a
3445//461
i
Biáo trình
Trang 4HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
KHOA XAY DUNG DANG
PGS, TS TRUONG NGOC NAM - PGS, TS NGUYEN VAN GIANG
(Đằng Chủ biên)
GIAO TRINH
Trang 5TẬP THẺ TÁC GIÁ
PGS, TS TRƯƠNG NGỌC NAM Chương2, chương 4
PGS, TS NGUYỄN VĂN GIANG Chương 3, chương 5
TS NGUYEN THINGOC LOAN Chương2
Trang 6LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến
lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám
sát Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng
nguyên tắc, quy trình sẽ góp phần thiết thực giúp cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
được xác định đúng, quán triệt đầy đủ và được tổ chức thực hiện
tốt Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh
đạo, vừa làm cho sự lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hơn;
đảm bảo tính thống nhất giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói và việc làm; giúp cho các cấp lãnh đạo của Đảng khắc phục có hiệu quả bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí, thiếu trách
nhiệm Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Kiếm tra, giám
sát là chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng
Trong xây dựng nội bộ Đảng, củng với công tác tư tưởng và công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát có tác dụng to lớn
Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành nghiêm túc, có nền
nếp, đúng quy trình sẽ góp phần ngăn ngừa các biểu hiện mất đồn kết, vơ kỷ luật; đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện nghiêm túc; phòng ngừa, khắc phục tỉnh trạng suy
thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống trong cán bộ,
đảng viên; góp phần bảo vệ Đảng và xây dựng Đảng ngày càng
Trang 7Chính vì vậy, để cho Đảng có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, Đảng phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
đảng Tổ chức đảng phải thường xuyên tiễn hành công tác kiểm tra, giám sát Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng
Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn
học “Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị xuất bản cuốn Giáo #rình Công tác kiểm
tra, giảm sát và kỷ luật của Đảng Giáo trinh do PGS, TS Trương Ngọc Nam và PGS, TS Nguyễn Văn Giang làm đồng chủ biên, cùng tập thể các tác giả khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền biên soạn
Mặc dù có nhiều cỗ gắng trong quá trình biên soạn, song cuốn sách khó (ránh khỏi những hạn chế, thiếu sớt Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!
Trang 8Chuong 1
NHAP MON CONG TAC KIEM TRA, GIAM SAT vA KY LUAT CUA DANG
I VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, MUC TIEU, NOI DUNG, PHUONG PHAP NGHIEN CUU CUA MON HOC CONG TAC KIEM TRA, GIAM SAT VA KY LUAT CUA DANG
1 Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của môn học Công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
a Vị trí của môn hoc
Trang 9giáo trình này, chúng tôi chỉ đề cập những vấn đề mang tính lý luận về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, còn những nội dung mang tính nghiệp vụ, chúng tôi sẽ trình bảy ở một cuỗn giáo trình khác
Môn học Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là
hệ thống tri thức được tích lũy và được hệ thống hóa về công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đã được thực tiễn chứng
mỉnh và kiểm nghiệm, phản ánh những quy luật khách quan của
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhằm giúp tổ chức đảng đôi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng: là yêu cầu phát triển về lý luận và thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
Kiểm tra, giám sát của Đảng là một tất yêu khách quan bởi là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, đồng thời là một phương thức lãnh đạo và là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng Trong xây dựng nội bộ Đảng, cùng với công tác tư tưởng và công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát có vai trò và ý nghĩa ío lớn Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc, quy trình sẽ góp phân
thiết thực giúp cho cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách,
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được xác định đúng, quán triệt
day đủ và được tổ chức thực hiện tết Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, vừa làm cho sự lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hơn; đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối
giữa nghị quyết và sự chấp hành giữa lời nói và việc làm; giúp
Trang 10cho các cấp lãnh đạo của Đảng khắc phục có biệu quả bệnh quan liêu, chủ quan, đuy ý chí, thiếu trách nhiệm Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát được tiễn hành có nền nếp, đúng quy trình sẽ góp phần ngăn ngừa các biểu hiện mất đoàn kết, vô kỷ luật; đảm
bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện nghiêm túc; khắc phục tình trạng suy thoái về phâm chất chính trị, đạo đức và
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên điễn ra khá nghiêm trọng ở nhiều tổ chức đảng: góp phần bảo vệ Đảng và xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm
quyền, nắm giữ vận mệnh của đất nước, dân tộc Nhưng ở trong Đảng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quan lý, kể cả một số cán bộ
cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo đanh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tác ”Ủ, Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng bị vi phạm nghiêm trọng; tự phê bình và phê bình yếu kém, hình thức; quan hệ nội bộ, có lúc bị đồng tiền và quyền lực chỉ phối Một
Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị néu không được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ rất dễ phát sinh sai lầm, lạm quyền, quan liêu,
tham những nhưng không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu
và tan rã Đảng Vì vậy, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động
' Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trang 11của tổ chức đảng và đảng viên hiện nay trở nên vô cùng cấp thiết, nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác xây dựng Đảng
và yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, từ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trước dân tộc và tiễn bộ xã hội Chính vì vậy, môn học Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là bộ môn khoa học có vị trí quan trọng trong khoa học xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam b Đi tượng nghiên cứu
