1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà báo điều tra

182 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 7,3 MB

Nội dung

Trang 4

MỘT CÂY BÚT ae BIE TRA ? _ CHU LTE

Năm 1997, Đức Hiển là phóng viên trẻ nhất của báo

Pháp luật Tp.HCM, vừa tốt nghiệp trường Luật Đức Hiển có ngay loạt phóng sự “Luật tục Tây Nguyên” Bằng

những kiến thức luật và một tháng lặn lội vào các bản

Trang 5

Nhà Báu Biểu Tra

khá xúc động: Đức Hiển quê Hà Tĩnh, và hôm ấy CSGT Hà Tĩnh đã chặn chiếc xe tải có anh ngồi trên đó để nhũng nhiễu, tình huống đó đã được anh đưa vào bài

viết: "Quê cũ đón đứa con xa bằng một ánh đèn pin fia

vào mặt, và 20 ngàn đồng là cái giá tôi phải trả cho lần hội ngộ cố hương mình!”

Một năm sau, anh cùng phóng viên Bảo Trâm đã hóa thân thành người đi kiện để thực hiện loạt bài điều tra “Tôi đi tìm Bao Công” nói về thân phận của những người đội đơn đến cửa TAND Tối cao và VKSND Tối cao khiếu nại kêu oan, xin giám đốc thẩm Loạt bài đã gây xúc động lớn cho công chúng và được giải B (không có giải A) thể loại Phóng sự - Điều tra của giải báo chí toàn quốc năm đó Bác sĩ pháp Y Ngô Văn Quỹ nguyên phó

chủ nhiệm khoa Pháp y, Đại học Y khoa Hà Nội, một bậc

thay pháp y ở Việt Nam khi đọc bài đã gặp tôi thốt lên rằng: “Cái ngõ Dã Tượng ấy, năm 1946 tôi và đồng đội - những chiến sĩ Thủ đô - đã đánh nhau với giặc Pháp để giành từng căn nhà, góc phối” Ông nói: “Ngày ấy bọn mình chiến đấu cho hòa bình độc lập Nay có hòa bình rồi, lại có những người dân phải vạ vật ở đây để khiếu nại kêu oan thì cay đẳng quái”

Trang 6

Bức Hiển cao, gây ấn tượng với bạn đọc và đồng nghiệp Đức Hiển còn lặn lội bám theo các đoàn công tác của Chính phủ giải quyết khiếu kiện tại các địa phương để ghi nhận Những bài báo của anh đã góp phần giải oan cho nhiều người dân và phân tích rất sâu thực trạng khiếu kiện kéo dài, để xuất các giải pháp

Cùng với phóng sự điều tra, báo mở song song những nội dung đấu tranh cho cải cách tư pháp, hoàn

thiện pháp luật như: Chỗ ngồi của Luật sư; Bị cdo mac

áo tù; Khi phế mặc áo làng; Cói còng trong xã hội phap quyền, mục Từ phủ Khai Phong chỉ ra các sai sót tố tụng; Sau vònh móng ngựa nói về thân phận những người

đáo tụng đình Tờ báo từ chỗ thiếu vắng độc giả, số

phát hành được đẩy lên ở mức 150 ngàn bản/kỳ, là một trong 5 t báo có lượng phát hành cao nhất nước vào thời điểm ấy Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Bạch Đẳng khi đó đã đánh giá rằng: “Báo Pháp Luật Tp.HCM đã trở thành một hiện tượng trong làng báo!”

Với tôi, các loạt bài điều tra của Đức Hiển như mũi

nhọn xung kích góp phần cùng đồng đội tạo ra điều mà Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: “Hiện tượng trong làng báo!”

Nhà báo NAM ĐỒNG

Trang 7

Tôi vẫn dự định sẽ viết một cuốn sách về nghề báo

Trong hơn hai mươi năm từ ngày tập tễnh học nghề, với những bài báo đã viết, những con người đã gặp tôi, có biết bao nhiêu câu chuyện muốn kể

Nhiều năm trước tôi nói với một người bạn của mình

rằng sẽ viết sách về nghề, một cuốn tiểu thuyết Cuốn

tiểu thuyết thì tôi không viết được, nhưng dự định viết

sách về chuyện nghề thì còn đó

Trang 8

Đức Hiển

Tôi viết về BÁO CHÍ ĐIỀU TRA, từ những kỷ niệm,

những bài học của mình và đồng nghiệp xung quanh,

những khó khăn, chút ít thành công, và cả những thất

bại mình đã từng trải qua hoặc chứng kiến Vì thế, bạn sẽ không tìm thấy trong cuốn sách này những trào lưu bảo chí, những quan điểm to tát Chỉ là những câu chuyện

nghề của một nhà báo khi thực hiện các bài điều tra

Tôi không có tham vọng đưa ra những nhận định về báo chí điều tra của cả làng báo Hơn nữa, tôi không đủ thông tin về công tác tòa soạn, công tác phóng viên của các đồng nghiệp ở các tờ báo khác phía sau các bài điều tra của họ Tôi viết về những điều mình biết, lần giở ký ức của mình, những ghi chép, tư liệu, những biên bản các cuộc họp trong gần hai thập niên lại đây mà tôi còn lưu giữ được và kể cho các bạn nghe những câu chuyện

