1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình luật lao động

508 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 508
Dung lượng 11,79 MB

Nội dung

Trang 1

| l ® h HÀ H3)]NG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHƠ HỖ CHÍ MINH 342-349 GIAO 2014 20138707 GIÁO TRÌNH LUẬT LAO ĐỘNG

Giiáa trình luật lan

(ANU ill l XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - HỘI LUẬT GIÁ VIỆT NAM

{

Trang 3

DAO TAO NGAN HAN

CENTRE FOR LEGAL CONSULTANCY & SHORT-TERM TRAINING (CLS)

KE Te

* Trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biển pháp luật; *⁄ Thực hành pháp luật cho sinh viên;

* Thực hiện dịch vụ tư vấn cho cá nhân & doanh nghiệp;

*/ Thực hiện các dự án hợp tác quốc tế vì cộng đồng Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên gồm các PGS, Tiến sỹ, Thạc 3ÿ Luật, Luật sư, Luật gia cĩ nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo trong và ngồi nước

EGRET

¥ Tu vn, thiét kể, tổ chức chương trình đào tạo ngắn

hạn cho cán bộ, cơng nhân viên các cơ quan,

doanh nghiệp theo yêu cầu; * Nĩi chuyện chuyên đề về pháp luật;

x Tập huấn các văn bản pháp luật mới ban đành n vị, “ĐAOmoweANHAN Các khĩa học: + Quản trị doanh nghiệp & kiến thức pháp luật dành cho nhà quản lý: 05 thắng *⁄ Pháp luật kính doanh dành cho nhà quản lý doanh nghiệp: 2,5 tháng

+ Pháp luật về sở hữu trí tuệ: 2,5 tháng

*ˆ Quản trị văn phịng và nghiệp vụ thư ký chuyên nghiệp: 02 tháng

+ Pháp luật doanh nghiệp thương mại & đầu tu:01 tháng, + Pháp tuật trong hoạt động ngân hàng: 01 thang + Soạn thảo hợp đồng, ngăn ngừa rủi ro & các phường thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng: 04 ngày

Piêng B103 ~ 02 Nguyễn Tắt Thành - Phường 12 - Quận 4 —TP HCM

Fel: 08 2940 0989 (ext: 146 & 147) - 08 3943 4300- Fax: 08 3826 5291

Trang 4

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHi MINH

GIAO TRINH

LUAT LAO DONG

Trang 5

Chi bién PGS.TS Tran Hoang Hai Biên soạn ThS Nguyễn Thị Bích Chương V (Muc 5)

ThS Dinh Thi Chién

Chuong IV, V (Muc 1, 2, 3, 4), VII

ThS Dé Hai Ha

Chuong VI, X PGS.TS Tran Hoang Hai

Chuong I, II (Muc 1), XII TS Lê Thị Thúy Huong

Chương VI, XI ThS Bui Thi Kim Ngan Chuong II (Muc 2, 3), III

Trang 6

LOI NOI ĐẦU

Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những vấn đẻ lý luận và pháp lý cơ bản, cần thiết cho sinh viên bậc đại học, giúp cho người học cĩ đủ kiến thức về pháp luật lao động để lý giải các vấn dé lý luận và vận dụng được các quy định pháp luật vào thực tiễn Bên cạnh đĩ, giáo trình này cịn đem đến cho người đọc một cách nhìn rộng hơn về pháp luật lao động, quan hệ lao động và định hướng phát triển của ngành luật này trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay

Giáo trình được xây dựng dựa theo cấu trúc của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 Các chế định của Bộ luật Lao động được phân tích khá cụ thê từ những vấn đề lý luận đến luật thực định Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối của giáo trình, tap thé tác giả chủ yếu phân tích các quy định trong các văn bản cĩ giá trị pháp lý cao và ổn định như các bộ luật, đạo luật của Quốc hội và các nghị định của Chính phủ

Trang 7

29 66

trung tâm”, “nâng cao khả năng tự nghiên cứu của người học” Sau mỗi chương, giáo trình đều đặt ra yêu cầu về khối lượng kiến thức mà sinh viên phải đạt được Bên cạnh đĩ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học cĩ nhu cầu nghiên cứu sâu hơn, giáo trình cịn cung cấp danh mục tài liệu tham khảo phong phú cho từng chương

Khi biên soạn giáo trình, các tác giả đã tham khảo và tiếp

thu cĩ chọn lọc những giáo trình do các cơ sở đào tạo luật khác

trong nước đã xuất bản

Tập thể tác giả hy vọng Giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là tài liệu bổ ích cho sinh viên các hệ đào tạo, bậc cử nhân, học viên sau đại học tại các cơ sở đào tạo luật trong cả nước và bạn đọc cĩ quan tâm

Rất mong nhận được sự đĩng gĩp quý báu của độc giả để giáo trình ngày càng được hồn thiện hơn trong những lần tái bản tiếp theo

Trang 8

BANG CHU VIET TAT ATLD, VSLD: BHXH: BLDS: BLDTBXH: BLLD: BYT: DTXH: HĐLĐ: HĐTTLĐ: HGVLĐ:

An tồn lao động, vệ sinh lao động

Bảo hiểm xã hội

Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày l4 tháng 6 năm 2005

Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khĩa XHI, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngay 18 thang 6 nam 2012

Bộ Y tế

Đối thoại xã hội

Hợp đồng lao động

Trang 9

ILO: NLD: NSDLĐ: TAND: | TCLD: TGLV, TGNN: TULDTT: UBND: WTO: Tổ chức Lao động quốc tế Người lao động Người sử dụng lao động Tịa án nhân dân Tranh chấp lao động

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thỏa ước lao động tập thể

Ủy ban nhân dân

Trang 10

MUC LUC

CHUONG I: KHAI QUAT VE PHAP LUAT LAO DONG i07 10

1 Khái niệm Luật Lao động Việt Nam 10

2 Những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động 35 3 Chức năng va định hướng phát triển của pháp luật lao động 41 4 Phân biệt Luật Lao động và một số ngành luật khác 54 5 Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động -. - 57 6 Sơ lược về lịch sử Luật Lao động Việt Nam

từ Cách mạng tháng Tám đến nay . - - 5c cccccccreeecee 75 CHƯƠNG II: QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 85 1 Quan hệ pháp luật lao động cá nhân +-<c<52 86 2 Quan hệ pháp luật lao động tập thỂ -cc+cccc 09

3 Các quan hệ pháp luật khác cĩ liên quan trực tiếp

h1 i8/:§ 10c 7 101

CHƯƠNG III: CƠNG ĐỒN -cccccccrkeecerrriee 112

Trang 11

4 Tham quyén cia té chite cOng doan oo ess eeseeseeseeee 117 5 Dam bảo điều kiện hoạt động cơng đồn - -«¿ 126

CHƯƠNG IV: VIỆC LÀM ~ HỌC NGH: - 130

LB Vib La oo — 130 2 Hoc nghé ceececcecscessesessessessessesssssseesssessesacseeseessesaeereeseenens 140

