Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Trần Gia
Trang 11.1 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 10
1.1.1 Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam 10
1.2 Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân 16
1.2.1 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 16
1.2.2 Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước 17
1.2.3 Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 18
1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa 19
1.2.5 Duy trì bản sắc văn hoá dân tộc 19
1 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ởViệt Nam 20
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.3.1.1 Do khả năng tài chính của doanh nghiệp 21
1.3.1.2 Do trình độ tổ chức quản lí 21
Trang 21.3.1.3 Do tác động của quá trình xúc tiến bán hàng 21
1.3.1.4 Do tác động của thông tin thị trường 21
1.3.1.5 Do vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường 22
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22
1.3.2.1 Do công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước 22
1.3.2.2 Do điều kiện tự nhiên 23
1.3.2.3 Do tác động của khoa học công nghệ 23
1.3.2.4 Do tác động của thị trường lao động 23
1.3.2.5 Do tác động của hệ thông giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho tàngbến bãi 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNGMỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH TRẦN GIA 24
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Trần Gia 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Trần Gia 24
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2005 24
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 25
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 25
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty 26
2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia 262.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu 27
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 28
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 31
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia 33
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 33
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 34
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY TNHH TRẦN GIA 38
Trang 33.1 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
3.2.2.1 Chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại 45
3.2.2.2 Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng tích cực 46
3.2.2.3 Nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 47
3.2.2.4 Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và cơ sở xúc tiến cần thiết hỗ trợ cho xuất khẩu 47
3.2.2.5 Có chính sách phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và thu hút khách du lịch quốc tế 48
KẾT LUẬN 50
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty những năm gần đây (2005-2009) ……… (trang 27)2 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia ……….(trang 28)3 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia ……… (trang 31)4 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ 2005 đến 2009 ……… (trang 27)5 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng những năm gần đây của công ty……… (trang 29)6 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu những năm gần đây của công ty ……… (trang 32)
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướchướng về xuất khẩu, từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thếgiới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặthàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay Một trongnhững lợi thế của Việt Nam là sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ Mặt hàng nàyđã có quá trình phát triển khá lâu dài, mang đậm nét tinh hoa, độc đáo của truyềnthống dân tộc, được thế giới đánh giá cao về sự tinh xảo và trình độ nghệ thuật.Việc xuất khẩu những mặt hàng này đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, gópphần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.
Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng,Đảng và Nhà nước đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩuchiến lược, có khả năng tăng trưởng cao, nó không chỉ mang lại lợi ích thiết thựcmà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn Với chính sách mở cửa nền kinh tế vàtích cực tham gia vào tiến trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hộicho mặt hàng thủ công mỹ nghệ Trải qua những bước thăng trầm, hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt trên 163 nước trên thế giới Nắm bắt được xuthế thời đại, công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) Trần Gia đã ra đời vào năm2002 Trong những năm qua, công ty TNHH Trần Gia đã có cố gắng rất lớn trongviệc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trườngtrong khu vực và trên thế giới Công ty đã đạt được một số thành tựu nhưng đồngthời cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Sau một thời gian thực tập tại công ty và thấy rằng công ty đã đạt nhiều thànhtựu đáng kể những vẫn cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ công ty TNHH Trần Gia hơn nữa Vì vậy em xin chọn
Trang 6đề tài ''Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Trần
Gia'' làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty TNHH Trần Gia.
Nhiệm vụ của đề tài :
Nêu lên được những vấn đề lý luận chung của xuất khẩu mặt hàng thủ côngmỹ nghệ nói chung của nước ta
Phân tích được thực trang hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công tyTNHH Trần Gia
Nêu ra định hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của công ty Trần Gia.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Về không gian là nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty TNHH Trần Gia về xuất khẩu bao gồm những mặt hàng gốm sứ,sơn mài, thêu ren, mặt hàng chế biến từ cói, mây và các mặt hàng thủ công mỹ nghệkhác.
Về thời gian: từ năm 2005 đến 2009
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổnghợp, thống kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Trần Gia trong thời gian qua, kết hợp vớibiện pháp tìm kiếm, thu thập những thông tin liên quan đến việc xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ.
Trang 75 Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
TNHH Trần Gia.
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty TNHH Trần Gia.
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM
1.1 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
1.1.1 Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam1.1.1.1 Hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài mỹ nghệ
Việt Nam có một truyền thống lâu đời về sản xuất gốm sứ, với các làng nghềtruyền thống trải dài từ Bắc đến Nam Song tập trung chủ yếu vẫn là các khu vực cónghề gốm truyền thống như Quảng Ninh, Đồng Nai, Sông Bé, Vĩnh Long… và đặcbiệt trong số đó phải kể đến làng nghề Bát Tràng với các sản phẩm nổi tiếng nhưtượng phật Tam Đa, lọ hoa, bình trà được bạn hàng nhiều nước trên thế giới ưachuộng Theo các thương nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam khôngthua kém các cường quốc sản xuất khác như Italia, Trung Quốc, Malaysia Do trìnhđộ điêu khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, có khách hàng so sánh mặt hàng gốm đấtđỏ của Việt Nam là “Sài Gòn Italia” Ngoài ra với ưu điểm được làm bằng tay,chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có nhiều lựa chọn từhàng men, không men, đất đỏ Các sản phẩm cũng đa dạng như chậu tròn, oval,vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình Điều này giúp khách hàng có một bộ sưutập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ ở Trung Quốc, hàng men dạngtròn tại Malaysia và hàng cao cấp tại Italia.
Khác với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác, giá trị của mặt hàng gốm sứkhông chỉ thể hiện ở các yếu tố kỹ thuật như độ trắng, thấu quang, sáng, bóng màcòn phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, thị hiếu thẩm mỹ cũng như yêu cầu về thờitrang và văn hoá tiêu dùng của thị truờng tiêu thụ.
Với uy tín của ngành hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam ngày càng cao, trongmấy năm gần đây đã có nhiều đối tác nước ngoài đặt quan hệ hợp tác lâu dài với cáccơ sở sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ thủ công của Việt Nam, các hình thức hợp táckhá đa dạng từ việc gia công theo mẫu mã và nguyên liệu men nhập ngoại đến việcnhận đại lý tiêu thụ ở nước ngoài và đầu tư vốn thành lập công ty liên doanh theoluật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Điều đó cho thấy, ngành gốm sứ thủ công mỹ
Trang 9nghệ của Việt Nam bước đầu đã có uy tín trên trường quốc tế và là đối thủ cạnhtranh với Trung Quốc vốn là quốc gia có bề dày kinh nghiệm hàng nghìn năm.
Nghề sơn mài Việt Nam đã xuất hiện từ trước công nguyên cùng với TrungQuốc, Nhật Bản, tuy phần kỹ thuật có khác Năm 1932, nhờ một số giáo viên, sinhviên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghề sơn mài đã được cải tiến với kỹthuật đặc biệt, mở đường cho nghệ thuật sơn mài hiện nay Đến nay đã trải rộng vàphân bổ hầu khắp cả nước từ Bắc tới Nam, trong đó, Nam Định đứng đầu về hàngsơn mài với mẫu mã, chất lượng tốt.
Mặt hàng sơn mài được sản xuất từ những nguyên liệu khá phong phú, cósẵn tại Việt Nam, đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự khéo léo, cẩn thận và khả năngsáng tạo cao Hàng sơn mài bao gồm chủ yếu là tranh sơn mài, bàn nghế sơn mài,hộp đựng đồ trang sức, lọ hoa, đồ trang trí nội thất nói chung là các mặt hàngmang tính nghệ thuật cao dùng để trang trí Đặc biệt khách nước ngoài rất ưa thíchbát, đĩa sơn mài của ta với hoa văn giản dị, kiểu dáng lạ mắt.
Quy trình làm hàng sơn mài gồm nhiều công đoạn phức tạp có đến 15 côngđoạn từ tiện gỗ, tre làm cốt đến thể hiện đề tài và sơn phủ, đánh bóng Nguyên liệucho mặt hàng này cũng có nhiều loại như gỗ sơn, tre, vải, dầu hoả, vỏ trai, vỏ trứng,nhựa thông, vàng, bạc lá Các sản phẩm sơn mài cũng đa dạng như bàn ghế, bìnhphong, tủ , tranh được làm theo nhiều kiểu như đắp nổi, khắc trũng, vẽ phủ, vẽvàng Sau một thời gian ngưng trệ vì nhiều lý do, đến nay sản phẩm sơn mài đã bắtđầu khôi phục Hàng sơn mài đã được xuất nhiều qua châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật không chỉ màu đen và marông như trước đây mà nay cải tiến nhiều màu, đáp ứngthị hiếu khách hàng.
1.1.1.2 Hàng mây tre xuất khẩu, hàng thêu ren, hàng cói, ngô dừa, thảm các loại
Hàng mây tre: Từ những phương tiện sinh hoạt thường nhật trong mỗi gia
đình Việt nam như rổ, rá để rửa rau vo gạo, đựng hoa quả hay đôi đũa, chiếc tămdùng trong bữa ăn hàng ngày cho đến những bộ bàn ghế, kệ trang trí sang trọng đều không thể thiếu vắng mặt hàng mây tre Xa hơn, hàng thủ công mỹ nghệ còn
Trang 10được xuất ra nước ngoài với những vật phẩm trang trí, thời trang như túi xách, lànmây đi chợ, lẵng hoa rồi những giá, rọ dùng để đựng và trang trí trong nhà
Hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam ra đời nhằm thoả mãn những nhu cầutiêu dùng của con người Đây là những mặt hàng dễ làm, dễ đào tạo thợ, nguồnnguyên liệu sẵn có lại cộng với một đội ngũ lao động đông đảo đã góp phần tăng tỷtrọng đáng kể của hàng mây tre trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam Việc tậptrung sản xuất thành các vùng lớn tạo điều kiện thuận lợi triển khai nhanh các hợpđồng ngoại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vừa tạo điều kiện để phát triển cơ cấuvùng Sự hình thành của các vùng sản xuất lớn, tập trung là do các vùng này sẵn cónghề truyền thống lâu đời và gần nơi cung cấp nguyên liệu Chẳng hạn, hầu hết cáccơ sở sản xuất hàng mây tre tập trung ở Hà Nội và Hà Sơn Bình và một số tỉnh khácthuộc vùng đồng bằng sông Hồng Đặc điểm của vùng này là đất chật, người đông,dư thừa lao động, vì vậy họ phải duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thốngđể đảm bảo cuộc sống Mặt khác, các tỉnh này rất gần các vùng cung cấp nguyênliệu Hầu hết các mặt hàng mây tre sử dụng nguyên liệu chính là từ các vùng rừngnúi, trừ một số ít sử dụng mây hoặc bằng tre vườn.
Ngành hàng mây tre của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu:mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn kém sáng tạo và bị trùng lặp rất nhiều nên dễ gâycảm giác nhàm chán, khâu xử lý nguyên liệu chưa tốt dẫn đến tình trạng sản phẩmhay bị mốc và có độ bền kém, khâu tiếp thị cũng mang nặng tính thủ công và ngườisảnxuất bị thua thiệt rất nhiều do qua nhiều khâu trung gian.
Hàng thêu ren: Đây là một nhóm hàng mang đậm tính thủ công, sản xuất đòi
hỏi sự cần cù, tinh tế và khéo léo Từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ, từng đườngkim mũi chỉ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tạo hình, giá trị thẩmmỹ lưu truyền đến nhiều thế hệ sau Có thể nói sản phẩm thêu ren rất đặc sắc dođược làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công: từ đóng khung, căng vải cho đếnkhâu thêu, đều không hề có sự tham gia của máy móc Chính vì vậy, sản phẩm thêurất đa dạng, phong phú, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào hoàn toàn cho dùhoạ tiết thêu tương tự như nhau Mỗi đường nét đều tinh xảo, uyển chuyển, mềm
Trang 11mại, sống động, mịn màng như những nét vẽ nó như được chắt lọc từ những tinhtuý của tâm hồn người nghệ nhân cũng như từ tinh hoa ngàn đời của đất làng nghề.
Sản phẩm chủ yếu của thêu ren là những bộ khăn trải bàn, ga gối, áo thêu,tranh thêu, rèm cửa, kimônô rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đã và đang từngbước chinh phục thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ vốn là những thịtrường khó tính, đòi hỏi yêu cầu cao như Nhật Bản, Pháp, Ý, Singapore và gầnđây nhất là thị trường Mỹ Tuy nhiên, chúng ta phải sớm nắm bắt được nhu cầu thịhiếu của người tiêu dùng các nước này, đa dạng hoá mẫu mã, đề tài, nâng cao chấtlượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thịtrường.
Hàng ngô, cói, dừa: Nhóm hàng này gồm các mặt hàng như chiếu, dép,
thảm, mành với nhiều kiểu dáng đẹp mang đậm tính văn hoá Á Đông và dân tộcViệt Nam Nguyên liệu để sản xuất nhóm hàng này tập trung khá dồi dào ở cácvùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long Trong số đó , phong phú về chủngloại phải kể đến các loại thảm với các nguyên liệu khác nhau như thảm bẹ ngô,thảm cói, thảm đay, thảm xơ dừa Đặc biệt là thảm len, nhóm hàng đem lại kimngạch xuất khẩu lớn nhất, có giá trị cao, thu hút nhiều lao động của các thành phầnkinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân Thảm len của ta được thị trường nước ngoàiưa chuộng vì chất lượng cao, giá lại thấp so với giá của các nước khác trên thế giới.
Cói, ngô, dừa là những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm và không tốnnhiều chiphí khai thác như nhiều nguyên liệu khác Vì thế mà chúng ta cần tập trung khaithác để sản xuất bởi chi phí cho nhóm hàng này không nhiều nhưng lại thu đượclượng ngoại tệ khá cao.
1.1.1.3 Hàng thủ công mỹ nghệ khác
Nhóm hàng này bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau, tiêu biểu như các mặthàng chạm khảm từ bạc, kim loại quý, gỗ quý và các loại mỹ nghệ khác Trongnhóm này thường gồm những mặt hàng khó sản xuất, tốn nhiều thời gian và đòi hỏitrình độ cũng như sự sáng tạo cao Đồng thời, đây cũng là những mặt hàng có giá trịnghệ thuật cao, đòi hỏi khách hàng phải là những người có thu nhập khá trở lên
Trang 12Hàng gỗ mỹ nghệ với lực lượng nghệ nhân cha truyền con nối được đào tạotừ trường lớp và một số thiết bị vừa nhập khẩu, ngành này đã sản xuất được nhiềuloại hàng: tranh tượng, sofa, bình phong, tủ đẹp, bền với những đường nét chạmcông phu, điêu luyện, lôi cuốn sự yêu thích của khách hàng.
Đặc biệt hàng gỗ chế biến là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn Ngành này cónhiều ưu thế về lực lượng lao động, có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm đòi hỏi caovề sự khéo léo, tinh xảo của người thợ mà máy móc khó có thể đạt được Đây cũnglà lợi thế cạnh tranh của ngành so với những nước khác trong khu vực.
1.1.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam1.1.2.1 Đặc điểm sản xuất
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được sản xuất chủ yếu ở quy mô vừa vànhỏ, vẫn còn mang nặng tính sản xuất phụ gia đình (nông nhàn) Đặc điểm này cũngxuất hiện ngay cả tại các cơ sở sản xuất của Nhà nước cũng như của tư nhân Dotính chất đặc thù của ngành hàng là sản xuất chủ yếu bằng tay, tỉ lệ làm bằng máyrất ít, chỉ có một số khâu chế biến nguyên liệu, tạo mẫu, tạo cốt mới có sử dụng máynhư máy vò đạp tăm mành, máy chế song, mây, chẻ tăm, máy bào, máy cưa, máytiện gỗ do vậy, những sản phẩm làm ra tuy độc đáo nhưng năng suất lao độngthấp, chất lượng chưa đồng đều.
Nguồn nguyên liệu cung cấp để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạngvà phong phú, được khai thác trên mọi miền đất nước Từ các loại gỗ, tre, nứa, trúc,giang, song, mây, đay, cói, xơ dừa, dâu tằm tơ, lá bương, lá nón, bông chít đến nhựacây Sơn Ta, đất sét, cao lanh đều rất sẵn có ở nhiều vùng, nhiều nơi Đây là nguồnnguyên liệu chính để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Có mộtsố rất nhỏ nguyên liệu phải nhập ngoại như diêm sinh, phẩm, bột màu, sơn bóng,chỉ thêu, vỏ trai, vỏ ốc, men sứ nhưng không phải mặt hàng nào cũng cần đếnnhững nguyên liệu này.
Trang 131.1.2.2 Đặc điểm tiêu dùng
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nếu xét dưới góc độ giá trị sử dụng, không phảilà sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với con người trong việc ăn, mặc, ở, đi lại nóchỉ góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm hương, thêm sắc như một thứ gia vị Sảnphẩm thủ công mỹ nghệ có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp vớingười khác, phù hợp ở thời điểm này nhưng không phù hợp ở thời điểm khác Vìthế, nó vừa được tiêu dùng rộng rãi vừa bị bó hẹp trong phạm vi không gian và thờigian Xu thế đời sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu về tinh thần cũngngày càng cao, nhờ vậy mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có cơ hội phát triển lớnhơn trong tương lai.
1.1.2.3 Đặc điểm về thương phẩm
Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng khá “khó tính”, yêu cầu phải cósự bảo quản và vận chuyển rất cẩn thận do dễ bị ẩm mốc, mối mọt vì được làm bằngnhững chất liệu là thực vật (trừ hàng gốm, sứ) Nếu các nguyên liệu thực vật nàyđược khai thác không đúng mùa vụ, không đủ độ tuổi và không được xử lý tốt, kịpthời sẽ bị mối mọt làm hư hỏng Mặt khác, do tính chất hút ẩm cao nên các mặthàng dễ bị mốc, ngay cả trong quá trình sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng ranước ngoài.
Hàng thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng dễ hư hỏng, đổ vỡ, xây xát nhất làđối với những mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài , do đó yêu cầu về bao bì phảichắc chắn, chịu được vận tải đường dài, hàng phải được chèn lót, kê đệm, bao góicẩn thận mới giữ được nguyên vẹn, tránh được khiếu nại về chất lượng.
Bên cạnh đó, hàng thủ công mỹ nghệ rất dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, khíhậu khô hanh sẽ làm cho hàng thủ công mỹ nghệ dễ bị cong vênh, nếu khí hậu ẩmướt lại dễ làm hàng bị ẩm, mốc Vì vậy phải đảm bảo quy trình sấy khô nghiêmngặt, chọn lựa kỹ lưỡng từng sản phẩm trước khi hoàn thiện đóng gói và giao hàng.Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng hàng phù hợp với khí hậu của thị trường tiêudùng cần phải có những tìm hiểu cặn kẽ về đặc điểm của mỗi khu vực.
Trang 14Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre, gốm sứ, đồ gỗ chạmkhảm rất cồng kềnh, giá cước có khi chiếm một nửa trị giá tiền hàng Do đó, phầnnào làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là đối với thị trường xa Việt Nam.
1.2 Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân1.2.1 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thấtnghiệp của Việt Nam hiện nay khá cao, vào khoảng 4,65% (tháng 3/2010) và con sốnày đặc biệt còn cao hơn ở các vùng nông thôn Đây là một trong những vấn đềnhức nhối đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế nước ta hiện nay Do vậy,xuất khẩu được mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã tạo được nhiều việc làm chongười lao động Việc dư thừa lao động do chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời gianđầu là một tất yếu Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng những năm qua đãcó sự chuyển dịch cơ cấu lao động một cách đáng kể theo hướng giảm tỉ trọng laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệpvà dịch vụ Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ làm đổi đời cho nhiều làngnghề, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động Tình trạng thiếu việc làmcủa ta hiện nay tập trung chủ yếu ở nông thôn do đất canh tác bình quân đầu ngườithấp, nên số lượng lao động dư thừa và nhàn rỗi ở nông thôn rất cao Chỉ trong thờigian mùa vụ mới huy động 100% lực lượng lao động còn trong thời gian nông nhàn,chỉ sử dụng khoảng 25% Vào những thời gian đó, người nông dân thường làm mộtsố nghề phụ để tăng thu nhập hoặc họ có xu hướng bỏ ra các thành phố với hy vọngtìm được một công việc tạm bợ Như vậy, thủ công mỹ nghệ phát triển ở các vùngnông thôn sẽ giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động nghèo, lao độngnông nghiệp thiếu ruộng đất và những người bán thất nghiệp Theo tính toán củacác nhà chuyên môn, nếu xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì sẽthu hút được 3000 đến 4000 lao động chuyên nghiệp Do đó việc xuất khẩu đượcmặt hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa không những về mặt kinh tế mà còn cả vềmặt xã hội, cân đối cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn, giảm bớt đượcnhững vấn đề xã hội phát sinh do việc người lao động nông thôn tràn ra thành phố.