Tôi cố gắng để mỗi bài viết đều có thể trở thành một

kinh nghiệm, một gợi ý cho các đồng nghiệp trẻ và các em sinh viên chập chững bước vào nghề báo

Tôi cố gắng sắp xếp và diễn dat thật giản dị, dễ hiểu

Tôi cấu trúc nó theo cách đã lĩnh hội được từ các khóa

nghiệp vụ và sư phạm báo chí mà tôi được học và sau

Trang 9

Nhà Bán Điều Tra

đánh giá, diễn đạt và xử lý các mối quan hệ Gần như mọi kỹ năng sống và viết đều ứng dụng được vào no

Với tôi, cuốn sách này như một sự đúc kết những

bài học của một chặng đường đầu tiên làm báo, vất vả

nhưng hạnh phúc Mong rằng nó sẽ có ích đối với bạn, và sẽ vụi hơn nếu bạn tìm thấy trong đó chút gì thú vị Được thế, với tôi, đã là điều quá hạnh phúc

Trang 10

BAO CAO

Đ Ề TÀI

“Cơ hội ghi bàn của bạn, tài nguyên đề tài của tòa soạn có thể

Trang 11

Nhà Báu Biểu Tra

Clas Thor, giảng viên người Đan Mạch dạy chúng tôi về sư phạm báo chí thường đánh giá khả năng khái quát của phóng viên bằng phương pháp mà ông gọi là “báo

cáo trong thang máy” hoặc “phương pháp que điêm”

Ông nói: một phóng viên giỏi sẽ biết cách nói ngắn nhất nhưng vẫn đủ dữ kiện để sếp đưa ra một quyết định

Gặp nhau trong thang máy tòa soạn, anh phóng viên

có thể nói: “Sếp, tôi có để tài này rất thú vị!” Và trong thời gian lên tầng làm việc, dữ kiện anh ta đưa ra đủ đề sếp quyết định Nếu đó là một đề tài hay, sếp sẽ bảo: “Vào

đây, chúng ta sẽ bàn!” hoặc ngược lại: “Chuyện ấy vớ

vẩn, bỏ đi”

Để rèn kỹ năng khái quát cho học viên, Clas Thor

lấy một hộp diêm, đưa mỗi người một cây và bảo: “Ban

hãy xòe lửa, trong thời gian cháy của que diêm, hãy giới thiệu văn tắt bản thân từ lai lịch đến kỹ năng, thế mạnh, nhược điểm và cả những mong muốn của bạn khi tham gia lớp đào tạo này!” Ông nói: “Việc báo cáo nhanh và

rõ để tài thể hiện rằng phóng viên đã tư duy về nó kỹ

như thế nào.”

Có những phóng viên lười biếng Báo cáo của họ không cung cấp đủ dữ kiện, đọc xong không ai hiểu họ

Trang 12

Đức Hiển

viết bài về một vụ phá án ở Đồng Nai”

Cô ấy không cho tôi biết ở Đồng Nai có vụ án gì, nó có khác biệt gì so với hàng ngàn vụ án khác? Đối tượng

bạn đọc mà bài báo nhắm tới là ai? Thiệt hại và tổn thất từ vụ án? Việc vận dụng pháp luật của cơ quan điều tra

có gì cần chú ý? Những báo cáo như thế sẽ kéo dài thời gian cuộc họp giao ban để làm rõ các dữ kiện; gây khó chịu cho người nghe Thay vì thể hiện được tính chất đề tài thì nó lại thể hiện sự cầu thả của người viết

Thay Clas Thor yêu câu hạc viên tắm luge trang thừi gian cháy rủa mật que diém, tai mật khúa tập huấn sư phạm bán chí tại Si Lanka

Anh: DUC HIEN

Trang 13

Nhà Bán Điều Tra

Những “báo cáo một dòng” thường chỉ phù hợp với tình huống khẩn cấp, tin thời sự Kiểu như phóng viên A gọi điện cho trưởng ban: “Alo sếp! Cháy lớn ở Tôn Thất Thuyết, tôi đang đến hiện trường!” Lúc này, trưởng ban

cúp máy và gọi tòa soạn báo online: “Cháy lớn ở Tôn

Thất Thuyết, chờ tin hiện trường từ phóng viên A”

Bát phúng viên bán Pháp Luật Tp.HEM đang thản luận đề tài Từ trái qua: Đức Hiển, Thái Bình, Huỳnh Lộc, Trung Dung

Ảnh: HUỲNH TRÍ DŨNG

Với đề tài diéu tra, báo cáo ngắn gọn kiểu như trên

chỉ có thể được chấp nhận khi nó khởi nguồn cho một

báo cáo chỉ tiết hoặc một cuộc thảo luận sau đó; “Tôi có vụ này! Hàng loạt nhà hàng ở khu X bị một nhóm

côn đồ đòi tiền bảo kê Tối qua chúng vừa chém trọng thương một chủ quán vì dám chống đối!” Khi đó, chỉ

lệnh công tác đưa ra thường là: “Anh làm ngay tin cho

Trang 14

Bức Hiển

báo điện tử và chuẩn bị một bài cho số báo in sáng mai” Tiếp nữa, trưởng ban có thể triệu tập một cuộc

họp với một nhóm phóng viên và lên kịch ban điều tra về thực trạng bảo kê quán nhậu ở khu X

Nhiều lần, trong các cuộc họp, khi bị phê bình vì

để “sống” mất một đề tai hot, có phóng viên trả lời:

“Tôi đã nêu trong báo cáo tuần nhưng trưởng ban không duyệt.” Trong khi trưởng ban cho biết: “Phóng viên này hôm ấy vắng họp giao ban, và việc báo cáo

chỉ một dòng như thế khiến tôi không đủ dữ kiện

để duyệt!”

