bJÀ213TÀNH LONG - TS TRẦN VĂN THUẬN (Đồng Chủ biên)
657 5 TS PHAM QUANG - TS TRAN QUY LIEN
GIAO
+ IIHÌNH
I0Ìl1I) ĐI h (HÙNG CHỢ SINH VIÊN eC TRUONGEREHOS.,
CAO ĐĂNG KHÔI KH TỦ ˆ
Giáo trình nguyên
Trang 3Awe NÓI ĐẦU
&; thuyét hach toan ké toan 1a co sd, nén tang quan trọng nhất của khoa học kế toán nói riêng và khoa học kinh tế nói chung Đối với sinh
viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh,
việc nắm chắc lý thuyết hạch toán kế toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc học tập các môn học chuyên ngành liên quan đến quản lý kinh tế, đồng thời trang bị kỹ năng tư duy và phương pháp quản lý, phục vụ cho
công tác thực tế sau khi tốt nghiệp
Nhằm đáp ứng nhu câu giảng day, hoc tap va vận dụng lý thuyết
hạch toán kế toán, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp tiếp cận với
khoa học kế toán của giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
khối kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn “Giáo trình Nguyên lý kế toán”
Giáo trình đề cập đến tất cá những vấn đề về lý thuyết hạch toán kế toán, từ cơ bản đến nâng cao Người đọc có thể tìm hiểu lý thuyết hạch toán kế tốn thơng qua các nội dung tổng hợp lý thuyết, các ví đụ cũng như bài tập mẫu với hướng dẫn giải cụ thể , đồng thời có thể tự ôn tập, kiểm tra và nâng cao trình độ thông qua hệ thống câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập thực hành phong phú Giáo trình là tài liệu cần thiết và hữu dụng đối với công tác giảng day, hoc tap của giảng viên,
sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế và bạn đọc quan tâm
đến lĩnh vực này
Tham gia biên soạn Giáo trình là các giảng viên có nhiều kinh nghiệm của Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bao gồm:
1 TS Phạm Thành Long (đồng Chủ biên) 2 TS Trần Văn Thuận (đồng Chủ biên)
3 PGS TS Pham Quang
Trang 4Nội dung Giáo trình gồm 8 chương, được kết cấu theo quy định chung về khung chương trình môn học Nguyên lý kế toán, cụ thể như sau:
Chương 1: Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán
Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán
Chương 3:Phương pháp tnhgiá
Chương 4: Phương pháp đối ứng tài khoản
Chương ð: Kế toán các quá trình kinh té chu yếu của doanh nghiệp Chương 6: Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Chương 7: Số kế toán và hình thức kế toán Chương 8: Tổ chức hạch toán kế toán
Qua 8 chương của Giáo trình này, người đọc có thể nắm bắt một cách
toàn điện các vấn để của lý thuyết hạch toán kế toán Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn nhưng Giáo trình không tránh khỏi khiếm khuyết Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản tiếp theo
Thư góp ý xin gửi về Công ty cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, 25
_ Hân Thuyên, Hà Nội
Ching toi xin tran trong cảm Ø `
Trang 5Chieang-1
VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1.1 Khái niệm hạch toán kế toán
Hạch toán kế tốn là một mơn khoa học có nhiệm vụ phản ánh và giám đốc các hoạt động kinh tế— tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xế hội Hạch toán kế toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động kinh tế, tài chính: sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tién,
Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động”
Nói cụ thể hơn, hạch toán kế toán là một hệ thống bao gồm các quá trình Quan sát, Đo lường, Tính toán và Ghi chép các hoạt động kinh tế — tài chính trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hạch toán kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo là thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị, trong đó thước đo giá trị được sử dụng mang tính bắt buộc
Hạch toán kế toán sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu
đặc thù: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương
pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
— Hạch tốn kế tốn ln kết hợp hai quá trình: thông tin và kiểm tra Đối tượng sử dụng thông tin của hạch toán kế toán rất đa dạng, có thể là
Trang 6những người có lợi ích trực tiếp từ doanh nghiệp (chủ nợ, chủ đầu tư, ngân
hàng ), những người có lợi ích gián tiếp (cơ quan thống kê, co quan
thuế, )
1.1.2 Vai trò của hạch toán kế toán trong nền kinh tế
Hạch toán kế toán có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế — xã hội,
thể hiện qua nhiều góc độ và đối với nhiều đối tượng khác nhau:
— Về phía Nhà nước: Thông tin của hạch toán kế toán giúp cho Nhà nước có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp từ
đó đề ra các chính sách kinh tế, thuế khoá thích hợp Hơn nữa, thơng tin kế tốn cịn giúp cho Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ
pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
— Về phía doanh nghiệp: Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, thông
tin của hạch toán kế toán là một trơng những luồng thông tin đầu vào quan
trọng nhất cho việc ra các quyết định kinh doanh, cũng như đánh giá tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, quyết định các chiến lược, sách lược
phát triển của doanh nghiệp
— Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, thơng tin kế tốn là cơ sở để ra các quyết định đầu tư, cho vay, liên doanh, liên kết
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của hạch toán kế toán
Trong hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp, Hạch toán kế toán đảm nhận các chức năng Thông tin và Kiểm tra về các nghiệp vụ kinh tế, tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp
Hạch toán kế toán có các nhiệm vụ cơ bản sau:
_— Cung cấp các thông tin về tình hình đầu tư, cung Cấp, dự trữ và tình
hình sử dụng các nguồn lực của đơn vị kế toán, góp phần vào việc huy
động hợp lý các nguồn vốn đầu tư và đưa ra â phương hướng, giải pháp quản lý, su dung tài sản có hiệu quả
— Giám sát tình hình hoạt động của a đơn vị kế toán trên góc độ tài chính ~ Kiểm tra việc tuân thủ chính sách, chế độ kinh tế -— tài chính của
Trang 7Để thực hiện được các chức năng và nhiệm vu của minh, kế toán cần tiến hành các công việc cụ thể, bao gồm: Ghi nhận có tính bằng chứng sự phát sinh và hoàn thành của các giao dịch, sự kiện kinh tế (lập hoặc tiếp nhận chứng từ); Phân loại, xử lý, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào số kế toán và lập hệ thống báo cáo kế toán 1.1.4 Phân loại hạch toán kế toán
Có thể phân loại kế toán theo nhiều tiêu thức khác nhau:
— Theo đối tượng và cách thức sử dụng thông tin kế toán, kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị:
+ Kế toán tài chính: Theo Luật Kế toán Việt Nam thì “Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin của đơn vị kế toán ” Kế toán tài chính chủ yếu phục vụ các
đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các chế độ và chính sách kinh tế, tài chính, thơng lệ kế tốn
+ Kế toán quản trị: Theo Luật Kế toán Việt Nam thì “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán” Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm mục đích đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Kế toán quản trị có tính linh hoạt cao và phụ thuộc vào nhu cầu thông tin nội bộ của đơn vị kế toán
— Theo mức độ phản ánh thông tin, kế toán bao gồm kế toán tổng hợp
và kế toán chỉ tiết:
+ Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là công việc thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán Kế toán tổng hợp sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh
tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán |
Trang 8đơn vị kế toán bằng các thước đo tiền tệ, hiện vật và lao động Kế toán chi tiết minh hoạ cho kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chỉ tiết phải đảm bảo
khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán
1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi là một hệ thống bao
gồm các giả định về mơi trường kế tốn, các khái niệm cơ bản của kế toán và các nguyên tắc kế toán chủ yếu được những người hành nghề kế toán
chấp nhận rộng rãi nhằm tạo sự thống nhất trong, việc sử dụng và trình bày các thông tin kế toán
1.2.1 Một số khái niệm và giả định của kế toán _
1 Khái niệm uề đơn u‡ kế toán
Đơn vị kế toán (đơn vị hạch toán) bao gồm các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có tài sản, tiến hành hoạt động lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận và có lập báo cáo tài chính Khái niệm
về đơn vị kế toán chỉ ra rằng:
_— Cần có sự độc lập về mặt kế toán, tài chính giữa một đơn vị kế toán
với i chu sở hữu của nó và với các đơn vị kế toán khác
— Don vi ké toán phải lập báo cáo kế toán theo quy : định
Khái niệm về đơn vị kế toán được đặt ra nhằm mục tiêu xác “định
phạm vi của các đối tượng kế toán sẽ được theo dõi
9 Khái niệm kỳ kế toán
- Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi số, khoá sổ kế toán
để lập báo cáo tài chính Kỳ kế toán có thể là kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán quý hay kỳ kế toán năm
Báo cáo tài chính phải được lập theo từng kỳ kế toán nhất định
Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hôi của người ra quyết định quản lý
và những người sử dụng báo cáo tài chính là cần có sự đánh giá thường kỳ
về tình hình hoạt động của đơn vị kế toán Do vậy, một mặt chúng ta thừa
Trang 9khác, chúng ta phải chia quá trình hoạt động của từng thực thể này ra
thành nhiều phân đoạn khác nhau
Kỳ kế toán năm được gọi là niên độ kế toán Ngày bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán do chế độ kế toán từng quốc gia quy định cụ thể
Theo Luật Kế toán Việt Nam, kỳ kế toán năm đối với hầu hết các đơn vị kế toán được tính theo năm dương lịch Trong một số trường hợp đặc biệt (doanh nghiệp mới thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo ), đơn vị có thể áp dụng kỳ kế toán khác với năm đương lịch và phải
thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước biết
, Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày O1 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý Kỳ kế toán tháng là mội tháng, tính từ
đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng
_ 8 Gia định uề sự hoạt động liên tục của đơn uị kế toán
Giả thiết đơn vị kế toán hoạt động liên tục, vô thời hạn hoặc không bị
giải thể trong tương lai gần là điều kiện cơ bản để có thể áp dụng các nguyên tắc, chính sách kế toán
Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
4 Giả định thước do giá trị thống nhất
Sử dụng thước đo giá trị (thước đo tiền tệ) làm đơn vị thống nhất trong,
ghi chép và tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nói cách khác, kế
toán chỉ phản ánh những biến động có thể biểu hiện bằng tiền Theo
nguyên tắc này, tiền tệ được sử dụng như một thước đo cơ bản và thống nhất trong tất cả các báo cáo tài chính
Các nghiệp vụ kinh tế cần được ghi chép, phản ánh bằng một đơn vị
tiền tệ thống nhất (đồng tiền kế toán), trường hợp nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đồng tiền khác, cần quy đổi về đơn vị tiền tệ thống nhất để ghi số theo phương pháp thích hợp
Ở Việt Nam, đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam {ký hiệu quốc
tế là VND) Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải ghi
9
Trang 10theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì được quy đổi thong qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam
1.2.2 Các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận
1 Nguyên tắc khách quan
Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm
tra được, thơng tin kế tốn cần không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ các định
kiến chủ quan nào Đơn vị kế toán phải phản ánh khách quan, đầy đủ,
đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh
9 Nguyên tắc giá phí (giá phí lịch sử)
Việc tính toán giá trị tài sản, công nợ, vốn, doanh thu, chi phí phải dựa trên giá trị thực tế mà không quan tâm đến giá thị trường Nguyên tắc này
được đảm bảo với giả định về sự hoạt động liên tục của đơn vị kế toán
Theo nguyên tắc này, giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm
chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
3 Nguyên tắc doanh thu thực hiện
Doanh thu phải được xác định bằng số tiền thực tế thu được và được
ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá bán ra được chuyển giao và khi các dịch vụ được thực biện Theo nguyên tắc này, doanh thu phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hoặc tương đương tiền
4 Nguyên tắc phù hợp
Việc phi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải phù hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và ngược lại Nguyên tắc này có thể vận dụng như sau: khi ghi nhận một khoản doanh thu, kế toán đồng thời phải ghi nhận một khoản chi phi tương ứng để tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chỉ phí phải trả nhưng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu của kỳ đó
Trang 115 Nguyén tac nhaét quán
Trong quá trình kế toán, các chính sách kế toán, khái niệm, nguyên
tắc, chuẩn mực và các phương pháp tính toán phải được thực hiện trên cơ -
sở nhất quáa từ kỳ này sang kỳ khác Trường hợp đơn vị kế toán thay đối
các phương pháp hoặc chính sách kế toán, những thay đổi này phải được
giải trình chi tiết trên các báo cáo tài chính phù hợp
6 Nguyên tắc công khai
Tất cả thông tin, số liệu liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán phải được công khai đầy đủ cho người sử dụng Trường hợp báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán
thì khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán
7 Nguyên tắc thận trọng
Thơng tin kế tốn được cung cấp cho người sử dụng cần đảm bảo sự thận trọng thích đáng để người sử dụng không hiểu sai hoặc không đánh giá quá lạc quan về tình hình tài chính của đơn vị kế toán Do đó, kế toán:
— Ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu khi có bằng chứng chắc chắn Ghi tăng doanh thu, thu nhập khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế
~ Ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu khi có bằng chứng có thể Ghi nhận
- chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chỉ phí -
— Cần lập dự phòng cho một số trường hợp nhất định nhưng không được quá cao
— Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập — Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
8 Nguyên tắc trọng yếu
— Thông tin kế toán mang tính trọng yếu là những thông tin có ảnh hưởng đáng kể tới bản chất của nghiệp vụ hoặc ảnh hưởng tới những đánh giá của đối tượng sử dụng về tình hình tài chính của đơn vị kế toán, hoặc ảnh hưởng tới đối tượng sử dụng thông tin trong việc ra quyết định
— Chỉ chú trọng những vấn đề mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội dung của sự vật, không quan tâm tới những yếu tố ít tác dụng trong báo cáo tài chính
Trang 12~ Tinh.trong yéu phu thudc vao do I6n va tinh chat của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của
thông tin kế toán phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.3.1 Khái quát chung về đối tượng nghiên cứu của hạch tốn
kế tốn
Là một mơn khoa học thuộc hệ thống các môn khoa học kinh tế, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của kế toán cũng là quá trình tái sản xuất,
nhưng khác với các mơn học khác, kế tốn xem xét quá trình tái sản xuất
thông qua nghiên cứu tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn)
Tài sản, nguồn hình thành của tài sản được kế toán nghiên cứu đầy đủ
ở trạng thái động, trong sự tuần hoàn của vốn qua các quá trình hoạt động Bên cạnh đó, kế toán còn nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế — pháp lý phát sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của một đơn vị kế toán
Phạm vi nghiên cứu đối tượng kế toán được giới hạn trong từng thực
thể kinh tế (đơn vị kế toán) cụ thể
Theo Luật Kế toán Việt Nam, đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu,
chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bao gồm:
— Tiền, vật tư và tài sản cố định (TSCĐ);
