1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

37 430 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay thì nócũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nước ta Để có thể thúc đẩy vàphát triển kinh tế-xã hội nước ta, thực hiện chủ chương đường lối CNH-HĐHcủa Đảng và Nhà nước thì đòi hỏi lỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, cácthành phần kinh tế và toàn dân Trong đó phải kể đến vai trò của khu vực kinh tế

tư nhân, nó là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống nền kinh tế nước

ta Những đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế là không nhỏ trong nhữngnăm qua Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp lớn vào GDP của cảnước mà nó còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn laođộng Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì khu vựckinh tế tư nhân cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và cơ hội Nguyên nhânmột phần là do xuất phát điểm của nước ta còn thấp, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước còn nhiều bất cập Bên cạnh đó còn do thói quen dựa dẫm ỷlại, tư duy cũ của thể chế kế hoạch hoá tập trung và những suy nghĩ không đúngđắn của một số bộ phận công chức công quyền về khu vực này Từ đó dẫn đếnyêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp hợp lý để phát triển khu vực kinh tế

tư nhân trước thềm hội nhập đang đến gần Điều đó đòi hỏi phải có sự phối kếthợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, phía doanh nghiệp …Từ những vai trò và ý

nghĩa trên chúng em quyết định chọn đề tài: “Phát triển khu vực kinh tế tư

nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”để viết.

Trang 2

I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN THỜIGIAN QUA

1 Những chuyển biến của khu vực kinh tế tư nhân

1.1 Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện

1.1.1 cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được cải thiện

Trong năm 2004 vấn đề cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vựckinh tế tư nhân đã được cộng đồng các doanh nghiệp đánh giá cao Chính sáchthuế và các vấn đề liên quan đến thuế là một trong những vấn đề bức xúc nhấtcủa cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chungtrong nhiều năm qua Trong năm 2004, chính sách thuế tiếp tục được cải thiệnnhằm tạo “sân chơi” bình đẳng, xoá dần những bất hợp lý, khuyến khích pháttriển kinh tế tư nhân Quyết định 197/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 thí điểm về tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế, bỏ cơchế thông báo , áp đặt hoặc tính thuế thay doanh nghiệp Cơ chế tự tính, tự kêkhai, tự nộp thuế năm 2004 được áp dụng thí điểm ở khoảng 300 doanh nghiệptại Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh Kết quả thử nghiệm này sẽ đượcxem xét vào năm 2005 và sau đó sẽ mở rộng cho các doanh nhiệp ở các địaphương khác Đây là một bước tiến xây dựng một hệ thống tự đánh giá theochuẩn mực quốc tế trong việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp

các quy định về thuế suất ,quy định miễn giảm thuế trong năm 2004 đã có

sự điều chỉnh theo hướng tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Mứcthuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh : mức thuế suất phổ thông đãđược giảm xuống còn 28%, thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, và 10% (mức thuếsuất cũ là 32% , 25%, 20% và 15% ); bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với doanhnghiệp trong nước, mở rộng diện thuế ưu đãi, mở rộng diện thuế áp dụng thuếsuất 0% đối với thuế giá trị gia tăng Đến nay, hầu hết các chính sách thuế đãđược xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp Chính sách ưu đãi thuế được ápdụng chung cho các thành phần kinh tế Bất kì doanh nghiệp nào, nếu có đủ điều

Trang 3

kiện ưu đãi đều có thể được hưởng các ưu đãi theo quy định Chẳng hạn, tiền sửdụng đất, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đều được hưởng các ưuđãi về khoản thu về đất theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có giá trị sản lượng hàngxuất khẩu trên 30% giá trị hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh cũng đượcgiảm tiền sử dụng đất hoặc miễn tiền thuê đất trong một số năm ; miễn giảmthuế sử dụng đất với cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước giao đất để thựchiện dự án thuộc ưu đãi đầu tư Mức ưu đãi tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng cácđiều kiện ưu đãi của dự án, không phân biệt loại hình hay thành phần kinh tế

Ngày5/4/2004, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg vềmột số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao, theo đó nhà đầu

tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập ở mức cao nhất (10% trong suốtthời gian thực hiện dự án; miễn bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm50% trong chín năm tiếp theo ) ; ưu đãi về sử dụng đất; cho phép vay vốn tíndụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu

tư v.v

Các hình thức kinh tế cá thể, tiểu chủ đã được hưởng các chính sách ưuđãi ở mức cao hơn bình thường như: Kinh tế trang trại, làng nghề v.v Nghànhthuế cũng đã áp dụng phương thức thu thuế hoặc hoàn thuế phù hợp với nănglực quản lý của các hộ kinh doanh cá thể Nhiều chính sách tài chính khuyếnkhích phát triển kinh tế tư nhân và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn

đã được sửa đổi, bổ sung như : chính sách khuyến khích nghành nghề nôngthôn, chính sách khuyến tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng,khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế trang trại, dịch vụ nông thôn

Công tác kiểm tra của hải quan được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậukiểm”, thực hiện kiểm tra có trọng điểm, mở rộng diện miễn kiểm tra hoặc kiểmtra xác suất, giảm bớt các loại giấy tờ trong hồ sơ, thủ tục hải quan

Các thủ tục hành chính về đăng kí kinh doanh và chế độ báo cáo củadoanh nghiệp tiếp tục được đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh

Trang 4

nghiệp Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về đăng ký kinh doanh thaythế Nghị định 02/NĐ-CP năm 2000, đã đưa ra một số quy định mới thuận lợihơn cho đăng ký kinh doanh Trình tự, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệpđược rút ngắn Thời gian thành lập doanh nghiệp đã được giảm từ khoảng hơn

90 ngày trước đây, xuống còn 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ở nhiềuđịa phương thời gian đăng ký kinh doanh chỉ còn 2-4 ngày ) Thành phố Hồ ChíMinh đã thử nghiệm đăng ký kinh doanh qua mạng, rút ngắn thời gian đăng kýkinh doanh còn 1 giờ, chí phí kinh doanh giảm đáng kể

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, các cơ quan thuế,hải quan, kho bạc đã bước đầu thực hiện kết nối thông tin với nhau nên đã làmgiảm được khoảng 50% số chi tiêu mà doanh nghiệp cần báo cáo và giúp chothủ tục kê khai nộp thuê, hoàn thuế nhanh chóng hơn Thời gian làm thủ tụcđăng ký mã số thuế và hải quan ở một số địa phương đã giảm xuống còn 10ngày Thủ tục mua hoá đơn tài chính cũng đơn giản hơn và khuyến khích doanhnghiệp tự phát hành hoá đơn Việc đơn giản hơn các thủ hành chính là một trongnhững nhân tố quan trọng làm cho số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và bổsung ngành, nghề kinh doanh tăng nhanh trong năm 2004

1.1.2 Môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân cũng tiếp tụcđựơc đổi mới Cơ sở pháp lý phân định rõ quyền của Nhà nước, của cán bộ,công chức với quyền của người đầu tư và doanh nghiệp đã được xác định rõhơn, từng bước xoá bỏ thói quen ôm đồm, làm thay và gây phiền hà, khó khăncho doanh nghiệp từ phía cơ quan Nhà nước Lần đầu tiên, thẩm quyền cấm hayhạn chế kinh doanh đựoc giới hạn vào 3 cơ quan thẩm quyền cao nhất (Quốchội, Uỷ ban thưòng vụ Quốc hội và Chính phủ ) Đây là cơ sở pháp lý quantrọng cho việc bãi bỏ 116 giấy phép, chuyển 46 giấy phép sang điều kiện kinhdoanh không cần giấy phép hoặc sang quản lý theo phương thức khác

Để tạo môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng cho các thành phần kinh

tế, Luật Doanh nghiệp sửa đổi theo hướng thống nhất các loại hình doanhnghiệp đang được soạn thảo; Luật Đầu tư thống nhất cũng đang được nghiên

Trang 5

cứu sửa đổi chuẩn bị nhằm điều chỉnh chung cho cho hoạt động đầu tư cả trongnước và quốc tế Dự kiến, năm 2005 sẽ ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanhnghiệp thống nhất

1.1.3 Công tác quản lý đất đai cũng được cải tiến và phân cấp cụ thể hơn.Các khâu trung gian và thời gian làm các thủ tục hành chính trong việc giao đất,thuê đất làm mặt bằng kinh doanh được rút ngắn Các doanh nghiệp được phép

tự thoả thuận với người có đất trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất,kinh doanh thông qua việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhậngóp vốn bằng quyền sử dụng đất Nhiều địa phương đã ban hành các quy địnhthông thoáng, minh bạch, đơn giản hơn về quy trình, thủ tục giao đất, cho thuêđất và quy trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng

Trong năm 2004, Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định quy định chi tiếtviệc thi hành Luật Đất đai: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thihành Luật Đất đai; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghịđịnh số 197/2004/NĐ-CP ngày 13/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 vềthu tiền sử dụng đất Các nghị định này đã tạo điều kiện thuân lợi hơn cho doanhnghiệp trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh Tuy chưa pháthuy tác dụng trong năm 2004, những nghị định trên sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các năm tiếp theo trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc tồn tại nhiều nămnay

Để thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn vớicác nguồn vốn vay, Chính phủ đã ban hành một số quyết định mở rộng đôítượng được uỷ thác thực hiện tác nghiệp của Quỹ bảo lãnh cho Quỹ hỗ trợ pháttriển; giao hoặc uỷ thác cho quỹ đầu tư tài chính địa phương Ngân hàng nhànước và các ngân hàng thương mại cũng đã có các quy định thông thoáng hơn,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại tiếp

Trang 6

cận thuận lợi hơn với các nguồn vốn tín dụng Vì vậy, số lượng các doanhnghiệp, hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng chínhthức đã tăng lên đáng kể.

Trong những năm gần đây và năm 2004, Chính phủ, các bộ ngành và một

số địa phương đã có nhiều biện pháp góp phần giúp cho doanh nghiệp giảm chiphí sản xuất, nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh Tính đến cuối năm

2004, đã bãi bỏ 343 loại phí và lệ phí, đã thống nhất áp dụng mức thu và giảmthu đối với hàng chục loại phí và lệ phí với mức giảm bình quân chung là 20%,giãn cách các mức phí, cải tiến quy trình thu phí, giảm giá cước và các dịch vụviễn thông đến mức thấp hơn hoặc tương đương với mức bình quân khu vực,bình ổn giá xăng, xi măng

Trong năm 2004, hệ thống tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được hìnhthành, phát huy tác dụng tích cực đối với các doanh nghiệp Hình thành nhiều tổchức hỗ trợ gồm các quỹ, các trương trình hỗ trợ, các câu lạc bộ, các trung tâm

hỗ trợ cung cấp thông, hỗ trợ tư vấn đào tạo …Nhiều bộ, ngành đã thành lậpcác tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: Cục xúc tiến thương mại (Bộthương mại ), Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp (Bộ tư pháp), Trung tâm thôngtin doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp, trong năm 2004, Chínhphủ đã giao trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan tập hợp và đề xuất cách giảiquyết các kiến nghị của doanh nghiệp về thể chế, chính sách, đồng thời lập cácnhóm công tác gồm cán bộ có trách nhiệm của một số ngành, đặc biệt là thuế hảiquan, quản lý đất đai, ngân hàng trực tiếp đến các địa phương giải quyết tại chỗcác vướng mắc của doanh nghiệp Ở nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Dương,Hải Phòng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh v.v , lãnh đạo các tỉnh, thànhphố cũng đã định kỳ tổ chức gặp các doanh nghiệp, không phải hàng năm màhàng quý, hàng tháng và đã có các biện pháp rất cụ thể để giải quyết kịp thời cácvướng mắc của doanh nghiệp

Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp

Trang 7

Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm

từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34% giai đoạn 2000-2004 Trongkhi đó, cùng với khoảng thời gian trên, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần tăng từ 36% lên 66% Trong hơn 4 năm qua, có khoảng 7.165công ty cổ phần đăng ký thành lập, gấp 10 lần so với giai đoạn 1991-1999 Sựthay đổi về tỷ lệ loại hình doanh nghiệp mới cho thấy các nhà đầu tư trong nước

đã nhận thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp;

có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để doanhnghiệp ổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động vớiquản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn Thực tế nói trên phầnnào chứng tỏ các nhà đầu tư đã tin tưởng vào đường lối, luật pháp và cơ chếchính sách, có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, công khai hơn và quy mô lớn hơn