Với tư cách là một môn khoa học, đối tượng nghiên cứu của môn Công tác kiểm tra, giám sát và ky luật của Đảng là những
quy luật, nguyên tắc, phương pháp, cách thức tiễn hành công tác
kiêm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
Môn Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có
nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống các vấn đề sau:
Một là nghiên cứu các quy luật, nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, nội đung, phương pháp công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hai là, nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và các tô chức đảng khác trong công
tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng
Ba là, nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đảng c Nhiệm vụ nghiên cứu
Với tư cách một môn học, môn Công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng có nhiệm vụ trang bị cho người học hệ thống
trì thức lý luận, thực tiễn về công tác kiểm tra, giảm sát và kỷ luật
của Đảng, từ đó nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng tổ chức
Trang 122 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu của môn học Công tác kiểm tra, giám sát và kỹ luật của Đáng
œ Mục tiêu nghiÊn cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, môn học hướng tới mục tiêu nâng cao tính khoa học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao
- Góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng nói chung, công tác kiểm tra nói riêng
b Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
- Nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng
- Nghiên cứu về kỷ luật và thi hành kỷ luật trong Đảng
- Nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong Đảng
- Nghiên cứu về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng
© Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của môn học Công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Dang là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác-Lênin Nhận thức là một quá trình khách
quan, từ trực quan sinh động đến tư đuy trừu tượng, từ nhận thức
Trang 13quá trình kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng mà xây đựng, cấu trúc
thành những nguyên tắc, khái niệm, phạm trù, quy luật, các mối quan hệ, cơ chế tác động trong hoạt động thực tiễn với quan điểm lich sử cụ thể, xem xét vụ, việc, hành vi trong hoàn cảnh nhất
định; gắn lý luận với thực tiễn
Là môn khoa học chính trị nên bộ môn Công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành, liên ngành như: lịch
sử - lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, mô hình hóa, thí điểm, chuyên gia
I QUAN DIEM CUA CHU NGHIA MAC-LENIN, TU’ TUONG HO CHI MINH VE CONG TAC KIEM TRA, GIAM SAT VA KY LUAT CUA DANG CONG SAN
1 Quan diém cia cha nghia Mac-Lénin về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng cộng sản
a Vi tri, vai trò, ÿ nghĩa và tính tất yêu khách quan của
công tác kiểm tra, giám sát
C.Mác khẳng định: “Những điều ngay từ đầu phân biệt nhà
kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chung ở trong đầu óc của mình rồi Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá
trình ấy, tức là đã có trong ý niệm rồi”!, Trái lại, con ong thợ tài giỏi, dù xây dựng được cái tổ bền đẹp, nhưng đó chỉ là hoại động
theo bản năng của động vật hình thành là do tính chất và quy luật C.Mac va Ph.Angghen: Todn tép, Nxb.Chinh trị quốc gia, H.2002, t23,
Trang 14sinh học chỉ phối Hoạt động đó hoàn toàn phụ thuộc vào tự
nhiên, thụ động, không có hoạt động sáng tạo cải tạo lại thể giới
Bằng thí dụ so sánh đó, C.Mác đã rút ra kết luận: hoạt động có ý
thức của con người và của tô chức đo con người lập ra bao giờ cũng là hoạt động có mục đích Hoạt động đó phản ánh thé giới khách quan thông qua lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người Nói cách khác, trong bất cứ hoạt động nào, con người và tổ chức đều suy nghĩ, cân nhắc, xác định mục tiêu, phương thức hành động và trong quá trình thực hiện
còn có sự so sánh, đối chiếu với mục tiêu ban đầu để thường xuyên bd khuyết, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh dự định, kế hoạch và thực thi đạt kết quả cao nhất Song, sự vật luôn vận động, biến
đổi, phát triển không ngừng theo quy luật khách quan, nên những
dự định, kế hoạch ban đầu của con người và của tổ chức, đù được cân nhắc, tính toán cần thận vẫn có thể có sai sót, sơ hở, thậm chí
thiếu khả năng thực thi hoặc sai lầm nghiêm trọng
Theo C.Mác, để đạt được mục tiêu, kế hoạch đã vạch ra, con
người và tổ chức phải có những phương thức hành động đa dạng khác nhau và phải thực hiện các phương thức ấy, tức là phải tiến hành kiểm tra Kiểm tra như là một trong những phương thức
hành động quan trọng để thực hiện mục đích
Trong quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng Đảng Cộng sản ở Nga, V.I.Lênin rất quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Đặc biệt sau khi có chính quyền Xôviết, ông luôn coi công
tác kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát là một nội dung, biện pháp lãnh
đạo không thể thiếu đối với Đảng và bộ máy nhà nước Xôyiết
Trang 15vững và phát triển thì những người chủ trương đi theo chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm kê,
kiểm soát Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.1L.Lênin đã
chí rõ: “Từ nay cho đến khi giai đoạn “cao” của chủ nghĩa cộng
sản xuất hiện, những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu >Í và “không có chê độ kê toán và kiêm soát trong sự sản xuất
dùng
và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã
hội sẽ bị tiêu diệt” Tại Đại hội XI Đảng Bônsêvích Nga,
V.IL.Lênin nhắn mạnh: chúng ta phải tổ chức kiểm tra thật nghiêm
ngặt công tác của chúng ta Phải có kiểm tra thật sự, đứng trên quan điểm nền kinh tế quốc dân mà kiểm tra
V.I.Lênin còn khẳng định: kiểm tra là một nội dung lãnh đạo quan trọng của Đảng Công tác kiểm tra là một bộ phận không thể tách rời của công tác tư tưởng và công tác tổ chức nhằm thực
hiện có hiệu quả các nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của Đảng
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người
cộng sản phải năm chắc công cụ kiểm tra, kiểm soát, coi đó như
