; DAIHOC QUOC GIAHANOL si
Trang 3MUC LUC Chương 1 BẢN CHẤT VÀ CAC DAC TRUNG CUA TU DUY 1 con .ố 7 2 _ Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong tư duy .- 18 E0 AH, 16 Cau di va tai W6u tham Kn a0 cs csessssssecstesescstsccssssssesessessssdeeeteatsessenseeseuees 23
Chương 2 SỰ XUẤT HIỆN LƠ8ÍC BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
1 0ác dự án đổi mới lôgíc hình thức trước và sau triết học cổ điển Đức 25
2 Lôgíc học siêu nghiệm của | annd ¡St St +2 ey 38 3 _ Lôgíc học biện chứng duy tâm của Hêghen neo 46
âu húi và tài liệu tham kháo " 57
Chương 3 Đối TƯỢNG NGHIÊN bỨU CỦA Lơ6ÍC HỌC BIỆN CHỨNG MÁC-XÍT
1 Một số quan điểm điển hình vê đối tượng của lôgíc học biện chứng 59
2 Vấn đề đồng nhất phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức 67
3 _ Những nguyên lý ed bản của lôgíc biện chứng :ccccccccceeeeeerees 80
Cau WO: va ti GU thaM KNAO 3® 94
Chương 4 VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP CỦA LOGIC HOC BIEN CHUNG
1 _ Nguyên tắc thống nhất InIi0i0 1 011 -:134445.H.),
2 Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể
3 _ Mối quan hệ giữa lôgíc học hình thức và lôgíc học biện chứng 126
Trang 4
4 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Chương 5 CAC QUY LUAT CUA TU DUY TRONG LOGIC HOC BIEN CHUNG
1 Quan diém duy vat bién ching vé nguén géc, ban chat của quy luật lôgíc 139
2 Nội dung và sự tác động của các quy luật biện chứng trong tư duy 143 3 _ Tương quan giữa các quy luật lôgíc hình thức và quy luật lôgíc biện chứng 162
âu hủi và tài liệu †ham khảo - - 5 2à 2k A22 SE 11421131125 xe tey 169
Chương 6 CÁC HÌNH THỨC CỦA TƯ DUY TR0NG LŨGÍC HỌC BIỆN CHỨNG
1 _ Khái niệm trong lôgíc học biện chứng 5 x21 171 2 Phán đoán trong lôgíc học biện chỨng 55 ⁄Sc+c+c+<cssvrrrrrseereer 193 3 Suy ludn trong ldgic hoc DIBA CHUNG cccseseescsesssesrseeeessetseessereesereesanssesetersseeeey 207 4 Phân lý và chứng minh lý luận trong lôgíc học biện chứng : 226
Câu hỏi và tài liệu tham khảao ¡cán 246
Chương 7 VAI TRỒ CỦA THỰC TIẾN SINH ĐỘNG VÀ LƠGÍC HỤC BIỆN PHỨNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH TƯ DUY BIỆN CHỨNG TỰ GIÁC
1 Một số tính quy luật trong sự liên hệ qua lại của các hình thức tư duy 249 2 Vai trò của thực tiễn và của lôgíc học biện chứng trong việc hình thành
IIN)08n it )(¡ (010 ấn i11 256
Trang 5LOI GIONTHIEU
Sự phát triển của thực tiễn, trong tính muôn vẻ của nó, cho thấy nó luôn tuân theo những quy luật khách quan tự nó, không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của con người Quá trình “cải biến” thế giới của
con người không đễ đạt được mục đích, bởi nhận thức và hiện thực luôn
là một khoảng cách mà ở đó sự đồng nhất chỉ tồn tại trên cơ sở lý thuyết Để nhận thức đúng, người ta phải có phương pháp đúng, những phương pháp đó, mặc dù xuất phát từ chính bản thân hiện thực, nhưng là sự “chưng cất” qua vô vàn các vòng khâu nhận thức tạo nên những quy luật riêng có của tư đuy trong quá trình phản ánh về đối tượng
Nghiên cứu về quy luật của tư đuy trong quá trình phản ánh đúng
đối tượng là đối tượng của khoa hoc Légic
Các hình thức và sự phát triển của tư duy luôn tương thích với quá trình tồn tại và phát triển của đối tượng mà nó nhận thức Trong quá trình
đó, việc nhận thức đúng đối tượng trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển, trong các mối liên hệ, quan hệ là những vẫn đề của tư duy biện
chứng Tư duy biện chứng phát triển tất yếu đòi hỏi và thúc đây môn
khoa học về nó, tức lôgíc học biện chứng, cũng phải phát triển theo, và ngược lại mỗi bước phát triển của khoa học này, nhất là việc truyền bá,
giảng dạy các nội dung của nó sẽ giúp làm giảm nhẹ và đây nhanh hơn quá trình nắm bắt các thao tác tư duy biện chứng, giúp người ta hình thành tư duy biện chứng một cách tự giác
Để đạt đến trình độ biện chứng trong quá trình nhận thức thì việc tuân theo những yêu cầu, đòi hỏi mang tính phương pháp luận của
phương pháp nhận thức là một yêu cầu bắt buộc Để thực hiện được điều
Trang 66 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
sự vận động, phát triển của tư duy và các mỗi liên hệ của nó với biện thực do nó phản ánh, cũng như vỀ sự vận động và các mỗi liên hệ nội tại của các bộ phận — các hình thức và quy luật của nó
Môn “Lôgíc học biện chứng” đã được giảng dạy cho sinh viên Khoa Triết học từ lâu Là môn học thể hiện đậm đặc tinh thần biện chứng của phép biện chứng duy vật nên nó không chỉ trừu tượng mà còn rất phức tạp trong cả nội dung nghiên cứu lẫn phương pháp trình bày Vì thế, việc trình bày, phân tích của các tác giả trong công trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót cần bố sung, sửa chữa Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý phê bình của các đồng nghiệp và sinh viên - những người sử dụng giáo trình này - để nâng cao hơn nữa chất lượng của công trình
in chân thònh cảm on!
Trang 7
Muc tiéu:
Sinh vién phai nắm được bản chất của tư duy theo cách hiểu đuy vật biện Chứng; biết cách phê phán các quan niệm duy tâm, siêu hình và duy vật tầm thường trong việc hiểu tư duy; phân biệt được các khái niệm về tư dụy thường dùng trong những tài liệu hiện nay; thấy rõ được tính khách quan của nội dung tư duy và tỉnh chủ quan trong các hình thức của nó, từ đó phân tích được biện chứng của cái khách quan và chủ quan trong tư duy; nắm được thực chất tính sảng tạo của tư duy; hiểu được tư duy, “cải tư tưởng `” như là phương thức hoạt động của con người xã hội, là thành tô tỉnh thân của thực tiễn con người
1 Bản chất của tư duy
Trong thời đại ngày nay, con người đang nhận thức những hiện
tượng và các quy luật phức tạp, ân giấu sâu của hiện thực Việc đó đòi
hỏi phải có tư duy biện chứng linh hoạt, phát triển cao Vì thế khi xem xét biện chứng quá trình nhận thức, trước hết ta phải chú ý nghiên cứu
khía cạnh tư duy của nhận thức khoa học hiện đại, khám phá những yếu
tố và quy luật mới của nó Vay tu duy la gi?
Như chúng ta đã biết, triết học là hệ thống tri thức lý luận ở tang bac phổ quát nhất; triết học lý giải thế giới trong tính chỉnh thể; trong số các vẫn đề mà triết học lý giải, trước hết phải kế đến vẫn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tổn tại, giữa vật chất và ý thức “Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vẫn đề quan hệ giữa tư
duy với tồn tại”! Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa
-_ học, nhưng trước hết đó là đối tượng nghiên cứu của triết học Vì thế,
Trang 8
8 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
một trong những nội dung cơ bản của các trường phái triết hoc trong lịch sử là sự luận bàn về tư đuy Khi luận bàn về tư duy thì triết học phải trả lời các vấn đề: bản chất của tư duy là gì, tư duy xuất hiện như thế nào? Các vấn đề này tuy không mới và đã được đề cập trực tiếp hay gián tiếp trong tất cả các hệ thống triết học nhưng cho đến nay vẫn đang có những sự lý giải khác nhau
Để hiểu tư duy là gi, hay bat dau tir quan điểm kinh điển của C Mác về tư duy: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyên vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”!, Thuật ngữ “ý niệm” C Mác dùng ở đây chính là nói về tư duy bởi luận điểm này ra đời trên cơ sở sự phê phán của C Mác về quan điểm tư duy của Hêghen: “Đối với Hê-ghen, quá trình tư duy — mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm — chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực”
Quan điểm của C Mác ở đoạn trích trên có hai nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tư duy là sự phân ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người Nếu mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học là trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức, cái nao có trước, cái nào quyết định cái nao, thi quan niém trên của C Mác về tư duy đã thể hiện rõ lập trường
duy vật: tư duy là tính thứ hai so với vật chất, là sự sáng tạo lại hiện thực
dưới dạng tinh thần Quan điểm đó cho thấy, xét đến cùng mọi nội dung phản ánh của tư duy đều có nguồn gốc từ hiện thực khách quan (từ tồn tại) Không có hiện thực với tư cách là khách thể nhận thức thì sẽ không
có tư duy Nhưng mặt khác, hiện fbực mới là diéu kiện cẩn, còn phải có
hoạt động của hệ thân kinh trung ương trong bộ óc người mới là điều
kiện đủ làm hình thành hoạt động nhận thức Vì vậy, “Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn
chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối” _ Œ Mác và Ph.Angghen đã chứng minh răng, lao động là một trong hai
Trang 9Chương 1 BAN CHAT VA CAC BAC TRUNG CUA TU DUY 9
người kiến trúc sư có thê xây dựng những thứ do mình sáng tạo ra, trên cơ sở tiếp nhận những tác động từ bên ngoài qua nhận thức và hoạt động thực tiễn, điều mà con ong không bao giờ và không thê nào làm được Nó chỉ có thể xây đựng những ngăn tô cho chính nó theo bán năng sinh tồn
của nó mà thôi Như vậy, tư duy là một hiện tượng gắn VỚI CON nBƯỜI, Cụ
thể hơn là gắn với hoạt động của bộ não người Tuy nhiên, sự di chuyển
của vật chất vào đầu óc con người được thực hiện như thế nào? Điều này liên quan đến đặc điểm của sự phản ánh
Thứ hai, tư đuy con người về hiện thực khách quan là một hình thức phản ánh đặc thù Nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, bởi
đây là sự phản ánh thế giới bên ngoài bởi con người Mặc dù thuộc tính phản ánh của bộ óc người là sự tiến hóa đến trình độ cao trong các hình
thức phản ánh của giới tự nhiên, nhưng đến con người và cùng với con người thuộc tính phản ánh đã chuyển sang một trạng thái mới hoàn toàn về chất Đây là sự phản ánh có biến đổi, cải biến Đó là sự phán ánh mà khách thể phản ánh khi được tái tạo lại trong tư duy "vừa là nó lại vừa không phái là nó nữa" "Nó là nó” bởi đối tượng phản ánh và nội dung phản ánh là một Nhưng "nó không phải là nó” bởi đây là đối tượng đã
được nhận thức Chỉ có sự khái quát về mặt lý luận mới cho phép tư duy
con người tìm ra bản chất và các quy luật phát triển của sự vật Đó là điểm khác biệt căn bản giữa phản ánh ở người và các dạng phản ánh khác trong tự nhiên Với sự trừu tượng hóa, khái quát hóa trong tư duy về thế giới khách quan, mặc dù nội dung phản ánh là một, nhưng hình thức tồn
tại lại là hai, và quan trọng hơn là những phản ánh này đã tách thoát khỏi
sự tác động trực tiếp, bề ngoài, ngẫu nhiên của đối tượng để đi đến những
nhận thức sâu sắc, bản chất, thể hiện tính quy luật của đối tượng Ở trình
độ duy về đối tượng, người ta không chỉ thấy chính đối tượng với tư cách là cái đang tồn tại, hiện hữu mả đông thời còn là đối tượng trong sự
vận động, phát triển, trong những liên hệ, quan hệ làm nên nó và biến nó
thành cái khác Như vậy là, có sự phân biệt giữa đối tượng phản ánh và sự phản ánh về đối tượng Nêu hiểu tư duy là sự phản ánh đối tượng đúng như nó đang tồn tại thì đó mới là nhận thức ở trình độ nhận thức trực quan (và ngay cả ở trình độ này, không phải lúc nào nhận thức cũng đạt tới tính chân lý khi phản ánh nó) “Chủ nghĩa Mác quan mệm sự phản ánh một cách biện chứng như là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn của sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn, như là một quá trình trong đó con người không thích nghỉ một cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà tác động tới nó, cải tạo nó và bắt nó phải phục tùng những mục đích của mình”
Trang 10
10 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Và ngay cả khi tư duy đạt tới trình độ phản ánh lý tính về đối tượng thì sự phản ánh đó cũng khơng hồn toàn đồng nhất với khách thể phản ánh (mặc dù về mặt lý thuyết nó sẽ phải là như vậy) Đối tượng là tồn tại
