học tập và truyền thống hiểu học của nhân đân

7 Một số nhà trí thức dân tộc tiêu biểu |

Trong suốt 10 thế ki xây dựng, củng cổ và bảo vệ quốc gia phong kiến

dân tộc độc lập và thống nhất, thông qua con đường Nho học, một tầng lớp

trí thức phong kiến được hình thành và đóng vai trò to lớn trong sự phát triển nền học thuật Việt Nam thời phong kiến Những nhà trí thức dân tộc

hoặc lĩnh một chức vị, trách nhiệm ở triều đình, quan lại địa phương, hoặc

sống ân dật ở thôn quê với bài thơ, trang sách, rất ít người trong số họ xa lạ với nghề dạy học Dù có thể không trực tiếp giáng dạy, nhưng họ rất quan tâm đến việc đào tạo con người hoặc truyền bá đạo lí Những quan niệm về giáo dục của họ có khi phù hợp với chính sách của triều đại đương thời, có khi là những ý kiến, quan điểm riêng Những quan điểm về giáo dục đó thường không được trình bày riêng rẽ thành một tác phẩm, người đời sau có khi chỉ khai thác được ở một tờ khải này, tờ sớ nọ, ở những bản điều trần đâng lên triều đình Cũng có khi quan niệm của họ được thê hiện qua một bài thơ, bài phú, lời tựa, lời bạt trong các cuốn sách, hoặc ngay trong hành động,

phép xử thế trong cuộc sống hằng ngày

Trong số những trí thức phong kiến tiêu biểu có những người là nhà tư

tưởng lớn, những đại văn hào kiệt xuất như Nguyễn Trãi; có những người là

nhà bác học uyên bác như Lê Văn Hưu, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác; lại có những nhà văn, nhà thơ lớn như Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu; có những trí thức lớn chuyên tâm với sự nghiệp giáo dục như Chu Văn An, Nguyễn Thiếp, nỗi tiếng là những người thầy tài năng đức độ trong lịch sử giáo dục phong kiến Việt Nam

Trang 31

đất nước bằng cái cửa của dân tộc: Dân tộc Việt Nam” Sự kết hợp hài hoà

giữa ý thức hệ phong kiến và ý thức dân tộc chính là yếu tố cơ bản hình thành nên nhân cách và tư tưởng học thuật của họ

7.1 Chu Van An (1292 — 1370)

Chu Văn An được coi là người đầu tiên đóng dấu son nồi bật cho nền giáo đục của dân tộc Ông quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội Chu Văn An là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh (như Tiến sĩ ngày nay) nhưng từ chối làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên bờ sông Tô Lịch, thu hút nhiều học trò bốn phương đến

học Ông đã làm tới chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám đời nhà Trần Đến đời

Trần Dụ Tông, triều Trần lâm vào tình trạng suy sụp, bọn gian thần trong triều ra sức đục khoét, tham ô vô độ, gây ra nhiều tội ác Ông đã dâng lên nhà vua một bản sớ, gọi là “Sớ Thất trảm” đòi chém bảy tên gian thần (là cận thần của nhà vua), nhưng không được chấp thuận Ông đã cáo quan lui

về ở ấn

Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm như: hai tập thơ “Quốc ngữ thi tập” (chữ Nôm) và ““Tiều ấn thi tap” (chữ Hán) Tuy nhiên, đến nay hầu hết tác phẩm của ông không còn nữa Một số bài thơ chữ Hán còn lại được tập hợp trong “Toàn Việt thi lục” do Lê Quý Đôn sưu tập, còn hầu như bị thất lạc cả Chu Văn An còn viết cuốn “Tứ thư thuyết ước” với nội dung cơ bản là biện luận về Tứ thư Chính điều này mà ông được đánh giá là có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo ở Việt Nam