CHƯƠNG V: HỢP ĐƠNG LAO ĐỘNG 149

1 Khái quát về hợp đồng lao động . -cscccscccccei 150 2 Giao kết hợp đồng lao động ¿ c6©csccccccecrees 178 3 Thực hiện, thay đổi, tạm hỗn hợp đồng lao động 188 4 Chấm dứt hợp đồng lao động -c-©5cccccrerrerrcee 194 5 Cho thuê lại lao động TH TH HH này 209 CHƯƠNG VI: DOI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC,

THƯƠNG LƯỢNG TẬP THẺ VÀTHỎA ƯỚC

LAO ĐỘNG TẬP THÊ - s2 vczscerxeesrxev2 tru 235

1 Đối thoại tại nơi làm việc cccccceceeeecree 22 5 2 Thương lượng tập thỂ ¿2-5-5 S SE eSkzrkzExerkrrered 248 3 Thỏa ước lao động tập thê -.-2ccccterkrcrrrrrerrrrkee 272 CHƯƠNG VII: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ

NGƠI TL TQ HS n TT TT HH TT ng ng nhu 293

1 Khái quát về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 293 2 Các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ nƠI «5 sườn 300 CHƯƠNG VIII: TIỀN LƯƠNG - 5-5555 ccsc5S2 318 1 Khái quát về tiền lương . .¿55-55sccsccvsrerecrreree 318

2 Chế độ tiền lương - ¿22-5221 tt v222121112 21121121 1e, 323

Trang 12

CHUONG LX: AN TOAN LAO DONG, VE SINH

LAO ĐỘNG " 348

1 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản về an tồn lao động, vệ sinh lao động cv 1n ng xE HH H4 ket 348 2 Nghĩa vụ đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh lao động 355 3 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiỆp - - c +5 Sc<<<c<cceesee 363 4 Biện pháp phịng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 369 5, Chế độ an tồn lao động, vệ sinh lao động đối với một số đối tượng lao động đặc thù .- Gà 2n HH ray 375

CHƯƠNG X: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM

VẬT CHÁT - c2 nv S2 hy rrveg 382

1 Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động .383 2 Kỷ luật lao động - S.cn HH HH ng nrt 394

3 Trách nhiệm vật chất -::22221222222222222112 56 416

CHƯƠNG XI: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT

TRANH CHẮP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CƠNG 429

1 Tranh chấp lao động . 2 cs+2222ztczzzczrrrrertrrrreea 429 2 Giải quyết tranh chấp lao động -. cv 438

E90 1n 458

4 Giải quyết đình cơng :-©sc 52c tzeverxerrrkerrerrrrree 475 CHƯƠNG XII: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG 488 1 Quản lý nhà nước về lao động - 255cc c5ccssc sec 488 2 Thanh tra và xử phạt các hành vi vi phạm

Trang 13

CHUONG I

KHAI QUAT VE PHAP LUAT LAO DONG VIET NAM 1 Khái niệm Luật Lao động Việt Nam

Cơ sở vật chất của bất kỳ xã hội nào đều được tạo nên bởi sức lao động của con người Tất cả mọi phát minh vĩ đại nhất,

tồn bộ quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật của xã hội lồi người đều là kết quả của hoạt động lao động của nhiều thế hệ Như vậy, cĩ thể khẳng định rằng lao động chính là hoạt động cĩ định hướng, được thực hiện thơng qua hoạt động thể

lực và trí ĩc của con người để nhận được những lợi ích về vật

chất và tinh than — dé la nhitng san phdm cia lao dong, san xuất Cho nên, cĩ quốc gia quan niệm rằng chính lao động là nền tảng hình thành và tồn tại của nhà nước mình Chẳng hạn, Điều 2 Hiến pháp Ý năm 1946 nêu rõ: “/ølia — nhà nước Cộng hịa dân chủ, dựa vào lao động”,

Ở nước ta trước đây, trong cơ chế bao cấp, người lao động (“ĐLĐ”) là người chủ của xã hội, họ lao động là để phục vụ đất

' Xem: Koncmumyllua limansaHcKoũ Pecnyốuuku (Hiến pháp Cộng hỏa Italia) om 22121947 2./ Koncmumyyuu G6ypocyasneix cmpan Van 1Opwnwweckax nuTepatypa 1982, c.124 ,

Trang 14

nước, nên sức lao động khơng được xem là hàng hĩa Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được thừa nhận là hàng hĩa Hơn thế nữa, “sức lao động khơng phải là hàng hố bình thường, mà đĩ là một trong những giá trị vĩ đại nhất của xã hội phát triển”, và dù trong cơ chế nào đi nữa, theo ơng Volfenson I.— Giám đốc Ngân hàng thế giới, “lao động an tồn, cĩ hiệu quả là chìa khố

A003

của sự tiên bộ xã hội va phat trién kinh tê””

Trong quá trình lao động xã hội, việc phát sinh những nhu cầu về vật chất và tinh thần mang tính khách quan, việc kết hợp trong lao động là yếu tố tất yếu Chính vi lẽ đĩ, quá trình lao động luơn mang tính tổ chức Như vậy, sự hợp tác trong lao động là thuộc tính của hoạt động sản xuất của xã hội, là quan hệ giữa người và người trong quá trình “hợp tác sử dụng” cơng cụ lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Hay nĩi khác hơn, lao động hợp tác là hệ thống cách thức ứng xử cĩ tổ chức, cĩ nhận thức của con người về sự cần thiết phải tuân thủ những quy định, quy tắc nhất định trong một tập thẻ

Trong khoa học pháp lý trên thế giới nĩi chung, ở nước ta nĩi riêng, cĩ nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia hệ thống pháp luật quốc gia: Theo cách thứ nhất, hệ thống pháp luật quốc gia được chia thành cơng pháp và tư pháp, căn cứ vào mục tiêu điều chỉnh, lợi ích của đối tượng ma các quy định thuộc lĩnh vực đĩ hướng tới; Theo cách thứ hai, người ta chia hệ thống pháp luật thành những ngành luật độc lập căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật

? Quan điềm của các luật gia nỗi tiếng của Pháp, xem: Despax M và Rojot J., Labour Law and Industrial Relations in France (Luật lao động và quan hệ cơng nghiệp ở Pháp) Deventer, 1987 tr 36

