1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình luật lao động việt nam

602 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Luật Lao Động Việt Nam
Định dạng
Số trang 602
Dung lượng 10,89 MB

Nội dung

Trang 3

GIAO TRIN

Trang 5

TRUONG ĐẠI HỘC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

(Tái ban lần thứ 9 có sữu đổi, bỗ sung)

THU VIÊN

Trang 6

* mm® " Chủbiên _ TS LƯU BÌNH NHƯỠNG Tập thế tác giá

TS ĐỖ NGÂN BÌNH Chương XII

PGS.TS, NGUYỄN HỮU CHÍ _ Chưởng V, VIII

TS DO THI DUNG '¿ Chương X (mục 1)

PGŠ/†S ĐÀO THANG.“ “Chương XIV (mục Ú,

XV (ue II)

PGS.TS TRAN THUY LAM Chuong Vi, IX

6 TS LUU BINH NHUGNG

Trang 7

LỜI GIỚI THIỆU

Đáp ứng yêu câu đổi mới nội dụng chương trình và phương pháp

đào tạo, từ năm 2004 Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức nghiên

cứu, biên soạn lại Giáo trình luật lạo động Việt Nam

Gião trình luật lao động Việt Nam lần này được biên soạn trên

cơ sở các quy định của Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sưng các năm 2002, 2006 và 2007) Bộ luật lao động năm 2012 và

các văn bản pháp luật lao động khác Giáo trình cũng bước đâu tiến

cận với hệ thống pháp luật lao động quốc tế và khu vực, đặc biết là

các công ước của Tổ chức lao động quéc 1é (ILO)

Tuy nhiên, pháp luật lao động là hệ thông khá đày đặc và phức

tạp nên nội dụng khoa học pháp lí trong Giáo trình này cơ bản nhằm

mục đích gợi mở, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và cung cấp những thông tin chủ yếu cho người học va déc gid Hi vọng Giáo

trình luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ là

cuốn sách bổ ích đối với người học và các độc giả có mỗi quan 1âm và liên hệ với lĩnh vực lao động-vã hội,

Trường Đại học Luật Hà Nội trân trọng giới thiệu Giáo trình luật lao động Việt Nam đông thời mong muốn nhận được những ý

kiến góp ý chân thành nhằm hoàn thiện Giáo trình

Trang 9

CHƯƠNG ï

KHAI QUAT VE LUAT LAO DONG VIỆT NAM 1 PHAM VI ĐIỀU CHINH CUA LUAT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Quan niệm truyền thống xác định luật lao động là ngành trong hệ thống pháp luật Việt Nam Thực tế, có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ngành luật, đặc biệt là về tính độc lập của nó và tính

độc lập của nhóm quan hệ xã hội do nó điều chỉnh Tuy nhiên, đây

chỉ là một trong các phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu và giảng

đạy pháp luật Vì vậy, với tư cách là ngành, lĩnh vực pháp luật,

luật lao động điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động, bao gồm hai loại: quan hệ lao động và quan hệ liên quan

đến quan hệ lao động 1 Quan hệ lao động

1.1, Quan hệ lao động cá nhân 1.1.1 Khái niệm

Trong lao động, con người hình thành nên nhiều mỗi quan hệ

xã hội khác nhau Một trong những quan hệ xã hội cơ bán đó là

quan hệ lao động Nhiều quan điểm cho rằng quan hệ lao động là quan hệ giữa con người với con người trong lao động.” Tuy

nhiên, đây là khái niệm rộng về quan hệ lao động Bởi vì, đa số các hoạt động của con người là lao động và lao động bao trùm lên toàn bộ đời sống con người Trong lao động, giữa con người và

Trang 10

con người hình thành quan hệ sở hữu về tư liệu, phương tiện sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất và tổ chức quản lí lao động

cũng như quan hệ phân phối sản phẩm sau quá trình lao động Như

vậy, quan niệm này về quan hệ lao động gần với phạm vi của khái

niệm quan hệ sản xuất trong triết học Mác-Lênin.t9 Thực tế, các

quan hệ hình thành trong quá trình lao động thường được gọi bằng các thuật ngữ cố tính cụ thể như quản hệ sở hữu, quan hệ quần lí, quan hệ lao động (theo nghĩa hẹp hơn), quan hệ tài chính, quan hệ

phân phối (theo nghĩa rộng) Để điều chỉnh quan hệ lao động theo nghĩa rộng đó cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành luật như luật dân sự, luật kinh tế, luật tài chính và luật lao động

Như vậy, luật lao động không thể điền chỉnh hết tất cả các quan hệ giữa con người và con người trong quá trình lao động mà chỉ có

thể điều chính quan hệ lao động theo nghĩa hẹp Đó là quan hệ giữa

NED va NSDLD trong qué trinh lao động Quan hệ này là một

trong các bộ phận cầu thành của quan hệ sản xuất, thuộc nhóm các

quan hệ tổ chức, quản lí và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, Trong quan hệ lao động, một bên tham gia với tư cách là NLÐ, có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền

nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là NSDLĐ, có quyền sử

dụng sức lao động của NLĐ và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó Nội dung quan hệ lao động còn bao gồm các

vấn đề về thời gian lao động, sự chỉ phối của các bên đến điều kiện lao động và trình tự tiến hành công việc, phân phối sản phẩm Yếu tổ cơ bản nhất của quan hệ lao động là vấn để sử dụng lao động nên cũng có thể gọi đó là quan hệ sử dụng lao động

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ lao động

Với cách hiểu về quan hệ lao động như trên, cũng có thể thấy

quan hệ lao động chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hình thức

(1).Xem: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa đuy vật

lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 37, 38

Trang 11

từ hữu về tư liệu sản xuất Quá trình phát triển của quan hệ lao

động trong lịch sử đã chứng minh đặc điểm: Trong quan hệ lao

động, NLÐ bao giờ cũng bị phụ thuộc vào NSDLĐ Sự phụ thuộc này có thê ở những, mức độ khác nhau trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội nhưng nó tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triên Sự

tiến bộ của luài người chỉ có thể giảm bớt những phụ thuộc quá

mức cần thiết, giải phóng NLĐ để họ được tự do và hưởng quyền con người một cách đầy đủ chứ khơng thể xố bỏ nó một cách hoàn

toàn Bởi vì, như trên đã đề cập, trong quá trình lao động sản xuất,

NSDLPĐ thường là người sở hữu tài sản trong lao động hoặc người

đứng ở vị trí thay mặt chủ sở hữu nên họ có quyển tổ chức, quản lí

và NLÐ.phải tuân thủ Các bên trong quan bệ lao động chấp nhận thực tế này và các nhà nước cũng chấp nhận sự phụ thuộc đó trong

hệ thống pháp luật như tồn tại khách quan vì nó phù hợp với lí thuyết chung là: các yêu tổ cầu thành quan hệ sản xuất luôn chịu

sự chỉ phối của quan hệ sở hữu Vì vậy, có thể gọi đó là sự phụ thuộc pháp lí mặc dù về hình thức, pháp luật quy định các bên

được tự do thoả thuận với nhau trên cơ sở hợp đồng lao động

(HĐLĐ) Đó là lí do để có thể cho rằng quan hệ lao động có sự dung hoà giữa sự bình đẳng và sự phụ thuộc giữa NLĐ và NSDLĐ

Trong quan hệ lao động, NSDLĐ có quyền quy định quy chế

phân phối trong đơn vị, có quyền quyết định các mức lương theo từng vị trí công việc, có quyền và nghĩa vụ trả lương cho NLD th khối tài sản mình đang sở hữu hoặc đang quản ìí đó là sự phân

phối kết quả lao động sau quá trình sản xuất Ở từng thời điểm xác định, NSDLĐ luôn giảm tới mức thấp nhất những khoản chỉ phí này vì nó liên quan đến phần lợi nhuận còn lại của họ Tiền lương và thu nhập trong quan hệ lao động lại là nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình MLĐ nên nó chỉ phối đáng kể tới

đời sống của NLĐ Đặc biệt, trên thực tế, thiện chí giữa hai bên

có thể là một trong những căn cứ để NSDLĐ quyết định việc có

Trang 12

đồng nghĩa với việc NLĐ có điều kiện duy trì, ỗn định cuộc sống của mình hay không Đó là những vấn để mà các nhà nước phải

căn cử vào tương quan lao động trên thị trường, xác định cho phù

hợp để bảo vệ NLÐ trong những trường hợp cân thiết, Tuy nhiên,

lợi nhuận của NSDLĐ cao hay thấp một phần cũng phụ thuộc

vào hiệu quả quá trình lao động cla NLD Vì vậy, nếu xết một cách khái quất nhất, cũng có thể cho rằng về lợi ích kinh tế, giữa các bên trong quan hệ lao động vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau

Sự phụ thuộc của NLĐ là phương diện căn bản trong đặc điểm này Trên thực tế, đó là đặc điểm quan trong để phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng khác Ở góc độ lí luận, nó là

căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động Điều đó tất có ý nghĩa khi các quan hệ xã hội đã phát triển ở mức độ phong

phú, đan xen lẫn nhau nên việc phân định từng nhóm các quan hệ

xã hội riêng biệt là vấn đề không phải lúc nào cũng dễ dàng,

Ngoài ra, quan hệ lao động còn là loại quan hệ chứa đựng đồng

bộ các yếu tổ kinh tế và xã hội Nó không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, đảm bảo đời sống NLÐ và bảo vệ môi trường lao động, bảo vệ các lao động yếu thế trên thị trường mà còn liên quan đến đầu tư nguồn nhân lực, thu nhập, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp cũng như

toàn bộ nền kinh tế xã hội Trên cơ sở đặc điểm này, pháp liật

phải có định hướng điều chỉnh phù hợp, giải quyết đồng bộ những vấn đề kinh tế và xã hội đặt ra trong quá trình sử dụng lao động

1.1.3 Các hình thức tham gia lao động chủ yếu trong xã hội và

sự điều chính của pháp luật

Ngày nay, con người có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện chức năng lao động Họ có thế tự tổ chức lấy quá trình lao

động của mình như những lao động cá thể (ví đụ: các nông dân cá thé, thợ may, các chủ cửa hàng, hoạ sĩ tự do ) Trong quá trình

Trang 13

lao động đó, họ cũng phải thiết lập nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, người có nhu cầu gia công, mua bán nguyên liệu, sản phẩm với khách hàng nhưng họ được thực hiện công việc một cách tự do Các quan hệ đó không chỉ phối quá trình tổ

chức, quản lí, thời gian và cách thức thực hiện công việc của họ

Nó cũng không phải là quan hệ lao động, không do luật lao động

điều chỉnh mà chủ yếu do luật dân sự quy định

Những NLĐ cũng có thể lựa chọn cách thức hợp tác với nhau

trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, cùng thoả thuận vấn đề tổ chức, quản lí lao động và phân phối sản phẩm theo mô hình hợp

tác xã háy tổ hợp tác Khi thành lập hoặc gia nhập hợp tác xã, NLÐ trở thành các xã viên thành viên Với địa vị đó, họ vừa là

NLD, vừa là đồng sở hữu tài sản, vừa là thành viên của cơ quan quản lí cao nhất Như vậy, có thể thấy đây là quan hệ nội bộ của

tổ chức tự nguyện Nó là thể tổng hợp không tách rời giữa các nội dung sở hữu, quản lí, lao động, phân phối sản phẩm; không phải là

quan hệ lao động thuần tuý Nhìn về mặt hình thức, có thể nói rằng hợp tác xã có sử dụng sức lao động của các xã viên nhưng thực chất đây là hình thức hợp tác với nhau để sử dụng sức lao động

của mình một cách hiệu quả chứ không có việc chủ thể độc lập sử

dụng sức lao động của chủ thể khác để thực hiện nhu cầu công

việc của mình Vì vậy, quan hệ này không do luật lao động điều chinh mà chủ yếu do luật hợp tác xã và các điều lệ nội bộ của mỗi hợp tác xã quy định

NLĐ cũng có thể đi làm thuê cho người khác trên cơ sở nhu

cầu của cả hai bên NSDLĐ của họ có thể là các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử đụng lao động Quan hệ giữa các bên thường phát sinh trên cơ sở HĐLĐ Bằng những thoả thuận trong hợp đồng, NLĐ cam kết để bên kia sử dụng sức lao

động của mình cho nhu cầu công việc mà bên đó tạo ra Điều đó

cũng có nghĩa là NLD không được tự do lựa chọn phương thức

tiến hành công việc mà phải chịu sự điều bành, phải tuân theo mệnh

Trang 14

lệnh của NSDLĐ Đó là sự phụ thuộc tất yếu của họ trong quan hệ

lao động Vì vậy, khi tham gia quan hệ này, NLĐ có thể là công

nhân trực tiếp, công nhân phục vụ hoặc là viên chức các loại (viên

chức hành chính, pháp lí, thương mại, tài chính ), có thể được tham

gia ý kiến trong quản lí chuyên môn hoặc giúp việc cho người

quản lí nhưng không bao giờ.họ là người đóng vai trò quyết định

các vấn đề tổ chức, quản lí, điều hành Vai trò đó thuộc NSDLĐ

còn NLĐ chỉ là người làm công trong đơn vị Dễ bù lại, NSDLĐ phải trả lương do họ có nhu cầu sử đụng sức lao động của NLĐÐ cho công việc của mình Mức tiền lương do các bên thoả thuận, căn cứ vào yêu cầu công việc, kha ning NLD, điều kiện làm việc trong đơn vị và tương quan cung-cầu lao động trên thị trường Vì vậy mà những NLĐ này được gọi là người làm công và quan hệ lao động đó được gọi là quan hệ làm công - ăn lương Nếu căn cử vào hình thức phát sinh quan hệ thì còn có thể gọi là quan hệ lao động hợp

đồng; nếu căn cứ vào tương quan giữa hai bên thì có thể gọi đó là

quan hệ chủ-thợ Quan hệ lao động này mang màu sắc của quan hệ hàng hoá-tiền tệ, được coi là quan hệ mua bán sức lao động trên:

thị trường lao động Nó có thể phát sinh giữa bất kì NLĐ và

NSDLĐ nào trên cơ sở quyền tự do, nhu cầu và lợi ích của các bên

Khi hai bên của quan hệ lao động kết hợp với nhau sẽ sản xuất ra toàn bộ sản phẩm trong xã hội vì đó là sự kết hợp giữa tư liệu sản

xuất, năng lực quân lí và sức lao động xã hội Có thể khẳng định

đây là quan Hệ lao động đặc trưng của nền kinh tế thị trường, phát triển cùng với sự phát triển của nén kinh tế Đó cũng là những lí do để xác định đối tượng điểu chỉnh chủ yếu của luật lao động Việt Nam và luật lao động của hầu hết các nước trên thế giới

Tuy nhiên, nếu coi đặc điểm phụ thuộc của NLĐ và tư cách tham gia quan hệ của các bên là những dấu hiệu cơ bản để xác định quan hệ lao động và đối tượng điều chỉnh của luật lao động thì thực tế cũng có những ngoại lệ nhất định Đó là trường hợp

quan hệ lao động của những NLĐ được tuyển vào làm việc trong

Trang 15

các cơ quan thuộc bộ máy nhằ nước - các cơ quản cơn§ quyền

Tiêu biểu trong nhóm này là quan hệ của các công chức nhà nước

Khi tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước, NLĐÐ được trả

lương theo công việc và phải tuân thủ kỉ luật, mệnh lệnh của cấp

quản lí Nghĩa là trong quan hệ đó có việc sử dụng lao động, trả lương và có sự phụ thuộc của-NI.Đ nhưng thực tế lại không thuộc

đối tượng điều chỉnh của luật lao động Ngoại lệ này được giải thích

vì công chức không phải là một người làm công thuần tuý Họ vừa

là NLĐ, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước, NSDIĐ của họ Khi

tham gia quan hệ lao động, họ trở thành nhân viên trong bộ máy nhà nước, nhân đạnh Nhà nước để thực hiện công vụ Đặc điểm này do

chính những yêu cầu khách quan của việc tổ chức và điều hành bộ

máy nhà nước tạo ra Do vậy, việc xác lập và thực hiện quan hệ lao động trong các cơ quan nhà nước thường theo chế độ riêng từ

tuyển dụng, bỗ nhiệm, điểu động, kỉ luật đến nâng ngạch, miễn nhiệm, thôi việc và giải quyết tranh chấp Loại quan hệ này được hình thành trên cơ sở quyết định tuyển dụng của người có thấm

quyền Việc quản lí công chức và tiền lương đều do Nhà nước

quyết định Như vậy, nhóm quan hệ này mang nặng tính chất quyền uy - Phục tùng, thuộc lĩnh vực các quan hệ liên quan đến lợi

ích công, chủ yếu do luật hành chính điều chỉnh

Hiện nay, một số nước có chế độ hợp đồng công vụ (Pháp,

Trung Quốc ) và ở Việt Nam cũng có chế độ hợp đồng làm việc

với các viên chức sự nghiệp Song, điều đó chỉ được thực hiện hoặc như biện pháp tăng cường trách nhiệm của công chức hoặc

