1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi hiến pháp năm 1992

330 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GS TS TRẦN NGỌC ĐƯỜNG

Trang 2

PHAN CONG, PHO! HOP

VA KIEM SOAT QUYEN LUC VI VIỆC SỬA ĐŨI HIẾN PHÁP NĂM 1992

(Sách chuyên khảo)

Trang 3

CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Quyền lực nhà nước là vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách - mạng Suy cho cùng, hoạt động chính trị của các giai cấp, các đăng phái chính trị trong các xã hội khác nhau đều nhằm mục đích giành và giữ quyền lực nhà nước về mình Vì thế, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước mà trung tâm là lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, có thể rút ra được nhiều nhận thức lý luận bổ ích, có ý nghĩa quan trọng chỉ đạo các hoạt động thực tiễn thực thi quyền lực nhà nước cho các đăng phái chính trị cầm quyền, cho bản thân Nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội :

Trang 4

trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn

để mới ở nước ta Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn dang đặt ra cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo có hệ thống, để tường minh về phương diện nhận thức lý luận, mạnh mẽ và dứt khoát về phương diện hành động _

Với nhận thức đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Su thật xuất bản cuốn sách Phân công, phối hợp uà kiểm soát quyền lực uới'uiệc sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(Sách chuyên khảo) của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường Cuốn :sách sẽ đem đến cho độc giả cách tiếp cận khoa'học về hình thành cơ sở lý luận phân công, phối hợp và kiểm soát

quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta, từ đó để xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các kiến nghị liễn quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyển luc nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1999 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta trong thời gian tới Những quan điểm, nhận

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Chu dẫn của Nhà xuất bản “5

Chương l

QUAN NIỆM VỀ QUYỀN LỰC; PHÂN CƠNG,

PHỐI HỢP VÀ KIỂM SỐT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

TRONG LỊCH SỬ 18

I Quan niệm về quyền lực trong lịch sử 18 1 Quan niệm của các học giả Cổ đại và thời kỳ đầu

của xã hội tư sản về bản chất của quyền lực nhân _ dân, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước 14 2 Quan niệm của các học giả phương Tây đương đại

về bản chất quyền lực nhân dân, quyển lực nhà nước và quyển lực của các đảng phái chính tri 94 8 Quan niệm của chủ nghĩa Mấc - Lênin về bản chất

quyền lực nhân dân, quyển lực của đảng phái chính trị, quyền luc nha nuéc 29 II Vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa quyền lực

nhân dân, quyền lực của các đảng chính trị và

quyền lực nhà nước - ¬ 41

1 Vị trí, vai trò của các loại quyền lực trong xã hội 41

2 Bản chất của mối quan hệ giữa quyền lực nhân dân, quyền lực của các đảng chính trị và quyền lực

Trang 6

II Quan niệm về phân công, phối hợp và kiểm

PHỐI HOP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC _

II

soát quyền lực giữa quyền lực nhân dân, quyền lực của đảng phái chính trị và quyền lực hhà nước trong lịch sử

1 Quan niệm về phân công và kiểm soát quyền lực

trong lịch sử

2 Quan niệm về phân cổng và kiểm soát quyền lực

trong xã hội đương đại

Chương II

CO SO LY LUAN VE PHAN CÔNG, TRONG NHA NUGC PHAP QUYEN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tính tất yếu khách quan của sự phân công,

phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước _ pháp

quyền xã hội chủ nghĩa

1 Bản chất của quyền lực nhà nước là thống nhất để

chỉ rõ tất cả quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về

nhân dân |

2 Ban chất của phân công quyền lực nhà nước là cơ

sở để kiểm soát và đánh giá quyển lực nhà nước

được giao, được ủy quyền; ngăn ngừa sự lạm dụng

quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà

nước thống nhất; phòng chống được chồng chéo,

Trang 7

II

3 Bản chất của phối hợp quyền lực nhà nước là phương thức, cách thức, lề lối làm việc giữa các cơ

quan nhà nước

4 Bản chất của kiểm soát quyền lực nhà nước là khắc phục sự tha hóa quyển lực nhà nước, đưa quyền lực nhà nước trở về với đúng nghĩa của nó là quyền lực của nhân dân

Đặc điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương HT

THUC TRANG PHAN CONG, PHOLHOP VA KIEM SOAT QUYEN LUC NHA NUGC 6 NUGC TA 1

HIỆN NAY THEO HIẾN PHÁP NĂM 1992

(SUA DOI, BO SUNG NAM 2001)

Đánh giá việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý

IIL Đánh giá việc phân công, phối hợp và kiểm soát

II

quyền lực nhà nước giữa nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và Nhà nước - chủ thể được nhân dân uỷ quyền, giao quyền

Đánh giá việc phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2001

1 Đánh giá tổng quát

Trang 8

II Tiếp tục hoàn thiện việc phần công, phối hợp và 3 Thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước bên

trong bộ máy nhà nước ta hiện nay:

Chương IV

PHƯƠNG HƯỚN G VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HỒN THIỆN VIỆC PHÂN CƠNG, PHOL HOP VA

KIEM SOAT QUYỀN, LUC NHA NUGC

Tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và Nhà nước - chủ thể được nhân dân giao quyền, nhân dân ủ ủy quyền

1 Vì sao phải tiếp tục hoàn thiện mối i quan "hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước

Những nội dung cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và

Nhà nước:

Phương thức phân công, phối hợp và kiểm soát

quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước , trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Phương hướng và giải pháp tiếp tục hồn thiện '

việc phân cơng, phối hợp và kiểm soát quyển lực:

nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước

kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Trang 9

Til

Nội dung, hình thức và cơ chế phân công, phối hợp

và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa ba quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp; giữa quyền lực nhà nước

ở Trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương

Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc

phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa Đảng

cầm quyền và Nhà nước

1 Vì sao phải tiếp tục hoàn thiện việc phân công,

phối hợp và kiểm soát quyển lực nhà nước giữa

Đảng cầm quyền và Nhà nước

Nội dung, phương thức và cơ chế phân cơng, kiểm

sốt quyền lực nhà nước giữa Đảng cầm quyển và

Nhà nước

Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước

Trang 10

Chương I

QUAN NIỆM VỀ QUYỀN LỰC; PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYÊN LỰC NHÀ NƯỚC

TRONG LỊCH SỬ

I, QUAN NIEM VE QUYEN LUC TRONG LỊCH SỬ

Có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực vì sự đa dang trong nhận thức vấn đề Tuy nhiên, dấu hiệu chụng

nhất của quyền lực trong xã hội là năng lực thay đổi hành vi của người khác hoặc nhóm người khác nhằm đạt được mục

tiêu của mình dù có sự chống đối hay không có sự chống đối

Theo Ph.Ăngghen, cơ sở của quyền lực xã hội xuất phát từ chính hoạt động sản xuất của con người trong xã hội: "một mặt, một quyền uy nhất định, không kể quyền uy đó đã được tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự

phục tùng nhất định, đều là những điều mà trong bất cứ tổ

chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm, làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta"! Như vậy, chính sự 1 C.Mác và Ph,Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.18, tr,421 "

Trang 11

tồn tại của xã hội đòi hỏi phải có quyền lực chung để điểu khiển, buộc con người phải tuân theo những quy định, những luật lệ nhất định bảo đảm an ninh và an sinh cho mỗi người cũng như toàn thể cộng đồng

1 Quan niệm của các học giả Cổ đại và thời kỳ đầu của xã hội tư sản về bản chất của quyền lực nhân

dân, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước -

a) Quyền lực của x nhân dân:

Ở phương Tây Cổ đại (trừ các nền dân chủ ở Hy Lạp, La Ma Cé dai) và trong suốt thời kỳ Trụng cổ hầu như không

nói đến quyền lực của nhân dân Trong quan niệm của hầu hết các nhà tư tưởng chính trị Cổ đại và Trung cổ, nhân dân đo phẩm chất thấp kém của mình nên không có quyền lực trong ; xã hội Để có một cuộc sống tốt hơn, ho phai tuân theo sự chỉ huy của các thủ lĩnh chính trị, của vua, tuân theo quyền lực của Giáo hoàng và nhà thờ là đại diện của Chúa dẫn dắt con người Trong mối quan hệ này, ho chỉ ‹ có nghĩa ` vụ phục tùng, tuân thủ chứ không có quyển -

Tuy nhiên, trong thời kỳ này, quyền luc của nhân dan

được các nhà tư tưởng chính trị Cổ đại đề cập khi bàn luận về nền đân chủ Hy Lạp và La Mã Cổ đại, đặc biệt trong Nhà nước dấn chủ Athen Trong nền dân chủ này, nhân dân

với danh nghĩa là công dân tự do (chỉ những nam giới trưởng thành, là người tự do, loại trừ nô lệ, phụ nữ và trẻ em) là

người tham gia thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước

Trang 12

Vì vậy, nhân dân (những công dân tự do) là chủ nhân của quyền lực nhà nước và trực tiếp thực thị, điều hành mọi công việc của Nhà nước -

Đến thời kỳ Cận hiện đại, quyền lực của nhân dân mới được đặt ra một cách quyết liệt và rõ ràng Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyển lực nhà nước chính là quyền lực của các cá nhân trong xã hội nhượng lại cho Nhà nước để bảo vệ các quyền tự nhiên của mình Nhà nước chỉ là cơ quan được nhân dân thiết lập nên thông qua "khế ước" để thực thi quyền lực của nhân dân Điều quan trọng là nhân dân giữ lại cho mình quyền có thể thay thế Nhà

nước nếu như nó không thực hiện đúng khế ước đã ký kết

Như vậy, chủ nghĩa tự do cho rằng, nhân dân là chủ thể của quyển lực nhà nước, nhưng việc lý giải về quyền

lực nhà nước đã có sự phân tách thành hai xu hướng khác nhau Xu hướng thứ nhất cho rằng, quyền lực nhà nước là có giới hạn, vì nhân dân không ủy hết quyền lực mà chỉ ủy một phần quyền lực của mình cho Nhà nước Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước như thế nào thì Nhà nước có quyền lực như thế ấy Các đại diện tiêu biểu của quan điểm này là Lốccd!, Môngtexkid” Trong khi đó, xu hướng thứ hai của Hốpxởơ” và đặc biệt là Rútxô! thì cho rằng, nhân dân

1 John Locke (1632-1704): nha triét hoc người Anh

2 Nam tuéc De la Bréde et de Montesquieu (1689-1755):

nhà văn và đại biểu triết học ánh sáng Pháp

3 Thomat Hopxo (1585-1679): nhà triết học người Anh 4, Jean Jacques Rouscau (1712-1778): triét gia phudng Tây,

Trang 13

phải ủy hết toàn bộ quyền lực của mình cho Nhà nước (tuy lý do của Hốpxơ và Giăng Giác Rútxô là khác nhau) vì vậy, quyền lực nhà nước là toàn quyền và không có giới hạn

Theo quan điểm của các nhà tư tưởng thuộc xu hướng thứ nhất, nhân dân không thể và không đủ khả năng trực tiếp thực thi quyền lực nhà nước như ở nền dân chủ Athen, nên nhân dân phải giao quyền thực thi cho cơ quan đại điện là Nhà nước Nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân nhằm bảo đảm lợi ích của các cá nhân và lợi ích chung của cả cộng đồng Trong quan hệ này, để hạn chế quyền lực nhà nước có thể đi ngược lại những cam kết ban đầu, quyền lực nhà nước phải bị giới hạn bởi hai yếu tố cơ bản Thứ nhất, quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi chính mục đích của nó là để bảo đảm các quyền cơ bản của công dân Thứ hơi, quyền lực nhà nước chỉ được thực thi trong vòng trật tự hiến định Nếu vượt quá thẩm quyền và vi phạm các cam kết, nhân dân có quyền được thay đổi Nhà nước thông qua bầu cử hoặc làm cách mạng Nhân dân có quyền làm cách mạng để giành lại quyền lực bằng cách lật đổ bộ máy nhà nước cũ thay thế bộ máy nhà nước mới

Giôn Lốccơ cho rằng, nhân dân chỉ tuân thủ một Nhà

Trang 14

vừa trái với ý nguyện của Chúa Theo Lốccơ, bao toàn quyền tự nhiên của môi cá nhân con người cũng là tiêu chí căn bản xác định giới hạn phạm vì hoạt động của Nhà nước Đi qua giới hạn này, chính quyền đễ trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự do và đối tượng của cách mạng

Điểm khác căn bản của Giăng Giác Rútxô đối với các nhà tư tưởng trên là nhân dân trao tất cả quyền lực của mình cho Nhà nước Vì theo ông, tự do của cá nhân phải là tự do chủ động - nhận thức và làm theo quy luật khách

quan - chứ không chỉ đơn thuần là tự do không bị ép buộc

làm những điều không nên làm Ý chí tối cao, quyền lực nhà nước là để cưỡng chế, buộc mọi người phải tự do làm

theo cái đúng, cái hợp lý Do đó, nhân dân trao toàn bộ

quyền lực cho Nhà nước, đến lượt nhân dân nhận lại một phần quyền lực của mình và mỗi người đều ủy hết quyền của mình cho Nhà nước nên họ nhận lại một phần ngang

nhau, bình đẳng như nhau trước Nhà nước Như vậy, nhân

dân ủy hết quyền lực của mình (khi chưa nhận thức được "tất yếu khách quan") cho Nhà nước để Nhà nước chuyển hóa thành quyền của nhân dân (lúc này đã nhận thức được tất yếu khách quan) và làm theo nó thì nhân dân được tự do Đây là điều rất đáng khát khao, song vấn đề đặt ra ở _ đây là làm thế nào để có một Nhà nước thực sự sáng suốt,

không sai lầm, là cơ quan có khả năng giáo dục và cưỡng

chế nhân dân hành động đúng theo quy luật khách quan b) Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước: — _

Trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng chính trị

Trang 15

niệm quyền lực chính trị được quan niệm đồng nghĩa với quyền lực nhà nước

Theo Platén (428 - 347 tr CN), trong xã hội có bảy loại quyền lực: quyền lực gia đình, quyền lực giữa tầng lớp quý tộc đối với tầng lớp dưới, giữa người già với người trẻ, giữa chủ nô và nô lệ, giữa người mạnh và kẻ yếu mà theo ông quyền lực này không được chấp thuận; mạnh nhất là quyền lực giữa người thông thái dẫn dắt, ra lệnh cho người khác đi theo và chấp hành, và cuối cùng là thần quyển - quyền lực của Chúa

Ông cho rằng quyển lực bạo lực tức là cai trị bằng sức mạnh, sự cưỡng bức và cai trị bằng thuyết phục mới là chính trị Về bản chất, chính trị là sự cai trị của trí tuệ, là nghệ thuật dẫn dắt con người với sự bằng lòng của họ chứ không phải bằng cưỡng bức Nhà nước xuất hiện là do các nhu cầu của con người Vì nhu cầu, con người có nhau và tập trung lại với nhau trong một cộng đồng dân cư được đặt tên là Nhà nước Quyền lực nhà nước được thiết lập nhằm duy trì bình đẳng và công lý, thực hiện lợi ích của các cá nhân cũng như tạo nên sự thịnh vượng chung của

xã hội Đương nhiên, quyền lực nhà nước phải nằm trong

tay các nhà thông thái

Dén Arixtét (384-322 Tr.CN), nguồn gốc của quyền lực chính trị đã được phân tích một cách thấu đáo hơn Con người, do tự nhiên, có khuynh hướng sống thành một cộng

Trang 16

Chỉ có trong một cộng đồng chính trị, con người mới có đủ điều kiện để phát triển cái bản chất cố hữu của mình: khả

năng lập luận hợp lý (logos) và hành động có hợp tác

(praxis) Các hoạt động hiệp tác xã hội của con người đòi hỏi phải có tổ chức chính trị Với bản chất của con người

như vậy, sự hình thành xã hội, Nhà nước là một quá trình

lịch sử tự nhiên, từ cá nhân tạo nên gia đình, các gia đình hợp thành làng, cộng đồng; nhiều làng, cộng đồng hợp thành Nhà nước Nhà nước là sự tích tụ của một quá trình

tự nhiên :

Trong xã hội, cũng do tự nhiên, một số người ra lệnh

và người khác phục tùng Quyền lực nhà nước thuộc về người nắm giữ sự khôn ngoan mà phẩm chất và hành động

ra lệnh của người đó dựa trên các quy luật hợp lý nên được người ta tuân thủ Người được tự nhiên ban cho khả năng phản ánh và trí tuệ sẽ là người giỏi hơn nên trở thành người cai trị và những người kém hơn sẽ là nô lệ Các loại quyền lực được thực thi đối với nhóm người hoặc tổ chức:

chẳng hạn, quyền lực của người chồng và cha đối với vợ và

con cái; quyền lực của chủ đối với nô lệ, quyền lực của các nhà cai trị đối với dân là quyền lực chính trị, được sử dụng cho thành bang

Trang 17

nhà nước phải được tập trung mạnh mẽ trong tay một người

để chiến thắng sự kháng cự và tiêu diệt các thế lực thù địch của chế độ, Nhà vua phải nắm trọn quyền và thi hành chính sách Theo quan niệm của Ong, giá trị của từng cá nhân không phải là điều mà Nhà nước cần bận tâm

— Theo quan niệm của Hốpxơ (1588-1679), quyền lực của loài người là lớn nhất bởi nó được tổng hợp từ quyền lực của hầu hết con người, hợp lại bằng sự nhất trí (đồng lòng) vào trong một người Người này đã sử dụng toàn bộ quyển lực của mọi người dựa vào ý chí của họ (chẳng hạn, quyền lực của một quốc gia), hoặc dựa vào ý chí của một bộ phận cụ thể, chẳng hạn, ý chí của một cơ quan, một nhóm có cùng xu hướng ` 7

Theo lập luận của Hốpxơ, Nhà nước được thiết lập nhờ _ sự chấp thuận của nhân dân Bằng sự chấp thuận của mình, nhân dân ủy quyền cho một người hoặc những người nắm quyền làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì trật tự và hòa bình Kể cả quyền buộc ai đó cầu nguyện nếu người | nắm quyển yêu cầu, vì theo Hốpxơ, sự khác nhau về tôn giáo là một trong những nguồn gốc gây ra xung đột Để bảo đảm an ninh, nhân dân đã trao cho người nắm quyền quyền lực tuyệt đối, không có giới hạn, chỉ giữ lại quyền tự bảo vệ khi người nắm quyền đe dọa trực tiếp tới họ

Trang 18

luật tự nhiên chi phối hay các quyền tự nhiên thống trị Ở

đó, những quyền tự nhiên của con người là tối cao và bất khả xâm phạm Đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền sở hữu

Mặt khác, cũng theo luật tự nhiên mà con người phải

kết hợp với nhau hình thành cộng đồng, xã hội Sự vận động "tự nhiên" của xã hội dẫn đến tình trạng người dư thừa, kẻ thiếu đói, xã hội rơi vào tình cảnh mất an ninh, con người lại không có thiện chí tôn trọng lẫn nhau, quyền tự nhiên của mỗi cá nhân bị xâm phạm Chính từ đây, để bảo vệ những quyển tự nhiên thiêng liêng của mình mà mọi người, mọi thành viên trong xã hội cùng "ký kết" hình

thành chính quyền Đó là cơ quan quyền lực chung mà chức năng gốc của nó là bảo vệ những quyền tự nhiên của mỗi con người Quyền lực chung đó không phải tự nó có mà là tổng hợp của sự ủy quyền của mỗi thành viên xã hội, của công đân