tự nó, trong quá trình và luôn vận động, còn nhận thức của con người về đối tượng luôn bị phụ thuộc không chỉ đối tượng mà còn vào năng lực
nhận thức của chủ thể, vào trình độ phát triển của công cụ lao động và rất nhiều yếu tố khác không liên quan đến chính đối tượng Quan trọng hơn nữa, khi có những tri thức về đối tượng thì nó buộc phải được thể hiện thông qua những hình thức của tư duy Những hình thức này mặc dù có nguồn gốc khách quan từ hiện thực, bị những tính quy định của hiện thực chỉ phối, nhưng sự tổn tại và phát triển của những hình thức của tư đuy cũng có những con đường riêng biệt và trong nhiều trường hợp nó tách
rời một cách độc lập tương đối so với hiện thực Vì thế, giữa nhận thức và hiện thực, giữa chủ thể phản ánh và khách thể phản ánh vừa có sự thong nhất, đồng nhất lại vừa có sự khác biệt Đây là bước tiến trong
quan niệm về tư đuy của các nhà kinh điển mácxít trước những bế tắc và khủng hoảng của các quan niệm về tư duy, vai trò của tư đuy trong triết học trước Mác cả ở chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
Như vậy, trong quá trình phản ánh về đối tượng, cái mà tư duy lĩnh hội được chỉ là “hình ảnh” về đối tượng chứ không phái là chính đối tượng Cũng cần lưu ý rằng, thế giới mà con người đang tồn tại là sự kế hợp giữa thé giới tự nhiên - xã hội tự nó và thế giới được tạo ra bởi kết quả nhận thức sáng tạo của con người Cái thế giới “vật cho ta” đó là
một sự phối ngẫu đến mức thiên tài giữa sự nhận thức về hiện thực và
khả năng sáng tạo của tư duy con người thông qua hoạt động thực tiễn Như thế, một trong những nét đặc trưng nhất trong tư duy là, tư duy không chỉ là sự phản ánh mà nó còn là một quá trình, một hoạt động Nó
không chỉ nhận thức bản thân hiện thực tự nó, mà còn là quá trình tiến tới
cái mới, cái được tạo ra từ quá trình nhận thức, có một phần nguyên mẫu
từ hiện thực nhưng đã được cải biến, sáng tạo Trong quá trình nhận thức,
tư duy không chỉ làm biến đổi khách thể mà còn làm thay đổi chính: mình Và như thế, xét đến cùng bản chất của tư duy “là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người Nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu
tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật Con
Trang 11Chương 1 BẢN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA TƯ DUY 11
đi gần mãi đến đó, bằng cách tao ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới”!,
Như vậy, muốn nhận thức được tư duy với đúng nghĩa là nó, cần phải có được cách nhìn biện chứng một cách sâu sắc và về điểm này,
ngay cả sự phân tích của những nhà mácxít sau C Mắc, chăng hạn như
Ilencôv cũng dựa vào cái cách mà Hêghen đã phân tích mà diễn giải Theo đó, tư tưởng “đấy là cái vừa không có và đồng thời cũng lại có, là
cái không tồn tại dưới đạng sự vật bên ngoài được tiếp nhận cảm tính và
đồng thời tồn tại như năng lực of động của con người Đây là tồn tại,
mà, tuy nhiên, cũng như không tồn tại, hay như tồn tại hiện hữu của sự
vật ngoài ở giai đoạn hình thành của nó trong hoạt động của chủ thể, đưới
dạng hình tượng nội tại, của nhu cầu, động cơ và mục đích của chủ thé
Chính vì thế đồn tại tu tưởng của sự vật còn khác cả với đôn tại hiện thực
của nó, cũng như với các kết cấu vật thể - vật chất của não bộ và ngôn
ngữ, mà nhờ chúng, nó tồn tại được “bên trong” chủ thể Hình tượng tư tưởng của đối tượng khác về nguyên tắc với các kết cấu của não bộ và ngôn ngữ ở chỗ, nó - là hình thức của đối tượng ngoài Còn hình tượng tư tưởng khác với đối tượng ngoài ở chỗ, nó được vật hóa trực tiếp trong chất bên ngoài của tự nhiên, mà trong thể xác hữu cơ của con người và trong thể xác của ngôn ngữ như hình tượng chủ quan Cái tư tưởng, Suy ra, là tồn tại chủ quan của đối tượng này, hay “tồn tại khác” của nó, - tồn tại của một đối tượng trong và qua một đối tượng khác”?
Như vậy, tư duy là sự phản ánh nhất quán, chặt chẽ, có đích về đối tượng hiện thực cũng như những tính chất và các mối liên hệ căn bản của
chúng vào đầu óc con người Mà điều đó có nghĩa là, tư duy diễn ra nhờ sự tương tác giữa chủ thê và khách thê tư đuy
Vậy, ai là chủ thể của tư duy? Tưởng chừng, chủ thê tư duy là cá thể người cùng với những khả năng của nó phản ánh hiện thực vào đầu óc minh Nhung day chỉ là thoạt nhìn Bởi vì, con người không chỉ là cá thé có những đặc tính sinh học xác định mà trước hết là sinh thê xã hội; bản chất của nó, như C Mác nhận xét là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Do
vậy, con người suy nghĩ vì là thành viên của xã hội, xã hội đã trang bị
cho nó các hình thức tư duy khoa học, những tri thức về các quy luật cơ bản của quá trình hoạt động tư duy và qua các hình thái ý thức xã hội ấy mà ảnh hưởng đến nội dung tư đuy của từng người Vì thế, về thực chat, không chỉ cá nhân con người hay nhóm nhà khoa học, mà trước hết phải
xã hội loài người mới là chủ thê của tư duy nhận thức
!V I Lénin: Todn tép, tap 29, Nxb.Tién b6, Matxcova, 1981, tr 192-193
Trang 1212 GIÁO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Khách thể của tư đuy chính là toàn bộ đối tượng mà tư đuy hướng tới để nhận thức, phản ánh Những khách thẻ tiếp nhận sự phản ánh đó, một mặt có thể là hiện thực tự nó, mặt khác cũng có thể là “hiện thực cho
ta” cần tiếp tục được nhận thức Tính “hỗn mang” của hiện thực được bắt
đầu trong giai đoạn tư duy trực quan không phải chỉ là một và đuy nhất, nó luôn là điểm xuất phát của từng quá trình nhận thức mới về đối tượng
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự phát triển và vận hành của tư duy nhận thức Ngôn ngữ gắn bó hữu cơ với tư duy tạo thành chỉnh thê hữu cơ Con người chỉ có thể giao tiếp với nhau nhờ tư duy liên hệ với ngôn ngữ như là với hình thức diễn đạt, vì những tư tưởng của con người có thể xuất
hiện và tổn tại chỉ trên cơ sở vật liệu ngôn ngữ dưới dạng các từ và sự kết
hợp của chúng Không có những ý nghĩ "thuần tuý” tách rời ngôn ngữ
Theo C Mác, ngôn ngữ thể hiện cuộc sống của tư tưởng Tư duy trừu
tượng không thê tồn tại và truyền bá nếu thiếu ngôn ngữ Ngôn ngữ đồng hành thường xuyên với con người trong tiến trình nhận thức phức tạp và đa đạng - từ trực quan sinh động đến tư đuy trừu tượng và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn Vì thế, nếu quan niệm trong quá trình nhận thức ngôn
ngữ dường như chỉ có vai trò ở giai đoạn tư duy trừu tượng là không đúng,
mọi trình độ nhận thức hiện nay đều cần đến ngôn ngữ
Nhận thức cảm tính cũng thường xuyên đi kèm với sự suy ngẫm có ý thức tài liệu trực quan, với việc xử lý chúng nhờ các từ và câu Khi tiếp xúc các sự vật, hiện tượng cảm tính, con người không chỉ nhận từ : chúng những ấn tượng mà còn bao bọc chúng bằng ngôn ngữ để suy ngẫm nội dung những ấn tượng của mình, vạch ra tính chất của chất liệu cảm tính
và bằng cách đó nhận thức bản chất của các hiện tượng vật chất tác động
lên các giác quan của nó Bản thân nội dung các chất liệu cảm tính chỉ có thể được khách quan hóa nhờ ngôn từ Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt to lớn khi nhận thức con người chuyên từ những tri thức tiếp thu trực tiếp, ý niệm đến tư duy trừu tượng với các phạm trù lôgíc và trong quá trình tư duy trừu tượng riêng Chính ở trình độ này ý thức con người mới sản sinh ra những ý nghĩ, những tư tưởng mới được chuyến tải bằng hình thức ngôn ngữ tương ứng Chỉ với ngôn ngữ phát triển cao, có vốn từ vựng phong phú mới có thê đảm bảo cho tư duy linh hoạt, cho phép nó phản ánh sự muôn vẻ của thế giới, những mối liên hệ và quan hệ phức tạp nhất
giữa các sự vật
Ngôn ngữ như là lớp vỏ vật chất của tư tưởng, như là phương tiện lĩnh hội, giữ gìn và truyền lại cho người khác những tri thức đã biết, có ý nghĩa lớn còn vì trong các từ, đặc biệt những từ diễn tả các khái niệm
Trang 13Chương 1 BAN CHAT VA CAC BAC TRUNG CUA TU DUY 13
khi chuyển tải nội hàm khái niệm còn hàm chứa cái chung, trừu tượng hóa khỏi cái đơn nhất không bản chất Có thể nói đối với con người, từ cũng là vật kích thích tương tự như là các sự vật cụ thể Nhưng từ còn cho phép suy ngẫm sâu hơn về các đối tượng và các tính chất của chúng
Bản chất tư duy từ cách tiếp cận Lôgic học
Nếu triết học chỉ nghiên cứu tư duy trong mối quan hệ với tồn tại thì
Lôgíc học với tư cách là khoa học về tư đuy coi nhiệm vụ nghiên cứu
chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích
kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra các thao tác lôgíc của tư đuy và
phương pháp luận nhận thức chuẩn xác Đó là khoa học hướng nhận thức tới bản chất sâu sắc của đối tượng, chỉ đạo và hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của lôgíc học không phải là tư duy nói chung mà là tư duy ở khía cạnh tính chân lý của sự phản ánh, tư duy phản ánh đúng dối tượng một cách bản chất (tư duy đúng đắn) Bản chất tư duy ở cách tiếp cận lôgíc học là tư đuy đúng đắn Vậy tư duy đúng đắn là gì?
Tư duy đúng đắn (hay còn gọi là tư duy lôgíc) được hiéu 1a ar duy phan ánh chân thực đối tượng (đỗi tượng ở đây được hiểu là các sự vật, hiện tượng, quá trình) /heo các quy tắc của nhận thức Con người bắt đầu suy nghĩ theo những quy luật của lôgíc học rất lâu trước khi những quy luật này được khoa học lôgíc khám phá Nhưng cũng không phải ngay từ đầu tư duy của con người đã đạt tới trình độ tư duy lôgíc Phải trải qua quá trình lao động, với sự tự hoàn thiện của cơ quan phản ánh và
năng lực nhận thức của con người, cùng với hoạt động thực tiễn, nhận
thức của con người mới đần ngộ ra những quy luật tồn tại tất yếu trong nhận thức, phát triển nó thành những quy luật của nhận thức đúng đắn và tự giác tuân thủ - lúc đó tư duy lôgíc ra đời và phat trién
Như vậy, tư duy lôgíc không chỉ là tư duy phản ánh chân thực hiện thực khách quan (đây mới chỉ là điều kiện cần) mả sự phản ánh đó muốn đúng một cách bản chất, khoa học thì nó còn phải tuân thủ đầy đủ các quy luật và quy tắc của nhận thức (đây mới là điều kiện đủ) Ở đây, cần phân biệt giữa tư duy đúng đắn và tư duy chân thực Trong nhận thức, nhiều khi, sự phản ánh về hiện thực khách quan một cách chân thực chưa hắn đã là tư duy đúng đắn, bởi người ta hoàn toàn có thể đạt tới chân lý
một cách rất tình cờ
Vi du:
- Nếu quốc gia nào là tư bản thi sẽ phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường
Trang 1414 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Rõ ràng kết luận trên là một kết luận chân thực, phù hợp với hiện thực khách quan, mặc dù nó đã vi phạm nghiêm trọng vào những quy tắc
của nhận thức Tính chân thực của kết luận là hoàn toàn ngẫu nhiên
Nhưng một tư duy muốn đúng đắn trước hết nó phải là tư duy chân thực Việc tuân thủ các quy tắc của nhận thức là một yêu cầu bắt buộc của tư duy lôgíc
Tuy nhiên, những quy luật và quy tắc của nhận thức đo đâu mà có? Lịch sử của các khoa học đã chứng minh, những quy luật logic cla tu duy không phái là sản phẩm của tư duy thuần tuý, mà là sản phẩm của sự phản ánh những liên hệ, quan hệ của của đối tượng trong hiện thực Hiện
thực vật chất tồn tại độc lập với con người và ý thức của con người, nó
không những được phản ánh vào nhận thức mà còn quy định nên những quy tắc của nhận thức
2 Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong tư duy
Tư đuy là quá trình con người thâm nhập vào bản chất các hiện tượng xung quanh Như mọi quá trình, nó cũng biện chứng Tính biện chứng của tư duy thê hiện chủ yếu ở chỗ, sự vận hành và phát triển của nó đi kèm với một loạt các mâu thuẫn biện chứng Sự khắc phục sáng tạo những mâu thuẫn ấy là nguồn gốc vận động của tư duy đến chân lý
Trước hết cần phải lý giải van dé, ban chat tư duy ở khía cạnh chúng ta đang xem xét là gì? Quá trình tư duy là chủ quan hay khách quan, hay nó gồm cả cái khách quan lẫn cái chủ quan?