Trang 15Có nghề làm, có thu nhập sẽ hạn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội, gópphần làm lành mạnh hóa nông thôn, đặc biệt trong tầng lớp thanh thiếu niên, hướnghọ vào sự nghiệp chung, có ích, cùng nhau chung sức chung lòng, giữ gìn, xây dựngquê hương Tạo thêm được công ăn việc làm cũng là một biện pháp xoá đói giảmnghèo hữu hiệu nhất cho người lao động hiện nay Đây cũng là một trong nhữngchính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong vấn đề quốc kế dân sinh Phát triểnngành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là biện pháp tích cực để góp phần thựchiện yêu cầu này, bởi nó sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho mọi tầng lớp lao động ởmọi lứa tuổi, không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn.
1.2.2 Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước
Với điều kiện khí hậu, đất đai Việt Nam rất thuận lợi cho một số cây nhiệtđới phát triển như gỗ, mây tre, nứa, dừa ngoài ra Việt Nam còn có một số loại đấtđặc biệt dùng trong sản xuất gốm, sứ Đây chính là nguồn tài nguyên lớn của đấtnước Việc khai thác nguồn tài nguyên này để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuấtkhẩu giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi.Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có giá trị gia tăng cao vì nguyên liệu đầuvào cho sản xuất chủ yếu được sử dụng từ những nguyên liệu sẵn có trong nước Đólà gỗ, tre, nứa, trúc, mây, giang, lá nón, bông, đay, cói, sợi dứa, vỏ dừa, vỏ ốc, vỏtrứng thậm chí là đất sét, đất bùn Để có những nguyên liệu này phục vụ sản xuất,xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hầu như không tốn chi phí mua nguyên liệu bởinó là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cây cối, thậm chí cả những vật dụngthừa trong sinh hoạt (vỏ dừa, vỏ trứng ).
Đây là một thế mạnh lớn, góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất, vìvậy chúng ta cần phải biết tận dụng khai thác một cách triệt để và có hiệu quả nhất.Nhưng khai thác được chưa đủ, mà còn phải khai thác có hiệu quả Cần phải cónhững biện pháp bảo quản tốt nguồn nguyên liệu này ngay từ khi bắt tay vào sảnxuất cho đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng
Trang 161.2.3 Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước
Đến nay Việt Nam vẫn đang đứng trong danh sách các nước nghèo có thunhập thấp trên thế giới Vì vậy muốn tăng trưởng GDP theo đầungười để theo kịpcác nước trong khu vực và trên thế giới thì phải huy động nhiều nguồn lực, phải tậndụng mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, trong đó đẩy mạnh sản xuất xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ cũng là một hướng đi đúng đắn, là biện pháp quan trọng đểphát huy nội lực, góp phần tạo ra tiền đề vật chất quan trọng để đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ giá trị thực thu thì sự đóng góp của thủ công mỹ nghệ không nhỏ Cácngành hàng dệt may, giầy dép, tuy kim ngạch thống kê cao nhưng ngoại tệ thực thulại thấp, chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, vì nguyên phụ liệu chủ yếu nhậpkhẩu từ nước ngoài Mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính giá trị thực thu còn thấphơn nữa, khoảng 5-10% Trong khi đó, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếubằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trongsản phẩm thấp 3-5% giá trị xuất khẩu Vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủcông rất cao Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta tăng thêm giá trị xuất khẩu 1triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tương đương với tăng giá trị xuất khẩu 4,7triệu USD hàng dệt may Mặt khắc để thu về (thực thu) 1 tỷ USD hàng dệt may,Nhà nước và doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ cho dây chuyềnsản xuất, hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực, giải quyết các chính sách với người laiđộng Trong khi đó khoản đầu tư với hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ít hơn rất nhiều dosản phẩm thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tư nhiều máy móc (chủ yếu làmbằng tay), mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình và sự đầu tư chủ yếucủa dân.
Theo kinh nghiệm các quốc gia đang phát triển (NICs), để thúc đẩy nền kinhtế phát triển, bước đầu ta cần có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà ta có thếmạnh để xuất khẩu thu ngoại tệ Dùng số ngoại tệ thu được nhập khẩu máy móc,trang thiết bị để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Căn
Trang 17cứ vào tiềm năng của nước ta, ngoài dầu thô, than đá, thuỷ sản, gạo và cà phê thìhàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào danh mục hàng xuất khẩu chủ lực Bởi lẽ mặthàng này có khả năng sản xuất trong nước với khối lượng lớn, hơn nữa có khả năngcạnh tranh trên thị trường thế giới và có kim ngạch xuất khẩu cao Vì vậy, phát triểnxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là phương pháp đem lại lượng ngoại tệ lớn đểphục vụ tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên, theo đó tỷtrọng nông nghiệp ngày càng giảm đi Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sựchuyển dịch lao động và thu nhập.
Lao động trong các ngành nghề rất khó phân biệt một cách rõ ràng, bởi họ
tham gia vào các ngành nghề có sự đan xen lẫn nhau Tuy nhiên, nếu như trức đâynông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và thu hút hầu hết lao động thì hiện nay,thì hiện nay với sự phát triển mạnh của làng nghề, nông nghiệp đã mất đi thế áp đảovà nhường chỗ cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và do thu nhập cao, các làngnghề đã trở thành nơi tiêu thụ nhiều loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và xây dựngcơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường nông thôn.
Người dân nông thôn vốn chỉ làm nông nghiệp, chủ yếu quanh quẩn tronglũy tre làng, ít có điều kiện giao lưu, tiếp cận với bên ngoài Làng nghề ra đời vàphát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự thay đổi bộ mặt nông thôn Từ hoạt động kinhdoanh của làng nghề tạo nên nhu cầu giao lưu, đòi hỏi làng nghề phải có bộ mặtmới, văn minh hiện đại, dễ thu hút khách hàng Để duy trì cho làng nghề của mìnhtồn tại và phát triển, buộc người làm nghề phải bươn trải ra bên ngoài, tìm kiếmnguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ Đồng thời khách bên ngoài tìm đếnlàng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm Thông qua các mối quan hệ đó, sựgiao lưu ngày càng thắt chặt hơn, thường xuyên hơn.
Từ nhiều năm nay, phát triển nghề thủ công vẫn là hướng chủ yếu và thiếtthực nhất để xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nông thôn Ngay từ khi cácnghề thủ công còn được gọi là “nghề phụ” thì nó đã trở thành “thu nhập chính” cho
Trang 18nông dân trong nhiều làng nghề Việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công càng làmtăng nhanh thu nhập của các làng nghề, bộ mặt các làng nghề thay đổi từng ngày.Vùng nghề chuyên sản xuất hàng xuất khẩu trở thành những trung tâm sầm uất vàgiàu có.
Qua điều tra tại một số làng nghề cho thấy mức thu nhập bình quân chênhnhau khá xa Nhìn chung, đời sống của dân trong làng nghề cao hơn hẳn dân trongcác làng nông nghiệp Ngoài thu nhập từ nông nghiệp, họ còn có thu nhập từ nghềthủ công Mức thu nhập từ nghề thủ công khác nhau theo từng loại làng nghề vàtheo từng loại nghề Nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trởlên, hoặc thu nhập cá biệt tới chục hay hàng trăm triệu đồng một lần khi ký đượchợp đồng lớn Cùng với sự phát triển sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủcông ngày càng tăng, số hộ giầu tăng nhanh, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt.
1.2.5 Duy trì bản sắc văn hoá dân tộc
Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu về vậtchất mà còn thể hiện tính nhân văn, tính văn hoá nghệ thuật của con người, mảnhđất làm ra nó Các nghệ nhân Việt Nam với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo rangày một nhiều hơn các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Những hìnhảnh mang đậm phong cách làng quê Việt Nam như cánh cò, luỹ tre làng, phiên chợquê, chiều Tây Bắc hay cô gái tát nước đầu đình ngày càng xuất hiện nhiều hơntrên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài Có thể nói, hàngthủ công mỹ nghệ Việt Nam không chỉ góp phần duy trì, bảo tồn nền văn hóa truyềnthống của dân tộc mà còn giới thiệu văn hoá Việt Nam cho bạn bè quốc tế gần xa.Chính vì vậy, việc hỗ trợ các làng nghề thủ công phát triển cũng là một đòi hỏi bứcxúc, cấp thiết bởi nó không chỉ là giữ gìn một ngành nghề truyền thống mà còn có ýnghĩa giữ gìn một bản sắc văn hoá người Việt ngàn năm văn hiến.
Trang 191 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệở Việt Nam
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1 Do khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng đặc biệtđối với các doanh nghiệp xuất khẩu Các doanh nghiệp này cần phải có một lượngvốn lớn để xuất khẩu sau đó mới thu lại được Thiếu vốn đó là tình trạng chung củacác doanh nghiệp Việt Nam từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp, đánh mất cơ hội kinh doanh đánh mất bạn hàng…
1.3.1.2 Do trình độ tổ chức quản lí
Đây cũng là khâu rất yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là cácdoanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Trình độ tổ chức bộ máy trong cácdoanh nghiệp cồng kềnh khiến hiệu quả công việc kém, đồng thời tăng chi phí,ngoài ra việc tổ chức giám sát các đơn vị sản xuất, đặc biệt là làng nghề còn kémkhiến cho hàng kém chất lượng mẫu mã xấu hơn nữa đội ngũ cán bộ đặc biệt là cácnghệ nhân chuyên viên thiết kế còn thiếu do vậy không đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng, đánh mất cơ hội kinh doanh.
1.3.1.3 Do tác động của quá trình xúc tiến bán hàng
Hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hànglà một hoạt động quan trọng nó giúp cho khách hàng biết đến doanh nghiệp, sảnphẩm của doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp Hiện nay việc quảng báloại hàng này ở các doanh nghiệp Việt Nam còn kém Do vậy tuy các sản phẩm mỹnghệ của Việt Nam rất đa dạng phong phú song chưa được các bạn hàng trên thếgiới biết đến đặc biệt là chưa tạo được nhiều thương hiệu nổi tiến gây ấn tượng vớikhách hàng.
1.3.1.4 Do tác động của thông tin thị trường
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì việc tìmkiếm thông tin là rất nhanh chóng Song nó lại rất hạn chế với các doanh nghiệp cóđội ngũ cán bộ chuyên trách năng lực kém Việc nắm bắt được thông tin được coi là
Trang 20rất quan trọng Có được nhiều thông tin có nghĩa là có nhiều cơ hội kinh doanh đặcbiệt là kinh doanh xuất khẩu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt Muốn có được nguồnthông tin thì ngoài việc phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách giỏi thì các doanhnghiệp phải liên kết với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, phòng Thương mại - côngnghiệp Việt Nam, phòng Xúc tiến thương mại… để nắm rõ và thu nhập nhiều thôngtin hơn
1.3.1.5 Do vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Nhiều khi khách hàng mua sản phẩm không để ý đến giá cả, chất lượng sảnphẩm mà họ mua sự sang trọng, uy tín của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trườngđiều này nó ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu hàng hoá Uy tín của doanh nghiệp đượcđánh giá qua các hệ thống chi tiêu đánh giá và quá trình thực tế cuả doanh nghiệptham gia sản xuất kinh doanh Khi có uy tín thì việc kinh doanh thường có hiệu quảhơn rất nhiều.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1 Do công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước
Công cụ chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi vì nóthể hiện ý chí của đảng và nhà nước công cụ chính sách vĩ mô của nhà nước bảo vẹelợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội Bởi vậy nó chịu tác động của các chínhsách chế độ pháp luật ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quyđịnh quốc tế.
Ở nước ta chính sách ngoại thương thường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổchức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động quốc tế mở mang hoạtđộng xuất khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầukinh tế, chính trị xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại Đối với hoạt động ngoạithương, nhà nước thường sủ dụng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan để điềuchỉnh lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu trong nước đồng thời khuyến khích xuấtnhập khẩu hoặc hạn chế nó.
Trang 211.3.2.2 Do điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, khí hậu, phân bố dân cư… Nó cóảnh hương đến hoạt động xuất khẩu đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, ngành xuấtkhẩu phụ thuộc rất nhiều vào nó vì dùng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệuchính như mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, khảm trạm…
1.3.2.3 Do tác động của khoa học công nghệ
Hoạt động xuất khẩu nói chung va xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nóiriêng đều chịu tác động của khoa học công nghệ Khoa học công nghệ phất triểngiúp cho con người sản xuất được nhiều hàng hơn chất lượng cao hơn, kiểu dángmẫu mã đẹp hơn Ngành mỹ nghệ là ngành có đặc thù riêng manh đậm nét bản sắccủa dân tộc, để có những sản phẩm tốt chất lượng cao kiểu dáng đẹp rất cần đến cácnghệ nhân tuy nhiên sự hỗ trợ của khoa học công nghệ sẽ giúp cho các nghệ nhântạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp hơn và chiphí nhỏ hơn.
1.3.2.4 Do tác động của thị trường lao động
Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định vận mệnhcủa doanh nghiệp vì vậy nếu doanh nghiệp có được một đội ngũ cán bộ công nhânviên có trình độ thì doanh nghiệp đó có một nửa là thành công Nếu có một đội ngũcán bộ công nhân viên tốt làm giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lựccạnh tranh, giảm chi phí sửa chữa, hỏng Đặc biệt đối với ngành mỹ nghệ cần sựkhéo léo tài giỏi thì vấn đề nhân lực càng trở nên quan trọng.
1.3.2.5 Do tác động của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho tàngbến bãi
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển hệ thống thôngtin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời Thực tế chothấy rằng ảnh hưởng của hệ thông tin với fax, điện thoại, internet… đã đơn giản hoácông việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí nâng caokịp thời nhanh gọn và việc hiên đại hoá phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quảngóp phần cho quá trình thực hiện xuất khẩu nhanh chóng và an toàn.
Ở nước ta hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất kém và lạc hậu do vậy vấn đề cấpbách đặt ra cho chúng ta là phải nhanh chóng hoàn thành cơ sở hạ tầng để tạo điềukiện cho nền kinh tế phát triển.
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH TRẦN GIA
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Trần Gia
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Trần Gia
Tên gọi chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trần GiaTrụ sở chính: 235 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Tài khoản tiền gửi USD: 001.370.380 99.5 – Ngân hàng Công thương ViệtNam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Tài khoản tiền gửi VNĐ: 011.1.000.380 985 – Ngân hàng Công thương ViệtNam, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Công ty TNHH Trần Gia đã hoạt động được gần 09 năm Nếu xét về qui môthì công ty thuộc loại qui mô nhỏ, ra đời với chức năng kinh doanh thương mạixuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 2 giai đoạnchính:
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2005
Đây là giai đoạn hình thành của công ty Giai đoạn này công ty cũng gặpphải một số khó khăn vì bước đầu mới thành lập, còn bỡ ngỡ khi ra nhập vào thịtrường đã có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động Ngoài ra qui mô của công tylà một doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn huy động có hạn, kinh nghiệm hoạt động chưacó, chưa có thương hiệu của mình, luồng thông tin hai chiều của công ty còn nhiềuhạn chế.
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đây là thời kỳ bước đầu công ty đã thu được thành công Hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty đã đi vào trạng thái an toàn và có lãi Các mặt hàng xuấtkhẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn đầu làmặt gốm sứ, sơn mài và thêu ren trong ba năm gần đây luôn đạt xấp xỉ 1 triệu USD/
Trang 23năm Những mặt hàng như mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, thảm cói, đay, thổ cẩm, dầnchiếm lĩnh được thị trường.
Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Đài Loan, và những thị trườngmới như Mỹ, Canada,…đã dần tiếp nhận chất lượng hàng hoá của công ty trong 3năm gần đây mà không có một khoản khiếu nại và từ chối thanh toán nào.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Trần Gia có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng,thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải đảm bảo các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình là không trái với pháp luật, thực hiện mọi chếđộ kinh doanh theo luật Thương mại Việt Nam, chịu mọi trách nhiệm về hành vikinh doanh.
Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt làcác doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới Các cơ hộivà thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nếu như doanh nghiệp thu, tìmđược nhiều bạn hàng thì sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hoá và sẽ thu được nhiềungoại tệ cho quốc gia cũng như cho chính doanh nghiệp để đầu tư phát triển Thôngqua xuất khẩu, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó cókhả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, uy thế và địa vịcủa doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng thông qua xuất khẩu, các doanhnghiệp xuất khẩu nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình củng cố đội ngũ cánbộ công nhân viên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sản xuấtcũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủkhác trên thị trường thế giới.
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Trần Gia có những chức năng và nhiệm vụnhư sau:
- Tổ chức sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Tổ chức thu mua từ các chân hàng, các công ty để xuất khẩu
Trang 24- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dệt giadụng và các loại mặt hàng khác được Chính phủ cho phép
- Tổ chức sản xuất hàng thêu tại công ty
- Thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi, đảm bảo thu nhập vànâng cao đời sống cho cấn bộ, công nhân viên trong công ty
2.1.2.2 Quyền hạn của công ty
Công ty TNHH Trần Gia có các quyền hạn sau đây:
- Có quyền tự do sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký
- Công ty được chủ động giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợpđồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác, liêndoanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
- Được vay vốn ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên kết với các tổchức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước
- Công ty có quyền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọi phươngdiện: tư cách pháp nhân, mẫu mã, đề tài, uy tín sản phẩm…
- Được quyền khước từ mọi hình thức thanh, kiểm tra của các cơ quan khôngđược pháp luật cho phép
- Được mở rộng các cửa hàng đại lý mua bán ở trong và ngoài nước để bánvà giới thiệu sản phẩm
2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia
Trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đóđược thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của công ty qua từng năm.
Trang 252.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nhữngnăm gần đây (2005-2009)
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty cótốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng, cũng có năm giảm Qua đó ta thấy thịtrường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường Để thấy rõ hơnđiều này, ta xem biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của công ty các năm gần đây:
2005 2006 2007 2008 2009Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
từ 2005 đến 2009
Đơn vị:1000USD
Trang 26Trong 5 năm gần đây (2005 – 2009) tốc độ tăng cao nhất là 43% hay3.225.000 USD đó là năm 2007 so với 2006 song có năm giảm đến 29% (năm 2006so với 2005) Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong khoảng thờigian từ năm 2008 đến 2009 cũng không loại trừ công ty, khiến cho kim ngạch xuấtkhẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 cũng giảm đến 13,98% Để hiểu rõ lýdo tại sao có điều đó xảy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thịtrường xuất khẩu.
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công tyTNHH Trần Gia
Đơn vị: 1000USD
Tổng kimngạchxuất khẩu
Hànggốm sứ
Hàng cói,ngô, dừa,
Các mặthàng thủcông mỹnghệ khác
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)
Qua bảng trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty Trần Gia là tươngđối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là: hàng gốm sứ và thêu
Trang 27ren Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số những mặthàng xuất khẩu của công ty.
2005 2006 2007 2008 2009
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng những năm gần đây của công ty Đơn vị: 1000USD
Tốc độ xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ qua các năm không đều, đặc biệtnăm 2007 trị giá xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là2.894.000USD chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 107,3% so với năm2006 Qua số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạchxuất khẩu của công ty là 27,14% Đây là một mặt hàng trong những năm gần đâytiêu thụ khá mạnh, được coi là mặt hàng chủ lực của công ty Nhìn chung, tỷ trọngxuất khẩu hàng gốm sứ trong những năm gần đây so với tổng kim ngạch xuất khẩulà tăng, tuy nhiên không đều và có năm giảm do công ty còn gặp khó khăn nhấtđịnh, đặc biệt năm 2009 hàng gốm sứ giảm 9,23% so với 2008.
Trị giá xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là10,26% Năm 2006 trị giá xuất khẩu là: 1.441.000USD chiếm tỷ trọng 19,23%, tăng377,15% so với năm 2005 Song năm 2007 và 2008 lại giảm, đặc biệt là năm 2008trị giá xuất khẩu của mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 5,16%, giảm đến 32,83% so