1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

123 523 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Luận Văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình gần 4 năm học tập ở trường, với sự giúp đỡ giảng dạytận tình của các thầy cô giáo, em đã hiểu khá đầy đủ về các vấn đề liên quanđến nền kinh tế, đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp cũng nhưcác yếu tố tác động đến nó.Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệpcó nhiều cơ hội thuận lợi nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ítkhó khăn và khó khăn lớn nhất có lẽ là sức cạnh tranh gay gắt ở thị trườngtrong và ngoài nước.

Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệpphải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình luôn luôn đổi mới, tìm tòi vàlựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Đối với doanh nghiệp sảnxuất việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là tiền đề quan trọnggiúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn và đemlại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chấtlượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nên luôn là những chỉ tiêu kinh tếquan trọng được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm Do đó công tác kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một hoạt động thiết yếuđóng vai trò quan trọng trong tất cả các công tác kế toán của doanh nghiệp sảnxuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm hợp lý hoá giáthành để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng caohiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viênCơ khí Hà Nội, được đối chiếu với thực tế kết hợp với nhận thức của bản thânvề tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công tyđặc biệt là phòng kế toán và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Quốc

Trang 2

Trân, em đã nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”

Nội dung bài viết luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3phần chính:

Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Phần 3: Một số nhận xét đánh giá, đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trang 3

1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được hiểu là: Toàn bộ các haophí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiệnbằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định Như vậy bản chất của chi phítrong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn (haophí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và phải gắn liền với mục đích kinhdoanh Mặt khác khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp, cầnphải xác định rõ các mặt sau:

 Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiềntrong một khoảng thời gian xác định.

 Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếutố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuấtđã hao phí.

2 Phân loại chi phí sản xuất

a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (phân loạitheo yếu tố chi phí)

Chi phí sản xuất phân loại theo nội dung tính chất kinh tế được chiathành 5 loại:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính,

vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trongkỳ.

Trang 4

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các

khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chếtạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ

TSCĐ dùng vào sản xuất trong doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ

mua ngoài , thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất trong kỳ của doanhnghiệp( như dịch vụ cung cấp điện, nước, sửa chữa TSCĐ )

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt

động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp ngoài các loại chi phí đã kể trên. Ý nghĩa cách phân loại trên

Việc phân loại CPSX theo nội dung, tích chất kinh tế có tác dụng to lớnđối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất, cho phép hiểu rõ cơ cấu,tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thựchiện dự toán CPSX, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cungứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động.

b) Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng (phân theo khoản muc )

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành các loại (thườnggọi là các khoản mục) sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại

nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ, nhiênliệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ,dịch vụ Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên, vật liệu dùngvào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt độngngoài lĩnh vực sản xuất.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp

phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT tính trên tiền lương cơ bản, vàKPCĐ tính trên tiền lương cuả công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theoquy định Không tính vào khoản mục khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản

Trang 5

trích trên tiền lương của những nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng,nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.

- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ

sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại ), bao gồm cácđiều khoản sau (6 điều khoản):

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấpphải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý, nhânviên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ… tại phân xưởng (đội,trại…) sản xuất theo quy định.

+ Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sảnxuất chung của phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ,dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùngcho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại…) sản xuất như: Khuânmẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động…Chi phídụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đốivới loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này(đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phânxưởng (đội, trại…) sản xuất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình,TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại ) sảnxuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ muangoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng(đội, trại ) sản xuất như chi phí về điện nước, điện thoại, thuê sửa chữaTSCĐ…

+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài cáckhoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội,trại ) sản xuất

Ý nghĩa cách phân loại:

Trang 6

Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phụcvụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phântích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau.

c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm(phânloại theo quan hệ ứng xử của chi phí)

- Chi phí khả biến

Khái niệm: Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi mức

độ hoạt động Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể là số lượng sảnphẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàngthực hiện.

Đặc điểm: - Xét về quy mô: Tổng chi phí khả biến tăng khi sản lượng

tăng và ngược lại( tỉ lệ thuận) Xét về một đơn vị sản phẩm: thì giữ nguyênkhông đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí khả biến:

+ Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, dịch vụ+ Đặc điểm sản phẩm

+ Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý

- Chi phí bất biến

Khái niệm: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi cùng với sự thay

đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.

Đặc điểm: - Xét về tổng số: Tổng số chi phí bất biến hầu như không

thay đổi Xét cho một đơn vị sản phẩm thì tỉ lệ nghịch (Sản lượng tăng thì chiphí bất biến cho một sản phẩm giảm xuống)

Ý nghĩa: Khi tăng năng suất lao động( tăng sản lượng sản phẩm sản

xuất) trong một đơn vị thời gian thì chi phí khả biến không đổi, nhưng giáthành của một đơn vị sản phẩm giảm, dẫn đến chi phí bất biến giảm xuống.