để thu hẹp phạm vi đối tượng về công chức công quyền và mở rộng phạm vi của quan hệ lao động theo hợp đẳng Nó không thể

làm thay đổi ngoại lệ trên vì bao giờ cũng có bộ phận công chức

(dù lớn hay nhỏ) đại diện cho nhà nước, được những đặc quyền

công vụ do họ luôn nhân danh lợi ích công khi làm việc Nếu có

Trang 16

công cũng phải đặt lên trên lợi ích của cá nhân NI,Ð (ví đụ: trong

những phạm ví nhất định, họ không được tổ chức hoặc tham gia đình céng™), Những quan hệ đó không thuộc đối tượng điều chỉnh

của luật lao động, không chỉ xét trong phạm vi quốc gia mà còn là

điểm chung của luật lao động trên toàn thế giới

1.1.4 Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam

Việt Nam mới chuyển sang định hướng phát triển kinh tế thị trường vào cuối những năm 80 của thế ki XX Sau thời gian khuyến khích phát triển quan hệ lao động hợp đồng, BLLĐ được

ban hành năm 1994 đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của vấn

đề lao động, sử dụng và quản lí lao động trong cơ chế thị trường

Tuy nhiên, trong khoa học, việc xác định phạm vi đối tượng điều

chỉnh của luật lao động còn là vấn đề chưa thật thống nhất,” Nếu

căn cú vào hệ thống pháp luật thực định thì Điều 1 BLLĐ có quy định: “Bộ luật lao động điều chính quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương va NSDLD ” Tat cả các chễ định của luật lao

động và các văn bản hiện hành liên quan đến BLLĐ cũng đều tập trung quy định chế độ tuyển dụng lao động, điều kiện lao động và

điều kiện sử đụng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động làm công ăn lương nói trên Như vậy, luật lao

động Việt Nam cũng thể hiện sự xác định đối tượng điều chỉnh theo thông lệ chung Vì thể, đặc điểm cơ bán có tính quyết định để

nhận điện đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam cũng là tư cách tham gia quan hệ.của các chủ thể và sự phụ thuộc của

NLD trong quan hệ lao động Về mặt hình thức, các quan hệ lao

(1).Xem: Văn phòng lao động quốc tế Giơnevơ, Quyển tự do liên kế và thương lượng tập thể, 1983

(2).Xem: Đại học quốc gia Hà Nội, Chương 1 Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật

lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; Đại học Huế, Giáo

trình luật lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003

Trang 17

động này đều phát sinh trên cơ sở HĐLĐ Cụ thẻ, đối tượng điều

chinh của luật lao động bao gồm quan hệ lao động theo HDLĐ

giữa NLĐ với:

- Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ

chức xã hội-nghề nghiệp, các hợp tác xã;

- Các doanh nghiệp ngoài quốc đoanh, các doanh nghiệp có

vốn đầu tr nước ngoài;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngồi, tơ chức phi chính phủ hoặc

tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Các gia đình, cá nhân sử dụng lao động ở Việt Nam

Trong đó, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả quan hệ lao động của người nước ngoài làm việc cho các tổ

chức, cá nhân được phép sử dụng lao động nước ngoài tại Việt

Nam) còn có thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Nếu

có các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết hoặc tham gia có quy định khác thì quan hệ lao động này sẽ do các điều ước

quốc tế đó điều chỉnh Nếu không thuộc trường hợp đó thì quan hệ

lao động sẽ do luật lao động điều chỉnh (Điều 3 BLLĐ)

Đối với các quan hệ lao động nêu trên, các chủ thể của quan hệ

phải tuân theo các quy định của luật lao động trong tất cá các khâu, các giai đoạn của quan hệ đó như: thiết lập quan hệ (giao kết

HĐLĐ), thực hiện quan hệ (thực hiện, thay đổi, tạm hỗn HĐLĐ,

phân cơng, điều hành quá trình làm việc), chấm đứt quan hệ (đơn

phương hoặc đương nhiên) và cả việc giải quyết các tranh chấp

phát sinh từ quan hệ lao động Ấy Điều dé có nghĩa là pháp luật lao

động tác động tương đối toàn diện đến quan hệ lao động làm công

ăn lương thuộc đối tượng điều chính của nó theo những hướng vận

hành nhất định, có tính bắt buộc chưng

Như vậy, luật lao động hiện bành không diéu chỉnh các quan

hệ khác, mặc dù có yếu tố lao động, rất gẦn gũi với quan hệ lao

Trang 18

gia công Thực tế, những quan hệ này không phải là quan hệ lao

động, không có yếu tố sử dụng lao động Điều đó cũng phù hợp

với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện

nay: những quan hệ này đã được Luật hợp tác xã, luật dân sự

điều chỉnh Quan hệ lao động của công chức, viên chức với Nhà

nước cũng không nằm trong đối tượng điều chỉnh của luật lao động do những đặc thù đã phân tích ở trên Quan hệ này đã được quy định trong luật hành chính (Pháp lệnh về cần bộ, công chức)

Điều đó cũng phù hợp với quy định tại các Điều 56 và Điều 63 Hiến pháp năm 1992 Các điều luật này đã có sự phân biệt mang tính chủ đạo về đổi tượng lao động là viên chức nhà nước và

những người làm công än lương Sự phân định này trong hệ

thống pháp luật Việt Nam thể hiện yêu cầu khách quan của sự phù hợp giữa loại quy phạm pháp luật điều chỉnh và tính chất của quan hệ xã hội được điều chỉnh

Tuy nhiên, trên thực tế có những quan hệ thuê mướn thực hiện công việc nhưng không dễ để kết luận ngay rằng ở đó có sự sử dụng sức lao động như quan bệ lao động hay đó chỉ là quan hệ dịch vụ theo hình thức thuê khoán dân sự Đặc biệt, khi các bên thiết lập quan hệ ngắn han theo vụ việc, chỉ thoả thuận về công việc và tiền công NLÐ được trả công theo hình thức công nhật hoặc cơng khốn theo sản phẩm thực tế Họ cũng phải tuân theo

những yêu cầu nào đó nhưng công việc thuộc loại đơn giản, yếu tố

tổ chức, quản lí lao động không rõ ràng Những quan hệ như vậy

rất khó phân biệt nên nếu cố tranh chấp, các bên phải tự chứng

mình quan hệ của họ có dấu hiệu của quan hệ lao động hay không Nếu không chứng minh được có sự quản lí của một bên và có sự phục tùng của bên kia trong quá trình làm việc thì quyền và nghĩa

vụ của mỗi bên sẽ được giải quyết theo các quy định của luật đân

sự Nói cách khác, nếu các đấu hiệu của quan hệ lao động không rõ ràng, luật đân sự sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó

Trang 19

quan hệ lao động hợp đồng và quan hệ lao động của công chức

nhà nước cũng rất mỏng manh và mang tính hình thức Đó là

trường hợp NLÐ vào làm việc tại cơ quan nhà nước theo hình thức HĐLĐ với công việc và mức lương thoả thuận Lúc này, quan hệ lao động của họ do luật lao động điều chỉnh Sau khi có chỉ tiêu biến chế nhà nước, họ được tuyến dụng vào làm việc theo chế độ

công chức nhà nước bằng quyết định hành chính, công việc và

mức lương có thê chưa thay đổi: song, quan hệ lao động của họ đã

thay đổi cơ bản, đã trở thành quan hệ lao động giữa công chức với

Nha nước, do luật hành chính điều chỉnh

Nhự vậy, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh chủ yếu của

luật lao động Việt Nam là quan hệ lao động làm công ăn lương -

quan bệ lao động phát sinh trên cơ sở HĐLĐ, giữa NLÐ làm công

và NSDLĐ Điều đó phù hợp với xu hướng chung trên bình điện quốc tế và đảm báo tính hài hoà trong hệ thống pháp luật hiện

hành Ngoài ra, các văn bản là nguồn chủ yếu của luật lao động

cũng có thể được áp đụng với một số quan hệ phù hợp khác đồng thời là nguồn của các ngành luật đó

1.2 Quan hệ lao động tập thể

Khi tham gia quan hệ lao động, NLĐ giao kết HĐLĐ với NSDLD Quan hệ giữa NLĐ với NSDLĐ là quan hệ lao động cá nhân Tuy nhiên, những hoạt động lao động mà NLÐ thực hiện trong quá trình lao động không phải là hoạt động mang tính đơn lẻ

mà là hoạt động mang tính tập thể, có sự tham gia của nhiều NLĐ

Những NLĐ cùng nhau thực hiện công việc trong điều kiện chung, theo quy chế quản lý và chế độ lao động chung, Điều đó ngẫu

nhiên gắn kết họ, hình thành nên tập thể NLĐ Hơn nữa, những

NLĐ này, do bị phụ thuộc ở mức độ nhất định vào NSDLĐ nên

chính họ cũng có nhu cầu liên kết với nhau để cải thiện vị thế phụ

thuộc của mình Họ muốn tập trung sức mạnh để có thể bình đẳng

hơn với bên kia trong việc thoả thuận về_-quyền và-lợi ích trong

THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỤC NỘI VỤ HÀ NộI

Trang 20

quan hệ lao động Nhiéu khi sức mạnh tập thể còn giúp NLĐ thắng lợi trong những cuộc đấu tranh giành quyển lợi cao hơn so với quy

định của pháp luật mà nếu một cá nhân NLÐ sẽ không thể dat

được NSDLĐ vì chiếm vị trí thế mạnh trong quan hệ lao động nên

đôi khi có xu hướng lạm quyển trong quản lí, điều hành, phân

phối đi ngược lại với mong muốn chung của NLĐ, Bởi vậy,

NLÐ thường liên kết lại với nhau, tạo ra sức mạnh tập thể để hạn chế xu hướng lạm quyền của NSDLĐ đồng thời bảo vệ quyền lợi

cho mình Sự liên kết này đân được hình thành dưới đạng có tổ

chức để hoạt động có hiệu quả hơn trong quan hệ với NSDLĐ Do đó, trong quan hệ lao động thường có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba đó là tập thể lao động hoặc đại diện tập thể lao động và quan hệ giữa lập thể lao động hoặc đại diện tập thể lao động với NSDLĐ được gọi là quan hệ lao động tập thể

Do đó, quan hệ lao động tập thể được hiểu là quan hệ giữa tập

thể lao động (hoặc đại điện tập thể lao động) và NSDLĐ hoặc đại

diện NSDLĐ về các vấn đề phát sinh trong quan hệ ao động

Như vậy, các bên tham gia quan hệ lao động tập thê bao gồm một bên là tập thê lao động và một bên là NSDLĐ Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng làm việc trong một phạm vi nhất

định Tập thể lao động là khái niệm mở, được xác định ở những

phạm vì nhất định như bộ phận doanh nghiệp, doanh nghiệp, ngành

Tập thể lao động ra đời không cần có sự cho phép hay xác nhận

của công quyền hoặc sự cho phép của NSDLĐ NLĐ cũng không

phải tiên hành các thủ tục, lễ nghỉ chính thức đề thành lập tập thể

lao động của mình Trong quan hệ với NSDLĐ, tập thể lao động chủ yếu thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại điện

Ở Việt Nam và nhiều nước khác, Nhà nước thừa nhận tổ chức

cơng đồn là đại điện chính thức cho tập thể lao động 'Trong quá trình tồn tại, tổ chức cơng đồn có thể tham gia nhiều mối quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Khi tổ chức công

Trang 21

đoàn tham gia quan hệ với NSDLĐ hữu quan để giải quyết các vẫn đề phát sinh trong phạm vi những quan hệ lao động mà cơng đồn đại điện thì mối quan hệ đó phải tuân theo các quy định của luật lao động Thông thường, cơng đồn tham gia với NSDLĐ khi xác lập quyển, lợi ích của tập thể lao động và nguyên tắc chung trong mỗi quan hệ giữa các bên, tham gia với NSDLĐ trong việc đâm

bảo điều kiện lao động chung, hợp lí Khi được thừa nhận là tổ chức đại diện chính thức, cơng đồn không chỉ đại điện cho các

cơng đồn viên của mình mà còn đại điện cho những NLĐ không

phải là cơng đồn viên hoặc giới lao động nói chung trong toàn xã

hội Tuy nhiên, điều đó làm cho các tập thể lao động tại các đơn vị

không có tổ chức cơng đồn khơng được hưởng quyền có đại diện đích thực của mình Đó cũng là vấn đề mà thực tế đời sống lao

động và định hướng điều tiết của pháp luật lao động đang phải tìm giải pháp chung hữu hiệu hơn

Quan hệ lao động tập thế có hai đặc điểm căn bản Thứ nhất,

một bên của quan hệ lao động tập thể bao giờ cũng là tập thể lao động,

Khác với chủ thể của quan hệ lao động cá nhân (một bên là cá nhân NLD) chủ thể của quan hệ lao động tập thể bao giờ cũng là tập thể

lao động Khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 quy định: “Táp thể lao động là tập hợp có tổ chức của NLĐ cùng làm việc cho một NSDLĐ

hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cầu tổ chức của NSDEĐ”

Thứ hai, nội dung của quan hệ lao động tập thể bao giờ cũng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả tập thể lao động Trong quan hệ lao động cá nhân, các bên chỉ thoả thuận các quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích của cá nhân, lợi ích của chính bản thân họ Còn trong quan hệ lao động tập thể, nội dung của quan hệ

bao giờ cũng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tập thể lao

động Tập thể lao động được hình thành và quan hệ với NSDLĐ cũng vì lợi ích của cá tập thể lao động không phải vì lợi ích của

một cá nhân hay của nhóm người nào, Do đó những vẫn đề mà tập

Trang 22

thé thương lượng, thoả thuận với NSDLĐ bao giờ công là quyền và nghĩa vụ của tập thẻ lao động

2 Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động

Hoạt động lao động bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống

con người và quan hệ lao động chỉ là một trong các quan hệ cơ bản

hình thành nên từ đó Vì vậy, ngoài đổi tượng điều chỉnh chủ yếu

nói trên, luật lao động còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên

quan trực tiếp đến quan hệ lao động Đó là những quan hệ phát

sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc

có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động Theo pháp luật

biện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm:

2.1 Quan hệ việc làm

Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực

giải quyết, đâm bảo việc làm cho NLĐ trong xã hội Để thực hiện

mục đích này, Nhà nước với tư cách là người quản lí, định hướng

thị trường lao động, phải đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách

đúng dan về việc làm; các thiết chế hễ trợ cho thị trường lao động như dịch vụ việc làm được hình thành; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động phải được khuyến khích và nỗ

lực giải quyết, đảm bảo việc làm cho NLĐ, NLĐÐ phải có quyền tự do việc làm Điều đó hình thành nên nhiều mỗi quan hệ mà chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, tính bền

vững của quan hệ lao động, tạo điều kiện cho quan hệ lao động

hình thành và đan xen với quan hệ lao động nên được luật lao

động điều chỉnh đồng bộ Các quan hệ chủ yếu hình thành trong

lĩnh vực việc làm gồm:

- Quan hệ giữa Nhà nước, thông qua hệ thống các cơ quan chức nãng, trong việc xác lập và thực hiện các chính sách việc làm, với các công dân, tổ chức được hưởng các chính sách việc

làm đó Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng Nhà nước hay cơ

Trang 23

quan nhà nước không có quan hệ trực tiếp với các công dân, tổ chức trong lĩnh vực việc làm, Các quy định về trách nhiệm của Nhà trước trong lĩnh vực việc làm không bình thành nên quan hệ xã hội

riêng biệt về việc làm mà chỉ thể hiện chức năng quản lí hành chính

của Nhà nước, thê hiện quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong việc thực hiện chức năng của mình Tuy nhiên, không chỉ nhự

vậy, các cơ quan nhà nước còn tham gia giải quyết việc làm trực tiếp cho các công dân, hình thành nên những mối quan hệ xã hội cụ

thể trong lĩnh vực này như quan hệ cho vay vốn, hỗ trợ tổ chức giới

thiệu việc làm, hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động để giải quyết việc

làm Như vậy, những quan hệ đó là loại quan hệ xã hội trong lĩnh

vực việc làm, xuất hiện ở Việt Nam từ khi chuyên sang nền kinh tế

thị trường, đo luật lao động điều chính

~ Loại quan hệ việc làm thứ hai là quan hệ giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dịch vụ việc làm với các khách hàng Đây là quan hệ việc làm đặc trưng trong nền kinh tế thị trường,

đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, để các yếu tố cung và

cầu trên thị trường gặp nhau Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ việc làm giữa các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước, của các tổ chức xã hội (các đơn vị dịch vụ công về việc làm)

véi NLD, NSDLD va các tổ chức, cá nhân khác có nhụ cầu Quan

hệ dịch vụ việc làm của các cơ sở khác là quan hệ dịch vụ tư, với mục đích kình doanh trong lĩnh vực việc làm nên chú yếu do luật

đân sự, luật thương mại điều chỉnh

~ Bên cạnh đó, quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ cũng là biểu hiện của quan hệ việc làm, xét trên khía cạnh là hình thức giải

quyết và đấm bảo việc làm cho NLĐ trong xã hội Đáp ứng các

yêu cầu trong lĩnh vực việc làm, luật lao động chú trọng điều chỉnh các vấn để như đảm bảo quyển tự do việc làm, tu do tuyển dụng lao động cho các bên; xác định các đối tượng ưu tiên giải quyết việc làm, đảm bảo tính hợp pháp, thực hiện đúng và đây đủ việc làm cho NLĐÐ như thoả thuận

Trang 24

2.2 Quan hệ học nghề

Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và sự cạnh tranh giữa

những NSDI.Ð trong sản xuất, giữa những NLĐ trên thị trường đã

đây van đề học nghề lên tầm quan trọng mới Nhận thức được điều

đó, nhiều quan hệ trong lĩnh vực học nghề được thiết lập Đó là

những quan hệ xã hội hình thành giữa người học nghề và các cơ sở day nghé với mục đích học nghề để làm việc theo yêu cầu của thị trường Cũng, giống như quan hệ việc làm, quan hệ học nghề thường được thực hiện trước hoặc đan xen với quan hệ lao động, đáp ứng nhủ cầu của quan hệ lao động Tuy nhiên, nó cũng có thể hình thành

độc lập với quan hệ lao động Điều cần chú trọng là không giống

như những hình thức học tập khác, học nghề là hình thức học thông

qua làm việc có hướng dẫn để người học đạt được sự thành thạo về

nghề nghiệp Nghĩa là phải lao động trong quá trình học và học để lao động, để có việc làm, để giữ việc làm, thăng tiến trong quan hệ

lao động Chất lượng củá quan hệ học nghề có ánh hưởng trực tiếp

đến cơ hội và tính bền vững của việc làm, đến trình độ NLĐ và mức thu nhập của họ trong lao động Đó cũng là những lí đo để luật lao