— Nguồn kinh phí, quỹ;
~ Các khoản thanh tốn trong và ngồi đơn vị kế toán; — Thu, chỉ và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; — Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
— Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
— Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
— Tài sản quốc gia
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm:
Trang 13— Tài sản ngắn hạn, tài sản dai han; — Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
— Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; — Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2 Tài sản và nguồn vốn
1.3.2.1 Tài sản uà phân loại tài sản trong đơn Uị
a) Khái niệm tài sản
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Tài sản là nguồn lực do doanh -
nghiệp kiểm soát và có thể thu duoc loi ích kinh tế trong tương lai” Tai
sản có thể được hiểu là những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán có thể
có hay kiểm soát được trong tương lai do kết quả của các giao dịch, sự kiện kinh tế trong quá khứ Tài sản là tất cả những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị và thoả
mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời
gian đài;
+ Có giá phí xác định;
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực này
b) Phân loại tài sản trong doanh nghiệp
_ Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
* Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị kế toán, có thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng I năm Thuộc
tài sản ngắn hạn bao gồm:
— Tiên: Bao gồm tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý), tiền gửi ngân hàng, kho bạc và tiền đang chuyển
— Đầu tự tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục
đích sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trong vòng 1 năm như: góp vốn:
liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Trang 14— Các khoản phải thu ngắn hạn: là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng như: phải thu khách hàng ngắn hạn,
phải thu nội bộ, trả trước ngắn hạn cho người bán, phải thu về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ
— Hàng tồn kho: là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho kinh doanh thương mại, bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán
— Tdi sản ngắn hạn khác: Bao gồm tạm ứng, chỉ phí trả trước ngắn han
và thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
* Tài sản dài hạn: là những tài sản được đầu tư, có thời gian sử dụng
và thu hồi trên I năm Tài sản dài hạn bao gồm:
- Tài sản cố định: là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Theo quy định hiện hành, tài sản cố định phải thoả mãn
đồng thời ít nhất hai điều kiện là có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và
có giá trị từ 10 triệu VND trở lên Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật
chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu
năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái
vật chất cụ thể, thể hiện một số tiền mà đơn vị đã đầu tư, chi phí nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và nhượng quyền
— Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục
đích sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trên l năm như: đầu tự vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay đài hạn
— Các khoản phải thu đài hạn: là lợi ích của đơn vị hiện đang bị đối
tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán
Trang 15— Bất động sản đầu tư: là bất động sản, bao gồm: quyền sử dụng đất,
nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ
sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ
nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho mục đích quản lý hoặc để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường Bất động sản đầu tư khác với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và hàng hoá bất động sản
— Tài sản dai hạn khác: Bao gồm chỉ phí trả trước dài hạn, chỉ phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn
1.3.9.2 Nguồn hình thành tài sản (Nguồn uốn) trong đơn uÿ a) Khái niệm nguồn vốn
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị kế toán
có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản
Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị kế toán do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản của mình
b) Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hai nguồn
là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam thì “Vốn ¿hủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh
lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (—) Nợ phải trả” Vốn chủ sở hữu là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động Đây không phải là một khoản nợ và do đó doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh toán Với những loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu được hình thành khác nhau
và bao gồm 3 loại sau:
— Vốn góp: là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành
Trang 16vực hoạt động nhất định Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên sáng lập cam kết trước pháp luật sẽ huy động vào hoạt động kinh doanh của mình
— Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, trong khi chưa phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị và là một
nguồn vốn chủ sở hữu
— Các quỹ của đơn vị kế toán: được hình thành từ lợi nhuận kinh
doanh hoặc được cấp trên cấp, cấp dưới nộp, bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch tỷ giá hối đoái
`
* Nợ phải trả: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam thì “Nợ phải trả là
nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao địch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn luc cua minh” No
phải trả có thể được hiểu là những khoản mất đi về quyền lợi kinh tế trong
tương lai vì những khoản nợ hiện tại của đơn vị kế toán, theo đó đơn vị kế toán phải chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác do hậu quả của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ Nói cách khác, Nợ phải trả là số vốn vay, vốn chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân khác mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán trong tương lai
Nợ phải trả được phân loại theo thời hạn thanh toán, gồm có:
— Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới l năm
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh Ví dụ: vay ngắn hạn, phải trả người bán, tiền đặt trước của người mua, các khoản phải trả, phải nộp ngân sách nhà nước,
các khoản phải trả công nhân viên, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn
hạn
— Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh như: vay đài hạn, nợ dài hạn về thuê tài chính TSCĐ, các khoản nhận ký quỹ dài hạn, nợ do mua tài sản trả góp dai han,
vay bằng hình thức phát hành trái phiếu dài hạn
Việc phân loại tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp có thể được khái quát qua bảng sau:
Trang 17TA! SAN NGUON VON — Vay ngắn hạn — Nợ dài hạn đến hạn trả — Tiền ~ Đầu tư tài chính ngắn hạn — Phải trả người bán — Khách hàng trả trước ~ Bất động sản đầu tư
— Tai san dai han khác
Tai ; No — Thué phai nép Nha nuéc
san — Cac khoan phai thu | “* „
ngắn ngắn hạn phải — Phải trả công nhân viên : tra 2+ 2 ae a han — Hang tồn kho — Phải trả nội bộ — Tài sản ngắn hạn khác — Chỉ phí phải trả ~ Vay dai han — No dai han — Trai phiéu phat hanh — Tai san cố định Tai | — Hau tu tai chính dài hạn Nguồn |_ Vốn góp 2 _ Cc “ 2 3» đà a’ san ac khoan phai thu dai von | — Lợi nhuận chưa phân phối dai han chủ sở hạn hữu — Vốn chủ sở hữu khác
1.3.3 Tuần hoàn của vốn kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau Qua mỗi một giai đoạn vận động vốn thay đổi cả về hình thái hiện vật lẫn giá trị Sự vận động của vốn được thể hiện qua các mô hình sau :
Đối với doanh nghiệp san xuat: T+ H — SX > H’ > T’ Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại: T —> H — T?
Đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng: T' —> T”
Trang 18Các giai đoạn vận động của vốn sẽ khác nhau đối với lĩnh vực kính doanh khác nhau Số lượng các giai đoạn cũng như thời gian vận động của mỗi giai đoạn có thể khác nhau nhưng các lĩnh vực kinh doanh đều giống nhau ở điểm vốn hoạt động ban đầu biểu hiện ở hình thái giá trị và kết - thúc thu được vốn cũng dưới hình thái giá trị Hơn nữa, mỗi một giai đoạn
vận động đều có 3 chỉ tiêu cần được kế toán phản ánh, đó là: chi phí, thu
nhập và kết quả hoạt động
1.3.4 Các quan hệ kinh tế — pháp lý
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị kế tốn ln phải giải quyết hàng loạt các quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp ‘ Bên cạnh các quan hệ kinh tế - tài chính, còn có các quan hệ kinh tế Bộ 3 pháp lý phát sinh ngày càng nhiều và càng phức tạp, có liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị Các mối quan hệ kinh tế — pháp lý này còn được gọi là những mối
quan hệ không chuyển quyền sở hữu, gồm có 4 loại cơ bản:
— Các mối quan hệ phát sinh do hợp đồng kinh tế chuyển giao quyền
sử dụng như nguyên vật liệu nhận gia công, chế biến hộ; sản phẩm, hàng hoá giữ hộ các đơn vị khác theo hợp đồng; bao bì, vật đóng gói gắn liền với hàng hoá phải hoàn lại người bán; tư liệu lao động thuê ngoài sử dụng
trong một thời gian nhất định -
— Các mối quan hệ kinh tế gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế như: trách nhiệm bảo hành sản phẩm, hàng hoá; bảo
hành công trình xây dựng
— Các quan hệ thuần tuý về nghĩa vụ của đơn vị trước xã hội trong việc sử dụng của cải xã hội như: bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên
— Các mối quan hệ trong hạch toán kinh doanh nội bộ đặc biệt là đánh giá cống hiến và hưởng thụ theo từng nhóm, từng người lao động trong các lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau
Kết luận về đốt tượng của hạch toán kế toán:
Đối tượng của hạch toán kế toán là tài sản của đơn vị hạch toán trong
mối quan hệ giữa 2 mặt giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản, quá
trình tuần hoàn của các tài sản đó và các mối quan hệ kinh tế pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị Qua nghiên cứu về từng đối
18
Trang 19
tượng cụ thể, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về đối tượng của hạch
toán kế toán như sau:
~ Luôn có tính 2 mặt, độc lập nhưng luôn cân bằng với nhau về lượng
Sự cân bằng đó được thể hiện qua các phương trình kế toán sau:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn (1)
Trong đó:
Tổng Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn Tổng Nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
-> Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn Chủ sở hữu (2)
Nguồn Tài Tài x a 3 Nợ vốn sản sản hải @) ? + = 2 + "xe — chủ sở ngắn dai P l « tra hữu hạn hạn
— Luôn vận động qua các gia! đoạn khác nhau nhưng theo một trật tự xác định và khép kín sau một chu kỳ nhất định (tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị kế tốn)
— Ln có tính đa dạng trên mỗi nội dung cụ thể
— Mỗi loại đối tượng cụ thể của hạch toán đều gắn liền đến lợi ích :
kinh tế, quyền lợi và trách nhiệm của nhiều phía khác nhau
1.4 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Để nghiên cứu được các đối tượng đã đề cập ở phần trên, hạch toán kế toán sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu đặc thù bao gồm 4
phương pháp: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp — cân đối
kế toán |
Phương pháp chứng từ: là phương pháp thông tin va kiểm tra về sự
phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng phản ánh và giám đốc của kế toán
Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự phát sinh và hình thành của các loại chi phí liên quan đến từng quá trình hoạt động của đơn vị kế toán hay liên quan đến quá trình hình thành tài sản
Trang 20Phương pháp đối ứng tài khoản: là phương pháp thông tin và kiểm tra về quá trình vận động của tài sản, nguồn vốn và các 'đối tượng khác của kế toán theo từng loại riêng biệt
Phương pháp tổng hợp — cân đối kế toán: là phương pháp khái quát
tình hình tài sản, nguồn vốn (tình hình tài chính) và kết quả kinh doanh (tình hình kinh doanh) của doanh nghiệp, biểu hiện trực tiếp của phương pháp này là các báo cáo kế toán được cung cấp cho người sử dụng thông tin
TOM TAT CHUONG 1
Chương 1 đã trình bày các vấn đề cơ bản sau:
4 Khái niệm và bản chất của hạch toán kế toán
2 Vai trò và nhiệm vụ của hạch toán kế toán
3 Các giả định và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
4 Các đối tượng nghiên cứu của kế toán: tài sản, nguồn hình thành tài sản,
sự tuần hoàn vốn kinh doanh, các quan hệ kinh tế — pháp lý Trong đó tập trung
trình bày tài sản, nguồn vốn và quan | hệ giữa các đối tượng này thể hiện qua các phương trình kế toán
5 Sơ lược về hệ thống phương pháp của hạch toán kế tốn
CẬU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 1
1 Trình bày bản chất của hạch toán kế toán và cho biết vị trí của hạch toán kế tốn trong hệ thống thơng tin quản lý của doanh nghiệp
2 Trình bày vai trò và nhiệm vụ của hạch toán kế toán
3 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị '
4 Phân biệt kế toán tổng hợp và kế toán chỉ tiết
5 Trình bày khái niệm và các quy định chung về kỳ kế toán
6 Nêu nguyên tác phù hợp và cho ví dụ v về nguyên tắc phù hợp được vận
dụng trong kế toán
7 Trình bày nội dung, mục đích của nguyên tắc thận trọng trong kế toán
8 Nguyên tắc trọng yếu có ảnh hưởng như thế nào tới ghi chép kế toán?
9 Trình bày nội dung của nguyên tac gia gốc (giá phí lịch sử) và sự vận
dụng của nó trong việc xác định gia tri ghi sổ của tài sản
Trang 2110 Trình bày khái niệm và phân tích các tiêu chuẩn của tài sản
41 Phân loại tài sản trong doanh nghiệp theo thời gian đầu tư và thu hồi vốn 12 Phân loại nguồn hình thành của tài sản trong doanh nghiệp | 13 Trình bày nội dung của giả định hoạt động liên tục trong kế toán và ảnh hưởng của giả định này tới nguyên tắc giá phí
CAU HOI TRAC NGHIEM CHUONG 1
Lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống sau đây: Câu 1 Hạch toán kế toán sử dụng các loại thước đo:
œ) Thước do hiện vat b) Thước đo lao động
e) Thước đo giá trị
đ) Tất cả các thước đo trên
Câu 2 Mục đích chủ yếu của kế toán tài chính là:
a) Ghi chép trên sổ sách tất cả các thông tin về tài sản và vốn của doanh nghiệp b) Cung cấp các thông tin tài chính cho người sử dụng
c) Lập các báo cáo tài chính
đ) Ghi chép mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh một cách độc lập với nhau Câu 3 Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các yếu tố về: a) Tình hình tài chính | b) Tinh hinh kinh doanh c) Lợi nhuận đ) Phương án a và b |
Câu 4 Công ty A xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 15/09/N với giá 100 triệu VND, hàng đã giao, khách hàng chấp nhận nợ và sẽ trả 50% tiền hàng vào ngày 30/09, số còn lại trả vào ngày 30/11 Theo nguyên tắc doanh
Trang 22Câu 5 Công ty PKN hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào ngày 20/09, 50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán trong tháng 09, phần còn lại trả trong 2 tháng tiếp theo Doanh thu dịch vụ tư vấn của công ty PKN sẽ
được ghi nhận trên báo cáo tài chính của:
a) Thang 09, |
b) Thang 10
c) Thang 09 (50%), thang 10 (25%) va thang 11 (25%)
d) Các câu trên đều sai
Câu 6 Cơng ty TVT hồn tất việc giao hàng theo hợp đồng cho khách hàng vào ngày 31/08, toàn bộ tiền hàng đã nhận trước từ ngày 15/07 khi kí kết hợp đồng Doanh thu bán hàng của công ty TVT sẽ được ghi nhận trên báo cáo tài chính của:
a) Thang 7
b) Thang 8
c) Tháng 7 (50%), tháng 8 (50%)
đ) Các phương án trên đều sai
Câu 7 Công ty PTL mua một ô tô vận tải vào ngày 02/09/N với giá 300 triệu VND, đang sử dụng cho kinh doanh Ngày 31/09/N, giá chiếc xe này trên thị
trường là 305 triệu VIND Theo nguyên tắc giá phí lịch sử thì:
a) Giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh tăng thêm Š triệu cho phù hợp với giá trị thị trường
b) Giá trị ghi sổ của chiếc xe được giữ nguyên là 300 triệu VND
c) Giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường vào : ngày kết thúc niên độ 31/12/N trước khi lập báo cáo kế toán
đ) Tất cả các câu trên đều sai
Câu 8 Công ty PTL đang sở hữu và sử dụng một ngôi nhà làm văn phòng Ngôi nhà được mua trong năm trước với giá 900 triệu VND Hiện tại, giá thị trường của ngôi nhà là 1.300 triệu VND Điều này làm cho:
a) Tổng giá trị tài sản của cong ty PTL nam nay da tang so với \ năm trước 400 triệu VND
b) Tổng giá trị tài sản của công ty có tăng thêm nhưng mức tăng thấp hơn
400 triệu VND
c) Tổng nguồn vốn của công ty không thay đổi
đ) Tất cả các câu trên đều sai
Trang 23
Câu 9 Ngày 01/01/N, công ty B trả toàn bộ tiền thuê nhà năm N cho người cho
thuê, số tiền 120 triệu VND Theo nguyên tắc phù hợp, khoản tiền thuê này sẽ
được: -
a) Tinh vao chi phi kinh doanh của tháng 01N
b) Phân bổ dần vào chi phí kinh doánh của từng tháng trong năm N
c) Phân bổ dần vào chỉ phí kinh doanh của từng quý trong năm N
d) Phương án b hoặc c : an
e) Tat ca các câu trên đều sai
Câu 10 Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi kế tốn:
a) Khơng được thay đổi các phương pháp kế toán đã lựa chọn.-
b) Có thể thay đổi các chính sách kế toán nếu thấy cần thiết -
c Có thể thay đổi phương pháp kế toán nhưng phải giải trình sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính
đ) Cả 3 câu trên đều gai 1
Câu 11 Khi một thành viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn PHĐ sử dụng một số tài sản của Công ty cho mục đích cá nhân thì nguyên tắc kế toán nào sẽ được áp dụng?