là “những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi đã giành được chính quyền” V.LLénin nhấn mạnh: mọi ý kiến và sự chỉ đẫn mặc dầu rất quan trọng, nhưng không thê thiếu được việc tổ chức kiểm tra, giám sát trong
thực tiễn để biến lời nói thành hành động
Kiểm tra “việc” và kiểm tra “người”; kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác có mục đích và ý nghĩa hết sức quan trong V.LLénin cho rằng: kiểm tra như } V,1.Lênin: Toàn ráp, Nxb.Tién bộ, M.1976, 1.33, tr.119
Trang 16thé là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn Về mặt lý luận là để căn cứ vào thực tế, vào kinh nghiệm mà biết
chắc được rằng các nghị quyết đã được thông qua có đúng hay không và đúng đến mức nào, cần phải sửa đổi những gì Về mặt
thực tiễn là để học tập cho biết cách tuân theo các nghị quyết ấy một cách thật sự, học tập để biết coi các nghị quyết ấy là những
chỉ thị cần được áp dụng trực tiếp và ngay lập tức vào thực tế
Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất của công tác kiểm tra là
nhằm hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các
khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra);
phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn ký luật
của Đảng; thực hiện có kết quả cao nhất các quyết định đã được
đưa ra và xây dựng, củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể xã hội ngày cảng trong sạch, vững mạnh
Trong những năm đầu của chính quyền Xôviết non trẻ, khi
đội ngũ của Đảng và bộ máy nhà nước chưa được thuần khiết,
công tác kiểm tra có ý nghĩa và tác dụng lớn, V.I.Lênin cho rằng, làm tốt công tác này sẽ đây mạnh được cuộc đấu tranh “chống
chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng
kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi đảng những kẻ lén lút chui vào đảng”!,
Từ những kinh nghiệm thực tế lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga và chính quyền Xôviết trong những năm đầu tiên, V.I.Lênin
đã rút ra tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát Đảng và
Trang 17nào đuy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của
chủ nghĩa tư bản””,
Theo V.I.Lênin, đảng cộng sản cầm quyền lãnh đạo toàn bộ
hệ thống chính trị và các lĩnh vực, thì khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua nhiệm vụ tổ
chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và trọng tâm của sự lãnh
đạo phải chuyển từ việc soạn thảo các sắc lệnh đến việc lựa chọn
và người kiểm tra công việc thực tế, mấu chốt của toàn bộ cơng tác, của tồn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đây và chỉ có ở đấy Nếu như các cán bộ lãnh đạo và các cơ quan của Đảng và Nhà nước chỉ “bù đầu, bù tai” vào những công việc vụn vặt, chìm đấm trong “cái biển” giấy tờ và cái vũng lầy chủ nghĩa quan liêu
mà quên mất nhiệm vụ trọng tâm: Lựa chọn cán bộ, kiểm tra, kiểm soát, phát triển kinh tế, thì “tất cả mọi mệnh lệnh và quyết
định sẽ chỉ là mớ giấy lộn””
b Nội dung, nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giắm sát Kiểm tra con người và kiểm tra công tác - đó là hai nội dung, nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra Hai nhiệm vụ trên có quan
hệ mật thiết với nhau V.I.Lênin cho rằng: nhiệm vụ chủ yếu trong
công tác kiểm tra là biết sửa chữa, uỗn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm, nghĩa là việc ngăn ngừa trước hoặc giảm bớt ảnh hưởng của những khuynh hướng tiêu cực trên cơ sở phân tích có hệ thông và có chất lượng cao nội dụng hoạt động của người có trách nhiệm còn tết hơn việc phát hiện ra khuyết điểm “Tìm ra lầm lỗi ở người phụ trách chỉ là một phần rất nhỏ của công việc”; nhiệm vụ thực tế của kiểm tra là uốn nắn công việc, ngăn ngừa nảy ` V.I.Lênin: Toàn rập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.36, tr.224
Trang 18sinh thiểu sót Kiểm tra tạo ra tỉnh thần trách nhiệm cao và kỷ luật
cao ở mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng
Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra không chỉ bó hẹp ở
lĩnh vực kinh tế, tài chính, lưu thông, tiêu dùng, mà còn đặc biệt coi trọng kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước
Theo V.I.Lênin, rước hết, phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại
những chủ trương mà chúng ta đã tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút để rồi từng giây, chúng ta dem ra chứng minh nhược điểm, tính chất không vững chắc và khó hiểu của những chủ trương đó Trong nhiều bức thư, điện gửi cho một số phó chủ tịch Hội đồng đân ủy Trung ương, V.I.Lênin yêu cầu mỗi người phải dành thời gian hàng ngày từ một đến hai giờ để tự mình đi kiểm tra, “đích thân kiểm tra lại”, “đừng trì hoãn” Bang bat ctr giá nào
cũng sẽ đoạn tuyệt được với cảnh hỗn độn, lộn xôn, cái cảnh ban bệ, cái cảnh bù đầu bản bạc và soạn thảo công văn, đoạn tuyệt
hẳn, suy tính kỹ lưỡng về chế độ công tác và xây dung lai chế độ ấy một cách triệt đề
V.I.Lênin cho rằng, trọng tâm công tác của các cán bộ lãnh đạo phải là kiểm tra việc thực hiện “Kiểm tra việc thực hiện, kiểm tra xem cái gi dién ra trong thực tế, - đó là nhiệm vụ chủ
yếu và nhiệm vụ chính đồng chí”! Ông phê phán gay gắt và chế diễu những cán bộ “luôn luôn đưa ra những lời khuyên tuyệt vời và những ý kiến chỉ đạo” song lại trở thành những người “vụng
về” đến tức cười, đến kỳ quặc, đến xấu hồ; không có năng lực
thực hiện các lời khuyên và ý kiến này, không có năng lực kinh
Trang 19tế thực tiễn việc biến lời nói thành việc làm Điều đó có nghĩa bất
kỳ một chủ trương, quyết định, nghị quyết, chỉ thị, chính sách nao du lớn hay nhỏ đều phải được kiểm tra với kế hoạch, chương
trình kiểm tra cụ thể, chu đáo Bởi vì, khi đã có chủ trương, nghị
quyết, chính sách dù đúng đắn, chính xác đến đâu đi nữa, nó vẫn
bị giới hạn trong thời gian, không gian nhất định và mới chỉ là
những ý tưởng Chỉ có kiểm tra và kiểm tra thường xuyên thì
những ý tưởng đó mới hoàn thiện và trở thành hiện thực
Thứ hai, phải kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác, kiểm
tra các nhân viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên V.I.Lênin xác định yêu cầu khi thực hiện nội dung, nhiệm vụ của công tác kiểm
tra là phải nêu lên được ý kiến đối với những kết quả công tác và
đưa ra được ý kiến về lề lối làm việc Người cho rằng, nhiệm vụ
thứ nhất đơn giản hơn, là kiểm tra những kết quả đã đạt được; nhiệm vụ thứ hai, khó khăn hơn, là kiểm tra sự đúng đắn của công việc, kiêm tra hệ thống tổ chức lao động, bảo đảm năng suất lao động cao nhất