Hiện nay không có đầy đủ tài liệu để biết một cách cụ thể về quan niệm học thuật và phương pháp giảng dạy của Chu Văn An Nhưng các chỉ tiết về tiểu sử và thơ văn của ông đã lưu lại cho hậu thế về một tấm gương lẫm liệt, tiết tháo thanh cao của một vị tôn sư kháng khái, về uy tín cao thượng để lại cho nhiều thế hệ học trò, được người đời mãi mãi ngợi ca Khi ông ra phụ trách trường Quốc Tử Giám, Trần Nguyên Đán đã nói về ông: “Bể học xoay _triểu sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường học lớn trong nước có vị

thân như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn” Còn Phan Huy Chú, nhà sử học

Trang 32

Chu Văn An nêu ra phương châm sống của người thầy giáo là “Cùng lí —

Chính tâm — Trừ tà — Cự bế” (Càng 1í là bàn luận để biết thấu đáo lí lẽ của

sự vật; Chính tâm là luôn giữ lòng cho ngay thẳng, không làm điều gì trái với lương tâm; 77? ứà là chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí; Cự bể là đâu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm) Ông chú trọng sự thực hành giáo lí của Tiên hiền

Nói về ông, sách Chu Văn An — Người thầy của muôn đời” có viết:

“Chu Văn An là nhà giáo dục lớn nhất Việt Nam, xét ở hai phương diện tài

năng và nhân cách Cái tỉnh tuý nhất và cũng là thành công lớn nhất của sự nghiệp giáo dục của Chu Văn An là quan điểm dạy học cốt để học trò biết các đạo làm người, học đi đôi với hành Với việc dâng “Thất trảm so”, Chu Van An là người đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách, tiết tháo của giới nho sĩ nước nhà”,

7.2 Hồ Quý Ly (1360 ~ 1407)

Hồ Quý Ly là người làng Đại La, tỉnh Thanh Hoá ngày nay, làm quan

đời nhà Trần và lập ra nhà Hồ (lên ngôi năm 1400), sau bị quân Minh bắt

đưa về Trung Quốc

Hồ Quý Ly không hắn là một nhà giáo, mặc dù khi làm quan trong triều - Trần ông đã đảm nhiệm việc dạy các hoảng tử và người trong cung Khi tham gia vào công việc chính trị, ông đã có những chủ trương cải cách,

thi hành nhiều chính sách mới về kinh tế, chính trị, xã hội Về mặt giáo dục,

ông cũng đã có những ý kiến táo bạo và sắc sảo sửa đổi và đề ra một số chính sách mới như: sửa đổi phép thi, buộc thí sinh phải thỉ mơn Tốn và Chính tả; lập trường học ở các phủ huyện; lấy ruộng công để làm học điền;

cho sưu tầm gia phả các họ trong nước để đưa về Kinh đơ Ơng cịn vạch ra

những chỗ đáng nghĩ ngờ trong sách kinh điển, dịch một số đoạn trong Kinh Thi ra chữ Nôm để làm tài liệu giảng dạy cho vua và cung nữ

Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc đó có thể thấy rằng, Hồ Quý Ly là một trí thức phong kiến đã có nhiều tư tưởng tiễn bộ và độc lập trong học thuật cũng như trong giáo dục

1 Huyện Thanh Trì (Hà Nội) (2012), Chu Văn An ~ Nguoi thầy của muôn đời, NXB

Trang 33

7.3 Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, có công phò tá, tham mưu cho Lê Lợi

đánh thắng giặc Minh Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam Năm 1980, UNESCO đã tôn vinh ông là Danh nhân văn hoá Các tài liệu không cho biết rõ ông có học trò không, song ông cũng đã là

chủ khảo kì thi Tiến sĩ đầu đời Lê

Nguyễn Trãi dé lai áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” và nhiều tác phẩm giá trị như “Dư địa chí”, “Quốc âm thi tập”, “Toàn tập tân biên”