Ỷ Xem 3Xypnan: Jlenosoli up (Tạp chí Delovoi Mir) ngày 30/7/1995

Trang 15

đĩ Mỗi quan điểm cĩ những điểm thuyết phục và những điều bất hợp lý riêng

Liên quan đến các yếu tố luật cơng của Luật Lao động cĩ thể kế đến phương diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động Bên cạnh đĩ, những yếu tố tư pháp của Luật Lao động thể hiện ở chỗ hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sớ bình đẳng giữa các chủ thể, các bên cĩ quyền thỏa thuận những điều kiện lao động, thỏa thuận về việc thay đổi chấm dứt quan hệ lao động Ngồi ra, trong pháp luật lao động cĩ nhiều nội dung mang tính chất của luật tư, chẳng hạn: người sử dụng lao động (“NSDLĐ”), trong đĩ cả giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cĩ quyền tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm việc ban hành các văn bản cĩ giá trị pháp lý cơ sở, thực hiện quyền xử lý kỷ luật NLĐ); NLD cĩ trách nhiệm phục tùng yêu cầu của NSDLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuân thủ nội quy và quy định do NSDLĐ ban hành; quyền tự bảo vệ; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm cá nhân trong việc việc bồi thường

thiệt hại, v.v

Một nguyên nhân nữa dẫn đến Luật Lao động vừa cĩ yếu tố cơng vừa cĩ yếu tổ tư vì nĩ kết hợp cả các quy phạm pháp luật nội dung lẫn quy phạm hình thức Trong suốt thời gian tổn tại và phát triển của mình, pháp luật lao động được xem như một hệ thống thống nhất bao gồm các quy phạm nội dung và quy phạm hình thức Mặc dù trong thời gian gần đây cĩ đề xuất chia tách Luật Tổ tụng lao động trở thành một ngành luật độc lập" Tuy nhiên, việc hiện thực ý tưởng đĩ gặp phải sự khơng đồng tình

* Tpydosoe npoyedypHo-npoyeccyanbHoe npa&o: yue6noe nocoðue (Luật Tơ tụng lao động) Ilon pen Ckoðenkuna B.H Mãn Baponexckoro H37 'VHHBepcwreT, 2002

Trang 16

của nhiều nhà khoa học bởi vì các quy phạm nội dung và quy phạm tố tụng điều chỉnh quan hệ lao động khơng thể tách rời nhau (khơng thể tách rời quy định về cơ sở pháp lý để sa thải NLĐ và trình tự sa thải; cũng như trách nhiệm vật chất và trình tự xử lý) Cho nên, việc tách thành thêm một ngành luật độc lập nữa - Luật Tố tụng lao động như đã nêu trên - khơng cĩ ý nghĩa thực tiễn

Một nhà khoa học của Nga cho rằng sự phát triển tiếp tục của pháp luật sẽ tùng bước xĩa đi khoảng cách giữa luật cơng và luật tư và trong luật cơng cĩ sự hiện diện của lợi ích tư (lợi ích cá nhân)” Quan điểm đĩ hồn tồn được khăng định khi xuất hiện khái niệm “Luật xã hội” Luật xã hội theo nghĩa rộng bao gồm Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Y tế, v.v Nĩ là một lĩnh vực trung gian giữa luật cơng và luật tư; mục đích của luật xã hội và định hướng của nĩ là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ xã hội, đồng thời cũng bảo vệ mỗi cơng dân trong xã hội đĩ Luật Lao động là một bộ phận của luật xã hội nên cũng cĩ thể hiểu nĩ là luật cơng Điều này được thể hiện bằng việc đảm bảo thực thi quyển và lợi ích hợp pháp của các bên quan hệ lao động bởi nhà nước Rất nhiều các điều kiện lao động được xác định khơng phải bởi sự thỏa thuận của các bên mà bởi quy định của pháp luật Một ví dụ cụ thể là sự tự do thỏa thuận của các bên lại bị hạn chế bởi nguyên tắc cơ bản, theo đĩ sự thỏa thuận của các bên quan hệ lao động được xem là bất hợp pháp nếu làm giảm đi quyền và lợi ích của NLĐ so với quy định của pháp luật Đồng thời, nhà nước cịn chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp

7 JIlepmenenmd 1.0, O6tyar meopua npaea Yuebuoe noco6ue (Ly ludn chung về pháp luật) M., „an đ‡Opwnmaecknl kommen MY», 1995, c 167

Trang 17

luật lao động, nhất là từ phía NSDLĐ và quy định trách nhiệm

hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động

Từ những phân tích trên cĩ thể cho rằng Luật Lao động khơng hồn tồn là luật tư và cũng khơng hắn là luật cơng Ngành luật này bao gồm cả những yếu tổ cơng và yếu tố tư, bản chất hai mặt đĩ đã phát sinh ngay từ thời điểm ra đời của pháp luật lao động Tuy nhiên, vẫn đề này khơng được đặt ra ở Việt Nam vì hệ thống pháp luật được chia thành các ngành luật độc lập trong đĩ cĩ Luật Lao động

Thực tế ở Việt Nam, yếu tố cơng đang chiếm ưu thế ở tồn bộ các chế định của pháp luật lao động, kể cả những chế định mà lẽ ra cần phải được quy định sao cho đảm bảo tối đa quyền tự do thương lượng của các chủ thể quan hệ lao động Chẳng hạn, hiện nay, Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào những vấn đề như: loại hợp đồng, việc chuyên hĩa loại hợp đồng và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ, của NSDLĐ, v.v trong chế định HĐLĐ; thời hạn cĩ hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, việc gia hạn thỏa ước, v.v trong chế định thỏa ước lao động tập thé Sẽ hợp lý hơn, nếu đối với các chế định nêu trên, yếu tổ tư của pháp luật lao động được thể hiện ở mức độ cao hơn

Về mặt lịch sử, Luật Lao động được tách ra từ Luật Dân sự và hiện nay ở một số nước, nhiều chế định của Luật Lao động vẫn được quy định trong Luật Dân sự Luật Lao động là ngành luật trẻ, những đạo luật về lao động ra đời vào thời kỳ đầu của giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản (thế kỷ XVII-XIX) Nhưng, sau đĩ pháp luật lao động phát triển rất nhanh chĩng và đến giữa thế kỷ XX, trở thành một trong số các ngành luật quan trọng nhất ở nhiều quốc gia Trong xã hội hiện đại, Luật Lao

Trang 18

động là cơng cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc ổn định sản xuất của từng doanh nghiệp và sự phát triển của tồn xã hội, nĩi chung So với các ngành luật khác, Luật Lao động là ngành luật rất nhạy cảm, thường xuyên thay đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia (ví dụ, khi nền kinh tế phát triển hoặc lạm phát ở mức độ tương đối cao làm giảm sút sức mua của tiền lương thì nhà nước quyết định tăng mức lương tối thiểu, thay đổi mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, v.v