Hãy nhớ, tài nguyên của cơ quan và cơ hội ghỉ bàn

Trang 15

CHUYEN “CAI NOI COM BIỆN B1 QUA QA NG BINH" “Nhà báo không chỉ đấu tranh nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng cách tường thuật các hội thảo, cuộc họp, ghí chép lại các ý kiến Nhà báo cần phải xông vào, chứng kiến, ghí

nhận, phân tích bằng thực tiễn,

Trang 16

Bức Hiển

Ông Nam Đồng không phải là người giỏi luật Khi

ông về làm Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM vào năm 1996, người đứng phía sau thẩm định tính pháp lý của các để tài là Luật sư Phan Đăng Thanh, Luật sư Huỳnh Quý và một đội ngũ các luật sư khác của báo Tuy nhiên chính ông lại là người cùng phát hiện, nâng đỡ, phát triển các đề tài pháp luật lớn cùng phóng viên

Ở ông, điều mạnh nhất là sự mẫn cảm nghề nghiệp

và luôn lấy tính dân sinh làm gốc Ơng khơng nói ra,

cũng không khái quát, nhưng quan sát ông tôi thấy một nguyên tắc của dân luật được ông vận dụng để phát

hiện và thẩm định đề tài: cái gì vô lý, bất công, gây thiệt

Trang 17

N8 H88 UIBI Ira

Giữa năm 1997, công ty XNK quận 4 có một lô hàng

nồi cơm điện bi ách lại ở Quảng Binh, bị phạt Tệ hơn,

một nhóm cán bộ thuế và quản lý thị trường trong lực lượng kiểm soát liên ngành có biểu hiện nhũng nhiễu, đòi “chia” số tiên phạt với chủ hàng Ho vin vào việc một số chứng từ hàng hóa không có bản gốc và những đòi hỏi khác khá vô lý Những thủ tục về chứng từ hàng hóa trên đường vận chuyển này được quy định bởi thông tư 79 của Bộ Tài Chính Sự vô lý của thông tư này biến

thành công cụ để các cán bộ kiểm tra làm khó nhà xe,

chủ hàng Một trưởng phòng của cty XNK quận 4 đã gửi

đơn nặc danh đến báo Sợ bị trả đũa, anh nói nếu báo

quan tâm thì tới cửa hàng của công ty trên đường NTT, anh sẽ cho người trình bày rõ hơn

Có hai cach dé triển khai, cách dã nhất là đi lấy ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia, rồi viết bài phản ánh, kiến nghị Nhưng cái vế dân sinh là nêu ra việc nhũng nhiễu, tiêu cực nhân danh thông tư 79 Tôi dé

xuất sẽ điều tra trước và đặt cả gói tư liệu lên bàn các

quan chức Ông Nam Đồng đồng ý

Khi đó tôi là sinh viên mới tốt nghiệp được ba tháng

Gần như cuối tuần nào tôi cũng về chơi với bạn bè,

thầy cô trong ký túc xá Tuy nhiên, tôi học ngành Tòa

án, luật kinh tế không phải là thế mạnh của tôi Lắng

nghe doanh nghiệp xong, tôi về trường Luật, suốt buổi chiều ngồi với thầy Nguyễn Thanh Bình dạy khoa Luật

Trang 18

Bức Hiển

thương mại, đọc tới đọc lui các lý luận về chứng tu, vận

đơn hàng hóa và mồ từng dấu phẩy của thông tư 79

Hôm sau tôi lên đường đi Hà Nội

Ba ngay trời tôi ngồi với các tiểu thương chợ Đồng Xuân, lên Từ Sơn gặp những người buôn chuyến Lạng Sơn rồi ra các bãi xe tải đường dài ở phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng làm việc với các doanh nghiệp

vận tải, Nghe họ cả buổi mà họ vẫn chưa hết bức xúc,

còn tổ chức một cuộc gặp hơn chục tiểu thương bán hàng điện máy ở các chợ Hàng Gai, Đồng Xuân tại nhà một tiểu thương trong ngõ Tôn Thất Thiệp gần Cửa Nam Hôm sau nữa, tôi theo một xe tải vào Trung và nửa tháng trời bám theo đội kiểm soát liên ngành tỉnh Quảng Bình (gồm Thuế, Quản lý thị trường, Cảnh sát

kinh tế, CSGT) Một bà chủ quán cơm ở Quán Hàu nơi

lực lượng này chốt chặn khi nghe tôi nhờ vả, đã giúp đỡ tôi khá nhiều để có những thông tin cần thiết, bà còn cho lên gác đặt ống kính tele để chụp lén các cảnh chặn xe của đội liên ngành

Có tư liệu trong tay, tôi đi chất vấn tất cả các cơ quan chức năng ở Quảng Bình Thiếu tá Định Tiến Cương, trưởng phòng CSGT nói cái thông tư 79 này làm hư lính ông Lãnh đạo ngành thuế cũng nói vậy, Chỉ cục trưởng

chỉ cục thuế huyện Quảng Ninh là ông Thanh thậm chí *

còn giúp tôi phân tích chiêu trò mà nhân viên quản lý

Trang 19

Nha S40 Hiểu Ira

*x A2sg 44

XẾ Ne HA Ợ "i4 có

Š¡ yg aba Wi gabe:

AM

li những thâng tin thu thập được, tâi di chất vấn các cư quan chức nang tinh Quang Binh

Trang 20

Đức Hiển

Phóng sự “Khi quản lý thị trường và thuế vụ làm luật: Quảng Bình - 120 km oan nghiệt!” ra đời Trong đó kể vể những nỗi trần ai trên 120 km quốc lộ 1 qua Quảng Bình do lực lượng liên ngành gây ra Tôi trở ra Hà NOI xin gap thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn (sau này là thiếu tướng),

Phó Cục trưởng cục CSGT, Đại úy Trần Sơn Hà, trưởng

phòng tuyên truyền của Cục (nay là thiếu tướng Phó cục

trưởng Cục CSGT Đường bộ - Dudng sat) và Phó Tổng

Cục trưởng tổng Cục thuế Nguyễn Đình Vu

Sau cuộc phỏng vấn kéo đài suốt buổi sáng, ông Nguyễn Đình Vụ mời tôi đi ăn cơm ở một quán cơm bụi

trên phố Lò Đúc, gần trụ sở Tổng cục Thuế, và nói: “Chắc

chắn chúng tôi sẽ tham mưu để sửa đổi ngay thông tư 79” Và ông nói luôn: “Cách làm luật muốn giữ quyền lực cho ngành mình đã khiến các cơ quan soạn thảo vì sợ mất quyền nên cứ đặt ra các quy định vô lý kiểu thế Chỉ

khổ dân”

Trong một số cuộc trao đổi giữa cơ quan thuế, quản lý thị trường sau đó, những phản ánh của báo Pháp Luật Tp.HCM được viện dẫn để minh chứng cho việc cần sửa đổi thông tư này

Từ vụ cái nồi cơm điện, tôi càng thấy nề quan điểm làm báo chuyên ngành luật của ông Nam Đồng Với ông, nhà báo khơng chỉ đấu tranh hồn thiện hệ thống pháp luật bằng cách tường thuật các hội thảo, cuộc họp, ghi chép lại các ý tưởng Nhà báo phải xông vào,

Trang 21

Nha Bao Bid Tra

chứng kiến, ghi nhận, phân tích bằng thực tiễn Sau đó mới dùng chất liệu thực tiễn ấy để hỏi ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, người dân, xoay chuyển nhận thức xã hội để sửa đổi nó Và phóng sự điều tra là một công cụ để

làm điều đó,

Trang 22

CHAT LIEU

& SU RUNG DONG

“Trang viết của bạn chỉ có thể lay động trái tìm độc giả khi phía sau những văn bản, ngôn từ mang tính hành chính, là những thân phận chạm đến cảm xúc người đọc.”

Trang 23

Nna Bac dieu fra

Có những bài điều tra, bạn chỉ cần làm trong một ngày, thậm chí một buổi Nhưng có những đề tài, việc

điều tra là cả một quá trình dài phát hiện, tích lũy tư liệu,

tìm gặp và phỏng vấn nhân chứng, đọc các văn bản, quy

định, tiếp xúc với các chuyên gia Thậm chí, bạn có thể phải đọc cả lịch sử lẫn những chủ trương, chính sách

của một giai đoạn Đó là khi thực hiện những tuyến bài mang tính nhận định, phân tích một chính sách tử lúc

hình thành đến việc vận dụng nó

Dĩ nhiên, bạn có thể hỏi: Bỏ ra nhiều năm để thực

hiện một loạt bài thì sống bằng gì?

Thực ra, trong thời gian đó bạn vẫn tác nghiệp tin bài thời sự và làm những bài điều tra khác Những tư liệu cho các tuyến điều tra lớn như vừa nói, sau khi tích lũy

đủ tư liệu, bạn sẽ đi thực tế lần cuối cùng, và viết Những

loạt bài mà thời gian làm tư liệu kéo dài ấy, khó có thể duy ý chí về một hướng khai thác được lập trình sẵn, Rất có thể, giờ cuối, tư liệu sẽ quyết định chủ đề Và đó là điều bình thường

Tôi có một tuyến bài điều tra như thế: “HAI LÚA” ĐI TÌM

CONG LY!

Tôi nhận được đơn từ của người dân về việc khiếu kiện đất đai ở Đồng Tháp Mười (Mộc Hóa, Long An) giữa năm 1998 và bắt đầu có suy nghĩ sẽ tích lũy tư liệu về

nó, Có đến mấy chục bộ hồ sơ như thế đã được tích lũy

Trang 24

Đức Hiển

chỉ riêng ở ba xã Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng và Bình Hòa

Đông Mãi đến 2001 tôi mới viết Tròn ba năm cho loạt bài 5 kỳ

Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu lần tôi tiếp

xúc với các nhân vật ở Bộ Công an, Thanh tra nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; bám theo các chuyến công tác

giải quyết khiếu nại của các ủy ban thuộc Quốc hội, Phó

Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, UBND tỉnh Long An

Trên đường vàn Đâng Tháp Mười, l9 82 đang sửa nên cú lân nửa đâm tôi phải dắt hệ mấy chục km từ Tân Thạnh về Mạn Húa vi khang c6 da doc

Trang 25

Nhà Bán Biểu Tra

Khi tôi đủ tư liệu để viết bài thì có đến một phần ba

các nhân vật của tôi đã chết Họ, không sống chờ nổi đến ngày nhà báo viết về mình Trong số 45 hộ dân của

hai xã Tuyên Thạnh và Thạnh Hưng huyện Mộc Hóa đi

kiện từ 1991 đến 2001, có 10 người đã qua đời và con cháu của họ tiếp tục đội đơn đi tìm công lý Đó là Bà Bảy Rành ở Tuyên Thạnh, ông Tám Mỗi ở Bình Hòa Đồng và nhiều người khác

Mấy tháng sau khi bài báo đăng, cụ ông Trần Văn Đời, tức Ba Đời, ở ấp Số Đô, xã Thạnh Hưng cũng qua đời ở tuổi 94 Khi tôi đến gặp trước đó, cụ còn giữ một bức tranh biếm họa cắt ra từ báo Tuổi Trẻ Cười vẽ một người đàn ông già lụm khụm râu bạc phơ dài tới ngực vừa chạy vừa chuyển cái đơn cho một người đàn ông, người đàn ông lại chuyển cho đứa bé tóc muỗng vùa Bức tranh có tên: cuộc chạy tiếp sức ba thế hệ Ông dặn mấy người bạn già chừng nào tui chết nhớ chôn cái

biếm họa này theo tui

Tôi vào thư viện báo Tuổi Trẻ tìm lại cái biếm họa

ấy, nhưng rất tiếc không nhớ nó in vào số nào Tôi còn

nhớ ông Ba Đời từng hỏi tôi một câu cứng lưỡi: “Xưa dân mình tranh đấu từ đời cha đến đời con, còn giờ mình

phải đi kiện từ đời ông đến đời cháu hen chứ?”

Trang 26

Bức Hiển

) Pity Die tip Bay tgp 1 tuy 5 Đức Hiện bệnh na ` hay bea ag lên

W'ữa qua Bi là: 1ô đồ bảo sáo để tài số HH ie So Gi tase RB Song psa

x BB Bài của ah sa thận côaa điện tr 0t HẠ YE

tẠnh Tháng: huyện Mộc Hồi dat về ; ộ —

NG HÒA,

Độ đập - Tự dỡ <1

Kính gửi: Thụ tường Chú phú

ĐẠO CÁO ALTP Hồ Chí Minh nêu SEN:

nóng dân lý gầy táo đượn|

;lpạ vụ việc Báo pháp \

nốt dune KHE người:

Trang 27

Nhà Háu Biểu Tra

Có những nhân vật, khi tôi viết bài thì chức vụ của

họ đã thay đổi hoặc về hưu Tuy nhiên, bài báo không nhằm vào việc cởi oan cho một trường hợp cụ thể, nó nhằm ghi nhận một giai đoạn biến động về kinh tế - xã hội trước và sau khi có luật đất đai Cái biến động mang theo trong lòng nó nhiều số phận nông dân ở vựa lúa lớn nhất nước Trong đó có nụ cười và nước mắt, có

tham nhũng, cần lao, có cả những niềm tin bị thử thách

Trang 28

Đức Hiển

Năm 1999, khi có trong tay 20 bản án mà bị cáo được

tuyên vô tội, tôi bỏ ra mấy tháng trời đi mấy chục tỉnh

thành tìm từng bị cáo, nhân chứng, điều tra viên, thẩm

phán để tìm lời đáp cho câu hỏi: Cái gì dẫn tới án oan? Hăm hở tìm và nghĩ rằng loạt bài sẽ kiến nghị sửa được một quy định vô lý nào đó trong tố tụng, tôi bám theo

cái mạch ấy Cái tựa của loạt bài khá đơn giản: “Hành

trình ngược từ những lời tuyên án vô tội.”

Có những nhân vật đã chết, có người đã khuynh gia bại sản phải rời bỏ cố hương, có những người hóa

điên, và có những người đuổi tôi đi vì không muốn tiếp

chuyện Họ không muốn nhắc đến quãng thời gian đầy đọa, quãng thời gian mà nỗi oan đã khiến họ không

được coi như một con người

Đến khi đủ tư liệu, ngồi viết bài, thấy buôn nấu cả ruột: trình độ kém, thói cẩu thả vô trách nhiệm và sự vô cảm của cán bộ tố tụng là nguyên nhân của án oan Những lý do toàn cht: quan Dem trăn trở này đi nói với

một lãnh đạo Ủy ban Pháp luật của quốc hội, ông cười

buồn: “Thời phong kiến chúng ta có mấy bộ luật đâu,

sao chặt chẽ được như giờ Ở đâu quan thương dân thì

nơi ấy Ít án oan Thời nào cũng thế”

Thay vì một bài phản biện, loạt bài ấy trở thành loạt

ghi chép những thân phận

Trang 29

na bao wen Ira

Chứng cứ là điều quan trọng số một của báo chí điều tra, vì thế hãy gìn giữ tư liệu Nhưng ngoài ra nó cần cả chất liệu nữa Một cuốn sổ cũ, một dòng ghi chú bên lề văn bản nào đó có thể kéo về cho bạn cả một dòng thác ký ức Những cảm xúc ấy ti gọi là chất liệu Thiếu đi những chất xúc tác ấy, bài điều tra của bạn sẽ

trở thành một bản báo cáo khô khan, nhiều thông tin

nhưng vơ hồn Ngồi các nhân vật mà bạn nêu trong đó, độc giả không ai muốn đọc một bài báo như thế