động điều chỉnh quan hệ này Về mặt hình thức, có thể phân biệt

quan hệ học nghề do luật lao động điểu chỉnh với các quan hệ khác trong lĩnh vực học tập không do Mật lao động điều chỉnh, đó là

quan hệ học nghề bao giờ cũng phát sinh trên cơ sở hợp đồng học

nghề (thoả thuận bằng văn bản hoặc thoả thuận miệng) Trong quá trình học, vấn để thực hành nghề là nội đúng quan trọng nhất

Cùng với quan hệ việc làm, quan hệ học nghề thuộc nhóm những quan hệ có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ lao động,

thường đan xen với quan hệ lao động hoặc nhiều khi phát sinh trước để tạo điều kiện cho quan hệ lao động hình thành nên có ý

kiến cho rằng đó là những quan hệ “tiền quan hệ lao động” Luật

lao động chỉ điều chỉnh các quan hệ này trong phạm vi liên quan

đến quan hệ lao động đã xác định

Trang 25

2.3 Quan hệ bôi thường thiệt hại trong quả trình lao động

Với quan điểm phân hệ thống pháp luật thành các ngành luật

thì vấn đề bồi thường thiệt hại thường được xem như lĩnh vực đặc

trưng của luật dân sự Tuy nhiên, đây là loại chế định có phạm vi

rộng, liên quan đến nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau Nếu

quan hệ bồi thường phát sinh do một trong các bên của quan hệ lao

động gây thiệt hại cho bên kia khi thực hiện quyển và nghĩa vụ lao động thì do luật lao động điều chỉnh Có quan niệm cho rằng đây là nội dung của quan hệ lao động nhưng thực chất, nó thuộc loại quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động Vấn để bỗi thường không phải là nội dung tất yếu trong mọi quan hệ lao động Nếu Xây Ta, nó có thể được thực hiện giữa các bên của quan hệ lao động, cũng

có thể gia đình NLĐ tham gia quan hệ bồi thường trong những

trường hợp nhất định Tính liên quan của quan hệ lao động và

quan hệ bổi thường thiệt hại thể biện ở việc khi xem xét bồi

thường phải trên cơ sở những thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động và thực tế thực hiện các thoả thuận đó, sự phân công điều hành lao động tại đơn vị và trách nhiệm giữa các bên đôi với tài san, an toàn lao động; các quy định của luật lao động và việc thực hiện các quy định đó Vì vậy, quan hệ này thuộc đối tượng

điều chỉnh của luật lao động, 2.4 Quan hệ bảo hiểm xã hội

Thực tế chứng mình rằng sức lao động không tổn tại vĩnh cửu

cùng đời sống con người Khi khá năng cung ứng sức lao động bị

gién đoạn do ốm đau, tai nạn hoặc giảm dần theo tuổi tác đến

mức không cho phép NLĐ tiếp tục làm việc thì thu nhập của họ trong quan hệ lao động cũng bị mắt hoặc bị giảm Song, các nhu

cầu trong đời sống của NLĐ thì không thể mắt hoặc giảm theo mà trái lại còn có thể tăng lên Một trong những giải pháp biệu quả

Trang 26

tình trạng nghèo đói, bắt hạnh có thê xảy ra đối với họ Việc thực

hiện giải pháp đó làm phát sinh các quan hệ bảo hiểm xã hội, đó là quan hệ giữa những người tham gia bảo hiểm, người thực hiện bảo

hiểm và người được bảo hiểm trong quá trình đóng góp quỹ và chỉ trả bảo hiểm xã hội Gọi là bảo hiểm xã hội bởi hình thức bảo hiểm

thu nhập này có điểm khác cơ bản với tất cả các hình thức bảo hiểm

khác (bảo hiểm thương mại, đân sự) ở mục đích xã hội của nó: cơ quan bảo hiểm chỉ tổ chức thực hiện tương trợ cộng đồng, không nhằm mục đích kinh đoanh Tính liên quan đến quan hệ lao động

của quan hệ báo hiểm xã hội không chỉ thể hiện ở mục đích, đối tượng của bảo hiểm mà còn thể hiện ở thành phần các bên tham gia

và sự căn cứ vào thu nhập trong quan hệ lao động Đó là những lí

do cơ bản để luật lao động điều chỉnh quan hệ bảo hiểm xã hội

Sau này, tử tác dụng của bảo hiểm xã hội, đời sống xã hội lại phát sinh van dễ: Những lao động khác không được tham gia bảo

hiém xã hội là không bình đẳng, không đáp ứng yêu cầu của kinh

tế thị trường và quỹ bảo hiểm xã hội cũng có nhu cầu lớn mạnh

hơn để đảm bảo an toàn, tăng thêm tác dụng của hình thức báo hiểm này Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã hội mở rộng dần đối tượng

tham gia của nố: không chỉ là những NLĐÐ tham gia quan hệ lao

động mà còn tới tất cả những lao động khác có nhu cầu bảo hiểm Sự mở rộng này phá vỡ mục đích ban đầu của bảo hiểm xã hội, nó

không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thu nhập cho NLĐ tham gia

quan hệ lao động mà còn đáp ứng nhu cầu đâm bảo an toàn của

đời sống con người trong xã hội nói chung Vì vậy, quan hệ báo hiểm xã hội, nói một cách khái quát thì không thuần tuý là quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động nữa Tuy những quan hệ bảo hiểm

nồng cốt (bảo hiểm xã hội bắt buộc) vẫn phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động nhưng ngày nay, bảo hiểm xã hội đã vượt ra khỏi

phạm ví lên quan đến quan hệ lao động, kết hợp với các chính

Trang 27

bộ vấn đề an sinh xã hội nói chung Đó cũng là lí do hiện nay Nhà

nước ta đã ban hành Luật bảo hiểm xã hội riêng để đáp ứng các nhủ cầu mới về bảo hiểm xã hội Như vậy, quan hệ bảo hiểm đã và

đang trở thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật trẻ: luật an

sinh xã hội Sự phát triển dẫn đến những thay đối này cũng là con

đường chung đã được thực hiện ở nhiều nước và lập lại ở Việt

Nam.” Ngay cả những nước mà giới nghiên cứu không phân chia

hệ thống pháp luật thành từng ngành luật thì cũng phân chia các lĩnh vực pháp luật thông qua sự lớn mạnh của các quan hệ xã hội

thuộc lĩnh vực đó Có thể thấy điều đó qua sự phân định thẩm quyền của hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp: Ở nhiều nước, các tranh chấp về lao động, bảo hiểm xã hội thường được giải quyết chung ở toà lao động (hoặc tồ án cơng nghiệp, toà án trọng

tài, tuỳ theo cách gọi của từng nước) Song, trong thời gian gần

đây ở một số nước còn tổ chức các toà xã hội chuyên giải quyết

những tranh chấp về an sinh xã hội, độc lập với toà lao động (ví

đụ: Cộng hoà liên bang Đức)

Tuy nhiên, luật lao động Việt Nam hiện hành và luật lao động của nhiều nước khác (kể cả những nước có luật bảo hiểm xã hội

riêng) vẫn quy định quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực bảo hiểm xã

hội của NLÐ, NSDLĐ Như vậy, luật lao động không điều chỉnh các quan hệ bảo hiểm xã hội nói chung nhưng nó vẫn điều chỉnh

quyền và nghĩa vụ của các bên quan hệ lao động về bảo hiểm xã

hội, Có thể coi đó là một phân của quan hệ bảo hiểm xã hội, trong phạm ví lên quan đến quan hệ lao động

2.5 Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động

Trong quá trình thực hiện quyển và nghĩa vụ lao động, giữa

các bên của quan hệ lao động có thể có những bắt đồng, tranh chấp về quyền và lợi ích Mâu thuẫn nhiều khi căng thắng đến mức

(1).Xem: Nguyễn Quang Quýnh, Luật lao động và an ninh xã hội, Sài Gòn, 1912

Trang 28

quan hệ lao động cá nhân có thể bị chấm dứt, tập thể lao động có

thể ngừng việc để đạt được các yêu sách chung Khi không thể tự dàn xếp, các bên thường có nhu cầu nhờ đến người có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp cần thiết Điều đó làm phát sinh quan

hệ giải quyết tranh chấp lao động, đó là những quan hệ giữa các

bên của quan hệ lao động có tranh chấp với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó Quan hệ này không chỉ phát sinh từ quan hệ lao động mà khi giải quyết nó, người có

thấm quyền còn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động, những thoả thuận hợp pháp giữa các bên để bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của họ Vì vậy, luật lao động điều chỉnh quan

hệ này cho phù hợp với tính chất và mục đích của quan hệ lao động

Tuy nhiên, tuỷ thuộc vào tính chất của tranh chấp và thủ tục

cần thiết mà cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng, quan hệ giải

quyết tranh chấp lao động còn có thể do những ngành luật khác

điều chỉnh Ví đụ: Khi giải quyết các tranh chấp lao động tại toà áni

thì quan hệ giữa các bên tranh chấp và những người tham gia giải

quyết không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật lao động mà còn chịu

sự điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự 2.6 Quan hệ giải quyết đình công

Tương tự như vẫn đề tranh chấp lao động, đình công có thể phát sinh do tập thể lao động không thoả mãn với quyền và lợi ích

chung biện có nhưng yêu cầu của họ không được NSDLĐ chấp nhận Nếu theo dudi đến cùng mục đích của mình, tập thể lao động

thường sử dụng quyền đình công, biện pháp gây sức ép về kình tế

để thực hiện được yêu sách về quyền và lợi ích Khi đã đình công, có thể chính các bên sẽ thu xếp ổn thoả vấn để của mình bằng cách

tiếp tục thương lượng, hoà giải Cũng có thể họ được các cơ quan hữu quan giúp đỡ để đạt được thoả thuận, ngừng đình công nhưng

cũng có thể các cổ gắng đó không đạt kết quả Khi đó, các bên

Trang 29

quyền Quan hệ giải quyết đình công là quan hệ giữa cơ đùan có thấm quyền giải quyết đình công với tập thể lao động hoặc người

đại điện của họ và NSDLĐ trong quá trình giải quyết đình công Tại Việt Nam, cơ quan có thắm quyển giải quyết đình cơng là

tồ án, cụ thể là toà lao động thuộc toà án nhân đân cấp tỉnh, nơi

xây ra đình công Quyền đình công được pháp luật quy định thực hiện trong phạm vi doanh nghiệp nên tập thể lao động đình công va NSDLD của họ thường thuộc những doanh nghiệp cụ thé Quan hệ này không chỉ phát sinh từ quan hệ lao động mà kết quả quá

trình giải quyết đình công còn có thể tác động đến quan hệ lao

động ở mức độ nhất định nên do luật lao động điều chỉnh 2.7 Quan hệ quản lí nhà nước về lao động

Với chức năng là chủ thể quản lí toàn xã hội, Nhà nước quản lí

tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, trong đó có vấn để lao động và quan hệ lao động Để hạn chế tính tự phát của thị trường, Nhà nước cũng phải điều tiết thị trường lao động, quan hệ lao động bằng nhiều công cụ khác nhau Như vậy, vấn dé quản lí nhà nước về lao động là yêu cầu chung đối với tất cả các nhà

nước, không chỉ ở Việt Nam Thực hiện vấn đề này làm phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau; trong đó, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước thuần tuý là quan hệ hành chính, do luật hành

chính, luật nhà nước điều chỉnh Luật lao động điều chỉnh quan hệ quản H nhà nước giữa các cơ quan, công chức nhà nước có thâm quyền với các bên trong quan hệ lao động ở lĩnh vực đám bảo thực

hiện pháp luật lao động và xử lí vi phạm pháp luật lao động Đây

là quan hệ Hên quan đến quan hệ lao động, bới lẽ, khi thực hiện quyền quân lí nhà nước, thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật cấc cơ quan, công chức có thấm quyển phải căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động, thực tế thực hiện các quy định đó

trong từng đơn vị sử dụng lao động để nắm được mức độ chấp

Trang 30

thức xử lí vi phạm theo pháp luật Mục đích của quản lí nhà nước

về lao động cũng nhằm để đảm bảo cho các quy định của luật lao

động được thực hiện đúng đắn và thống nhất trong phạm vi toàn

quốc; các quan hệ lao động đều vận hành theo trật tự nhất định,

không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung Vì vậy, quan hệ quản lí

nhà nước về lao động do luật lao động điều chỉnh

3 Tiêu chuẩn lao động

Tiêu chuẩn lao động là tập hợp những điền kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động tối thiểu được công nhận trong một

phạm vi áp dụng nhất định (quốc tế, quốc gia ) Điều kiện lao

động là tổng hợp các yếu tố tác động đến NLĐ trong quá trình lao động ở không gian nhất định", Các yếu tô có thê tác động đến môi trường lao động bao gồm yếu tổ tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật

thể hiện qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động và sự tác động qua lại giữa những yến tố đó với NLĐ Trong các điều kiện trên, pháp luật đặc biệt chú trọng đến điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mang NLD và vệ sinh môi trường Còn điều kiện sử dụng lao động là điều kiện cần thiết cho quá trình sử dụng lao động được pháp luật quy định buộc các cá nhân, tổ chức phải thoả mãn khi sử dụng

lao động”) như tiễn lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỉ

luật lao động Trong lĩnh vực lao động, tiêu chuẩn lao động chiếm vị trí hết sức quan trọng, bởi nó liên quan đến điều kiện,

môi trường làm việc của NLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng

cũng như sức khoẻ của NLĐ

IL NHUNG NGUYEN TAC CO BAN CUA LUAT LAO BONG

Trong lí luận về nhà nước và pháp luật hiện nay, nguyên tắc (1).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữt luật học, Nxb, CAND, Ha N6i, 1999

(2).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb CAND, Hà Nội, 1999,

Trang 31

của ngành luật (hoặc của lĩnh vực pháp luật) thường được hiểu là

những từ tưởng chính trị, pháp lí cơ bản được định ra để thông

nhất nội dung điểu chỉnh pháp luật trong khâu soạn thảo, ban hành, giải thích pháp luật và chỉ đạo các hoạt động thực tẾ trong khâu áp dụng pháp luật, Đối với lĩnh vực lao động, những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra như phát huy sức mạnh của

các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế thị trường và hình thành

thị trường sức lao động, bảo vệ NLÐ luôn là những tư tưởng chỉ

đạo để thể chế thành những quy định cụ thể trong nội dung của

luật lao động Bên cạnh đó, các quy định cơ bản trong Hiến pháp

như quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng

nam nữ, quyền được báo hộ lao động, bảo hiểm xã hội của công

đân cũng trở thành những định hướng xác định nội dung của luật lao động và một số lĩnh vực pháp luật khác Cùng với các định

hướng trên, các yêu cầu khách quan của nên kinh tế thị trường, các yêu cầu mới trong thời đại hội nhập quốc tế và phát triển cũng

tác động không nhỏ tới nội dung của pháp luật lao động, trở thành những nguyên tắc cơ bán của ngành luật Trên những cơ sở đó, hiện nay, các nguyên tắc cơ bản của luật lao động gồm:

1 Nguyên tắc ty do lao động và tự do thuê mướn lao động Xác định nguyên tắc này để đâm bảo yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, tiếp nối và cụ thể hoá quyền lao động,

quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp nim

1992 quy định (Điều 55, Điều 57) Trong kinh tế thị trường, thị trường sức lao động là bộ phận tất yếu Nó chỉ có thế hình thành

khi các bên tham gia có quyền tự do gia nhập hoặc rời khỏi thị

trường, tự do luân chuyển sức lao động từ nơi dư thừa đến nơi còn thiểu, từ nơi có múc lương thấp đến nơi có mức lượng cao Bởi vậy, trong đường lối lãnh đạo, Đảng ta đã chủ trương: “tạo môi

trường và điều kiện thuận lợi cho tắt cá các thành phân kinh tế

Trang 32

tạo nhiều việc lầm và phát triển thị trường lao động” Đó cũng

là nguyện vọng của NLĐ và NSDLĐ - các chủ thẻ tham gia thị trường

Thực hiện tỉnh thần đó, luật lao động đã có nhiều quy định khuyến khích NLP tự tạo việc làm và tạo điều kiện để họ tham gia

quan hệ lao động, Tuỷ theo khối lượng việc làm và khả năng của mỗi cá nhân mà họ có thể trở thành NLĐ hoặc NSDLĐ trong xã hội Nếu tham gia quan hệ lao động, NLĐ có quyền làm việc cho

bắt kì NSDLĐ nào, bất kì nơi nào mà pháp luật không cắm Họ có

quyền tự do lựa chọn việc làm theo kha năng và nguyện vọng của

mình, có thể lựa chọn cách thức trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ để tìm kiếm việc làm, có thể tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề để tham gia quan hệ lao động NLÐ còn có quyền tham gia một hoặc nhiều hợp đồng với một hoặc nhiều NSDLĐ theo

quy định của pháp luật Luật pháp không có những quy định để ưu đãi hơn hoặc phân biệt đối xử với NLĐ trên cơ sở họ làm việc cho các thành phần kinh tế khác nhau Cùng với quyền tự đo lao động,

các chế độ bảo hiểm xã hội của NLĐ cũng được quy định thống

nhất cho mọi NLĐ tham gia quan hệ lao động và ngày càng mở

rộng tới tất cả lực lượng lao động xã hội Như vậy, khi NLĐ thực

hiện quyền tự do dịch chuyển quan hệ lao động trên thị trường thì quyển bảo hiểm của họ không thay đổi Nếu điều kiện lao động không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn, NLĐ có quyển chấm dứt quan hệ lao động này để tham gia quan hệ lao động khác theo

quy định của pháp luật

NSDLD khéng chỉ được đảm bảo các quyền tự đo cần thiết khi

gia nhập thị trường lao động mà còn được Nhà nước giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi, khuyến khích sử dụng nhiều lao động (khoản 3 Điều 4 BLLĐ năm 2012) Họ được quyết định việc tuyển dụng lao động trong thời gian nào, số lượng lao động sẽ tuyển là bao nhiên;

(1).Xem: Đảng cộng sân Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quắc lẫn thie IX

Trang 33

được đặt ra điều kiện tuyển chọn theo yêu cầu công việc và yêu cầu sử dụng lao động của chính họ; được tự mình quyết định cách thức tuyển chọn: qua làm thử, thi tuyển, phỏng vấn hay xét duyệt hd so, dao tạo để sử dụng NSDLĐ được tự quyết định mức lương sẽ trả, thời hạn sử dụng cho từng vị trí công việc để giữ lợi

thế cạnh tranh trên thị trường Họ cũng có thể quyết định quy mô

sử dụng lao động trong từng thời kì, được tuyển thêm lao động hay thu hẹp sản xuất, cho thôi việc, chấm đứt hợp đồng phù hợp với

các quy định của pháp luật

Để đảm bảo quyển tự do việc làm cho NLĐ và tự do thuê

mướn lao động cho NSDLĐ, pháp luật lao động đã xác định

những nội dung cần thiết trong các quy định chung, trong chế định việc làm, học nghề, HĐLĐ Trong đó, không có giới hạn về địa

bàn tuyển dụng hay phạm vi tham gia quan hệ lao động theo đơn

vị hành chính, vùng, theo hộ khẩu hay bất cứ tiêu chí quản lí nào Bên cạnh đó, các chế định khác như tiễn lương, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và đình công đều được xác định

theo những nguyên tắc chung thống nhất, không phân biệt thành

phần kinh tế, không bao cấp hay đành độc quyền cho khu vực nhà nước cũng góp phần hỗ trợ tạo ra thị trường lao động chung, tạo

điều kiện cho việc thực hiện quyền tự do của các bên

2 Nguyên tắc bảo vệ người lao động 2.1 Cơ sở xác định nguyên tắc

Theo nghĩa thông thường nhất, có thể hiệu bảo vệ NLĐ trong quan hệ lao động là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thế xảy ra đối

với họ khi tham gia quan hệ lao động Với ý nghĩa đó, “bảo vệ

NLĐ” và “đâm bảo các quyền cho NLĐ” là những vấn đề không

đồng nhất Bảo vệ NLĐ là tư tưởng xuyên suốt hệ thống các quy

phạm pháp luật lao động và quá trình điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động còn đảm bảo các quyền cho NLĐ là sự đám bảo

nội dụng quan hệ lao động của họ

Trang 34

Việc xác định nguyên tắc này trước hết trên cơ sở đường lỗi,

chính sách của Đảng Ngay từ những năm đầu phát triển kinh tÉ thị

trường, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu và động lực chính

của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân !Ố con người, trước hết là NLĐ”.1 Khi phát triển kinh tế thị trường, Dang và Nhà

nước xác định: “phải tăng cường bảo vé.NLD, trong tam la ở các

doanh nghiệp"? Điều đó phù hợp với tình hình thực tế, khi NLĐ

tham gia quan hệ lao động, họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn phát sinh trong quan

hệ này Những khó khăn này có thế từ phía thị trường lao động bởi

tương quan cung-cầu lao động trên thị trường thường theo hướng

bất lợi cho NLĐ Những nước chưa phát triển luôn đứng trước mâu thuẫn giữa sự gia tăng dân số và khả năng đầu tư yếu kém, không tạo đủ việc làm cho NLD Cac nude phat triển lại có xu hướng đầu tư cho công nghệ cao thay cho việc sử dụng nhiều nhân công Vấn

đề thất nghiệp trở thành hiện tượng bình thường ở tất cả các nước, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế Vì vậy, NLÐ khó có điều kiện thoả thuận bình đẳng thực sự với bên sử dụng lao động như yêu cầu của thị trường Họ cần được bảo vệ để hạn chế những

bắt lợi, những sức ép do điều kiện khách quan mang lại

Trong quá trình làm việc, NLĐ là người phải trực tiếp thực

hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng lao động Như vậy,

họ phải chấp nhận những điều kiện lao động, môi trường làm việc

ngay cả khi không thuận lợi nhự nắng nóng, bụi độc, tiếng ồn và những yếu tố nguy hiểm khác Nếu không có sự bảo vệ của pháp

luật thì sức khoẻ, tính mạng của NLĐ sẽ khó được đảm bảo

Về phương diện lí luận, cũng đã có căn cứ để khẳng định rằng

(1).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ

VHI của Đảng, Nxb, Chính trì quốc gia, Hà Nội, 1991 -

(2).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Trang 35

NLĐ bao giờ cũng bị phụ thuộc vào NSDLĐ Pháp luật cũng thừa

nhận quyển quản lí, điều hành của NSDLĐ và nghĩa vụ chấp hành

của NLĐ Nhưng thực tế, khi có sự hỗ trợ của những điều kiện

khách quan từ phía thị trưởng thì thường xảy ra xu hướng lạm

quyền của người sử dụng và sự cam chịu của NLĐ Từ đó, luật lao động cũng phải quan tâm bảo vệ NLĐ đúng mức để sử dụng sức

lao động hợp lí, hạn chế xu hướng lạm quyền của NSDLĐ

Từ những cơ sở trên, có thể thấy việc báo vệ NLĐ là nhiệm vụ cơ bản của luật lao động ở tất cả các nước trên thế giới Dưới góc độ lịch sử, nhiều ý kiến cồn cho rằng yêu cầu bảo vệ NLĐ là

nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các quy định riêng để điều tiết quan hệ lao động và sự rả đời ngành luật lao động như ngày nay Nếu không cần phải bảo vệ NLĐ trước sự lạm quyền của người

đang quán lí, điều hành họ, trước những điều kiện lao động không phải do họ tạo ra thì có thể điều chỉnh các quan hệ lao động bằng

các quy định dân sự thông dụng, như các hợp đồng dich vụ, gia công khác Như vậy, có thé thay bao vé NLD 14 nhiém vụ chủ yếu,

gắn liền với sự ra đời và tồn tại cùng với sự tồn tại của luật lao động ở tất cả các nước trên thế giới

Ở Việt Nam, Nhà nước với bản chất là của dân, do dân, vì dân

thì vấn đề bảo vệ NLĐ lại càng được chú trọng ở mức độ cao Điều đó cũng phù hợp với lí luận về bản chất của pháp luật, là ý chí của giai cấp thông trị xã hội, giai cấp cầm quyền Tư tưởng đó cũng được thé hiện ngay trong Lời nói đầu của BLLĐ: “Bộ luật

lao động báo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của NLD” Trong quá trình ban hành, sửa đổi luật lao động và trên thực tế ở nước ta, NLD ngày càng được bảo vệ tốt hơn

2.2 Nội dung nguyên tắc

Dé thực hiện nhiệm vụ một cách hữu hiện và phù hợp với các

yêu cầu trên, pháp luật lao động phải thể hiện quan điểm bảo vệ

N2 với từ cách là bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực lao

Trang 36

động Nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo

vệ quyển và lợi ích chính đáng của NLĐ mà còn phải bảo vệ họ trên nhiều phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính

mạng, danh dự, nhân phẩm, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi, liên

kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh,

Có nghĩa là NLĐ phải được đảm bảo cuộc sống và phát triển bình

thường khi tham gia quan hệ lao động Do vậy, nguyên tắc bảo vệ

NLĐ bao gồm các nội đung chủ yếu sau:

2.2.1 Bảo vệ việc làm cho người lao động

Việc làm luôn là mối quan tâm đầu tiên và trong suốt cuộc đời cla NLD Tai Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng tả vẫn

kháng định “giải quyết việc làm là yếu tổ quyết định để phát huy nhân tổ con người, ôn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã

hội” Vì vậy, báo vệ NLĐ trước hết là bảo vệ việc làm cho họ

“Thực chất của vẫn đề này là pháp luật bảo vệ NLĐ để họ được ôn

định làm việc, không bị thay đổi, bị mất việc làm một cách vô lí

Những quy định của luật lao động luôn hướng tới việc đảm bảo để

NLĐ được thực hiện đúng công việc đã thoả thuận Nếu các bên

muốn thay đổi hoặc NSDLĐ muốn tạm thời điều động, chuyển

làm việc khác, tạm đình chỉ công việc đều phải tuân thủ những

điều kiện luật định

Bên cạnh đó, bảo vệ việc làm lân dài, đúng thời hạn thoả thuận

cho NLĐ cũng là nội dung cần thiết của nguyên tắc này Các quy định của luật lao động luôn khuyến khích các bên kí kết HĐLĐ

không xác định thời hạn (với ý nghĩa là hợp đồng dai han) và hạn

chế giao kết hợp đồng ngắn hạn, chỉ trong những trường hợp cẦn

thiết Việc tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn luôn được

pháp luật giới hạn thực hiện trong những trường hợp nhất định

(1).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thit IX

của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 210

Trang 37

nhằm mục đích bảo vệ việc làm cho NLĐ Nếu vi phạm các quy

định trên, NSDLĐ có thể bị xử phạt, bồi thường boặc buộc phải đảm bảo việc làm cho NLD