e Phương pháp, hình thức tỗ chức kiểm tra, giảm sát
Công tác kiểm tra có vai trò rất quan trọng, song để phát huy hết vai trò đó, cần phải có phương pháp và hình thức kiểm
tra thích hợp Theo V.1,Lêni, muốn đạt được hiệu quả cao khi
tiến hành kiểm tra, cần thực hiện đồng bộ các phương pháp, hình thức sau:
Một là, tễ chức sự phối hợp kiểm tra từ dưới lên và từ trên
xuống, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của quần chúng nhân
đân, V.I.Lênin nhiều lần nhắc nhở các tổ chức đảng, chính quyền
Trang 20tra Người coi đó là một công việc có ý nghĩa nhất Bởi vì, chỉ có thu hút đông đảo quần chúng công nông vào việc quân lý đất nước và giám sát rộng rãi mọi cơ quan quản lý mới xóa bỏ được những thiếu sót của bộ máy, làm cho các cơ quan loại trừ được tệ quan liêu Cần tiễn hành công tác tư tưởng sâu rộng, làm cho quảng đại quần chúng - “những người có bổn phận xây dựng toàn bộ nhà nước của chúng ta, hiện nay phải xây dựng công tác kiểm tra của nhà nước”,
V.I.Lênin nhấn mạnh: “Không gì ngu đại hơn là biến các
Xô-viết thành một cái gì cứng đờ, thành một cái gì độc lập tự tại
Ngày nay, chúng ta cảng cương quyết chủ trương phải có một chính quyền thẳng tay cứng răn, phải thi hành chế độ chuyên chính cá nhân rong những quá trình công lắc nào đó, trong những chức năng /uẩn túy có tính chất thực hành nào đó, - thì những hình thức và phương pháp kiểm tra từ đưới lên, càng phải
hết sức muôn vẻ để làm tê liệt mọi kha năng, đù nhỏ đến đâu, dẫn
tới xuyên tạc Chính quyền xô-viết, để tiếp tục và luôn luôn trừ cho tiệt cái thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu”” Chỉ có thu hút được
đông đảo quần chúng công - nông vào việc quản lý đất nước và giám sắt rộng rãi mọi cơ quan quản lý mới xóa nhòa được những
thiếu sót của bộ máy, mới loại trừ được tệ quan liêu Người lãnh
đạo giỏi là người biết phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra,
kiểm soát, các ban, ngành không nên tự mình làm tất cả, làm quá sức mà vẫn không kịp, làm một lúc cả hàng hai chục việc mà
không được một việc nào cho ra trò Điều quan trọng là: “phải
kiểm tra công việc của hàng chục, hàng trăm người phụ giúp, tổ
TV 1Lênin: Toàn tập, Nxb.Tién bộ, M.1977, t.40, tr.230
Trang 21chức kiểm tra công việc của họ từ đưới lên, nghĩa là tổ chức sự
kiểm tra của quần chúng chân chính”
Hai là, khi tiễn hành kiểm tra phải thực hiện công khai hóa
Bởi vì, theo V.IL.Lênin, sự công khai sẽ đảm bảo cho công tác kiểm tra đạt độ chính xác cao và tác dụng giáo dục rộng rãi “đưa
tin công khai là một thanh kiếm tự nó chữa lành được những vết
thương do nó gây 1a”
Ba là, hình thức kiểm tra phải linh hoạt, kết hợp tốt kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ V.I.Lênin nhắc nhở các cán bộ
chủ chốt phải kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hằng ngày, kết
hợp với “Từng thời gian, (mỗi tuần 1 lần, một tháng hay hai tháng 1 lần, tùy theo tính chất và tầm quan trọng của công việc,
rồi sau đó thì bắt thình lĩnh), cần phải tiễn hành kiểm tra sự thực
hiện trên thực tế từng “công việc” một Đó là điều quan trọng
nhất và cần thiết nhất Phải nêu kết quả từng lần kiểm tra”Š Theo V.1.Lênin, khi tiến hành kiểm tra, phải kết hợp tốt các
phương pháp kiểm tra trực tiếp, kiểm tra trên thực tế và gián tiếp; không nên và tuyệt đối không nên chỉ tiến hành độc nhất một phương pháp nào đó Người đặc biệt nhấn mạnh phương pháp
kiểm tra trên thực tế, chứ không phải kiểm tra trên giấy tờ, số
sách, lời nói chung chung
d Xây dựng cơ quan chuyên trách làm công tác kiểm ra
về xây đựng đội ngũ cần bộ kiêm tra của Đẳng
- Xây dựng cơ quan chuyên trách làm công lác kiểm tra của Đảng Sau Cách mạng Tháng Mười, khi đảng cộng sản đã trở thành
1 V.1Lênin: Toàn rập, Nxb.Tiến bộ, M.1978, 1.43, tr.293
Trang 22đảng cầm quyền, khi các cơ quan lãnh đạo quan trọng nhất của
Đảng đã được thành lập bao gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư (tất
cả các cơ quan này đều được thành lập sau Đại hội VIH của Đảng
Cộng sản Nga vào năm 1919), V.I.Lênin đã nêu lên những quan điểm về việc xây dựng cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng
Ban kiểm tra do Đại hội bẩu ra: V.1.Lênin nêu ý kiến - can
thiết phải có một cơ quan trung ương có thé bảo đảm sự đúng đắn của chính sách vô sản xã hội chủ nghĩa đầy đủ của từ này Trong
Dự thảo nghị quyết về những nhiệm vụ trước mắt của công tác
xây dựng Đảng, trình bày tại Hội nghị IX toàn Nga của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, ngày 24-11-1924 có ghỉ: “thừa nhận sự cần thiết phải thành lập Ban kiểm tra song song với Ban chấp
hành trung ương, thành phần ban này phải gồm những đồng chí
có trình độ nhất định trong lĩnh vực công tác đảng, có kinh nghiệm nhất, không thiên vị và có khả năng thực hiện công tác
kiểm tra hoàn toàn theo tinh thần của đảng Là một cơ quan đo đại hội đảng bầu ra, Ban kiểm tra phải được quyền thu nhận mọi đơn khiếu tố và xem xét các đơn ấy, trao đỗi ý kiến với Ban chấp hành trung ương, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức những phiên họp chung, liên tịch với Ban chấp hành trung ương hoặc chuyển vấn đề cho đại hội dang giải quyết”!
Ý kiến xác đáng trong bản Dự thảo trên của V.I.Lênin đã
được Hội nghị IX toàn Nga của Đảng Cộng sản (b) Nga thông qua và cơ quan - Ban Kiểm tra Trung ương đã được Đại hội bầu ra Trong Dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga do V.LLênn chuẩn bị có
Trang 23viết: “Chậm nhất là sau hai ngày sẽ công bố một bản tuyên bế in
về Ban kiểm tra, một bản tuyên bố rất tỉ mi và trịnh trong”
V.LLénin goi ¥ “giao cho Bu-kha-rin va Dgiée-gin-xki Yéu cau Đgiéc-gin-xki và Prê-ôbra-gien-xki làm việc mỗi ngày ít nhất là 3 giờ trong Ban kiểm tra dé that sự bién ban này thành một cơ quan thực sự đại điện cho lương trí của đảng và của giai cấp vô san’
Về việc giao thêm quyên hành cho Ban kiểm tra: Sau hơn một
năm hoạt động, Ban Kiểm tra do Đại hội bầu ra đã làm việc rẤt có
hiệu quả Tại Đại hội XI Đảng Cộng sản (b) Nga tháng 3-1922, V.I.Lênin đã đánh giá: “Ban kiểm tra trung ương là một cơ quan tất tốt, và bây giờ chúng:ta sẽ giao cho nó nhiều quyền hành hơn”Š Trong tác phẩm Bàn về chế độ trực thuộc “song trùng” và “pháp chế”, V.1.Lênin cũng cho rằng: trong Đảng có ba cơ quan đảng, là những cơ quan bảo đảm đầy đủ nhất trong việc chống lại những
ảnh hưởng của địa phương và cá nhân, tức là: Bộ Tổ chức, Bộ
Chính trị, Ban Kiểm tra Trung ương, hơn nữa cơ quan thứ ba này
(Ban Kiếm tra) “chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội đảng mà thôi,
phải được cấu tạo như thế nào để cho các ủy viên của mình tuyệt
đối khỏi phải kiêm nhiệm thêm chức vụ của bất cứ bộ dan dy nào,
cơ quan hành chính nảo và cơ quan nào của Chính quyền xô-
viết” Đến tác phẩm Chúng ra phải cải tổ Bộ Dân ủy Thanh ra
công nông như thể nào? viễt tháng giêng năm 1923, V.L.Lénin lai
một lần nữa khẳng định: Ban Kiểm tra Trung ương có quyền tham dự vào các kỳ Hội nghị toàn thê Ban Chấp hành Trung ương - hội nghị tối cao của Đảng Người đề nghị trao quyên hạn cụ thể cho
các Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ tham dự, với
"?V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.41, tr.467 * V,1.Lênin: 7oàn áp, Nxb.Tiến bộ, M.1978, t.45, tr.108, 235
Trang 24một số lượng nhất định, vào mỗi phiên họp của Bộ Chính trị, sẽ
phải là một nhóm cố kết; nó “không được vị nễ cá nhân”, phải giữ
gìn sao cho không được một uy quyền nào của Tổng Bí thư hay một ủy viên trong Ban Chấp hành Trung ương có thể ngăn cản
mình chất vấn, kiểm tra các hồ sơ và nói chung, nắm được tình
hình hết sức rõ ràng và xử lý mọi việc hết sức đúng đấn Những ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương có nhiệm vụ (đưới sự lãnh đạo
của Đoàn Chủ tịch của họ), “xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ và tài liệu của Bộ Chính trị” và còn có quyền kiểm tra hoạt động
hành chính của các cơ quan nhà nước
Về việc hợp nhất bộ máy kiểm tra đáng với bộ máy kiểm tra chính quyên (Ban Kiểm tra trung ương và Bộ Dân ủy thanh tra
công nông) Trong tác phẩm 7hè # mà tốt, V.1.Lênin đã đưa ra đề
nghị hợp nhất bộ máy kiểm tra đảng với bộ máy kiểm tra chính quyền V.I.Lênin viết: “Làm thế nào có thể kết hợp được một cơ quan đảng với một cơ quan chính quyền xô-viết? Như vậy, có phải là không có cái gì không thé dung nap dugc hay sao? Thật vậy, tại sao lại không thể kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi
ích của công việc đòi hỏi phải làm như thế?”'; “Tại sao, đối với
cơ quan ấy lại không thừa nhận là có thể hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra của đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyén?”, “Về phần tôi, tôi thấy là làm như vậy không có trở ngại
gi ca Hon nữa, tôi tin rằng sự hợp nhất ấy là điều đảm bảo duy
nhất cho một hoạt động có kết quả Tôi nghĩ rằng tất cả mọi hoài
nghỉ đối với điểm đó đều phát ra từ những xó xinh bụi bặm nhất
của bộ máy nhà nước của chúng ta, và những hoài nghĩ ấy chỉ
Trang 25đáng có một điều là: đem ra mà chế giễu”!, Tôi nghĩ rằng việc hợp nhất Bộ Dân ủy thanh tra công nông với Ban Kiểm tra trung
ương như vậy sẽ có ích cho cả hai cơ quan đó Một mặt, Bộ Dân
ủy thanh tra công nông sẽ vì thế mà có được uy tín rất cao, Ít ra cũng ngang với của Bộ Dân ủy ngoại giao Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng ta cùng với Ban Kiểm tra trung ương
sẽ hoàn toan trở thành một hội nghị tối cao của Dang’
- Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng
Về tiêu chuẩn cắn bộ kiểm tra: Cán bộ kiểm tra phải là
những người mẫu mực nhất, “không thể chê trách được” Vì thế,
V.I.Lênin đã phê phán gay gắt và chế giễu những cán bộ luôn đưa ra những lời khuyên tuyệt vời và những ý kiến chỉ đạo, song
lại trở thành những người vụng về đến tức cười, đến kỳ quặc, đến
xấu hỗ, không có năng lực chuyên môn để biến các lời khuyên thành hiện thực
Về việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra, giảm sát Dé trở thành cán bộ kiểm tra, theo V.1.Lênin, người cán bộ đó phải được lựa chọn cần thận, sát hạch, thanh tra kỹ, được “đặc
biệt tia cần và được huấn luyện rất công phu”; “họ sẽ phải có
khả năng công tác cao, phải được thanh tra một cách cẩn thận,
phải là người đặc biệt tin cẩn”: Những công nhân mà chúng ta chỉ định là Ủy viên Ban Kiểm tra trung ương phải là những người cộng sản không thể chê trách được; và tôi nghĩ rằng chúng ta cần
phải nỗ lực lâu đài để huấn luyện cho họ hiểu biết những phương
pháp và những mục tiêu công tác của họ Nội dung kiến thức mà ` V.I.Lênin: 7oàn sáp, Nxb.Tiến bộ, M.1978, t.45, tr.453
? Xem V.1.Lênïn: Toàn tập, Nxb.Tién bộ, M.1978, t.45
3VLLénin: Todn tap, Nxb.Tiến bộ, M.1978, 1.45, tr.438
Trang 26những cán bộ kiểm tra, giám sát phải tiếp nhận rất phong phú,
toàn diện, bao gồm kiến thức lý luận, công tác tô chức, quản lý
nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn v.v V.I.Lênin viết:
“họ cũng có nhiệm vụ phải học lý luận, nghĩa là lý luận về tổ
chức công tác mà họ có ý định chuyên làm; họ cũng sẽ phải thực
tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những đồng chí có kinh nghiệm,
hoặc của những giáo sư các viện nghiên cứu cao cấp về tổ chức
lao động”! Người cán bộ kiểm tra không chỉ được đào tạo trên
sách vở - hoạt động thuần túy học viện, mà họ sẽ còn phải chuẩn
bị để làm những công tác, mà tôi sẽ gọi một cách không ngại ngừng là công tác chuẩn bị đi săn, tôi không nói là săn bọn ăn
cắp, mà là săn một hạng người cũng đại loại như thé
Và chế độ đãi ngộ, cuộc sống hàng ngày của cán bộ kiểm
tra, giám sát: V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách
đối với cán bộ kiểm tra, nhằm tạo cho họ toàn tâm tồn ý làm
việc Ơng chỉ rõ: “họ sẽ phải có khả năng công tác cao, phải được thanh tra một cách cân thận, phải là người đặc biệt tin cẫn, và sẽ được hưởng lương cao giúp cho họ thoát khỏi hoàn cảnh thật sự là khốn khó (nêu không phải là hơn thế) như hoàn cánh hiện thời của những viên chức trong Bộ dân ủy thanh tra công nông”
Tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng bộ máy kiểm tra, giám
sát của Đảng đã được Đảng Cộng sản Nga nhận thức sâu sắc và vận dụng có hiệu quả từ năm 1920-1934 Tại Đại hội Đảng lần
thứ XVII, theo đề nghị của Tổng Bí thư, Ban Kiểm tra Trung
ương đã bị bãi bỏ, nó được cải tiễn thành Ban Kiểm tra của Đảng thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản tồn Liên Xơ Đến Đại
Trang 27hội lần thứ XVIII, nó không được Đại hội bầu ra nữa, mà đo Ủy ban Trung ương thành lập Điều đó là làm trái với tư tưởng kinh
điển của V.I.Lênin
e Kj luật đẳng và mỗi quan hệ giữa kiểm tra với kỷ luật đẳng
Đảng là một thực thể chính trị - xã hội sống, bao gồm các
cá nhân đảng viên hợp thành, gắn kết chặt chẽ với nhau Sự
thống nhất về chính trị, tư tưởng là điều kiện tất yếu, đầu tiên phải có nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng, Đảng phải được tổ
chức chặt chẽ, trên cơ sở các nguyên tác, chế độ, quy định có
tính chất bắt buộc
Đảng điều chỉnh hành vi của các tổ chức dang, đảng viên bằng
Điều lệ, kỷ luật của Đảng Buông long kỷ luật, sớm hay muộn
Đảng cũng suy yếu, tan rã Trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản, V.I.Lênin khang định tính tất yếu khách quan của kỷ luật đảng: “những người bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự”
Sinh ra và lớn lên trong môi trường tiêu tư sản, sản xuất nhỏ,
Đảng bị “tiêm nhiễm”, bị “hủ hóa” bởi bầu không khí đó, luôn tái
phạm những tính xấu cỗ hữu của giai cấp tiên tư sản như: tính
nhu nhược, tính tấn mạn, chú nghĩa cá nhân V.I.Lênin cho
rằng: “Để chống lại những tính xấu đó, để làm cho giải cấp vô
sản có thể thực hiện được một cách đúng đắn vai trò z2 chức của
nó (và đó là vai trò cbính của nó), một cách có kết quả và thắng
Trang 28lợi thì chính đảng của giai cấp vô sản phải thực hiện được, trong
nội bộ của mình, một chế độ tập trung chặt chẽ và một kỷ luật
nghiêm ngặt” Việc chiến thắng những tính xấu cố hữu của giai cấp tiểu tư sản cực kỳ khó khăn, khó gấp nghìn lần so với chiến thắng bọn đại tư ban tập trung Muốn chiến thắng thì phải cd ky
luật chặt chẽ Vi phạm kỷ luật - cũng có nghĩa phản bội lại đảng
V.I.Lênin viết: “Kẻ nào làm yếu - đù chỉ là chút ít - kỷ luật sắt
trong đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên
chính của nó) là thực tế giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”,
Trong quá trình phát triển, do tác động của hoàn cảnh và sự thiểu tự giác rèn luyện, tu đưỡng, một số tổ chức đảng và đảng viên không còn giữ được vai trò tiền phong, gương mẫu Việc thường xuyên củng cố tổ chức, xử lý các trường hợp vi phạm là điều bình thường, hợp quy luật, đặc biệt vào những thời điểm có tính bước ngoặt, khó khăn, khủng hoảng
Xuất phát từ tính đặc thù của quá trình hình thành và phát triển của Đảng, V.I.Lênin đã sớm nhìn thấy: Đảng chỉ có thể tồn
tại, phát triển, giữ vững được vai trò lãnh đạo một khi Đảng
thường xuyên xiết chặt kỹ luật, kế cả đùng biện pháp mạnh mẽ mà Ông gọi là thanh đảng Mục đích của thanh đáng là làm trong
sạch hàng ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân Ngay từ những ngày đầu
mới thành lập Đảng (1903), V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh
với những người Mensêvích để bảo vệ danh hiệu người đảng viên Ông phân định rõ: nếu đảng viên không khác gì quần chúng
Trang 29thì Đảng sẽ hòa tan trong quần chúng, Đảng sẽ không còn xứng đáng là đội tiền phong nữa và Đảng đã tự hạ mình xuống là cá đuôi của quần chúng
Từ những bài học kinh nghiệm lịch sử của các cuộc các!
mạng và từ thực tiễn của Đảng Cộng sản (b) Nga, V.I.Lênin ch rõ: “điều tuyệt đối không thể tránh khỏi được” là sau cách mạng
thắng lợi sẽ có những bọn phiêu lưu và những phần tử nguy hạ
tìm cách len lỏi chui vào đảng cầm quyền Đây chính là nguy ec của sự thoái hóa, phân liệt, tan rã Đảng Điều quan trọng nhã đổi với đảng cầm quyền và những người cộng sản chân chínÌ
lúc này là phải tỉnh táo, biết làm cho hàng ngũ của mình được
trong sạch, kiên quyết đuổi cô bọn cơ hội, biến chất, thù địch r
khỏi Đảng
Tại Đại hội Đảng Cộng sản (b) Nga lần thứ X (1921)
V.I.Lênin đã trình bày dự thảo nghị quyết về vẫn dé thanh đảng
bản đự thảo đã được Đại hội thông qua Theo V.I.Lênh, đỗ tượng cụ thể của cuộc thanh đảng, bao gồm:
- Những kẻ bè phái chống Đảng (bon Mensévich, bot
TơrốtkíÐ
- Những phần tử tuyên truyền những quan điểm chong Dang - Những kẻ gian giáo, những đảng viên đã quan liêu hóa
không trung thực, nhu nhược; những kẻ xu nịnh, bọn luôn lọt; bọi
tham ô; những người chỉ thích “lập ra hết ban này ban nọ” mi “không làm và không biết làm một công tác thực tiễn nào cả”
Thanh đảng là công việc khó khăn, phức tạp, dé dat duo
hiệu qua cao, cần:
Trang 30- Đăng ký lại đảng viên
- Thử thách lòng trung thành của từng cá nhân (đối tượng
thanh đảng) bằng cách động viên ra mặt trận hoặc tham gia ngày lao động cộng sản chủ nghĩa
- Với những bọn “đê tiện” lần nút vào trong Dang thì dùng
biện pháp quyết liệt để thanh trừ chúng
- Phải có thái độ nghiêm ngặt hơn đối với “những người có chức vụ, gắn liền với những đặc quyển đặc lợi nào đó” Đặc biệt, phải thâm tra những quan lại cũ, những người xuất thân từ giới trí thức tư sản cũ Phải thâm tra hết sức kỹ lưỡng những người vốn
tham gia các đảng phái khác - bọn Mensêvích và bọn xã hội chủ
nghĩa cách mạng
Giữa kiểm tra và kỷ luật đảng có quan hệ mật thiết với nhau,
thống nhất, nhưng không đồng nhất Kiểm tra và kỷ luật đảng vừa
thể hiện tính nghiêm minh và tự giác cao độ, vừa chứa chan tính
dân chủ, nhân đạo sâu sắc V.I.Lênin cho rằng, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác kiểm tra là biết sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm, nghĩa là việc ngăn ngừa trước hoặc giảm bớt ảnh hưởng của những khuynh hướng tiêu cực, trên cơ sở phân tích có hệ thống và có chất lượng cao nội dung hoạt động của người cán bộ, đảng viên còn tốt hơn việc phát hiện ra khuyết điểm Theo V.LLénin, “tìm thấy người phạm lỗi ở chính người lãnh dao,
đó mới chỉ là phần rất nhỏ của công việc” Việc “tóm bắt” và “vạch mặt” là cần thiết, nhưng không phải là nhiệm vụ chủ yếu
nhất, quan trọng hơn cả là nhiệm vụ biết sửa chữa Tính tích cực,
Trang 31V.LLênin đưa ra hai yêu cầu đối với công tác kiểm tra: một là,
phải nêu lên được ý kiến đối với những kết quả công tác; bai là, đưa ra được ý kiến về lề lối làm việc Trong hai yêu cầu đó, yêu cầu thứ hai khó khăn, phức tạp hơn nhiều
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và
kỹ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam
a VỊ trí, vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Khi mục
đích, nhiệm vụ chính trị đã được xác định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu
Điều cốt yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các nghị
quyết, chỉ thị sang việc lựa chọn người lãnh đạo và kiểm tra,
giám sát công việc - tất cá là ở đó Sự đúng đắn, chính xác của các quyết định của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố rất quan trọng Trong tác phẩm Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ
chức, phải đấu tranh Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành
công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tô chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra Nếu ba điều Ấy so
sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”'
Trang 32Hồ Chí Minh đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát Người đã thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn luôn xem lại những nghị quyết và chỉ thị của mình đã thí
hành thế nào Nếu không như vậy, thì những nghị quyết và chỉ thị
đó không chỉ là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng Các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát thì cũng như “ngọn đèn pha” bao nhiêu tình hình, bao
nhiêu ưu điểm và khuyết điểm chúng ta đều biết rõ Có thể nói:
Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì
thiếu sự kiểm tra, giám sát Nếu tổ chức kiểm tra, giám sát chu đáo
thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp
đỡ sửa chữa mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh fo lớn
của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng Đối với một đảng cộng sản cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác kiểm tra, giám sát càng có tác dụng và tầm quan trọng đặc biệt Tại hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra Đảng ngày
29-7-1964, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Công việc của Đảng và
Nhà nước ngày càng nhiều Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn
thể đáng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lỗi và
chính sách của Đảng Và muốn như vậy, thì các cấp ủy dang phải tăng cường công tác #iểm íra Vì kiểm tra có tác dụng thúc đây và
giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối
với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân Do đó mà góp phần vào việc củng cô Đảng về tổ chức”,
Trang 33b Mục đích và nội dung của công tác kiểm tra, giám sắt Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mực đích của công tác kiểm tra, giám sát là giúp cho các cấp ủy đáng nắm chắc được tình hình lãnh dao, chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị tình hình thực hiện như
thế nào, có gì đúng đắn, có gì sai lệch, ai chấp hành tốt, ai chấp hành chưa tốt, năng lực thực tế của mỗi cán bộ, đảng viên
Người cho rằng có kiêm tra, giám sát mới biết rõ cán bộ và nhân
viên tốt hay xấu, mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ
quan, mới biết rõ tính đúng đắn, khá thi hay chưa phù hợp của các nghị quyết, chỉ thị Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy,
muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát khéo thì bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra, giám sát khéo vé sau
nhất định khuyết điểm sẽ giảm bớt Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê phán những cơ quan, cán bộ mắc bệnh quan liêu, bệnh
bàn giấy, chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi
chỉ thị mà họ quên mất kiểm tra, giám sát Do đó, nảy sinh tình
trạng “Đầy túi quần thông báo, đầy tứi áo chỉ thi” mà công việc vẫn không chạy, “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững ”
Về nội dụng kiểm ra, Hồ Chỉ Minh đặc biệt quan tâm đến kiểm tra, giám sát việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, cũng như việc thị hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, đồng
thời phải thực hiện tốt việc kiếm tra, giám sát công tác tổ chức
Trang 34cán bộ và công tác cán bộ Người khang dinh, trong công tác cán
bộ nếu giao việc mà không kiểm tra, giám sát đến lúc thất bại mới chú ý đến, thế là không biết yêu đấu cán bộ Qua thực tiễn
hoạt động, Hồ Chí Minh còn lưu ý đến hai hạng người: Mộ /à, những người cậy mình là công thần cách mạng rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luậi, không thi hành nghị quyết của Đăng
và Chính phủ Họ kiêu ngạo, bất chấp kỷ luật, kỷ cương Với
những người này cần phải mời các ông đó xuống công tác hạ
tầng, khép họ vào kỷ luật của Đảng và Chính phủ; hai là, những người nói suông, hạng người này tuy thật thà, trưng thành nhưng không có năng lực làm việc, chỉ biết nói suông
€ Phương pháp, hình thức tô chức kiểm tra, giám sát
Hồ Chí Minh coi kiểm tra như là một phương tiện, một liều
thuốc đặc hiệu chống lại các căn bệnh “nghị quyết một đẳng, thi
hành một nẻo” và bệnh quan liêu, giấy to Song, muến đạt hiệu
quả cao thì phải “khéo kiểm soát” “Khéo” tức là phải trên cơ sở khoa học, có hình thức, phương pháp kiểm tra lĩnh hoạt, da dang Người phê phán nghiêm khắc lối làm việc quan liêu; thiếu kiểm
tra, kiểm soát cụ thể; thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều; ngồi
một nơi chỉ tay năm ngón Cách làm việc như thế rất có hại Nó làm cho lãnh đạo không đi sát với phong trào, không biểu rõ
được tình hình bên đưới, cho nên phần nhiều chủ trương, nghị quyết không được chấp hành đến nơi đến chốn “Khéo” kiểm tra còn có nghĩa là:
- Kiểm tra phải có hệ thống, nghĩa là khi đã có nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự
sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân đân địa phương
Trang 35khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để
vượt qua mọi sự khó khăn
- Kiểm tra không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ báo cáo, ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo mà phải đi đến tận
nơi, xem tận chỗ
- Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê
bình, để tỏ rõ mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những
khuyết điểm ấy Như thế, thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật và lòng phụ trách
“Khéo” kiểm tra tức là phải biết kết hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra: kiểm tra từ đưới lên, từ trên xuống:
kiểm tra thường xuyên, bất thường, định kỳ, kiểm tra trực tiếp,
gián tiếp; v.v
Hồ Chí Minh đã lý giải rõ ràng kiểm tra, giám sát từ dưới lên
và kiểm tra, giám sát từ trên xuống: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống - tức người lãnh đạo kiểm tra, giám sát kết quả của những
công việc của cán bộ mình; kiểm tra, giám sát từ dưới lên - tức
quân chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo Muốn kiểm tra, giám sát đạt chất lượng thì phải có quần chúng giúp Những người lãnh đạo trông từ trên xuống chỉ thấy một mặt
của công việc, sự thay đối của mọi người Vì vậy, sự trông thấy đó có hạn Trái lai, dan chúng trông thấy công việc, sự thay đỗi của
mọi người Nhưng họ trông thấy từ đưới lên nên sự trông thấy ấy cũng có hạn Do đó, muốn giải quyết vẫn để có hiệu quả, at phai
kết hợp kinh nghiệm của bai bên lại Nghĩa lả phải kết hợp cả kiểm
Trang 36kiểm tra, giám sát trực tiếp Người thường xuyên nhắc nhớ: Các đồng chí ở Bắc Bộ, các ban, các ngành ở Trung ương cần phải thường xuyên đi kiểm tra, giám sát và giải quyết các công việc tại
chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, ít đi kiểm tra giúp
đỡ Người đã chỉ rõ: “Các cấp từ trung ương đến huyện phải lãnh
đạo chặt chế, thiết thực, phải đến tận nơi kiểm tra, đôn đốc và
phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, chỉ lãnh đạo phong trào trên giấy tờ”, Dù bận “trăm công, ngàn
việc” nhưng Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên đến với quần chúng
nhân đân, trực tiếp xem và nghe người thật, việc thật, trên cơ sở
đó hình thành những chủ trương, quyết sách lớn có liên quan đến vận mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ 1a
d, Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng cơ quan kiểm tra chuyên trách và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát Ngay từ năm 1929, trong Ấn nghị quyết của Hội nghị trù bị toàn
quốc đại biểu đại hội, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vẫn đề “đặt ra đặc biệt ủy viên hội để điều tra và xử đoán” và trong Điều lệ văn
tắt của Đảng khi thành lập, mục V đã nêu “Điều tra các việc”
Theo Hồ Chí Minh: “Không thê gặp ai cũng phái đi kiểm tra Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiêm tra, mới đủ kinh nghiệm và oai tín Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi kiểm tra Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nảo nếu có sơ suất thì người ấy
phải chịu trách nhiệm”°
” Hồ Chí Minh: Toàn záp, Nxb.Chính trị quốc gia, H.201 1, t.H, tr.361
Trang 37e Kỹ luật đẳng và mỗi quan hệ giữa kiểm tra với kỷ luật đẳng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên và
chính Người là tắm gương sáng về ý thức tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng Người chỉ rõ: Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng
viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng Người khẳng định: Đảng
sẽ khơng thể hồn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang đối với
dân tộc nếu Đảng không thực sự mạnh mẽ và chắc chắn, trong đó
phải thực hiện nghiêm kỹ luật của Đảng, để kỷ luật của Đảng thật
sự là kỷ luật sắt và tự giác Mọi đảng viên, dù ở cương vi nào
cũng phải tuân thủ kỷ luật của Đảng, phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật của Đảng, kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng Theo Người, mọi vi phạm kỷ luật đảng đều phải được xem xét, nếu đến mức phải thi hành kỷ luật thì xử lý thích đáng, không có “vùng cấm”, khêng được che đậy, thiên lệch, nễ nang Việc thi hành kỷ luật gắn liền với kiểm tra, nhưng không đồng nhất Kiểm tra và xử lý kỹ luật đều mang tính tích cực, chủ động và đều có mục đích ngăn ngừa, giáo dục
là chính, không phải là “vạch lá tìm sâu”, truy tìm khuyết điểm,
sai lầm để xử phạt Điều quan trọng hơn, kiểm tra và xử lý ký
luật đều nhằm để ngăn chặn, sửa chữa sai lầm một cách kịp thời
CAU HOI ON TAP
1 Phân tích vị trí, đối tượng nghiên cứu của môn học Công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng?
2 Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công
tác kiểm tra, giám sát và kỹ luật của đáng cộng sản?
3.Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra,
Trang 38Chương 2
CONG TAC KIEM TRA, GIAM SAT CUA DANG I KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC KIẾM TRA, GIAM SAT CUA DANG
1 Khái niệm, mối quan hệ giữa kiểm tra và giám sát trong Dang
a Khái niệm
* Công tác kiểm tra của Đảng
Theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban
Chấp hành Trung ương ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng: Kiểm tra của Đảng là một trong những chúc năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tô chức đẳng xem xót, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đẳng cấp dưới và đảng
viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Dang, chi
trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước Tổ chức đảng và đáng viên phải thường xuyên tự kiểm tra Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên
Trang 39- Chủ thể kiểm tra:
+ Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
+ Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; + Ủy ban kiểm tra;
+ Các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy);
+ Ban cán sự đáng, đảng đoàn (chỉ lãnh đạo công tác kiểm tra) - Đổi trợng kiêm tra: Tô chức đảng cấp trên kiểm tra té chức đảng cấp đưới và đảng viên:
+ Chỉ bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
+ Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp
trên cơ sở trở lên;
+ Ủy ban kiểm tra;
+ Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy;
+ Ban cán sự đảng, đảng đoàn;
+ Đảng viên
* Công tác giảm sát của Đảng
Theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011của Ban
Chấp hành Trung ương ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng: Giám sát của
Đảng là việc các tổ chúc đẳng theo di, xem xót, đúnh giá hoại động nhằm kịp thời tác động đề cấp tủy, tô chức đẳng cấp đới và
đẳng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy đimh của Đảng
Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Đảng viên thực hiện việc giám sát theo sự phân công
Trang 40thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp,
giám sát gián tiếp
Quy chế giám sát trong Đảng (Ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 21-3-2012 của Bộ Chính trị đã xác định rõ ba mục đích của giám sát trong Đảng:
Một là, chủ động nắm chắc tình hình và đánh giá đúng hoạt
động của tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần bể sung, sửa đổi các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước
phù hợp với thực tiễn
Hai là, phát huy ưu điểm; phát hiện hạn chế, thiếu sớt,
khuyết điểm, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, khắc phục; cảnh báo,
phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên từ khi còn manh nha
Ba là, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, bảo đâm sự đoàn
kết, thống nhất trong Đảng; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, phẩm chất đạo đức, lỗi sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác - Chủ thê giám sát: + Chỉ bộ; + Đảng ủy bộ phận; + Đảng Ủy cơ sở;
+ Cấp ủy, Ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên cho đến Ban Chấp hành Trung ương;
+ Ủy ban kiểm tra các cấp;