Đừng quên chúng ta viết về con người Pháp luật vốn khô khan, trang viết của bạn chỉ có thể lay động trái tim độc giả khi phía sau những văn bản, ngôn từ mang tính hành chính là những thân phận chạm đến cảm xúc người đọc

Vụ án tử tù Phạm Minh Phánh là một vụ án nan qua nhiêu lân xử Nú được nhà bán Thúy búc phát hiện và viết nhiều kỳ trên bán Tuổi Trẻ Ñgnài khía cạnh pháp luật thì điêu thu hút và gây rung động chn đập giá là những chat liệu đây cắm xúc

Anh: Me nủa tử tì Phạm Minh Phánh nhìn theo chiée xe tù chi con trong man mura & san TAND Tp.HEM

Ảnh: ĐỨC HIỂN, chụp năm 1996

Trang 30

GIÀU CÓ

“Đừng lười biếng và lãng phí ký ức Hãy làm tư liệu mỗi

ngày, dù chỉ vài phút, rồi bạn sẽ “giàu có!”

Trang 31

Nha Bao tfiÊt Ira

Tôi thấy nhiều bạn phóng viên trẻ coi thường những quyển sổ cũ Chưa nói nó là kỷ niệm tác nghiệp

cần được lưu giữ, trân trọng, thì đó còn là một kho tài

nguyên vô giá của nghề, của đời mà chỉ riêng bạn biết cách và có quyền khai thác Bạn mải mê tích cóp, thậm chí sao chép thứ của người khác trên mạng và xào nấu,

nhưng bản thân lại bỏ quên tài nguyên của mình Vậy có

là lãng phí không?

Bạn có thể tìm thấy những tư liệu về sự kiện, nhân

vật mà bạn từng chứng kiến hoặc tiếp xúc, trên mạng,

trong các bài báo cũ của mình và đồng nghiệp Nhưng

bạn sẽ không thể nhớ nổi cảm xúc của bạn, băn khoăn

của bạn, thắc mắc của bạn khi tham gia hoặc tác nghiệp ở sự kiện ấy Khi đó, những cái ghi chú bên lễ sổ tay sẽ giúp bạn Đôi khi một dòng chữ cũ có thể kéo về cho

bạn cả một dòng thác ký ức

Thế nhưng nhiều bạn thậm chí đi tác nghiệp chỉ với máy ảnh, một tờ giấy gấp tư và máy ghi âm Sau đó, những tư liệu và cảm xúc trong tờ giấy ấy bay vào sọt rác khi bạn đã nộp bản thảo

Nhiều bạn thậm chí đi viết bài, chứng kiến sự việc mà không chụp ảnh, cố tình quên đi bài học là ảnh có giá trị hơn chữ viết

Tôi từ thời xài máy cơ vẫn có thói quen chụp nhiều,

dù tôi chụp ảnh không đẹp Chụp thẳng, chụp nghiêng,

Trang 32

Bức Hiển

chụp gần, chụp xa và mỗi tấm lại chụp đủ, thừa và thiếu nửa khẩu độ Làm nhiều, để có thể chọn tấm nào ít dở nhất Có khi nhuận ảnh không đủ trả tiền tráng rọi ảnh

Thời đại kỹ thuật số, không tốn tiền mua phim và rửa ảnh, nhưng nhiều bạn đi tác nghiệp chỉ chụp đúng một tấm Đừng nói vì không được đào tạo, cái này trường báo có dạy và toà soạn của các bạn cũng đòi hỏi hàng ngày, chỉ là bạn cố tình không đòi hỏi bản thân thôi

Nếu mười năm sau, khi bạn muốn viết bài báo về

một nhân vật cũ, bạn cần ảnh cũ để so sánh, có thể xin nhân vật hoặc gia đình họ nếu họ đã qua đời Nhưng làm sao những bức ảnh ấy mang lại cảm xúc, hồi ức

bằng những tấm ảnh bạn chụp ngày nào? Ai có thể nói

rõ hơn bạn cảm xúc, băn khoăn của độc giả, nhân dân

về một quyết sách đúng đắn hoặc sai lầm, khi chính bạn

là nhà báo trực tiếp tác nghiệp ở một cuộc họp góp ý

xây dựng chính sách ay?

Hôm trước tôi có dịp gặp lại một cựu quan chức

Bộ tư pháp, và có lần tôi tình cờ gặp lại trên mạng một

chuyên viên Bộ này gần 20 năm trước Người đó còn

nhớ tôi đã chịu khó như thế nào Làm tin về một dự án

luật là tôi theo suốt cả mấy chục cuộc họp Có những

cuộc họp xây dựng văn bản luật của Bộ tư pháp với các

cơ quan chuyên trách của Bộ, ngành khác, hai ba ngày

trời chỉ có mình tôi dự và không viết được thành một

cái tin Mất hai ngày mà không có nổi một cái tin thì có

Trang 33

Nhà Bán Biểu Tra

khủng không? Không, là bởi nhờ thế, khi theo dõi thảo luận ở quốc hội, cái đầu tôi link rất nhanh việc trước đó, khi xây dựng quy phạm này, nó có bao nhiêu luồng ý kiến tranh luận, phản biện

