Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 4
1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4
1.1.1 Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6
1.2 Vụ Kinh tế dịch vụ 7
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ 7
1.2.2 Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá 9
CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAMTẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀBÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 10
2.1 Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU 10
2.1.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU 10
2.1.2 Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU .102.1.2.1 Ủy ban Châu Âu (European Commission) 10
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council) 11
2.1.2.3 Ủy ban tư vấn (Advisory Committee) 11
2.1.2.4 Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên 11
2.1.2.5 Tòa án 12
2.1.3 Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU 12
2.1.4 Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá 12
2.1.4.1 Bắt đầu vụ kiện 12
2.1.4.2 Điều tra sơ bộ 14
2.1.4.3 Kết luận sơ bộ vụ việc 15
2.1.4.4 Áp dụng biện pháp tạm thời 18
2.1.4.5 Đàm phán để đưa ra cam kết giá 19
Trang 22.1.4.6 Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra 19
2.1.4.7 Kết luận cuối cùng 20
2.1.4.8 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức 20
2.1.4.9 Rà soát hàng năm (rà soát lại) 21
2.1.4.10 Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn) 21
2.2 Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 22
2.2.1 Khái quát về thị trường giày dép EU 22
2.2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU 22
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của EU 25
2.2.1.3 Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU 26
2.2.1.4 Tình hình nhập khẩu giày dép của EU 28
2.2.2 Bối cảnh xảy ra vụ kiện 29
2.2.2.1 Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU 30
2.2.2.2 Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU 33
2.2.3 Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 36
2.2.4 Phản hồi của các bên có liên quan 39
2.2.4.1 Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 40
2.2.4.2 Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 44
2.2.4.3 Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam 47
2.3 Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 51
2.3.1 Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam 51
Trang 32.3.3 Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 592.3.4 Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giàydép và người tiêu dùng EU 642.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 67
2.4.1 Bài học đối với các cơ quan Nhà nước 68
2.4.1.1 Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá 682.4.1.2 Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá 692.4.1.3 Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự đồng lòng phối hợp của nhiều bên 692.4.1.4 Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá 702.4.1.5 Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị
trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng 71
2.4.2 Bài học đối với các doanh nghiệp 73
2.4.2.1 Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá 732.4.2.2 Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá 732.4.2.3 Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi bị kiện 732.4.2.4 Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh bạch, các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường 74
Trang 4CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG
PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU 75
3.1 Nhóm giải pháp đối với Nhà nước 75
3.1.1 Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng 75
3.1.2 Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá 76
3.1.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá 77
3.1.4 Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá 78
3.1.5 Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước 78
3.1.6 Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng 79
3.1.7 Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa với các quy định quốc tế 80
3.1.8 Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường 81
3.2 Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp 81
3.2.1 Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu 81
3.2.2 Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh, giảm gia công xuất khẩu 82
3.2.3 Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá 82
3.2.4 Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu 83
3.2.5 Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83
3.2.6 Chủ động tham gia vụ kiện 84
3.2.7 Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra 85
3.2.8 Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra 85
3.2.9 Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện 86
3.2.10 Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp 86
Trang 53.2.11 Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng 873.2.12 Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá 87
PHẦN KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép
lớn nhất EU 23
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU 27
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU 28
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 2005 31
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU 33
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 - 2005 34
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 43
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩugiày dép của EU 62
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả 25Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005 30Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2000 - 2005 31Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU
năm 2004 32Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005 34Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-2005
35Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2001 - 2009 60Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
2005 - 2008 61Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam 62Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày
dép của EU 63
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiệnnay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt vớicác nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quátrình phát triển kinh tế của mình Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang thamgia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặthàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nênthương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với cácbạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trongquá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trườnglớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càngtự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dầnbị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sửdụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trongnước Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc giađang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngầnngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa củamình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia ápdụng khá phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụkiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiềunhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.1 Trong đó EU trở thành thị trường khótính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giátại thị trường EU là một điển hình EU luôn được xác định là thị trường chủ lực và
1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 -
Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn
Trang 10đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới,tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ cácvụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luậtthương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêngcủa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó vớicác vụ kiện loại này từ EU.
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiệnchống bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thìviệc hiểu biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xửhợp lý trước các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết Trong vài năm trở lại đây đã cómột số đề tài nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũngnhư các quy định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam nhưHoa Kỳ, EU nói riêng Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường chỉ đề cậpđến khía cách pháp lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ranhững bài học quý báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp ViệtNam trong việc ứng phó với các vụ kiện bán phá giá Chính vì lẽ đó em đã chọn đề
tài “Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác
động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một
trường hợp điển hình là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìmhiểu về luật pháp chống bán phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặtcủa vụ kiện, từ đó đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanhnghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đíchđẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầytiềm năng này.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da củaViệt Nam tại thị trường EU.
3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 11Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quanNhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phágiá của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU
- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU- Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện
- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan.- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương phápthu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháptư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
6.Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường
EU: diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra
Chương 3: Giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với
các vụ kiện chống bán phá giá của EU
CHƯƠNG 1
Trang 12TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.1 Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tên gọi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment)- Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 04-38433360; 08044094; 08043485- Website: http://www.mpi.gov.vn
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt NamDân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạchkiến thiết, chính là tổ chức tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay Từ đóđến nay, trải qua 65 năm xây dựng, ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đã từng bước trưởng thành và phát triển qua những mốc son quan trọng
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiếnthiết trước đó Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trìnhChính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc nhữngvấn đề quan trọng khác.
Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạchQuốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTgthông báo quyết định này Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch củacác Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựngcác dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việcthực hiện kế hoạch
Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đóxác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có
Trang 13trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế vàvăn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủyban Kế hoạch Nhà nước bao gồm các nghị định số 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP,10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v
Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 151/HĐBT giải thểỦy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy banKế hoạch Nhà nước.
Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứuQuản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật phápkinh tế phục vụ công cuộc đổi mới
Ngày 1/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợpnhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư
Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giaoBan Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưutổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vựcđầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mụctiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1 Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành,vùng lãnh thổ
2 Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liênquan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài
Trang 14nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đểổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
3 Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài đểxây dựng và trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
4 Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy bannhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợpkế hoạch.
5 Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6 Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phốiquản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác,liên doanh.
-7 Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.8 Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinhtế - xã hội.
9 Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ côngchức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chínhsách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệptrực thuộc Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chếcủa Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trìnhxây dựng và điều hành kế hoạch Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không
Trang 15ngừng lớn mạnh, hiện nay trong cơ cấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 2 giáo sư, 7phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ và 479 người có trình độ đại học.
1.2 Vụ Kinh tế dịch vụ
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ
Vụ Kinh tế dịch vụ là một đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộtrưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển cácngành dịch vụ, chuyên trách về các ngành dịch vụ du lịch, thương mại trong nướcvà thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ).