Trong hệ thống pháp luật nước ta, Luật Lao động giữ vị trí quan trọng Nĩ điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tổ chức và sử dụng lao động Pháp luật lao động cĩ vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh, ổn định thị trường sức lao động, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng cĩ hiệu quả, hài hịa quan hệ xã hội theo định hướng xây dựng một xã hội cơng băng, văn minh Bên cạnh đĩ, do hoạt động lao động và tâm lý là hai yếu tố khơng thê tách rời nhau trong mỗi NLĐ, nên trong giai đoạn hiện nay, yếu tố tâm lý, tỉnh thần của NLĐ, sự hợp tác của NLĐÐ và NSDLĐ được quan tâm nhiều Từ đĩ, nảy sinh những vấn đề mới cần được các quốc gia điều chỉnh như bồi thường danh dự, nhân phẩm cho NLĐ Điều đĩ cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng, bởi thực tiễn đã chứng minh rằng, hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động chỉ đạt được nếu cĩ quan tâm đến lợi ích của cả hai bên: NLD va NSDLD

Trang 19

xã hội, của nền đân chủ của mỗi quốc gia cĩ tác động tích cực

đến pháp luật lao động :

Là một ngành luật độc lập trong hệ thơng pháp luật nước ta, Luật Lao động cĩ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là hai tiêu chí để xác định ranh giới giữa các ngành luật trong một hệ thống pháp luật quốc gia

1.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam là những quan hệ xã hội cùng loại, được điều chỉnh bởi các quy phạm của ngành luật đĩ

Bản thân tên gọi của ngành Luật Lao động đã phần nào xác

định được đối tượng điều chỉnh của mình — các quan hệ trong

lĩnh vực lao động Tuy nhiên, khơng phải bất kỳ quan hệ nào phát sinh trong quá trình lao động đều thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động Điều 1 của Bộ luật Lao động” (“BLLĐ”) quy định: “BLLĐÐ quy định tiêu chuẩn lao động;

quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại điện tập thể lao động, tổ chức đại diện NSDLĐ trong quan hệ lao

động và các quan hệ khác liền quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động”

Như vậy, cĩ thể cho rằng Luật Lao động Việt Nam điều chỉnh ba mối quan hệ: (ï) quan hệ lao động mang tính chất cá nhân; () quan hệ lao động mang tính chất tập thé; va (iii) cdc quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

° BLLĐ được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khĩa XI,

kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18 thang 6 năm 2012 theo Luật số 10/2012/QH13

Trang 20

111 Quan hệ lao động mang tính chất cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động _

Quan hệ lao động (“QHLĐ”) mang tính chất cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ là QHLĐ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng

lao động Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ này được xem là

đối tượng điều chinh chủ yếu, quan trọng nhất của pháp luật lao động của nước ta

Về tính chất, QHLĐ cá nhân vừa mang tính kinh tế, vừa ;ang tính xã hội Bởi lẽ, quan hệ này được thiết lập trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ Quá trình đĩ được thực hiện nhằm hướng tới những lợi ích kinh tế (NSDLĐ thu lợi nhuận, NLĐ nhận tiền lương và các chế độ vật chất khác) Hệ quả của lợi ích vật chất là những đảm bảo về đời sống tỉnh thần của NLĐ nĩi riêng và cho xã hội nĩi chung

Và quy mơ, QHLĐ cá nhân vừa là một quan hệ cá nhân vừa là một quan hệ cĩ tính tập thể QHLĐ được thiết lập trên cơ sở - thoả thuận giỡa cá nhân NLÐ và NSDLĐ nhưng thường được thực hiện dưới hình thức lao động của xã hội, tồn tại trong một tập thê nhất định Tính tập thể càng thể hiện rõ nét trong trường hợp doanh nghiệp cĩ thoả ước lao động tập thể

Về pháp lý, QHLĐ cá nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể thơng qua việc giao kết HDLD Tuy nhiên, sau khi HĐLĐ được giao kết thì NLĐ ở một vị thế phụ thuộc vào NSDLĐ (NSDLĐ xây dựng thang bảng lương, quyết định mức thưởng, xử lý kỷ luật NLĐ, v.v ~ điều mà NLĐ khơng thể cĩ được trong quá trình làm việc cho NSDLĐ)

Trang 21

Về lợi ích, QHLĐ cá nhân vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn Mâu thuẫn về lợi ích là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà NSDLĐ luơn hướng tới việc thu nhiều lợi nhuận, cịn NLĐ luơn mong muốn cĩ thu nhập ngày càng cao hơn Tuy nhiên, trong một xã hội phát triển, van dé hai hoa QHLD 1a van dé duoc nhà nước quan tâm Điều đĩ thúc đây QHLĐ phát triển bền vững, mang lại lợi ích ổn định và lâu dài cho cả hai bên

Nội dung của QHLĐ cá nhân tương đối phong phú trong đĩ chứa đựng những vấn đề cơ bản thuộc về tuyển chọn, bố trí, điều hành, quản lý lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ

luật lao động, an tồn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã

hội, v.v

QHLĐ cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động bao gồm:

Một là, QHLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ là các doanh nghiệp, tơ chức hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế hoặc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức đảng, đồn thể, v.v cĩ thuê mướn lao động băng hình thức HĐLĐ

Hai là, QHLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức cĩ yếu tơ nước ngồi bao gồm:

- QHLĐ giữa NLĐ Việt Nam và NSDLĐ là doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngồi hoặc quốc tế đĩng trên lãnh thổ Việt Nam;

- QHLĐ giữa người nước ngồi với các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam được phép sử dụng lao động là người nước ngồi;

Trang 22

Theo phap luat hién hanh 6 nudc ta, QHLD do phap luat lao động điều chỉnh khác với QHLĐ giữa cán bộ, cơng chức, viên chức với thủ trưởng cơ quan nhả nước được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính Sự khác biệt trong quy định pháp luật xuất phát từ bản chất của hai loại QHLĐ này Nếu nhĩm quan hệ thứ nhất dựa trên cơ sở bình đẳng, thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, thì QHLĐ thuộc nhĩm thứ hai mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, nhất là trong quá trình quản lý lao động của thủ trưởng cơ quan nhà nước Tuy nhiên, cho dù QHLĐ của các chủ thể mang tính chất khác nhau đi chăng nữa, thì tất cả họ đều sử dụng sức lao động của mình để làm việc và trong quá trình làm việc đĩ, họ cũng cần được hưởng lương, được nghỉ ngơi, được đảm bảo về vật chất trong những trường hợp làm mắt đi nguồn thu nhập của họ Chính vì vậy, một số quy định của pháp luật lao động cũng được áp dụng cho cán bộ, cơng chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, cơng an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xa’,

1.1.2 Quan hệ lao động mang tính chất tập thể

QHLD mang tính chất tập thể (“QHLĐ tập thé”) la QHLDP: (i) giữa tập thể lao động với NSDLĐ; hoặc đi) giữa tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với NSDLĐ; hoặc Hệ) giữa tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với tổ chức đại điện NSDLĐ

7 Khoản 3 Điều 240 BLLĐ

Trang 23

Đặc điểm nỗi bật nhất của QHLĐ tập thể là trong quan hệ đĩ cĩ sự tham gia của cơng đồn, với tư cách là tổ chức duy nhất đại diện cho tập thể lao động

Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong QHLĐ Trong doanh nghiệp, quan hệ này thường được thể hiện ở việc tham gia của cơng đồn trong việc cụ thể hố những điều kiện lao động như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, giám sát việc tuân thủ những quy định của pháp luật và các thoả thuận khác.Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế xây dựng mối QHLĐ hài hịa, cơng đồn cịn giữ vai trị “cầu nối” trong quan hệ giữa NLĐ và NSDLD

Tổ chức đại điện NSDLĐ là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong QHLĐ Quan hệ giữa tổ chức đại diện của tập thể lao động với tổ chức đại diện NSDLĐ thể hiện trong việc thương lượng tập thể phạm vi ngành, tham gia hịa giải tranh chấp lao động tập thể”, v.v

Luật Lao động điều chỉnh các QHLĐ nêu trên nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của NLĐ, hài hoa lợi ích của các bên, hạn chế và phịng ngừa tranh chấp lao động

1.1.3 Các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

Cĩ những quan hệ, mặc dù khơng phải là QHLĐ, nhưng được hình thành trước khi cĩ QHLĐ nhằm mục tiêu tiến tới việc

® Điều 69 BLLĐ

Trang 24

xác lập quan hệ này, hoặc đồng thời tồn tại với QHLĐ nhằm duy trì QHLĐ lành mạnh, hoặc xuất hiện sau khi cĩ QHLĐ hoặc thay thế QHLĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên, nhất là của NLĐ Đĩ là các quan hệ sau:

e Quan hệ về việc làm và học nghề:

Quan hệ việc làm là quan hệ phát sinh giữa cá nhân cĩ nhu cầu tìm kiếm việc làm với doanh nghiệp hoặc tổ chức dịch vụ việc làm

Quan hệ học nghề là quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập nghề với cá nhân, tổ chức dạy nghề

Những quan hệ này thường phát sinh trước khi cĩ QHLĐ, cĩ nghĩa khơng phải là QHLĐ Nĩ cĩ vai trị tạo điều kiện cho việc thiết lập QHLĐ Bên cạnh đĩ, trong xã hội phát triển, việc học tập của NLĐ phải được thực hiện “suốt đời” nhằm cập nhật kịp thời những kiến thức mới của cơng nghệ hiện đại với mục đích duy trì việc làm ơn định cho bản thân

e Quan hệ về bảo hiểm xã hội:

Hiện nay, việc bảo đảm vật chất cho NLĐ trong những trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất, v.v bằng quỹ bảo hiểm xã hội (“BHXH”) được Luật Lao động nước ta điều chỉnh Để được hưởng các chế độ BHXH, NLĐ (hoặc thành viên của gia đình

họ) phải cĩ những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định

Quan hệ BHXH gồm nhiều lĩnh vực nhưng được thể hiện chủ yếu ở hai quan hệ chính là quan hệ tạo lập quỹ BHXH và quan hệ thực hiện chế độ BHXH

Trang 25

Quan hệ tạo lập quỹ BHXH phát sinh giữa: (1) những người đĩng BHXH (bao gồm: NSDLĐ va NLD); va (ii) co quan BHXH (là đơn vị thu và quản lý quỹ BHXH)

Quan hệ thực hiện chế độ BHXH phat sinh giữa: (1) co quan BHXH (là đơn vị chỉ trả các chế độ BHXH); và (iï) người thụ hưởng (là NLÐ hoặc thân nhân của họ)

e Quan hệ về bồi thường thiệt hại:

Trong lao động, quan hệ về bồi thường thiệt hại (“BTTH”)

là một dạng trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý là trách

nhiệm gánh chịu những hậu quả bất lợi của chủ thể vi phạm các quy định của pháp luật!?

_ Quan hệ BTTH trong Luật Lao động thể hiện ở các trường hợp sau:

- BTTH vẻ tài sản: Thơng thường, trách nhiệm này là của NLĐ do hành vi gây thiệt hại vật chất cho NSDLĐ;

- BTTH vé thu nhập, bao gồm: Trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp trả lương chậm cho NLĐ (Điều 96 BLLĐ); Trong trường hợp NLĐ ngừng việc (Điều 98 BLLĐ); Bồi thường thu nhập đối với NLD khơng tham gia đình cơng nhưng phải ngừng việc vì lý do đình cơng (Điều 218 BLLĐ);

- BTTH vẻ tính mạng và sức khỏe: Đây là trách nhiệm của

NSDLD déi voi NLD trong trường hợp NLĐÐ bị tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp;

- BTTH khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Trách nhiệm này thuộc về cả hai chủ thể của QHLĐ khi khơng

!9 KOpuịuueckuũ cuosapo (Từ điển pháp lý) Han Hndpa M, 1998, c 365

Trang 26

thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 37, 38 BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành

Xét về mục đích, trách nhiệm BTTH trong pháp luật lao động cĩ sự khác biệt so với trách nhiệm BTTH của pháp luật dân sự Nếu trong Luật Dân sự, trách nhiệm BTTH chỉ nhằm khơi phục những thiệt hại mà các bên đã gây ra cho nhau (trách nhiệm đĩ xuất phát từ lẽ cơng bằng), thì trong Luật Lao động, trách nhiệm BTTH cịn nhằm gĩp phần tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm của các bên và đồng thời bảo vệ NLĐ Điều này thể hiện rõ nét trong việc quy định mức và cách thức bồi thường của NLĐ cho NSDLĐ trong pháp luật nước ta

e Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng: Tranh chấp lao động (“TCLĐ”) xảy ra trong QHLĐ là khơng thể tránh khỏi TCLĐ cĩ thể là TCLĐ cá nhân, cĩ thể là TCLD tập thể; tranh chấp về quyền hoặc tranh chấp về lợi ích TCLD tap thể lên tới đỉnh cao cĩ thê dẫn tới đình cơng

Quá trình giải quyết các TCLĐ làm phát sinh mối quan hệ giữa các bên tranh chấp với các cơ quan, tổ chức cĩ thâm quyền giải quyết tranh chấp đĩ Theo các quy định từ Điều 194 đến Điều 208 của BLLD, cdc TCLD được giải quyết bởi các tổ chức, CƠ quan sau:

- Đối với TCLĐ cá nhân: hồ giải viên lao động, tồ án nhân dân (Điều 200 BLLĐ)

Trang 27

dân giải quyết (khoản 1 Điều 203 BLLĐ); tranh chấp về lợi ích do hồ giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động giải quyết (khoản 2 Điều 203 BLLĐ)

Luật Lao động điều chỉnh quan hệ này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể (đặc biệt là NLĐ, tập thê lao động)

Đình cơng là quyền kinh tế - xã hội của NLĐ Đình cơng

vừa là đỉnh cao của TCLĐ tập thể về lợi ích, vừa là hậu quả của việc giải quyết khơng thành loại TCLĐ tập thể này