Nhiều bạn hỏi tôi sao số tôi may mắn, gặp được

những nhân vật và câu chuyện hay? Nhiều đồng nghiệp trẻ và các bạn sinh viên hỏi tôi làm tư liệu bằng cách

nào? Có bạn bảo tôi có thâm thắt gì vào đó không, chứ sao may mắn gặp người hay ho hồi vậy? Tơi nói có khi

ban dau tôi đâu biết họ hay, chỉ biết sau một quá trình

tích lũy Như vậy tích lũy và phát hiện thực ra là một

Thực ra, tôi chưa bao giờ là người viết hay về các nhân vật Văn chương của tôi, chữ nghĩa có một nhúm

Người ta làm cái ký chân dung thì tôi viết được cái tin

300 chữ đã là quá sức Tôi nói chung là ghét viết dài và không có khả năng viết dài

Tôi tìn rằng tài sản lớn nhất mình có từ nghề báo là

những câu chuyện của nhân vật Có chuyện do họ kể, có

chuyện tôi hỏi những người xung quanh họ, có chuyện tôi chứng kiến và ghi chép Nhưng dù làm gì, với nhân vật hay câu chuyện nào, thì tôi cũng chắt chịu tích lũy nó Tôi là một thằng hà tiện, kí cóp tư liệu, tôi làm tư liệu

báo chí đều đặn gần như mỗi ngày, dù chỉ vài phút Dù

tính tôi ham vui, hay bông phèng nhưng với công tác tư

liệu, tôi nghĩ mình là một nhà báo có trách nhiệm, có

Trang 34

Đức Hiển

đam mê và phương pháp Những tư liệu gốc, tôi cất đầy mấy ngăn kệ Sổ ghi chép từ hồi xưa tới giờ cỡ 50 cuốn,

tôi còn giữ gần 40 và có thể nhớ rất nhanh nhân vật này,

câu chuyện này nằm ở cuốn nào, vì tôi đánh số thời gian đầu mỗi cuốn sổ như tem vở học trò

Những cuốn sổ phí chép mấy chục năm qua, tôi vẫn giữ Năm 2014, ngày 28-4, tôi nói với các bạn ở Tòa soạn

của mình rằng sẽ viết một loạt bài về tướng Nguyễn Hữu

Có, Chỉ một chiều lật sổ cũ và một tối ngồi viết, tôi có ngay một loạt 3 bài Là những cuộc gặp gỡ 15 năm trước với tướng Có

Trang 35

Nhà Bán Hiểu Tra

Với những câu chuyện mà tôi “đánh hơi” thấy có thể sau này thành đề tài điều tra, tôi không nghe rồi bỏ Nghe xong, tôi ghi chép lại và ghi chú những suy nghĩ của mình vào bên cạnh, trong các trang sổ tay Khi có thêm hồ sơ hay thông tin liên quan đến các nhân vật, câu chuyện ấy, tôi chụp lại các trang sổ tay và đính kèm vào Tôi xây dựng tư liệu theo kiểu con nhà nghèo, năng

nhặt chặt bị, gắn cho chúng những cái phích như người

ta quan ly sach trong thư viện

Những hồ sơ tương đối chặt, hoặc hòm hòm đủ, sắp

có thể đi thực tế viết bài, tôi đánh số bút lục theo cách

cán bệ tòa án vẫn làm Tôi học được cách quản lý hồ sơ từ môn nghiệp vụ thư ký tòa án ở trường Luật và từ những ngày thực tập tại Tòa án Nhân dân TP.HCM Nhờ vậy, khi còn làm phóng viên, ngoại trừ những cuộc điều

tra thời sự, mỗi năm tôi có chừng 5 loạt bài đình đám,

lên kế hoạch và chuẩn bị tư liệu từ đầu năm, không đụng hàng với ai, không cạnh tranh với đồng nghiệp nào

Sau này, khi mua được máy tính rồi máy ảnh kỹ thuật

số, tôi số hóa nguồn hồ sơ và quản lý nó bằng máy tính Để bảo quản và quản lý tư liệu, tôi cất nó không chỉ vào các ổ cứng, mà còn ở một số hộp thư điện tử của mình

Cũng bằng cách này tôi có thể viết bài ở bất kỳ đâu Ngồi

ở xó xỉnh nào cũng có thể tra cứu dữ liệu của mình và

viết bài khi trên tay chỉ có mỗi cái điện thoại

Trang 36

Bức Hiển

Tôi dé “tài sản" trang mật ngăn máy tính, đặt tên chu nú là tư liệu tác

nghiép và chia ra từng thư mục nhủ

Tôi luôn dặn mình hãy chắt chỉu từng mảnh tư liệu, ký ức

Không lao động chăm chỉ, không tích lũy dành dụm, thì không giàu Điều này đúng với mọi người, càng đúng hơn khi nói về

tài nguyên, ký ức nghề nghiệp của nhà báo

Trang 37

CONG SUC NH OU ALN B.Ú T

“Nhuận bút thấp, công tác phí thấp thì gi dám đầu tư cho cả loạt bài, có khi tư liệu

mất hàng năm trời? Mỗi bài phóng sự mất cá

tháng trời đi thực tế thì dé thời gian ấy việt hai chục cái tin với tổng nhuận bút lớn hơn bài phóng sự, có nhẹ nhàng hơn không? Cứ trả lương thế này thì Tòa soạn đừng mơ có bài hay, bài độc quyền! Đó là những câu mà mỗi ngày chúng ta vẫn thường nghe!