Các nhà duy tâm khách quan chỉ xem xét tư duy như quá trình khách quan, vì đối với họ tư duy cũng là hiện thực khách quan Quan điểm đó
không có cơ sở khoa học Họ lập luận, vì tư duy là kết quả hoạt động của
bộ não hữu hình mang tính vật chất của con người, cho nên có thể chỉ cần
coi nó như là hình thức vận động đặc biệt, cao nhất của vật chất Theo họ,
ý thức (cảm giác, tâm lý ) là hình thức vận động vật chất đặc biệt, là hiện tượng cũng vật chất như các dao động điện từ vậy (quan điểm của một số nhà sinh lý học thần kinh Xô Viết những năm 50, thé ky XX)
Trang 15Chương 1 BAN CHAT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CUA TU DUY 15
Mặt khác, cũng là sai lầm khi ngăn cách tuyệt đối cái vật chất và cái tư tưởng và hơn thế nữa là đặt đối lập chúng với nhau P.V Kôpnhin đã khẳng định đúng răng, không thê đặt vẫn đề tư duy mang tính vật chất
hay tư tưởng một cách trừu tượng, tách rời việc xét nó từ khía cạnh nao
Cần phân biệt quan hệ của tư duy với não và quan hệ giữa nội dung của - nó với hiện thực khách quan được phản ánh Vân đê quan hệ của tư duy ˆ với não về thực chất không hẳn mang tính triết học, mà chủ yếu mang
tính khoa học tự nhiên,
Tư duy là khách quan vì về nội dung nó chỉ phụ thuộc vào hiện thực
khách quan được phán ánh Nhưng đồng thời nó cũng chủ quan, vì được con người thực hiện nhờ năng lực suy nghĩ riêng của bọ, năng lực cho phép con người phân tích các đối tượng, phân định cái chung, cái bản chất trong chúng, trừu tượng hóa khỏi mọi khía cạnh khác của chúng, tức là khả năng thực hiện trong tư duy hành vi vốn không có ở hiện thực quanh ta và không phụ thuộc vào ý muốn của ta
Bên cạnh đó cũng phải tránh một thái cực khác khi một số nhà khoa
học lại khẳng định là trong nhận thức, cũng như trong các tri thức không
hề có bất cứ yếu tố chủ quan nào Họ cho rằng chỉ có thể đạt được chân lý, nếu như vứt bỏ toàn bộ cái cá nhân, chủ quan cả trong nhận thức, lẫn
trong nội dung của tri thức
Thực ra, mọi quá trình nhận thức, mọi chân lý cả về hình thức lẫn nội
dung đều bao gồm sự thống nhất cái chủ quan và cái khách quan Mọi chân lý đang phát triển đều ít nhiều chứa trong nó cái chủ quan, chứ không thể là chân lý “thuần tuý” Và nói chung thiếu chủ thể thì không thê có bất cứ
nhận thức nào Còn nếu như quá trình nhận thức được chủ thể thực hiện,
thì nó nhất định cần phải chứa cái gì đó chủ quan Chẳng hạn, môi trường
xã hội ảnh hưởng mạnh đến tiến trình và kết cục nhận thức Thực vậy, như
V L Lênin nhận xét: “mục đích của con người là đo thế giới khách quan sản sinh ra, và lấy thế giới khách quan làm tiền đề - coi thế giới khách quan là cái hiện có, là cái có thật Nhưng con người lại thấy hình như những mục đích của nó lại lẫy từ bên ngoài thế giới, độc lập đối với thế giới” như thế, những mục đích con người cũng thể hiện cái chủ quan và cái khách
quan trong sự thống nhất biện chứng của chúng”!
Môi trường xã hội có ảnh hưởng cơ bản đến việc lựa chọn khách thể
nghiên cứu, hướng nhận thức, lựa chọn con đường và phương tiện nghiên cứu khoa học; nó là yếu tố quan trọng nhất định hình phong cách tư duy Do vậy, không thể loại ra khỏi quá trình nhận thức nhân tố chủ quan như,
tư chất của cá nhân nhà khoa học, các đặc tính tâm lý riêng, dung lượng
Trang 16
16 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
tri thức thuộc lĩnh vực nghiên cứu, kinh nghiệm sống và hoạt động nhận
thức Những tư tưởng, ý nghĩ xác định đã có trong lĩnh vực nghiên cứu, lập trường giai cập và bầu không khí khoa học, trong đó nhà nghiên cứu sống và làm việc cũng ánh hướng đến kết quả nhận thức
Điều đó chứng tỏ, không thể có những cái gọi là khoa học hay tri thức thuần tuý thoát ly hoàn toàn khỏi các yêu tỗ chủ quan, khỏi môi trường xã hội và tính bị chế định xã hội Mọi hành vi nhận thực đều phải
ít nhiều chịu sự quyết định chủ quan, vì những yếu tố chủ quan nêu trên
đều có ở bất cứ nghiên cứu khoa học nào Chúng là điều kiện cần thiết dé tái tạo lại trong nhận thức những thuộc tính, những mỗi quan hệ của khách thê
Hình thức của tư duy cũng là sự thống nhất biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan Tư duy là chủ quan (về hình thức) vì trước hết nó chỉ diễn ra trong đầu óc con người (chủ thể) Không tồn tại thứ tư duy khách quan diễn ra ngoài và không phụ thuộc vào con người Về hình thức tư duy là chủ quan còn do các hình thức tư tưởng của nó như cảm giác, tri giác, ý niệm, phán đoán, khái niệm đều chỉ có ở con người Cuối cùng, kết quả của tư duy là cái tư tưởng, hình tượng trong ý _nghĩ về đối tượng hiện thực, chứ không phải chính đối tượng ấy
Tuy nhiên hình thức của tư duy cũng khách quan Tính khách quan đó thể hiện ở việc, con người không thể tùy ý đặt ra các hình thức lôgíc Các hình thức liên hệ tư tưởng trong tư duy là đúng đắn chỉ nếu như
chúng là sự phản ánh phù hợp các hình thức liên hệ giữa các sự vật, các
hiện tượng khách quan được phản ánh trong các ý nghĩ ấy Mọi kiểu lên
hệ lôgíc khác đi chỉ là xuyên tạc, phản ánh sai lệch hiện thực khách quan
vào ý thức con người
3 Tính sáng tạo của tư duy
Với tư cách là dạng tổ chức cao nhất của vật chất, bộ não - cơ quan
của tư duy - không thụ động tiếp thu và xử lý thông tin nhận từ bên ngoài
Chu thé tw duy đặt ra mục đích xác định, soạn thảo kế hoạch thực hiện,
tích cực điều khiển các hành động cúa mình Trong khi phản ánh hiện thực bằng các phạm trù lôgíc, nối kết các suy nghĩ, con người không chỉ tạo ra trong ý thức các hình tượng tư tưởng về hiện thực và các mối liên hệ giữa chúng, mà còn sáng tạo, chế tác lại sự phản ánh nhận được, do vậy nó có khả năng nhìn thấy trước diễn tiến các sự kiện, thực hiện sự cải tạo tiến bộ đối với hiện thực Nhưng liệu có phải mọi tư đuy đều là sáng tạo không? Thường người ta vẫn cho rằng, chỉ / duy nào đưa đến những
Trang 17Chương 1 BAN CHAT VA CÁC ĐẶC TRUNG CUA TU DUY 17
Xưa nay vẫn có ý kiến là, chỉ những cá nhân đặc biệt, tài năng đạt được những kết quả khoa học, văn học, nghệ thuật xuất sắc mới có tư
duy sáng tạo Tuy nhiên, đó lại là cách hiểu quá hẹp về sáng tạo Dĩ nhiên, các nhân vật tài năng xuất chúng là những điển hình sáng tạo cao nhất, nhưng hết thảy những người đang tham gia giải quyết các vấn đề lý thuyết, thực tiễn phức tạp khác nhau, hay chỉ những vẫn đề đời sống thường nhật và đạt được những kết quả mới, đều thê hiện những yếu tô sáng tạo nhất định Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng L.X Vưgôtski đã
nhận xét rất đúng rằng, sáng tạo là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
người và nó thể hiện hàng ngày ở mỗi người có lý trí
Các nhà duy: tâm buộc tội các nhà duy vật ở chỗ, đường như họ không đánh giá hết và thậm chí còn phủ nhận tính chất sáng tạo của tư duy con người, răng chỉ có trên cơ sở duy tâm mới có thê vạch ra và luận chứng được khía cạnh sáng tạo của tư duy Tuy nhiên, không phải như vậy Các nhà duy tâm thần bí hóa ý thức, nhìn thấy tiềm năng sáng tạo
của nó ở chỗ, hình như nó có khả năng sáng tạo ra thế giới, tạo ra các sự
vật thực Các nhà duy vật mọi thời đại đều chống lại cách hiểu như thế về bản chất của ý thức và sự “sáng tạo” kiểu đó Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ công nhận tư duy có tính sáng tạo, mà còn lần đầu tiên luận chứng cho nó Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin lại cho rằng, một trong những hạn chế cơ bản của chủ nghĩa duy vật
siêu hình là ở tính trực quan của nó, ở việc không biết vạch ra tính sáng tạo
của tư duy Các ông đã chứng mỉnh đầy thuyết phục rằng, tư duy lý luận là
quá trình sáng tạo tích cực, trong đó con người tạo ra mô hình tư tưởng của
hiện thực, rồi biến nó thành đối tượng nhân tạo không có nguyên mẫu trực
tiếp ở thế giới khách quan
Chỉ có sự sáng tạo, khi vạch ra những mối liên hệ ban chat, các tính quy luật phát triển của các sự vật, mới có khả năng khám phá những sự kiện và quá trình đã qua, nhìn thấy trước tương lai, vạch ra bản chất của
những đối tượng và hiện tượng vốn không thể cảm nhận trực tiếp Chẳng hạn, chưa bao giờ và chưa có ai nhìn thấy các hạt cơ bản thậm chí qua
các dụng cụ hoàn thiện nhất hiện nay, nhưng các nhà vật lý lại biết nhiều thuộc tính của chúng nhờ tư duy sáng tạo dựa cơ sở trên những đữ liệu cảm tính thu nhận gián tiếp
Trang 1818 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Tính chất sáng tạo của tư duy còn thê hiện ở việc biết đặt ra những vấn đề lý thuyết mới Những tư tưởng và giả thuyết mới không thể xuất
hiện do thụ động phản ánh hiện thực Nhà khoa học thực thụ là nha sang
tạo tích cực luôn luôn đưa vào hình tượng tư tưởng do mình tạo ra cái gì
đó mang bản sắc của mình, khi thực hiện việc trừu tượng hóa, lý tưởng
hóa và những thủ thuật nhận thức khác :
Nhiém vu chinh yếu của nhà khoa học là lần theo vết những đường nét không rõ ràng, nhiều khi là giả đối của hiện tượng ‹ đề vạch ra bản chất ân sâu của nó, qua cái ngẫu nhiên nhận biết cái tất yếu, soi tỏ cái chung trong cái đơn nhất, vạch ra các quy luật vận hành và phát triển của nó, qua cái đã biết bằng cái nhìn trí tuệ của mình tiến vào cái chưa biết Sự phản ánh thụ động, trực quan hời hợt về hiện thực và sự đúc rút lôgíc } `* ‘ 4 giản đơn những tư tưởng này từ những tư tưởng khác hồn tồn khơng đủ
để giải quyết những nhiệm vụ ấy
Như vậy, tính sáng tạo của tư duy được thể hiện ở chỗ, chỉ có nhờ nó chủ thể mới có khả năng phát triển nhận thức khoa học, tạo ra những
tư tưởng và học thuyết khoa học mới, làm phong phú thêm cho khoa học bằng những đữ kiện và những kết luận lý thuyết, những nguyên tắc khoa -
học và những chỉ dẫn thực tiễn mới Ngoài ra, sự sáng tạo khoa học còn
đặt ra việc sử dụng tích cực, hợp lý toàn bộ các phương tiện và phương
pháp nhận thức, việc biết vạch mở và ứng dụng sáng tạo trong khoa học
những khía cạnh phương pháp luận rút ra từ những tri thức đã được đúc kết từ trước ở lĩnh vực ây, cũng như các chức năng phương pháp luận, thế giới quan và lôgíc của phép biện chứng duy vật và cách hiểu duy vật lịch su Nếu chỉ biết những nguyên lý, quy luật, phạm trù triết học cơ bản thì vẫn chưa đủ, cần phải biết sáng tạo sử dụng chúng vào những hành vi
nhận thức cụ thể Nhưng đó là việc không hề đơn giản Mọi khách thể
đều đòi cách tiếp cận, phương tiện nhận thức riêng tương ứng với bản chất của khách thể đó Nhà khoa học thường dùng không phải những phương pháp nhận thức riêng lẻ, cô lập với những phương pháp khác, mà tổng thể toàn vẹn của chúng Xác định các phương pháp, thủ thuật,
phương tiện nhận thức từng hiện tượng hiện thực cụ thể, con đường và
phương thức kết hợp đưa chúng vào quá trình nhận thức, xác định vai trò và vị trí của chúng trong quá trình đó, cũng đều là những công việc đầy sáng tạo Hơn thế, chính các phương pháp và phương tiện nhận thức cũng được hoàn thiện trong quá trình phát triển của khoa học, ngày càng có thêm những khía cạnh và sắc thái mới
Tư duy thể hiện tính sáng tạo đặc biệt rõ ở tầm lý luận trừu tượng
Tính tích cực sáng tạo của nó gia tăng theo đà phức tạp thêm của nhận
Trang 19Chương 1 BẢN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CUA TƯ DUY 19
trong quá trình ấy tư duy càng ngày càng liên hệ gián tiếp hơn với hiện thực, tuy nhiên không bao giờ thoát ly khỏi nó
Trên tầm độ tư duy lý luận cao những yếu tố như trí tưởng tác tạo,
tưởng tượng, trực giác, có vai trò rất lớn Trí tướng tác tạo là thành tố của hoạt động sáng tạo có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh của sản phẩm cuối cùng hay các sản phẩm trung gian của hoạt động Có những ý kiến hoài nghi hoặc thậm chí phủ nhận khía cạnh này của nhận thức Trong khi đó ý nghĩa của chúng trong nhận thức khoa học trở lên ngày càng rõ rệt và gia tăng theo đà ý thức tiến vào bản chất sâu sắc của các hiện tượng, vào
“những bí mật” kín đáo nhất của hiện thực Như đã biết, nhiều quá trình
vật chất không thể tri giác cảm tính, hoặc quan sát trực tiếp nhờ dụng cụ tân kỳ nhất mà ngày nay khoa học đang có Chỉ có thể thâu tóm, hình dung chúng trong ý thức Chính viễn tưởng khoa học, giả tưởng sáng tạo dựa trên cơ sở thực tiễn mới cho phép nhà khoa học thâm nhập vào lòng sâu nguyên tử, vào khoảng không bao la các thiên hà, vào bản chất của những đối tượng, hiện tượng mà các giác quan con người không tiếp cận được
V I Lénin gọi khả năng con người tưởng tượng là thiên tính vô
cùng quý giá “Người ta sẽ nhằm nếu cho Tăng trí tưởng tượng chỉ cần
thiết cho thi sĩ Đó là một thiên kiến ngu xuân! Ngay cả trong toán học,
trí tưởng tượng cũng cần thiết; ngay việc phát minh ra tính vi phân và
tính tích phân cũng không thể có được nếu không có trí tưởng tượng Trí tưởng tượng là một phẩm chất vô cùng quý giá ”! Mọi tư duy lôgíc, khoa học lý luận đều chứa những yếu tố viễn tưởng khoa học, thiếu nó thì không thể có nhận thức các quá trình theo chiều sâu, các quy luật bên trong của sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần
Trên thực tế những quá trình định hình khái niệm, xây dựng các học
thuyết khoa học về những quy luật vận hành, phát triển của tự nhiên, xã hội và của chính tư duy đều đòi hỏi sử dụng rộng rãi những thủ thuật khoa học, trí tưởng tượng, lý tưởng hóa Nhờ chúng mà nhiều khi khoa học xây đựng những khách thé lý tưởng hóa chỉ tồn tại trong tưởng tượng nhà khoa học, nhưng lại cho phép thâm nhập sâu vào bản chất của khách thể Những thủ thuật nhận thức ấy tất yếu chứa yếu tố viễn tưởng khoa học Thậm chí cá sự khái quát đơn giản cũng không thể thiếu tưởng tượng V I Lênin nhận xét: “Ngay trong sự khái quát đơn giản nhất, trong ý niệm chung sơ đẳng nhất (“cái bàn” nói chung) cũng có một phần nhất định của áo tưởng (Vice versa: thật vô lý: nêu phải phủ nhận vai trò của ảo tưởng ngay trong khoa học chính xác nhất )”
Trang 20
20 GIAO TRINH LOG{C HOC BIEN CHUNG
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều đã nói về và nhắn mạnh vai trò của tưởng tượng trong các phát minh nền tảng vốn chỉ do những nhà
khoa học mà bên cạnh những phẩm chất khác còn có thêm năng lực viễn
tưởng khoa học, thiên tính tưởng tượng sáng tạo tìm ra
Tưởng tượng khoa học cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc xây dựng các mô hình dự báo tương lai Một trong những chức năng quan trọng nhất của khoa học là đ¿ báo Mỗi học thuyết khoa học không chỉ cho phép con người giải thích bản chất các hiện tượng mà nó đề cập đến, vạch ra tính quy luật phát triển của chúng và chịu sự chỉ dẫn của những tri thức dy trong hoạt động thực tiễn của mình, mà còn trên cơ sở những tri thức ây cho phép thấy trước những sự kiện tương lai, đoán định trước sự xuất hiện của các hiện tượng trước đây chưa từng biết và trên cơ
sở đó hoạch định hoạt động thực tiễn Tuy nhiên, việc thấy trước tương lai
thậm chí khi đã được trang bị bằng những tri thức khoa học cũng không thể thiếu những viễn tưởng khoa học
Khi nghiên cứu các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đi đến kết luận khoa học về sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản Kết luận â ay được rút ra vào lúc trên
thế giới còn chưa có đến cả mầm mống của chế độ cộng sản Dựa trên cơ
sở nào mà C Mác và Ph Ăngghen đã đặt ra vấn đề về sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản trong tương lai? V I Lênin trả lời: “Xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hừnh thành từ chủ nghĩa tư bản, phát triển lên,
trong quá trình lịch sử, từ chủ nghĩa tư bản, là kết quả tác động của một
lực lượng xã hội do chủ nghia tu ban sinh ra Trong tài liệu của C Mac người ta không thấy mảy may một ý định nào nhằm bịa ra những ảo tưởng, nhằm đặt ra những dự đoán vu vơ về những điều mà người ta không thể nào biết được C Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giông
như một nhà tự nhiên học đặt, chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng
của những biến đổi của nó”! Dự báo khoa học của C Mac va Ph Angghen
khác chủ nghĩa xã hội không tưởng với những ảo tưởng vô căn cứ về tương
lai xã hội ở chỗ, tất cả các dự báo của các ông đều đựa trên sự phân tích
khoa học về xu hướng phát triển của nó
Vì thế C Mác không chỉ nêu ra những đặc điểm cơ bản của xã hội
cộng sản tương lai, mà còn xem xét cụ thể các điều kiện sống của xã hội
đó Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta” nổi tiếng, Người đã dự báo chế độ cộng sản trải qua hai giai đoạn phát triển thấp và cao, đồng thời chỉ ra đặc trưng của từng giai đoạn Như vậy, ngay trong điều kiện chế độ tư bán,
Trang 21
Chương 1 BAN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC TRUNG CUA TU DUY 21
nhờ tạo ra học thuyết khoa học về sự phát triển của xã hội mà C Mác đã có thê dự báo trước tương lai phát triển khá xa của xã hội, thậm chí còn phân tích nó Không thé thực hiện điều đó nếu thiếu viễn tưởng khoa học
V I Lênin cũng là người điêu luyện trong việc dự báo khoa học Để công bằng cần khẳng định lại lần nữa là, không thể có tư đuy nếu thiếu các đữ liệu cảm tính Các giác quan cung cấp cho con người vật liệu để trên cơ sở đó hình thành các suy nghĩ Tuy nhiên, tư duy trừu tượng lý luận không chỉ khuôn vào các đữ liệu do giác quan mang lại Nếu vậy thì Cantơ đã đúng khi khẳng định tính không thể nhận thức của các đối tượng khách quan Sức mạnh nhận thức của tư duy khoa học lý luận chính là ở chỗ, nó có khả năng trong những giới hạn nhất định rời khỏi các đữ liệu cảm tính, khắc phục tính hạn chế của chúng, nhưng không ngắt đứt mối liên hệ với chúng như với cội nguồn của mình Và điều đó ' cho phép chủ thê nhận thức đạt được nhiều hơn đáng kế cái mà giác quan có
thể cho, vạch ra bản chất các hiện tượng, khám phá những hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ mới nam ngoài khả năng của nhận thức cảm tính Tất cả cái đó chỉ đạt được nhờ tư đuy khoa học lý luận với bộ phận
không tách rời là viễn tưởng khoa học, là tưởng tượng tác tạo
Gắn liền với trí tưởng tượng tác tạo là trực giác Đó là dạng nhận thức cảm tính có mang yếu tô lý tính để tạo thành thời đoạn quan trọng
của sáng tạo khoa học Tri thức trực giác không phải là kết luận lôgíc
chặt chẽ, cũng không là kết quả phản ánh cảm tính về hiện thực, mà nảy
sinh nhờ phỏng đoán của nhà khoa học, ở mức độ nhất định vẫn gắn với
những tri thức đã có trước ở lĩnh vực ấy Vì thế, không thể cho rằng trí thức trực giác là than bí và do vậy khoa học không thé chấp nhận
Các nhà khoa học, đặc biệt ở thời nay càng hay viện đến dạng nhận
thức này hơn Cũng như viễn tưởng khoa học, trực giác xuất hiện do kết
Trang 2222 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
duy có ý thức, cung cấp cho các mô hình của tư duy này chính thứ mà nó đang thiếu
Như vậy, mặc đù tư duy trực giác diễn ra không tuân thủ chặt chẽ các quy luật lôgíc hình thức, nhưng đồng thời nó cũng không hoàn toàn bỏ qua légic va các phương pháp đạt tới tri thức chân thực Vì tư duy trực giác cho kết quả tích cực không phải từ hư vô, mà trên cơ sở của tư đuy có ý thức, khi đã làm nhiều từ trước để tìm kiếm cách giải quyết sáng tạo vẫn đề đặt Ta, Ngoài ra, tư duy trực giác, như thường thấy, không giải quyết ngay vấn đề, mà chỉ nêu ra con duong và nguyên tắc giải quyết vẫn đề Còn việc giải quyết toàn bộ vấn đề được thực hiện không bằng cách nào khác, ngoài cách bằng tư duy có ý thức
Khi kết hợp với các hình thức tư duy khoa học khác, trực giác đóng vai tro quan trong trong sy phát triển của trí thức khoa học Thậm chí có thể nói rằng, các quá trình nhận thức phức tạp, mọi phát minh khoa học cách này hay khác đều gắn với sự xuất hiện trực giác các tư tưởng và biểu tượng mới và sự kết hợp của chúng
Tuy nhiên, cũng không nên cường điệu quá vai trò của trực giác _ trong nhận thức Một số tác giả cho răng, nhà nghiên cứu thu được những tri thức mới không hắn bằng con đường lôgíc, mà chủ yếu nhờ trực giác, rằng những kết quá khoa học mới hắn không chỉ không được suy ra một cách lôgíc từ các tri thức đã biết từ trước, mà còn bước vào mâu thuẫn với chúng, rằng con đường đến những kết quả mới phải trải qua sự giải quyết trực giác Thật khó đồng ý với ý kiến đó Không thể đánh giá thấp tư duy được ý thức, đặt đối lập nó, hay hơn thế nữa là thay nó bằng tư duy trực giác Tư duy lý luận không thể gol la sang tao, nếu như nó diễn ra tùy tiện, chỉ do tưởng tượng, hay trực giác đẫn đắt Tư đuy sáng tạo được luận chứng và củng cố bằng các phương tiện lôgíc Chính việc sử dụng các phương tiện lôgíc cũng không thể thực hiện một cách máy móc mà
đòi hỏi thái độ sáng tạo
Ngoài ra, tư duy sáng tạo và nhận thức trực giác không phải là hai quá trình khác biệt diễn ra độc lập với nhau Chúng gắn bó hữu cơ với nhau, nằm trong sự thống nhất biện chứng là điều cũng đảm báo cho tính
chất sáng tạo của tư duy
Tất cả điều đó chứng tỏ một sự thực là tư duy có tính sáng tạo, chỉ có như vậy nó mới có khả năng phản ánh bản chất sâu sắc của thế giới khách quan
Câu hỏi ôn tập:
1 Hãy giải thích các nghĩa khác nhau của thuật ngữ lôgíc Thế nào là “lôgíc của
Trang 23Chương 1 BAN CHẤT VA CAC BAC TRUNG CUA TU DUY 23
2 Hay giai thich mdi quan hé gitia cdc khai niém “lôgíc hình thức” và “lôgíc học
hình thức”; “lôgíc biện chứng” và “lôgíc học biện chứng”
3 Lôgíc học hình thức có nghiên cứu tư duy biện chứng và có là một bộ phận của lôgíc học biện chứng không? Hãy luận chứng cho ý kiến của mình
4 Trình bày bản chất của tư duy theo quan điểm mácxít Hãy xác định nội hàm của các khái niệm “tư duy trực quan”, “tư duy trừu tượng”, “tư duy kinh
HH
nghiệm”, “tư duy lý luận” Chúng quan hệ với nhau như thế nào?
5 Trình bày về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong tư duy Hãy xác định nội hàm của các khái niệm “tư duy hình thức”, “tư duy siêu hình”, “tư duy biện
chứng” Chúng quan hệ với nhau như thế nào?
Tài liệu tham kháo!:
1 Ph Ăngghen: Chống ÐĐuy-rinh; Biện chứng của tự nhiên, trong
C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
2 C Mác: Tư bản, tập 1: Quá trình sản xuất của tư bản, trong
C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 3 C Mác: Các bản thảo kinh tếnhững nằm 1857 - 1859, trong
C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 46 (gồm 2 phần), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1998
4 V.I.Lênin: Bút ký triết học
V.1 Lênin: Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981 C Mác, Ph Ăngghen, V I Lênin: Bàn về lôgíc biện chứng, Hà Nội, 1985
M M Rôdentan: Nguyên lý của lôgíc biện chứng, Hà Nội, 1962
M M Rôdentan: Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của Mác,
Hà Nội, 1962
8 E.V.llencôv: Lôgíc học biện chứng, Hà Nội, 2003
lịch sử phép biện chứng mác-xít — từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1986
10 Lịch sử phép biện chứng - tập 3: Triết học cổ điển Đức, Hà Nội, 1998
11 A.P Septulin: Phương pháp nhận thức biện chứng, Hà Nội, 1987
12 Bùi Thanh Quất: Lôgíc học hình thức, Hà Nội, 1998
13 Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp: Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen,
Ha Ndi, 1999
! Các tài liệu số 1 — 17 là bắt buộc dùng chung cho toàn bộ tập bài giảng này, ở mỗi chương
Trang 2424 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
14 Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Anh Tuấn: Lôgíc học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2003
15 Căngtơ: Phê phán lý tính thuần tuý, Nxb Văn học, Hà Nội, 2004
16 Căngtơ: Phé phán năng lực phán đoán, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006
17 Hêghen: Hiện tượng học tỉnh thần, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006
Bài 1:
6:11-— 150 8: 51-— 106; 323 - 370; 10:415 -473; 13: 38-107; 14: 12-40
1 Trọng Nhân: “Đôi điều trao đổi với tác giả cuốn “Tìm hiểu lôgíc học””, Tạp chí Triết học, số 3/1992
2 Hồ Bá Thâm: “Bàn về năng lực tư duy”, Tạp chí Triết học, số 2/1994
3 Nguyễn Bá Dương: “Về việc xây dựng đề cương và ý đồ phát triển phép biện chứng duy vật”, Tạp chí Triết học, số 2/1998
4 Lê Huy Hoàng: “Một số quan niệm về sáng tạo trong lịch sử triết học”, Tạp chí Triết học, số 4/1998 5 Nguyễn Bá Dương: “Về đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật”, Tạp chí Triết học số 5/1999 6 Trần Đình Thoả: “Một số vấn đề về tư duy biện chứng mác-xít", Tạp chí Triết học số 2/2002
7 Nguyễn Văn Ba: “Điều kiện khách quan có là một thành tố của trong cấu trúc của chất lượng tư duy”, Tạp chí Triết học số 8/2002
Nguyễn Mạnh Cương: “Về bản chất của tư duy”, Tạp chí Triết học, số 1/2004 9 Nguyễn Thanh Tân: “Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó”, Tạp chí
Triết học, số 2/200A
10 Vũ Văn Viên: “Tư duy lôgíc - bộ phận hợp thành của tư duy khoa học”, Tạp chí
Trang 25Chương 2
SỰ XUẤT HIỆN LOGIC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO DIEN BUC
Mục tiêu:
Hiểu tính hạn chế lịch sử của lôgíc học Aristot truyền thông và các ÿ
đồ cải cách nó trong lịch sử triết học; năm được nội dung cơ bản của
lôgic học siêu nghiệm của Cantơ, những khải niệm cơ bản của nhận thức luận Camto, cơ chế tổng hợp tri thức từ cảm tính và giác tính, khái niệm lý tính và vai trò của nó trong lôglc học của Camtơ; nắm được nội dung cua lôgíc học biện chứng duy tâm Hêghen, phân tích được con đường dẫn Hêghen đến Khoa học lôgíc, nắm được quan niệm của ông về đồng nhất tư duy và tôn tại, cơ chế vận động của các phạm tri: légic
1 Các dự án đổi mới lôgíc hình thức trước và sau triết học cổ điển Đức Lôgíc học truyền thống do Aristôt sáng lập được coi là giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học lôgíc
Một số hình thức và quy tắc tư duy lôgíc đã được biết đến từ lâu trước Aristôt, khi con người vừa mới thoát ra từ giới động vật và có nhu cầu giao tiếp với nhau ngay khi bắt tay vào sản xuất các vật phẩm, mà
mọi sự sản xuất lại luôn mang tính chất xã hội Chính sản xuất đã làm
nảy sinh ở con người sự cần thiết trao đổi các ý nghĩ, hiểu biết đưới đạng các phản đoán và lập luận
Trong quá trình đó, lúc đầu con người lặng lẽ đơn độc vạch ra các hình thức gắn kết các tư tưởng Dần dần khi giao tiếp với nhau rồi tác
động vào giới tự nhiên, họ mới có điều kiện kiểm tra tính chân thực của
chúng, thử thách các kết cấu trí tuệ của mình Những phương cách và hình thức suy luận làm con người hiểu biết lẫn nhau và đưa đến những
Trang 2626 GIÁO TRÌNH LƠGÍC HỌC BIỆN CHỨNG
có thể dẫn đến chân lý; và ngược lại, những mối liên hệ giữa các tư tưởng dẫn đến những kết luận sai lầm, đã bị loại bỏ
Như vậy, các hình thức và quy tắc tư duy sơ khai đơn giản nhất đã
được hiện thực hóa trong hoạt động nhận thức, được kiểm tra trong thực
tiễn, được đối tượng hóa và được củng cô như là những hình thức tư duy
Nhắn mạnh ý nghĩa của thực tiễn xã hội, của kinh nghiệm đối với việc tạo ra các phạm trù của lôgíc học, V I Lênin viết: “Thực tiễn của con
người lặp đi lặp lại hàng nghin triệu lần được in vào ý thức con người băng những hình tượng lôgíc
Khi tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong lao động hàng ngày, người nguyên thuỷ đã tìm ra cách bảo vệ mình tránh thú đữ, thiên tai Điều đó cũng lại thường xuyên làm phát triển tư duy con người, làm hoàn thiện hơn các cách nhận thức thế giới xung quanh Chắng hạn, để kiếm và giữ lửa, chế tác các dụng cụ băng đá đơn giản nhất, dựng túp lều đơn sơ nhất, thì
cũng cần có những tri thức, kinh nghiệm thực tế nhất định và nhất là một
trí tuệ khá phát triển Chú ý đến tình hình đó, Ph Ăngghen viết: “đây cung và tên, là những công cụ rất phức tạp, mà muốn phát minh ra được tất phải có kinh nghiệm tích luỹ lâu ngày và phải có trí lực phát triển hơn, và vì thế cũng đồng thời phái biết được nhiều phát minh khác”
Sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ đã thúc đây hơn nữa việc định hình và tiến bộ của tư duy Từ đây bắt đầu xuất hiện tư duy trừu tượng, các kết quả quan sát được khái quát, củng cố và lưu giữ lại, các khái niệm được định hình và làm phong phú thêm tat ca đều phải dựa trên ngôn ngữ phát triển qua bao thế kỷ
Ngay từ thời cỗ xưa đó, sự phát triển của tư duy đã gắn bó mật thiết với sự tiễn bộ của nhận thức ở con người, và các vấn đề lôgíc cũng được nghiên cứu như các vẫn đề của nhận thức, như các phương pháp thâm nhập vào bản chất các hiện tượng Chẳng hạn, người Ấn Độ cỗ đã nghiên cứu cách thức suy luận đơn giản nhất (ngũ đoạn luận ) và vai trò của chúng trong nhận thức Người Trung Hoa cỗ đã từng nêu ra bảy phương pháp suy luận lôgíc, trong đó có những phương pháp khá giống với quy
nạp và điễn dịch
Các nhà tư tưởng Hy Lạp cỗ đại đã đóng góp nhiều cho sự phát triển logic hoc Démécrit (460 — 370 TCN) đã chủ ý đến khái niệm, loại suy, giả thuyết và một vài khía cạnh của lôgíc quy nạp Tất cả những vấn đề đó đều được ông vạch thảo trên cơ sở đuy vật, trên cơ sở nghiên cứu kinh
1V,].Lênin: 7 oan tdp, tap 29, Nxb Tién bé, Matxcova, 1981, tr 234
Trang 27Chương 2 SỰ XUẤT HIỆN LOGIC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO BIEN BUC 27
nghiệm về tự nhiên Đêmôcrít phủ nhận cái gọi là tư duy thuần tuý không gắn gì với kinh nghiệm, coi phương pháp diễn địch của trường phái Pitago (thê kỷ 6 TCN) là không đúng đắn và có hại cho nhận thức giới tự nhiên Nói bằng ngôn ngữ ngày nay thì Đêmôcrít chỉ thừa nhận có lôgíc nội đung dựa vào quy nạp Theo ông, chỉ có thê thu nạp tri thức lý luận
trên cơ sở của kính nghiệm, của các quan sát thực nghiệm
Đối lai thi Xdcrdt (469 - 399 TCN) va Platén (427 - 347 TCN), tuy cũng nghiên cứu những vấn đề đó, nhưng lại trên cơ sở đuy tâm khách
quan Vì các sự vật thực chỉ là bóng của các ý niệm, cho nên, theo các
ông, nhận thức cảm tính không đủ khả năng thâu tóm được chân lý; chỉ có thế đạt tới chân lý bằng sự suy tư Lôgíc học của Platôn là lôgíc đối
thoại, tranh biện, lập luận và chứng minh lôgíc Như vậy, y nghia tich cuc
của triết học Platôn là ở phần về biện chứng của các khái niệm - đó là biện chứng của cuộc đấu tranh giữa các ý kiến trái ngược nhau Ông nghiên cứu phép định nghĩa khái niệm, có ý đồ nêu định nghĩa của phán đốn vốn được ơng xem là yếu tố chủ yếu của tư duy, tiến hành phân loại
các ý niệm, phạm trù, muốn làm rõ bản chất các phạm trù đồng nhất và
khác biệt và đôi khi còn biểu lộ một số ý tưởng về các quy luật lôgíc hình thức cơ bán Nhưng ông đã xem tất cả các hình thức tư duy tách rời thế giới khách quan
Tuy nhiên, cá Démécrit, lẫn Platôn đều chưa xây dựng được học thuyết về các quy luật và hình thức của tư duy Aris/ô: (384 - 322 TCN) đã hoàn thành nhiệm vụ ấy Cống hiến lớn lao của Aristôt trước hết là ở việc không chỉ suy ngẫm và khái quát lý luận các thủ thuật suy luận khác
nhau thường được sử dụng vào thời đó, mà còn chứng minh được rằng,
các phán đoán khác xa nhau về nội dụng cũng vẫn đều tuân theo các quy tắc chung nhất định
Khi lý giải các vấn đề như: nguồn gốc sức mạnh cưỡng chế của ngôn từ, phương tiện mà nó cần dùng để buộc mọi người phải đồng ý với điều gì đó và thừa nhận là chân lý, Aristôt đã suy ngẫm lại tất cả những tri thức phân tán, riêng lẻ có trước ông về các phương cách và hình thức tư đuy, tổng kết kinh nghiệm đã tích luỹ đến thời đó về hoạt động nhận thức của con người, phát biểu những quy luật cơ bản của tư duy và vạch thảo những vấn đề chủ yếu của khoa học lôgíc Aristôt đã rất hiểu rằng, chỉ có thể thu được những tư tưởng chân thực mới từ những tư tưởng chân thực khác khi và chỉ khi chúng liên hệ với nhau một cách đúng đắn
Mỗi liên hệ giữa các tư tưởng chân thực dẫn đến tư tưởng chân thực mới,
Trang 2828 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Aristôt đã xây đựng lý thuyết suy luận diễn dịch và trước hết là thuyết tam đoạn luận nổi tiếng, nghiên cứu gần như hết thảy các loại hình
và các kiểu tam đoạn luận, các quy luật cơ bản của tư duy như những
nguyên tắc nhận thức quan trọng nhất, xây đựng lý thuyết về khái niệm
và về phán đốn Tóm lại, Aristơt đã vạch thảo tất cả các bộ phận của lôgíc học hình thức mà ta đã học
Lôgíc học Aristôt đã dựa trên /Ù giới quan duy vật, vì ông hiểu lôgíc học là khoa học về suy luận đúng đắn, về cách thức chứng minh chân lý, mà chân jÿ đối với ông chính là sự tương thích của tư tưởng với hiện thực Vì thế khi đi tìm chân lý, con người không được tùy tiện gắn kết các ý nghĩ của mình, mà phải phù hợp hoàn toàn với mối liên hệ giữa các đối tượng tự nhiên được phản ánh vào những ý nghĩ ấy Mà nếu vậy
thì các quy luật, các hình thức và quy tắc của tư duy, theo Aristôt, được
định hình không phải tùy tiện, chứng có cơ sở khách quan trong chính
ton tại vật chát
Về sau lôgíc học hình thức tiếp tục phát triển, được bổ sung thêm
những quy tắc và hình thức tư duy mới, nhưng về cơ bản nó vẫn giữ dáng
vẻ như đã được Aristôt sáng tạo ra Cho đến tận thế ky XIX, vé thuc chat lôgíc học hình thức là lôgíc duy nhất của nhận thức khoa học, đến khi đó,
về cơ bản nó vẫn đáp ứng được những nhu cầu phát triển nhận thức khoa học, đảm bảo tính đúng đắn của tư duy trừu tượng dẫn tới chân lý
Vốn như là lôgíc của nhận thức khoa học và như là một phương
pháp nghiên cứu xác định, lôgíc học hình thức đã có vai trò quan trọng vào thời kỳ thống lĩnh của phép siêu hình, khi khoa học từ nghiên cứu các quy luật chung của hiện thực vật chất chuyển sang nghiên cứu sâu
hơn bản chất của các hiện tượng riêng rẽ, sang việc tích nhặt các dữ liệu khoa học thực tế, khi còn cần phải chia nhỏ hiện thực ra thành các đối
tượng, hiện tượng riêng biệt, rồi chia tiếp chúng ra các bộ phận cấu thành, phân vạch các tính chất, đặc điểm, khía cạnh để nghiên cứu chúng trong tính biệt lập riêng rẽ, ngoài sự phát triển Để xem xét các đối tượng như những thứ tự đồng nhất và dùng các phạm trù bất động, thì lôgíc học hình thức gần như hoàn toàn phù hợp với phương pháp nhận thức siêu hình và đã đóng góp nhiều cho việc giải quyết các nhiệm vụ khoa học
Nhưng ở thời kỳ đó, lôgíc học hình thức đã không thể đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu của nhận thức khoa học, bởi lẽ ngay từ đầu nó đã bị cương toả
bởi một số hạn chế nhất định, rồi ngày càng bộc lộ rõ hơn trong quá trình khoa học phát triển Ngay Aristôt đã rõ là, những đòi hỏi mà ông đặt ra cho
lôgíc của nhận thức khoa học đã vượt quá xa khả năng của lôgíc học hình
Trang 29Chương 2 SỨ XUẤT HIỆN LƠGÍC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO BIEN BUC 29
đoán, suy luận) một cách biện chứng Ông đặt ra vấn để biện chứng của cái
đơn nhất và cái chung trong các hình thức tư đuy, xét chúng như là các
hình thức nội dung Dĩ nhiên, Aristôt đã không thé khám phá được biện chứng thực sự của các hình thức đó do sự phát triển còn hạn chế của thực tiễn và khoa học thời đó Nhưng chính việc đặt ra một số vấn đề vượt khỏi
tầm của lôgíc học hình thức đã có ý nghĩa to lớn V I Lênin viết: “Ở Aristôt, đâu đâu lôgíc khách quan cũng /ấn lộn với lôgíc chủ quan, và lẫn lộn một cách khiến cho đâu đâu lôgíc khách quan cũng /ô ra Không còn
nghỉ ngờ gì về tính khách quan của nhận thức nữa”!
Khi nghiên cứu biện chứng của cái đơn nhất và cái chung, Aristôt đã khẳng định rằng, nếu thiếu tri giác cảm tính thì không thể có nhận thức
Chính nhờ tri giác cảm tính về các đối tượng đơn nhất mà con người
khám phá ra những mối liên hệ chung Thông qua tri giác các sự vật đơn nhất con người tìm ra các yếu tố chung dưới dạng các tính chất giống nhau ở các vật riêng rẽ Chính bản thân Aristôt từng viết: “chúng ta biết
cải chung nhờ khái niệm, còn cái riêng nhờ cảm tính, bởi vì khái niệm
liên quan đến cái chung, còn tri giác cảm tính — đến cái riêng”2 Tuy nhiên, ông lại công nhận chỉ tri thức riêng được rút ra từ cái chung mới là chân thực Ông coi cái chung là cái có trước, đáng tin cậy hơn Liên quan
đến điều nay, V I Lénin nhan xét: “sw lân lộn chất phác, sự lẫn lộn bất
lực và đáng thương trong phép biện chứng của cái chung và cái riêng —
của khái niệm và tính thực tại do giác quan tri giác được của đối tượng cá biệt, của sự vật, của hiện tượng””?
Aristôt, một mặt đã khẳng định rất đúng rằng, cái chung khơng thể
có ngồi cái riêng, ngoài cái đơn nhất, nhưng mặt khác, lại chỉ công nhận
sự tồn tại của cái đơn nhất, tách cái đơn nhất khỏi cái chung và thậm chí
ở mức độ nào đó còn đặt đối lập chúng với nhau Đây là hạn chế nghiêm trọng của học thuyết Aristôt về biện chứng cái đơn nhất và cái chung Về điều này, V I Lênin viết: “Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái chung và cái riêng, của khái niệm và cảm giác của bản chất và hiện tượng ”!
Hiểu được hạn chế của lôgíc học hình thức do mình tạo ra, nên
Aristôt còn tiến hành công việc lôgíc của mình trên cơ sở nhiều phỏng đoán biện chứng Ph Ăngghen đã nhận ra điều đó: “Aristôt cũng đã
1V,].Lênin: Toàn (ập, tập 29, Nxb Tiên bộ, Matxcơva, 1981, tr 390 2 Aristot: Vat ly hoc, Matxcova
Trang 3030 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”!, Ông
đã cố xây dựng học thuyết về phạm trù, về mối liên hệ và phụ thuộc lẫn
nhau giữa chúng Khi nghiên cứu các phạm trù bản chất, lượng, chất,
quan hệ, không gian, thời gian, tương tác, ông đã có ý sắp chúng vào hệ
thống xác định và coi chúng như là công cụ của nhận thức hiện thực Như vậy là học thuyết Aristôt đã vượt khỏi khuôn khổ lôgíc học hình thức,
ông đã gắng bố sung thêm cho nó một số yếu tổ biện chứng
Lôgíc học hình thức vốn được định hình như là lôgíc suy luận, nó
giúp rút từ những tư tưởng chân thực ra những tư tưởng mới trước đó chưa biết Nhưng khoa học cần phương tiện tìm kiếm, khám phá những tri thức mới hắn Mà nhiệm vụ đó là không thể giải quyết, nếu chỉ dựa vào lôgíc học hình thức
Sự tiêu vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đánh dấu sự suy tàn của triết học cổ đại và sự gia tăng ảnh hưởng của thế giới quan tôn giáo - thần bí ở thời Trung cổ Vào thời đó các nhà kinh viện sử đụng tam
đoạn luận Aristôt vào các cuộc tranh luận vô tiền khóang hậu về nhiều
van dé, trong đó có những thứ không có giá trị khoa học và chỉ để “luận
chứng” cho các tín điều tôn giáo Với mục đích đó các nhà kinh viện trung cơ đã “cải hốn lại” lôgíc học Aristôt, bóp chết mọi cái sinh động,
tiến bộ, duy vật, tuyệt đối hóa những lệch lạc duy tâm, không nhất quán
trong quan điểm lôgíc của Aristôt
Khoa học tự nhiên hồi sinh càng chứng tỏ sự thiếu hụt của tam đoạn
luận trong việc tìm ra những tri thức mới hắn về thế giới vật chất Sự hồi sinh của các khoa học tự nhiên do nhu cầu của các ngành công nghiệp mới xuất hiện và sự ứng dụng đi kèm với nó các phương pháp thực
nghiệm, đã không thể diễn ra nếu chỉ dựa vào tam đoạn luận Aristôt Vì
thể cũng nảy sinh sự cấp thiết phải cải tổ lại lôgíc điễn dịch của ơng, giải thốt nó khỏi những xuyên tạc kinh viện trung cổ, hoặc là xây dựng lôgíc học mới phù hợp hơn với nhu cầu của khoa học
Người đầu tiên nhận thấy rõ nhất những hạn chế của lôgíc diễn dịch Aristôt và nhu cầu phải xây đựng lôgíc mới là nhà triết học duy vật Anh thé ky XVII PA Bécon (1561 —1626) Ong la ngudi di dau sau thoi kinh viện trung cổ yêu cầu trả nhận thức trở về đối diện với hiện thực, với giới tự nhiên Ông nghiêm khắc phê phán lôgíc hình thức kinh viện, coi nó là
hoàn tồn vơ dụng, bởi lẽ đã bị tách hắn với hiện thực, không dựa vào kinh nghiệm, vào thực tiễn Theo Bêcơn, lôgíc học hình thức dưới dang
kinh viện có hại nhiều hơn là có lợi
Trang 31
Chương 2 SỰ XUAT HIEN LOGIC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO BIEN BUC 31
Tư tưởng thành lập lôgíc học mới được Bêcơn vạch thảo trong tác
phẩm “Bộ công cụ mới” đối lập với “Bộ công cụ” của Aristôt về lôgíc
học Bản thân tên gọi tác phẩm của Bêcơn cho thấy ý đồ của ông về việc xây dựng một lôgíc học mới có thể thay thế lôgíc học cũ của Aristôt Theo Bêcơn, cái mới của lôgíc này là không dựa vào những ý niệm tư
biện, mà vào những phán đoán được định hình trên cơ sở nghiên cứu trực
tiếp giới tự nhiên Và lôgíc quy nạp do Bêcơn khởi tháo đúng là đã có tính chất nêu trên Tuy nhiên, ngược với ý định của ông, lôgíc quy nạp về
sau cũng vẫn trở thành một bộ phận cấu thành của lôgíc học hình thức Bêcơn coi việc xây dựng các khái niệm khoa học là nhiệm vụ chủ yếu của nhận thức khoa học Mà lôgíc học Aristôt, theo ông, lại không thích dụng để thực hiện nhiệm vụ đó, bởi lẽ trong lôgíc học này không có
khái niệm chung nào được định hình trên cơ sở quan sát kinh nghiệm Chỉ có phương pháp quy nạp mới cho phép rút ra những khái niệm chung
từ quan sát và làm thí nghiệm Theo Bêcơn, tam đoạn luận Aristôt chỉ có
thể có ích sau khi nhờ phương pháp quy nạp để có được khái niệm và các tiên đề gắn với chúng
Cách hiểu của Bêcơn về tam đoạn luận khá phiến điện Ơng đã khơng
công nhận vị trí và vai trò của tam đoạn luận trong quá trình hình thành
khái niệm Thực ra trong quá trình đó, các suy luận diễn địch, gồm cả tam đoạn luận, đóng vai trò không kém gì quy nạp Còn nếu cứ theo Bêcơn thì có sự “phân công lao động” đặc thù giữa lôgíc học Aristôt và phương pháp quy nạp: quy nạp là phương pháp hình thành các khái niệm chung, còn
lôgíc học Aristôt cung cấp cách thức rút ra hệ quả từ các khái niệm đã định
hình trước đó
Từ đó rõ ra là, Bêcơn coi quy nạp là phương pháp nhận thức, chủ không hắn là cách suy luận Kinh nghiệm và quan sát đóng vai trò chính trong nhận thức C Mác viết: “Trong học thuyết của ông, cđm giác là hoàn toàn đáng tin cậy và là nguồn gốc của mọi hiểu biết Khoa học là khoa học thực nghiệm, và là ở chỗ dùng phương pháp lý tính đễ xem xét tài liệu cảm tính Quy nap, phân tích, so sánh, quan sát, thực nghiệm, đây là những điều kiện chủ yếu của phương pháp lý tính”! Nói chung, Bêcơn
không phủ nhận lôgíc học Aristôt và ý nghĩa các tam đoạn luận, mà đã
quan niệm rất đúng rằng, tam đoạn luận chỉ đưa người ta đến chân lý xác
đáng, khi chúng có những khái niệm được tạo ra nhờ kinh nghiệm, quan
sát, làm tiền đề
Trang 32
32 GIÁO TRINH LOGIC HOC BIRN CHUNG
Bécon coi quy nap là thao tác rút ra các tiên đề từ kinh nghiệm, còn diễn dịch là rút ra những kinh nghiệm mới từ các tiên đề Kinh nghiệm là
cơ sở của mọi quá trình nhận thức Để khái quát hóa các tài liệu thực
nghiệm nhờ quy nạp, để nhận thức nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên và các mối liên hệ giữa chúng, Bêcơn đã nghĩ ra các bảng quy nạp loại trừ phản ánh các trình độ phát triển nhận thức
Học thuyết quy nạp và nghiên cứu quy nạp do Bêcơn sáng tạo ra đã làm phong phú thêm lôgíc học hình thức Còn bản thân Bêcơn không hắn
đã đặt cho mình nhiệm vụ phát triển légic học hình thức, mà muốn xây
dựng một lôgíc học mới có thể khắc phục tốt những hạn chế của lôgíc học hình thức và trở thành phương pháp tin cậy lĩnh hội những tri thức mới Ở khía cạnh này, Bêcơn cũng nghiên cứu chỉ tiết bản chất các khái niệm khoa học tạo thành nền tảng mọi tri thức của con người Các phương pháp quy nạp xác định mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng cũng
được ông coi trọng để hình thành khái niệm Nhưng, như sẽ biết, vẫn đề
hình thành các khái niệm không thuộc thâm quyền của lôgíc học hình thức, mà thuộc lôgíc học biện chứng Và điều đó có nghĩa là ý đồ “cải cách”
lôgíc học hình thức của Bêcơn thực ra là rất chap va, Ong muốn thực hiện
việc đó bằng cách “gieo rắc” vào nó một số yêu tố biện chứng
Muốn vậy, theo Bêcơn, cần phải thay đối đối tượng và nhiệm vụ của
lôgíc học Nếu đối với Aristôt, vẫn đề đựa vào đâu ngôn từ có được sức
mạnh to lớn như vậy là vẫn đề cơ bản của lôgíc học, thì đối với Bêcơn và một số nhà tư tưởng kế sau ông (Đềcáctơ, Lépnít, Cantơ) lôgíc học trước tiên phải là lôgíc của nghiên cứu khoa học, lôgíc tìm kiếm những tri thức mới, lôgíc phát hiện ra chân lý mới
Nhà triết học duy vật Anh thế kỷ XVII Hốpxơ (1588 - 1679) cũng
đặt ra cho mình nhiệm vụ đó Ông cho rằng con người không thể nhận
thức cái tất yêu trong các sự vật nếu chỉ dựa vào riêng kinh nghiệm Nó
chỉ cho những tri thức mang tính xác suất Theo Hốpxơ chỉ những người
có khả năng suy tư, lập luận mới có thể vươn tới lĩnh hội được chân lý
Phù hợp với học thuyết về đấu của mình, ông gán cho ngôn ngữ vai trò quyết định trong nhận thức; theo ông, thiểu ngôn từ thì cũng không thể có chân lý, không thể có bất kỳ tri thức khoa học nào Chính ngôn ngữ phải làm cơ sở để hồn thiện lơgíc học hình thức Aristôt Còn ngôn ngữ được ông coi như là tập hợp các từ, đến lượt các từ lại là dẫu của các đối tượng
quanh ta Sự kết hợp các từ tạo thành câu, còn các câu kết hợp tạo thành các tam đoạn luận, rồi sự kết hợp các tam đoạn luận lại cho các chứng minh Theo Hốpxơ, chân lý được lĩnh hội nhờ nghệ thuật phân định đúng
Trang 33Chuong 2 SU XUAT HIEN LOGIC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO BIEN BUC 33
cộng hợp các khái niệm (“các dấu”), và suy luận lại là sự cộng và trừ các
phán đoán
Nhà triét hoc Phap thé ky XVII Décdcto (1596 - 1650) là người đã
hình dung và đặt ra rõ nhất nhiệm vụ tạo lập lôgíc của phát minh khoa
học Trong tác phẩm “Suy ngẫm về phương pháp” ông đã kịch liệt phê phán lôgíc học hình thức vì nó không hữu dụng cho việc tìm tòi các chân lý mới, mà chỉ có khả năng chứng minh hay giải thích điều đã biết Khi
nghiên cứu lơgíc học và tốn học, dù biết vai trò hạn chế của lôgíc học
hình thức, nhưng Đềcáctơ không hề phủ nhận nó Theo ông, diễn địch có
vị trí rất quan trọng để đạt tới tri thức ở tất cá mọi lĩnh vực, nếu nó được
giải thoát khỏi lớp vỏ giáo điều kinh viện Nhưng để giảm bớt những hạn chế của lôgíc học hình thức, cần phải bổ sung cho nó những phương pháp nhận thức mới Và nếu Bêcơn cho phương pháp đó là quy nạp, thì ĐÈcáctơ cho đó là phương pháp diễn dịch toán học
Décacto cho rằng, mọi tri thức của con người ‹ cần phải được rút ra từ một nguồn đáng tin cậy duy nhất, như toán học vốn dựa trên cơ sở phép chứng minh chat chế các định lý từ số hữu hạn các tiên đề đúng hiển nhiên vẫn làm Triết học cũng cân phải là khoa học chặt chẽ như toán học Vì thế diễn dịch và tổng hợp phải chiếm vị trí hàng đầu trong nhận thức khoa học Cần phải đi từ những luận điểm xác thực trực giác và tiễn
lên theo các cung bậc diễn dịch để kiểm tra các kết luận bằng tiêu chuẩn
tính minh bạch và hiển nhiên
Như vậy, Đẻcáctơ đánh giá thấp vai trò của nhận thức cảm tính và qua dé cao vai trò của nhận thức lý tính Tuy nhiên thuyết duy lý Đềcáctơ
có ý nghĩa tiễn bộ vào thời đó, vì đã khẳng định sức mạnh vô địch của lý
trí con người Các quy tắc do ông nêu ra đã đóng góp tích cực vào cuộc đầu tranh với chủ nghĩa kinh viện trung cổ Nhưng các nguyên tắc minh bạch và hiển nhiên như là tiêu chuẩn chân lý mang tính quá chủ quan, và do vậy là duy tâm Tuy đã thấu hiểu sự hạn chế của lôgíc học hình thức và đặt ra vấn đề xây dựng phương pháp lơgíc - tốn phổ quát giúp thu nhận tri thức mới, nhưng Décacto van chua thể giải quyết nhiệm vụ ấy
Bản thân việc đặt ra vấn đề đã là quá tốt và việc đó đã ảnh hướng tích cực
đến các nhà khoa học kế tiếp, đặc biệt là Lépnít (1646-1716)
Lépnit cho rang, việc phát minh ra tam đoạn luận là một trong những
Trang 3434 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Thực ra, ý tưởng hình thức hóa các thao tác lôgíc không phải của Lépnit Từ trước ông rất lâu đã có những ý kiến cho rang, có thể diễn đạt các tư tưởng khác xa nhau về nội dung cụ thể chỉ bằng một hình thức lôgíc và họ đã thử hình thức hóa quá trình lôgíc Ngay Aristôt, khi nghiên
cứu vấn đề tính đa dạng các loại hình và kiểu tam đoạn luận, đã trình bày
chúng đưới dạng hình thức hóa Một số nhà lôgíc hiện đại còn cho rằng, cống hiến chủ yếu của Aristôt cho lôgíc học chính là ông đã đưa các biến
tử vào lôgíc học, tức là đã dùng chữ cái để diễn đạt các thuật ngữ của tam đoạn luận, còn các thuật ngữ chung cụ thể được xem như là ý nghĩa của
các biến tử
Nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên trong việc hình thức hóa các suy luận lôgíc Trong quá trình phát triển tiếp theo của lôgíc học, phương pháp hình thức hóa ngày càng chiếm vị trí nổi bật hơn Việc hình thức
hóa lôgíc học tiến triển mạnh vào thời cận đại, khi phép tính với các chữ cái được đưa vào toán học, khi đã dùng ngày càng nhiều hơn các biến đại
lượng, là điều làm phát triển các phương pháp giải các bài toán đồng loại, làm xuất hiện đại số và hình học giải tích Chính vào thời đó đã nảy sinh ý tưởng xây dựng phương pháp hình thức hóa l6gic - toán có thể giúp giải các bài tập lôgíc bất kỳ Lépnít cũng lao vào giải quyết vấn đề này, đặt viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng các phương pháp tính tốn lơgíc Phương pháp này đến giữa thế kỷ XIX đã dẫn tới việc hình thành lơgíc
tốn như một bộ môn khoa học độc lập
Theo Lépnit, lôgíc học mới chỉ nên dùng tối thiểu các khái niệm và mệnh đề cơ bản để rồi từ chúng có thê rút ra các khái niệm và mệnh đề khác Tất cả các khái niệm cơ bản của lôgíc học này cần phải được diễn
đạt bằng các biểu tượng, dấu hiệu nhất định, sao cho sự tô hợp chúng có thể tạo ra tất cả các khái niệm còn lại Ông diễn đạt bằng biểu tượng
không chỉ các khái niệm và các mệnh đề, mà còn cả các quan hệ giữa chúng Ông đòi hỏi thao tác với các biểu tượng phải theo các quy tắc tính tốn lơgíc xác định
Cac thủ thuật và cách ứng dụng phương pháp toán vào các thao tác lôgíc phát triển rất mạnh vào thế ký XIX Đầu tiên nhà lôgíc học và toán học người Anh Gioóc Giơ Bun (1815 - 1864) đã đưa ra những luận điểm cơ bản của đại số lôgíc và đó thực chất là hệ thống lơgíc tốn đầu tiên dưới dạng lôgíc lưỡng trị Sau đó các nhà lôgíc học khác đã hồn thiện lơgíc học này Thời nay, việc nghiên cứu tất cả các phần của lơgíc tốn vẫn đang diễn ra trên quy mô rộng lớn, đạt được những thành tựu đáng kể có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng
Trang 35Chương 2 5Ự XUẤT HIỆN LƠGÍC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO DIEN BUC 35
đã được cải biến nhờ ứng dụng các phương pháp tương ty như các phương pháp toán học và bộ các biểu tượng đặc biệt vào các vấn để vốn đã được lôgíc học Aristôt nghiên cứu Nó nghiên cứu tư duy lôgíc nhờ các phép tốn lơgíc (ngơn ngữ hình thức hóa) Điều đó cho phép mô tả chính xác hơn cấu trúc lôgíc của phép chứng minh và cho phép xây dựng các lý thuyết lôgíc chặt chẽ hơn
Nhờ phương pháp hình thức hóa triệt dé mà lơgíc tốn có thể giải quyết nhiều vấn đề, trước tiên là vấn đề thoả được và phi mâu thuẫn trong các lý
thuyết tiên đề hóa Ưu thế to lớn của lôgíc học này còn ở chỗ, bộ biểu tượng
mà nó sử đụng cho phép thê hiện chính xác những suy luận phức tạp nhất, cô
đọng các khái niệm, loại bỏ những thứ phụ và chuẩn bị văn bản ngắn gọn
thích hợp cho việc xử lý bằng thuật toán trên máy vi tinh
Việc tốn hóa lơgíc học hình thức có ý nghĩa rất tiến bộ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển hiệu quả cả của lơgíc học lẫn tốn học Lôgíc học hình thức được làm giàu thêm bằng các phương pháp toán học mới để giải quyết các nhiệm vụ lôgíc Phương pháp đó cho phép nó thực hiện các phép tính toán học chặt chẽ đối với các quan hệ chung nhất giữa các phần tử khác nhau trong phán đoán và suy luận, hình thức hóa và sắp đặt trật tự các quan hệ đó Các nhà lôgíc học từ đó có khả năng nhờ cơng cụ tốn học thực hiện các suy luận phức tạp có chứa rất nhiều các mối liên hệ tư tưởng vốn không xử lý được hoặc rất khó diễn đạt lôgíc bằng các phương tiện của lôgíc học hình thức thông thường
Ưu thế quan trọng khác của lơgíc tốn so với logic hoc truyền thống còn ở chỗ, nó cho phép thực hiện nhiều phép tính lôgíc phức tạp bằng các phương tiện công nghệ điện tử Tất cả đều có vai trò to lớn trong sự phát triển khoa học lôgíc, dù rằng còn xa mới có thể giải quyết được tất cả các vấn đề lôgíc bằng bộ các biểu tượng Chẳng hạn, nếu chỉ nhờ phép tính
lôgíc khó có thể điễn đạt được đầy đủ hết lý thuyết khái niệm, tương quan
giữa các hình thức tư duy và ngôn ngữ, khó vạch ra được bản chất của loại suy, quy nạp
Trang 3636 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Tuy nhiên cả toán học, đặc biệt ở thời chuyển giao hai thế kỷ XIX — XX, cũng rất cần đến lời giải cho những bài toán thuần tuý lôgíc gắn với
việc luận chứng cho toán học, với việc nghiên cứu các chứng minh toán
học Trong quá trình phát triển tiếp theo của toán học, nhu cầu xích lại gần lôgíc học hình thức của nó ngày càng gia tăng Sự phát triển hiện nay
của toán học chỉ ra rất rõ sự xích lại gần nhau của hai khoa học đó làm
phong phú cho cả hai bằng phương pháp nhận thức khoa học quan trọng — phương pháp hình thức hóa Phương pháp nảy ngày càng được phổ biến rộng rãi trong các khoa học theo đà phát triển của chúng Nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của các lý thuyết khoa học, bởi lẽ cấu trúc lôgíc (hình thức) của lý thuyết khoa học xây dựng nhờ phương pháp này có nhiều ưu thế so với lý thuyết nội dung
Việc hình thức hóa có ý nghĩa ngày càng lớn trong lôgíc học và các
lĩnh vực tri thức khác, bao gồm cả các khoa học xã hội, đã làm cho một
số người nghĩ rằng, ở giai đoạn phát triển hiện nay, khoa học đã chuyển từ nghiên cứu nội dung các hiện tượng sang nghiên cứu hình thức hay cấu trúc của chúng Thực ra, việc gia tăng các phương pháp hình thức
trong nhận thức gắn với toán học hóa và đặc biệt là với hình thức hóa các
kết quả nghiên cứu, chỉ chứng tỏ một điều, trong quá trình phát triển, khoa học dần hoàn thiện các phương pháp cũ và tìm ra những cách thức, phương tiện nghiên cứu khoa học mới, làm thay đổi tính chất và phương
thức thâm nhập vào bản chất các đối tượng hiện thực
Như vậy, không thê vì ý nghĩa quan trọng của các phương pháp hình
thức đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại mà đánh
giá chúng thái quá Không phải tất cả đều có thể hình thức hóa được Các phương pháp hình thức hóa chỉ dùng được ở những lĩnh vực nhận thức có các mối liên hệ mang tính khá bền vững Song các phương pháp hình thức giờ đây còn chưa được dùng hoặc dùng rất yếu trong việc nghiên cứu các hiện tượng thế giới quan, chính trị hay các hiện tượng khác của đời sống xã hội Ở những chỗ này vai trò quyết định vẫn thuộc về các phương pháp nội dung, mà trước tiên là phép biện chứng duy vật như là
lôgíc học và lý luận nhận thức
Điều đó càng đặc biệt phải nhắn mạnh do ngày nay cùng với những thành tựu nỗi trội của lơgíc tốn và điều khiến học, với sự sử đụng rộng rãi các phương pháp hình thức trong các khoa học, đã xuất hiện nhiều ý muốn cường điệu hóa, thậm chí tuyệt đối hóa các phương pháp đó, muốn biến chúng thành các phương pháp nhận thức phổ quát và thậm chí là đuy nhất
Trang 37Chương 2 SỰ XUẤT HIỆN LƠGÍC BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 37
thời ông cũng đã cảnh báo, ngăn ngừa việc kiến giải duy tâm hiện tượng
đó V.L Lênin viết: “Những tiến bộ của khoa học tự nhiên, tiếp cận
những yếu tố thuần nhất và đơn gián của vật chất mà những quy luật vận
động có thê điễn giải được bằng toán học, đã làm cho những nhà toán học
quên mắt vật chất”1
Sự tiến bộ của một loạt khoa học, trong đó tư tưởng về phát triển