Đình cơng phải do Ban chấp hành (“BCH”) cơng đồn cơ sở (ở nơi cĩ tổ chức cơng đồn cơ sở) hoặc tổ chức cơng đồn cấp trên (ở nơi chưa cĩ tổ chức cơng đồn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Khi phát sinh đình cơng, xuất hiện các mối quan hệ giữa tập

thể lao động với NSDLĐ, giữa tập thể lao động với cơ quan quản lý nhà nước lao động địa phương, giữa tập thể NLĐ/NSDLĐ với tịa án nhân dân cĩ thẩm quyên

Theo yêu cầu của tập thể lao động hoặc NSDLĐ, tịa án nhân dân cấp tỉnh cĩ thâm quyền xem xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và tịa án nhân đân tối cao cĩ thâm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình

cơng do tịa án nhân dân cấp tỉnh ban hành

Trong trường hợp tịa án nhân dân kết luận cuộc đình cơng

là trái pháp luật, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình cơng và trở lại làm việc

Trong trường hợp đình cơng là hợp pháp, NSDLĐ phải bồi thường thiệt hại cho NLĐ tham gia đình cơng

Trang 28

s Quan hệ về quan ly nha nước về lao động:

Quan hệ về quản lý nhà nước về lao động là quan hệ giữa cơ quan nhà nước cĩ thâm quyền với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động Luật Lao động điều

chỉnh quan hệ này bằng cách quy định nhiệm vụ, quyền hạn của

các cơ quan quản lý và thanh tra nhà nước về lao động, nội dung của việc quản lý, thanh tra cũng như các hình thức, mức độ xử phạt các vi phạm pháp luật lao động :

- Xuất phát từ nguyên tắc nhà nước quản lý lao động bằng

pháp luật và sự ton tai của hiện tượng vi phạm pháp luật lao động

nên quan hệ này nhất thiết phải được xác lập nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật lao động được thực thị

1.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động

Nếu đối tượng của Luật Lao động giúp ta trả lời câu hỏi “Các quan hệ xã hội nào được pháp luật lao động điều chỉnh”, thì phương pháp điều chỉnh sẽ giải quyết vẫn đề “Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đĩ được thực hiện như thế nào và bằng những biện pháp gì” Trên cơ sở đĩ, cĩ thể hiểu phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp tác động của nhà nước lên các quan hệ xã hội do ngành luật ấy điều chỉnh - Như vậy, phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động là những cách thức, biện pháp tác động của nhà nước lên các quan hệ xã hội do Luật Lao động điều chỉnh nhằm phù hợp với bản chất khách quan của các quan hệ đĩ và tạo điều kiện cho các quan hệ đĩ phát triển theo ý chí của nhà nước

Trang 29

-chinh của Luật Lao động!! Tuy nhiên, cho dù theo quan điểm nào đi nữa thì về mặt lý luận, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được xác định bởi các dấu hiệu sau đây: () trình tự xác lập, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật; (1ï) vị trí pháp lý của các chú thể quan hệ pháp luật; (ii) tính chất của quyền và nghĩa vụ của các bên; và (iv) biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên Từ những dấu hiệu nêu trên, cĩ thể thấy rằng Luật Lao động sử dụng những phương pháp điều chỉnh sau đây:

12.1 Phương pháp thỏa thuận

Đây là phương pháp điều chỉnh quan trọng của Luật Lao động trong nền kinh tế thị trường, được sử dụng trong việc thiết lập QHLĐ, thay đổi quyền và nghĩa vụ lao động, chấm đứt quan hệ lao động và cả khi giải quyết TCLĐ

Phương pháp này cũng được sử dụng để tác động lên QHLD tập thể, mà biểu hiện rõ nhất là việc pháp luật quy định các bên ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thẻ

_ Phương pháp này thể hiện sự tự định đoạt của các chủ thê Ví dụ: hợp đồng lao động được hình thành trên cơ sở tự nguyện

u Chang hạn, cĩ quan điểm cho răng pháp luật lao động sử dụng các phương pháp điêu chỉnh sau: (1) Kết hợp trình tự thỏa thuận trong việc phát sinh, thay đổi, chấm đứt quan hệ lao động với một số quy định cĩ lợi cho NLĐ; (2) bình đẳng giữa các bên trong việc giao kết HĐLĐ và sự lệ thuộc của NLĐ đối với NSDLĐ và nghĩa vụ chấp hành nội quy lao động trong quá trình lao động; (3) kết hợp điều chỉnh quan hệ lao động bằng các quy định của nhà nước và sự thỏa thuận của các bên trong lĩnh vực lao động xã hội; (4) kết hợp giữa sự

thống nhất và sự khác biệt trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động; (5) cĩ

sự tham gia của đại diện NLĐ trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động Xem thêm: ?' pyịosoe npaso Kypc 1eKWuu (Tập bài giảng Luật Lao động) l1lon peg C.B I[petkopa 3g Omera, M., 2005, c 6-10 :

Trang 30

giữa NLĐ và NSDLĐ (Điều 15 BLLĐ), hai chủ thé trong quan hệ pháp luật lao động được quyên thoả thuận đề thay đối nội dung hợp đồng lao động đã được ký kêt (Điêu 35 BLLĐ) hoặc thoả thuận châm dút hợp đơng lao động (Điêu 36 BLLĐ), v.v

Thơng thường, thỏa thuận và bình đẳng là hai yếu tổ luơn luơn gắn liền với nhau, trong đĩ, bình đẳng là tiền đề cho sự thỏa thuận Tuy nhiên, sự bình đăng trong pháp luật lao động và pháp Luật Dân sự cĩ sự khác biệt nhất định Trong quan hệ làm cơng ăn lương, yếu tơ bình đẳng chủ yếu thê hiện tại thời điểm xác lập quan hệ, cịn trong quan hệ dân sự, sự bình đẳng tơn tại từ thời điểm xác lập đến khi chấm dứt quan hệ đĩ

1.22 Phương pháp mệnh lệnh

Phương pháp này thể hiện quyền uy của NSDLĐ đối với NLÐ trong quá trình lao động, là phương pháp khơng thê thiếu trong quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ

Theo quy định hiện hành của pháp luật lao động nước ta, NSDLĐ cĩ quyền điều chuyển NLĐ (Điều 31 BLLĐ), cĩ quyền kiểm tra, giám sát cơng việc của NLĐ, cĩ quyền ban hành nội quy lao động (Điều 119 BLLĐ), cĩ quyền xử lý kỷ luật đối với NLD vi phạm nội quy lao động và NLĐ phải cĩ nghĩa vụ chấp hành (Điều 125 BLLĐ), v.v

Phương pháp mệnh lệnh cịn thể hiện quyền uy của Nhà nước đối với NSDLĐ thơng qua kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về sử dụng lao động (Điều 235 - 239 BLLĐ)