Vụ Kinh tế dịch vụ có các nhiệm vụ sau đây:
1 Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ,ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơnvị liên quan trong Bộ để tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hộichung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành liênquan.
2 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàngnăm về phát triển chung các ngành dịch vụ; trực tiếp theo dõi các ngành dịch vụ dulịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; lập các bảng cân đối tổng cung,tổng cầu về các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hoávà dịch vụ, cán cân thương mại quốc tế
3 Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nướcthuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
4 Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành dịch vụ,thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn vị liên quantrong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hộitrong kế hoạch 5 năm, hàng năm; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và vănbản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao Làm đầu mối tham gia thẩm địnhcác cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và
Trang 16lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cácban ngành theo thẩm quyền
5 Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dựán (kể cả dự án ODA, FDI), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng,quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách; đề xuất các giảipháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kếhoạch.
6 Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kếhoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyềnquyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệthoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụphụ trách để các Bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền; chủ trì thựchiện giám sát đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnhvực được Bộ trưởng giao phụ trách; phối hợp thẩm tra quy hoạch phát triển cácngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
7 Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phụcvụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách;phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về phát triểncác ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
8 Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển đối với các ngành, lĩnhvực sau:
- Về các ngành dịch vụ: Lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi quản lý nhà nướccủa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhànước của các Bộ chuyên ngành chưa giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ;
- Thương mại trong nước (bao gồm cả thương mại biên giới và kinh tế cửakhẩu) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thương mại quốc tế (bao gồm cả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ,thương mại điện tử) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Kho tàng thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành.
Trang 17- Ngành dự trữ quốc gia (bao gồm cả vật tư, hàng hóa, kho tàng) thuộc BộTài chính và các Bộ, ngành khác làm chức năng dự trữ quốc gia.
9 Tổng hợp kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ và xuất nhập khẩuhàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả đàm phán quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế).
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2.2 Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá
Ở Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xử lýcác vụ kiện chống bán phá giá Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đóng mộtvai trò quan trọng giúp Bộ Công Thương giải quyết các vụ kiện này Trong hai vụkiện chống bán phá giá gần đây là vụ kiện cá ba sa của Việt Nam bán phá giá tại thịtrường Hoa Kỳ và vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại EU, Bộ CôngThương đều đã có công văn tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tùy theoyêu cầu của các bên liên quan và Bộ Công Thương gửi sang, Bộ Kế hoạch và Đầutư sẽ chuẩn bị hồ sơ và cho ý kiến góp ý xử lý đối với các vụ kiện chống bán phágiá đó Trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan chuyên tráchvề thương mại trong nước và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hóavà thương mại dịch vụ), do đó Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ là đầu mối xử lý ở Bộ Kếhoạch và Đầu tư Đối với mỗi vụ kiện thì nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ là khácnhau phụ thuộc vào yêu cầu của Bộ Công thương gửi sang, nhưng khái quát lại thìVụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan đầu mối xem xét các yêu cầu được gửi đến từ BộCông thương, lấy ý kiến từ các vụ khác trong Bộ, thu thập và tổng hợp thông tin sauđó ban hành công văn trả lời Bộ Công thương Trong một số trường hợp nếu có yêucầu tham vấn từ phía Bộ Công thương về các vụ kiện chống bán phá giá, Vụ Kinh tếdịch vụ sẽ thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất những kiến nghị và giải phápđối với những vụ kiện này.
Trang 18CHƯƠNG 2
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠITHỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
2.1 Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU
2.1.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU
EU không chỉ được đánh giá là một thị trường khó tính với rất nhiều yêu cầukhắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm mà còn được coi là một điển hình trênthế giới về bảo hộ sản xuất nội địa Nhằm mục tiêu bảo vệ các ngành sản xuất nộikhối trước sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệtlà từ các nước đang phát triển với lợi thế chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ,bên cạnh các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, EU còn xây dựng mộtQuy chế chống bán phá giá hết sức chặt chẽ.
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời từ năm 1968 và hiệnnay được quy định tập trung tại Quy chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội Đồng BộTrưởng EU
Qui định này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:- Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996- Qui định của Hội đồng (EC) số 905/98 ngày 27/4/1998- Qui định của Hội đồng (EC) số 2238/2000 ngày 9/10/2000- Qui định của Hội đồng (EC) số 1972/2002 ngày 5/11/2002
Các quy định trên được áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thànhviên EU Riêng đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đangtrong quá trình chuyển đổi thì EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt khác.
2.1.2 Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU
2.1.2.1 Ủy ban Châu Âu (European Commission)
UBCA là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luậtchống bán phá giá của EU Đây là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều traphá giá, quyết định xem có mở cuộc điều tra hay không, sau đó trực tiếp tiến hành
Trang 19điều tra (bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra thiệt hại) Sau khi cókết luận sơ bộ về việc hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá trên thị trường EU,UBCA có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời hoặc chấp nhận camkết giá được đưa ra bởi các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài UBCA cũng làcơ quan có quyền ra quyết định đình chỉ quá trình điều tra và có hay không thựchiện việc tiến hành “rà soát lại” và “rà soát hoàng hôn” Về việc áp dụng biện phápchống bán phá giá chính thức, tuy UBCA không có thẩm quyền quyết định vấn đềnày nhưng có một tiếng nói quan trọng trong việc đề xuất Hội đồng Châu Âu đưa raquyết định cuối cùng về mức thuế áp dụng.
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)
Hội đồng Châu Âu là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn kiến nghị từUBCA và ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giáchính thức Đồng thời Hội đồng cũng ra các quyết định xử lý biện pháp chống bánphá giá sau khi có kết quả của “rà soát hoàng hôn” hoặc “rà soát lại” Ngoài ra, đ ốivới những quyết định thuộc thẩm quyền của UBCA, Hội đồng Châu Âu có thể cóquyết định khác và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng.
2.1.2.3 Ủy ban tư vấn (Advisory Committee)
Ủy ban tư vấn gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên Liênminh và một đại diện của UBCA đóng vai trò là chủ tịch Ủy ban Tư vấn có chứcnăng đưa ra ý kiến tham vấn (khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật qui định việctham vấn là bắt buộc) Tuy không có giá trị bắt buộc nhưng ý kiến của Ủy ban tưvấn phải được các cơ quan có thẩm quyền tính đến khi ban hành quyết định Trongtrường hợp Ủy ban Tư vấn có ý kiến khác với UBCA về cùng một vấn đề thì Hộiđồng Châu Âu sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.
2.1.2.4 Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên
Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên có tráchnhiệm phối hợp với UBCA trong việc tiến hành điều tra về việc bán phá giá và thiệthại Sau khi có quyết định áp thuế chính thức, các nước thành viên sẽ chịu tráchnhiệm thu thuế chống bán phá giá thông qua cơ quan hải quan nước mình.
Trang 202.1.2.5 Tòa án
Sau khi có quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bánphá giá chính thức, các bên có liên quan có quyền khởi kiện các quyết định này raTòa án sơ thẩm Châu Âu Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn có thể tiếp tục bị kháng cáolên Tòa án Châu Âu Quyết định của tòa án này sẽ là quyết định cuối cùng.
2.1.3 Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU
Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996 về việc sửa đổi Quychế chống bán phá giá đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện phápchống bán phá giá theo bốn điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào EU;- Ngành sản xuất SPTT của EU bị thiệt hại đáng kể;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;
- Việc áp đặt thuế chống bán phá giá là cần thiết vì lợi ích của Cộng đồngNhư vậy, so với qui định chung của WTO, các điều kiện áp đặt thuế chốngbán phá giá theo pháp luật của EU có thêm một điều kiện thứ tư là phải đảm bảophù hợp với lợi ích của cộng đồng Qui định nay thể hiện một sự kiềm chế nhất địnhcủa EU trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá Nếu như trong phápluật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, quyết định áp thuế sẽ ngay lập tức được banhành khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại thì tạiEU, ngay cả khi hội tụ đủ ba điều kiện đầu tiên, các biện pháp chống bán phá giávẫn có thể không bị áp dụng nếu việc này đi ngược lại với lợi ích Cộng đồng.
2.1.4 Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá
2.1.4.1 Bắt đầu vụ kiện
Theo quy định, một cuộc điều tra chống bán phá giá tại EU phải được khởixướng bởi một đơn kiện bằng văn bản Bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc hiệp hộinào đại diện cho ngành sản xuất nội địa của EU đều có quyền khởi kiện bằng vănbản yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá Đơn kiện có thể đượcgửi trực tiếp đến UBCA hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền của các quốc giathành viên
Trang 21Khi yêu cầu khởi xướng một vụ điều tra bán phá giá, đơn đề nghị điều traphải đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng vàgiá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra
- Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên nước xuấtxứ; danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;
- Bằng chứng về việc sản phẩm đó bị bán phá giá: GTT, GXK, biên độ phágiá, sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu bị nghi ngờ bán phá giá…
- Bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất EU và mối quan hệ nhânquả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với những thiệt hại này.
Sau khi nhận được đơn kiện, để ra quyết định có bắt đầu điều tra phá giá theođơn yêu cầu hay không, UBCA phải tiến hành kiểm tra những điều kiện sau:
- Tính đại diện cho ngành sản xuất EU của chủ thể nộp đơn: Chủ thể nộp đơnkiện chỉ được công nhận là đại diện cho ngành sản xuất EU khi có sản lượng chiếmtối thiểu là 25% tổng sản lượng SPTT của toàn ngành sản xuất EU Và sản lượngcủa các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất là 50% tổng sản lượng củacác nhà sản xuất EU bày tỏ ý kiến (tán thành hay phản đối) về việc điều tra.
- Tính xác thực và đầy đủ của những thông tin và bằng chứng được đưa ratrong đơn kiện: UBCA sẽ chỉ bắt đầu cuộc điều tra khi nhận thấy các thông tin đượcđưa ra trong đơn kiện là xác thực và các chứng cứ về việc bán phá giá và thiệt hạiđược trình bày là tương đối đầy đủ.
UBCA có 45 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra Sau thời hạn này, nếu xétthấy đã đầy đủ căn cứ, Ủy ban sẽ quyết định khởi xướng vụ kiện và đồng thời côngbố quyết định này trên Công báo của Liên minh Châu Âu Quyết định này bao gồmcác thông tin về tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ sản phẩm đó, tóm tắtnhững thông tin EC đã nhận được, thời gian tiến hành điều tra và thời gian cho phépcác bên có liên quan trình bày quan điểm của mình
Trang 222.1.4.2 Điều tra sơ bộ
Theo quy định của EU, UBCA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việctiến hành điều tra về bán phá giá và các thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhậpkhẩu gây ra Cùng phối hợp với Ủy ban còn có các quốc gia thành viên Liên minh.Thời hạn điều tra dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng vụ kiện nhưng trong mọitrường hợp không được kéo dài quá 15 tháng Còn giai đoạn điều tra 2 thì được EUquy định tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm khởixướng điều tra
a Tiến hành lựa chọn mẫu trong trường hợp có quá nhiều đối tượng điều tra
Trong trường hợp số lượng nguyên đơn, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, loạisản phẩm hoặc số giao dịch liên quan quá lớn thì việc điều tra có thể chỉ giới hạn ởmột số lượng thích hợp các công ty, sản phẩm hoặc giao dịch Việc lựa chọn mẫunày được thực hiện trên cơ sở những thông tin sẵn có và cần phải đảm bảo tính đạidiện ở mức cao nhất có thể UBCA có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việclựa chọn mẫu này Các doanh nghiệp sản xuất muốn được lựa chọn làm mẫu điềutra có 15 ngày để tự giới thiệu về mình với UBCA và cung cấp đầy đủ thông tin liênquan đặc biệt là các thông tin về lượng xuất khẩu và lượng hàng bán trong nội địa b Tiến hành thu thập thông tin
- Thông qua bảng câu hỏi
Thông thường, ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, UBCAsẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cả các bên quan tâm gồm người nộp đơn, các nhà xuấtkhẩu, nhập khẩu và đại diện của họ Nội dung bảng câu hỏi này gồm thông tin vềcông ty, về sản phẩm đang bị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh số bán sản phẩm trong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất Các nhà xuấtkhẩu có 30 ngày để hoàn thành bảng câu hỏi này
2 Giai đoạn điều tra là khoảng thời gian mà những lô hàng nhập khẩu trong khoảng đó sẽ là đối tượng bị điềutra và những thiệt hại xảy ra trong giai đoạn đó sẽ được xem xét để đi đến kết luận về thiệt hại và mối quanhệ nhân quả với việc bán phá giá.
Trang 23- Thông qua việc các bên có liên quan trình bày quan điểm
Ngoài việc trả lời bảng hỏi, các bên liên quan có thể trực tiếp trình bày quanđiểm của mình trước UBCA nếu trong thời hạn qui định gửi yêu cầu tới UBCAdưới dạng văn bản trong đó chứng minh được rằng họ là một bên liên quan có thể bịảnh hưởng bởi các kết quả của quá trình điều tra chống bán phá giá và có lý dochính đáng cho yêu cầu trình bày quan điểm của mình.
- Các cơ quan có thẩm quyền tự tiến hành thu thập thông tin
Ngoài những thông tin do các bên cung cấp, để đi đến các quyết định, cơquan có thẩm quyền phải tiến hành thu thập thêm thông tin nếu thấy cần thiết Việccó thu thập thêm thông tin hay không do UBCA quyết định nhưng phần thực thi chủyếu được tiến hành bởi các quốc gia thành viên nếu Ủy ban có yêu cầu
c Tiến hành xác minh thông tin thông qua điều tra thực địa
Về nguyên tắc, mọi thông tin do các bên cung cấp được cơ quan có thẩmquyền sử dụng trong quá trình ra quyết định đều phải được kiểm tra tính xác thựcmột cách kỹ càng nhất có thể Do đó, sau khi phân tích bản trả lời và những thôngtin được cung cấp bổ sung bởi các bên, UBCA có thể quyết định điều tra thực địa.Đây là quá trình cơ quan điều tra trực tiếp đến doanh nghiệp để thăm cơ sở sản xuấtkinh doanh, kiểm tra sổ sách tài chính kế toán, xem xét các chứng từ và một vàigiao dịch lớn điển hình, phỏng vấn nhân viên của công ty để đánh giá tính xác thựccủa những thông tin đã nhận được Việc điều tra thực địa sẽ được thực hiện trongvòng từ 2 đến 4 ngày ở mỗi công ty hoặc mỗi nhóm công ty Hai điều kiện để tiếnhành điều tra thực địa là: có được sự chấp thuận của công ty bị kiểm tra và Chínhphủ nước xuất khẩu đã được thông báo chính thức và không có ý kiến phản đối.
Bên cạnh đó, UBCA sẽ không tiến hành việc điều tra thực địa đối với cáccông ty không gửi bản trả lời theo đúng cách thức và thời hạn qui định.
2.1.4.3 Kết luận sơ bộ vụ việc
Để có thể đưa ra kết luận sơ bộ, UBCA phải thực hiện các tính toán dựa trêncác thông tin đã thu thập được để xác định chính xác việc bán phá giá và nhữngthiệt hại mà nó gây ra cho ngành sản xuất SPTT của EU.
Trang 24a Xác định việc bán phá giá
Việc xác định một hàng hóa nhập khẩu có bị bán phá giá hay không đượcthực hiện theo một quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị thông thường
Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế thị trường
Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, GTT được định nghĩa là giábán SPTT tại thị trường nước xuất khẩu Do đó Quy chế về chống bán phá giá củaEU quy định GTT được xác định dựa trên giá bán trong điều kiện thương mại thôngthường của SPTT khi nhà sản xuất bán hàng hóa đó cho người mua độc lập tại thịtrường nước xuất khẩu Trường hợp nhà xuất khẩu không đồng thời là nhà sản xuấthoặc có sản xuất nhưng không bán SPTT tại thị trường trong nước thì GTT sẽ đượcxác định trên cơ sở giá bán SPTT của các nhà xuất khẩu khác.
Đây được coi là cách tính chuẩn và được ưu tiên áp dụng đầu tiên, để có thểsử dụng cách tính GTT này cần hội tụ đủ các điều kiện sau đây:
- Lượng SPTT tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu không ít hơn 5% lượngsản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào EU
- SPTT được bán trong điều kiện thương mại thông thường tại thị trườngnước nội địa cho phép so sánh với GXK một cách hợp lý
Nếu không thoả mãn một trong hai điều kiện trên thì theo qui định của Liênminh Châu Âu có thể sử dụng một trong hai cách sau để tính GTT:
- GTT được xác định theo giá bán SPTT trong điều kiện thương mại thôngthường sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là giá này phải mang tính đạidiện và có thể so sánh được với GXK.
- GTT được tính toán dựa trên giá thành sản xuất tại nước xuất xứ cộng vớimột khoản hợp lý các chi phí và lợi nhuận.
Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường
Không giống như Hoa Kỳ đưa ra các tiêu chí cụ thể để xem xét việc mộtnước nào đó có hay không có nền kinh tế thị trường, EU liệt kê sẵn một danh sáchcác nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam Trong trường
Trang 25hợp này, UBCA sẽ lựa chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường và có cácđiều kiện sản xuất tương tự với nước xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra để làmnước thay thế Biên độ phá giá sẽ được tính toán dựa trên các thông tin thu thậpđược về giá bán của SPTT tại thị trường nước thay thế này.
Tuy nhiên, theo Qui định 2238/2000 của Hội đồng Châu Âu, Việt Nam cùngvới Nga, Trung Quốc, Ukcaine và Kazkhstan được hưởng một qui chế đặc biệt, theođó các nước này vẫn bị coi là có nền kinh tế phi thị trường nhưng nếu cơ quan điềutra xác định rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định hoạt động theo các điều kiệnkinh tế thị trường thì có thể áp dụng các cách tính GTT như trong trường hợp cácnước có nền kinh tế thị trường đối với họ - tức là tiến hành điều tra trực tiếp, khôngqua nước thay thế Để được hưởng quy chế đặc biệt này, các nhà sản xuất, xuấtkhẩu phải có đơn yêu cầu bằng văn bản gửi đến UBCA và trong đơn yêu cầu phảikèm theo những chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động hoàn toàn theo các điềukiện của nền kinh tế thị trường.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên, thì theo Qui định số 1972/2002 củaHội đồng Châu Âu ngày 5/11/2002, các nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan vẫn cóthể yêu cầu được áp dụng mức thuế riêng với điều kiện phải có đơn yêu cầu kèmtheo các chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động không chịu sự can thiệp của nhànước, đặc biệt là đến hoạt động xuất khẩu như: tự thỏa thuận số lượng và GXK,phần lớn cổ phần thuộc sở hữu tư nhân, chuyển đổi ngoại tệ theo tỉ giá thị trường…
Bước 2: Xác định GXK
Theo định nghĩa trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì GXK làgiá bán sản phẩm từ nước sản xuất hay nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Theođó, EU quy định có 2 cách tính GXK:
Cách 1: GXK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà
xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu.
Cách 2: GXK là giá tự tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó
cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc dựa trên những tiêu chíhợp lý khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trang 26Cách 1 là cách tính GXK chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước tiên Trongtrường hợp không có giá giao dịch hoặc giá giao dịch là không đáng tin cậy thì cáchtính thứ 2 sẽ được áp dụng.
Bước 3: So sánh GTT và GXK
Việc so sánh GTT với GXK được tiến hành theo 3 cách.
Cách 1: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK bình quân gia quyềncủa tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu.
Cách 2: So sánh GTT và GXK của từng giao dịch
Cách 3: So sánh GTT bình quân gia quyền với GXK của từng giao dịch.
Bước 4: Xác định biên độ phá giá
Sau khi đã so sánh giá, biên độ phá giá được tính theo công thức:
BĐPG = (GTT – GXK) / GXK
Biên độ phá giá tối thiểu theo quy định là 2% Nếu kết quả tính toán cho thấybiên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn mức tối thiểu này thì UBCA sẽ raquyết định đình chỉ điều tra.
b Xác định thiệt hại
Giống như trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Quy chế chống bánphá giá của EU quy định những thiệt hại mà việc bán phá giá hàng nhập khẩu có thểgây ra cho ngành sản xuất EU bao gồm ba loại: thiệt hại về vật chất trên thực tế,nguy cơ gây thiệt hại về vật chất và tác động gây trì trệ, làm chậm sự phát triển củangành sản xuất EU Đối với mỗi loại thiệt hại, EU đều có quy định cụ thể về cácyếu tố cần phải xem xét để xác định mức độ thiệt hại mà ngành sản xuất EU phảigánh chịu do việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây ra Cơ quan có thẩm quyền điềutra của EU sẽ đánh giá một cách tổng thể các yếu tố này để đi đến kết luận cuốicùng về thiệt hại Đồng thời, UBCA cũng sẽ thực hiện các nghiên cứu cần thiết đểxác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và các thiệt hại kể trên.
2.1.4.4 Áp dụng biện pháp tạm thời
Các biện pháp tạm thời gồm có thuế tạm thời và các hình thức bảo đảm, đặtcọc khác được áp dụng trong giai đoạn tiến hành điều tra chủ yếu nhằm ngăn chặn
Trang 27nguy cơ việc bán phá giá gây thêm những thiệt hại mới cho ngành sản xuất nội địacủa EU Vì vậy, để có thể áp dụng các biện pháp này, ít nhất phải có kết luận sơ bộrằng có việc bán phá giá gây thiệt hại Ngoài ra, phải chứng minh được rằng cácbiện pháp này cần được áp dụng để bảo vệ quyền lợi của Cộng đồng Trước khi ápdụng biện pháp tạm thời, UBCA phải tham vấn các quốc gia thành viên và có đượcý kiến đồng ý của Hội đồng Châu Âu thông qua bỏ phiếu đa số.
Các biện pháp tạm thời chỉ có thể được áp dụng sau ít nhất là 60 ngày vàkhông được muộn hơn 9 tháng kể từ ngày bắt đầu cuộc điều tra Thời hạn áp dụngbiện pháp tạm thời là 6 tháng và có thể được gia hạn thêm 3 tháng nếu các nhà sảnxuất, xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn về thương mại hàng hóa liên quan yêu cầu hoặckhông phản đối.
2.1.4.5 Đàm phán để đưa ra cam kết giá
Cam kết giá trong điều tra chống bán phá giá được hiểu là thoả thuận tựnguyện giữa Liên minh Châu Âu (thông qua UBCA) và một nhà sản xuất, xuất khẩubất kỳ, theo đó nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi giá của mình hoặc dừng việc xuấtkhẩu với giá bị coi là phá giá sang Liên minh Sau khi cam kết giá được chấp nhận,cuộc điều tra sẽ kết thúc nếu được sự đồng thuận của Uỷ ban Tư vấn Tuy nhiên nếucác nhà xuất khẩu có yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc Ủy ban tư vấn và Hội đồngChâu Âu quyết định như vậy thì quá trình điều tra sẽ vẫn được tiếp tục Nếu kếtluận cuối cùng của cơ quan điều tra là không có việc bán phá giá hoặc không cóthiệt hại đáng kể thì cam kết giá sẽ tự động chấm dứt hiệu lực Trường hợp ngượclại, cam kết giá sẽ được tiếp tục thực hiện bình thường.
2.1.4.6 Tiếp tục hoặc đình chỉ quá trình điều tra
Sau khi đưa ra kết luận sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại, UBCA sẽ tiếptục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ và xem xét cácbình luận, phản hồi từ các bên đối với kết luận này Để phục vụ việc điều tra, cácphiên điều trần có thể được tổ chức Tham dự phiên điều trần có các nhà nhập khẩu,xuất khẩu, đại diện của Chính phủ nước xuất khẩu và các nguyên đơn Tại đây, cácbên sẽ trình bày quan điểm của mình, trả lời và phản bác lập luận của đối phương.
Trang 28Những thông tin, lập luận miệng đưa ra trong các phiên điều trần này sẽ được tínhđến nếu sau đó chúng được xác nhận lại bằng văn bản và được gửi cho UBCA.
Sau khi có kết luận sơ bộ, thay vì tiếp tục điều tra, UBCA cũng có thể quyếtđịnh chấm dứt điều tra trong những trường hợp sau:
- Đơn kiện chống bán phá giá bị rút lại.
- Xét thấy biện pháp chống bán phá giá đang áp dụng không còn cần thiết.- Lượng hàng nhập khẩu từ một nước xuất khẩu chiếm dưới 1% thị phần tạiEU hoặc tổng lượng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu cùng mặt hàng chiếm dưới3% thị phần.
- Biên độ phá giá thấp hơn 2%.
2.1.4.7 Kết luận cuối cùng
Sau khi tiến hành xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ, UBCA sẽ đưara kết luận cuối cùng về việc bán phá giá và thiệt hại Đồng thời Ủy ban cũng côngkhai những tình tiết và lập luận được sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng cho cácbên có liên quan được biết nếu như họ có yêu cầu gửi đến bằng văn bản Tuy nhiên,thường thì những ý kiến và bình luận của các bên vào thời gian này sẽ không ảnhhưởng đến quyết định sau đó của UBCA.
2.1.4.8 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức
Sau khi có kết luận cuối cùng, UBCA sẽ lập một bản đề nghị áp đặt thuếchống bán phá giá và gửi cho Uỷ ban Tư vấn để cơ quan này cho ý kiến trước khitrình lên Hội đồng Châu Âu Sau đó Hội đồng Châu Âu sẽ ra quyết định thông quabỏ phiếu theo nguyên tắc đa số.
Theo pháp luật về chống bán phá giá của EU, việc xác định mức thuế chốngbán phá giá chính thức cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc chặt chẽ:
- Thuế chống bán phá giá trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độphá giá và nên thấp hơn biên độ phá giá nếu điều này đã đủ để loại bỏ các thiệt hại.
- Thuế chống bán phá giá chính thức phải được tính riêng cho từng nhà xuấtkhẩu tham gia điều tra trừ trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường.
Trang 29- Trong trường hợp chỉ một số nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn điềutra thì các doanh nghiệp này sẽ được tính mức thuế riêng, còn các nhà sản xuất, xuấtkhẩu đã tự giới thiệu mình với UBCA nhưng không được lựa chọn điều tra thì sẽđược áp dụng mức thuế chung nhưng không cao hơn biên độ phá giá bình quân giaquyền của các doanh nghiệp trong nhóm mẫu
- Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có hiệu lực áp dụng đối với cảnhững nhà xuất khẩu mới Mức thuế này sẽ được xác định trên cơ sở một cuộc điềutra nhanh về biên độ phá giá được tiến hành đối với các nhà xuất khẩu này.
Thuế chống bán phá giá của EU có hiệu lực áp dụng trong vòng 5 năm kể từngày có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày rà soát tổng thể cuối kỳ
2.1.4.9 Rà soát hàng năm (rà soát lại)
Ngay khi chưa hết thời hạn 5 năm, các bên có liên quan gồm nhà xuất khẩu,nhà nhập khẩu hay các quốc gia thành viên Liên minh đều có quyền yêu cầu rà soátlại biện pháp chống bán phá giá chính thức với điều kiện: biện pháp chống bán phágiá đã được áp dụng ít nhất là 1 năm và đơn yêu cầu phải kèm theo đầy đủ bằngchứng chứng minh cho sự cần thiết phải rà soát lại biện pháp chống bán phá giá
Việc rà soát lại phải được tiến hành nhanh chóng và thông thường kết luậnphải được đưa ra trong vòng 12 tháng Căn cứ vào kết luận của UBCA, Hội đồngChâu Âu sẽ quyết định một trong các giải pháp dưới đây:
- Huỷ bỏ biện pháp chống bán phá giá liên quan; hoặc- Giữ nguyên biện pháp chống bán phá giá đó; hoặc
- Sửa đổi biện pháp chống bán phá giá (thường là sửa đổi mức thuế)
2.1.4.10 Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn)
Vào thời điểm thuế chống bán phá giá sắp hết hạn hiệu lực, UBCA sẽ cóthông báo trên Công báo của Liên minh Sau khi có thông báo này, các nhà sản xuấtEU có quyền đệ đơn yêu cầu tiến hành "rà soát hoàng hôn" muộn nhất là 3 thángtrước khi biện pháp chống bán phá giá chính thức hết thời hạn Trong đơn yêu cầuphải kèm theo bằng chứng đủ để cho thấy rằng việc chấm dứt áp dụng của biệnpháp chống bán phá giá sẽ có nhiều khả năng gây ra sự tiếp tục hoặc tái diễn việc
Trang 30bán phá giá hoặc thiệt hại UBCA là cơ quan quyết định có bắt đầu "rà soát hoànghôn" hay không trên cơ sở xem xét các chứng cứ do chủ thể đệ đơn cung cấp.
Việc điều tra trong quá trình "rà soát hoàng hôn" do UBCA tiến hành trên cảhai phương diện là bán phá giá và thiệt hại Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, đại diệncủa nước xuất khẩu liên quan và các nhà sản xuất Liên minh sẽ được tạo cơ hội đểtrình bày, phản biện và bình luận về các vấn đề được nêu trong yêu cầu rà soát lại.Việc điều tra thông thường sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu.
Tùy vào kết quả của quá trình điều tra rà soát, sẽ có hai cách thức xử lý đốivới biện pháp chống bán phá giá liên quan theo quyết định của Hội đồng Châu Âu:
- Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 5 năm nữa nếu kết quảđiều tra cho thấy việc chấm dứt hiệu lực của biện pháp này có nhiều khả năng dẫntới sự tiếp diễn hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại;
- Chấm dứt hiệu lực của biện pháp chống bán phá giá nếu kết quả điều tracho thấy việc bán phá giá hoặc thiệt hại không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn.
Trường hợp không có đơn yêu cầu hoặc UBCA không tự mình quyết địnhviệc rà soát lại, biện pháp chống bán phá giá sẽ tự động hết hiệu lực sau khi kết thúcthời hạn 5 năm.
2.2 Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
2.2.1 Khái quát về thị trường giày dép EU
2.2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU
Người dân EU vốn nổi tiếng là phóng khoáng và ưa chuộng thời trang, vìthế thị hiếu tiêu dùng giày dép của họ cũng có những nét rất đặc trưng khác với cácthị trường khác Để có thể tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng mặthàng giày dép của người dân EU, chúng ta có thể phân chia thị trường này thànhcác phân đoạn nhỏ hơn theo người sử dụng
Theo giới tính và lứa tuổi của người sử dụng, thị trường giày dép EU đượcphân chia thành 3 phân đoạn: nữ giới, nam giới và trẻ em Trong đó, nữ giới làphân đoạn quan trọng nhất.
Trang 31Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêuthụ giày dép lớn nhất EU
- Nữ giới: Nữ giới chiếm khoảng 50% thị phần và là phân đoạn quan trọng
nhất của thị trường giày dép EU Nhìn chung, phụ nữ EU chi tiêu khá nhiều choviệc mua sắm giày dép và có những đôi riêng để đi cho từng mùa Họ có ít nhất mộtđôi mỗi loại giày dép để sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau Bên cạnh tínhnăng tiện dụng, phụ nữ Châu Âu còn rất quan tâm đến kiểu cách và tính thời trang.Do đó, vòng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắn hơn loại dànhcho nam giới và trẻ em Những phụ nữ phải đi làm thường thích những đôi giàychất lượng cao, mẫu mã đẹp và thoải mái trong khi sử dụng, bên cạnh đó họ cũngrất quan tâm đến hàng hiệu Giới trẻ thì không quan tâm nhiều đến chất lượng vàthương hiệu nhưng những đôi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc có những hoạ tiếtphá cách nhằm thể hiện cá tính và theo kịp mốt trên thị trường
- Nam giới: Nam giới EU có xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng
với số lượng ít hơn Các bạn nam trẻ tuổi thường quan tâm đến thời trang và chútrọng đến thương hiệu; trong khi đó, nam giới trung niên hoặc lớn tuổi hơn khá dèdặt trong chi tiêu nên thường chỉ có một đôi để đi làm, một đôi dành cho những sựkiện trang trọng, một đôi đi ngày thường và một đôi để chơi thể thao Họ khôngthường xuyên thay giày mới nên rất chú trọng đến chất lượng, sự thuận tiện và tínhthực dụng của nó.
Trang 32- Trẻ em: Yếu tố quan trọng hàng đầu khi các bậc cha mẹ quyết định mua
một đôi giày cho con em mình đó là chất lượng và sự thoải mái Khi mua giày cholứa tuổi từ 0 đến 3 tuổi, người tiêu dùng thường quan tâm đến hình dáng, độ mềmvà đế giày Họ sẵn sàng mua những đôi giày đắt tiền nhưng với chất lượng tốt đểbảo vệ cho đôi chân của đứa trẻ Đối với trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 15 tuổi thì bêncạnh yếu tố chất lượng, quyết định mua hàng còn phụ thuộc không nhỏ vào thunhập của các bậc phụ huynh và sở thích của các em Ở lứa tuổi này, dưới ảnh hưởngcủa các phương tiện truyền thông và internet, các em đã bắt đầu biết quan tâm đếnthời trang khi lựa chọn các sản phẩm giày dép cho mình.
Như vậy, về cơ bản ba yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn mộtsản phẩm giày dép của người dân EU là chất lượng, thời trang và thương hiệu Sànhthời trang và có mức thu nhập cao, người tiêu dùng EU sẵn sàng chi một khoản tiềnlớn hơn để sở hữu những đôi giày thời thượng với chất lượng tốt và thiết kế thờitrang Người dân EU, đặc biệt là nữ giới thích thể hiện cá tính và phong cách sốngcủa mình qua quần áo và giày dép vì thế những mẫu giày dép được thiết kế độc đáonhư một lời tuyên bố về cá tính của người mang nó khá được ưa chuộng Thể thao,phim ảnh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc lựa chọn sản phẩm giày dép của thanhthiếu niên EU Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây đã có một số thay đổi trong thịhiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU Người tiêu dùng EU hiện nay đang cóxu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá cả và tính tiện dụng, thoải mái của sản phẩm.Đối với những người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình (ví dụ như nhữngngười tiêu dùng lớn tuổi, phụ nữ nội trợ hay phần lớn người dân ở các nước ĐôngÂu) thì thương hiệu hay thiết kế của sản phẩm không hẳn là yếu tố khiến họ quantâm Họ ưa thích những đôi giày dép đơn giản, thư giãn nhưng vẫn thể hiện được sựchuyên nghiệp, lịch sự và đặc biệt là có giá cả phải chăng Điều đó lý giải vì sao màhiện nay phân đoạn hàng trung bình và hàng giá rẻ đang chiếm lĩnh phần lớn thịphần trên thị trường giày dép EU.
Trang 33Biểu đồ 2.1: Thị phần thị trường giày dép EU phân theo chất lượng và giá cả
option=com_content&view=article&id=839:net-moi-trong-phan-doan-thi-truong-giay-dep-2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ giày dép của EU
EU là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, chiếm đến 1/3 giá trị thịtrường toàn cầu Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giày dép tại 27 nước thànhviên EU đạt khoảng 3 tỷ đôi và tăng đều qua các năm Năm 2005, tổng mức tiêu thụgiày dép của EU đạt 48.754 triệu EUR, tăng 7% so với năm 20013 Còn theo báocáo của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI)thì năm 2007, EU tiêu thụ 2,1 tỷ đôi giày dép các loại, trị giá 50,3 tỷ EUR, tăng3,17% so với năm 2005 Trong đó trung bình mỗi người dân EU mua sắm khoảng4,1 đôi mỗi năm, tương đương với 101 EUR 4.
Trong Liên minh EU, năm quốc gia hàng đầu về tiêu thụ giày dép là Đức,Pháp, Anh, Italia và Tây Ban Nha.
Theo báo cáo của French Textile News, Pháp là nước tiêu thụ giày dép lớnnhất ở Châu Âu với nhu cầu tiêu thụ khoảng 335 triệu đôi/năm, như vậy mỗi năm3 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí Thương Mại - Số 33/2007
4 Thị trường giày dép EU: nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - http://www.tapchicongnghiep.vn/News/PrintView.aspx?ID=22401
Trang 34trung bình mỗi người dân Pháp tiêu dùng 5,22 đôi giày dép các loại Còn theo thôngbáo của Liên đoàn Giày dép Pháp thì tính trong năm 2008, trung bình mỗi phụ nữPháp tiêu thụ 6 đôi giày, trong khi đó, số lượng giày trung bình mỗi người đàn ôngPháp tiêu thụ trong năm này là 3,6 đôi 5
Đứng thứ hai trong Liên minh Châu Âu về tiêu thụ giày dép là Anh Tínhbình quân, mỗi người dân Anh chi tiêu cho giày dép khoảng 144 USD mỗi năm, caohơn mức bình quân của EU Cũng giống như người tiêu dùng ở các quốc gia thànhviên khác thuộc EU, người dân Anh đề cao yếu tố chất lượng và mẫu mã khi lựachọn sản phẩm Hơn thế, họ coi quần áo và giày dép là hàng chỉ dùng một mùa nênchi phí tiêu dùng cho các sản phẩm da giày ở Anh có tốc độ tăng bình quân khá cao,đạt 14,4% một năm 6
Tiếp theo, nếu xét về giá trị, Đức là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ batrong EU, sau Pháp và Anh Trung bình mỗi năm, mỗi người dân Đức sử dụng 3,9đôi giày Theo thống kê của Eurostat, tiêu thụ giày dép của Đức năm 2007 đạt 8,45tỷ EUR với số lượng hơn 330 triệu đôi.7
2.2.1.3 Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU
Với hơn 500 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng khoảng 3 tỷ đôi giày dép cácloại mỗi năm, các quốc gia thành viên EU như Italia, Anh, Pháp, Đức vốn nổi tiếngvới ngành công nghiệp thời trang trong đó bao gồm cả dệt may và da giày vớinhững nhãn hiệu hàng đầu thế giới giờ đây gặp phải không ít khó khăn trong việcđáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa Hiện nay ngành công nghiệp da giày EU đangdần trở nên bão hòa, không những không thể mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầunội khối mà còn đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản lượng.
5 Tìm hiểu thị trường giày dép Pháp - http://www.sla.org.vn/news.php?
Trang 35Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU
Số lượng doanh nghiệp 28 941 27 125 26 624Doanh thu (Triệu EUR) 26 389 25 921 26 233Giá trị sản xuất (Triệu EUR) 25 072 24 854 24 583Giá trị gia tăng theo nhân tố (Triệu EUR) 7 214 6 793 6 944Số lượng lao động trực tiếp 443 900 404 500 388 100
Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm
Ngành công nghiệp giày dép EU có một đặc thù đó là bao gồm một số lượnglớn các doanh nghiệp nhỏ với quy mô chỉ khoảng 20 người Chỉ có Pháp và Đức làcó các doanh nghiệp da giày lớn, sử dụng đến 100 công nhân, còn các doanh nghiệpItalia thì thậm chí chỉ sử dụng 10 người.8 Quan sát Bảng 2.2 ta có thể thấy rất rõ sựthu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp giày dép EU Năm 2006, ngành giày dépEU có 26.624 doanh nghiệp sản xuất giày dép, giảm đi 501 doanh nghiệp so vớinăm 2005 và giảm 2317 doanh nghiệp so với năm 2004 Số lượng doanh nghiệpgiảm, kéo theo giá trị sản xuất và giá trị giá tăng theo nhân tố cũng giảm theo Giátrị sản xuất liên tục giảm ba năm liền, năm 2005 giảm 0,87% so với năm 2004 vànăm 2006 giảm 1,09% so với năm 2005 Số lượng lao động cũng giảm đáng kể, nếunhư năm 2004 có 443.900 lao động làm việc trực tiếp trong ngành giày dép thì đếnnăm 2006 đã giảm 12,57% chỉ còn 388.100 người Một trong những nguyên nhânchính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của ngành sản xuất giày dép EU là do sự cạnhtranh gay gắt của giày dép nhập khẩu giá rẻ từ các nước Châu Á Trong khi các sảnphẩm chất lượng cao được sản xuất nội khối có giá cả vô cùng đắt đỏ do chi phí đầuvào cao thì giày dép nhập khẩu lại có giá cả rất phải chăng Không những thế giàydép nhập khẩu giá rẻ hiện nay có mẫu mã và thiết kế khá đẹp, không kể chất lượngcũng đã được cải thiện đáng kể nên được nhiều người tiêu dùng EU lựa chọn.
8 http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/index_en.htm#top
Trang 36Ngành giày dép EU dường như đã không kịp phản ứng trước làn sóng ồ ạt của cácsản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ này nên đã liên tục phải thu hẹp sản xuất.
Trong tổng sản lượng giày dép của EU có đến 2/3 là được sản xuất tập trungở ba nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Trong đó ngành công nghiệp giàydép Italia đóng góp đến 50% sản lượng của toàn khối Ngoài ra, Đức, Pháp, Anhcũng là những nước sản xuất giày dép lớn ở Châu Âu Tuy nhiên, hiện nay hầu hếtngành sản xuất giày dép của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn Điển hìnhtrong số đó là Italia Năm 2008, sản lượng của toàn ngành giày dép Italia chỉ đạt225,3 triệu đôi, giảm 6,8% so với năm trước đó, tính theo trị giá cũng giảm 2,1% sovới năm 2007 xuống còn 7,3 tỷ EUR Sang đến quý I/2009, tình hình sản xuất vẫnrất trì trệ với việc giảm 12% về sản lượng và 10% về trị giá so với quý IV/2008.9 Cóthể nói rằng ngành công nghiệp giày dép của Italia và cả các quốc gia khác trongEU đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sản xuất khá nghiêm trọng.
2.2.1.4 Tình hình nhập khẩu giày dép của EU
Qua những số liệu ở trên có thể thấy rằng tình hình suy giảm sản xuất khôngphải chỉ diễn ra ở một hay hai nước mà hầu hết các quốc gia thành viên Liên minhcó ngành công nghiệp giày dép phát triển đều đang phải đối mặt với tình trạng này.Nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên qua các năm, trong khi đó ngành sản xuấtnội địa thì dần cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất đã khiến cho tiêu dùng giày dépcủa EU chủ yếu là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU
Trang 37nam.gplist.288.gpopen.169029.gpside.1.gpnewtitle.thong-tin-thi-truong-giay-dep-the-gioi-ngay-29-7-Tiêu thụ 2 477 435 2 618 892 2 976 066 -
-Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm
Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy rằng đi cùng với xu hướng tăng của nhu cầutiêu dùng và xu hướng giảm của sản xuất là sự tăng lên của số lượng giày dép nhậpkhẩu vào EU Lượng giày dép nhập khẩu từ ngoài khối năm 2008 đạt 2.433.522 đôi,tuy có giảm chút ít so với năm 2007 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàncầu nhưng vẫn đạt mức cao, tăng đến 25,9% so với ba năm trước đó (năm 2005).Trong số các quốc gia thành viên Liên minh thì Đức và Anh là hai thị trường nhậpkhẩu nhiều nhất, chiếm đến 31%10 tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn khối
2.2.2 Bối cảnh xảy ra vụ kiện
Qua việc tìm hiểu vài nét về thị trường giày dép EU (thị hiếu tiêu dùng, tìnhhình tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu), có thể thấy rằng ngành công nghiệp giày dépEU hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Theo truyền thống, ngành côngnghiệp giày dép EU chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng chất lượng cao của cácthương hiệu nổi tiếng hay còn gọi là hàng hiệu đắt tiền mà bỏ ngỏ phân đoạn thịtrường hàng trung bình và hàng giá rẻ Không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tiêudùng nội khối, EU buộc phải nhập khẩu giày dép từ nước ngoài, mà chủ yếu là từcác nước đang phát triển Tuy nhiên các nhà sản xuất giày dép EU đã không ngờđược rằng các sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ có thể làm mưa làm gió và dầnchiếm lĩnh thị trường EU như hiện nay Điều này đang thực sự đe dọa tới sự pháttriển của ngành công nghiệp giày dép nội khối, nhất là khi thị hiếu tiêu dùng củangười dân EU đang thay đổi theo hướng ngày càng ưa dùng các sản phẩm giày dépnhập khẩu có chất lượng tương đối và giá cả phải chăng.
Nhận thấy nguy cơ lớn từ hàng nhập khẩu giá rẻ, các nước EU, đặc biệt làcác nước mà sản xuất giày dép được coi là một trong những ngành công nghiệp chủlực của quốc gia như Italia, Tây Ban Nha đã rất nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệpgiày dép trong nước Năm 2005, việc Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu đệtrình đơn kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung10 Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Trang 38Quốc cũng được coi là một động thái nhằm giúp các doanh nghiệp da giày nội khốichống lại sự thâm nhập mạnh mẽ của giày dép nhập khẩu từ nước ngoài Tuy nhiên,trong số rất nhiều nước đang phát triển xuất khẩu giày dép vào EU, tại sao ViệtNam cùng với Trung Quốc lại bị kiện? và tại sao mặt hàng giày mũ da lại là đốitượng chính trong vụ kiện này? Để có thể trả lời được các câu hỏi này cần phải quayngược thời gian trở về thời điểm năm 2005 để tìm hiểu bối cảnh khi vụ kiện đượckhởi xướng.
2.2.2.1 Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị: Triệu EUR
Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do
Trong khi hàng giày dép sản xuất tại EU đang tiêu thụ chậm chạp khiếnnhiều công ty trong ngành phải đóng cửa sản xuất thì kim ngạch nhập khẩu giày dépcứ năm sau lại cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2005 nhập khẩu giày dép tăngnhanh hơn các năm trước đó, đạt mức tăng 15,18% so với năm 2004 Điều này đãkhiến các nhà chức trách EU cảm thấy cần thiết phải có hành động cụ thể để chốnglại tình trạng này Câu hỏi đặt ra ở đây là những quốc gia nào xuất khẩu nhiều giày
Trang 39dép nhất vào EU? và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của họ những năm gần đây rasao?
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 – 2005
Trang 40Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do
Trong giai đoạn 2000 - 2004, tức là 5 năm liền trước khi bị kiện bán phá giá,kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng trưởng Năm2001 tăng 12,98% so với năm 2000, các năm sau đó đều lần lượt tăng 7,87%, 2,18%và 1,9% so với năm liền trước Chỉ có năm 2005 là giảm đi chút ít so với năm 2004do ảnh hưởng của vụ kiện Vào thời điểm này, tuy giày mũ da Việt Nam chưa bị ápthuế nhưng sự e ngại của các đối tác Châu Âu đã khiến kim ngạch xuất khẩu giàydép của Việt Nam sang EU trong năm này giảm 4,18% so với năm 2004
Không chỉ có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đặn hàng năm, thị phần khálớn của giày dép Việt Nam trên thị trường EU cũng là một nguyên nhân khiến giàymũ da của chúng ta bị kiện bán phá giá
Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu củaEU năm 2004
Đơn vị: %