Hình 1 Số lưọng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

Trang 8

cùng thời kỳ); trong đó năm 2000 là 1,3 tỷ USD, năm 2001 là 2,3 tỷ USD, năm

2002 là gần 3 tỷ USD, năm 2003 khoảng 3,6 tỷ USD và hết tháng 5-2004khoảng 1,8 tỷ USD Riêng số vốn mới đăng ký giai đoạn 2000-2003 đã cao gấphơn 4 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999) Vốn đăng ký mới ở tất cả cáctỉnh thành phố từ năm 2000 đến tháng 7-2003 đều cao hơn số vốn đăng ký thời

kì 1991-1999 Trong đó, có 33 tỉnh, thành phố đạt tốc tăng cao gấp hơn 4 lần; có

11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần; thậm chí có những tỉnh như: Quảng Ninh,Vĩnh Phúc, Hưng Yên …đạt tốc độ hơn 20 lần Xét về tỷ lệ gia tăng, vốn đăng

ký mới ở các tỉnh, thành phố phía bắc tăng nhanh và cao hơn nhiều so với cáctỉnh khác, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung

Hình 2 Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1998-2004

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2004

Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu toàn

xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 25,3% năm 2002; vànăm 2003 trên 27% Tỷ trọng đầu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liêntục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước(DDNN), gần bằng tổng vốn đầu tư của DDNN và tín dụng nhà nước Vốn đầu

tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí lànguồng vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương Ví dụ, đầu tư

Trang 9

của các doanh nghiệp dân doanh năm 2002 ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm38% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của DDNN vàngân sách nhà nước gộp lại (36,5%).

Quy mô doanh nghiệp ngày càng tăng Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng kýbình quân/doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm

2001 là 1,3 tỷ đồng, năm 2002 là 1,8 tỷ đồng: 7 tháng đầu năm 2003 là 2,12 tỷđồng Doanh nghiệp đăng ký vốn thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷđồng (hơn 13 triệu USD) Nhìn chung, số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở cácđịa phương là 10 tỷ đồng Ở Quảng Nam, mức vốn đăng ký bình quân/doanhnghiệp thấp nhất (422 triệu đồng ), tiếp đó là Nam Định 544 triệu đồng, mứcvốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp cao nhất là ở Hưng Yên, gần 3 tỷ đồng;tiếp đó là Quảng Ninh và Bình Dương gần 2,5 tỷ đồng; mức vốn đăng ký bìnhquân/doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 1,25 tỷđồng

Vốn đầu tư thực tế Đây là một vấn đề khó xác định chính xác, nhưng quaphản ánh từ nhiều nguồn thông tin đều cho thấy số vốn thực tế cao hơn nhiều sovới số vốn đăng ký Đánh giá này có thể được khẳng định qua khảo sát thực tế ởmột số tỉnh Ví dụ, ở tỉnh Nam Định số vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm

2002 là 84,5 tỷ đồng, thì số vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp tại khucông nghiệp Hoà Xá đã lên tới gần 700 tỷ trong cùng thời kỳ; ở tỉnh Lào Cai,trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu tưthực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ, trong đó phần quan trọng là của khucvực kinh tế tư nhân Tình hình cũng tương tự ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình

Trang 10

400

1.360 5.136 -

439

1.091 4.223 550

546

1.276 4.923 88

629

1.513 6.473 -

665

1.577 6.675 300

621

1.603 5.783 981

Thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (KKĐTTN), theo thống

kê chưa đầy đủ, sau 9 năm thực hiện (1996-2003), cả nước đã có 12.638 dự ánđược cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, với tổng số vốn đầu tư thực hiện trên192.484 tỷ đồng (tương đương 12,8 tỷ USD) Trong đó, giai đoạn 1996-1997 làtrên 1,2 tỷ USD, năm 2000 là 1,7 tỷ USD, năm 2002 là 2,8 tỷ USD Đến nay, tỷtrọng của doanh nghiệp dân doanh liên tục tăng và đã vượt lên hẳn tỷ trọng đầu

tư của DNNN tương đương là 62,3% và 37,7% Các dự án đầu tư theo LuậtKKĐTTN đã thu hút và tạo việc làm cho 1.516.456 lao động Tính bình quânmỗi dự án có số vốn đầu tư khoảng 15,2 tỷ đồng và thu hút khoảng 120 laođộng Một điểm đáng ghi nhận nữa là sự hưởng ứng của các nhà đầu tư ViệtKiều với Luật này và cơ chế, chính sách tạo diều kiện đầu tư về nước: tính đếntháng 12-2003, trên cả nước có 1.200 dự án với lượng vốn đầu tư khoảng 2.500