4) Nguyên tắc thận trọng b) Nguyên tắc trọng yếu
c) Nguyên tắc thực thể kinh doanh 3) Nguyên tắc thước đo giá trị
Câu 12 Công ty PTL mua một ô tô vận tải với giá 500 triệu VINND, dự kiến sử dụng trong 8 năm Sau 4 năm sử dụng, khi công.ty lập báo cáo về tình hình tài sản, theo nguyên tắc giá phí lịch sử, công ty sẽ lựa chọn phương án nào trong
các phương án sau để xác định giá trị của chiếc xe? a) Giá trị ban đầu của chiếc xe là 500 triệu
b) 1/2 gid tri ban đầu do đã sử dụng được 1/2 thời gian sử dụng ước tính
c) Giá bán của chiếc xe trên thị trường vào thời điểm hiện nay
đ) Số tiền cần thiết để mua một chiếc xe mới cùng loại vào thời điểm hiện nay
e) Giá trị kinh tế của chiếc xe: giá trị ước tính thu được từ việc sử dụng chiếc xe trong thời gian còn lại
J) Phuong án a và b g) Phuong án c hoặc e,
Trang 24Cau 13 Nguyên tắc nào sau đây quy định rằng, nếu một khách hàng của doanh
nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập một khoản dự
phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó? -
a) Nguyên tắc trọng yếu _b) Nguyên tắc phù hợp
c) Nguyên tắc thận trọng
đ) Tất cả các nguyên tắc trên
Câu 14 Công ty PTL mua một dây chuyền sản xuất với giá 1.000 triéu VND, dự kiến sử dụng trong 10 năm Trong vòng 10 năm nếu không có gì bất thường
xảy ra, mỗi năm, kế toán sẽ ghi nhận 100 triệu VND vào chỉ phí kinh doanh của công ty Việc làm này tuân thủ theo: ' a) Nguyên tắc giá phí b) Nguyên tắc phù hợp c Nguyên tắc hoạt động liên tục đ) Nguyên tắc kỳ kế toán e) Tất cả các nguyên tắc trên
Câu 15 Tiền thuê nhà mà công ty ABC (có năm tài chính bắt đầu từ 1/1) đã trả cho thời gian 01/10/N-1 đến 30/09/N là 120 triệu đồng, tiền thuê tra cho thời gian 01/10/N đến 30/09/N+1 là 160 triệu Chi phí về tiền thuê nhà tính vào chỉ
phí kinh doanh trong năm N của công ty ABC sẽ là:
a) 120 triệu đồng
b) 160 triệu đồng
c) 130 triệu đồng đ) 150 triệu đồng
e) Các phương án trên đều sai
Câu 16 Ngày 01/10/N, công ty PTL (có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01) nhận được vào tài khoản tiền gửi số tiền 160 triệu do người đi thưê thanh toán
Trang 25
Câu 17 Trong tháng 08/N, công ty PTL mua 30 máy hút bụi với giá 2 triệu đồng/chiếc Công ty đã bán được 25 chiếc với giá 2,5 triệu đồng/chiếc Vào ngày 31/12/N nếu bán 5 chiếc còn lại, công ty sẽ thu được 1,8 triệu đồng/chiếc Nếu công ty tiến hành giải thể vào cuối năm N, giá trị của 5 chiếc may hút bụi còn lại sẽ được ghi nhận là:
đ) 10 triệu đồng ð) 9 triệu đồng
c) 12,5 triệu đồng - d) Các phương án trên đều sai
Câu 18 Vào ngày 31/12/N, tổng các khoản nợ phải trả của công ty PTL là 120
triệu đồng, tổng các khoản nợ phải thu là 150 triệu đồng Khi lập báo cáo tài chính, kế toán công ty cần:
a) Phan ánh nợ phải trả là 120 triệu đồng
b) Bù trừ hai khoản nợ và ghi trên báo cáo là: khoản phải thu 30 triệu đồng c) Phan ánh nợ phải thu là 150 triệu đồng
d) Phuong 4 án a và c đều đúng
Câu 19 Tổng số tiền trong tài khoản tiền gửi của công ty PTL ngày 31/ 12/N t tai ngan hang ACB là 2.000 triệu VND, cũng vào thời điểm nay, cOng ty PTL dang nợ của ngân hang ACB mot khoản vay ngắn hạn là 1.500 triệu VND Theo nguyên tắc trọng yếu, khi lập báo cáo tài chính, kế tốn của cơng ty PTL cần phải:
| 4) Thanh toán bù trừ với ngân hàng ACB va ghi trén báo ‹ cáo số tiền gửi còn lại là 500 triéu VND
b) Trả hết nợ cho ngân hàng ACB
c) Ghi đồng thời cả 2 số liệu về tiền gửi và tiền vay trên báo cáo tài chính đ) Tất cả các phương án trên đều không đúng |
Câu 20 Tiền lương của ban giám đốc công ty được kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ, việc làm này đã vi phạm nguyên tắc:
a) Khach quan b) Trong yéu c) Thận trọng đ) Phù hợp
Câu 21 Công ty PTL mua 20 máy giặt để bán, giá mua là 4,5 triệu VND/chiếc, giá sẽ bán là 5,0 triệu VND/chiếc Lô hàng này sẽ được phan ánh trên số kế toán với trị giá là:
a) 100 triệu VND
25
Trang 26b) 90 triéu VND
c) 10 triệu VND
đ) Các phương án trên đều sai
Câu 22 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuộc:
ø) Nguồn vốn
b) Nguồn vốn chủ sở hữu
c) Nợ phải trả của doanh nghiệp
-_đ) Tài sản lưu động trong lưu thông
Câu 23 Tổng Tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng: đ) Tài sản ngắn hạn + Tài sản đài hạn
b) Nguồn vốn kinh doanh
c) Nguồn vốn chủ sở hữu — Nợ phải trả
đ) Nguồn vốn kinh doanh + Nợ phải trả
e) Các câu trên đều sai
Câu 24 Nợ phải trả của doanh nghiệp được xác định bằng:
a) Tổng Tài sản —- Tổng Tài sản ngắn hạn b) Tổng Nguồn vốn —- Nguồn vốn chủ sở hữu c) Tổng Tài sản — Nguồn vốn kinh doanh
đ) Phương án b hoặc c
e) Các phương án trên đều sai
Câu 25 Công ty thương mại PTL mua 10 chiếc xe máy để bán nhưng chưa thanh toán cho người bán, những chiếc xe này sẽ được ghi nhận trên báo cáo tài
chính của công ty là: :
đ) Nợ phải trả người bán
b) Tài sản cố định hữu hình (nhóm phương tiện vận tải)
c) Tài sản ngắn hạn
đ) Không phải các phương án trên
Câu 26 Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ cuối tháng của doanh nghiệp là yếu tố thuộc về:
) Tình hình tài chính
b) Tình hình kinh doanh
c) Khoản nợ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước đ) Các câu trên đều sai
26
Trang 27Câu 27 Thuế giá trị gia tăng đầu ra chưa nộp thuộc: 4) Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp b) Tài sản ngắn hạn
c) No phai tra
d) Các câu trên đều sai Le
Cau 28 Nguyên vật liệu mua đang đi đường thuộc: a) Tài sản cố định của doanh nghiệp
b) Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp c) Tai san dài hạn của doanh nghiệp - đ) Các câu trên đều sai
Câu 29 Hàng gửi bán tại kho của khách hàng (chưa được chấp nhận) được ghi
nhận trong các chỉ tiêu phản ánh:
a) Tinh hình kinh doanh
b) Tình hình tài chính
c) Hàng tồn kho của doanh nghiệp đ) Tất cả các câu trên đều sai
Câu 30 Khi lập báo cáo, kế toán ghi nhầm một khoản Phải thu khách hàng 200 sang phần Nguồn vốn, sai sót này sẽ làm Tài sản và Nguồn vốn chênh lệch nhau:
a) Tai san lớn hơn Nguồn vốn: 200 b) Tài sản nhỏ hơn Nguồn vốn: 200 c) Tài sản lớn hơn Nguồn vốn: 400 đ) Tài sản nhỏ hơn Nguồn vốn: 400 e) Tài sản nhỏ hơn Nguồn vốn: 100
BAI TAP CHUONG 1
Bài số 1
Đầu năm, giá trị tài sản của Công ty Hương Xưa là 980.000.000 đồng, nợ phải trả là 170.000.000 đồng Trong năm, tài sản tăng 460.000.000 đồng, nợ phải trả giảm 35.000.000 đồng
Yêu cầu:
Xác định vốn chủ sở hữu của Công ty vào cuối năm và biến động của vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm
Trang 28Bai số 2 Cho tình hình tài sản và nợ phải trả của Công ty Tân Cảng r như s sau: — Tài sản đầu kỳ: 1.240.000.000 đồng — Nợ phải trả đầu kỳ: 380.000.000 đồng — Tài sản cuối kỳ: -_ 1.410.000.000 đồng ~ Nợ phải trả cuối kỳ: 295.000.000 đồng Yêu cầu: Xác định lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) mà Công ty đạt được trong kỳ theo các trường hợp sau:
1 Trong kỳ, chủ sở hữu Công ty không đầu tư thêm vốn và cũng › không rút vốn khỏi Công ty
2, Trong kỳ, chủ sở hữu Công ty đầu tư thêm vốn vào o Cong ty một khoản là 65.000.000 đồng 3 Trong kỳ, chủ sở hữu Công ty đầu tư thêm vốn _ Công ty là 290.000.000 đồng _ 4 Trong kỳ, chủ sở hữu Công vụ rút vốn khỏi Công ty 45 000.000 0 đồng Bài số ý 3
Công ty Makena được thành lập và các thành viên góp vốn vào Công ty là 1.800.000.000 đồng Sau một kỳ hoạt động kinh doanh, Công ty thu được số lãi là 460.000.000 đồng Các chủ sở hữu đầu tư bổ sung vốn vào Công ty là 620.000.000 đồng Cuối kỳ, trên Bảng cân đối kế toán, tổng giá trị tài sản của Công ty là 3.170.000.000 đồng và nợ phải trả là 380 000.000 đồng Yêu cầu: Xác định số lãi mà Công ty đã chia cho các chủ sở hữu và số lãi còn lại cuối kỳ Bài số 4 I Tai liéu: | Cho tình hình tài sản va nguồn vốn tại một đơn vị ¡ kế toán như sau (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng): Máy móc thiết bị: 4.500
Nguồn vốn kinh doanh: 8.895
Trang 29Công cụ, dụng cụ: 120 Nhà cửa: 1.900
Loi nhuận chưa phân phối: 150
Phải trả công nhân viên: 60
Tiền mặt tại quỹ: 435
Tiền gửi ngân hàng: 640
Thuế phải nộp Nhà nước: : 120 Vay dài hạn: 370 Phải trả người bán ngắn hạn: 195 Phải thu khách hàng ngắn hạn: 255 Thành phẩm: -310 Sản phẩm dở dang: 90 Ung trước cho người bán ngắn han: 140 Khách hàng ứng trước ngắn hạn: 160 Vay ngắn hạn: 190
Quỹ đầu tư phát triển: 185
Quỹ khen thưởng: , 120
Quyền sử dụng đất: 1.650 II Yêu cầu:
1 Phân loại tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán 2 Xác định các chỉ tiêu sau: | -— Tổng giá trị tài sản — Giá trị tài sản ngắn hạn ~ Giá trị tài sản dài hạn — Tổng giá trị nguồn vốn ~ Nợ phải trả — Nguồn vốn chủ sở hữu Bài số 5 I Tai liéu: | |
Cho tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp dau thang 01/N như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
Trang 30— May moc, thiét bi: 500.000 — Nguyên vật liệu: 100.000
— Tạm ứng cho công nhân viên: 500 — Nhà văn phòng: 90.000 — Phải trả công nhân viên: 6,000 — Tiền gửi ngân hàng: 100.000 — Vay dai hạn: 60.000 — Hàng hóa tồn kho: 20.000 — Người mua ứng trước: 5.000 — Thành phẩm tồn kho: 20.000 — Nguồn vốn kinh doanh: | _ 900.000 ~ Tiền đóng ký quỹ ngắn hạn: 22.000 — Thiết bị quản lý: 100.000 — Lợi nhuận chưa phân phối: 15.000
— Tiền mặt tại quỹ: 13.500
— Thuế phải nộp ngân sách: _ 18.000
— Phải trả người bán: 10.000
— Quỹ dự phòng tài chính: | 20.000
~ San phdm do dang: 15.000
~ Quy dau tu phat trién: 10.000 — Nguồn vốn xây dựng cơ bản: 50.000 — Nhà kho, nhà xưởng: 90.000 - Ứng trước cho người bán: 5.000 — Quỹ khen thưởng phúc lợi: 2.000
— Vay ngắn hạn: 20.000
- — Cho vay ngắn han: 5.000 ~ Cong cu, dung cu: 20.000 — Phải thu khách hàng: 15.000 II Yêu cầu:
30
1 Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Trang 31Bai số 6
1 Tài liệu:
Các thành viên A, B, C và D hợp tác với nhau để thành lập Công ty ABCD
Số vốn góp của mỗi thành viên lần lượt như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng): hạn hạn 1 Thành viên A — Ơ tơ vận tải: 450.000 — Hàng hoá: 290.000 — Tiền mặt: 300.000 — Thiết bị văn phòng: 48.000 — Nguyên vật liệu: 150.000 Đồng thời, Công ty chấp nhận trả nợ thay cho thành viên A khoản vay dai 180.000 2 Thành viên B — Tiền mặt: 350.000 — Ơ tơ con: 550.000 — Phải thu khách hàng: 125.000 Đồng thời, Công ty chấp nhận trả nợ thay thành viên B một khoản vay ngắn 180.000 ~ + 3 Thành viên C - — Máy móc, thiết bị sản xuất: 850.000 — Nha van phòng: 750.000 — Tién mat: 410.000 4 Thành viên D — Nguyên vật liệu: 220.000 — Quyền sử dụng đất: 650.000 — Tiền mặt: 320.000 Đồng thời, Công ty chấp nhận trả nợ thay cho thành viên D một khoản nợ người bán 150.000
II Yêu cầu: om
1 Phân loại tài sản và nguồn vốn cua Cong ty ABCD
2 Cho biết các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty Xác định vốn chủ sở hữu của từng thành viên
Trang 32PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
2.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHAP CHUNG TU KE TOAN
2.1.1 Khái niệm phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế tốn là phương pháp thơng tin và kiểm tra về sự phát sinh
và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế, qua đó thông tin và kiểm tra về
hình thái và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể Phương pháp chứng từ được cấu thành bởi hai yếu tố:
— Hệ thống bản chứng từ
— Kế hoạch luân chuyển chứng từ
2.1.2 Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán
— Phương pháp chứng từ thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục của đối tượng hạch toán kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, sao chụp nguyên hình các nghiệp vụ đó trên các bản chứng từ để làm cơ sở cho cơng tác hạch tốn kế tốn, xử lý thơng tin từ các nghiệp vụ đó
_— Hệ thống bản chứng từ hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ
tài sản, xác minh tính hợp pháp trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế —:
pháp lý thuộc đối tượng của hạch toán kế toán, căn cứ cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở pháp lý cho mọi thơng tin kế tốn
— Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin hoả tốc phục vụ công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế
Trang 33— Theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô, thời gian, địa
điểm, trách nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan), góp phần thực
hiện tốt việc hạch toán kinh doanh nội bộ, khuyến khích lợi ích vật chất
gắn liền với trách nhiệm vật chất |
— Chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo từng đối tượng hạch toán cụ thể
2.2 HE THONG BAN CHUNG TU KE TOAN
2.2.1 Bản chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế - tài chính tại một hồn cảnh (khơng gian, thời gian) nhất định Bản chứng từ là chứng minh về tính
hợp pháp đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế
Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và
vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn
thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”
Nội dung của một bản chứng từ gồm 2 yếu tố: các yếu tố cơ bản và
các yếu tố bổ sung
Các yếu tố cơ bản: là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp
lệ của chứng từ, là cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Các yếu tố cơ bản của bản
chứng từ kế toán bao gồm:
— Tên chứng từ: Khái quát loại nghiệp vụ được chứng từ phản ánh ~ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ (nhằm
theo dõi và kiểm tra về trách nhiệm)
— Ngày và số chứng từ: Ngày tháng ghi trên chứng từ là yếu tố quan trọng chứng minh tính hợp lý về mặt thời gian, là căn cứ để xác định thời
gian ghi số kế toán, thời gian lưu trữ và hủy chứng từ Số chứng từ bao gồm ký hiệu và số thứ tự của chứng từ
33
Trang 34— N6i dung nghiép vụ kinh tế, tài chính phát sinh Nội dung kinh tế
của nghiệp vụ cần ghi đầy đủ, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu
— Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị (chỉ tiêu giá trị được viết
đồng thời cả bằng số và bằng chữ)
— Tên, chữ ký của những người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp vụ kinh tế, tài chính Trên chứng từ tối thiểu phải có hai chữ ký, những đối tượng thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính phải ký trực tiếp, không được ký qua giấy than Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký
bằng bút mực, không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn Trong trường hợp liên quan đến tư cách pháp nhân
của đơn vị kế toán thì phải có tên, chữ ký của \ người đại diện theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vi
Các yếu tố bổ sung: là các yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rõ các đặc điểm cá biệt của từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản hố cơng tác kế toán, như: |
— Quan hệ của chứng từ đến các loại sổ sách kế toán, tài khoản ~ Quy mô kế hoạch hay định mức của nghiệp vụ kinh tế, tài chính — Phương thức thực hiện (phương thức thanh tốn)
¬ Thời gian bảo hành, thời gian thanh toán được hưởng chiết khấu
2.2.2 Phân loại chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu thông tin của quản lý và hạch toán kế toán Việc phân loại chứng từ có thể được khái quát qua bảng sau:
34
Trang 35Tiêu thức phân loại KẾT QUẢ PHÂN LOẠI " Công dụng | :Chứng từ Chứng từ Chứng từ Chứng từ liên
của chứng | mệnh lệnh: thực hiện: thủ tục kế | hợp: Lệnh kiêm
từ Lệnh chi, Lệnh | Phiếu chỉ, toán: phiếu xuất kho, xuất kho Phiếu xuất Chứng từ | Hoá đơn kiêm
kho, Hoá ghi sổ, phiếu xuất kho, đơn Bảng kê Phiếu xuất kho chứng từ | kiêm vận chuyển
| nội bộ
Địa điểm Chứng từ bên trong: Bảng kê Chứng từ bên ngồi: Hố đơn
lập chứng | thanh toán lương, Biên bản nhận từ người bán, các chứng
từ kiểm kê, Phiếu báo làm thêm từ ngân hàng
giờ
Mức độ Chứng từ ban đầu (chứng từ Chứng từ tổng hợp: Bảng kê -
khái quát | gốc, chứng từ trực tiếp) chứng từ gốc của chứng từ - Số lần ghi trên chứng | Chứng từ ghi một lần Chứng từ ghi nhiều lần từ - : Nội dung Chứng từ | Chứng | Chứngtừ | Chứng | Chứng | Chứng:
kinh tế về tiền - |từvề ` | vểlao từvể |từ về | từ thanh
của tài sản | động, tiên | vattu | tiêu | toán với |-
nghiệp vụ cố định | lương thụ | ngân sách Tính cấp bách của Chứng từ bình thường Chứng từ báo động nghiệp vụ
2.3 LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán, chứng từ kế tốn ln phải vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác, theo một trật tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạo thành một chu trình gọi là sự luân chuyển của chứng từ
Trang 362.3.1 Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ
- Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài)
— Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức (kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lý của chứng từ qua các yếu tố cơ bản của chứng từ)
_- Sử dụng chứng từ kế toán cho ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ (cung cấp
thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ, phân loại chứng từ, lập định khoản kế
toán tương ứng với nội dung chứng từ và ghi số kế toán)
— Bao quan va sử dụng lại chứng từ trong kỳ kế toán
— Lưu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), huỷ chứng từ (khi hết - hạn lưu trữ) Đối với chứng từ kế tốn khơng sử dụng trực tiếp để ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính thì thời hạn lưu trữ tối thiểu là 5 năm; còn đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính thì thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm
2.3.2 Kế hoạch luân chuyển chứng từ
Kế hoạch luân chuyển chứng từ là trình tự được thiết lập sắn cho quá
trình vận động của mỗi loại chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng
thông tin và kiểm tra của chứng từ Kế hoạch luân chuyển chứng từ có thể không giống nhau giữa các đơn vị do sự khác nhau về đặc điểm kinh
doanh, tổ chức sản xuất, quy mô nghiệp vụ, tình hình tổ chức hệ thống thông tin trong nội bộ đơn vị Nhưng nhìn chung mọi kế hoạch luân chuyển chứng từ cần được xây dựng trên cơ sở chế độ chứng từ của Nhà _ nước, có sự điều chỉnh thích hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị
Nội dung cơ bản của kế hoạch luân chuyển chứng từ: — Xác định các khâu vận động của chứng từ
— Xác định nội dung công việc và độ đài thời gian của từng khâu
-:¬xáC định người chịu trách nhiệm trong từng khâu
Phương pháp lập kế hoạch:
— Lập riêng cho từng loại chứng từ, xây dựng các chu trình luân chuyển cá biệt
— Lập chung cho tất cả các loại chứng từ
2.3.3 Nội quy về chứng từ kế toán
Trang 37| sản một cách có hiệu quả
| ~ Cơ sở xây dựng: Các quy định chung, các văn bản pháp quy về kế toán,
| thống kê, kiểm toán Chế độ chứng từ thường do Bộ Tài chính, Tổng cục
thống kê phối hợp với các bộ, ngành có liên quan quy định thống nhất cho
| từng ngành, từng thành phần kinh tế hoặc quy định chung cho cả nước Căn
| cứ vào đặc điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý tại từng đơn vị cụ thể, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có thể xây dựng cho mình các nội quy riêng, nhưng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ chế độ chứng từ kế toán của Nhà nước
— Nội dung:
+ Hệ thống biểu mẫu các chứng từ tiêu chuẩn và trình tự chung cho luân chuyển chứng từ
_ + Phương pháp tính toán, ghi chép các chỉ tiêu trên chứng từ + Thời gian lập và lưu trữ,
+ Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm lập, kiểm tra, sử dụng và lưu trữ + Trách nhiệm, quyền lợi của đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện nộ: quy
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã đề cập đến những ndi dung co ban sau:
1 Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp 'chứng từ kế toán
2 Khái niệm bản chứng từ, các yếu tố cơ bản và bổ sung của bản chứng từ,
3 Phân loại chứng từ kế toán
4 Các bước luân chuyển chứng từ kế toán và kế hoạch luân chuyển chứng từ
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán? Nêu các yếu tố cơ bản của bản chứng từ kế toán Cho ví dụ minh họa Nêu các yếu tố bổ sung của bản chứng từ kế toán Cho ví dụ minh họa
hk
WO
NÐ
=|
Trình bày cách phân loại chứng từ kế toán theo các tiêu thức: theo dia điểm lập, theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo số lần ghi nghiệp vụ trên chứng từ, theo mức độ khái quát và theo tính cấp bách của nghiệp vụ
5 Trình bày khái niệm luân chuyển chứng từ kế toán Nêu các bước luân
chuyển chứng từ kế toán Cho ví dụ minh họa
Trang 38CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 Lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống sau day: |
Câu 1 Ý nghĩa của chứng từ kế toán:
a) Phan 4nh su van động của đối tượng kế tốn
b) Cung cấp thơng tin cho quản lý | c) Lacan ctr ghi s6:ké todn
đ) Là căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh tế é) Tất cả các nội dung trên
Câu 2 Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc của bản chứng từ? a) Tên chứng từ b) Phương thức thanh toán.' ˆ c) Thời gian lập bản chứng từ đ) Quy mô của nghiệp vụ e) Cả (a), (b), (c) và (d) # Cả (a), (c) và (d) Câu 3 Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bổ sung của bản chứng từ? a) Định khoản kế toán | b) Nội dung kinh tế của nghiệp vụ c) Số hiệu của bản chứng từ đ) Phương thức thanh toán e) Ca (a) va (d) f) Ca (a), (b), (c) va (d) Câu 4 Chứng từ kế toán có thể sử dụng khi hạch toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá gồm:
4) Phiếu xuất kho -
b) Hoá đơn bán hàng hoặc Hoá đơn giá trị gia tăng
e) Phiếu thu, Giấy báo Có
-_đ) Tất cả các trường hợp trên
e) Không phải các phương án trên
Câu 5 Khi đơn vị bán sản phẩm, hàng hoá thì giá ghi trên Hoá đơn là:
a) Giá thị trường |
Trang 39b) Giá thoả thuận giữa đơn vị và người mua c) Giá vốn
đ) Không phải các phương án trên
Câu 6 Khi đơn vị mua vật liệu, dụng cụ, hàng hoá, TSCD thi giá ghi trên hoá đơn là:
a) Giá thị trường
b) Giá vế": của người bán,
c) Giá thoả thuận giữa đơn vị với người bán
d) Không phải các phương án trên
Câu 7 Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua hàng nhận được hoá đơn trực tiếp thì giá của hàng mua sẽ là:
a) Giá không có thuế GTGT
b) Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT) c) Giá vốn của người bán
4) Không phải các phương án trên
Câu 8 Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua hàng
nhận được hoá đơn giá trị gia tăng thì giá của hàng mua sẽ là:
a) Giá không có thuế GTGT, |
b) Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT) c) Giá vốn của người bán
đ Không phải các phương án trên
Câu 9 Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua hàng nhận được hoá đơn trực tiếp thì giá của hàng mua sẽ là:
a) Giá không có thuế GTGT
b) Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT)
c) Giá vốn của người bán
đ) Không phải các phương án trên
Câu 10 Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua hàng dùng cho sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, nhận được hoá đơn giá trị gia tăng thì giá của hàng mua sẽ là:
a) Giá không có thuế GTGT;
b) Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT)
Trang 40c) Giá vốn của người ban
đ) Không phải các phương án trên
Câu 11 Nếu đơn vị mua hàng của những người trực tiếp sản xuất khơng có ó hố đơn thì giá trị của hàng mua là:
4) Tổng số tiên thanh tốn
b) Giá khơng có thuế GTGT
c) Gia thi trường
đ) Không phải các phương án trên
Câu 12 Các loại chứng từ nào sau đây có thể dùng để ghỉ số kế toán? a) Chứng từ gốc (chứng từ thực hiện) b) Chứng từ mang mệnh lệnh của thủ trưởng đơn vị c Chứng từ thủ tục kế toán | đ) a và b @) a Và C
Câu 13 Theo nội dung kinh tế, chứng từ kế toán có các loại như: