1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

353 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 353
Dung lượng 7,52 MB

Nội dung

Trang 2

CƠ CHẾ PHÁP LÝ

MIẾMS(ÁT - QUYEN LUC NHA NudC TRONG DIEU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP GUYEN

Trang 3

GS.TS, NGUYEN MINH DOAN

(Chit bién)

CƠ CHẾ

PHÁP LÝ

‘KEM SOAT

QUYEN LUC NHA NUGC

TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHA NUGC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

Trang 4

CAC TAC GIA

GS.TS NGUYEN MINH DOAN (Chi bién) PGS.TS VU THU

PGS.TS VU THU HANH

PGS.TS TO VAN HOA TS HOÀNG MINH HIẾU

TS PHAM MANH HUNG

TS DUONG THANH MAI

TS NGUYEN DUC MAI

TS NGUYEN VAN NAM

TS HOANG THI NGAN

ThS TRAN QUOC THANG

Trang 5

MUC LUC

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYEN LUC NHÀ NƯỚC

I QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

II KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỀM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Ill CAC YEU TO ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Chương 2

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

VÓI VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LẬP PHÁP, HANH PHAP, TU PHAP Ở VIỆT NAM ¡ KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

li XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI ĐỐI VỚI CỔ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LAP PHAP, HANH PHAP, TU PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

IV KIỂM SOÁT QUYỀN LẬP PHÁP, HANH PHAP, TU PHAP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chương 3

Trang 6

It CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIEM SOAT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Ill CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

IV TỒA ÁN NHÂN DÂN TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

V VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

VI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

VII CÁC THIẾT CHẾ HIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬP TRONG CƠ CHẾ

PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Chương 4

NHÂN DÂN, ĐẲNG CỘNG SẲN VIỆT NAM, -

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 6 VIET NAM

I NHÂN DÂN TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỂN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

i DANG CONG SAN VIET NAM TRONG CO SoHE PHAP LY

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

tH CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Chương 5

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC

NHÀ NƯỚC TRƠNG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỀM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG BIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN-NAY

Trang 7

LOI NHA XUAT BAN

Việc tổ chức, hoạt động và kiểm soát quyền lực nhà nước

không ngừng được hoàn thiện trong Hiến pháp và pháp luật, tạo ra một cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước Nhờ vậy, quyển làm chủ của Nhân dân đã ngày càng được phát huy và coi trọng Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt

là giám sát thi hành Hiến pháp là cơ sở để bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo đảm thực thi trong thực tế; đồng thời, thông qua việc kiểm soát quyển lực nhà nước sẽ bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà

nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013

Để góp phần làm rõ hơn cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

hiện nay ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

xuất bản cuốn sách Cơ chế pháp lý kiếm soát quyền lực nhà

nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sách tham khảo) của tập thể tác giả

Trang 8

những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế kiểm soát quyền lực

nhà nước, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm "soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc

Tháng ö năm 2018

Trang 9

LOI NOI DAU

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển đất

nước, đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trên trường quốc tế và

khu vực Việc tổ chức, boạt động và kiểm soát quyền lực nhà nước không ngừng được hoàn thiện trong Hiến pháp và pháp luật, nhờ vậy, quyền làm chủ của Nhân dân đã ngày càng được phát huy Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng thấy rằng, trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành còn khá

nhiều hạn chế, bất cập liên quan đến tổ chức, hoạt động và kiểm

soát quyền lực nhà nước Trước thực trạng công tác kiểm soát

quyền lực nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã bổ sung vào nguyên

tắc cơ bản của tổ chức bộ máy nhà nước trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,

phát triển năm 2011) và tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII như sau: “Quyền lực nha nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các

Trang 10

pháp, tư pháp”! Như vậy, vấn đề “kiểm soát quyền lực nhà nước"

được bổ sung, khẳng định tầm quan trọng hơn bao giờ hết của việc kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay Hiến pháp năm 2013

cũng đã khẳng định nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tuy nhiên, nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 cần phải được chỉ

tiết, cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật về tổ chức và

hoạt động của các cơ quan nhà nước và phải được hiện thực hóa

trên thực tế một cách chính xác, đầy đủ, nghiêm minh Pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam là một trong những

phương tiện vô cùng quan trọng để quyền lực nhà nước được tổ

chức và sử dụng đúng đắn vì lợi ích của Nhân dân Tuy nhiên, pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay và việc tổ chức thực hiện trên thực tế còn một số bất cập, hiệu lực

và hiệu quả chưa cao Do đó, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện

cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cuốn sách: “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được biên soạn nhằm góp

phần phát triển, hoàn thiện lý luận và thực tiễn về cơ chế pháp lý

kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Trang 11

Chuong 1

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIEM SOÁT QUYÊN LỰC NHÀ NƯỚC I QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm quyền lực nhà nước

Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ chức khác phải phục

tùng ý chí của mình Quyền lực luôn tôn tại trong những

mối quan hệ cụ thể (quan hệ quyền lực) mà ở đó, chủ thể

quyển lực nhờ vào khả năng nào đó của mình buộc đối tượng quyền lực phải phục tùng, chịu sự sai khiến của mình Quyển lực nhà nước được xem là khả năng của nhà nước để buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng nhà nước Khả năng (quyền lực) đó được hình thành là

do những ưu thế nhất định mà nhà nước có được so với các

cá nhân và tổ chức khác trong xã hội như: nhà nước là tổ chức bao trùm toàn bộ xã hội, đại diện chính thức cho toàn

thể xã hội, có cơ sở xã hội rộng lớn nhất, nó tổn tại và hoạt

Trang 12

tốt những quyết định, những chính sách của mình; Trong

bộ máy nhà nước có các cơ quan chuyên môn để cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án và các lực lượng vũ trang khác nên nhà nước là tổ chức hùng mạnh nhất trong

xã hội, nó có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, có hiệu lực nhất

không chỉ để bảo vệ được nhà nước mà còn bảo vệ được các

tổ chức khác, các cá nhân trong xã hội; nhà nước có pháp

luật và thông qua pháp luật, nhà nước có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng mà nhà nước mong muốn; nhà nước là tổ chức có thể nói là “giàu có nhất trong xã hội”, nó có đầy đủ các tiểm lực kinh tế cần thiết để thực

hiện vai trò của mình Nhà nước là chủ sở hữu của những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, đồng thời, nhà nước còn có quyền phát hành tiền, quyền đặt ra và thu các loại

thuế nên nhà nước có khả năng đáp ứng những nguồn tài chính, vật chất cần thiết bảo đảm cho hoạt động của nhà nước và xã hội Với tiềm lực kinh tế to lớn của mình, nhà nước thực hiện việc quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân,

bảo đảm cho nó phát triển nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu vật chất và tỉnh thần của xã hội; nhà nước là tổ chức nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, có thể thay mặt quốc gia quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia đó Nhà nước có khả năng huy động mọi tiềm

năng trong nước và sự trợ giúp quốc tế vào công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước; nhà nước còn có một hệ thống các phương tiện thông tin, tuyên truyền để tác động về mặt tư

Trang 13

tiếp tổ chức và quản lý hầu hết các mặt quan trọng của đời

sống xã hội, có thể tác động làm xuất hiện thêm hoặc mất

đi các tổ chức, đoàn thể khác trong xã hội, có khả năng điều

chỉnh lợi ích giữa các lực lượng trong nước

Quyền lực nhà nước là bộ phận của quyền lực chính

trị, nhưng là bộ phận cơ bản, chủ yếu, cốt lõi Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trong đó, các tổ chức, cá nhân phải phục tùng nhà nước Nói cách khác, quyền lực

nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện bằng nhà nước “Quyền lực nhà nước là khả năng

sử dụng Nhà nước để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị

(của Nhân dân) buộc xã hội phải phục tùng ý chí đó Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị được thực hiện bằng

nhà nước”

Quyền lực nhà nước là bộ phận của quyền lực chính trị, do vậy, quyền lực nhà nước có đầy đủ những đặc điểm của

quyền lực chính trị như: (a) Nội dung luôn mang tính giai cấp, gắn liển với những giai cấp nhất định; (b) Vừa mang

tính thống nhất (xuất phát từ lợi ích cơ bản chung của toàn bộ giai cấp) về cơ bản, vừa có sự “không thuần nhất” (xuất

phát từ lợi ích cục bộ của các lực lượng khác nhau trong nội bộ giai cấp); (c) Có cơ cấu tổ chức kiểu “hình chóp” Càng lên

tâng cao của hình chóp thì mật độ quyền lực càng đậm đặc, 1 Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Khoa học xã

Trang 14

cường độ quyền lực càng lớn; (d) Được thể hiện theo “chế

độ đại diện”, nghĩa là nó hiện thân ở những nhóm hoặc cá nhân đại diện của tập đoàn xã hội (giai cấp, dân tộc, đẳng

phái Ngoài ra, quyền lực nhà nước còn có những đặc

điểm riêng sau đây:

a) Quyền lực nhà nước là quyền lực công đặc biệt, có tính

khách quan, tất yếu trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Theo quan điểm Mác - Lênin, khi xã hội phát triển đến

giai đoạn nhất định, có sự phân hóa xã hội thành các giai

cấp có lợi ích mâu thuẫn nhau, để giải quyết những mâu thuẫn giai cấp, giữ cho xã hội có trật tự thì phải dựa vào

một thứ quyền lực công là quyền lực nhà nước Sự ra đời và

tồn tại của quyền lực nhà nước là tất yếu khách quan của

sự phát triển xã hội Quyền lực nhà nước chỉ xuất hiện khi

xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định để duy trì

trật tự xã hội, tổ chức và quản lý xã hội vì lợi ích của giai

cấp thống trị và vì sự tổn tại, phát triển của cả xã hội Và như vậy, quyền lực nhà nước là hiện tượng có tính lịch sử,

nó chỉ tổn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, và sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp, không còn cơ sở cho

sự tồn tại của nó

b) Quyền lực nhà nước được hình thành từ sự ủy quyền Quyền lực nhà nước không phải quyền lực tự thân mà là quyền lực được hình thành từ sự ủy quyền của các chủ

Trang 15

nhân dân, được nhân dân ủy quyền Một khi quyền lực cá nhân đã chuyển thành quyền lực công cộng (quyền lực nhà nước) thì quyền lực đó không còn phụ thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân riêng rẽ trong xã hội nữa mà phụ thuộc vào ý

chí chung của cả cộng đồng, khi đó các cá nhân phải chịu sự chi phối, phải phục tùng quyền lực công cộng

Trong xã hội hiện đại, nhân dân ủy quyền cho nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà quan trọng nhất

là thông qua Hiến pháp Nhân dân thực hiện quyển lực,

nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước (dưới hình thức dân chủ đại điện) hoặc nhân dân có thể tự mình thực hiện

quyền lực nhà nước (dưới hình thức dân chủ trực tiếp) e) Quyền lực nhà nước mang tính giai cấp, tôn tại trong

môi trường chính trị

Quyền lực nhà nước là quyền lực công mang tính giai cấp, tồn tại trong môi trường chính trị nhất định Tính giai cấp và môi trường chính trị của quyền lực nhà nước thể

hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Quyền lực nhà nước xuất hiện như là sản phẩm tất

yếu của sự phân chia xã hội thành các giai cấp, lực lượng

có lợi ích xung đột nhau Nó ra đời do nhiều nhu cầu nhưng

trong đó có hai nhu cầu cơ bản là: nhu cầu xã hội (để tổ chức

và quản lý một xã hội đã phát triển ở một trình độ cao hơn,

phức tạp và văn minh hơn) và nhu cầu chính trị - giai cấp (để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế khi xã

Trang 16

- Quyền lực nhà nước biểu hiện tập trung nhất những đòi hỏi kinh tế của giai cấp, lực lượng giữ vị trí thống trị trong nền sản xuất xã hội Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì sớm hay muộn cũng trở thành giai cấp thống trị về chính trị Giai cấp thống trị về kinh tế, trong điều kiện tôn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp, buộc phải trở thành giai cấp thống trị về chính trị và thực hiện sự thống

trị về chính trị thông qua nhà nước, bởi quyền lực kinh tế

bản thân nó không đủ sức mạnh để duy trì những mối quan hệ bất bình đẳng và giải quyết những vấn đề phát sinh từ những mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, lực lượng Do vậy, quyền lực kinh tế cần đến quyền lực chính trị - loại

quyền lực dựa vào sức mạnh bạo lực, được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức bộ máy bạo lực có tổ chức để duy trì trật tự xã hội và trấn 4p mọi sự phân kháng xâm hại tới trật tự đó

Ngược lại, giai cấp nào đã giành được quyền lực chính trị, quyển lực nhà nước, thì cũng phải sử dụng nó để chiếm đoạt lấy quyền lực kinh tế, bảo đảm cho sự tổn tại và phát triển của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

- Quyền lực nhà nước là thuộc tính của xã hội có giai

cấp, điều chỉnh, quản lý xã hội, đặc biệt là các quan hé giai

cấp Quyền lực nhà nước ra đời và tổn tại trong xã hội có

giai cấp, là công cụ, phương tiện để điều chỉnh các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội liên quan đến các giai cấp và sự tồn tại phát triển của xã hội nói chung

- Sự thay đổi của quyền lực nhà nước liên quan chặt chẽ

Trang 17

giữa các giai cấp, lực lượng trong xã hội Trong xã hội, các giai cấp, lực lượng luôn có sự thay đối, phát triển không ngừng, và giữa các gial1 cấp, lực lượng cũng luôn có sự đấu

tranh, thỏa hiệp hoặc hợp tác với nhau trong việc nắm giữ

và sử dụng quyền lực nhà nước, điều đó làm cho quyền lực

nhà nước cũng có sự thay đổi không ngừng, nó chuyển từ tay giai cấp, lực lượng này, sang tay giai cấp, lực lượng khác

- Quyền lực nhà nước tác động trực tiếp lên các gia1 cấp,

nó liên kết các giai cấp và trấn áp các giai cấp, lực lượng

đối lập Quyển lực nhà nước được xem như một chất keo để

liên kết lợi ích của các giai cấp, lực lượng có nó (lực lượng nào cầm quyển, lực lượng đó có điều kiện đưa lại cho mình nhiều lợi ích nhất, có điều kiện thực hiện những mục đích

mà mình mong muốn) Trong trường hợp xung đột nổ ra thì

lực lượng cầm quyển thường sử dụng quyền lực nhà nước để trấn áp, chống lại các gia1 cấp, lực lượng đối lập, thù địch

- Quyền lực nhà nước tượng trưng, biểu hiện của sự

chuyên chính gia1 cấp Muốn thống trị về chính trị, gia1 cấp,

lực lượng phải nắm giữ được quyền lực chính trị, mà quyền

lực nhà nước là bộ phận chủ yếu của quyền lực chính trị Do vậy, muốn thực hiện chuyên chính giai cấp, buộc giai cấp,

lực lượng thống trị phải nắm giữ quyền lực nhà nước Như vậy, xét về bản chất, quyền lực nhà nước là một

hiện tượng chính trị, nó thuộc về giai cấp thống trị và chủ

yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị Các giai cấp,

lực lượng đấu tranh với nhau suy cho cùng là nhằm giành

Trang 18

Mác - Lênin đã chỉ rõ: vấn để cơ bản đầu tiên của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền nhà nước!

d) Quyền lực nhà nước cần hợp pháp và chính đáng

Các giai cấp, lực lượng thường đấu tranh với nhau để

giành quyền lực nhà nước và để đạt được nó thì có nhiều

cách khác nhau, có thể hợp pháp và có thể không hợp pháp,

có thể chính đáng hoặc không chính đáng Tính hợp pháp

và chính đáng của quyền lực nhà nước là điều kiện vô cùng

quan trọng bảo đảm cho quyền lực nhà nước được nhân dân trong nước chấp thuận và ủng hộ, được các nước khác và các tổ chức quốc tế đón nhận Tính hợp pháp và chính đáng của

quyền lực nhà nước được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

» = Quyển lực nhà nước phải được tổ chức và thực thi

trên cơ sở pháp luật Điều này thể hiện ở việc thành lập các

cở quan nhà nước phải đúng trình tự, thủ tục, cơ cấu theo

quy định của pháp-luật Các cơ quan nhà nước, nhân viên

nhà nước phải được quy định chính xác, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và phải hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong

khuôn khổ pháp luật cho phép, phải quản lý xã hội bằng

pháp luật - - - :

- = Quyển lực nhà nước phải bảo đảm sự hợp lý Việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước đòi hỏi không chỉ hợp pháp mà còn phải bảo đảm hợp lý, phải bảo đảm sao cho lợi ích giữa các lực lượng, các cá nhân trong xã hội có thể chấp

ˆ1, VI, Lênin: Tuyển tập, Quyển II, Phần 1, Nxb Sự thật, Hà Nội,

Trang 19

nhận được, có như vậy hiệu quả thực hiện quyền lực nhà

nước mới cao

- Đại diện cho ý chí và lợi ích của xã hội Thông thường, trong các nhà nước dân chủ thì các cơ quan đại điện được

hình thành bằng con đường bầu cử, nhân dân tự lựa chọn

những người đại diện cho mình, thay mặt mình nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước Do vậy, việc bầu cử các cơ quan đại diện càng dân chủ bao nhiêu thì tính chính đáng

của quyền lực nhà nước càng cao bấy nhiêu Một nhà nước sẽ bền vững, được nhân dân tin yêu, ủng hộ khi nó thực

hiện đúng vai trò là đại diện cho ý chí và lợi ích của họ, luôn

phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của đất nước

ở) Quyền lực nhà nước gắn liền với chủ quyền quốc gia,

dân tộc

-_ Ngoài tính giai cấp thì quyền lực nhà nước cồn có chức

năng của quyền lực công, chức năng xã hội Không chỉ duy

trì, bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp, lực lượng thống trị, quyền lực nhà nước còn phải mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, bảo đảm một sự công bằng tương đối cho các giai cấp, lực lượng khác trong xã hội Nhà nước một mặt là tổ chức quyền lực của giai cấp thống trị, nhưng mặt khác

nó cũng là tổ chức quyền lực của toàn xã hội, thay mặt cho xã hội quản lý các mặt khác nhau của cuộc sống, bảo đảm

Trang 20

- Nhà nước xuất hiện không đơn thuần chỉ do lợi ích

kinh tế của giai cấp thống trị cần được bảo vệ mà nó xuất

hiện còn là sự đòi hỏi cấp bách của chính xã hội cần phải

được quản lý Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần phải

có một tổ chức mang quyền lực chung của toàn xã hội, nhân

danh xã hội để tổ chức, tập hợp, điều khiển toàn thể dân cư

Khi tổ chức thị tộc tan rã, nhà nước xuất hiện đã đáp ứng được đòi hỏi khách quan đó Nó thay mặt cho xã hội, đứng ra tổ chức dân cư giải quyết các vấn đề đó chính là vì trật - tự xã hội, vì sự sống còn của cả xã hội chứ không riêng của

một gia1 cấp nào

- Mặt khác, giai cấp thống trị chỉ có thể tồn tại được

khi và chỉ khi giai cấp bị thống trị cùng tồn tại Đây là hai mặt đối lập trong một chỉnh thể thống nhất của xã hội có giai cấp, chúng vừa đấu tranh nhưng lại vừa thống nhất

với nhau, hiên quan chặt chế với nhau Vì vậy, một mặt nhà

nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, mặt khác nó

cũng phải tính đến lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác

trong xã hội, đương nhiên, chỉ trong giới hạn mà lợi ích của

giai cấp thống trị cho phép

- Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định, do tưởng

quan lực lượng giữa các giai cấp, lực lượng tạm thời có sự

cân bằng, nhà nước tạm thời giữ vai trò trung gian với tất

cả các gia1 cấp, lực lượng trong xã hội

Sự gắn bó chặt chế của quyền lực nhà nước với những

phạm vi lãnh thổ nhất định không chỉ làm hình thành,

9 ` nw 2 + nw ` ` Leg ^ a : °

Trang 21

không gian của quyền lực nhà nước, nghĩa là, phạm vi lãnh

thổ mà quyền lực nhà nước có tác dụng Điều này liên quan trực tiếp tới đặc điểm quan trọng của quyền lực nhà nước

là tính chủ quyền (quyền tự chủ của mỗi quốc gia) thể hiện sự toàn quyền của quốc gia trong việc đưa ra và thực hiện

những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia hay chính phủ khác Nói cách

khác, quyền lực nhà nước gắn liền với chủ quyển quốc gia, nó bao trùm lên toàn lãnh thổ đất nước và chi phối mọi tổ

chức và cá nhân cũng như quyền lực của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội

Quyền lực nhà nước có tính tối cao so với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội, tất cả các tổ chức và cá nhân

trong xã hội đều chịu sự chi phối của quyền lực nhà nước

Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước

là tổ chức duy nhất được nhân dân trao quyển và trách

nhiệm để tuyên bố, thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia;

thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại nhằm góp phần

duy trì, bảo vệ sự tồn tại, phát triển của đất nước, đồng thời

vì lợi ích, sự tổn tại, phát triển chung của toàn nhân loại

e) Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng cơ chế

đặc biệt

Nhà nước là tổ chức trực tiếp mang quyền lực nhà nước, cụ thể hơn, quyền lực nhà nước được vật chất hóa ở hệ thống các cơ quan nhà nước Khác với tất cả các tổ chức khác, nhà

nước là tổ chức duy nhất trong xã hội có bộ máy hùng mạnh

Trang 22

cán bộ, công chức, viên chức đông đảo và nhiều loại Bộ

máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, được vận hành theo những nguyên tắc, quy định thống

nhất và thông suốt Bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rộng lớn nhất, nặng nề nhất, bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Để thực hiện

chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đó, bộ máy nhà nước có những quyền năng đặc biệt để tổ chức quản lý, điều hành

và xử lý các vấn đề đối nội và đối ngoại Các quyền năng

này được trao cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bộ

máy nhà nước trên cơ sở của sự phân công lao động quyền lực một cách hợp lý Đội ngũ những người làm việc trong bộ máy nhà nước là lớp người đặc biệt, tách ra khỏi khu vực

sản xuất, kinh doanh trực tiếp để làm việc gián tiếp theo

nhiệm vụ, quyền hạn và chức trách được phân công cụ thể trong bộ máy nhà nước

Với tư cách là tổ chức đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật - một công cụ đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lý xã hội Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó có

tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, mọi cơ quan, tổ

chức và cá nhân đều phải tôn trọng và bảo vệ pháp luật

:: ;ưỡng chế vừa: là một yếu tố của nội dung quyền lực

nhà nước (kể cả trong quan hệ thống trị hoặc:quan hệ chỉ huy), vừa là phương pháp mang tính quyết định để thực hiện quyền lực nhà nước, tuy nhiên nó có thể được sử dụng

Trang 23

va tac dụng của cưỡng chế thé xác và tỉnh thân (tâm lý)

cũng như phương pháp thuyết phục để bảo đảm thực hiện

quyền lực nhà nước luôn phụ thuộc vào những điều kiện

lịch sử cụ thể áp dụng quyển lực, phụ thuộc tính chất của xã hội trong giai đoạn phát triển của nó Do vậy, quyền lực nhà nước ngoài tác dụng là bạo lực, trấn áp còn có vai trò cách mạng, là “bà đỡ” cho sự ra đời của xã hội mới được thai

nghén trong lòng xã hội cũ

_ ø) Quyền lực nhà nước phải được tổ chức và thực hiện có

hiệu lực, hiệu quả và phải có sự kiểm sốt

Quyền lực nhà nước ln thể hiện trong các mối quan hệ quyền lực giữa chủ thể cầm quyển và đối tượng bị cầm

quyền, một bên có thể ra lệnh và một bên phải phục tùng Trong mối quan hệ đó quyền lực chỉ thực sự tồn tại khi

mệnh lệnh của chủ thể cầm quyền được chủ thể bị cầm quyền thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để Nếu quyền lực nhà nước không được tổ chức và thực hiện đủ mạnh nó sẽ không có hiệu lực hoặc có hiệu lực thấp, nghĩa là, chủ thể quyền lực không ban hành được mệnh

lệnh hoặc mệnh lệnh của họ ban hành không được thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác và triệt để -Trong những trường hợp như vậy, chủ thể quyền lực đó không đủ hoặc không có

quyền lực trên thực tế (hoặc như người ta vẫn nói, chủ thể

có quyền nhưng không có lực): Quyền lực nhà nước chỉ thực

sự có hiệu lực, hiệu quả khi chủ thể nắm giữ quyền lực được

trao cho những quyền và những biện pháp khen thưởng và

Trang 24

Cùng với việc quyền lực được tập trung đủ mạnh để

nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng quyền lực nhà nước

của chủ thể nắm giữ quyền lực thì cũng phải thiết lập cơ

chế kiểm soát cần thiết đối với chủ thể nắm giữ quyền lực

Về mặt nguyên tắc, tất cả các chủ thể nắm giữ và thực

hiện quyền lực nhà nước (tất cả các cơ quan nhà nước, cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước) đều phải bị giám sát một cách chặt chẽ Bởi, quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân, xuất phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước, nhưng nó khơng phải do tồn bộ nhân dân thực

hiện mà chỉ do một số người thay mặt nhân dân nắm giữ

và thực hiện Tuy nhiên, việc kiểm soát quyền lực nhà nước

rất khó khăn và không phải khi nào cũng được thực hiện

có hiệu quả

h) Quyền lực nhà nước thực hiện chức năng tổ chức và

quần lý hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Với vị trí, vai trò quan trọng của mình trong xã hội, quyền lực nhà nước liên quan đến việc tổ chức và quản lý

hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như: hoạch định các chính sách quốc gia và xây dựng pháp luật;

tổ chức thực thi chính sách, Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được thực hiện nghiêm minh; lãnh đạo, quản lý, điều hành các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; tài phán các tranh chấp trong xã hội, xử lý vi

Trang 25

thực hiện chính sách và pháp luật Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện

quyền lực nhà nước cũng có sự phát triển, biến đổi nhất

định Đặc biệt là khi nhà nước ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sứ mệnh của nhà nước đối với

xã hội ngày càng lớn hơn, thì nội dung các chức năng của

các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước cũng từ giản đơn đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ phạm vi hẹp đến quy mô lớn hơn tuỳ theo yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với vai trò, tác dụng của nhà nước

2 Cơ cấu, phương thức và quy trình thực hiện

quyền lực nhà nước

a) Cơ cấu của quyền lực nhà nước: Khi nói đến quyền lực nhà nước cần nói tới cơ cấu quyền lực bao gồm: chủ thể, đối tượng quyền lực, quan hệ quyền lực và phương thức,

điều kiện (cơ sở) bảo đảm cho quyền lực

- Chủ thể quyền lực nhà nước bao gồm nhà nước, các cơ

quan nhà nước, các tổ chức nắm giữ quyền lực, tộc người

- Đối tượng quyền lực nhà nước bao gồm pháp nhân,

thể nhân, cá nhân, nhóm người, liên danh, tầng lớp, giai

cấp xã hội và cả xã hội nói chung

Cần chú ý là chủ thể quyền lực và đối tượng quyển lực

nhà nước trong một số trường hợp là trùng hợp nhau

- Quan hệ quyền lực nhà nước là mối liên hệ giữa chủ thể quyền lực với các đối tượng quyền lực thể hiện ở sự phụ

Trang 26

phụ thuộc có thể chỉ là sự thỏa thuận, nhưng cũng có thể là sự cưỡng bức Chủ thể quyền lực có thể ra lệnh (mang tính chất quy phạm hoặc mang tính chất cá biệt), còn đối tượng

quyền lực phải thực hiện, phải hoạt động theo những mệnh lệnh của chủ thể quyền lực

Trong xã hội không dân chủ thì chủ thể quyền lực và đối tượng quyền lực thường đối lập nhau Chủ thể quyền lực thường tự mình lựa chọn phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, họ có thể tước bỏ những lợi ích, thậm chí cả sức khỏe và tính mạng của đối tượng quyền lực

Trong xã hội dân chủ, chủ thể quyền lực có thể được

bầu ra để đảm nhiệm với những mục đích nhất định và như vậy, giữa chủ thể quyền lực và đối tượng quyền lực không có

sự đối lập nhau Phương thức để đạt được những mục đích đó thường là đưa lại cho đối tượng quyền lực những lợi ích nhất định

- Phương thức thực hiện quyền lực nhà nước có thể là

thuyết phục, cưỡng chế hoặc khuyến khích (mang lại những

lợi ích nhất định cho đối tượng quyền lực)

- Điều kiện để thực hiện quyền lực nhà nước là những

cơ sở kinh tế, xã hội, tuyên truyền, tư tưởng, sức mạnh

Sự hiệu quả, hiệu lực của quyền lực nhà nước phụ thuộc rất

nhiều vào các điều kiện (cơ sở bảo đảm) để thực hiện quyền

lực nhà nước :

Quyển lực nhà nước luôn đòi hỏi phải được biểu hiện cụ thể thông qua mô hình và cơ chế vận hành xác định Đó

Trang 27

hoạt động của chúng được pháp luật quy định Nói cách

khác, để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước phải thiết lập bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ

quản nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức

theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một

cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Các cơ quan nhà nước trực tiếp mang và thực hiện quyển lực nhà nước Là một thiết chế quyền lực, mỗi cơ quan nhà nước đều thể hiện quyển năng của mình ở chỗ:

trong phạm vi thẩm quyền của mình cơ quan nhà nước có

thể ban hành các quyết định, văn bản pháp luật (văn bản

quy phạm pháp luật cũng như văn bản áp dụng pháp luật); có thể đòi hỏi các tổ chức và các cá nhân có liên quan phải thực hiện các quyết định, văn bản pháp luật mà mình đã ban hành hoặc của cơ quan nhà nước cấp trên; có khả năng

kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định, văn bản

pháp luật đã được ban hành

_ Bộ máy nhà nước hình thành từ sơ khai đến hoàn thiện,

từ ít nhân viên tới nhiều nhân viên, từ ít cơ quan đến nhiều

cơ quan, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động ngày càng

hoàn thiện, khoa học, dân chủ và hiệu quả

Tính chuyên môn hóa ngày càng cao đòi hỏi sự chia tách của các cơ quan nhà nước ngày càng nhiều, cũng vì

thế sự phối hợp giữa chúng ngày càng phức tạp và trở nên

Trang 28

nào đó của nhà nước nếu thiếu sự phối hợp hoạt động của

các cơ quan khác si

Mỗi bộ máy, cơ quan nhà nước có những nguyên tắc tổ

chức và hoạt động khác nhau xuất phát từ bản chất của nhà nước, vị trí, tính chất của cơ quan nhà nước, hoàn cảnh lịch sử và các yếu tố như truyền thống dân tộc, điều kiện tự nhiên và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể

Xuất phát từ các hình thức thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước thông qua các hoạt động pháp luật gồm xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, xét xử tranh

chấp và xử lý vi phạm pháp luật nên quyền lực nhà nước

thường được phân định thành ba nhánh cơ bản là quyền lập

pháp, quyền hành pháp và quyển tư pháp Ngoài ra, còn có

thể nói tới quyền của Nguyên thủ quốc gia, quyền giám sát

và quyền của lực lượng vũ trang Các nhánh quyền lực này

luôn có sự đan xen lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau vì

mục tiêu chung

Các quyền lực nói trên ở các nhà nước quân chủ chuyên

chế thường do một người (vua) nắm giữ và thực hiện Vua vừa là người có quyền lực cao nhất trong việc ban hành

pháp luật, đồng thời là người tổ chức thi hành pháp luật cao

nhất và là người xét xử tối cao Những vấn đề quan trọng nhất trong đất nước đều do vua quyết định cuối cùng Trong

các nhà nước hiện đại, quyền lực nhà nước có xu hướng

được phân định thành nhiều thứ quyền, trong đó ít nhất là

Trang 29

- Quyén lap phap

Trong “Bàn về khế ước xã hộ, J.J Ritx6 đã ví cơ thể

chính trị cũng như con người muốn làm được việc phải có

hai động lực - ý chí và sức mạnh Trong một nước, ý chí của toàn dân thể hiện qua hoạt động lập pháp do cơ quan đại

diện nhân dân thực hiện, còn sức mạnh quốc gia thể hiện ở hoạt động hành pháp do Chính phủ thực hiện Trong cơ

thể chính trị đó, tư pháp được đặt vào “vị trí thiêng liêng

nhất và được coi trọng nhất vì nó bảo vệ luật mà luật là

do cơ quan quyền lực tối cao ban hành và do Chính phủ

chấp hành”! Lập pháp, hành pháp, tư pháp với tính cách là

những phương thức thực thi quyền lực nhà nước là kết quả

của sự phân công nội bộ ở từng khâu, đoạn của quy trình lao

động quyền lực nhà nước Sự định hình lao động lập pháp,

hành pháp, tư pháp không phải là sản phẩm chủ quan, duy ý chí của con người mà bắt nguồn từ đặc trưng, tính khác biệt trong sự vận hành của quyền lực nhà nước ở các khâu,

đoạn khác nhau mà nếu thiếu một trong các khâu, đoạn

ấy thì quyền lực nhà nước sẽ không thể vận hành suôn sẻ, không thể hiện được sức mạnh và hiệu lực của mình

Lập pháp là chức năng xã hội - chính trị đặc thù của

nhà nước nhằm thể chế hóa nhu cầu xã hội thành các quy tắc xử sự có tính quy phạm, khuôn mẫu, phù hợp với ý chí

của chủ thể cầm quyền, có tính bắt buộc chung đối với toăn 1 J.J Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính tri,

Trang 30

xã hội Đã có quan điểm kiến giải chức năng chính trị - xã hội của quyền lập pháp rất đặc sắc: Cũng như đối với từng

người riêng biệt, tất cả những động lực thúc đẩy hành động

của con người đều nhất định phải qua đầu óc người đó, đều

phải chuyển thành động cơ, ý chí của người đó để đưa người đó vào hành động, tất cả các nhu cầu của xã hội - dù giai

cấp nào đang thống trị - đều nhất thiết phải thông qua ý chí

của nhà nước để có được giá trị bắt buộc chung, dưới hình

thức một đạo luật Các đạo luật do quyền lập pháp tạo ra là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động cơ bản của xã hội và cho sự

phát triển của xã hội, của quốc gia Nhiệm vụ của cơ quan

thực hiện quyền lập pháp là phải thông qua các đạo luật tốt phản ánh, thể hiện được nhu cầu, ý chí của đại đa số nhân dân và phải thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội

Luận giải về chủ thể thực hiện quyển lập pháp S.L

Montesquieu (Môngtexkiơ) (1689-1755) cho rằng: “Quyền

lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia phải được giao

cho một cơ quan đại diện bao gồm những người do dân

chúng bầu ra”! Các đại điện của nhân dân trong cơ quan lập pháp phải được “Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử

định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng

và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ

ý nguyện của mình”? Tùy theo mô hình tổ chức nhà nước,

1 Montesquieu: Tĩnh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996,

tr, 78

_ 2 Diéu 25 (b) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

Trang 31

cơ quan đại diện nhân dân được giao thực hiện quyền lập

pháp là Quốc hội hay Nghị viện

Cơ quan thực hiện quyền lập pháp là một tập thể của

những đại biểu nhân dân, về nguyên tắc, có địa vị pháp lý

ngang nhau, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như nhau Hình thức hoạt động chủ yếu của cơ quan lập pháp là

các kỳ họp; phương thức thực hiện quyền lập pháp là thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (biểu quyết tán thành/

không tán thành thông qua một đạo luật) Theo Nguyễn

Đăng Dung, chính hai yếu tố - nhiệm vụ tạo ra các đạo luật

tốt, phù hợp với ý chí của các tầng lớp nhân dân khác nhau và bản chất tập thể (thành phần cấu tạo, phương thức hoạt

động, quyết định cuối cùng) của cơ quan lập pháp tạo nên

“ban tính yếu "' của mô hình này Do đó, phải có cách thức tổ chức thực hiện hợp lý, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc

thực hiện quyền lập pháp để hạn chế bớt “bản tính yếu”

nhằm đạt được mục tiêu của quyền lập pháp - Quyền hành pháp

Khi nghiên cứu thuyết “tam quyền phân lập” có tác giả cho rằng, quyển hành pháp là quyền thi hành pháp luật

Cơ quan thực hiện quyền hành pháp là cơ quan thừa hành

sự ủy quyền từ phía cơ quan khác - cơ quan lập pháp? Nói 1 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: Chế ước quyền lực nhà nước, Nxb Đà Nẵng, 2008, tr 244

2 Đinh Ngọc Vượng: Thuyết “Tam quyền phan lập” trong sách “Tam

Trang 32

chung, giới luật học Việt Nam hiểu quyền hành pháp là

như vậy Đó có thể là nhận thức chung xuất phát từ quan

niệm rất xưa mà các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ khi quan

niệm quyền lập pháp là quyền làm ra “các thứ luật” đã viết: “Quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia,

quyền hành pháp thì thực hiện ý chí chung ấy ”! Như vậy,

quyền hành pháp là quyền thi hành hay là thực hiện luật,

nói một cách chung nhất là đưa luật vào đời sống xã hội

Sự thi hành hay thực hiện luật đó được thể hiện chủ yếu

bằng cách áp dụng pháp luật Bên cạnh đó là các hoạt động tổ chức thực tiễn, thanh tra, kiểm tra nhằm làm cho luật

được thực hiện cũng trên cơ sở luật

Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp đã có sự thay đổi Chẳng hạn, theo

quan niệm truyền thống thì quyển lập pháp là quyền làm luật, nhưng ngày nay, người ta dường như đang mở rộng cách hiểu quyển lập pháp ngoài quyền làm luật còn có cả

quyền giám sát Đối với quyền hành pháp, có lẽ cũng cần phải xem xét lại quan niệm truyền thống về nó Quan niệm

như vậy có gì đó không ổn Vì ở giai đoạn hình thành thuyết phân quyền (có thể lấy mốc khoảng năm 1748 khi tác phẩm Tinh thần pháp luật của Montesquleu được xuất bản) và

nhiều năm về sau, trong nền kinh tế trước nền kinh tế thị

trường, nhà nước tư bản được xem như “kẻ gác đêm” cho

Trang 33

khi đó, các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

giữa các quốc gia cũng chưa phát triển một cách đa dạng

và phức tạp Trong điều kiện như vậy, khi nói rằng quyền hành pháp là quyền thì hành pháp luật là chấp nhận được Nhưng, với sự phát triển của kinh tế thị trường, các quan

hệ xã hội và sự phát triển của các quan hệ quốc tế, đặc biệt

là trong giai đoạn toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thì quan niệm quyền hành pháp

là quyền thi hành pháp luật là chưa đủ, không thích hợp Bởi lẽ, với sự can dự hay là tăng thêm vai trò tích cực của

nhà nước, với sự cam kết chính trị của nhà nước trước nhân dân trong các điều kiện xã hội như vừa nêu thì hành pháp

không thể thuần túy là thi hành luật Ngoài điều đó ra, một

trong những trọng trách của hành pháp còn là xác lập và

thực hiện các chính sách của nhà nước Chính sách đó có

thể là của cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng chính sách đó

cũng có thể do chính cơ quan hành pháp hoạch định Chính

sách và pháp luật là những hiện tượng không giống nhau

Chính sách có thể hiểu được là sách lược và kế hoạch cụ thể

nhằm đạt mục đích nhất định! Đối với quyền hành pháp,

chính sách thường không được quy định rõ ràng trong luật mà cần đến sự năng động, sáng tạo, phát hiện, hoạch định

Trang 34

quan hành pháp Điều có thể thấy rất rõ ràng là, trên cùng

một vấn đề, thẩm quyền, mục đích, nhưng khi có sự thay đổi nhân sự đối với các vị trí như Thủ tướng hay Bộ trưởng

thì trong một số trường hợp lại có sự hoạch định chính sách

khác nhau Người đứng đầu hành pháp của một quốc gia

trên nguyên tắc, phải thực hiện chính sách của một đảng

mà họ là đẳng viên bằng cách chuyển hóa thành các hoạt

động cụ thể của hệ thống hành pháp cho dù đẳng này đang chiếm đa số ở nghị viện hay không có được lợi thế đó để thực

thi chính sách của đảng

Tóm lại, trong các nhà nước hiện đại, quyền hành pháp

được hiểu là quyền thi hành pháp luật, bao gồm các hoạt động làm chính sách và các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật khác, nói một cách khái quát là thực thi chính

sách và pháp luật Trên thực tế sinh động của sự phát triển

xã hội, chính sách được biết đến nhiều hơn, có ảnh hưởng

hơn là việc tổ chức thực tiễn thi hành pháp luật Một chính phủ lên nắm quyển nhất định phải có và thể hiện năng

lực của mình chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng chính sách Tuy nhiên, xét cho cùng thì việc hoạch định, thực thị chính sách

cũng phải ít nhất dựa trên các quyết định, nguyên tắc, tinh

thần của Hiến pháp - hình thức quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất, tức là vẫn phải thể hiện là sự thi hành pháp

luật Nhưng dù sao, chính sách cũng không phải là pháp

luật và nó có giá trị, vai trò to lớn cần phải nhắc đến một

Trang 35

Khi nghiên cứu về quyền hành pháp không thể không

xem xét quan hệ giữa các khái niệm “quyền hành pháp” với “quyền hành chính” cũng như “hành pháp” và “hành chính”

Hành pháp, quyền hành pháp liên quan đến việc thực thi

chính sách và pháp luật, còn hành chính là quản lý, chính

xác hơn là quản lý được hiểu theo nghĩa hẹp - hoat động

có tính chất chỉ đạo, điều hành Hành pháp, quyền hành pháp vận động trong thực tế không thể không được thực hiện dưới dạng hành chính, quyền hành chính Do đó, hành pháp, quyền hành pháp và hành chính, quyền hành chính

là những khái niệm cùng hàng Nói hành pháp, quyền hành

pháp là ngụ ý nói đến hành chính và quyền hành chính và

ngược lại Chúng gần nhau đến mức người ta có thể sử dụng

thay thế cho nhau trong rất nhiều trường hợp Chẳng hạn,

hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng được gọi là hệ

thống cơ quan hành pháp, hoạt động hành chính nhà nước

có thể được gọi là hoạt động hành pháp và ngược lại Cần nhấn mạnh, nếu quyền hành pháp không thể hiện trong đời sống bằng việc thực hiện quyền hành chính thì quyền hành

pháp chẳng có nghĩa lý gì Quyển hành chính là phương

thức thể hiện quyền hành pháp trong đời sống và là phương

thức tồn tại của nó Còn quyền hành chính là quyền quản

lý, điều hành các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng

cách sử dụng quyền lực nhà nước, trực tiếp ở đây là quyền

hành pháp Nhưng, quyền hành chính có điểm xuất phát

hay là tính chính đáng từ quyền hành pháp chứ không phải

Trang 36

Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác nhau xét trong nhận thức và trong đời sống thực tế Quyền hành

pháp là quyền được hiểu hay xem xét trong tương quan với

các quyền lập pháp và tư pháp Không thể đặt quyền hành

chính trong tương quan đó được Hành pháp còn được xem

xét trên phương diện chính trị của đời sống chính trị - xã

hội với tư cách là đối tượng quan trọng bậc nhất trong hệ

thống quyền lực nhà nước mà các giai tầng phải tìm cách tiến chiếm, gây ảnh hưởng Trong xã hội hiện đại, chính

thể cộng hòa hay chính thể tổng thống, tùy theo cách thức

lập ra cơ quan hành pháp cao nhất ở mỗi chính thể, các đảng phái sẽ có các phương thức, sách lược tranh cử để nắm được quyền lực cực kỳ quan trọng ấy Khi thực hiện các hoạt động như vậy, người ta không xem đố là hoạt động

liên quan đến quyền hành chính mà là quyền hành pháp,

cho dù người ta hoàn toàn biết rằng cơ quan hành pháp đó

là cơ quan tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà

nước Quyền lực bành chính là quyền điều hành, tổ chức hay là thực thi chính sách và pháp luật trong đời sống xã

hội bằng các hoạt động mang tính tổ chức - pháp lý khác nhau Quyền hành chính được xem như là phương tiện để

thực hiện quyền hành pháp, nhưng nói đến chính sách thì không được xem là xuất phát từ quyền hành chính mà từ

quyền hành pháp - Quyền tư pháp

Quyền tư pháp là một trong các nhánh quyền lực nhà

Trang 37

trong đó có việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần

thiết để bảo đảm thi hành án và các quyết định tư pháp nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ trật tự pháp luật, do Tòa án thực hiện Có thể nói, Tòa án cùng với các hoạt động xét xử

được gọi là tư pháp và theo tiếng Latinh có nghĩa là công

lý “Justitia”, nói cách khác, bản chất của tư pháp là công

lý Bộ máy các nhà nước hiện đại cho đù theo chính thể nào

đều được tổ chức dựa trên nền tảng phân biệt ba “quyền”

hay “quyền năng” cơ bản, cũng là ba mảng chức năng cở bản của bộ máy nhà nước hiện đại, bao gồm lập pháp, hành

pháp và tư pháp Ở mỗi quốc gia, cách thức tổ chức thực

hiện các quyền năng, các mảng chức năng cơ bản này lại có sự khác nhau và điều đó tạo thành các kiểu tổ chức thực

hiện quyền lực nhà nước, kiểu cấu trúc bộ máy nhà nước

khác nhau ở các quốc gia

Khi chuyển hóa từ tư tưởng vào tổ chức bộ máy nhà

nước cụ thể, các “quyền” nói trên phải được hiểu ở góc độ khái quát, trừu tượng, không lệ thuộc hay gắn liền với sự

hiện diện của một thiết chế cụ thể nào Các quyền này trước

tiên được hiểu là đặc quyền riêng có của nhà nước được áp

đặt ý chí thực hiện những loại công việc nhất định mà xã

hội phải phục tùng Khi nói tới quyền là nói tới nhà nước

Chỉ có nhà nước mới được thực hiện quyền lực nhà nước, thứ

quyền lực duy nhất có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội

Trên cơ sở đó, có thể thấy quyền lập pháp là quyền thuộc

Trang 38

xử của người dân trong xã hội Quyền lập pháp cũng có thể

được thực hiện để định ra các chính sách định hướng hoạt

động của các cơ quan nhà nước tác động tới xã hội Quyền

hành pháp là quyền của nhà nước chủ động thi hành các

chủ trương, chính sách đã được thông qua hoặc pháp luật

đã được ban hành Quyền tư pháp là quyền của nhà nước xử

lý các vụ việc cụ thể vi phạm pháp luật bằng cách áp dụng

chế tài pháp lý lên các vi phạm đó, qua đó thực thi công lý

và bảo đảm pháp luật được thực thi Trong ba quyền trên

thì quyền lập pháp là quan trọng nhất bởi vì nó định hướng

cho sự phát triển của đất nước và toàn xã hội, đó là quyền

quyết cái gì phải như thế nào và cái gì phải xảy ra như thế nào? Đó là mảng chức năng nhằm thiết lập định hướng phát triển của xã hội và áp đặt những giới hạn về quyền và nghĩa vụ (nếu có) lên nhà nước và xã hội cũng như chế tài

pháp lý đối với các vi phạm liên quan Nói một cách ngắn gọn thì quyền lập pháp là quyền đặt ra các quy tắc xử sự đối

với các quan hệ trong xã hội; quyền hành pháp là quyền chủ

động thực thi quyền lực nhà nước và các quy định của pháp

luật; còn quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật, tức là áp dụng chế tài đối với các vi phạm đã xảy ra theo quy định của pháp luật Có thể hình dung, quyền lập pháp xử lý các vấn đề tương lai (hoạch định tương lai); quyền hành pháp xử lý các vấn đề hiện tại; và quyền tư pháp xử lý các vấn

đề quá khứ Ba quyền này phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành chỉnh thể hoạt động của bộ máy nhà nước

Trang 39

hiện nhân danh quyền lực nhà nước và mang tính bắt buộc

đối với tất cả các chủ thể trong xã hội

Như vậy, quyền tư pháp là một lĩnh vực, một nhánh,

một bộ phận không thể thiếu của quyền lực nhà nước Nó bảo vệ quyền, lợi ích của các tổ chức và cá nhân bằng cách phán xét hành vi của cá nhân hay hoạt động của tổ chức

(kể cả hoạt động của cơ quan nhà nước, các quyết định do

cơ quan nhà nước ban hành) hợp pháp hay vi phạm pháp luật Khi có đủ căn cứ xác định có vi phạm (theo quy định

của Hiến pháp, pháp luật) thì Tòa án có thể áp dụng các

biện pháp xử lý cần thiết theo quy định của Hiến pháp,

pháp luật Trong các nhà nước dân chủ thì chỉ thông qua Tòa án và bằng bản án thì mới có thể kết tội và áp dụng các

biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội Chẳng hạn, khoản 1, khoản 2 Điều 31 Hiến pháp Việt Nam năm 2013

quy định:

“1, Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi

được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết

tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

2 Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời

trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp

xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải

được công khaT

Có thể nói, xét xử là chức năng của Tòa án, nhưng không phải chức năng duy nhất của Tòa án, ngoài việc xét

xử, Tòa án còn có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ công lý, bão

Trang 40

bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân Chức năng này được tiến hành thông qua

các hoạt động như giám sát theo dõi thủ tục tố tụng, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của các quyết

định, hành vi tố tụng và thi hành bản án, quyết định của

Tòa án do các cơ quan khác tiến hành, giám sát hoạt động của các cơ quan khác lên quan đến các quá trình tố tụng

b) Phương thức thực hiện quyền lực nhà nước

Có nhiều phương thức thực hiện quyền lực nhà nước

khác nhau được sử dụng phụ thuộc vào mỗi nhà nước

khác nhau và mỗi thời kỳ khác nhau Thông thường, có ba

phương thức cơ bản thực hiện quyền lực nhà nước là thuyết phục, cưỡng chế và khuyến khích

- Thuyết phục, việc thuyết phục được thực hiện thông

qua hoạt động tư vấn, khuyến khích, xác định cho đối tượng quyền lực những hành vi (cách hành xử) nhất định, phù hợp với ý chí của họ để họ tự lựa chọn và tự giác thực hiện mà không sử dụng tới sức mạnh

- Cưỡng chế, đây là phương thức sử dụng sức mạnh để

buộc đối tượng quyền lực phải thực hiện những hành vi nhất định Phương thức này hạn chế khả năng tự lựa chọn

phương án của đối tượng quyền lực

- Khuyến khích, là sự tác động lên đối tượng quyền

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN