Trước tình trạng xã hội rối loạn do chế độ tư hữu tài sản gây nên, trong xã hội đó đã ra đời một số người có tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại.. Tuy cĩ một số hạn chế như vậy; song tốt
Trang 1HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH
PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
_ BO MON NGU- VAN
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
tk Sắc fe os ok ít đít Sát tác St tít oe
LÊ THẾ Ý
Biên soạn
GIÁO TRÌNH
VĂN HỌC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG
_ VAN HOC HIEN THUC PHE PHAN
PHAP THE KY XIX
VAN HOC NGA THE KY XIX
Trang 2LOI NOI DAU
Nền văn học thế giới là một nền văn học vô cùng đồ sô và rộng lớn
_ Nếu đào tạo mang tính chính quy, chuyên ngành như ở các trường đại
học Sư phạm, đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà nội, thì phải dạy và học môn này với một lượng thời gian rất dài (khoảng từ 300 đến 400 tiết) ,
Song, do mục tiêu đào tạo ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền khác nhiều so với các trường trên, thời gian dạy và học rất ít di Bai vay,
việc biên soạn một bộ giáo trình cho phù hợp với đối tượng sinh viên ở trường này, quả gặp không ít khó khăn
Với lý do trên, nên tập giáo trình này chúng tôi không có tham vọng soạn hết các giai đoạn của các nền văn học trên thế giới Người viết
chỉ tập trung vào III phần lớn sau đây:
1 VĂN HỌC THỜI ĐẠI PHỤC HUNG
Il VAN HOC HIEN THUC PHÊ PHÁN PHÁP THỂ KỶ XIX.'
I VAN HOC HIEN THUC NGA THE KY XIX
Sau này, để có một bộ giáo trình hoàn chỉnh về văn học nước ngoài,
* chúng tôi còn phải tiếp tục biên soạn thêm nhiều phần khác nữa
Để hoàn thành được tập giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo
nhiều tập giáo trình, nhiều công trình nghiên cứu về văn học nước
ngoài , cố nhiên trong đó còn có sự đánh giá, thẩm định mới của người
biên soạn
Người viết chân thành cảm ơn sự đóng góp của những nhà lý luận, nghiên cứu - phê bình, của những đồng nghiệp đi trước, nhất là của các
đồng nghiệp đang công tác tại khoa Ngữ - Văn thuộc Phân viện
Tập giáo trình mông này đương nhiên không trách khỏi sự khiếm
khuyết, mong sự góp ý và thông cảm của bạn đọc
Hà nội tháng § năm 1998
Lê - Thế - Ý
Trang 3
PHAN THU NHAT
VAN HOC THOI DAI PHUC HUNG
A, PHAN KHATQUAT— ST CS
Sau đêm trường Trung cổ, thế ky XIV, XV và XVI ở các nước
phương Tây mở ra một thời đại mới Đó là “thời đại Phục hưng” - thời đại
đã sản sinh ra “ một cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà loài người chưa : : nạn d &
từng thấy”.'
“Phục hưng” có nghĩa là “khôi phục” lại sự hưng thịnh của di sản
văn hoá cổ xưa Vậy khôi phục lại cái gì, của ai, ở đâu, và để làm gì?
Thời bấy giờ, ngành khảo cổ học và ngành sưu tầm rất phát triển
Người ta đã tiến hành khai quật đưới mặt đất và trong đống hoang tàn đổ
nát Những gì khai quật, phát hiện được đã làm thế giới phương Tây phải bàng hoàng và kinh ngạc Trước mắt họ hiện ra một di sản mới lạ, một
| nền văn minh chói loà thuộc các ngành kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, văn
` học nghệ thuật Tất cả đấy là di sản văn hoá - văn minh cổ xưa của hai
dân tộc Hy lạp và La mã
Vừa mới trải qua thời kỳ đen tối của thời Trung cổ, tiếp xúc với di
sản văn hóa - văn minh chói loà đó, con người như bừng tính cơn mê
Trông “cổ” nghĩ đến “kim” , họ muốn tái tạo, phục chế, làm sống lại một
thời cổ đại xa xưa
Song, nếu đơn thuần chỉ nghĩ đến bình diện “ khôi phục” lại di sản
cũ, thì ta chưa thấy hết tầm vĩ mô, sự sáng tạo to lớn của thời đại đó
Con người thời đại Hy lạp cổ đại đã sản sinh ra một nền văn minh
vô cùng rực rỡ Nền văn minh đó ra đời khi chế độ phong kiến chưa xuất
hiện, chưa hề bị bóng ma hắc ám của thần học và triết học kinh viện của
đêm trường Trung cổ ập xuống Mặc dầu nền văn minh đó đã trở thành
châu báu của vũ trụ, khuôn mẫu, mực thước về tư tưởng và nghệ thuật mà
đương thời và cả sau này chưa hề có một nền văn minh nào sánh kịp;
' Ăng ghen: Lời nói đầu quyển “Phép biện chứng của tự nhiên” (Dẫn theo “lịch sử văn học phương Tây”
Trang 4song, con người của thời đại Phục hưng không phải bê nguyên x1 toàn bộ những gì có được ở nên văn minh xa xưa đó để “tái sinh” giống như người xưa! Con người thời đại Phục hưng gạn đục khơi trong, chỉ tiếp thu những
tỉnh hoa rạng rỡ đó để nhằm một mục đích duy nhất là: xây dựng lại một thời đại, một cuộc sống mới tốt đẹp gấp muôn vàn lần cuộc sống người
_XƯa
Vì lẽ đó, thời đại Phục hưng đã sản sinh ra: “Những con người
khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình; khổng lồ về tài năng mọi
mặt và sự hiểu biết sâu rộng”” Đấy là một thời kỳ có rất nhiều khám phá
về vũ trụ và những điều mới lạ về con người
1 BOI CANH LICH SU
1 Tinh hinh kinh té, chinh tri
Do sự mở rộng thị trường thế giới, do sự phát triển các đô thị, đặc
biệt là nhờ phát hiện ra con đường biển sang Ấn độ, những mầm mống tư bản chủ nghĩa đã hình thành trong lòng chế độ phong kiến Thời đại Phục
hưng chính là giai đoạn quá độ chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản chủ nghĩa
Bước biến chuyển quá độ đó là một quá trình tiếp diễn móc xích với
nhau
Vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIV, các nước Pháp, Anh, Bồ đào
nha, Tây ban nha đang lâm vào cảnh điêu đứng, nghèo khó Nước Anh và Pháp xơ xác do chiến tranh 100 năm huỷ hoại (1337 - 1453) Ở Bồ đào
nha, Tây ban nha thì xã hội loạn lạc, trộm cướp nổi lên khắp nơi Trong
lúc nhiều nước gặp khó khăn chồng chất thì nước Ý, xứ sở Phơlăngđơ kinh tế tiến lên vần vụt nhờ việc buôn bán vũ khí, len dạ, thực phẩm cho hai nước Anh và Pháp đang có chiến tranh và nghiễm nhiên nước này trở
thành một nước giầu có nhất bấy giờ Ở các nước ven biển như Giêmnơ,
Vơnidơ và đô thị công nghiệp Phơlăngxơ cũng trở thành những trung tâm
kinh tế mạnh ở Âu châu Trên cơ sở đó, từ một số gia đình tư nhân đã
hình thành những nhà tư bản cỡ lớn như: MêđixI, Peruydi, Anbécti, Bécdi
r Ang ghen: “Phép biện chứng của tự nhiên” sách đã dẫn, trang 106
Trang 5
Các công ty tư bản phát triển thì hiển nhiên cần có thị trường buôn
bán Song, bấy giờ con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu
bế tắc do năm 1453 nước Thổ nhĩ kỳ chiếm đóng thành Côngxtăngtinốp -
cái rốn nối liền Đông - Tây Mặc dầu vậy, con người quyết không chịu bó
tay Những cuộc tìm kiếm, phát kiến địa lý đã khai thông bế tắc trên
_ “Việc tìm ra châu Mỹ và đường hàng hải vòng qua châu Phi đã tạo cho
glai cấp tư sản đang lên một môi trường hoạt động mới Việc buôn bán với các nước thuộc địa, việc tăng thêm số phương tiện trao đổi và số lượng hàng hoá đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà
phát triển chưa từng có, và do đó đã làm cho yếu tố cách mạng phát triển
nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn”!
Do thương mại phát triển, nên đã tạo được mạch máu kinh tế nối từ Địa trung Hải đến các nước châu Âu, từ bắc Pháp chạy sang Đức, từ Đức
đổ về các vùng Ban tích -
"Rõ ràng: “Phương thức kinh doanh phong kiến hay phường hội
trước kia không còn có thể thoả mãn được nhu cầu đang tăng lên theo sự
mở mang của nhiều thị trường mới”
Nhờ áp dụng đủ mọi mánh khoé, thủ đoạn: ăn cướp, vơ vết của cải
ở các thị trường thuộc địa, bóc lột thợ thủ công và nông dân thuộc trong
nước và dân bản xứ ; nhờ 4p dụng những phát minh mới như: Kỹ thuật
đóng tàu biển, động cơ chạy bằng sức nước và sức gió, sử dụng máy kéo
sợi và mấy dệt ; giai cấp tư sản đã củng cố và thiết lập được một nền công nghiệp vĩ mô dưới hình thức công trường thủ công Quá trình xây dựng đó chính là quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa mà giai
cấp tư sản đã bỏ bao công sức dựng nên |
Nói tóm lại: tất cả những diễn biến trên chứng tỏ kết cấu tư bản chủ nghĩa ra đời và hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến Các nước
tây Âu đã sản sinh ra một ông chủ mới, được khoác lên một bộ mặt kinh
tế mới: kinh tế tư bản chủ nghĩa
Như vậy, trong xã hội đã tồn tại cùng một lúc hai giai cấp: gia1 cấp
tư sản và giai cấp phong kiến Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức
: Các Mác, Ăng ghen: Tuyên ngôn Đảng cộng sản NXB Sự thật, Hà nội 1967 trang 39 va 40
Các Mác, Ang ghen - Sách đã dẫn: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, trang 40
Trang 6sản xuất tiên tiến Giai cấp phong kiến đại diện cho phương thức sản xuất
lạc hậu; chính sự lạc hậu của nĩ đã ngăn chặn sự phát triển kinh tế do giai
cấp tư sản mở đường Giai cấp tư sản muốn san phẳng đọn đường cho mình tiến bước, song nĩ chưa đủ mạnh để bĩp chết giai cấp phong kiến
già cỗi Cuối cùng hai giai cấp này đành phải bắt tay với nhau
Hai giai cấp tạm thời bắt tay nhau để tạm thời dựa vào nhau Giai
cấp nào cũng muốn tồn tại, cũng muốn phát triển Giai cấp phong kiến muốn duy trì sự tồn tại của nĩ, nên nhà nước chuyên chế tập quyền được:
thiết lập và đồng thời chính quyền đĩ khơng thể khơng khuyến khích
cơng thương nghiệp phát triển Trong một xã hội tồn tại hai giai cấp vừa
là bạn vừa là kẻ thù của nhau Một bên buổi đầu đại diện cho lực lượng tiến bộ, một bên đại điện cho lực lượng lạc hậu, bảo thủ
Phong trào dân tộc, phong trào chống phong kiến đã phát triển trên những cơ sở đĩ
2 Tình hình xã hội
Thời đại Phục hưng chính là một cuộc đại cách mạng về mặt văn
hố - tư tưởng Một xã hội theo đà phát triển của lịch sử, khơng thể tồn tại
mãi bộ mặt cũ Nĩ phải được thay thế bằng bộ mặt mới
Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, giai cấp nơng dân và thợ thủ
- cơng ở các nước phương Tây đã dồn đập tấn cơng vào dinh luỹ của giai
cấp phong kiến Suốt 3 thế kỷ rịng rã, ở khấp các nước Tây âu đâu đâu cũng cĩ khởi nghĩa Ở Anh năm 1381, dưới sự lãnh đạo của Oáttạlơ nơng dân vùng lên Ở Pháp tại Paris khởi nghĩa của thợ thủ cơng, phong trào Giắccơri của nơng dân cũng nổi lên sơi sục từ thế kỷ XIV Ở các vùng:
Limudanh, Kécxi, Angiơne vào những năm 1593, 1594 nhân dân cũng
nổi dậy chống nạn sưu cao thuế nặng Năm 1525, ở Đức nơng dân cũng đứng lên tấn cơng vào đinh luỹ phong kiến
"Thời đĩ, bộ chỉ huy của chế độ phong kiến là giáo hội La mã
Muốn cai trị, bĩc lột điều khiển nhân dân các dân tộc, giáo hội đã giương
cao chiếc gậy thần quyền để dim con người vào cảnh ngu dốt Bởi vậy, muốn đống phong kiến một cách cĩ hiệu quả thì trước hết phải chĩa mũi
nhọn vào giáo hội
Trang 7
Hơn nữa, giáo hội mà đầu não là đất thánh ở La mã lúc bấy giờ
thực chất cũng đã sống quá sa doa Ở Đức một phần ba đất đai bị giáo hội chiếm giữ Thành La mã có 10% dân số làm gái điếm Các cha cố ăn chơi đàng điếm, sống vô liêm sỉ Để vơ vét của cải của các dân tộc, các cha cố,
thày tu ra những đạo luật quái đản: bán thẻ miễn tội cho những kẻ có tội
và tương lai sẽ phạm tội Thày tu, cha cố, linh mục đều có từ năm đến bảy
vợ Vua chúa đã trở thành "thượng đế” ở chốn trần gian Họ đã bất chấp
tất cả, biến nơi đất thánh thành nơi truy lạc, mất hết sự tôn nghiêm linh thiêng
Do xuất phát từ nguyên nhân đó, song song với các phong trào dân
tộc khác, phong trào chống tôn giáo - mà nòng cốt là phong trào đòi cải cách tôn giáo dấy lên rầm rộ Họ đã tiến công mạnh mẽ, quyết liệt vào
nước như nước Anh, người ta không lệ thuộc vào thánh đường La mã nữa
mà tự thành lập, xây dung một quốc giáo riêng của chính mình
Do những giáo điều thần học, triết học kinh viện bước đầu được
giải phóng, nên nó đã dọn đường cho những phát minh khoa học ra đời
Những phát minh ấy đã làm đảo lộn vũ trụ quan và thế giới quan thần bí của thời Trung cổ
3 Tình hình khoa học
Thời đại Phục hưng đã để lại cho nhân loại niềm tự hào bất diệt: đó
là sự ra đời của nhiều nhà khoa học với những phát minh vĩ đại:
Ngành thiên văn học:
Trang 8
Đất nước Ba lan, đã sản sinh ra một thiên tài, đấy là Nicôlai
Côpécnífc (1473 - 1543) Quan niệm của thiên chúa giáo cho rằng: trung tâm hành tinh của ta là trái đất Quan điểm đó bị Côpécníc bác bỏ hoàn
toàn Theo ông, trung tâm hành tĩnh chúng ta là mặt trời Quả đất tự quay
quanh trục của nó, và quay quanh mặt trời Lý thuyết của ông mở đường
bác học này đã viết : “Máu lưu thông trong cơ thể” và “Cơ cấu thể xác
con người”; đấy là những công trình khoa học nghiên cứu về sự tuần hoàn
máu của hệ tim mạch, về cấu trúc các bộ phận trong cơ thể con người
Bên cạnh đó, hai nhà danh hoạ nổi tiếng như: Lêôna đơ Vanhxi,
Mikenlănggiơ cũng đã có một số đóng góp đáng kể trong ngành giải phẫu
học
Thiên chúa giáo cho rằng: mọi vật trên đời là do Thượng đế tạo ra
Phát minh của các nhà khoa học trên đã chứng minh ngược lại: con người
là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của một quá trình tiến hoá chứ không phải sinh ra từ một đấng vô hình nào
Cùng với những thành tựu khoa học nói trên, việc phát minh ra may
in, việc sản xuất ra giấy là hai sự kiện đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của văn học - nghệ thuật
H TÌNH HÌNH VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
Ăngghen đã từng nhận định rằng: “Phục hưng là một thời đại khổng
lồ ” Thời đại này đã sản sinh ra một nền văn học khổng lồ với những tên
tuổi lưu danh cho hậu thế |
Quê hương của nền văn học Phục hưng là nước Ý Nước Ý đã sản sinh ra những nhà văn kiệt xuất: Đăngtơ, Bôcaxiô, Lêôna do Vanhxi, Mikenlănggiơ Rồi nước Tây ban nha cũng có những đại biểu ưu tú như:
Xecvantec, Lôpđovêga Nước Pháp rạng danh với các tên tuổi: Rabole,
Trang 9
Môngtenhơ, Rôngxa; và nước Anh không có một tên tuổi nào địch nổi với: Uyliam Sêcxpia, Maclô, Bêcơn, Kít
Từng ấy khuôn mặt còn lưu danh cho hậu thế, chứng tỏ: văn học
thời đại Phục hưng có giá trị đến mức nào
Văn học thời Trung cổ phát triển rất kém cỏi với ý thức hệ thẩn bí
hoang tưởng Ngược lại, thời đại Phục hưng ra đời với một hệ tư tưởng rất tiến bộ Hệ trào lưu tư tưởng ấy là gì? Đấy là chủ nghĩa nhân văn Từ này
có ý nghĩa rất rộng, hàm chứa rất nhiều cách giải nghĩa khác nhau Theo
Vônghin: “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm, đạo đức và chính trị bắt nguồn từ con người tổn tại thực tế trên mặt đất với những nhu
cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó; và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đẩy đủ và thoả mãn, không phải bắt nguồn từ cái gì siêu nhiên, kỳ ảo ngoài đời sống nhân
loại” , Định nghĩa ấy của Vônghin toát lên một điều: hạnh phúc con
người không phải có được ở chốn hư vô, ở trên thiên đường, mà hạnh
phúc chỉ có thể có được ở chốn trần thế, ở trên trái đất này
_ Cũng đo xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, tiến bộ như vậy, _
cho nên thời đại Phục hưng - trong lĩnh vực hội hoa - đã xuất hiện nhiều nhà danh hoạ với những bức tranh nổi tiếng: “Đức mẹ và con trai” của
Lêônađơ Vanhxi (1478); “Rôlăng si tinh” của Boaiacđô; “Rôlăng thịnh nộ” của Ariôxtô, “Thần ái tình và Psyche” của Zuachi (1589); “Hằng Nga
tái sinh” của Pôtôchenli; ”Tuđiph” của Đơgiđơgiôn (1502) Những nhà
danh hoạ này đã vẽ nên những bức tranh thoát y vũ Nhưng những bức
tranh đó lại có sức sống trường tồn nhất, được loài người ngưỡng một Vì sao vậy? Vì những bức tranh đó toát lên những vẻ đẹp tuyệt vời của cơ thể con người, toát lên sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp trần tục của con người trần thế
| Ho muốn chứng minh một điều: cái đẹp tuyệt mỹ vốn có ở trần gian
mà mắt phải thấy được, tai phải nghe được, tay phải sờ mó được chứ
VP Vonghin Chủ nghia nhan văn và chủ nghĩa xã hội - NXB Sự thật, Hà Nội, 1956 (Dẫn theo lịch sử văn học phương Tây) Tập LNXB Giáo dục - 1979, trang 107
Trang 10
không phải ở chốn hư ảo, ở chốn thiên đường mà đạo Kitôgiáo hằng quan
niệm
Loài người tồn tại và sinh sôi nảy nở phải bước ra từ lồng ngực
ngồn ngộn căng nở, từ thân hình với những đường nét thon thả uyển chuyển, với những bộ phận nõn nà, cuốn hút kia chứ không phải do một
đấng vô hình nào tạo ra Hiển nhiên, cái đẹp ở những bức hoạ thoát y vũ
ấy, khiến con người chiêm ngưỡng nó không sa vào dục vọng, khiêu gợi
tầm thường, mà khiến con người càng chiêm ngưỡng thì càng khâm phục,
ngưỡng mộ, càng quý trọng con người; nó khác hẳn thứ tranh loã lồ, trơ trến, xui khiến con người đi vào dâm 6, đổi bại
Văn hoá thời Phục hưng kế thừa và phát triển những mặt gì?
Di sản cổ đại Hi lạp thật đồ sộ Muốn hiểu nó, muốn nghiên cứu
nguyên tác thì phải học ngôn ngữ cổ đại Bởi vậy, cả một phong trào học tiếng Hylạp lan rộng khắp nơi; như ở Pháp đã mở các học viện dạy tiếng
Hylạp và trực tiếp nghiên cứu tác phẩm cổ của Hylạp
Từ nghiên cứu nguyên tác, các nhà nhân văn chủ nghĩa với cả một phong trào rộng lớn: “trăm hoa đua nở”, "trăm nhà đua tiếng” đã chia mili nhọn vào giáo điều kinh điển của nhà thờ Cơ đốc giáo Thiên chúa giáo cho rằng: “Đời là thung lũng đầy nước mắt, hãy cúi đầu chịu nhẫn nhục
đi, ai bị tát vào má bên trái thì hãy chìa má bên phải cho người ta tát nốt”;
“Đời là một sinh linh, chỉ có suối hờn với biển tủi!" Những quan niệm
như vậy bị những người như Lêôna đơ Vanhxi đả phá tơi bời ; cho đấy là
trò bịp bợm, thánh thần là kẻ giả nhân, giả nghĩa, “là cửa hàng lừa bịp”
Quan niệm về nhân sinh của nhà thờ Cơ đốc giáo bị những nhà nhân văn chủ nghĩa tấn công, vạch mặt không một chút kiêng nể Thay vào quan niệm đó là việc khẳng định giá trị đích thực của con người: con người là tinh hoa, khuôn mẫu của muôn loài, là.người mẹ vĩ đại quyết định sự tồn
vong, phát triển của hành tỉnh này
Ca ngợi con người, khẳng định giá trị của con người; đó là một trong những(trung tâm mà văn học Phục hưng phản ánh, đề cao
Nếu trong đêm trường trung cổ, nhân loại đi vào sầu bị, tối tăm, tàn
tạ, tắt bặt tiếng cười, thì ở văn học thời đại Phục hưng với tư tưởng dân
Trang 11
chủ, nhân đạo, và tinh thần dân tộc cao độ, đã dựng lên một dàn giao
hưởng đủ các cung bậc để: ngợi ca lòng lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, ngợi ca ngay cả nhục dục, ấi ân ở chốn trần thế Điều đó biểu hiện ở các
tác phẩm: “Chuyện mười ngày” của Bôcaxio; “Truyện hiệp sĩ Đôn
Kihôtê xt Mantra” của Xécvantec, “Gacgăngchuya và Păngfagoryen” của
Rabole; ở các hài kịch vui nhộn của Sêcxpia, ở các bức tranh tả chân của
Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlănggiơ; và ở các tác phẩm của nhiều nhà nghệ
sĩ khác nữa
Tuy có nhiều ưu điểm như trên; song văn học - nghệ thuật thời đại
Phục hưng vẫn còn để lại không ít những hạn chế
Do ý thức hệ thời Phục hưng là tư tưởng của giai cấp tư sản, nên khi đòi giải phóng cá nhân khỏi gọng kìm của chế độ phong kiến thì nó không để cập đến vấn để giải phóng người dân lao động Trong khi đòi bác bé chế độ sở hữu phong kiến, nó cũng không đặt thành vấn đề xét lại quyền tư hữu của giai cấp tư sản
Trước tình trạng xã hội rối loạn do chế độ tư hữu tài sản gây nên, trong xã hội đó đã ra đời một số người có tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại Họ muốn đoạn tuyệt hẳn với chế độ tư hữu đó Đứng về phía người dân bị bần cùng hoá, bị áp bức nặng nề, họ mơ ước một xã hội mới, một
xã hội công bằng Trong tác phẩm “Thành phố mặt trời” của mình,
Căngpanenla ước mơ một xã hội tài sản là của cộng đồng, của cải vật chất
được phân chia bình đẳng Tômat Môrơ tuyên bố hẳn trong tác phẩm
“Không tưởng” của mình là chỉ có thể có sự phân phối bình đẳng đúng về các tư liệu cũng như chỉ có thể hạnh phúc trên bước tiến của con người là khi nào quyền tư hữu đã hoàn toàn được xoá bỏ
Những tư tưởng của Căngpanenla, của Tômat Môrơ hiển nhiên rất tiến bộ so với thời đại; song dầu sao cũng chỉ là ánh sáng của một “Mặt trời không tưởng” Họ muốn xoá bỏ chế độ tư hữu, nhưng xoá bỏ bằng
cách nào thì họ không thể vạch ra được Âu đó cũng là hạn chế do thời
Song cái lớn của nền văn học Phục hưng chính là ở chỗ: họ đã đề ra
được một hệ tư tưởng tiến bộ nhất mà trước đó chưa một thời đại nào có
10
Trang 12
được: Chủ nghĩa nhân văn Họ đã dám đứng lên đả phá, chống đối quyết liệt cả một xã hội đen tối, đã sống dai dẳng hàng bao nhiêu thế kỷ Họ đã dám nổ súng vào bức tường thành kiên cố có uy quyển tuyệt đối của giáo
hội, của thần quyền Ngay cả giai đoạn cuối của buổi chiều tà của thời Phục hưng, hai thế lực tư sản và phong kiến cấu kết với nhau để chống đối
_ phong trào nhân văn chủ nghĩa, song họ vẫn bền gan quyết chí, đứng vững
ở vị trí chiến đấu của mình
Thời đại Phục hưng với chủ nghĩa nhân văn, quả là một niềm tự hào của nhân loại Thời đại đó đã sản sinh ra nhiều những nhà tư tưởng, những
nhà thơ, nhà văn kiệt xuất mà ngày nay loài người vẫn còn ngưỡng mộ
Trong số đó kiệt xuất và vĩ đại hơn cả là ba người: Đăngtơ, Xecvantec,
Uyliam Sécxpia
B NHỮNG NHÀ VĂN ƯU TÚ - I- ĐĂNGTƠ (DANTE, 1265 - 1321)
Thân thế
“ Ý là một quốc gia tư bản đầu tiên được đánh dấu bằng một
nhân vật vô cùng vĩ đại: đó là Đăngtơ, người nước Ý, vừa là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời kỳ hiện đại ”
Alighieri Đurăngtơ (Dantealighiex) với bút danh là Đăngtơ, sinh
năm 1265 tại Phơlôrăngxơ Tuy sinh ra trong một gia đình trung lưu, bố lại là một luật sư, bản thân là một người đầy tài năng, đức độ, song cả cuộc đời của Đăngtơ là những chặng dài đầy đau khổ và sóng gió
Thời đại xứ Phơlôrăngxơ - quê hương của Đăngtơ đang diễn ra một cuộc đấu tranh giữa hai phái: Ghenphơ đen và Ghenphơ trắng Đăngtơ thuộc phái Ghenphơ trắng Ông đã từng giữ chức vụ trong hội lãnh đạo
của Phơlôrăngxơ Trong cuộc đấu tranh quyết liệt này phái Ghenphơ đen
đã thắng Bởi Vậy, Đăngtơ bị phát vãng ra khỏi Phơlôrăngxơ, và sống biệt
'xứ ở nước ngoài Hai mươi năm đằng đẳng sống lưu vong, phiêu dạt khắp
các xứ sở, Đăngtơ ôm mối hận trước cảnh đời đen bạc Lòng ông luôn
®) Ăngghen, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” - In ở Ý 1893, trang 38
11
Trang 13
Ngày 14/12/1321 tai Raven, Dangto trit hoi thở cuối cùng Nước
- Ý, nhân loại mất đi một thi hào vĩ đại
Sự nghiệp
Đăngtơ viết rất nhiều tác phẩm như: “Cuộc đời mới”, “Bữa tiệc”
“Fh an khúc” Trong “th IỘC đời mới “ ông miéu ta m ối tình đấm đuối và ————
cay đắng giữa mình với người yêu là Bêatoritxơ Đấy là thể loại tự sự đầu tiên ở Ý và ở phương Tây
Trong “Bữa tiệc” : mặc dầu còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung cổ; song tác phẩm ấy đã lớn tiếng đấu tranh chống lại những
tư tưởng thuộc ý thức hệ thời Trung cổ Đó là tư tưởng khẳng định giá trị
con người bằng tiền tài, chức tước thuộc đòng thế phiệt trâm anh
"THAN KHUC"
“Thần khúc”, có tên gọi khác là “Hài kịch thiên thần”
“Thần khúc” gồm 99 khúc, trừ khúc dạo đầu Nó được chia làm ba
- 1 “Bia nguc” gém 33 khtic
2 “Tĩnh thổ tẩy oan” gồm 33 khúc
3 “Thiên đường” gồm 33 khúc
Chốn ấy, phần ba, đó là “thiên đường” - chốn được thượng đế ban
phát phước lộc, phù hộ độ trì cho con người Đó là nơi hạnh phúc, cực lạc, nỗi buồn thì thoáng qua, niềm vui là bất tận
Qua "Thần khúc”, Đăngtơ muốn biểu hiện điều gì?
Tuy ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo thần bi; song qua
tác phẩm này, Đăngtơ đã biểu hiện những tư tưởng mới tiến bộ của thời
đại | |
1 Trước hết, Đăngtơ ca ngợi những người có tài, có đức, những
người có công với nhân dân, với dân tộc Đó là ai? Đó là những triết gia, những y sĩ, thi sĩ như: Catông Ðuytichcơ, Clatxơ, Xoócđelô, Cadela Theo Đăngtơ: đã sinh ra con người thì ai chẳng có thiếu sót, lỗi lầm Song,
những lỗi lầm dù vô tình - mà biết tự cải tạo thì sẽ được hưởng hạnh phúc,
12
Trang 14
ân sủng của chúa Những con người này được Đăngtơ đưa vào thế giới
đầy trang trọng: “Tĩnh thổ tẩy oan” để chuẩn bị bước lên chốn “thiên
đường” “Tĩnh thổ tẩy oan” là nơi: “không sương sa, không mưa gió,
không có sấm dậy, chỉ có lặng yên với bầu trời xanh biêng biếc” (Khúc
ca ‘a XI)
Đặc biệt, Đăngtơ dùng nhiều trang dé 1 md th người ‘anh
hing đây ee
mưu cao trí dũng, có trí tuệ v6 song: Uylitxo! Uylitxo néi vdi nhiing
người bạn đồng hành đang “vượt muôn trùng gian khó của biển khơi”
Các bạn hãy đem chút vị buồn còn sót đó
Cống hiến cho việc tìm hiểu điều mới lạ chưa hay!
(Khúc ca XXV]D
Hình tượng Uylitxơ biểu tượng cho trí tuệ con người muốn vươn lên
tam cao để khám phá sự bí ẩn của thiên nhiên, của vũ trụ bao la Đấy là một hình tượng cao dep ©
2 Nội dung thứ hai mà Đăngtơ phản ánh trong tác phẩm là: phủ
nhận thế lực đen tối của xã hội Ở đây, Đăngtơ - nhà thi sĩ và nhà hoạt
động chính trị là một Ông biểu hiện quan điểm chính trị của mình rất rõ
ràng: đứng hắn về phía quần chúng nhân dân, lên án những bè lũ phản bội
tổ quốc, những kẻ cấu kết với thế lực ngoại bang để về giày xéo tổ quốc
mình Những kẻ thù địch về chính trị, đi ngược lại nguyện vọng của nhân
dan bi Dangto đày xuống “Địa ngục” để xứng với tội lỗi của họ Khi
viết đến đây lời thơ của Đăngtơ đầy uất hận căm ghét Ông phỉ nhổ vào mặt kẻ hại dân, hại nước Ông trừng trị lũ người từ: Giáo hoàng, thầy tu,
cha cố, giáo sĩ những kẻ bất lương Trong khúc ca XI, ông đã thực sự
đào huyệt để chôn kẻ có tội: “Mồ này chứa giáo hoàng Adatxtodơ mà
Pơlôtanh đã lôi vào con đường tội lỗi” chôn thứ “Giáo hoàng quy di!”
Chỗ chúng nằm “Từ dưới hố xông lên hôi thối rùng rợn!”
Giữa lúc đạo thiên chúa giáo thế lực thần quyền đang ngự trị tuyệt
đối, ấy thế mà Đăngtơ đã thể hiện thái độ, đã dám lớn tiếng gọi bọn họ
với những từ ngữ hết sức khinh bỉ: "Loài lang sói chết dẫm”, “
lên như tiếng chó sủa” Qua đó, ta cũng thấy được thi sĩ là người dũng
chúng kêu cảm, quyết liệt như thế nào
13
Trang 153 Giá trị thứ ba của tác phẩm là: tính dân tộc sâu sắc Hơn bất cứ ai
đương thời, để phục vụ nhân dân và làm cho nhân dân dễ hiểu, Dangto viết tác phẩm bằng tiếng Ý - thứ tiếng mẹ đẻ của đất nước mình Đó là
dụng ý của thi sĩ muốn đề cao tinh thần tự hào dân tộc, khẳng định vị trí
độc lập, tự chủ của đất nước mình
Sống nơi đất khách quê người, nhớ v về nơi ¡ chôn rau cắt rốn, trấi tim Đăngtơ bị day đứt, nhức nhối Có thể nói không quá rằng: Đăngtơ như đã lấy từ trong tâm can, chắt ra từ dòng máu đỏ của chính mình để tạo nên những chữ, những dòng chữ có thần Bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, bức tranh thiên nhiên, lời ăn tiếng nói nôm na, những phong tục tập quán của nhân dân Ý được ông vận dụng, đưa vào tác phẩm một cách tài
tình, thần diệu
Đau cái nỗi đau của người lưu vong, ông viết về tiếng chuông chiều, viết về ánh nắng buổi hoàng hôn, về dòng sông quê hương, về con người dung dị hiền lành Đọc những đoạn thơ đó, tâm hồn ta hoàn toàn
bị thu hút, bị chính phục Bên tai chúng ta như văng vắng nghe tiếng nói thầm thì ai oán, nhức nhối tim gan của Đăngtơ khi kể về xứ sở
“Phơlôrăngxơ vĩ đại, về “tiếng chuông xa, nức nở chia tay với buổi chiều ta" vé ban than thi sĩ bị: “Gió cơ hàn thổi dạt bến xa khơi” bị trôi dạt “như con thuyền không lái” nơi đất khách quê người
Một số hạn chế: Đăngtơ là vạch nối giữa thời Trung cổ sang thời
đại Phục hưng Cho nên trong tác phẩm của mình ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng thời Trung cổ Ở “Thân khúc” Đăngtơ đã tạo nên ba
thế giới: Địa ngục, Tĩnh thổ tẩy oan và Thiên đường mang tư tưởng hoang
đường, thần bí Ai đưa đường chỉ lối cho tác giả lưu chuyển từ thế giới này sang thế giới khác: đó là thượng đế, là đấng Chúa cứu thế?! Đi từ bóng tối ra ánh sáng không phải tự chính con người tự tìm lấy, mà do các đấng siêu nhiên Ngay cả kết cấu của tác phẩm cũng mang yếu tố thần bí:
có ba phần, mỗi phần 33 ca khúc Có ba nhân vật với ba thế giới khác nhau, mỗi thế giới có 9 tầng Toàn con số 3 và số 9; mang một điều gì đó
bí hiểm, hoang đường |
14
Trang 16Tuy cĩ một số hạn chế như vậy; song tốt lên tất cả từ những tác phẩm của Đăngtơ là tư tưởng tiến bộ, là nội dung phong phú đặc biệt cĩ ý
nghĩa đối với thời đại Bởi lẽ đĩ, đương thời những khổ thơ của Đăngtơ đã
đi vào tâm trí nhân dân Ý, ai cũng thuộc ai cũng hát Đăngtơ khơng chỉ
Bay giờ, Tây balnha mot đất nước suốt hàng bao thế kỉ bị ách đơ hộ
của đế quốc Arập chiếm đĩng Sau nhiều năm đấu tranh quyết liệt, năm
1492 Tây baÏnha dành được độc lập Từ đĩ, suốt bao thập kỉ xây dựng đến năm 1555 dưới triều đại Sáclơcanh, Tây ban nha đã là một nước đế quốc
hùng cường Bấy giờ, đối thủ của Tây ban nha là Thổ nhĩ kì - một tên
cướp bể khét tiếng Hai đối thủ giao tranh, tại trận thuỷ chiến khốc liệt ở Lêpăngtơ; ngày 7-11-1571 hạm đội bách chiến Tâybannha đã đánh tan
, Xecvantec sinh ra trong một thời đại cĩ nhiều sự hưng vong như vậy |
Sau khi tốt nghiệp đại học, Xecvantec nhập ngũ, và chiến đấu vơ cùng dũng cảm tại trận thuỷ chiến Lêpăngtơ thuộc Địa trung hải Năm 1575
sau khi chiến thắng, trên bước đường trở về với gia đình, ơng bị bọn Thổ
nhĩ kì bắt đưa tới Angiê , và bị giam ở đấy suốt 5 năm rịng Cuối năm
15
Trang 171579 ông được chuộc ra Khi trở về quê hương~1580 thì gia đình ông đã lâm vào cảnh cơ hàn, xiêu tán
Năm 1584 Xecvantec lấy vợ Gia đình vốn đã cơ cực lại càng cơ cực
thêm Ông đã làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm nghề đời nợ thuê, nghề
_ thu lương trong quân đội Hai lần ông bị vào tù do bị nghi tham những ©
công quỹ
Mười lăm năm cuối đời, Xecvantec sống trong cảnh lay lắt, điểu
đứng về thể xác, hốt hoảng về tinh thần, túng quẫn về vật chất
Chính nhờ những năm tháng cuối đời đó, ông mục kích thấy được cảnh đời, xã hội, nên vốn sống của ông được tích luỹ cả bề dày lẫn chiều sâu Ông đi vào con đường văn nghiệp trong hoàn cảnh đầy bi tráng,
Sau khi hoàn thành tác phẩm bất hủ được một năm: “Truyện hiệp sĩ
Đôn Kihôtê xứ Mantra”, ngày 23/4/1616 Xecvantec trút hơi thở cuối
cùng, thọ 69 tuổi
Sự nghiệp
Khác với nhiều văn hào vi đại khác, Xecvantec là Văn sĩ một tác phẩm" Chỉ một tác phẩm thôi, tên tuổi của ông cũng đã có mặt khắp nơi trên thế giới: “Truyện hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra” Tác phẩm này Xecvantec thai nghén khi ông bị ở tt lần thứ hai Tập một ra đời năm
1650, tập hai hoàn thành năm 1615 È&{ tác phẩm vĩ đại này ra đời đã làm
chấn động đư luận xã hội Nó đã đánh dấu một bước tiến trọng đại có ý
nghĩa quyết định trên văn đàn nghệ thuật của đất nước Tây ban nha
Nhân vật chính của tác phẩm là Đôn Kihôtê Anh chàng quý tộc
này sống ở nông thôn, đã năm mươi tuổi mà chưa thành lập gia đình, sống thanh bạch Do nhàn rỗi nên suốt ngày chỉ đọc sách kiếm hiệp phiêu lưu
Đọc nhiều quá, nên biến câu chuyện trong trang sách thành câu chuyện
ngoài đời của mình, Đôn Kihôtê quyết định lên đường làm các việc như các nhân vật trong sách đã từng làm Mà đã là hiệp sĩ thì phải có: áo giáp, khiên, gươm, ngựa và giám mã Anh chàng lôi những thứ đó ra từ di sản
đã han ri của cụ tổ mấy đời để lại - trừ ngựa và giám mã Có tất cả những -
thứ đó rồi, anh chàng đặt tên cho mình từ tên quê kệch thành một cái tên
Trang 18rất kêu: Đôn Kihôtê, ngựa thì: Rôtximăngtơ! Chưa xong, đã là hiệp sĩ thì phải có giám mã Tìm ai? Anh chang tìm được một người nông dân thấp lùn với con la cũng thấp lùn, hoàn toàn ngược lại với tấm thân dài lêu
nghêu và con ngựa gầy gò cao nghêu của ông chủ: đó là XăngsôPăngxa
_ Lại vẫn chưa xong, các hiệp sĩ được miêu tả trong các trang sách
đều có nhân tình, lẽ nào Đôn Kihôtê lại không có? Thế là có ngay: một
nàng Đuyxênê đuybôđô - do y tưởng tưởng ra - làm người tình nhân đi suốt cuộc đời trong tâm tưởng của y
Đủ tất cả “lễ bộ” của một hiệp sĩ rồi, hai thầy trò Đôn Kihôtê và
Xăngsô Păngxa quyết định lên đường với mục dich: phd nguy cứu khổ cho thiên hạ Đôn Kihôtê đi lang thang hết mọi xứ sở Tất cả mọi bất bình trong xã hội đều có bàn tay của nhà hiệp sĩ Đôn Kihôtê can gián Đi đâu chàng cũng bị đánh cho thua liểng xiểng Song, chàng không bao giờ biết
tỉnh ngộ, hối cải Đôn Kihôtê không khác gì một kẻ bị bệnh mộng du,
chân thì đạp đất mà đầu óc thì lơ lửng, chơ vơ trong mây mù, trong chốn
mông lung vô định; khi tỉnh khi mê thất thường
_Viết tác phẩm nay, Xecvantec đặt ra vấn đề gì?
Tác phẩm là bức tranh của đất nước Tây ban nha đầy bi kịch, thống
khổ Trong hoàn cảnh đất nước như vậy, đã xuất hiện những “hiệp sĩ” - những con người có tư tưởng tiến bộ: trọng tự do, yêu chính nghĩa, giàu lòng nhân ái, quý sự công bằng họ đã đứng lên muốn san phẳng những bất công, xua tan những bóng đen hac 4m của xã hội Trong cuộc đọ sức - này, họ bị chính hoàn cảnh - con đẻ của chế độ thống trị hiện hành - đè bẹp, quật ngã; không có lấy một mảy may thắng lợi
Nguyên nhân tại đâu?
-Bởi xảy ra một bị kịch, một mâu thuẫn cao độ mà chính bản thân
họ cũng không hề biết đến Đây là mâu thuẫn giữa chủ quan và hiện thực
Những người như Đôn Kihôtê là những người có lý tưởng cao quý:
lòng đầy khát vọng tự do, bình đẳng, công bằng bác ái, muốn vung cao thanh gươm chính nghĩa để san phẳng bao nỗi bất bình, bạo tàn trong xã
hội Ấy nhưng, do sức lực còn non yếu, đầu óc không biết tổ chức lãnh
17
Trang 19đạo, lại một mình đơn thương độc mã mà giám ca gan chống lại ca một _ giai cấp thống trị còn đủ sức mạnh, nên họ bị giai cấp thống trị quật ngã
Họ thất bại do manh động, thiếu thời cơ, đem tư tưởng chủ quan áp đặt
lên hiện hiện thực khách quan Bởi vậy, những việc làm, những sự thất
bại triển miên đó của họ đã trở thành trò cười cho thiên hạ
_ Tiêu biểu cho tư tưởng chủ quan, ảo tưởng đó không ai khác là anh
chàng Đôn Kihôtê - một hình tượng nhân vật mà Xecvantec đã dày công xây dựng lên
Đôn Kihôtê là con người bị phân thân: đó là lúc tỉnh táo và lúc mê mudi :
Lúc mê muội, thì Đôn Kihôtê nhìn “gà hoá cuốc”- Ngôi quán tổi tàn dưới con mắt nhà hiệp sĩ trở thành “toà lâu đài”; những bà phục vụ
hàng cơm trở thành “tiểu thư, công nương”; số sách ghi chép chi thu của
nhà hàng trở thành sách “kinh thánh” Quỳ mọp gối trước những thứ đó,
và mặc dầu bị mọi thứ tiếng cười nhạo; song Đôn Kihôtê cứ dửng dưng để
ngoài tai, lúc nào cũng tỏ vẻ cao ngạo “đúng mốt” của một đấng hiệp sĩ
giang hồ, và lúc nào cũng bằng đủ mọi cách tự bào chữa cho chính mình;
chuyển bức tượng mẹ ĐồngTrinhMaria, nhà hiệp sĩ cho đó là các mu phù
thuỷ đang bắt cóc một công chúa Ngồi trên mình ngựa, múa tít thanh
gươm trong tay Đôn KIhôtê lao tới hùng dũng như một vị “anh hùng” trên
chiến trường làm cho những người này phải vứt bỏ cả tượng Đức mẹ mà chạy bán sống bán chết
Thất bại triển miên, nhưng nhà hiệp sĩ vẫn cứ “hiếu thang”(!) Gap
cối xay gió với những cánh quạt quay tít, nhà hiệp sĩ cho đó là những tên
“khổng lở”, cần phải trừ khử ngay quân “khốn nạn”! Ra roi, cho ngựa lùi
lại mấy chục bước để lấy đà, Đôn Kihôtê phóng tới như một mũi tên Bị
Trang 20
cánh quạt của cối xay gió quật cho ngã chỏng gọng, mặt mũi bầm tím,
Kaa?
song nha hiép si van 16m cém bò dậy để đi “chiến đấu” tiếp v.v và v.v
Day là lúc mê, còn lúc tỉnh? Ta bắt gặp ở Đôn Kihôtê một con
người đáng yêu đáng quý Những suy nghĩ, những lời nói của chàng khiến
khong phan biệt giàu hèn, đẳng cấp
Đôn Kihôtê nói với Xăngsô - một người giám mã, một đầy tớ của mình: “Xăngsô ạ, con phải lấy gốc nghèo nàn của mình làm vinh quang
Đừng sợ nói cho mọi người biết rằng mình xuất thân là nông dân Bởi vì,
thà rằng nghèo nàn mà có đạo đức còn hơn quý tộc mà gian ác Dòng máu
thì di truyền, còn việc làm đẹp thì tự mình mà có Đạo đức, tự bản thân nó
có giá trị gấp bao lan dong máu” Thời bấy giờ, ít có một ông chủ quý tộc nào lại có quan niệm với đầy tớ được như vậy
Lúc Đôn Kihôtê tỉnh táo hơn cả là sau những chặng dài dang dac
lao vào những chuyện phiêu lưu rồ dại Nhưng những thời gian ấy - thời
gian tỉnh ngộ, hối hận, tự nhận ra mình - thì quả ngắn ngủi và quá muộn
màng so với cả cuộc đời của mình Chàng đã nhắm mắt vĩnh biệt cõi đời
trong niềm ân hận, xót xa Mê và tỉnh biểu hiện hai thái cực có ở Đôn
Kihôtê: lý tưởng và hiện thực Qua nhân vật này, hàm ý tác giả thể hiện:
muốn làm cách mạng thành công thì phải kết hợp chặt chẽ thời cơ giữa
khách quan với chủ quan, nếu không sẽ bị thất bại thảm hại
— Ngược lại, và bổ sung cho hình tượng Đôn Kihôtê, Xecvantec đã
xây dựng khá thành công một nhân vật độc đáo: Đó là XăngsôPăngxa
Xăngsô là hiện thân của hai đức tính tốt và xấu do hoàn cảnh xuất
thân qui định: nông dân! Trong cuộc hành trates phiêu lưu với chủ,
Xăngsô chỉ nghĩ đến làm giàu, làm sao có nhiều tiền, nhiều vàng; và gần như thường xuyên nghĩ đến ăn và ngủ |
Song xét cho cùng thì ở Xăngsô, đức tính tốt là chủ yếu Day 1a tinh cần cù , chịu khó, thuần phác, lạc quan, trung thành, lành mạnh Mặc dầu
nhiều lúc Xăngsô mơ tưởng - nhất là giấc mơ được làm đảo trưởng để trở
thành giàu có, thì mơ tưởng ấy không giống như Đôn Kihôtê, mà rất tỉnh
táo, tỉnh tường Con người của Xăngsô là con người rất thực tế: nhìn ngôi
19
ai cũng kính nể, biểu hiện lòng nhân từ, bình đẳng, khoan dung, dân chủ,
Trang 21quán ra ngôi quán, nhìn đàn cừu ra đàn cừu, cối xay gid ra cối xay gió
Không “nhìn gà hoá cuốc” như ông chủ |
Hai hình tượng nhân vật Đôn Kihôtê và XăngsôPăngxa bổ sung cho
nhau Nhờ tiếp xúc thường xuyên bên chủ: Xăngsô học được ở chủ đức hy sinh, lồng yêu tự do, công lý, bác ái Hai lần đi với chủ là do mơ tưởng làm giàu Ra đi lần thứ ba, tư tưởng làm giàu ở Xăngsô bị gột sạch do mến chủ, muốn bảo vệ chủ mà đi Câu nói nổi tiếng của Xăngsô lúc rời chức vụ đảo trưởng, biểu hiện bản chất lành mạnh, trong sáng của Xăngsô “ Hãy cho phép tôi la bỏ nơi này để đi tìm lại cuộc sống của tôi ngày trước Hãy lùi ra xa, các bạn thân mến tôi đến cai trị không có
một đồng xu dính túi thì bây giờ tôi cũng từ giã nơi này với hai bàn tay
trắng” Cũng cần phải khẳng định rằng: qua ba lần ra đi, do tiếp tục với đầu óc thực tế ấy của Xăngsô mà những gì mê muội hão huyền của Đôn
Kihôtê dần dần được “tẩy rửa” Đầu tác phẩm, một người mê, gần như
triền miên trong cơn mê, một người thực dụng, thực dụng quá hoá ra hão huyền Cuối tác phẩm, hai con người đó đã “gột rửa” được "con bệnh”
riêng của mình, trở về với thực tại và lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp: tự
do, công bằng, bác ái, thực tế Đó cũng chính là bản chất của nhân dân Tây ban nha vốn có
Hơn thế nữa, Đôn Kihôtê vì sao phải sa vào con đường tai quái như
vậy? Nguyên nhân là do nhiễm phải thứ tiểu thuyết hiệp sĩ vô bổ, rẻ tiền,
độc hại - thứ tiểu thuyết đi ngược lại với lịch sử hiện hành, kìm hãm sự
phát triển của đất nước, thứ tiểu thuyết mang tư tưởng của giai cấp quí tộc
phong kiến lỗi thời hoàn toàn không phù hợp với hiện thực khách quan;
khi chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở Tây ban nha Bằng tiểu thuyết hiệp
sĩ Xecvantec muốn giết chết thứ tiểu thuyết hiệp sĩ độc hại đó
Tuy bằng bút pháp hài hước, nhưng đằng sau những trận cười triển miên, khiến ta cũng phải suy nghĩ nhiều đến những vấn đề lớn mà tác giả
đặt ra trong tác phẩm
20
Trang 22
Ill- UYLIAM SECXPIA (1564-1616)
Than thé
Ngày 23/4/1564, tại thị trấn Xtoratpho on Êvơn, quận Yorsơ, thuộc miền Nam nước Anh, một thiên tài ra đời: William Phakespeare Người
cha của Sêcxpia là Jôn William là một thương nhân khá giả, làm nghề bán _ _
đồ len và có thời đã từng làm chức thị trưởng thành phố
Thuở nhỏ, năm lên bảy tuổi Sêcxpia vào trường ngữ pháp của thành
phố học các môn về văn chương - nghệ thuật, về tiếng Hy Lạp và tiếng La
tinh
Năm mười bốn tuổi, do gia đình sa sút, Sêcxpia phải thôi học, đi
kiếm kế sinh nhai Năm mười tám tuổi, Sêcxpia lấy một người vợ hơn
mình tám tuổi 1587, năm 23 tuổi Sêcxpia cuốc bộ lên Luân đôn Bấy giờ
tác phẩm của Maclô, Liti, Grim, Kít đang chiếm lĩnh kịch trường Luân
đôn May mắn làm sao Sêcxpia lọt vào một đoàn kịch Mới đầu ông làm
nghề giữ ngựa cho các diễn viên, sau đó là người nhắc vở Dần dần theo
năm tháng, Sêcxpia trưởng thành lên từng bước: làm diễn viên, đạo diễn,
rồi trở thành kịch tác gia vĩ đại!
Kun, x2
Sécxpia bước vào đời không mấy suôn sẻo Lúc bấy giờ, ở Luân
đôn Sêcxpla được một bá tước tên là Xaotamtơn bảo trợ Cùng sống với
Xaotamtơn có một người thông thái gốc người Ý lưu vong tên là Giôvani
Phơrôriô; ông này đã giúp Sêcxpia nhận thức sâu sắc thêm về nền văn học
Ý - quê hương của nền văn học Phục hưng Cuộc sống của họ đang thuận
buồm xuôi gió thì đột nhiên nổ ra vụ án Xaotamtơn - Écxét Écxét bị kết
tội chống lại nữ hoàng Êlidabet Écxét bị xử tử Xaotamtơn bị tù chung |
than vie lién quan Sêcxpia buộc phải bỏ trốn Năm 1603, Êlidabet mất
Giấc 1 lên nối ngôi Vụ án Écxét - Xaotamtơn được bãi bỏ” Xaotamtơn
được ra khỏi tù Sêcxpia lại xuất hiện Đoàn kịch của Sêcxpia được triều
đại mới trong dung
Năm 1612, do thị hiếu của triều đình đã thay đổi, Sêcxpia rời khỏi
kịch trường náo động, quay về quê hương nơi chôn rau cắt rốn, sống yên
lặng trong cuộc đời còn lại Ông mất ngày 23/4/1616
21
Trang 23
Su nghiép | Sêcxpia để lại cho nhân loại 40 tác phẩm Nhưng hầu hết là những tác phẩm bất hủ: hai tác phẩm truyện thơ “Vụ cưỡng hiếp nàng Luycơret”
và “Vênuýt và Ađônít”, một tập 154 bài Xonê, Con lại là kịch: kịch lịch _ SỬ, hài kịch và bi kịch Cuộc đời sáng tác của ‘Seoxpia được chia làm ba giai doan
Giai doan thit nhat: 1590 - 1600
Đây là giai đoạn Sêcxpia viết những vở kịch lịch sử lấy đề tài ở lịch
sử nước Anh: “Risa IT’, “Risa II”, “Vualôn”, “Henmri IV”, “Henri V”,
“Henri VI” Tất cả những vở kịch này có chung một chủ đề: phản ánh quá trình đấu tranh thắng lợi chống bọn lãnh chúa phong kiến để hình thành
chính quyền quân chủ tập trung Đấy là những vo day tinh hao hing, mang đậm chất sử thi
Giai đoạn này Sêcxpia còn viết một loạt hài kịch: “Hai chàng quí
phái ở Vêrona”, “Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo”, “Đêm thứ 12”, “Hài kịch
của những sự hiểu lầm”, “Chàng thương gia thành Vơni”, “Giấc mộng
Day 1a những vở hài kịch tươi vui, rộn ràng, tin yêu vào cuộc đời, day tinh than lac quan
Trong giai đoạn này ông cũng cho ra đời hai tác phẩm: “Vụ cưỡng |
hiếp nàng Luytcoret” va “Vénuyt và Ađônít” Cuối giai đoạn này, ông
còn viết hai vở bỉ kịch vào loại hay nhất nhân loại: “Giuyn Xêda” và
“Rômêô và Juliét”
Giai đoạn hai: 1600-1608
Giai đoạn này ông cho ra đời những tuyệt tác làm nên Sêcxpia bất tử: “Hamlet”, “Ôtenlô”, “Vua Lia”, “Macbét”; cing cac vo: “Toréiluyt va
Coretxida”, “Cái gì kết thúc tốt là cái ấy tốt” đó là những hai kịch
mang màu sắc chua xót, bi đát không còn giữ được nụ cười lạc quan, yêu đời như ở giai đoạn I
Giai doan3: 1608-1612
22
Trang 24
Giai đoạn này cảm hứng sáng tác của Sêcxpia có sự thay đổi Tuy nội dung vẫn mang đậm tính tố cáo xã hội; nhưng Sêcxpia khoác lên mình
câu chuyện cái tấm áo choàng bể ngoài của thần thoại và cổ tích:
#3” 66
“Pêricolét”, “Bão táp”, “Xynbolin”, “Câu chuyện mùa đông”
Ba giai đoạn trên phản ánh cảm hứng chủ đạo, cảm quan, nhận thức
của Sêcxpia trước hiện thực xã hội
Kịch lịch sử (hay còn gọi là các vở kịch biên niên sử)
Nước Anh thế kỷ XIV và XV là hai thế kỷ đầy nhiễt nhương, tối
tăm Từ 1337 đến 1453, khói lửa chiến tranh tàn khốc hơn 100 năm vừa
tạm tắt thì từ 1455 - 1485 diễn ra cuộc nội chiến Hai hoa hồng Sau ba
mươi năm nội chiến kết thúc, một dòng họ mới lên nắm chính quyền là
dòng Tiuđo Một trang sử mới được mở ra: trang sử của nước Anh bước vào một giai đoạn xây dựng một nền quân chủ chuyên chế vững mạnh
Vua cha Henri VIII mất, con gái là Êliđabet lên nối ngôi Lịch sử
bước sang một giai đoạn nước Anh cận đại, hay thường được gọi là "nước
Anh vui vẻ” Một nước Anh đã đạt được nhiều thắng lợi, trong đó có thắng lợi về sự thống nhất đất nước: các xứ Airơlen, Côtxlen, Xugan duoc
nhập vào thành một lãnh thổ duy nhất Trên mặt biển hạm đội Anh đã
chiến thắng oanh liệt “Hạm đội vô địch” của Tây ban nha và nghiễm
nhiên trở thành một nước hùng mạnh bậc nhất ở Châu Âu
Có được những thắng lợi đó là nhờ xuất hiện những lực lượng tiến
bộ trong nước: những ông vua anh minh, tầng lớp tư sản và quý tộc họ
đã liên minh để nhằm lật đổ những tàn tích của bọn lãnh chúa phong kiến
Giai đoạn I, Sêcxpia lấy cảm hứng từ những niềm vui thắng lợi đó dưới triều đại Tiuđo - một triều đại có công với đất nước đã đành, còn là
triều đại rất ưu ái với văn nghệ sĩ Để viết, Sêcxpia đã dựa hẳn vào cuốn
“Biên niên sử của Anh, Ái nhĩ lan, và Scôtxlan” của Hôlinset Sêcxpia đã
_ đi rất sất, trung thành theo chặng dài của sự phát triển đất nước của dân tộc Anh: “Vua Jôn” (1199-1216), “Henri V” (1413-1422), “Henri VI”
(1422-1461), “Risa IH” (1483-1485) và “Henri VII” (1509-1547)
Nước Anh sau hai cuộc chiến tranh đất nước đã được thống nhất,
hoà bình đã được lập lại Một yêu cầu cấp bách bức thiết, là phải giữ cho
23
Trang 25bằng được những thành quả đó Muốn giữ được phải có nên chính trị
vững bền, phải có một bậc vua anh minh, sáng suốt như Herri V: đức độ,
đũng cảm, biết thương dân |
Trong số những vở kịch biên niên, sự sáng chói của Sécxpia, vd _ “Hemmni IV” đã gây nên một tiếng vang lớn Vở kịch có hai nhân vật đối
lập: Vua Henri IV thường xuyên băn khoăn, suy nghĩ, lo lắng để tìm ra
giải pháp chống lại mưu đồ của bọn lãnh chúa cát cứ; còn hoàng tử thì lo
ăn chơi sa đoạ, với lũ người trác táng, du đãng mà điển hình Panxtap: một
kẻ tham lam, ích kỷ, nhát gan, trơ trến, lấáu cá và cả vui nhộn, hài hước
nữa Cuối cùng, vua cha sắp mất, hoàng tử ân hận và hứa với vua cha: sẽ
_ hối cải, tự sửa chữa mình, bỏ tất cả lũ người vô lại Sau khi vua cha mất,
hoàng tử lên nối ngôi thành Henri V Herri V đã giữ lời hứa: bỏ lũ Bạn
Panxtap và trở thành một ông vua hiền minh, lý tưởng
Các vở kịch lịch sử biểu hiện quan điểm, tư tưởng của Sêcxpia
trong giai đoạn sáng tác I: ông tấn đồng, ủng hộ một nền quân chủ
chuyên chế vững mạnh Bên cạnh ông ngợi ca những bậc vua anh minh
như Henri V, ông còn phê phán, căm phẫn thậm chí mạt sát những bọn
lãnh chúa phong kiến, những tên vua hung bạo, đầy tham vọng về danh và
lợi - những kẻ đã gây lên những tai hoạ cho nhân dân Risa II là một kẻ
độc tài, qui sứ, nhuốm máu; vua Jôn là một con người do dự nhút nhất,
dối trá; Henri VIII là một tên khoác bộ áo công lý, nhưng lại là một người
xảo trá, khôn ngoan, bạo chúa biết che đậy bộ mặt thực của mình; Henri
IV là một người do dự, nhu nhược.v.v và v.v Ông khẳng định và phủ nhận
lực lượng nào là dựa trên tư tưởng dân chủ Bằng những tác phẩm của
mình, Sêcxpia đã dựng lên cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đã
miêu tả thật tài tình cả một thời đại tan rã của các quan hệ phong kiến
Về bút pháp nghệ thuật Sự vĩ đại của Sêcxpia là ở chỗ: ông hoàn
toàn thoát khỏi quan niệm thần bí cho rằng lịch sử là do sự vận động của
một đấng siêu nhiên nào đó, ngoài ý muốn con người Ông đã đưa ra cái
mà người ta gọi là “chủ nghĩa lịch sử” đầy thi vigPhan ánh những điển
hình đầy kịch tính theo đúng dòng chảy của các biến cố lịch sử của các
thời đại Sêcxpia còn hơn người ở chỗ: Ông đã thấy được sự thống nhất
giữa vận mệnh đất nước, đưa quần chúng nhân dân lên bình diện hoạt
24 |
Trang 26động xã hội Ông đã khẳng định được vai trò của quần chúng bình dân có
ý nghĩa quyết định đối với tiến trình phát triển của lịch sử mà trước đó và
đương thời không một kịch gia nào làm nổi
Hài kịch
Song song với các vở kịch biên niên sử, Sécxpia còn sáng tác các vở hài kịch Nồng cốt của tất cả các vở hài kịch là sự thắng thế của tư tưởng
nhân đạo cña thời đại Phục hưng đối với tư tưởng hủ bại của thời Trung
cổ Tư tưởng èủa thời Trung cổ cho rằng: cuộc đời con người là vô dụng,
bất lực trước hiện thực khách quan Dé đi ngược lại quan niệm đầy bí quan, yếm thế đó Sêcxpia đã cho ra đời hàng loạt vở hài kịch nhằm mục đích khẳng định giá trị đích thực của con người Ông đã thổi một luồng
gió mới xua tan đám mây mù hắc 4m vay hãm con người suốt mấy thế kỷ
Không gì cao quý bằng con người, không có cuộc sống nào bằng cuộc
sống trần thế Bởi vậy hài kịch của Sêcxpia đầy tiếng cười trong sự sung sướng, rộn ràng, vui nhộn, hoan hỉ Tiếng cười sảng khoái không bao giờ
tắt trong các vở: “Đêm thứ 12”, “Giấc mộng đêm hè”, “Những bà vợ vui
vẻ ở Uynxo”, “Phí công đeo đuổi tình yêu” Chủ dé của những vở hài
kịch này thường xoay quanh câu chuyện yêu đương của lứa đôi Khung
cảnh được xuất hiện trong các vở hài kịch là những cánh rừng bạt ngàn ` xào xạc, những đồng cỏ xanh rờn ngợp mắt Trong khung cảnh nên thơ đó xuất hiện những con người với những tình yêu đắm đuối; họ sinh ra vốn
để yêu và được yêu, không quản sự ngăn trở của tập tục, của uy quyền gia đình Họ là những con người chiến thắng và cuối cùng họ trở thành đôi lứa hạnh phúc, như đôi lứa trong vở: ”Tuỳ theo ý muốn”, “Giấc mộng đêm hè”
Nhưng nhìn lại lịch sử nước Anh lúc bấy giờ có phải mọi mặt đều
“vui vẻ” như Sêcxpia phản ánh không? A1 cũng biết nước Anh bấy giờ từ thế kỷ XV là nước Anh tiền tư bản (nước Anh Xanh) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gây ra biết bao đau thương cho con người nhất là giai
cấp nông dân
._— Muốn có nhiều len dạ xuất cảng, phải có cừu Cừu phải có cỏ
Muốn có cỏ thì phải có ruộng đất để trồng Bởi vậy, giai cấp quý tộc mới
đã thẳng tay đuổi nông dân khỏi ruộng đất của họ Các đạo luật khoanh
25
Trang 27
điển đẫm máu đã đẩy hàng loạt nông dân đi lang thang, bỏ lai nha cửa và
ruộng vườn; nhà cửa và ruộng vườn của nông dân đã biến thành chuồng cừu và đồng cỏ của bọn quý tộc mới Henri II, dưới triều chính của ông
vua này đã có tới 72.000 nông dân bị xử tử sau khi họ bị đuổi ra khỏi
ruộng vườn của mình Chính phủ tạo nên nạn lang thang, lại trở mặt trị
phản lại luân thường đạo lý của chế độ phong kiến, đồng thời tố cáo thế
lực đồng tiền Điều đó được thể hiện khá rõ trong tác phẩm: “Chàng
thương gia thành Vinơ” |
Anténié mét thuong nhan muén gitip ban 14 Batxanié cưới người
đẹp là Porxia Muốn cưới phải có tiền Tiền thì Batxaniô không có Muốn
có, Antônmiô phải vay Sailốc - một tên cho vay nặng lãi Song trước khi
nhận tiền phải có một khoản kỳ quặc: nếu đến kỳ hạn mà Antôniô không
có trả thì Antôniô phải bị Sailốc cắt một livơrơ thịt trên người Đến hạn,
Atômô không có trả nên phải ra toà Trong phiên toà, trước những lời can
ngăn và kêu gọi lòng từ tâm của mọi người, Sailốc vẫn một mực khăng
khăng đòi thực hiện điều khoản đã qui định Toà đành bất lực để mặc cho
Sailốc thi hành “bản án”: đưa dao lên sắp xẻo vào người Antôniô Giữa lúc tình thế căng thẳng, Forxia xuất hiện Để cứu bạn của người yêu
mình, Porxia đã cải trang thành trạng sư để bênh vực |
Trong tác phẩm này, Sêcxpia đã ngợi ca những phẩm chất cao quí
của con người: yêu đời, lạc quan, vui tươi; trọng nhân nghĩa, coi khinh - danh lợi trọng tình bạn, tôn thờ tình yêu Cao hơn, cuối tác phẩm Sailốc bị
26
Trang 28
kết án mưu sất một công dânVơni Hình anh Sailốc tay cầm dao đòi xẻo thịt người dân lành; hình ảnh này đặc biệt quan trọng và cố ý nghĩa Sêcxpia với nụ cười hài hước đã thấy rõ bộ mặt bất nhân bất nghĩa, tần ác
vô nhân đạo của xã hội đồng tiền Ông gay gắt lên án nền pháp lý bênh vực quyền tư hữu tài sản của xã hội tư bản
Những vở kịch lịch sử và hài kịch của Sêcxpia ra đời trong hoàn
cảnh lịch sử như vậy, tương ứng với giai đoạn Ì
Bi kịch
Sêcxpla “Kịch tác gia vĩ đại nhất thế giới” (Gorki) không phải chỉ
có vậy Cái làm cho Sêcxpia vĩ đại, vô địch là những vở bi kịch Những vở
bi kịch ấy phản ánh tư tưởng cảm quan của Sêcxpia trước thời đại; báo
hiệu chủ nghĩa nhân đạo đang lâm vào tình trạng đổ vỡ |
Từ chỗ tin tưởng vào một nền quân chủ chuyên chế ở triều đại
Tinđo và Êlidabet, đến chỗ niềm tin ấy chẳng bao lâu thì bị tan vỡ, trở
thành ảo tưởng
Quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa đã gây ra những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quần chúng nhân dân lao động cùng cực; giữa một bên
là tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn mà tình trạng khốn cùng của quảng
đại nhân dân, với một bên là thực tế con người đang rơi vào một dây
thòng lọng đang dần xiết chặt vào cổ mỗi người Trong hoàn cảnh như vậy, cái làm cho Sêcxpia trở thành con người khổng lồ nhất của thời đại Phuc hưng là ở chỗ: trung thành với chủ nghĩa nhân đạo cao cả, đẹp dé, ông đã biết phát hiện và dám nói thẳng, dám đương đầu với thực tại, dám
vẽ lên toàn bộ bức tranh hiện thực, phản ánh sự tang thương của ảo tưởng
con người trước những sức mạnh tàn bạo và trắng trợn của thế lực đen tối trong xã hội Nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại đã dũng cảm đưa lên sân
khấu những kịch tính lớn của xã hội và mô tả thật tài tình cuộc đấu tranh
của cá nhân con người chống lại những thế lực hắc ám trong xã hội Chưa lúc nào và chưa bao giờ một loại người, một kiểu người mới với những SUY nghĩ, những hành động, những đam mê, những ước vọng, những băn khoăn day dứt xuất hiện đa diện trên sân khấu nhiều như ở các vở bi
kịch của Sêcxpia Ông đã biết đặt ra những vấn đề có tính nhân sinh, triết
27
Trang 29học, mang tính xuyên suốt qua tất cả các thời đại Chính bởi lẽ đó, hơn
400 năm nay hàng loạt vở kịch của Sêcxpia đã làm bá chủ kịch trường
nhân loại: Rômêô và Juliet, Hămlét, Ôtenlô, Vua Lia, Macbét Các vở bị
kịch của Sêcxpia đã trở thành mực thước về nội dung về nghệ thuật; đã trở
thành gia tài trong kho tàng văn hoá thế giới
"ROMEO VA JULIET"
"Rômêô và Juliét" có chủ đề xuyên suốt: đó là tình yêu lứa đổi và
sự thuỷ chung đã chiến thắng mọi oán thù truyền kiếp
Tác phẩm là một thiên tình sử tuyệt đẹp, ca ngợi tình yêu đổi lứa -
một tình yêu đắm đuối, đam mê
Rômêô và Juliét yêu nhau Họ gặp muôn vàn trở ngại trên đời Tuy:
vậy, đôi bạn tình vẫn giữ trọn lời hẹn ước Tác phẩm là một bản hợp
xướng, tấu lên khúc tình ngây ngất đắm say; ngợi ca lòng thuỷ chung, SỨC
mạnh của tình yêu đã cảm hoá, chiến thắng những thế lực bạo tần trong
xã hội Mối thù giữa hai dòng họ, vụ đổ máu, cái án đi đày của Jômêô
không hề làm họ chùn bước Danh lợi, quyền cao chức trọng của Parit
không hề làm cô gái ngây thơ Juliet đổi dạ thay lòng Ngay cả điều kinh
khủng nhất: nằm bên cạnh những thây người chết trong một thời gian dài
cũng không hề làm tấm lòng nhi nữ ngại ngần, ghê sợ
Trong hoạn nạn,-teng khó khăn đôi bạn tình càng yêu nhau hơn,
nồng nàn bea, đấm đuối hơn Họ cùng nhau chiến đấu để bảo vệ lấy hạnh
phúc của mình Những giờ phút gặp nhau trong đêm cuối cùng là những
giờ phút đầy thơ mộng, ấi ân Thời gian u buồn đang nhích dần, nhích dần
từng giây, từng phút báo hiệu trời đã sáng Tiếng con chim sơn ca đã cất
tiếng hót, ánh bình minh đã ửng Thời gian sao cay nghiệt, phũ phàng đến
vậy! Họ chần chừ, ngần ngừ, khắc khoải trong phút lìa nhau Làm gì đây
bây giờ? Đi hay ở? Đi thì sống, ở lại thì chết Thà chết để ở bên nhau
được phút nào hay phút ấy Rômêô: “Anh thiết tha muốn ở lại nơi đây,
chẳng còn lòng nào cất bước Tử thần hỡi, ta vui lòng chờ mi, vì nàng
Juliét muốn vậy Hỡõi tâm hồn của anh, chúng ta đang nói gì nhí? chúng
ta hãy tiếp tục trò chuyện đi, trời đã sáng đâu!” Juliết: ”Trời sáng rồi, trời
sdng rồi! Anh ơi, đi đi ngay đi Đúng là con sơn ca đang cất tiếng hót lạc
28
Trang 30điệu, giọng nó mới chối tai làm sao Người ta bảo tiếng sơn ca êm 4i,
thánh thót vì nó khéo phân chia cung bậc, nhưng chẳng phải đâu, vì nó chia lìa anh với em thôi Tiếng hót hôm nay chỉ bắt chúng ta phải kinh
hoảng Tời nhau; nó như tiếng kèn phường săn đuổi bắt anh rời khỏi nơi đây Anh ơi! Anh đi đi Trời mỗi lúc mỗi sáng” Rômêô: “Mỗi lúc mỗi
sáng w? Nỗi đau thương của chúng fa mỗi lúc mỗi chìm sâu vào đêm
tối” (Cảnh 5, Hồi H])
Tang thương, đớn đau, đôi bạn tình buộc lòng phải chia tay nhau
Rômêô đi rồi, Juliét lòng dạ cồn cào, ngẩn ngơ, bàng hoàng như kẻ mất
hồn, ngây dại nhìn theo cái bóng mờ khuất của Rômêô
| Ở phương Tây thế kỷ XVI có mối tình Rômêô và Juliét Ở phương Đông thé ky XVII - XIX có mối tình Kiều - Kim Tuy thời gian có khác, nhưng điều kiện lịch sử có nhiều mặt giống nhau Kim - Kiểu xa nhau, qua 15 năm lưu lạc, còn có ngày đoàn tụ, còn nhiều ân ái về sau Còn Rômêô và Juliết gặp nhau trong cảnh chết chóc, nơi hầm mộ Họ “ud tiết” vì tình; đi vào cái chết - nơi yên fĩnh của sự vĩnh hằng
Họ đã cùng nhau từ giã cuộc sống trần gian Song, điều đó không đưa đến cho ta một sự bi quan, đầu hàng Họ là người chiến thắng Hai
dòng họ phong kiến hủ lậu và đớn hèn kia phải cúi đầu chịu hàng phục trước mối tình trong sáng, chân thành của họ Sức mạnh của xã hội, uy quyền lẫy lừng của vương chủ cũng phải nhường sự chiến thắng cho họ -
Cuộc đọ sức một mất, một còn của Rômêô và Juliét để tự vệ, để giữ
lấy chủ quyền về tình yêu và hạnh phúc, chính đấy là cuộc đọ sức quyết
liệt của tư tưởng nhân văn đẹp đẽ thời Phục hưng đối đầu lại với những tư
tưởng lạc hậu, trái với luân thường đạo lý của thời phong kiến Trung cổ già cỗi Viết như vậy, Sêcxpia ngụ ý muốn lớn tiếng đòi phải thay đổi
hoàn cảnh, nếu không thay đổi thì tình yêu lứa đôi sẽ tan vỡ, quan hệ giữa
người với người sẽ thành chó sói của nhau
Trang 31Hamlét da di vao ký ức làm xúc động hàng triệu con tim trên hành tĩnh này
Sêcxpia viết vở kịch này trong hoàn cảnh nước Anh đang ở trong
thời kỳ đặc biệt: đây là thời kỳ nước Anh đang ở giai đoạn tích luỹ tư bản
_chủ nghĩa; đang có những mâu thuẫn cơ bản nảy sinh trong nội bộ xã hội
- một bên là sự tích luỹ, sự chiếm đoạt trắng trợn của giai cấp tư sản cấu
kết với giai cấp phong kiến; một bên là sự đau khổ của quảng đại quần chúng nhân dân lao động đang lâm vào tình trạng bị cướp đoạt ruộng đất,
đang lang thang sống vất vưởng trong cảnh màn trời chiếu đất, đang bị ban cùng hoá Trong xã hội đó, đồng tiền vàng và pháp lý cường quyền
đang dày xéo lên công tâm, đạo lý, đang gặm nhấm những gì tạo nên sức sống nhân đạo của thời đại Phục hưng Tấm gương sáng của chủ nghĩa
nhân văn soi sáng đêm trường tối tăm đang bị đổ vỡ thành từng mảng
Trong khung cảnh của xã hội Anh như vậy, “Hămlét” vẽ lên bức
tranh xã hội, phản ánh một kiểu con người mới ra đời - kiểu con người
luôn nhận thức, tìm đường, và chiến đấu, sống có lý tưởng
Nổi bật, choán hết tác phẩm là hình tượng Hămlét Hămlét dùng
con mắt tinh tường.của trí tuệ để nhận xét về giá trị con người: “Con
người là một tuyệt tác của vũ trụ Với lý trí sáng suốt của nó, với muôn vàn hình dáng, cử chỉ thì tốt đẹp, hành động thì như một thiên thần, hiểu '
biết thì như một ông thánh Con người là vàng ngọc cuả vũ trụ, một sáng
tạo kỳ diệu nhất Ấy thế mà ta không vui bên cạnh con người” (cảnh 2, hồi 2)
Vậy vì sao Hamlét chán ghét tất cả? Vì chàng phát hiện ra bộ mặt
thực của xã hội Đó là một xã hội xấu xa, tồi tệ: anh thì giết em, vợ thì ám
hại chồng, nhung nhúc đầy rẫy những cường quyền, bạo chúa, những kẻ
trọng tội, những quân thấp hèn, đốn mạt, lòng lang dạ thú |
Từ chán ghét, hoang mang, ghê tởm, Hămlét hoài nghi tất cả Vì
hoài nghi mà chàng phải đánh giá lại ngay cả tình yêu, khuyên người yêu
là Ôphêlia sống không nên có hôn nhân; vì hôn nhân gia đình sẽ nảy nòi nên những tên tòng phạm Cũng vì hoài nghi mà chàng đánh giá lại mọi
mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ mang tình ruột già máu mủ Dần
Trang 32dần chàng đã nhận ra được chân tướng: me, chii, té tuéng là những kẻ thù, là những chướng ngại làm lùi bước tiến xã hội Khi nhận ra đâu là kẻ thù và đâu là công lý thì một vấn đề lớn, bức thiết mà chàng đã từng trăn trở “Sống hay không sống”, thì giờ đây được Hămlét khẳng định dứt
khoát: Sống! Mà muốn sống thì phải đấu tranh! Đấu tranh để ie lập k lại sự
_ công bằng cho xã hội, để cải tạo xã hội
Không đâu như ở vở kịch này, lần đầu tiên trong lịch sử sân khấu
loài người ra đời một mẫu người vừa phức tạp vừa đa dạng, vừa phong
phú Đây là mẫu người - con đẻ, kết tỉnh những phẩm chất tốt đẹp của thời đại Phục hưng: bẩm sinh vốn thông minh, tư tưởng thì phóng khoáng, tâm linh thì cao quý, tấm lòng lại đa sầu đa cảm; vốn xuất thân trong
hàng ngũ thượng lưu, tuổi còn trẻ mà sớm chịu nhiều đau thương, tai biến
Bởi thế ta bắt gặp một tâm sự thương đau, bị cấu xé giữa những tình cảm
phức tạp, ngược chiều nhau Trước mắt ta luôn hiện ra một con người
muốn tìm tòi, muốn phát hiện, phanh phui, lật ngược, muốn phê chuẩn, đánh giá lại mọi vấn để của cuộc sống; luôn luôn có ý thức muốn hành
động, đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn Cao hơn cả là con người đó dám hoài nghi cả một xã hội, và đũng cảm lôi nố ra trước vành móng
ngựa, đặt nó lên bàn cân công lý của loài người Hămlét chính là kiểu con
người như vậy
Hamlét có do dự và hoài nghỉ Song, tuy thân cô thế cô, Hămlét vin dũng cảm đứng lên chiến đấu với cả một thế lực đen tối, chứ không mang
tính trả thù cá nhân, không rơi vào hoài nghi chủ nghĩa như một số người
nhận định đánh giá Hoài nghi của Hămlét là có cơ sở, và hoài nghi để
dẫn đến hành động Sức sống và nhiệt tình biểu hiện ở hai lĩnh vực: hành
động và tâm hồn của Hămlét thật cao quý và sáng chói
Đương lúc linh hồn của thời đại Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn
đang có nguy cơ đứng bên bờ vực thắm; Hămlét là một hiện tượng đặc
biệt Rômăng Rôlăng đánh giá: Hămlét là phản ánh sự chấn động của
toàn thế giới, chính là bởi do như vậy
31
Trang 33
"OTENLO"
Song song véi Hamlét’la vé “Otenl6” Otenl6 phan ánh một dây chuyền đổ vỡ của hạnh phúc con người, của chủ nghĩa nhân văn trước sự bạo tần của xã hội đang từ phong kiến bước sang tư bản
danh tướng người da đen tên là Ôtenlô Nàng yêu chàng vì tìm thấy ở
chàng là mẫu người lý tưởng của thời đại Họ đã đấu tranh và vượt lên
những thành kiến về mầu da, về chủng tộc để có được hạnh phúc Hồi I
của vở kịch nói rõ điều đó Sang hồi II, Sêcxpia phản ánh quá trình dẫn
đến bi kịch Đôi uyên ương đã chiến thắng thế lực phong kiến, nhưng phải
vấp ngã dưới thế lực tàn bạo mới: tư bản! Đại diện cho thế lực tàn bạo là
lagô - một tên tư sản nham hiểm, mưu mô, xảo quyệt thủ đoạn, cực đoan,
khôn ngoan, xảo trá đến tột đỉnh Với tên tư sản này chỉ có danh và lợi là tất cả, ngoài ra từ tình yêu, tình bạn, đến lương tâm, tình nghĩa vợ chồng
.v.v và v.v là vô nghĩa Cả cuộc đời của hắn là những chuỗi dài những
mưu mô, thủ đoạn và những dục vọng ươn hèn, đen tối Thế mà Ôtenlô và
Đexđêmôna tin hắn, và bị hắn lợi dụng một cách triệt để Cuối cùng mối
tình của họ đã trở thành đại bi kịch; hạnh phúc của họ hoàn toàn đổ vỡ Sự
đổ vỡ ấy chính là sự đổ vỡ giữa lý tưởng của thời đại Phục hưng trước
những sự man trá, lọc lừa, đảo điên của cuộc sống thực tại
Tiếp nối những “Hămlét”, ““Ôtenlô”, Sêcxpia còn phản ánh cả một
bức tranh hiện thực rộng lớn qua hàng loạt tác phẩm nổi tiếng khác như:
Macbét, Vua Lia, Côriôlan Trước kia một số nhà phê bình thường cho những vở kịch đó là “đầy bí quan” Song nghiên cứu một cách hoàn toàn khách quan và khoa học, thì đánh giá như vậy quả không đúng Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, Sêcxpia có cái nhìn vừa hiện thực vừa nhân đạo
Một mặt, Sêcxpia phản ánh những tấm bi kịch của cuộc đời: ông di sau
vào phân tích, mổ xẻ những gì tốt đẹp, cao quý của con người bị tổn
thương, bị vùi đập, bị chà đạp tàn nhẫn Song, mặt khác ông bắt những kẻ gây nên tội lỗi đó như: Xêda, Côriôlan, Clôđiúyt, Mácbét, lagô, Étmua,
Rôgan cuối cùng phải bị trừng trị Sự thắng thế của những thế lực đó
không thể tác oai, tác quái vĩnh viễn Bên cạnh đó, ông còn cảnh tỉnh cho
những ai, như: Hămlét, Ôtenlô, Đexđêmôna nếu còn ôm ấp những ảo
32
Trang 34tưởng ngây thơ, không cảnh giác với cuộc đời khi chủ nghĩa nhân van đang đứng bên bờ vực thắm thì sẽ nhận lấy những sự thất bại đắng cay
Ông đòi hỏi những người bị lừa đối như: Ôtenlô, Vua La sau cùng, phải
thấy rõ bản chất hiện tại mà họ ân hận” Ôtenlô giết chết Đexđêmôna,
giết người yêu để yêu người yêu hơn, để bảo vệ sự trong trắng mỗi khi sự
tốt đẹp bị tổn thương, bị chà đạp Hămlết hy sinh, nhưng vui lồng vìún
rằng sẽ có người khác thay thế mình
Như vậy, tư tưởng chủ đạo của Sêcxpia trong sáng tác từ hài kịch,
kịch lịch sử, đến bi kịch là tư tưởng lạc quan chủ nghĩa, đâu phải là bi quan chủ nghĩa như một vài ý kiến lâu nay đánh giá
+
Sự nghiệp sáng tác của Sêcxpia đóng góp vào kho tàng văn hoá của
nhân loại thật vĩ đại Những tác phẩm của Sêcxpia thật đa dạng, phong
phú, muôn hình nghìn vẻ Bao quát lên tất cả những tác phẩm ấy, đó là tư
tưởng chống phong kiến lấn chống tư sản - hiển nhiên chống lại những tu tưởng hủ bại, phản động của hai chế độ đó Ông là nhà tư tưởng lớn nhất
của thời đại, đã đứng hẳn về phía quần chúng nhân dân để khẳng định và
phủ định | |
Chưa đâu bằng như trong những tác phẩm của Sêcxpia, vấn dé con
người, vấn đề cuộc sống được ông đặt ra, và cố tìm hiểu, lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau Con người và cuộc sống được biểu hiện trong
nên nghệ thuật cổ đại Hy lạp và Trung cổ còn bị ảnh hưởng, bị chỉ phối
nhiều của lực lượng thánh thần, định mệnh Còn trong tác phẩm của Sécxpia - con người và cuộc sống được hiện lên là sự thật ở ngoài đời với tất cả những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, mê say của nó
Các nhà nhân văn thời Phục hưng- đặc biệt 1A Sécxpia da dua ra mot
quan niệm mới về cuộc sống Không phải “Cuộc sống là thung lũng đầy nước mắt” như quan niệm giáo lý của nhà thờ thời Trung cổ Bản chất
cuộc sống là đầy niềm vui và hạnh phúc và cái đó có thực ở trên trần thế
Bởi vậy, cho đến nay đã hơn bốn thế kỷ qua đi mà nụ cười sảng khoái lạc
Trang 35quan vẫn còn vang mãi trong những tác phẩm: “Chuyện mười ngày “ của Bôcaxiô, “Truyện hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra” cua Xécvantéc - và
đặc biệt là ở những tác phẩm của Sêcxpia “Giấc mộng đêm hè” “Đêm thứ
mười hai” “Những người vợ vui vẻ ở Hynxo” Ở đâu con người tự hào, tin
yêu, sống sảng khoái bằng như ở những tấc phẩm đó Cái mà Sêcxpia
_ thuyết phục cảm hoá được chúng ta chính là ở chỗ cái vui, cái hạnh phúc
có thực nằm ở trong lòng cuộc đời ; niềm vui và hạnh phúc dù bị bóp nghẹt của mọi thế lực đen tối, dù có bị nhường bước trước các thế lực phũ phàng thì nó vẫn nảy mầm,vẫn không bị huỷ diệt Do tư tưởng tân tiến, cách nhìn mới mẻ như vậy, nên ngay trong những vở bi kịch thê thảm
nhất, chúng ta cũng thấy có nỗi buồn lẫn niềm vui Điều đó khiến chúng
ta tin vào chính nghĩa, tin vào cuộc đời, dù cuộc đyời có bi luy đến đâu — vị
Trong kịch Sêcxpia có một đề tài nổ bật là cuộc đấu tranh của tầng lớp trẻ khao khát tự do yêu đương, yêu đời, yêu cuộc sống ; tầng lớp trẻ
này đã dũng cảm chống lại cả cả một thế hệ lạc hậu, lỗi thời, già cỗi
Sêcxpia là “bà mối “ trung thành, luôn luôn đứng về phía thế hệ trẻ để
chia xẻ vui buồn, bênh vực, ca ngơi họ Họ yêu không mù quáng, và luôn
- tìm cách để khắc phục hoàn cảnh, chiến thắng mọi thế lực, mọi sức cản
Con gái quốc vương Xinbolin kiên quyết lấy Potxtumút - một anh chàng môi côi - chống lại dì ghẻ và vua cha Corđilia thà mất gia tài, chứ quyết
i khong đổi tình yêu chồng ra tình yêu cha Juliét đù yêu con một gia đình
thù địch,vẫn bất chấp tất cả, vẫn yêu và chết cho tình yêu
Hạnh phúc có được ở những người đàn bà đó là nhờ đấu tranh, và
họ đã tìm thấy hạnh phúc; và nếu hạnh phúc có đến thật ngắn ngủi thì họ
sắn sàng chết một cách nhẹ nhàng, chứ quyết không chịu đầu hàng
Những thế lực già cỗi - những ông bố, bà mẹ, những uy quyền - cuối cùng phải chịu lùi bước Bởi vậy, trong nền văn học của nhân loại, ít ai như
Sêcxpia đã tạo nên được nhiều hình tượng người phụ nữ sống động, đẹp
dé, da dạng, có sức lay động lớn như: Juliết, Đexđêmôna, Goocxia,
Mirandda, Phélia, Pécdita, Gietxica, Vidla, Idabenla, Inégien, Hécmion,
Conxtanxơ
Cái làm cho Sêcxpia vĩ đại không thể dừng ở đấy mà còn ở chỗ:
ông là người số một trong lịch sử văn học bấy giờ đề cập đến số phận và
34
Trang 36
vai trò của quần chúng nhân dan Sécxpia đã đi trước thời đại hàng trăm năm, trước cả Coócnây, Raxin, Môlie Văn học cổ điển Pháp thế kỷ
XVII thoi Coócnây, Raxin, Môlie chỉ chú trọng đến ông hoàng, bà chúa, tướng soái, quý tộc, vai trò quần chúng vắng bóng hoặc nếu có cũng rất
mờ nhạt Còn quần chúng trong Sêcxpia, mặc dầu vẫn ở bình diện thứ hai;
song họ có vai trò liên quan đến vấn đề xã hội Họ là thước đo của công
bằng, chính nghĩa, chân lý Sêcxpia đã đề ra trước mắt chúng ta cuộc sống
và cuộc đấu tranh của quần chúng, những con người bình thường dám tự
do quyết định, hành động, những con người tha thiết tìm công bằng và chân lý và sẵn sàng hy sinh vì lẽ phải, tuy có lúc họ thiếu cảnh giác nên bị
lợi dụng Ở trong một số vở kịch, Sêcxpia đã tô đậm vai trò của quần
chúng Nhân dân Vêron xông ra ngăn hai gia đình quí tộc, ngăn không cho họ chém giết, gây đổ máu lẫn nhau trong vở: “Rômêô và Juliét”
“Trong vở “Xêda”, Bruđút đã trở thành một con người lý tưởng, đại diện
cho những tư tưởng tiến bộ của nhân dân: thiết tha bảo vệ tự do, công lý, sống vô tư, hy sinh vì mục đích cao cả của quần chúng Tư tưởng tiến bộ, dân chủ của Sêcxpia thể hiện ở sự đánh giá vai trò quần chúng: sở dĩ Xêda, Bruttut làm nên những sự nghiệp oanh liệt là vì họ được quần
chúng ủng hộ Trong vở “Côriôlan” nhân dân căm phẫn đòi giết Côriôlan, tầng lớp quí tộc không dám chống lại mà chúng buộc Côriôlan phải qui xuống “xin lỗi nhân dân” Trong “Hămlét” tên vưa Clôđiúyt không dám thủ tiêu Hămlét trên đất Đan mạch, vì Hãmlét được nhân dân ủng hộ
Trong các vở kịch của Sêcxpia có vai trò anh hề Những anh hề
thông minh, vui nhộn, lạc quan, yêu đời chính là hiện thân cho tài trí của
Xuất phát từ tầm nhìn nhân đạo chủ nghĩa, Sêcxpia đã chống lại tệ
phân biệt chủng tộc - một vấn đề mà mãi đến thế kỷ XX này vẫn còn là
vấn đề thời sự nóng hổi, bức bách của nhân loại Trong khi giai cấp tư sản thời đó xem người da đen như loại súc vật, thì trái lại Sêcxpia đã xây dựng
lên được một nhân vật người da đen Ôtenlô thành nhân vật có phẩm chất
cao quý, đẹp đẽ, anh hùng, hiên ngang, sáng ngời trên trang sách, chói lọi trên sân khấu nhân loại
35
Trang 37
Một điều mang đậm dấu ấn sâu đậm trong các tắc phẩm của
Sécxpia là vấn đề đồng tiền Bằng nghệ thuật, Sêcxpia đã vạch rõ được
bản chất của đồng tiền - đồng tiền tư bản Ông lên án, sự tác oai, gự tác
quái của đồng tiền, vô liêm sỉ của những kẻ có đồng tiền trong tay, đồng
tiền “bất nhân bất nghĩa” Vở “Timôn ở Aiten” biểu hiện rất rõ điều đó
Mã giá trị nội dung, tư tưởng của kịch Sécxpia thật phong phú, đa —
đạng vô cùng Song, như Biêlinxki đánh giá: Sêcxpia là thiên tài lớn nhất
trong những người sáng tạo, nhà thơ tuyệt diệu nhất, cái đó không còn ai
hồ nghi nữa Nhưng những ai nhìn thấy thơ của ông mà không thấy cái
nội dung phong phú của ông, cả một kho tầng vô tận về những bài học và
những sự kiện đối với các nhà tâm lý học, triết học, các nhà sử gia, các nhà cầm quyền một nước và biết bao kẻ khác nữa thì đó là hiểu một cách
NGHE THUAT SECXPIA
Trong nền văn học nhân loại, Sêcxpia có sự đóng góp, cống hiến
đặc biệt cho chủ nghĩa hiện thực
Trong nền văn học cổ đại Hy lạp, đặc biệt trong thể loại kịch, it ai
đọ được với Etsin, Xêphôclơ Nhưng bi kịch Hy lạp chỉ phối bởi sức
mạnh của thánh thần, định mệnh Hành động kịch hầu như bị thần thánh
điều khiển một cách nghiệt ngã |
Còn kịch của Sêcxpia là sự thực ở đời, là bức tranh hiện thực vốn như nó tồn tại trong cuộc sống Sân khấu của Sêcxpia là cả thế giới thu nhỏ lại ở đấy có đủ các loại người đông đảo và muôn hình nghìn vẻ: già
có, trẻ có, nam có, nữ có, và đủ các kiểu người: vua, chúa, binh lính, thợ
thủ công, nông dân, anh hề, phu phen, cố đạo, phù thuỷ, tiên ông, tiên bà Ông phản ánh đủ các phẩm chất vốn có của con người: tốt, xấu, cao
thượng, thấp hèn, rộng lượng, tỉ tiện, nghèo khổ, giàu có, chính nghĩa, phi
- nghĩa, và ở đấy đạo đức và bần tiện, nụ cười và tiếng khóc, vinh quang và
thất bại thường được phản ánh đan xen vào nhau |
Để ôm chứa bề day và bề rộng của cuộc sống đa dạng đó, ông sử dụng các thể kịch: hài kịch, bi kịch, kịch lịch sử và cả bị - hài kịch lẫn- cờ be, đện Ông không tuân thủ, khu biệt rạch ròi biên giới bi kịch và hài kịch
36
Trang 38Một trong những mặt làm cho Sêcxpia bất tử chính là ở chỗ ông
điển hình hoá đủ mọi loại người Các nhà viết kịch xưa nay thường có xu hướng đơn giản hoá nhân vật: người này là anh hà tiện, người kia là anh cao thượng, người nọ là anh đạo đức giả Còn Sêcxpia thì khác Nhân vật trong kịch Sêcxpia thường đa dạng và phong phú Trong khi nhấn mạnh
một đặc điểm tiêu biểu của nhãn vật, Sêcxpla vẫn đặt nó trong các mối
quan hệ hữu cơ với các đặc điểm khác hết sức phức tạp Bởi vậy nhân vật càng sống động và cụ thể (như Hămlét) Chính vì vậy, Puskin - nhà thơ vĩ
đại Nga phải bái phục Sêcxpia và đánh giá: Nhân vật do Sêcxpia sáng tạo không phải điển hình của một khát vọng nào đó của một tật xấu nào đó,
như ở Môlie mà là những con người sống có nhiều thói xấu, có nhiều khát vọng, hoàn cảnh làm cho tính cách của nó phát triển trước mắt người
xem Dưới ngòi bút của Môlie, người hà tiện là người hà tiện và chỉ có
thé Dưới ngòi bút của Sêcxpia, Sailốc là một người hà tiện khôn ngoan,
muốn phục thù yêu con gái, cơ trí Điều Puskin muốn nêu bật: Sêcxpia
biết thể hiện cái điển hình trong cái cá thể; thế giới mới của Sêcxpia là thế
giới “của một vạn tâm hồn” (Côlôrit)
Nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn và tình huống kịch Trong nhiều -
vở kịch như: "Hăm lét" "Ô ten lô", Sếc xpia đã đưa đến mâu thuẫn cao nhất Từ mâu thuẫn dẫn đến tình huống, hành động kịch; như vở: "Rômêô
và Juliết", ông không bị luật tam duy nhất trói buộc Thời gian được đồn nén, làm gay gắt thêm mâu thuẫn Địa điểm cũng luôn luôn thay đổi: khi
trên bao lơn, khi trên đường phố, lúc ở ngoài vườn, lúc ở hầm mộ
Sự ngiệp sáng tác của Sếcxpia nhất là lĩnh vực kịch vô cùng đa dạng
và phong phú; càng đọc ta càng phát hiện ra cái mới và đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, và cũng từ đó ta càng khâm phục gấp bội
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều danh nhân của nhân loại phải ngưỡng vọng Sếcxpia và không tiếc lời ca ngợi Sếcxpia:" Chỉ một màn thứ nhất của "Những người vợ vui vẻ ở Uyn xo” cũng có nhiều sinh động
và nhiều thực tế hơn tất cả những hài kịch Đức: chỉ riêng Laoxơ và con chó Cờ ráp của y cũng còn hay hơn tất cả những hài kịch Đức cộng lại"
Trang 39Gớt xúc động viết: Gớt không nhớ có quyền sách nào, hay có biến cố nào trong đời sống của Gớt mà lại gây cho ông một ấn tượng mãnh liệt như là những vở kịch của Sếcxpia Đó không phải là tác phẩm thơ nữa Khi đọc
nó, người ta thấy sợ hãi, thấy trước mắt ta là quyển sách của vận mệnh Con người và người ta nghe cơn lốc của cuộc sống đang lật mạnh các
trang Còn GorKI gọi Sẽcxpia là: kịch tác gia vị đại nhất thế giới!
Trước Sếcxpia nhân loại cũng có nhiều kịch gia lớn, nhưng Sếcxpia
đã làm mờ nhạt họ hởi những thiên tài đa dạng của mình Vì sao? Vì những vở kịch của Sếcxpia là cả thế giới thu nhỏ lại Ở đấy tất cả mọi loại người từ vua chúa, vương tôn công tử đến kẻ điên dại, thấp hèn, từ tuổi già râu tốc bạc phơ ích kỉ nhỏ nhen, đến tuổi trẻ đầu xanh mơn mởn, ngây ` ngô trong trắng tất cả, tất cả gặp nhau và hợp thành một bức tranh hoành tráng, hấp dẫn, mênh mông Chính vì lý do đó, Vích to Huy gô không ngần ngại chút nào khi ông đánh giá: Sếcxpia là cái gì? Hầu như có thể trả lời rằng: đó là trái đất ở trên Sếcxpia không còn ai nữa chỉ riêng một mình ông ta, ông ta đã bằng thế kỷ XVII đẹp đẽ của nước Pháp
va gan bang ca thé ky XVIII _—
.% nh
Ngoài những mặt nói trên, điều! làm cho Sếcxpia bất tử mà ngay cả
những nhà văn lớn của nhân loại như Xécvantéc, Rabơle không có
được? Đó là lần đầu tiên - như phần trên đã để cập - Sếcxpia nói đến nhân
dân và đưa số phận nhân dân lên sân khấu với tất cả lòng say mê, ca ngợi
trí thông minh lòng dũng cảm, sức sống vô tận của họ Đúng như Puskin
đánh giá: trong bị kịch Sếcxpta nói lên cái gì ? Mục đích của bi kịch là
cái gì ? Đó là con người và nhân dân Đó là số phận của nhân loại, số phận của nhân dân Chính chỗ đó làm cho Sếcxpia vĩ đại!
Với mục đích là viết kịch để phục vụ mọi tầng lớp người mà chủ
yếu là quần chúng nhân dân, nên ngôn ngữ của Sêcxpia cũng thường đa dạng Nó là một bộ từ điển về ngôn ngữ của đủ các thành phần: Vua chúa,
quý tộc, thợ thuyền; nông dân, phu phen, trong đó còn chứa đựng cả ngôn ngữ dân gian: Ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ Tất cả các loại ngôn ngữ nhằm mục đích xây dựng tính cách nhân vật,và qua đó giúp chúng ta hiểu rõ nhân vật xuất thân từ tầng lớp nào, làm nghề nghiệp gì, họ đáng yêu hay đáng ghét
38
Trang 40
Anh hưởng của Sêcxpia trên kịch trường thế giới thật vô cùng to
lớn, từ Tây sang Đông: từ Anh, Pháp, Tây ban nha, Đức, Y, Nhat, Nga dén MY, Achentina, dau dau ciing hiu anh hudng Sécxpia
Hiển nhiên, xưa và nay - nhất là trước và sau cách mang tháng 8, và
được dịch sang tiếng Việt, và được công diễn trên sân khấu, được đến tận
tay đông đảo bạn đọc Sếcxpia một danh nhân văn hoá đã, đang và sẽ
sống mãi trong sự ngưỡng mộ của toàn nhân loại