Những lý do trên không sai, nhưng nó

cũng là chỗ dựa để bao biện cho mình khi kém

tài năng, thừa lười biếng và thiếu khát khao nghề nghiệp!”

Trang 38

Bức Hiển Thang 4 -1996, ông Nam Đồng về làm TBT báo Pháp luật TpHCM, ông Huỳnh Quý làm Phó TBT Khi đó phóng viên không hề có công tác phí, chỉ ổi tỉnh khi cơ sở mời Việc đầu tiên là ông Nam Đồng cho thay đổi chế độ công

tác phí, mỗi ngày đi tỉnh được 20 ngàn Mỗi 100 km đi

tỉnh được thanh toán tiền tưởng đương ba lit xăng, hoặc thanh toán theo vé xe đò “Đi bằng tiền của cơ sở thì mấy anh sẽ mất độc lập, sẽ nói tiếng của họ chứ không phải của mình” Tuy nhiên lương và nhuận bút vẫn thấp, phóng viên mới ký hợp đồng được 450 ngàn

Báo chỉ những bài khô khốc, thiếu hơi thở cuộc

sống, viết chân dung thì không có chất liệu Mỗi lần như thế, ông kêu phóng viên lên hỏi nhân vật này có chỉ tiết này hay sao mày viết có một dòng; vụ kia dân kêu oan, tao đọc đơn còn thấy phẫn nộ, mày làm phóng sự điểu

tra chớ sao lại chỉ đi hỏi chánh quyền rồi trả lời nghe trót

hướt vậy?

Có những bài viết người tốt việc tốt, ông gọi phóng viên lên hỏi tới hỏi lui, sửa nát bản thảo vẫn không xong, ông đứng dậy cầm bản thảo rồi xé ra, nghiến răng phẫn nộ, vò lại quăng vào thùng rác: "Viết như cái thứ hoa bốn mùa này ai mà đọc? Không sắc cũng không hương, chỉ thấy diêm dúa rồn rảng!” Sọt rác phòng ông gần như đây mỗi lần trước ngày in báo

Đầu tư bài viết lớn, lương thấp, nhuận bút thấp hỏi làm sao đủ sống? Ông Nam Đồng nói: Làm nhiều lên,

Trang 39

Naa DAD Dieu IPs

xài Ít di, tiết kiệm thì đủ sống Mỗi tuần thay vì viết một bai thi viét hai ba bài, dĩ nhiên hay mới được đăng Đi viết phóng sự thì làm thêm ký nhân vật Đọc nhiều thì sẽ có kiến thức rồi từ đó phản xạ trước cuộc sống mà ra đề tài

Tôi nghe ông nói câu này khi mới là cộng tác viên, và từ đó tới giờ đã lao động với phương châm ấy

Đi mỗi tỉnh viết bài, tôi tích lũy thêm những tư liệu và câu chuyện để dành trong sổ tay Khi nó dày lên, đủ cả tư liệu và chất liệu, tôi biến nó thành đề tài và sắp xếp lại Tháng 8 đến đầu tháng 10, mỗi ngày Chủ nhật tôi cố gắng viết một bài Cuối tháng 10 tôi bắt đầu gọi cho người tổ chức bài báo xuân của các tòa soạn Bốn năm

đầu mới ra trường, mỗi năm tôi có từ 25 đến 30 bài báo

xuân trên các báo, từ báo tỉnh đến báo ngành, báo lớn lẫn báo nhỏ

Tôi cày như một con trâu Nhuận bút báo xuân tôi giữ lại mệt phần để bù lỗ cho các loạt bài Mỗi năm, từ đầu năm, tôi chọn những đề tài điều tra và lên phương án cho từng quý, trong khi vẫn viết bài thời sự và đi công tác theo chỉ đạo Mỗi bài điều tra, lấy tiền thu được từ việc cộng tác báo xuân, để bù lỗ công tác phí Bằng

cách đó, dù công tác phí thấp và nhuận bút không cao,

tôi vẫn có thể đầu tư cho những loạt bài định của báo Cũng là đầu tư cho bản thân mình

Trang 40

Bức Hiển

Mật ảnh cắt tir clip trung lnạt phúng sự điêu tra “Những kả chân dat trả ăn xin” Ẳu pác phúng viên Thanh Mạn, Thanh Tùng, Thái Hiếu của bán Pháp Luật TP thực hiện tháng 8-ZflfI7 Dác phúng viên đã mất hai tháng để thực hiện phúng sự này

Nhiều bạn nói rằng lương thấp, nhuận bút thấp, viết tin lặt vặt rồi dồn lại, mắc chỉ phải viết điều tra hay đầu tư những bài công phu cho cực? Cái đó không sai, vì nó là tiền lương thiện Nhưng có bao giờ bạn hỏi bạn tự định vị bản thân sẽ trở thành một cây bút như thế nào? Nếu chỉ vì lương thấp và nhuận bút thấp mà không điều tra, không lăn xả, thì những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể chờ đợi những nhà báo lương cao đến giúp họ nói lên tiếng nói của mình chăng? Và nếu phóng viên nào trong tòa soạn cũng nghĩ thế, thì bạn đọc sẽ bỏ tờ báo của bạn

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w