1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY

15 2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 159 KB

Nội dung

THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY 1. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI GIAO NGAY VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này được thực hiện dựa trên cơ sở của tỉ giá giao ngay Theo quy chế hoạt động giao dich hối đoái ban hành kèm theo nghị quyết định số 17/1998/QD-NHNN7 ngày 10 tháng 1 năm 1998 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam định nghĩa :giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tai thời điềm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vong hai ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày cam kết mua bán .Theo quy chế này tỷ giá tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tin dụng yết giá tại thời điềm giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy đinh hiện hành của nhà nước

Trang 1

TH TR Ị TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY ƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY NG H I ĐOÁI GIAO NGAY ỐI ĐOÁI GIAO NGAY

1 NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI GIAO NGAY VÀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY

Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc

chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán Nghiệp vụ này được thực hiện dựa trên cơ sở của tỉ giá giao ngay

Theo quy chế hoạt động giao dich hối đoái ban hành kèm theo nghị quyết định số 17/1998/QD-NHNN7 ngày 10 tháng 1 năm 1998 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt

nam định nghĩa :giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ

giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tai thời điềm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vong hai ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày cam kết mua bán Theo quy chế này tỷ giá tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tin dụng yết giá tại thời điềm giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy đinh hiện hành của nhà nước

Nội dung giao dịch Ngày thỏa

thuận

Ngày chuyển giao

Tỷ giá áp dụng (USD/VND) Công ty DMT mua

2.000 USD từ

ngân hàng ACB

26/10/2011 28/10/1011 1/20.800

Công ty Phát Tài bán

3.000 USD cho

ngân hàng Đông

Á

30/10/2011 02/11/2011 1/21.000

Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân, tổ chức kinh tế,nói chung là những người có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay

Trang 2

2 YẾT GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY

Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả các Ngân Hàng Thương Mại , trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài….Có hai cách niêm yết giá trên thị trường giao ngay dành cho 2 đối tượng khách hàng khác nhau:

 Cách yết giá theo kiểu Mỹ và kiểu Âu dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng

Yết giá theo kiểu Mỹ là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ Yết giá theo kiểu Âu là cách yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD

Ví dụ:

Kiểu Mỹ: 1GBP=1.5743 USD

Kiểu Âu : 1USD=0.6352 GBP

 Cách yết giá trực tiếp và gián tiếp dành cho các khách hàng thông thường

Ở Việt Nam,các NH thương mại sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp,tức là yết giá ngoại tệ qua VND,trong đó VND là đồng tiền định giá.Ngoài ra, do đặc điểm VN còn giao dịch tiền mặt nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các NH thương mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt

Loại Mua tiền mặt Mua chuyển

khoản Bán chuyển khoản

Trang 3

USD 20790 20980 21000

3 CHI PHÍ GIAO DỊCH

 Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng Theo quy định NHNN các TCTD không được phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn Do vậy các ngân hàng không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và

tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường

 Chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:

Tỷ giá bán – tỷ giá mua Chênh lệch phần trăm = * 100

Tỷ giá bán

Ví dụ

Chúng ta có tỷ giá USD/VND=20750-90 phí giao dịch mà khách hàng phải chịu khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng

Phí giao dịch (%) = [(20790 – 20750) * 100]/20790=0.192%

Trang 4

4 KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỈ GIÁ

 Từ những năm 1990, hầu hết các ngân hàng đều yết giá ngoại tệ so với USD Tuy nhiên vào những năm gần đây hơn 40% giao dịch ngoại tệ không liên quan với USD Từ đó làm nảy sinh ra các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giữa các trung tâm tiền tệ với nhau

 Kinh doanh chênh lệch giá liên quan đến việc mua ngoại tệ ở thị trường và bán lại ở thị trường khác, việc mua bán như vậy có khuynh hướng làm bình quân tỷ giá giữa các thị trường khác nhau

 Tuy nhiên trong việc thực hiện kinh doanh chênh lệch gía lại gặp phải một số khó khăn như chi phí giao dich và rào cản giao dịch giữa các thị trường, nó làm cho việc kinh doanh chênh lệch giá không dễ dàng thực hiện khiến cho cơ hội kinh doanh chênh lệch giá khó thực hiện ít khi thực hiện và nếu có chỉ tồn tại trong thời gian ngắn

5 ƯU VÀ NHƯƠC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY

 Ưu điểm:

 Không giới hạn giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hợp đồng

 Thời gian xử lý nhanh (thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc)

 Chứng từ đơn giản

 Áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ nào

 Đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ ngay trong ngày hoặc trong hai ngày làm việc của khách hàng

 Đáp ứng nhu cầu bán ngoại tệ lấy VNĐ hoặc ngoại tệ khác của khách hàng

 Nhược điểm:

 Không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện ngay ở hiện tại mà

sẽ được thực hiện trong tương lai

Trang 5

 Các ngân hàng thường chỉ thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ có số lượng lớn với các ngân hàng hoặc các công ty lớn có tên tuổi