Lốccơ định nghĩa, "quyền lực chính trị là quyền làm ra luật mà hình phạt cao nhất là cái chết và các hình phạt thấp hơn, để quy định và bảo vệ sở hữu, và quyền sử dụng sức mạnh của cộng đồng để thực thi các luật đó và bảo vệ đất nước khỏi sự xâm chiếm của nước ngoài"'

Như vậy, bản chất của quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân thiết lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong xã hội Quyền lực của

Trang 19

nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước Trong quan hệ với nhân dân, về bản chất, Nhà nước không có quyền mà chỉ là thực hiện sự ủy quyền của nhân dân Vì thế, mỗi khi "khế ước" bị vi phạm, chính quyền làm sai lạc mục đích của "khế ước", khi đó công dân có quyền (kể cả đứng lên cầm vũ khí) hủy bỏ "khế ước" đã ký

Môngtexbiơ (1689-1755) phát triển và cụ thể hóa cách tiếp cận quyền lực từ khía cạnh con người - xã hội của Lốccd Ông phân tích Nhà nước như là liên minh của các

công dân và Nhà nước như tập hợp của những người cai trị Môngtexklơ cũng xuất phát từ "pháp quyền tự nhiên" và khế ước xã hội để luận giải về nguồn gốc quyền lực nhà nước Ông cho sự hình thành xã hội, Nhà nước là một thỏa

thuận của các thành viên trong cộng đồng, xã hội Nhà nước và xã hội ký kết một bản khế ước nhằm thực hiện

những mục tiêu chung Ông coi sự thỏa thuận cũng là nguồn gốc và cơ sở của quyền lực mà không phải sức mạnh là cơ sở của quyền lực Theo ông, nếu cho rằng "lực" (sức mạnh) khiến người ta phải tuân theo thì giải thích thế nào về trường hợp khi người ta cưỡng lại lực mà không sao thì người ta sẽ cưỡng lại Vậy, có lực không có nghĩa là có quyền nếu nó không hợp pháp "Lực không làm nên quyền,

và người ta chỉ bắt buộc phải phục tùng khi mà sức mạnh đã thành hợp pháp" "Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng 'đủ mạnh để mãi mãi làm người thống trị, nếu như hắn ta

Trang 20

không chuyển lực thành quyển và chuyển sự phục tùng thành nghãa vụ"'

Từ đó, ông đi tới kết luận, nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân Nhân dân nhượng lại quyền lực của mình cho Nhà nước để thực hiện những mục tiêu chung vì sự phát triển của mỗi thành viên và của toàn xã hội

Chức năng ban đầu của Nhà nước là cung cấp sự bảo vệ đối với cộng đồng, xã hội Mỗi người đều cần sự che chở, bảo vệ và vì vậy, tất cả mọi người đều phụ thuộc đến một mức nào đó vào Nhà nước Hơn nữa, Nhà nước kiểm soát sức mạnh bảo đảm sự bảo vệ Nhờ chính sức mạnh đó, chính quyền có khả năng đôi lúc đặt các tổ chức khác của xã hội dưới nó Nhà nước có thể thống nhất xã hội một cách có hiệu quả hơn các tổ chức khác trong xã hội do luật pháp mà nó sử dụng Những a1 không tuân thủ quyền lực gia đình có thể bị loại trừ khỏi gia đình Những ai không chấp hành mệnh lệnh của người chủ có thể bị đuổi việc Những ai chống lại thần quyền có thể bi rút phép thông công Những luật lệ như thế khơng hồn tồn có tính ép buộc trừ khi nạn nhân không còn sự lựa chọn nào khác Nhung trong xã hội, một người có thể tồn tại mà không có gia đình, họ có thể tìm công việc mới, có niềm tin mới hoặc không có niềm tin nhưng anh ta không thể không tuân thủ pháp luật của Nhà nước Thông thường, nếu Nhà nước có

1 Jean Jacques Rousseau: Bờn uề khế ước xã bội (Hoàng

Trang 21

độc quyền sức mạnh thì không có sự lựa chọn mà chỉ có sự

phục tùng hoặc là chết

2 Quan niệm của các học giả phương Tây đương đại về bản chất quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước và quyền lực của các đảng phái chính trị

a) Quyén lực nhân dân:

Hầu hết các học giả phương Tây hiện đại đều kế thừa quan điểm của chủ nghĩa tự do về nguồn gốc, bản chất của ˆ quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, quyền lực nhân dân được hiểu và phân tích với những nội dung mới, đa dạng và sâu sắc hơn

Quyền lực nhân dân, xét về mặt lý luận, là khái niệm khá chung chung Quyền lực nhân dân là quyền lực tổng hợp của toàn xã hội và chỉ xuất hiện vào những thời điểm và không gian nhất định, còn về cơ bản nó tổn tại ở trong mỗi một công dân Vì vậy, quyển lực nhân dân là quyền lực

gián đoạn, không liên tục Quyền lực nhân dân được thể hiện trên các phương diện sau:

- Thiết lập nên một trật tự, thường là thông qua một _ chuẩn mực hoặc một tục lệ nào đó Nói cách khác, bằng cách thiết lập nên các luật chơi cho phép con người sống và sống với nhau trong hoà bình, tự do, an toàn và với các cơ chế nhằm giải quyết những bất đồng nảy sinh trong quá trình cùng chung sống

Trang 22

như trưng cầu dân ý, hoặc quyển đề xướng luật lệ của người dân

- Bầu ra những người thay mặt mình thực thi công

việc chung Đây là khía cạnh được các học giả tư sản nhìn

nhận là vấn đề trung tâm, cơ bản nhất của quyền lực nhân dân trong các xã hội dân chủ đại diện Vì trong xã hội có Nhà nước, quyền lực nhân dân suy đến cùng là quyền lựa chọn, bầu ra các nhà cai trị

- Hình thành các tổ chức của công dân - đây là các tổ chức chính trị, xã hội mang tính tự nguyện, tự chủ của công dân, tự giải quyết những vấn đề của cá nhân, nhóm

hay một cộng đồng dân cư nhất định Các tổ chức này có

ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước và khuynh hướng chính trị của các đảng Các tổ chức này còn tham gia công việc quản lý cộng đồng, xã hội, giám sát, phản biện đối với chính sách của Nhà nước

Tuy nhiên, việc tham gia của dân chúng vào công việc

Nhà nước cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nhà tư tưởng chính trị thuộc trường phái đa nguyén Dén (Dahl) cho rằng, sở hữu và kiểm soát tạo nên sự khác biệt lớn giữa các công dân trên nhiều lĩnh vực như của cải, thu nhập, thân phận, kỹ năng, thông tin, quan hệ với các nhà lãnh đạo chính trị, v.v.; sau khi tất cả những khác biệt này đã định hình, chính chúng lại tạo ra bất bình đẳng đáng

Trang 23

- Biểu tình trên đường phố hoặc ở bất kỳ đâu để ủng hộ một giải pháp hoặc gây áp lực để thay đổi một quyết định

- Phá vỡ trật tự hiện thời để tạo nên một trật tự khác và mới một cách hoà bình hoặc bằng vũ lực như Cách mạng Pháp, Cách mạng tháng Mười Nga

b) Quyền lực nhà nước:

Trong hệ thống chính trị, Nhà nước đóng vai trò trung tâm Với tư cách là cơ quan công quyền, Nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân bằng bộ máy nhà nước, bang các

đạo luật và hoạch định chính sách Lợi ích của các gia1 cấp, các lực lượng xã hội chủ yếu được hiện thực hóa thông qua Nhà nước, bằng Nhà nước

Các học giả đương đại nhấn mạnh rằng, quyền lực nhà nước được thực hiện, điều chỉnh thông qua các nguyên tắc luật pháp Theo nghĩa này, quyền lực nhà nước cũng là một yếu tố giống như luật pháp, đóng vai trò thiết lập các quy tác của trò chơi trong xã hội Quyền lực nhà nước không phải là cái gì hay thay đổi, bởi vì nó thường điều chỉnh hành vi của nó theo các chuẩn mực Tất cả công dân của một nước có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình dé xuất sáng kiến luật pháp, và do vậy, họ có thể biết một cách

Trang 24

cơ quan nhà nước hành động vượt quá những gì mà luật

pháp cho phép, có nghĩa là họ đã vi phạm các cơ sở của tính chính đáng của quyền lực và luật pháp cần có những biện

pháp để xử lý những vi phạm pháp luật này c) Quyền lực của đảng chính trị:

Các đảng chính trị ra đời và phát triển mạnh mẽ trong -

xã hội của các nước phương Tây và theo khuynh hướng

phương Tây hiện đại Tuy nhiên, tính đảng phái đã hiện diện ở Athen từ thế ký V trước Công nguyên Trước đây,

việc tổ chức các đảng không được tán thành Người ta coi

đảng như mối đe dọa đối với sự thống nhất của Nhà nước Lý do là nhiều người đã tập hợp thành đồn chống lại các ơng vua chuyên chế, nên dang được gắn với dấu hiệu của sự làm phản

Sự mở rộng quyền bầu cử đại chúng dẫn đến việc hình

thành các hiệp hội chính trị là tất yếu Các hiệp hội này

luôn nỗ lực để trở thành các tổ chức chính trị đại diện

Tính đa nguyên của các lực lượng xã hội luôn dẫn đến sự

ganh đua quyết liệt để tranh giành ảnh hưởng đối với các vấn đề công cộng Để huy động các nguồn lực, tuyển mộ nhân lực, và thu hút, thuyết phục quần chúng, các lực

lượng xã hội ngày càng trở nên phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp

Trang 25

Theo xu hướng này, các đảng chính trị ở phương Tây đã chuyển hóa thành công cụ để tranh cử và thắng cử Chính sự thay đổi này đã đem lại những thay đổi không thể đảo - ngược về bản chất của nền chính trị nghị viện Do sự mở rộng các quyền cử tri và sự phát triển của nền chính trị

đảng phái đã làm xói mòn quan điểm tự do cổ điển về nghị -

viện với tư cách là nơi chính sách quốc gia được quyết định bởi các tranh luận duy lý và được định hướng bởi các lợi ích công cộng Về mặt lý thuyết, nghị viện là thể chế hợp pháp duy nhất có chức năng làm luật, nhưng trong thực tế, nền chính trị đẳng phái mới đóng vai trò quyết định Như vậy, về cơ bản, quá trình phổ thông đầu phiếu đã làm thay đổi tính năng động của đời sống chính trị, đặt đảng phái chính trị vào trung tâm của các hoạt động chính trị

Không hiểu được chính trị đẳng phái, chúng ta không thể

hiểu được sự vận hành và bản chất của hệ thống chính trị hiện đại Sự thay đổi cơ bản đó dẫn đến nghị viện do các đẳng thống trị, các đảng do các nhà lãnh đạo thống trị và do vậy chúng ta có nghịch lý về "nền độc tài do dân bầu"

Các tổ chức chính trị - xã hội ở phương Tây là cơ sở chính trị của các đảng chính trị Mặc dù không có chức năng trực tiếp tham gia cơ cấu quyền lực nhà nước, nhưng các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều phương thức, trong đó có cả việc thông qua đảng chính trị, gây ảnh hưởng, gây áp lực, diễn giải thông tin, vận động hành lang, v.v., để tác

động đến quá trình thực thi quyền lực nhà nước

Trang 26

đối với ai, cái gì.đã nhận thấy rằng, quyền lực không có tính quy tụ hay tích lũy, mà nó được chia sẻ và nuôi dưỡng bởi vô vàn các nhóm đại diện cho vô vàn lợi ích trong xã

hội Theo Đên (Dah)), tối thiểu thì lý thuyết dân chủ là

quan tâm đến quá trình mà theo đó các công dân bình thường thực thi ở một mức độ khá cao quyền kiểm soát các nhà lãnh đạo Đên (Dah]) cũng cho rằng, sự kiểm soát này

có thể được duy trì nếu có hai cơ chế căn bản: các cuộc bầu

cử định kỳ và sự cạnh tranh giữa các đảng, các nhóm

Các cuộc bầu cử cùng với hệ thống đẳng cạnh tranh là

điều kiện cần để bảo đảm rằng, các nhà lãnh đạo chính trị sẽ phải có trách nhiệm ở một mức độ nào đó đối với lợi ích của các công dân Nhưng chỉ với hai yếu tố là các cuộc bầu cử và hệ thống đẳng cạnh tranh này thôi thì cũng không đủ để bảo đảm sự cân bằng của nền dân chủ Sự tồn tại và

cạnh tranh của các nhóm lợi ích với những quy mô và mục tiêu khác nhau mới là yếu tố cốt lõi tạo ra các điều kiện đủ bảo đảm cho nền dân chủ

3 Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất quyền lực nhân dân, quyền lực của đảng phái chính trị, quyền lực nhà nước

Trang 27

chức, có người chỉ huy, điều hành và có người phục tùng, nhằm duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm hại từ bên ngoài

Ph.Ăngghen đã luận giải cho điều đó bằng việc phân tích

các giai đoạn phát triển khác nhau của gia đình, của thị tộc và của Nhà nước trong lịch sử phát triển của nhân loại từ thấp đến cao

Tính tất yếu của quyền lực gắn với tính tất yếu của đời sống kinh tế được Ph.Ăngghen để cập trong bài "Bàn về

quyền uy" Ph.Ăngghen đã nêu lên khái niệm quyền lực và tiền đề tồn tại của nó, đồng thời chỉ ra rằng, quyền lực là cái £ấ? yếu phải có trong xã hội Bởi vì "hành động liên hợp, sự phức tạp hoá các quá trình công tác tuỳ thuộc lẫn nhau, đang thay thế cho hoạt động độc lập của từng cá nhân riêng lẻ Nhưng hoạt động liên hợp có nghĩa là tổ chức nhau lại, mà tổ chức thì liệu không dùng đến quyển uy được chăng?"!

Theo Ph.Ăngghen, quyền lực công cộng là quyền lực mà nhờ đó một cộng đồng có thể phối hợp hoạt động với nhau, duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm hại từ bên ngồi:

Quyền lực cơng cộng là yêu cầu khách quan của bất kỳ cộng đồng xã hội nào Trong thị tộc, quyền lực công cộng

được thiết lập dựa trên trách nhiệm, bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau của các thành viên thị tộc

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyen đập, } Nxb Su that, Hà Nội,

Trang 28

Quyền lực này giao cho một hội đồng với tư cách là quyền lực tối cao của thị tộc Ông viết: "Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình, mỗi cá nhân đều dựa vào sự bảo hộ của thị tộc và đã có thể dựa như thế; ai xúc phạm đến một cá nhân trong thị tộc là xúc phạm đến toàn thể thị tộc"

Hội đồng thị tộc, bộ lạc có quyền lực rất lớn vì nó bảo vệ và đại diện cho quyền lực của nhận dân Hội đồng được

bầu ra do toàn thể các thành viên thành niên, trai cũng

như gái, tất cả đều có quyền bầu cử như nhau Như vậy, ngay trong xã bội thị tộc, nhân dân đã thực thi quyền lực của mình bằng cách trực tiếp thể hiện quan điểm, ý kiến, bầu ra những đại diện xứng đáng trong hội đồng thị tộc

a) Sự ra đời của chế độ tử hữu, giai cấp Uò sự xuất hiện của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước:

C.Mác, Ph.Ăngghen tuy ít bàn trực tiếp về phạm trù quyền lực, nhưng tất cả những di sản của bai ông để lại đã đưa ra sự luận giải về quyền lực chính trị mà chủ yếu là quyền lực của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Để có cơ sở phân tích quyền lực giữa hai gia1 cấp này, hai ông đã di từ tiếp cận kinh tế học, tức nghiên cứu quá trình tổ chức

và phát triển sản xuất xã hội Tính khách quan của quá

trình phân công lao động xã hội, địa vị kinh tế - xã hội của

mỗi người, của một nhóm người hay một gia1 cấp được xác lập trong sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cũng

như của cải vật chất Chính địa vị kinh tế - xã hội mà mỗi

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội,

Trang 29

người, nhóm người, hoặc giai cấp nắm giữ là cơ sở cho quyền lực của họ

Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản của quá trình hỉnh thành, phát triển của chế _độ tư hữu và giai cấp là do sự phát triển của sản xuất và

sự phân công lao động xã hội Sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, phân công lao động xã hội thay đổi, sự trao đổi sản phẩm đã làm con người nảy sinh tư tưởng muốn giữ làm của riêng một phần sản phẩm mà bản thân làm ra, muốn chiếm đoạt của cải của thị tộc và của người khác Do đó, chế độ tư hữu ra đời

Sự ra đời của chế độ tư hữu làm xuất hiện tình trạng bất đồng về của cải giữa các thành viên trong cộng đồng thị tộc Trong thị tộc sinh ra những lớp người giàu nghèo khác nhau và địa vị của mỗi lớp người trong thị tộc cũng khác nhau Sự bất đồng về tài sản đã tác động trở lại xã hội, tạo ra những mầm mống đầu tiên của các tầng lớp dân cư, hình thành sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nơ lệ; chia tồn thể nhân dân thành ba giai cấp: quý tộc, người làm ruộng, người làm nghề thủ công và trao cho bọn quý tộc được độc quyển đảm nhiệm những chức vụ công cộng

Trang 30

tư nhân vừa mới có được; một cơ quan kéo đài mãi sự phân chia xã hội thành giai cấp và quyền của giai cấp có của được bóc lột giai cấp không có của

Nếu như quyền lực xuất hiện rất sớm trong lịch sử, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người, với những hoạt động mang tính chất cộng đồng của xã hội loài người, thì quyển lực chính trị, quyển lực nhà nước xuất hiện muộn hơn Nó ra đời cùng với xã hội có phân chia gia1 cấp và đối kháng gia1 cấp Giai cấp những người giàu có nhất của xã hội chính là những người vốn nắm giữ quyền lực công và nhờ đó lạm dụng, chiếm đoạt của cải chung thành của riêng Giai cấp này ngày càng giàu có và có quyền thế trong cộng đồng, họ thâu tóm quyền lực chung và dùng các cơ cấu quyền lực công cộng khác như Cảnh sát, Tòa án phục vụ cho quyền lợi của họ Theo C.Mác, sự hình thành Nhà nước không phải là một hành vi thỏa thuận như Rútxô quan niệm mà thực chất là quá trình chiếm đoạt và tổ chức quyền lực công cộng theo một cách khác của một bộ phận giàu có trong xã hội Vì vậy, theo chủ nghĩa Mác, quyền lực nhà nước là một thứ quyền lực đặc biệt, mang bản chất giai cấp rõ rệt Nó là ý chí, là sức mạnh của giai cấp giàu có nhất, đại diện cho bộ phận nắm giữ lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội

b) Quyền lực chính trị:

Trang 31

dân tự do, chủ nô và quý tộc; cả bốn giai cấp, tầng lớp này đều có những lợi ích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nên họ cũng có những phương thức đạt quyền lực không giống nhau Từ sự phân tích đó, Ph.Ăngghen đi đến kết luận về quyền lực chính trị, và coi quyền lực chính trị như một sức

mạnh của những nhóm người khác nhau về địa vị, lợi ích trong phân công lao động xã hội hay trong đời sống xã hội

Như vậy, quyền lực chính trị là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội dùng để chỉ phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyển lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình

Quyền lực chính trị chỉ hình thành trong xã hội có gia1 cấp và Nhà nước Trong xã hội, đó vi tii, vai trò của các giai cấp, các lực lượng xã hội rất khác nhau Do vị trí của các giai cấp trong hệ thống xã hội khách quan là khác nhau nên nguồn lực của quyền lực chính trị cũng khác nhau và đó là cơ sở để hình thành quyền lực chính trị Trong xã hội không còn gia1 cấp thì cũng không còn quyền lực chính trị nữa

Trang 32

Mặt khác, trong cùng một điều kiện khách quan như nhau, nhưng quyền lực chính trị của cùng một gia1 cấp ở mỗi nước khác nhau có thể rất khác nhau Trong cùng một quốc gia, quyền lực chính trị của cùng một giai cấp qua mỗi thời kỳ khác nhau có thể khác nhau Sự khác biệt đó

bị chi phối bởi năng lực chủ quan của chủ thể quyền lực -

tức khả năng sử dụng những giá trị xã hội, những nguồn

lực có được, sự tự tổ chức lực lượng cả về vật chất và tư tưởng, tỉnh thần, v.v Nếu không có năng lực này, vị trí, vai trò khách quan của một giai cấp, một nhóm xã hội, một lực lượng xã hội dù thuận lợi về mặt lịch sử cũng chỉ mãi mãi là nguồn lực, là khả năng mà thôi, không thể trở thành giai cấp thống trị xã hội được Khi có nguồn lực trong tay, quá trình ảnh hưởng, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước cần mang tính chính đáng, được sự ủng hộ của các giai cấp, các tầng lớp khác và đông đảo nhân dân Giai cấp nào không nắm được quyền lực nhà nước thì giai cấp đó không hiện thực hóa được quyền lực chính trị của gla1 cấp mình

e) Quyên lực của đảng chính trị:

Dang là tổ chức chính trị mang bản chất giai cấp, gồm những người có chung một chí hướng, quan điểm chính trị

Trang 33

Đảng Cộng sản như là người đại biểu thực sự cho bản thân giai cấp vô sản cả về hệ tư tưởng, cả về năng lực và trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn của giai cấp Nhờ được tổ chức như vậy, giai cấp vô sản mới có được sức mạnh chính trị của riêng mình, có vị thế chính trị độc lập của mình cho việc tập hợp và dẫn dắt mọi sức mạnh có thể có của quần chúng trong sự đối mặt với tư bản để thực hiện cuộc đấu tranh chính trị, nhằm mục tiêu lật đổ sự thống trị chính trị của giai cấp tư sản, giành về mình quyền tổ chức xã hội thành Nhà nước phù hợp với lợi ích của quần chúng lao động, thực hiện công cuộc giải phóng vĩ đại cho tồn nhân loại thốt khỏi mọi ách áp bức, bóc lột giữa người với người "Những người cộng sản không phải là một đăng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản Họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào"!,

Chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo quần chúng đứng lên làm cách mạng giành chính quyền, thiết - lập nên bệ máy nhà nước của giai cấp công nhân, khi ấy

một bộ phận đẳng viên trực tiếp nắm giữ các chức vụ trong

bộ máy nhà nước - đó cũng là lúc dễ đánh đồng đẳng với Nhà nước là một V.ILênin đã chỉ rõ rằng, "Tuy tất cả chúng ta đều biết rằng với tự cách là đảng chấp chính,

1 C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tệp, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 34

chúng ta không thể không nhập các "cấp cao" của chính quyền với các "cấp cao" của đảng làm một, - chúng ta đang "! Song cần khẳng làm như vậy và sẽ tiếp tục làm như vậy

định, "Đẳng ta là một đảng cầm quyền và những quyết định do đại hội của Đảng thông qua là những điều mà toàn nước Cộng hoà phải tuân theo"? "Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong trực tiếp nắm

chính quyền, đó là người lãnh đạo" Như vậy, V.I.Lênin đã khẳng định rất rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, không thể đánh đồng, nhầm lẫn vai trò này được, mặc dù cố sự cộng gộp cấp cao của Đảng với cấp cao của Nhà nước

Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cương lĩnh, nghị quyết,

những quyết định mà đại hội đảng thông qua là những quyết định tối cao toàn nước phải tuân theo V.I.Lênin chỉ rõ "trong nước cộng hoà của chúng ta không có một vấn đề chính trị hay tổ chức quan trọng nào do một cơ quan nhà

nước giải quyết mà lại không có chỉ thị của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng" Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước, thông qua đội ngũ cán bộ đảng viên giữ chức vụ tròng bộ máy nhà nước

Đảng còn lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra Theo

V.LLânin, vấn đề mấu chốt của toàn bộ công tác đảng

1, 2 V.LLênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Mátxcdva, 1978,

t.48, tr.17, 74

3 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđở, 1977, t.42, tr.369

Trang 35

trong thời kỳ xây dựng chế độ mới là công tác kiểm tra, kiểm soát Người viết "Ñ7ểm tra nhân uiên công tác va

biểm tra uiệc chấp hành, thực tế công tác - mấu chốt của tồn bộ cơng tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy"! Làm tốt công tác kiểm tra là biện pháp cơ bản để khắc phục bệnh quan liêu, giấy tờ

- ở) Quyền lực nhò nước:

Quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị Quyển lực nhà nước được tổ chức thành bộ máy nhà nước, còn các giai cấp khác không chiếm địa vị thống trị về kinh tế, sẽ không có đại diện quan trọng trong bộ máy nhà nước Vậy là quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ quyền lực công, và do đó, quyền lực nhà nước phải thuộc về người chủ đích thực của nó là đông đảo quần chúng nhân dân: -

- Quyền lực hình thành trong xã hội là quyền lực công, có nguồn gốc từ quyền lực của nhân dân Quyền lực công đó là quyền lực của mỗi người dân nhượng lại cho cộng đồng

để bảo đảm an ninh và an sinh cho mỗi cá nhân cũng như cho toàn xã hội Nhưng từ khi xã hội xuất hiện sự phân chia gia1 cấp, gia1 cấp có vị thế, giàu có trong xã hội đã dần chiếm giữ quyền lực này để phục vụ, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Cuộc đấu tranh giữa gia1 cấp thống trị và gia1 cấp bị trị trở nên gay gắt, Nhà nước xuất hiện như là phương tiện để điều hòa mâu thuẫn giai cấp, không dẫn đến chỗ các giai cấp tiêu diệt lẫn nhau và tiêu điệt luôn cả xã hội

Trang 36

Lúc này, quyền lực công đã được chuyển hóa thành quyền _ lực nhà nước Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế sẽ nắm giữ quyền lực nhà nước để phục vụ cho lợi ích của giai cấp, đồng thời cũng phải bảo đảm ở mức độ nhất định lợi ích của các cá nhân, của cộng đồng xã hội Từ khi có gia1 cấp, quyền lực công đã chuyển hóa thành quyền lực nhà nước Từ chỗ là quyển lực của nhân dân, quyền lực nhà nước đã trở thành lực lượng đứng trên nhân dân, quay trở lại thống trị nhân dân C.Mác gọi đó là sự tha hoá của Nhà nước mà thực chất chính là quyền lực nhà nước bị tha hóa

Bản chất của quyền lực nhà nước:

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền lực nhà nước vừa có bản chất giai cấp, vừa có bản chất xã hội Bản chất gia cấp do quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp cầm quyền hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp chiếm địa vị thống trị về kinh tế trong xã hội, lờ công cụ bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác Bản chất xã hội do quyền lực nhà nước là quyền lực công của xã hội được thiết lập nên để thực thi những chức năng công cộng Chính vì chức năng này mà Nhà nước ra đời và được sự chấp thuận của xã hội, có thẩm quyền hợp pháp Vì vậy, giai cấp nào muốn giành và giữ được quyền lực nhà

nước để thực hiện lợi ích của giai cấp mình đều phải hướng

Trang 37

bảo đâm an ninh và an sinh cho các thành viên của cộng đồng Vì vậy, chỉ có Nhà nước mới được độc quyền sử dụng vũ lực Sự độc quyền cưỡng chế này được xã hội thừa nhận và nó là hợp pháp Tĩnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước bảo đảm cho tất cả thành viên.trong xã hội phải tuân thủ những luật lệ, quy định đã đặt ra Chẳng hạn, Nhà nước phải tìm cách chi trả cho các loại dịch vụ về an ninh, trật tự và

đánh thuế là một cách mà tất cả các thành viên của cộng

| đồng chia sẻ gánh nặng để cung cấp dịch vụ Để đạt được

mục đích này, Nhà nước sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết

Dĩ nhiên, sức mạnh cưỡng chế không phải là biện pháp duy nhất của Nhà nước, nhưng sức mạnh đó là công cụ đặc thù của Nhà nước Cũng chính do có tính độc quyền cưỡng chế này mà quyển lực nhà nước dễ có khả năng trở thành lực lượng thống trị lại xã hội Vì vậy, vấn đề được đặt ra đối với xã hội là làm thế nào để cân bằng, khống chế được quyền lực nhà nước

Trong các tác phẩm kinh điển, khái niệm quyền lực chính trị đồng nghĩa với quyền lực Nhà nước Sự tiêu vong _của nhà nước, chính trị và quyền lực chính trị sẽ chỉ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của giai cấp Điều đó là đúng nhưng chưa đủ cho sự phát triển khái niệm này và những

vấn đề trong thực tiễn Cách tách biệt quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước như hiện nay có thể gây nên những khó khăn trong nghiên cứu vì ngoài Nhà nước, không có chủ thể chính trị nào (dù có quyển lực chính trị theo định

Trang 38

Nhà nước sẽ không có tính cưỡng chế - vốn là đặc điểm căn bản của quyền lực

II VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN LỰC NHÂN DÂN, QUYỀN LỰC CUA CAC ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

1 Vị trí, vai trò của các loại quyền lực trong xã hội a) Vi tri, uai trò của quyền lực nhân dân:

Quyền lực nhân dân là quyền lực tối cao trong các xã hội có tính dân chủ Quyền lực nhân dân là quyển lực gốc để từ đó hình thành nên các quyền lực khác trong xã hội như quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị của đảng phái chính trị, quyền lực tôn giáo, quyền lực của phương tiện

thông tin đại chúng

Tuy là quyền lực cao nhất trong xã hội nhưng quyền lực này không được biểu hiện và thực thi liên tục bởi chính chủ thể của nó là nhân dân, do những nan giải của việc nhân dân trực tiếp thực thi quyền lực của mình (không khả thi, kém hiệu quả) Vì vậy, một phần cơ bản quyền lực nhân dân được ủy lại cho Nhà nước và phần

quyền lực còn lại nhân dân tự thực hiện và giữ vai trò

kiểm tra, giám sát, và kể cả thay đổi, hủy bỏ quyền lực đã được ủy thác

Vai trò của quyền lực nhân dân trong xã hội được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

Trang 39

- Quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia theo 'quy định của pháp luật, chẳng hạn như trưng cầu dân ý,

các hình thức dân chủ trực tiếp khác

- Xây dựng Nhà nước, các thiết chế xã hội thông qua các cơ chế như bầu cử, khiếu nại, tố cáo, hoặc gây ảnh hưởng, phản biện đối với các chính sách pháp luật của Nhà nước

- Tuân thủ, ủng hộ và bảo vệ quyền lực nhà nước thông qua việc chấp hành đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước, đấu tranh chống lại những thế lực, hoạt động đi ngược lại các chuẩn mực, luật pháp của Nhà nước và xã hội

- Kiểm soát, giám sát Nhà nước và các lĩnh vực khác

của đời sống xã hội

_ ð) Vị trí, uai trò của quyền lực nhà nước:

Vai trò của quyền lực nhà nước là vấn đề luôn được đặt ra và gây tranh cãi ở mọi thời kỳ xã hội Cùng với sự thay : đổi, phát triển của xã hội, vai trò của quyền lực nhà nước cũng có nhiều thay đổi, từ Nhà nước toàn quyền đến Nhà

nước tối thiểu, Nhà nước phúc lợi, v.v Song, các chức

năng cơ bản nhất của Nhà nước bầu như không thay đổi, đó là bảo vệ các quyền cơ bản của con người, thiết lập và duy trì trật tự nhà nước và xã hội, bảo đảm công bằng, công lý, xây dựng và phát triển đất nước

Trang 40

pháp và các đạo luật Nhà nước quản lý xã hội theo luật pháp chứ không phải theo ý muốn chủ quan của các cá nhân cụ thể nào đó, mặc dù luật pháp đó do chính con người tạo ra

Quyển lực nhà nước được sử dụng chủ yếu để hình thành và thực thi luật pháp, bảo đảm cho pháp luật được áp dụng thống nhất đối với tất cả mọi công dân của đất nước và mỗi công dân đều phải tự đặt mình dưới pháp luật Đây là lý do tại sao có thể nói rằng, quyền lực nhà nước là loại quyền lực mang tính toàn diện để phân biệt nó với các loại quyền lực xã hội khác Các loại quyền lực xã hội khác thường chỉ có phạm vi điều chỉnh, tác động cục bộ, mang tính hạn chế, rời rạc, tương xứng với một lĩnh

vực, hoặc một nhóm xã hội nào đó chứ không có tính bắt

buộc chung đối với toàn xã hội _

Các loại quyền lực xã hội khác ra đời và tồn tại hợp pháp do quyền lực nhà nước quy định trong hiến pháp và luật Về nguyên tắc, các quyền lực xã hội khác không thể "hoạt động bên ngồi khn khổ chuẩn mực chung do pháp

luật quy định

— @ Vị trí, vai trd cua quyền lực chính trị của đảng phói chính trị:

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w