Như vậy, có thể thấy bảo vệ việc làm cho NLĐ đã trở thành vấn đề quan trọng xuyên suốt các chế định việc làm, HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể, ki luật lao động, giải quyết tranh chấp lao

động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động Đó là nội dung không thể thiểu trong nguyên tắc báo vệ NLĐ

2.2.2 Bảo vệ thu nhập và đời sống cho người lao động

Có thu nhập là mục đích cơ bản nhất của NLD khi tham gia

quan hệ lao động Tuy nhiên, vì nhiều lí do mà thu nhap cla NLD thường có nguy cơ không tương xứng so với những đóng góp của họ hoặc bị giảm, bị cắt bởi những nguyên nhân không phải do họ gây ra Vì vậy, bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ cũng là nội

dung quan trọng của nguyên tắc bảo vệ NI.Đ Đề thực hiện mục

đích này, pháp luật lao động có nhiều quy định, vừa bảo vệ thu

nhập cho NLĐ, vừa giảm thiểu những can thiệp của Nhà nước đối với quyền tự chủ của các bên Trước hết là các quy định về mức thu nhập bắt buộc phải đảm bảo thông qua mức lương tối thiểu để bảo vệ NLĐ ở mức cần thiết nhất và tạo ra hướng khuyến khích

NSDLD dam bảo thu nhập cao hơn cho NLĐ Những thoả thuận

về thu nhập của NLĐ đều phải tương xứng với sức lao động họ đã

cung ứng Pháp luật quy định cơ sở của tiễn lương phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quá công việc; bảo vệ tiền lương cho lao động nữ, lao động tàn tật, lao động vị thành niên được tương đương với các lao động khác trên cơ sở công việc Các trường hợp có cung ứng lao động như làm việc, thử việc, học nghề có làm ra sản phẩm pháp luật đền đảm bảo cho NLĐ được hưởng lương ở

mức độ phù hợp, Trong thời hạn hợp đồng, những trường hợp

không làm việc do rủi ro khách quan hoặc do lỗi của NSDLĐ như

Trang 38

điều dưỡng hoặc bị chấm đứt hợp đồng hay bị sa thải trái pháp

luật NLĐ đều được trả lương hoặc bồi thường tiền lương Khi bị

tạm thời điều chuyến làm việc khác, NLĐ cũng được bảo vệ thu

nhập hợp lí theo mức đã thoả thuận hoặc theo sức lao động đã hao

phí cho công việc thực tế

Để đám bảo đời sống cho NI,ĐÐ, ngay cả khi họ bị khẩu trừ lương thì mức trừ cũng bị pháp luật giới hạn chỉ ở tỉ lệ nhất định;

khi gặp khó khăn hoặc trong những trường hợp hợp lí khác, NLĐ

còn được tạm ứng tiền lương Đặc biệt, hầu hết các trường hợp

NLĐ thôi việc, bị mắt việc làm vì lí do kinh tế họ đều được hưởng

các chế độ trợ cấp để ôn định cuộc sống NLĐ còn được tham gia

báo hiểm xã hội để bảo hiểm thu nhập nêu nguồn thu này bị mất

hoặc bị giảm vì ốm đau, thương tật, tuổi già Như vậy, cố thể

thấy tuy không can thiệp vào quyển tự chủ về tài chính của NSDLĐ nhưng pháp luật lao động đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ

thu nhập cho NLĐ ở mức độ hợp lí Mục đích này được thể hiện trong nhiều chế định như học nghề, HDLD, tiền lương, an toàn, vệ

sinh lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động

2.2.3 Bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ trong lĩnh vực lao động

Khi tham gia quan hệ lao động, không chỉ việc làm, thu nhập mà nhiều phương diện trong cuộc sống của NLĐ bị ảnh hưởng rất

sâu sắc bởi quan hệ này, Với tình thần bảo vệ NI.Ð một cách toàn

diện, bảo vệ tẤt cả các quyền con người trong lĩnh vực lao động thì các quyền nhân thân gắn với lĩnh vực lao động là đối tượng quan

trọng cần bảo vệ Trong hệ thông pháp luật, các quyền nhân thân của con người đã được quy định trong 22 điều tại Mục 2, Chương

H Bộ luật dân sự Gắn bó mật thiết với lĩnh vực lao động là quyền

của NLĐ được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ; được bảo vệ danh dụ, nhân phẩm, uy tín; được lao động sáng tạo, tự do liên kết và phát triển Luật lao động cũng chú trọng bảo vệ những

Trang 39

quyền này cho NLÐ trong quá trình điều chỉnh quan hệ lao động

Vấn đề bảo vệ tính mạng sức khoẻ NLÐ trong quá trình lao

động được đặc biệt chú trọng Điển 56 Hiến pháp năm 1992 quy

định: “Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ bảo hộ lao động” Tại Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ D, Đảng ta đã nhắn mạnh nhiệm vụ: “chăm io cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chỗng tai nạn lao động và bệnh

nghé nghiép cho NLD” BLLD cing quy định những trách nhiệm

cụ thể của Chính phủ (Điều 135 BLLĐ năm 2012), của các cấp,

các ngành, của NSDLĐ trong lĩnh vực này để bao vé NLD 6

các cơ sở, tất cá các hình thức lao động đều phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động do Nhà nước ban hành để thực biện an toàn tính mạng, sức khoẻ cho NLĐ Nếu trong điều kiện

lao động còn có những yếu tô bất lợi cho sức khoẻ, tính mạng của NLD thi NSDLD phai trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho

họ Nếu điều kiện lao động không đảm bảo thì NLĐ hoặc tổ chức cơng đồn đại diện cho họ có quyền quyết định ngừng lao động

yêu cầu khắc phục các yếu tố mắt zn toàn đó Các đơn vị sử dụng lao động cũng phải thực hiện đầy đủ các chế độ khám sức khoẻ, bồi dưỡng độc hại theo đúng quy định của pháp luật Việc sử dụng lao động phải đám bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lí, không được vượt mức luật định NSDLĐ cũng phải rút ngắn thời gian làm việc cho các đối tượng như lao động tàn tật, lao động vị thành niên, lao động làm những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại để đảm bảo sức khoẻ cho họ Ngoài ra, nếu bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ được đảm bảo điều kiện cấp

cứu, điều trị, điều dưỡng để phục hồi sức khoẻ; nếu còn tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công việc phù hợp

Trong quá trình lao động, NLĐ còn được bảo vệ danh dự, nhân (1).Xem; Đăng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 105

Trang 40

-phẩm, uy tín NSDLĐ và các chủ thể khác phải tôn trọng và đối xử đúng đắn với họ, không được xúc phạm bằng bắt kì hình thức nào

Việc phân biệt đối xử, trả thù, trù đập NLĐ vì bất kì lí do nào đều là vi phạm pháp luật Ngay cả khí NLÐ vi phạm ki luật thì

NSDLPĐ cũng không được xúc phạm thân thẻ, danh dự, nhân phẩm của họ khi xử lí, Nếu vi phạm các quy định này, NSDLĐ phải khôi phục quyền cho NLĐ

Ngoài ra, NLĐ còn được bảo vệ quyển lao động (thông qua

các quy định bảo vệ việc làm cho họ), quyền tự đo sáng tạo, nhất

là đối với các lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao Tắt cA các quy định nhằm báo vệ quyền nhân thân cho NLĐ được thé

hiện trong hàng loạt các chế định như: HĐLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, kí luật lao động, giải quyết

tranh chấp lao động Có thể nói rằng luật lao động đã có những

quy định tương đối đẩy đủ để bảo vệ các quyền nhân thân liên

quan đến lĩnh vực lao động cho NLD

3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

str dung lao dng

Bảo vệ quyền và lợi ích hop pháp của NSDLĐ là đảm bảo các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho NSDLĐ được thực

hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại Như Vậy, có thể thấy nguyên tắc này có phạm vi hẹp hơn nhiều so với nguyên tắc bảo

vé NLD Điều đó do các bên có vị thế khác nhau trong quan hệ lao

động nên luật lao động bảo vệ họ ở những mức độ khác nhau

"Trong quan hệ lao động, NSDLĐ có quyền quản lí nên không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với NLÐ -

người có nghĩa vụ phải tuân thủ Tuy nhiên, pháp luật lao động phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bởi họ là một

bên không thể thiếu để hình thành và đuy trì quan hệ lao động Nếu không thu được các quyền và lợi ích cần thiết trong quá trình sử dung lao động thì họ và các nhà đầu tư tiềm năng khác sẽ

Ngày đăng: 07/01/2022, 23:46