Trang 11

Số dự án ưu đãi theo

Nguồn: Viện nghiên cứu QLKTTƯ tổng hợp qua báo cáo của các tỉnh/thành phố

1.3 Tạo nhiều công ăn việc làm mới

Nước ta hàng năm có thêm khoảng 1,4-1,5 triệu người đến tuổi tham giathị trường lao động Ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sanglàm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ Nhu cầu hàng nămphải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối vớichính phủ và các cấp chính quyền địa phương

Thực tế ở địa phương cho thấy, 1 ha trồng lúa chỉ giải quyết dược 5 laođộng (gồm 2 thường xuyên và 3 thời vụ) và có doanh thu từ 20-30 triệu đồng,hàng năm 1 ha trồng cây lâu năm cho doanh thu từ 40-50 triệu đồng Trong khi

1 ha đất phục vụ phát triển công nghiệp có thể sử dụng hàng chục hàng trăm laođộng mỗi năm với thu nhập bình quân mỗi năm gần 10 triệu đồng Theo điềutra gần đây của Viện nghiên cứu Trung ương, các doanh nghiệp kinh tế tư nhânđầu tư trung bình từ 70-100 triệu đồng là đã tạo ra một chỗ việc làm, trong khi

đó với doanh nghiệp nhà nước, thì doanh số từ 210 đến 280 triệu đồng (cao gấp

3 lần), Với suất đầu tư cho một chỗ làm bình quân như vậy, trong 4 năm qua khuvực kinh tế tư nhân thu hút được phần lớn nhân công lao động (khoảng từ 1,6đến 2 triệu chỗ làm việc mới)

Kết quả sơ bộ tình hình thực hiện luật KKĐT cho thấy , trong 9 nămthực hiện đã có trên 1,5 triệu lao động được làm trong các dự án thực hiện theo

Trang 12

Luật Riêng khu vực kinh tế dân doanh đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm trực tiếp vàhàng nghìn lao động gián tiếp, đưa tổng số lao động gián tiếp làm trong cácdoanh nghiệp dân doanh xấp xỉ bằng tổng các doanh nghiệp nhà nước; và đưatổng số lao động làm trong các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân lênhơn 7 triệu người Đây là sự đóng góp tích cực vào ổn định chính trị xã hội, xoáđói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của lao động nông thôn

1.4 Góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của nước ta hiện nay đều do khu vực kinh

tế tư nhân sản xuất, như: hàng may mặc, giầy dép, đồ da, hàng thuỷ hải sản, càphê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, v.v Theo đánh giá của Bộ Thương mại, khu vựckinh tế tư nhân, mà chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm và thành phố trựcthuộc trung ương, đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nướctrong các năm qua Với xu thế phát triển này, kinh tế tư nhân sẽ là khu vực tạonguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước trong tương lai

Tuy vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp khu vục kinh tế tư nhân ở nhiềuđịa phương còn nhỏ và có tỷ lệ chênh lệch giữa các vùng và các tỉnh Doanhnghiệp ở các tỉnh phía Nam đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu ở địaphương trong lúc đó ở các tỉnh phía Bắc nhìn chung còn chưa đáng kể Cácdoanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hà Nội chỉ chiếm khoảng 25% tổng kimngạch xuất khẩu của thành phố, khoảng hơn 7% tổng giá trị xuất khẩu của cảnước (ở Tp.Hồ Chí Minh là 12,5%) Nhìn chung, tỷ lệ này ở địa phương là rấtthấp, dưới 10%; tuy nhiên cũng có một số cá biệt như; Hà Giang chiếm 60%xuất khẩu của địa phương, Quảng Ngãi 34%, Bình Thuận 45%

1.5 Đóng góp vào nguồn thu ngân sách

Đóng góp của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân vào nguồnngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây, từkhoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7,4% năm 2002 (tỷ lệ tương ứng của doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 5,2% và 6%, của DNNN là21,6% và 23,4% ) Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh

Trang 13

năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001 Năm 2003, số thu

từ doanh nghiệp dân doanh chiếm 15% tổng số thu tăng 29,5% so với cùng kỳcác năm trước

So với ngân sách trung ương, đóng góp của các doanh nghiệp dân doanhtrong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều Ví dụ, Thành phố HồChí Minh đóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng thu của ngân sáchđịa phương là 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Ninh Bình19%, Yên Bái 16%, Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33% v.v

Nhìn chung đóng góp trực tiếp vào nguồn ngân sách nhà nước của cácdoanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo Luật Doanh nghiệp trong mấy năm qua

là chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này Ngoài đónggóp vào ngân sách, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp còn tích cực tham giađóng góp xây dựng các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông nôngthôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phươngtrong cả nước

1.6 Góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2000 đến nay, thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật KKĐTTN vàcác cơ chế, chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũinhọn, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng, vốn đầu tư đếnquy mô hoạt động, đã đóng góp phần không nhỏ vào phục hồi và thúc dẩy tăngtrưởng kinh tế Tác động tích cực này được chuyển tải thông qua tăng thêm vốnđầu tư, thu hút thêm lao động, phát huy được trí tuệ và sức sáng tạo của ngườidân, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng cầu thị trường nội địa, tăng hiệu quả nềnkinh tế nhờ tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trường v.v…

Về sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất của doanh nghiệp khu vực kinh

tế tư nhân tăng một cách đột biến, từ 11% năm 1999 lên 18,3% năm 2000 vàtiếp tục duy trì ở mức cao 20,3% năm 2001, 19,3% năm 2002, 8 tháng đầu năm

2003 là 18,4% (so với cùng kỳ năm 2002) Trong 8 tháng đầu năm 2004, giá trịsản xuất ở một số địa phương tăng với mức cao như Hà Nội: 25,8%, Hải Phòng:

Trang 14

23%, Hà Tây: 38,4%, Hải Dương: 25,2%, Vĩnh Phúc 27,2%, Bình Dương:25,6% và cần thơ: 50,3% Doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm một phầnkhông nhỏ trong hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu: chiếm 50% giá trịcông nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghiệp giấy bìa, 30% công nghiệp may mặcv.v Đến nay, tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp tư nhân trong côngnghiệp chiếm 26,5% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, tăng 1,85 điểm phầntrăm so với thực hiện ở thời điểm cuối tháng 12 năm 2004, và 4 điểm phần trăm

so với kết quả đạt được vào cuối năm 2000, năm đầu tiên thực hiện Luật Doanhnghiệp

1.7 Góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ

Trong những năm gần đây, đầu tư đổi mới công nghệ của các doanhnghiệp đã có dấu hiệu gia tăng, chủ yếu do xuất hiện của doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài vào việt Nam mang theo những côngnghệ và kỹ năng quản lý mới, đồng thời tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệptrong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến để duy trì thị phần của mìnhtrên thị trường Năm 2002, ước tính cả nước có khoảng 200 hợp đồng chuyểngiao công nghệ, trong đó khoảng 90% số hợp đồng là của doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài Như vậy, mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanhnghiệp Việt Nam còn rất thấp so với yêu cầu phát triển Cho đến nay, mới chỉ cómột số DNNN quy mô lớn (chủ yếu là các tổng công ty 90, 91) có cơ sở hoạtđộng nghiên cứu và phát triển công nghệ Bên cạnh đó, chi phí đầu tư chonghiên cứu, triển khai của khối DNNN ở Việt Nam cũng còn ở mức thấp,khoảng 0,2% doanh thu, qúa thấp so với tỷ trọng 5-10% của doanh nghiệp cácnước phát triển Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân hầu như chưa tham giahoạt động nghiên cứu và triển khai Trong ba giai đoạn phát triển công nghệ làtiếp thu, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ, hầu hết doanh nghiệp ViệtNam chỉ dừng ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhậpkhẩu máy móc và thiết bị Trong công nghệ nhập khẩu, tỷ trọng giá trị phầnmềm công nghệ chỉ chiếm khoảng 17% tổng giá trị nhập khẩu, còn lại chủ yếu

Trang 15

là phần cứng và máy móc, thiết bị Các doanh nghiệp hiện chưa có động lựcnghiên cứu đổi mới công nghệ để tiếp cận dần tới khả năng sáng tạo công nghệ.Hàm lượng công nghệ cao và chât xám trong hàng hoá của doanh nghiệp ViệtNam còn thấp, sản phẩm được làm ra chủ yếu mới dựa vào vốn và lao động.

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Ngoài nguyên nhân kháchquan là do nền kinh tế Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, trình độchuyên môn hoá chưa cao, nguồn vốn tài chính và vốn nhân lực hạn chế, còn cónhững nguyên nhân khác như môi trường kinh doanh hiện tại chưa tạo áp lựcđòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ Chính sách bảo hộ bất hợp

lý, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cơ chếbao cấp, nhiều đặc quyền còn tồn tại với một bộ phận doanh nghiệp, sự bất ổnđịnh trong cơ chế chính sách là những yếu tố làm cho các doanh nghiệpViệtNam có xu hướng muốn tìm kiếm những lợi ích đặc quyền chính có được lợi íchngắn hạn hơn là xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn,v.v

2 Những hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân

2.1 Những mặt hạn chế

Có thể nói, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam còn yếu kém về đầu tư vốn,trình độ công nghệ, tay nghề của công nhân, năng lực quản lý và những yếu tốkhác, cũng như còn gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận và đảm bảo sứccạnh tranh cần thiết

Nhìn chung, tuy các doanh nghiệp tư nhân còn đang chiếm tỷ trọng lớntrong nền kinh tế, song quy mô còn quá nhỏ bé, quá yếu ớt để có thể cạnh tranh

để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

Trình độ và kỹ năng quản lý còn yếu kém, khó ứng phó trước những tácđộng bên ngoài, hạn chế về khả năng ngoại ngữ, thiếu thông tin về thị trường

Khả năng tài chính còn hạn chế, dẫn đến quy mô kinh doanh nhỏ bé,không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Kém hiểu biết về luật pháp

2.2 Những vấn đề bức xúc cần giải quyết

Trang 16

Thứ nhất, cơ chế quản lý nhà nước về đất đai Hiện tại, vẫn còn nhiều đầumối trong việc quản lý đất đai dẫn đến khó khăn khi xác định vai trò, tráchnhiệm của cơ quan quản lý khác nhau Thực tế là ở cấp địa phương, doanhnghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi phải tiếp cận với nhiều cơ quan chức năngkhác nhau để giải quyết vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, vấn đề quy hoặch đất Nhiều doanh nghiệp rất bức xúc trước tìnhtrạng nhiều thông tin không rõ ràng, không đầy đủ về quy hoạch cũng như kếhoạch sử dụng đất của địa phương Tình trạng các địa phương không làm tốtcông tác quy hoạch đất đai và tình trạng quản lý nhà nước về đất đai yếu kémđang là hiện tượng phổ biến ở các địa phương Điều này gây khó khăn cho nhiềudoanh nghiệp trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vàđầu tư mở rộng sản xuất Cho đến năm 2004, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân tiếp cận đất đai cho kinh doanh vẫn còn rất thấp Thủ tục đểdoanh nghiệp sử dụng đất trong các KCN còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian;việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn rất chậm khiến doanhnghiệp không yên tấm sản xuất, hạn chế quyền thế chấp để vay vốn Nhiềudoanh nghiệp cho rằng, các chính sách tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, kinhdoanh hiện nay dường như mới chỉ phục vụ cho một nhom đối tượng doanhnghiệp có quy mô lớn, trong khi đó ở nước ta hiện nay, có tới 96% doanh nghiệp

là quy mô vừa và nhỏ Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể vàođược các khu công nghiệp do giá thuê đất qúa cao

Trang 17

Thứ ba, vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước vàdoanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong việc sử dụng đất làm mặtbằng sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp nhà nước được giao đất không thu tiền

sử dụng đất; chủ chương về giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải baogồm giá trị quyền sử dụng đất chưa được thực hiện nhất quán

2.2.2 Vấn đề thuế và hải quan

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới cơ chế, chínhsách theo hướng thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, nhưng vấn đề bứcxúc nhất hiện nay là việc thực thi chính sách còn yếu kém Nhiều chính sách vềthuế, hải quan đã được Chính phủ, Bộ Tài chính hứa hẹn giải quyết trong cáccuộc tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp trước đây, nhưng cho đến cuối năm

2004 vẫn còn rất nhiều vướng mắc Khuôn khổ pháp lý và chính sách vẫn chưathực sự đến với các doanh nghiệp Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam cho thấy mới có khoảng 50% doanh nghiệp hài lòng vớicác thủ tục và công chức của ngành thúê Trong hơn một năm, kể từ Hội nghịThủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp tháng 3 năm 2003 đến Hội nghị tháng

10 năm 2004 đã có trên 1.000 kiến nghị của doanh nghiệp về lĩnh vực thuế vàhải quan Các vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và hải quan thểhiện ở một số vấn đề chủ yếu sau:

Xác định thuế GTGT đầu vào và thủ tục hoàn thuế GTGT là hai vấn đềbức xúc nhất của doanh nghiệp Về tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầuvào, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong việc xác minh hóa đơn GTGT.Việc chứng minh các nguồn gốc các khoản chi phí mua ngoài trị giá từ 100.000đồng trở lên bằng hoá đơn đã gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Thực tế là nhiều đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụcho doanh nghiệp không có hoặc không đăng ký mua hoá đơn với cơ quan thuế(như nông dân, các hộ kinh doanh cá thể bán nông sản, dịch vụ) Như vậy, khimua hàng hóa, dịch vụ đầu vào của các cơ sở hoặc cá nhân không có hoá đơnGTGT thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý và buộc phải chịu

Trang 18

thuế, hoặc khi xác minh tính hợp lệ của cơ sở sản xuất hoá đơn, cơ quan thuếkhông tìm được vì cơ sở đó đã chấm dứt hoạt động (bỏ trốn) thì cơ quan thuế lạikhông cho doanh nghiệp được sử dụng những hoá đơn này để khấu trừ và thậmchí còn phạt doanh nghiệp mua hàng Đây là một nghịch lý vì trách nhiệm quản

lý, kiểm tra việc sử dụng và thu hồi hoá đơn của các cơ sở đã chấm dứt hoạtđộng là của cơ quan thuế

Theo quy định, từ lúc doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hoàn thuế thì cơ quanthuế phải giải quyết trong thời hạn không qúa 60 ngày Trong thực tế, nhiềudoanh nghiệp phải chờ từ 3-6 tháng, cá biệt có một số doanh nghiệp phải chờ từ2-3 năm

Thời gian hoàn thuế kéo dài làm cho nhiều doanh nghiệp không thể tậndụng nguồn tài chính của mình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhiều doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng, chịu lãi trong khi chờ đợi đượchoàn thuế, hàng tỷ đồng vốn thực có của doanh nghiệp đang bị cơ quan thuế kìmgiữ, làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp chỉ được đưa chi phí khoản chicho hoạt động quảng cáo, tiếp thị… tối đa là 10% của tổng các chi phí hợp lý.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, quảng cáo và tiếp thị là một phần quan trọngcủa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp mớithành lập Thực tế cho thấy, trong thời gian đầu, chi phí quảng cáo tiếp thị có thểlên tới 30% tổng chi phí của doanh nghiệp Như vậy, quy định khống chế 10%

đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, do đó, quảngcáo trên báo, đài chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp lớn

Thuế nhập khẩu của một số loại hàng hóa không hợp lý đang làm chonhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường nội địa

Chính sách thuế không ổn định, việc hướng dẫn thực hiện chưa thực sựchi tiết, trong khi thực tiễn lại có nhiều hoạt động phát sinh dẫn đến cách hiểu,cách thực hiện khác nhau, thiếu đồng bộ, chưa thống nhất và doanh nghiệp bịthiệt thòi Việc áp mã số hàng hoá, thuế suất hàng hóa trong nước trong nhiều

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Thời báo kinh tế số 211/2004 Khác
2.Nghiên cứu kinh tế số 319-tháng 12/2004 Khác
2.Việt Nam với tiên trình hội nhập kinh tế quốc tế Khác
3.Những vấn đề kinh tế nổi bật năm 2004 Khác
4.Webtise Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Số lưọng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân                     thời kỳ 1992-2004 - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1. Số lưọng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1992-2004 (Trang 7)
Hình 2. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1998-2004 - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1998-2004 (Trang 8)
Hình 2. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân  thời kỳ 1998-2004 - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1998-2004 (Trang 8)
Bảng 3: Số lượng dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo ngành nghề, địa bàn (1996-6/2004) - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3 Số lượng dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo ngành nghề, địa bàn (1996-6/2004) (Trang 10)
Bảng   3:   Số   lượng   dự   án   được   hưởng   ưu   đãi   đầu   tư   theo   ngành   nghề,   địa   bàn  (1996-6/2004) - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng 3: Số lượng dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo ngành nghề, địa bàn (1996-6/2004) (Trang 10)
Kết quả sơ bộ tình hình thực hiện luật KKĐT cho thấy, trong 9 năm thực hiện đã có trên 1,5 triệu lao động được làm trong các dự án thực hiện theo  - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
t quả sơ bộ tình hình thực hiện luật KKĐT cho thấy, trong 9 năm thực hiện đã có trên 1,5 triệu lao động được làm trong các dự án thực hiện theo (Trang 11)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w