TH TR Ị TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY ƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY NG H I ĐOÁI CÓ KỲ H N ỐI ĐOÁI GIAO NGAY ẠN

1 Khái niệm

Thị trường hối có kỳ hạn (forward markets) là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, một hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại

tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng

Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này

2 Mục tiêu, chức năng của thị trường hối đoái có kỳ hạn

 Phòng tránh các rủi ro trong ngoại thương

Nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và nhà đầu tư liên quan đến hối đoái nhiều nhất so với các thành phần khác do việc thanh toán bằng ngoại tệ Tỷ giá lên xuống của các tiền

Trang 6

tệ đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Nhà xuất khẩu bán hàng hay dịch vụ ra nước ngoài, thu ngoại tệ, do đó cần được phòng ngừa rủi ro do biến đổi các tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến mức lời, lỗ của họ lúc nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu nước ngoài

Trái lại, nhà nhập khẩu muốn biết rõ tỷ giá lúc mình thanh toán cho nhà xuất khẩu để tính giá thành và mức lời của mình nên có nhu cầu mua ngoại tệ trước theo giá mà mình

có thể cho là thuận lợi hay ít bất lợi nhất

Do đó, cả nhà xuất lẫn nhà nhập khẩu đều có nhu cầu dùng hợp đồng mua, bán ngoại

tệ kỳ hạn

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam có tài khoản USD tại ngân hàng Eximbank, muốn nhập một xe hơi Toyota Camry 2.4G từ Nhật với giá 6,310,679.61 JPY Số tiền trên sẽ được thanh toán trong 30 ngày Muốn biết rõ phải tốn bao nhiêu USD để mua 6,310,679.61 JPY nói trên, nhà nhập khẩu phải thương lượng với ngân hàng về một hợp đồng hối đoái kỳ hạn 30 ngày để mua 6.310.679,61 JPY với tỷ giá lúc này là 1USD = 92.23 JPY, tức phải tốn 68,421.05 USD để mua xe Nếu 30 ngày sau, tỷ giá USD/JPY thay đổi như thế nào, người nhập khẩu vẫn trả 68,421.05 USD trên căn bản 1USD = 92.23 JPY, mặc dù tỷ giá lúc thanh toán là 1USD = 90 JPY, tức tương đương khoảng 70,118.66 USD

Phòng tránh rủi ro trong vị trí đầu tư (Hedging an investment position)

Sự thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tài sản hay vốn của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trực tiếp (FDI) ở nước ngoài Tỷ giá biến đổi sẽ làm tăng hay giảm số tiền đầu tư khi chuyển nó sang nước nhận đầu tư

Ví dụ: Một nhà đầu tư Mỹ trúng thầu xây dựng một phần ở sân bay Tân Sơn Nhất (Việt Nam) với số tiền 19 tỷ VND Công ty Mỹ chuyển USD vào Việt Nam với tỷ giá 1USD = 19,000 VND, tức tốn 1 triệu USD Một năm sau khi hoàn tất công trình, công ty được phía Việt Nam thanh toán 19 tỷ nhưng khi chuyển đổi số tiền trên ra USD, tỷ giá

Trang 7

lúc đó tăng lên 1USD = 19,500 VND nên chỉ đổi được 974,358.97 USD, xem như công

ty bị lỗ Thiệt hại trên có thể tránh được, hay ít ra cũng giảm thiểu được rủi ro một phần nào bằng cách dùng hợp đồng bán VND lấy USD với tỷ giá 1USD = 19,000VND, kỳ hạn một năm Do đó, khi hợp đồng đáo hạn, dù cho tỷ giá USD/VND có tăng lên 19,500, nhà đầu tư Mỹ vẫn có được 1 triệu USD như giá trị lúc trúng thầu

Đầu cơ trên giá tiền tệ trong tương lai (speculation future currency prices )

Tiền tệ giống như hàng hóa, mua với giá thấp và bán với giá cao thì lời; hoặc mua với giá cao, bán lại với giá thấp thì bị lỗ

Nhà đầu cơ dự đoán tỷ giá giao ngay trong tương lai 90 ngày sẽ cao hơn tỷ giá kỳ hạn

90 ngày hiện tại, họ sẽ mua tiền tệ theo tỷ giá kỳ hạn Trái lại, họ sẽ bán sốtiền theo tỷ giá kỳ hạn nếu dự đoán tỷ giá giao ngay trong tương lai thấp hơn tỷ giá kỳ hạn Nếu

dự đoán đúng, nhà đầu cơ sẽ hưởng lợi trên sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán tiền tệ, và trái lại sẽ bị lỗ

3 Hợp đồng hối đoái kỳ hạn

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro

hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra Với tư cách

là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường

Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số

17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998 Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.

Trang 8

4 Phân loại hợp đồng có kỳ hạn

Trên thị hối đoái quốc tế nói chung có hai loại hợp đồng hối đoái có kỳ hạn: hợp đồng outright và hợp đồng swap

4 1 Hợp đồng outright

Hợp đồng outright là sự thỏa thuận giữa một ngân hàng và khách hàng không phải ngân hàng (nonbank customer) nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gia hợp đồng Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với một mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu, theo thỏa thuận, không được hưởng lãi nhưng khách hàng có thể hưởng phần lợi tức (trong trưởng hợp thế chấp tài sản tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp

4 2 Hợp đồng swap

Hợp đồng swap là loại hợp đồng có kỳ hạn giữa hai ngân hàng theo đó hai bên đồng ý hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu Như vậy, hợp đồng swap gồm hai lần hoán đổi ngoại tệ, trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và hợp đồng swap như vậy gọi là hợp đồng hoán đổi giao ngay– có kỳ hạn (spot – forward swaps)

5 Thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn

Trên thị trường hối đoái có kỳ hạn tỷ giá thường được niêm yết theo bội số của 30 ngày và năm tài chính thường có 360 ngày Do đó, thời hạn của hợp đồng kỳ hạn thường

là một tháng, hai tháng, ba tháng… Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) có thể có những hợp đồng với thời hạn dưới một tháng Ngoài ra, cũng có một số

ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày, những loại hợp đồng này

Trang 9

thường khó thỏa thuận.

6. Yết giá có kỳ hạn

Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết giá theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết giá phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương

ứng Bảng 3.3.1: Yết giá có kỳ hạn ở thị trường Chicago

7 Tỷ giá hối đoái có kỳ hạn

Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được

xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ Gọi:

• F là tỷ giá kỳ hạn

• S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND

• rd là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND

Trang 10

• ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD.

Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: F = S(1 + rd)/(1+ ry) (1) Công thức (1) dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity – IRP) Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch

tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất

Chúng ta có thể sử dụng lý thuyết này để chứng minh công thức (1) Chẳng hạn nếu lãi suất ngắn hạn ở VND cao hơn lãi suất ngắn hạn ở Mỹ thì, theo IRP, đồng tiền Việt Nam (VND) sẽ giảm giá so với USD đủ để ngăn chận các nhà kinh doanh chênh lệch giá di chuyển vốn từ Mỹ sang Việt Nam và sử dụng thị trường kỳ hạn để “khóa chặt” khoản thu nhập từ kinh doanh chênh lệch lãi suất Trong trường hợp này nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ thực hiện một số giao dịch như sau:

• Bỏ ra một số tiền là p dollar Mỹ

• Đổi sang VND theo tỷ giá giao ngay S sẽ được p*S đồng

• Đầu tư pS đồng trên thị trường tiền tệ Việt Nam với lãi suất rVND và thu lại pS(1+rVND) đồng khi đáo hạn

• Chuyển số VND thu được sang dollar Mỹ theo tỷ giá có kỳ hạn F được p(1+

rVND)S/F dollar Mỹ

Nếu không di chuyển vốn sang Việt Nam nhà kinh doanh sử dụng p dollar Mỹ đầu tư trên thị trường tiền tệ ở Mỹ với lãi suất rUSD và thu được p(1 + rUSD) dollar Mỹ khi đáo hạn

Nếu p(1 + rVND)S/F > p(1 + rUSD) thì các nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ di chuyển vốn đầu tư sang Việt Nam Do đó, để ngăn chận không cho các nhà kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận trời cho, chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá trên thị trường hối đoái sao cho thị trường luôn ở trạng thái cân

Trang 11

bằng, tức là:

p(1+)S/F = p(1 + r USD )

F = S(1 + r VND )/(1 + r USD ) (2)

Nếu tổng quát hóa công thức (2) cho hai loại tiền tệ bất kỳ nào đó, thay vì cho USD

và VND, ta sẽ được công thức (1) Nói chung tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và lãi suất đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng tiền định giá có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá Dựa vào công thức (1), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

 Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá:

rd > ry=> 1+rd> 1+ry => (1+rd)/ (1+ry) >1 => F > S

Khi đó người ta nói có điểm gia tăng tỷ giá có kỳ hạn

 Nếu lãi suất đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá:

rd < ry=> 1+rd < 1+ry =>(1+rd)/ (1+ry) <1 => F < S

Khi đó người ta nói có điểm khấu trừ tỷ giá có kỳ hạn

 Kết hợp hai trường hợp trên chúng ta thấy rằng tỷ giá có kỳ hạn có thể tóm tắt như sau:

F = S + Điểm kỳ hạn, trong đó điểm kỳ hạn có thể dương hoặc âm và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền định giá và yết giá

Từ những nhận xét trên đây một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chẳng hạn như Ngân hàng Á Châu, đưa ra cách tính tỷ giá có kỳ hạn của họ như sau:

Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn

Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá bán

có kỳ hạn Để tiện việc tính toán, chúng ta đặt:

Ngày đăng: 17/03/2014, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w