Trang 31

1.2.3 Phương pháp thơng qua hoạt động của tơ chức đại diện người lao động tác động vào các quan hệ phát sinh trong qua trình lao động

Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Lao động Theo phương pháp này, cơng đồn tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động cĩ liên quan đến quyển vả lợi ích hợp pháp của NLĐ (việc làm, tiền lương, thu nhập, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an tồn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, BHXH, TCLĐ, v.v ) Điều này cĩ nghĩa là cơng đồn giúp đỡ NLĐ trong việc giao kết hợp đồng, bảo vệ họ trong suốt quá trình làm việc và kể cả sau khi QHLĐ của họ đã chấm dứt

Như vậy, Luật Lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh QHLĐ giữa NLÐ và NSDLĐ; các quan hệ xã hội khác cĩ liên quan trực tiếp đến QHLĐ

1.3 Hệ thống và nguơn của Luật Lao động 13.1 Hệ thống ngành Luật Lao động

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, được xây dựng theo cấu trúc thống nhất và cĩ mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận của cấu trúc đĩ

Trang 32

truyền thống, các quy phạm pháp luật lao động được chia thành hai phần: phần chung và phần riêng

Phần chung bao gồm các quy phạm quy định những vấn đề chung của việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc của ngành luật, quan hệ pháp luật lao động, v.v

Phần riêng bao gồm các quy phạm điều chỉnh từng mặt riêng biệt trong lĩnh vực lao động như: việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ký luật lao động, trách nhiệm vật

chất, BHXH, TCLĐ, v.v

Phần riêng của hệ thống ngành Luật Lao động lớn hơn rất nhiều so với phần chung Mỗi chế định pháp luật (được thể hiện trong phần riêng) được xây dựng nhằm điều chỉnh các yếu tố riêng trong nội hàm của QHLĐ Ví dụ: chế định hợp đồng lao động điều chỉnh trình tự giao kết, thay đổi và chấm đứt hợp đồng, v.V ; chế định thoả ước lao động tập thể điều chỉnh vấn đề về giao kết, đăng ký, gia hạn thoả ước, v.v

1.3.2 Nguơn của Luật Lao động

Trang 33

Chẳng hạn, ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ XX, cĩ quan điểm cho rằng nguồn gốc của Luật Lao động là “tìm cho biết coi luật đĩ do đâu mà cĩ”!”, Dưới gĩc độ hình thức, nguồn của pháp luật được hiểu là sự thể hiện bên ngồi của các quy định đĩ

Tuy nhiên, theo cách hiểu phổ biến nhất nguồn của một ngành luật nĩi chung là phương tiện, hình thức thể hiện ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội Tương ứng, nguồn của Luật Lao động là hình thức thể hiện ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh QHLĐ

Hiện nay, ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục

địa, những văn bản sau đây được xem là nguồn của pháp luật lao động: các cơng ước quốc tế về lao động được nhà nước phê chuẩn, hiến pháp, các đạo luật về lao động, các văn bản đưới luật (nghị định, thơng tư, quyết định, v.v ), án lệ; thỏa ước tập thé, các thỏa thuận hai bên hoặc ba bên khác, hợp đồng lao động, nội quy của doanh nghiệp, cơ quan; quyết định của tịa án, trọng tài lao động, v.v Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (common law), các phán quyết của Tồ án (case) là nguồn pháp luật chủ yếu, kế đến là các văn bản luật (legislation), các học thuyết pháp lý (doctrine) và các tập quán

Theo pháp luật nước ta, nguồn của pháp luật lao động bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cĩ thấm quyền ban hành để điều chỉnh các QHLĐ và các quan hệ xã hội khác cĩ liên quan trực tiếp đến QHLĐ: Hiến pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và phê chuẩn,

'* Huỳnh Khắc Dụng 7?m hiểu Luật Lao động, Nxb Sài Gịn, 1962, tr 7

Trang 34

BLLD, cdc van ban didi luat (phap 1énh cua Ủy ban thường vụ

Quốc hội, nghị định của Chính phủ, thơng tư của các bộ, thơng tư liên bộ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của bộ

* trưởng các bộ hữu quan) Cụ thê:

1.3.2.1 Các điễu ước quốc té

Khoản 2 Điều 169 BLLĐ quy định: “Lao động là cơng dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao

động Việt Nam, điều trớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên cĩ quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ”

Trang 35

ILO, trong dé tap trung vào các Cơng ước liên quan đến việc xây dựng và phát triển thể chế kinh tế thị trường phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam để phê chuẩn vào thời điểm thích hợp, như Cơng ước 105 về xĩa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc, Cơng ước số 87 về tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức, Cơng ước số 98 về quyền tổ chức, thương lượng tập thể'? 1.3.2.2 Các văn bản luật - Hiến pháp 1992; - Bộ Luật Lao động 2012; - Luật Bảo hiểm xã hội 2006; - Luật Dạy nghề 2006; - Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi 2006; - Luật Bình đẳng giới 2006; - Luật Người khuyết tật 2010; - Luật Người cao tuổi 2010; - Luật Cơng đồn 2012

1.3.2.3 Các văn bản đưới luật

Trang 36

thương binh và xã hội; Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động khơng được đình cơng và giải quyết yêu cầu của tập thé lao động ở đơn vị sử dụng lao động khơng được đình cơng; Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Điều 10 của Luật Cơng đồn về quyền, trách nhiệm của cơng đồn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an tồn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động vẻ tranh chấp lao động; v.v

- Các quyết định của Thú tướng Chính phủ như: Quyết định số 68/2007/QĐ-TTg ngày 17/5/2007 về việc thành lập Ủy ban quan hệ lao động, Quyết định số 22§1/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an tồn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015, v.v

- Thơng tư, thơng tư liên tịch của Bộ Lao động — Thương bình và Xã hội (“BLĐTBXH”) và các bộ liên quan như: Thơng tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động: Thơng tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 ban hành danh mục cơng việc nhẹ được sử dụng người dưới 15

Trang 37

1.3.2.4 Nguơn bồ sung

Nếu trước đây, trong thời kỳ tập trung bao cấp, nguồn quan trọng nhất của pháp luật nước ta là các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành, thì khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với xu hướng chung là cần tạo ra sự hài hịa trong lợi ích của các bên trong QHLĐ, vai trị của các thỏa thuận giữa các bên cĩ ý nghĩa to lớn và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Chính vì vậy, bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, một số văn bản mang tính nội bộ cũng được thừa nhận như nguồn của Luật Lao động, đĩ là thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động

“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thơng qua thương lượng tập the?!