ngày càng chiếm ưu thế, đã là động lực quan trọng cho việc xây dựng légic hoc mới khác với lôgíc học Aristôt Sự phát triển của toán học nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng, đã có ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định tư tưởng đó Chang hạn, sự xuất hiện của phép tính vi phân và tích phân đã làm người ta nghỉ ngờ tính chân thực của các quy luật cơ bản của tư duy do lôgíc học hình thức phát biểu Ph Ăngghen khi nghiên cứu phép tính vi phân, đã nêu quan điểm cho rằng, từ giác độ lý thuyết vi phân có thể coi các phần đường cong rất nhỏ là đường thắng Nhưng luận điểm ấy lại mâu thuẫn với luật đồng nhất, theo đó chỉ có thê chân thực những phán đoán “đường thắng là đường thắng” và “đường cong là đường cong” Trong khi đó, như Ph Ăngghen nhận xét: “Khi toán học về đường thắng và đường cong có thể nói là đã được nghiên cứu triệt để rồi thì một phạm vi hoạt động
mới hầu như vô tận lại được mở ra bởi môn toán học quan niệm đường
cong là một đường thang (tam giác vi phân) và đường thẳng là một đường cong (đường cong cấp I với một độ cong vô cùng bé)”2
Tư tưởng phát triển đã thâm nhập vào nhiều ngành khoa học tự nhiên Chính thuyết Cantơ - Laplaxo vé nguồn gốc hệ mặt trời, học
thuyết Lômônôxốp về nguồn gốc và sự phát triển của trái đất, sự xuất
hiện lý thuyết tiến hóa các cơ thê sống, và sau này là ba phát minh khoa học tự nhiên vĩ đại của thế kỷ XIX (thuyết cầu tạo tế bào, thuyết tiễn hóa Đác-uyn, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng) đã thúc đây sự thâm nhập đó
Và tất cả điều đó làm cho khoa học ý thức được sự cần thiết phải nghiên cứu các quá trình phát triển và sự phản ánh chúng vào các hình
thức lôgíc Tư tưởng về bản chất bất biến của các sự vật bị phá sản hoàn
toàn, tư tưởng phát triển ngày càng chiếm cứ vị trí của nó Nhưng lôgíc hình thức Aristôt rõ ràng là không đủ để nghiên cứu các quá trình phát triển Do vậy, đã nảy sinh nhu cầu bức thiết phải xây dựng lôgíc học mới han, có thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển mới của tri thức khoa
1V,T.Lênin: 7 ‘oan tap, tap 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, tr 381
Trang 3838 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
học Các nhà triết học cỗ điển Đức nửa đầu thế kỷ XIX đã có ý định
nghiêm túc giải quyêt nhiệm vụ đây khó khăn và phức tạp đó
2 Lôgíc học siêu nghiệm của | Cantd
Canto da cam thay rat rõ nhu cầu phải xây dựng lôgíc học mới Ơng cho rằng, lơgíc học cũ không chỉ không thể đóng vai trò là bộ công cụ nhận thức, mà thậm chí còn không thể là tiêu chuẩn quy phạm đánh giá tính chân thực của các tri thức đã có sẵn Nó hoàn toàn trung lập trong cuộc tranh cãi giữa các trường phái khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề nào đó, và có thể biện hộ như nhau cho cả chân lý lẫn sai lầm, miễn là những người chủ trương, chúng không vi phạm các quy định của lôgíc học đó Lôgíc học cũ có thể làm được việc lớn nhất là kiểm tra tinh
đúng đắn của các phán đoán phân tích, không phụ thuộc vào chuyện
chúng điễn tả cái gì - chân lý hay sai lầm cố ý
Khác với cách hiểu duy vật của Aristôt về các quy luật và hình thức tu duy, Canto cho rang ching hoàn toàn tách rời với biện thực Cantơ khẳng định, quy luật mâu thuẫn lôgíc hình thức là thuần tuý hình thức, không có nội dung, bởi lẽ quy luật đó chỉ được dùng cho các phán đốn phân tích vốn khơng cung cấp thêm tri thức gì mới Theo ơng, ngồi phạm vi đó, tri thức (phán đoán) tổng hợp sẽ chịu sự tác động của các quy luật lôgíc học siêu nghiệm
Cantơ giải quyết vẫn đề xây dựng lôgíc học mới theo cách riêng của mình Ông từ chối khả năng “hiện đại hóa” hay cải tiến lôgíc học cũ, mà quyết xây dựng nó khác hắn về nguyên tắc với lôgíc học Aristôt và sẽ là bổ sung căn bản cho nó trong quá trình nhận thức Lôgíc học mới được Cantơ gọi là siêu nghiệm, và nó cần phải khảo sát không chỉ hình thức thuần tuy, mà còn phải nghiên cứu cả các khách thể nhận thức Cantơ công nhận sự tồn tại các tri thức không có nguồn gốc từ kinh nghiệm hay cảm giác thuần tuý Légic hoc siêu nghiệm “có nhiệm vụ xác định nguồn gốc, phạm vi và tính giá trị khách quan của các tri thức tiên nghiệm ấy nó chỉ nghiên cứu các quy luật của giác tính và lý tính trong chừng mực môn học này quan hệ với những đối tượng một cách tiên nghiệm”!,
Điểm xuất phát của Cantơ trong việc xây dựng lôgíc này là quan
niệm, cảm tính trực quan không thé cho ta tri thức chân thực về sự vật vì
chúng mang tính chủ quan Tri thức khoa học thực sự được cho bởi ý
Trang 39
Chutong 2, SU XUAT HIEN LOGIC BIEN CHUNG TRONG TRIET HOC CO BIEN AUC 39
thức siêu nghiệm (ngoài kinh nghiệm), hay “ý thức nói chung” Nó khác với ý thức cá nhân vốn luôn có đặc thù nhất định, nhưng trong từng ý thức cá nhân có những tính quy luật chung dưới dạng sự thống nhất các quy luật và hình thức tiên nghiệm Chỉ có ý thức siêu nghiệm, xuất phát từ các tính quy luật riêng của mình, mới có thể cho ta bức tranh khoa học về thế giới Nhưng trong chừng mực ý thức siêu nghiệm vẫn dựa trên cảm tính, có tính thuần tuý chủ quan, thì bức tranh thế giới được tạo ra
như vậy không là sự phản ánh bản chất của các sự vật, mà thực ra theo
Cantơ không thể nhận thức được Nhưng điều đó lại có nghĩa là, tính khách quan của các tri thức chân thực không phải ở chỗ chúng phản ánh
các đối tượng của thế giới vật chất, của “vật tự nó”, mà ở chỗ, chúng là
sản phẩm của ý thức siêu nghiệm, hồn tồn khơng phụ thuộc vào hiện thực khách quan Con người chỉ có thể nhận thức cái vốn là sản phẩm do
hoạt động của ý thức siêu nghiệm sinh ra Khi nhận thức các tính quy luật
của ý thức siêu nghiệm, thì qua đó chủ thể cũng đã nhận thức luôn cả các
quy luật tự nhiên Nhận thức hiện thực khách quan bị thay thé bang su ty
nhận thức của chủ thể Bản thân các hình thức tiên nghiệm của ý thức đã đảm bảo đầy đủ cả tính khách quan, cả tính tất yếu của nhận thức V.I Lênin nhận xét triết học Cantơ là sự kế tiếp đường lối duy lý của Đằcáctơ và Lépnít, bởi chính các ông này cũng cho rằng, tính khách quan và tất yếu chỉ vốn có ở lý tính và không liên can gì đến kinh nghiệm
Cantơ rất tin rằng, ý thức siêu nghiệm không thể dựa vào lôgíc học hình thức, dù nó có ý nghĩa nhất định trong nhận thức, nhưng cũng rất khiêm tốn Cantơ cho rằng, lôgíc học hình thức quá hình thức, các hình thức tư duy mà nó nghiên cứu thật trống rỗng và phi nội dung, nên vì thế nó không thể xác lập chân lý, không thể tranh quyền là lý thuyết về chân lý Chỉ có lôgíc học mới, siêu nghiệm vốn nghiên cứu không phải các quy tắc hình thức của tư duy tách rời nội dung tri thức, mới có thé cho chan lý thực sự Khác với lôgíc học hình thức vốn chỉ làm việc với tri thức có sẵn, lôgíc học siêu nghiệm cần phải cung cấp tiêu chuẩn cho việc thu nhận tri thức mới, và vì thế nó có thé làm tốt vai trò là lý luận và phương pháp của nhận thức Như E.V Ilencôv đã chỉ rõ: “Cantơ là người đầu tiên đã chủ tâm đặt ra và giải quyết vấn để của lôgíc học nhờ phân tích phê phán nội dung và những số phận lịch sử của nó Hành trang truyền thống của logic học lần đầu tiên được mang ra soi xét đối sánh với các quá trình tư duy điễn ra trong khoa học tự nhiên và xã hội”!
Theo Cantơ, lôgíc học siêu nghiệm có tính chất phổ biến và tất yếu, nhưng ông gán tính phố biến và tất yếu ấy cho các hình thức giác tính và lý tính vốn có tính chất tiên nghiệm vả không gắn gì với hiện thực
Trang 40
40 GIAO TRINH LOGIC HOC BIEN CHUNG
Cantơ chia lôgíc học siêu nghiệm thành hai bộ phận: “phân tích học siêu nghiệm” tác động trong lĩnh vực giác tính và “phép biện chứng siêu nghiệm”— trong lý tính Theo Cantơ, vẫn đề là ở chỗ, quá trình nhận thức trải qua ba nắc thang Ở nắc thang thứ nhất khởi đầu của nhận thức (cảm năng) diễn ra việc sắp xếp trật tự các cảm giác vốn đã xuất hiện do sự tác
động của “vật tự nó” vào các giác quan con người Sự sắp xếp đó được
thực hiện nhờ các mô thức thuần fuý của trực quan là không gian và thời
gian Nac thang nhận thức thứ hai là hoạt động giác £ính (quan năng suy tưởng, tư duy) của chủ thể, nhờ đó diễn ra sự hệ thống hóa các dữ kiện thu nhận được Việc hệ thống hóa ấy được thực hiện nhờ các phạm trù của tư duy khoa học như là các khái niệm khởi điểm Về chuyện này Cantơ viết: “Có hai nguồn gốc trong (Stọmme) nhận thức của con người; chúng có lẽ cùng bắt nguồn từ một căn nguyên chung mà ta không biết được, đó là cđm năng (SINNLICHKETT) và giác tinh (VERSTAND); nhờ cảm năng, những đối tượng được mang lại cho ta, nhờ giác tính, chúng được ta suy tưởng”! Tại nắc thang nhận thức thứ hai này “phân tích pháp siêu nghiệm” như là bộ phận cấu thành lôgíc học siêu nghiệm (bàn về các khái niệm thuần tuý của giác tính) bắt đầu tác động
Nhưng quá trình nhận thức không hề kết thúc ở nắc thang thứ hai đó Ở đây mới chỉ điễn ra sự hệ thống hóa, phân nhóm và sắp xếp trật tự chất liệu nhận được Kế sau nó là nắc thang nhận thức thứ ba của Uf tinh thuần tý Đến đây đã bắt đầu sự tác động của “biện chứng pháp siêu nghiệm ”- bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của lôgíc học siêu nghiệm Quá trình nhận thức kết thúc ở nắc thang này
Lần đầu tiên Cantơ đưa vào lý luận nhận thức một nguyên tắc rất quan trọng là nguyên tắc tính năng động của chủ thể nhận thức Như đã biết, tất cá các nhà đuy vật trước Mác vốn là các nhà siêu hình nên đều xem xét quá trình nhận thức như là việc con người trực quan thụ động
giới hiện thực xung quanh, như là sự phản ánh các quy luật của thế giới
vật chất một cách trực tiếp, máy móc theo kiểu phản chiếu quang học vào ý thức con người Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển lý luận nhận thức, Cantơ đã cương quyết bác bỏ quan niệm về nhận thức như là hành vi thụ
động và đề xuất tư tưởng về tính tích cực có đích của hoạt động nhận
thức Tính tích cực chủ động ấy của chủ thể trong quá trình nhận thức thể
hiện ở hoạt động lựa chọn, tổng hợp và xử lý các dữ kiện trên cơ sở các
quy luật giác tính xác định