Trong các tác phẩm của ông, chúng ta thấy đường như Nguyễn Trãi là người

phát ngôn của quần chúng lao động Việt Nam vẻ nội dung giáo dục Đó là những nội dung rất thiết thực, lành mạnh của truyền thống Việt Nam về đạo lí

làm người và phép ứng xử trong thực tiễn Trong tác phẩm “Quốc âm thi tập”,

Nguyễn Trãi có hai câu thơ với mỉnh triết giáo dục sâu sắc:

“Nên thợ, nên thay VÌ có học

No cơm, ốm áo bởi hay làm”

(Bảo kính cảnh giới ~ Bài 36)

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (1930 — 2011), trong tác phẩm “Luận bàn về

Minh triết và Minh triết Việt? có lời nhận xét: “Vẻn vẹn trong hai câu thơ đó đã đặt ra những vấn đề và những yêu cầu cơ bản về cuộc sống của con người: “Làm và Học”, “No com va Am áo”, “Nên thợ và Nên thầy” là sự đòi hỏi của phát triển những năng lực nhân tính Trong quan niệm

truyền thống thì việc học gắn với những yêu cầu “thông kinh thuộc sử”,

“khoa danh hoạn lộ” Ở đây, “học gắn với nên thợ, nên thầy” Không có sự

ầy” Đây là một tư tưởng

Ay?

phân biệt năng lực “làm thợ”, năng lực “làm thay giáo dục học vĩ đại”!

Nguyễn Trãi chú trọng đến đạo đức nhân dân, nhắc nhớ sự cần củ trong lao động, sự giản dị tiết kiệm, chú trọng tình gia tộc, nghĩa đồng bào, tình cha con, vợ chồng, tình bè bạn, công ơn đối với người lao động, coi trọng vai trò của nhân dân, coi trọng sức dân, mưu cầu đem lại quyên lợi cho dân, trừ tham tàn, bạo ngược -

Trang 34

7.4 Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn của Việt Nam thế ki XVII, người làng Diên Hà, tỉnh Thái Bình Ông đỗ Bảng nhãn năm 1752, đã từng làm quan đến Công bộ Thượng thư, là tác giả của nhiều bộ sách lớn thuộc nhiều thể loại _

Trong lĩnh vực lịch sử và địa lí, Lê Quý Đôn để lại cho hậu thế những

công trình có giá trị to lớn: Đại Việt thông sử, Phú biên tạp lục, Bắc sử thông lục, Kiến văn tiểu lục Bộ sách thuộc loại “bách khoa thư” Ván đài loại ngữ (9 quyển) được coi là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá khá cao, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học sắp xếp theo thứ tự: vũ trụ luận, địa lí, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến Ngồi ra, Lê Q Đơn còn có các tác phẩm thơ, văn, triết học, lí số Đánh giá về Lê Quý Đôn, nhà sử học Phan Huy Chú viết: Lê Quý Đôn là một “nhà bác

học ham đọc, ham biết và ham viết” “Ông có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi

Tuy đỗ đạt vinh hiến, tay vẫn không rời quyền sách Bình sinh, ông làm sách rất nhiều Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển có thì đầy đủ rõ ràng Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nỗi tiếng trên đời”

Lê Quý Đôn đã từng làm quan văn, làm tướng võ, phụ trách nhiều lĩnh vực hình sự, tố tụng, hộ khẩu, quân sự, lịch sử, văn chương, giáo dục và đã từng là một thầy giáo Ông có những quan điểm giáo dục rất rõ ràng,

trình bày rải rác trong các tác phẩm, bàn đến nhiều vấn đề dạy và học

Ông phê phán cái học đương thời trong những thế ki rối ren, suy nhược đã làm cho người hiền và những lời sáng suốt bị che mờ đi Triều đình không nghe lời can gián, người có chức vị không giữ được đức độ thanh liêm Ông mong muốn có một nền học thuật đúng đắn với nội dung học tập

toàn diện chứ không chỉ nhồi nhét những lí luận kinh điển xa xôi, bao gồm

đạy “lục nghệ”, văn học và võ bị, pháp luật, coi trọng những tác phẩm dân

gian của người lao động

Trang 35

7.5 Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

Nguyễn Thiếp người làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn, nay là huyện Đức

Thọ, Hà Tĩnh, đã đỗ Hương cống đời Lê Ơng khơng có địa vị khoa bảng

cao nhưng tiếng tăm của ông được người đương thời biết đến và được truyền lại cho người đời sau là do phẩm chất cao thượng và công trình tu dưỡng của ông _

Trước thời Quang Trung, ông lui về ở ân và sau đó có mở trường dạy học Học trò theo học ông rất đông và ông được tôn làm La Sơn Phu Tử Khi vua Quang Trung lên ngôi đã thực hiện chính sách chiêu hiền đãi sĩ và Nguyễn Thiếp được vua vời ra giúp nước Ông được cử giữ chức Viện trưởng Viện Sùng chính, trông nom việc dạy học và học thuật của triều đình

về quan điểm giáo dục, ông chú trọng việc học tập nhằm mục đích giúp cho dân nước thịnh cường Học rộng rồi ước lượng cho gọn, học mười để làm một, coi trọng cái Đạo là những lẽ thường mà người ta theo để làm người

7.6 Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871)

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An “trong một gia đình nho học nghèo, theo đạo Thiên Chúa Hoàn cảnh xuất thân và quê hương của Nguyễn Trường Tộ ít nhiều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành nên hệ thống tư tưởng của ông sau này

Nguyễn Trường Tộ là một nhà Nho có hiểu biết sâu rộng về các mặt Nguyễn Trường Tộ đã phê phán mục đích của nền học cũ là chạy theo lối

khoa cử, người học say sưa với lỗi tâm chương trích cú, thuộc làu kiến thức trong “Tit thư, Ngũ kinh” để rồi thì cử cho đậu để được làm quan với triều đình Ông cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tình trạng đó là do nền giáo dục phong kiến lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, không đủ sinh khí thúc đây xã hội tiến lên “Mộ nước mà học thuật không sáng tỏ thì phong tục ngày càng đôi bại, nhân dân tiến dẫn đến chỗ phù hoa xảo trá Nhân tâm đã hỏng thì tìm cho được những kẻ nhiệt tình đối với sự nghiệp là điều cũng khó lắm vậy” Từ đó, ông đưa ra những đề nghị cải cách rất tiễn bộ Ong tin vào sức mạnh cải tạo của giáo dục và đặt hi vọng nhiều vào một nền giáo dục dân tộc mới có thể giảm bớt mọi sự trì trệ trong xã hội Ông đánh giá cao vị trí của giáo dục và đề ra mục đích của học thuật: *Giáo dục cho nhân dân biết làm ăn, biết yêu quý lao động, trừ bỏ óc danh

lợi địa vị, biết yêu nước, không nên lén lút làm tay sai cho giặc Đối với

Trang 36

việc đại sự, còn cái học nào hơn, sao †a không học”, Theo ông, “Học tức là

học cái chưa biết, biết để mà làm Mà làm việc gì? Và làm ở đâu? Làm tức

là làm công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa” (Tế cấp bát diéu)

Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên phương châm giáo dục học gắn liền với

hành, học thực dụng, học khoa học, học để phục vụ thực tế Đây là một

phương châm học mới tiếp cận với tư tưởng giáo dục dân chủ tư sản, là tư tưởng giáo dục tiến bộ Ông liên hệ việc học với việc làm cho nước giàu dân mạnh, đủ sức chống xâm lược; đề nghị đưa vào nội dung giáo dục những môn khoa học mới như: Thiên văn, Toán học, Kĩ xảo, Chính trị, Lịch sử, Địa lí, Địa chất, Pháp lí, Ngoại ngữ Nhìn chung, nội dung giáo dục theo ông lựa chọn vừa thoát khỏi tính chất từ chương khoa cử của cái học cũ, lại gồm có những kiến thức thiết thực như khoa học — kĩ thuật phương Tây phù hợp với điều kiện thiên nhiên nude ta, đồng thời kế thừa, phát huy những

nhân tố tốt đẹp sẵn có trong nền lịch sử văn hoá dân tộc “Phải chú trọng

những điều thực tiễn của nước nhà nhưng không có nghĩa là không học những điều hay của thiên hạ, không học lịch sử các nước và các danh nhân thé giới không phải bỏ hết cải cũ và mưu cầu cái mới mà phải lấy cdi hay của mình có sẵn, gộp với cái hay của thiên hạ mới sáng tạo, như thế thi những cải hay cải mới của thiên hạ có, mình cũng có, mà những cải mình sẵn có thì thiên hạ chưa có Như thế thì ai dám khinh rẻ nước mình”

Nguyễn Trường Tộ đề xuất việc dạy và học ngoại ngữ, đưa ngoại ngữ làm một môn học chính thức Ngoài tiếng Pháp còn học thêm nhiều ngoại ngữ khác: tiếng Anh, tiếng Iphanho (Tây Ban Nha), tiếng Indonexia, tiếng Miên, tiếng Lào Ông còn đề nghị với triều đình Tự Đức thành lập các trường quốc học, tỉnh học và đặc biệt là xây dựng một số trường theo kiểu Tây phương có phòng thí nghiệm, có kí túc xá cho học sinh ăn ở, học tập mời các giáo sư người phương Tây về dạy và lấy các môn khoa học hiện đại làm nội dung chủ yếu cho chương trình học Bên cạnh những trường dạy các môn khoa học cơ bản phổ thông, ông đề nghị mở một hệ thống các trường chuyên nghiệp về nông nghiệp, khai khoáng, cơ xảo, sơn lợi (lâm nghiệp), địa chất và mở các khoa: khoa thiên văn và khoa địa lí; khoa cơ xảo (giảng dạy, phố biến kiến thức khoa học mới, khoa học thực dụng); khoa luật học; khoa nông chính Song song với việc đào tạo trong nước, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị triều đình phải cử người xuất dương du học Ông chủ trương

Trang 37

dùng quốc âm vì chữ viết dân tộc dựa trên tiếng mẹ đẻ sẽ giúp cho người

học tránh được nhiều cái bất tiện như khi học chữ Hán và sẽ thoát khỏi sự

phụ thuộc và việc vay mượn chữ Hán của Nho giáo từ ngàn năm về trước

Nhìn chung, Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách lớn của xã hội

Việt Nam vào buổi đầu thời cận đại Do hoàn cảnh lịch sử và những hạn chế

trong quan điểm chính trị và tư tưởng của bản thân, Nguyễn Trường Tộ

chưa có đóng góp gì lớn cho xã hội đương thời Nhưng so sánh với thời đại, ông vẫn là người tiên tiến nhất trong tầng lớp trí thức phong kiến, đã nhận

thức được xu thế tiến lên của thời đại Những quan điểm, những ý kiến cải cách giáo dục của ông tuy chưa vươn tới trình độ của tư tưởng giáo dục cách

mạng, nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mới của tư tưởng giáo dục

dân tộc dân chủ buổi đầu thời cận đại của xã hội Việt Nam

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Nền giáo dục phong kiến Việt Nam ra đời và tồn tại trên những cơ sở kinh tế — xã hội nào? |

2 Phân tích và làm sáng tỏ tư tưởng chủ đạo của nền giáo dục phong kiến Việt Nam Hãy chỉ ra những giá trị tích cực và những mặt hạn chế của tư tưởng đó

3 Phân tích những đặc điểm chủ yếu của trường học thầy đồ dưới chế độ phong kiến Nêu tên một số trường học thầy đồ tiêu biểu

4 Phân tích những đặc điểm chủ yếu của trường Quốc Tử Giám — một mô hình trường công điển hình đưới chế độ phong kiến Việt Nam 5 Ngoài các trường học thầy đồ và trường công, dưới chế độ phong kiến

còn có những hình thức giáo dục nào? Đánh giá tác dụng giáo dục của

các hình thức này đối với việc hình thành những phẩm cách tốt đẹp và

truyền thống hiếu học của con người Việt Nam

6 Tại sao nói chế độ khoa cử là một đặc trưng cơ bản của nền giáo dục phong kiến Việt Nam?

Trang 38

Chương 2

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRONG THỜI KÌ PHÁP THUỘC

† Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc 1.1 Hoàn cảnh lịch sử (1858 - 1898)

— Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là triều đại

nhà Nguyễn, ra đời năm 1802 Các triều vua Nguyễn (từ Gia Long, Minh

Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức), mặc dù có những cống hiến nhất định trong việc duy trì chế độ phong kiến đương triều song đều thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, chuyên chế, đây xã hội phong kiến Việt Nam đi vào con đường suy vong, nhà Nguyễn đứng trước nguy cơ tan Tã

— Trong hoàn cảnh đó, các thế lực tư bản phương Tây từ lâu đã chuẩn bị dọn đường cho cuộc xâm lược thuộc địa dưới những hoạt động ráo riết của các thương nhân và các giáo sĩ truyền đạo, đã quyết định sử dụng vũ lực để thôn tính Việt Nam Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nỗ súng tắn công Đà Nẵng, chính thức mở màn cho cuộc xâm lược nước ta

— Xuất phát từ chỗ triệt để bảo vệ quyền lợi và ngai vàng thống trị của dòng họ, các vua triều Nguyễn tự hãm mình vào cái thế “lỗi thời, hèn yếu, bất lực” trước sức tấn công của tư bản Pháp, từ chỗ “thủ dé hoa” (chon thé phòng thủ, nhường thế tắn công cho Pháp), chuyển sang đầu hàng từng bước cắt đất dâng cho giặc

— Năm 1862, nhà Nguyễn kí hoà ước dâng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì, sau đó là ba tỉnh miền Tây (1867) Năm 1873, Pháp tiến đánh Bắc Kì Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí điều tước Patenơtre đầu hàng hồn

tồn thực dân Pháp

Trang 39

Hoàng thành Huế, dựng cờ Cần Vương, kêu gọi khởi nghĩa Dưới ngọn cờ Cần Vương, một phong trào khởi nghĩa vũ trang rộng lớn và quyết liệt chưa

từng có đã nỗ ra, kéo đài 15 năm, suốt từ Nam chí Bắc, do các sĩ phu văn

thân yêu nước lãnh đạo Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê và phong trào nông dân

Yên Thế

— Mặc dù các phong trào kháng Pháp diễn ra vô cùng sôi nỗi, mạnh mẽ

nhưng cuối cùng đều bị thất bại trước sự đàn áp dã man của kẻ thù Nguyên

nhân chủ yếu là các cuộc khởi nghĩa đều chưa có một giai cấp thực sự tiên tiến lãnh đạo, giai cấp lãnh đạo còn miang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến trong điều kiện lịch sử đã thay đôi

— Sau khi phong trảo Cần Vương thất bại, thực dân Pháp về cơ bản đã hồn thành cơng cuộc xâm lược và bình định Việt Nam bằng quân sự Từ đây nước ta mắt tên trên bản đồ thế giới, trở thành một thuộc địa của

Pháp Tính chất xã hội Việt Nam từ một quốc gia phong kiến dân tộc độc

lập đã chuyển thành một nước nửa thực dân phong kiến

1.2 Sự thiết lập và củng cố bộ máy cai trị thuộc địa của Pháp

ở Việt Nam

Sau khi hoàn thành cộng cuộc xâm lược, thực dân Pháp đã chia nước ta

thành ba kì riêng "biệt với ba chế độ cai trị khác nhau, mỗi kì là một bộ phận của Đông Dương thuộc Pháp, 'bao gồm cả Campuchia và Lào

-O Nam Ki, Phap áp dat ché độ trực trị Lúc đầu là do sĩ quan Pháp trực tiếp nắm quyền cai trị, sau bỏ chế độ cai trị bằng sĩ quan và chuyển

sang thiết lập bộ máy cai trị dân sự do một thông đốc người Pháp đứng đầu

Bên dưới là Hội đồng quản hạt tỉnh, gồm có các Tham biện người Pháp và một số quan lại, địa chủ tư sản người bản xứ do một viên Công sứ người Pháp đứng đầu Cấp phủ huyện do quan lại người bản xu nam quyén cai tri, dưới hệ thống làng xã là địa chủ, cường hào, ác bá nắm quyên

Đặc điểm của chế độ cai trị thực dân Pháp áp đặt ở Nam Kì là sử dụng nguyên bộ máy quan lại cai trị thời phong kiến, chồng lên trên là hệ thống quan lại cao cấp người Pháp Bộ máy cai trị thể hiện sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân và phong kiến

Trang 40

giám sát, chỉ đạo của Pháp Nhưng thực dân Pháp ngảy cảng thủ tiêu dần quyền hạn của triều đình, biến triều đình thành bộ máy ăn lương làm thuê

cho chính quyền bảo hộ

— Ở Bắc Kì áp đặt chế độ “nửa bảo hộ, nửa trực trị” Thực dân Pháp nới cho triều đình ít quyền hành trên danh nghĩa, nhưng cảng về sau càng thủ tiêu dần quyền hạn của triều đình và biến dần thành một thuộc địa như Nam Kì

Như vậy, thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba kì với ba chế độ cai

trị khác nhau, chính sách “chia dé trị” là chính sách thống trị của chủ nghĩa

thực dân, nhằm chia rẽ khối đoàn kết đân tộc, chia rẽ sự thống nhất nhằm dễ

bề cai trị và bóc lột Dù là “trực trị” hay “bảo hộ”, thực dân Pháp đều sử

dụng Bọn vua quan phong kiến, địa chủ, cường hào, ác bá làm tay sai, làm công cụ thống trị, cấu kết chặt chẽ giữa hai thế lực phản động trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân

1.3 Chính sách áp bức, bóc lột về kinh tế

— Từ giữa thế ki XIX trở đi, chủ nghĩa tư bản phương Tây thực hiện ' cuộc xâm lược thuộc địa đối với hầu hết các nước châu Á và châu Phi, với mục đích biến thuộc địa thành thị trường độc chiếm, thành nơi cung cấp nguyên vật liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hoá cho nền kinh tế chính quốc

— Mục đích chính yếu của cuộc chiến tranh xâm lược là khai thác và

_ bóc lột kinh tế thuộc địa Trong thời gian xâm lược và thống trị tại Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác đại quy mô, được gọi là “Chương trình khai thác Đông Dương” lần thứ nhất (từ đầu thế ki XX đến

trước năm 1914) và lần thứ hai (sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm

1930) Đây được coi là hai cuộc tấn công quy mô vào mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, cung cấp lợi nhuận cho tư bản Pháp So

1.3.1 Tăng cường chính sách thuế khoá

— Năm 1897 khi Paul Doumer sang làm Toần quyền Đông Dương, toàn bộ quyền lực trong tay bộ máy cai trị thực dân được cải tổ lại (gọi là Phủ Toàn quyền Đông Dương) và lập ra một chế độ thuế khoá để cung cấp ngân sách cho hệ thống ngân sách tồn Đơng Dương (gọi là Ngân sách Đông Dương và Ngân sách Hàng xứ)

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:48

w