Nội quy lao động của doanh nghiệp là văn bản, trong đĩ cĩ các quy định về kỷ luật lao động của từng doanh nghiệp Nội quy

lao động được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật

lao động

Các văn bản này chứa đựng những vấn đề cụ thể về điều

kiện lao động, trả lương, v.v của doanh nghiệp đĩ'” Chúng được xem như là “bộ luật con” của từng doanh nghiệp, cĩ tính bắt buộc chung và được áp dụng nhiều lần trong một thời gian nhất định Thỏa ước lao động tập thê cịn là nguồn quan trọng cho việc xây dựng pháp luật lao động

'* Khoản 1 Điều 73 BLLĐ

5W Kucemes Cpagnumenbuoe u mexcoynapoduoe mpyịosoe npào (Luật Lao động quốc tê so sánh), Han, J[eno, 1999, c 242

Trang 38

2 Những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động

Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, thể hiện bản chất của pháp luật lao động với mục tiêu điều chỉnh của mình

Nguyên tắc của pháp luật cĩ thể được thể hiện dưới dạng quy phạm nguyên tắc hoặc thơng qua việc phân tích, tổng hợp nội hàm của nhiều quy phạm trong ngành luật đĩ Thơng thường, hình thức thứ hai là phố biến hơn Cho dù nguyên tắc được thể hiện dưới dạng thứ nhất — dạng quy phạm, thì sự khác biệt giữa nguyên tắc và quy phạm pháp luật là hết sức rõ nét, thể hiện ở chỗ nguyên tắc khơng hàm chứa các yếu tố của một quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài) Tuy nhiên, cũng cần nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa chúng Quan hệ đĩ thể hiện ở chỗ nguyên tắc được thể hiện thơng qua các quy phạm pháp luật và các quy phạm pháp luật khơng thẻ trái với nguyên tắc của pháp luật Trong nhiều trường hợp, nguyên tắc được áp dụng nhằm khắc phục lỗ hổng của pháp luật Cụ thể, nguyên tắc pháp luật giúp cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc giải quyết những vấn đề chưa được quy định bởi các quy phạm cụ thể, cũng như trong việc áp dụng đúng các quy phạm pháp luật

Nguyên tắc của Luật Lao động cĩ ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở những điểm sau đây:

- Mặc dù được nêu rất cơ đọng và ngắn gọn, nhưng nguyên tắc của pháp luật lao động thể hiện nội dung chủ yếu của tồn bộ các quy phạm pháp luật lao động;

- _ Nguyên tắc định hướng cho sự phát triển của pháp luật lao động và cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật lao động;

Trang 39

- Laco sé quan trọng cho việc thống nhất các quy phạm trong hệ thống của ngành Luật Lao động;

- Xác định tình trạng pháp lý của các chủ thể trong quan hệ lao động, quyên và nghĩa vụ của các bên

Như vậy, nguyên tắc của pháp luật lao động là những vấn đề quan trọng, thể hiện một cách ngắn gọn nhất bản chất của pháp luật lao động hiện hành Các nguyên tắc đĩ được xác định

trước, bởi yêu cầu của các quy luật kinh tế của việc tổ chức lao

động xã hội, là cơ sở cho việc định hướng phát triển của pháp luật lao động

Trong giai đoạn hiện nay, các nguyên tắc của pháp luật lao động nước ta, một mặt phải thể hiện được hệ thống các quan hệ về tơ chức lao động đang tồn tại trong xã hội, được hình thành từ những yếu tố khách quan tác động đến nền kinh tế và điều kiện xã hội; mặt khác, trong các nguyên tắc đĩ cũng phải thể hiện được bản chất đân chủ và nhân đạo của nhà nước ta Bản chất đĩ được thể hiện rõ nhất trong Hiến pháp nước ta

Mặc dù nguyên tắc của Luật Lao động là phạm trù ổn định hơn so với các quy phạm pháp luật về lao động, nhưng với sự thay đổi cơ bản về bản chất của điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia, chính sách của nhà nước và xu hướng QHLĐ xã hội trên thể giới, nguyên tắc của việc tơ chức lao động xã hội cũng thay đổi tương ứng Khi đĩ, cĩ thể một hoặc một số nguyên tắc mới xuất hiện thay thế cho những nguyên tắc của pháp luật

trước đĩ

Trang 40

Phân tích một cách sâu sắc, chung ta thay, mỗi chế định

trong pháp luật lao động cĩ những nguyên tắc riêng, phụ thuộc vào nội dung của quy định và mục tiêu điều chỉnh của các quy

phạm thuộc chế định đĩ Như vậy, nền táng tư tưởng cho việc

xây dựng các quy phạm thuộc chế định này cĩ thể thể hiện khơng rõ nét hoặc khơng thể cĩ trong chế định khác, chẳng hạn nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng là nguyên tắc cơ bản trong chế định hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thê, v.v khơng thể cĩ trong chế định kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, Chính vì vậy, pháp luật nhiều quốc gia phân biệt thành nhiều nhĩm nguyên tắc đặc thù cho từng vấn đề, chế định khác nhau 5, hoặc cho dù nêu những nguyên tắc chung nhất của pháp luật lao động, cũng cĩ những quan điểm rất khác nhau'” Mỗi

'° Chẳng hạn, ở Liên bang Nga, trong khoa học pháp lý cĩ quan điểm phân loại nguyên tắc trong pháp Luật Lao động thành bốn nhĩm, gồm: (1) Các nguyên tắc thể hiện chính sách của nhà nước trong việc điều chỉnh thị trường lao động và việc làm cĩ hiệu quả; (2) các nguyên tắc trong lĩnh vực xác định

điều kiện làm việc của NLĐ; (3) các nguyên tắc xác định việc điều chỉnh việc

tiếp nhận NLĐ và (4) các nguyên tắc thế hiện những định hướng cơ bản của chính sách nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe và bảo vệ quyền lao động của NLĐ (Xem: Tpydosoe npaso-Yuebuux (Gido trình Luật Lao động) Llon pen ManpHHa C.II., Xoxnosa E.B M., K)pncTb, c 89-9] hoặc quan điểm khác lại phân thành sáu nhĩm nguyên tắc của pháp Luật Lao động, bao gồm: (1) Các nguyên tắc bảo đảm tự do lao động và bình đẳng về quyền và khả năng của NLĐ; (2) nguyên tắc xác định việc cấm đốn thực hiện những hành vi nhằm cản trở việc hiện thực các nguyên tắc đã nêu ở nhĩm l; @) các nguyên tắc đảm bảo quyền được cĩ những điều kiện lao động cơng bằng; (4) các nguyên tắc đảm bảo những cơ sở dân chủ trong việc điều chỉnh quan hệ lao động; (5) các nguyên tắc đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động và (6) các nguyên tắc về những quyền hợp tác của các bên (Xem: Tjyịoeoe npào Poccuu: Vue6nuK nns By3on (Giáo trình Luật Lao động Nga)/Iĩon pen

Mononnosa M.B., Fonoswnoli C.EO M., HopMa, 2003, c 31-34

!“Chẳng hạn, theo quan điểm của một số nhà khoa học pháp lý Nga, cĩ bảy nguyên tắc của Luật Lao động như sau: (1) Nguyên tắc tự do lao động: (2)

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:45