- Chi phí hỗn hợp

Trang 7

Khái niệm: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định

phí và biến phí Các ví dụ điển hình về chi phí hỗn hợp là chi phí điện thoại,Fax, chi phí sửa chữa, bảo trì

Ý nghĩa: Với mục đích quản lý chi phí, kiểm soát chi phí, lập kế hoạch

các chi phí, các nhà quản trị phải phân tích chi phí hỗn hợp nhằm lượng hoátách riêng yếu tố bất biến, khả biến trong chi phí hỗn hợp phục vụ cho việcphân tích và quản lý kinh doanh

Ý nghĩa cách phân loại này:

Việc phân chia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác kếtoán quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị phân tích điểm hoàvốn(xác định sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn), tạo điều kiện chocông tác lập kế hoạch lợi nhuận(nếu bù đắp được chi phí bất biến mà dôi ra thìđó chính là lãi) và là cơ sở của các quyết định quản lý cần thiết nhằm hạ giáthành sản phẩm, tăng hiệu quả SXKD

d) Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sảnxuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này CPSX được chia ra thành 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản

xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địađiểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm,công việc, lao vụ đó Loại này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phínhư CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp.

Trang 8

- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm,

công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp chotừng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp

Ý nghĩa cách phân loại:

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kếtoán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn, hợp lý.

e) Phân loại theo cách thức kết chuyển của chi phí.

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được

sản xuất ra hoặc được mua vào để bán lại Đối với các doanh nghiệp sản xuất,chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVLTT, lao động trực tiếp và chi phí sảnxuất chung Như vậy chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ đượcthu hồi khi sản phẩm tiêu thụ, còn khi chưa tiêu thụ thì chúng được nằm trongsản phẩm tồn kho

- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào

đó Nó không phải một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được muanên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ màchúng phát sinh.

Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thời kỳphát sinh ở thời kỳ nào tính ngay vào thời kỳ đó, do đó chúng ảnh hưởng đếnlợi tức của kỳ mà chúng phát sinh Nhà quản trị rất khó kiểm soát được chi phíthời kỳ nếu để những chi phí này phát sinh quá mức cần thiết Ngược lại, chiphí sản phẩm chỉ tính ở kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ Chi phí sản phẩm cũngcó ảnh hưởng đến lợi tức doanh nghiệp Nếu không tính đúng chi phí sảnphẩm sẽ ảnh hưởng đến nhiều kỳ, vì sản phẩm có thể được sản xuất ra kỳ nàynhưng lại tiêu thụ ở kỳ khác

Ý nghĩa cách phân loại này:

Tạo điều kiện cho việc xác định giá thành công xưởng cũng như kết quảkinh doanh được chính xác.

f) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.

Trang 9

- Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản

phẩm trong một kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục sau:+ Chi phí NVLTT

+ Chi phí NCTT

+ Chi phí sản xuất chung

- Chi phí ngoài sản xuất:

+ Chi phí bán hàng và tiếp thị: Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đẩymạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tayngười tiêu dùng.Bao gồm: Chi phí tiếp thị, chi phí khuyến mại, chi phí quảngcáo, chi phí đóng gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí vận chuyển bốc dỡ, lươngnhân viên bán hàng, tiền hoa hồng bán hàng của tất cả các doanh nghiệp sảnxuất hoặc doanh nghiệp thương mại dịch vụ

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liền quan tớiviệc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanhnghiệp Bao gồm: Lương cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, chi phí vănphòng phẩm

Ý nghĩa cách phân loại này:

Xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp Cung cấp thông tin có hệthống cho việc lập các báo cáo tài chính

g) Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát

Bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được Đólà những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi, quyền hạn của các nhà quản trịcác cấp đối với những loại chi phí đó Như vậy, các nhà quản trị cấp cao cónhiều quyền quyết định và kiểm soát chi phí hơn.

Ví dụ chi phí tiếp khách sẽ là chi phí kiểm soát được của người quản lýbán hàng nếu anh ta có quyền quyết định tổng số tiền và cách thức tiếp khách

Trang 10

hàng Mặt khác, chi phí khấu hao phương tiện kho hàng không phải là chi phíkiểm soát được của người quản lý bán hàng vì họ không có quyền quyết địnhviệc xây dựng kho hàng và như vậy thường ở các cấp quản lý thấp mới cónhững chi phí không kiểm soát đựơc

Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại chi phíkhác nhằm mục đích ra quyết định.Bao gồm các chi phí

Chi phí chênh lệch: Mỗi phương án sẽ có một số chi phí liên quan và

chúng được đem so sánh với chi phí của các phương án khác Một số chi phí ởphương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác cacloại chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch.

Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án

hành động này để thay thế một phương án hành động khác Chi phí này khôngcó trên sổ sách kế toán nhưng chi phí này được xem xét một cách rõ ràng, dứtkhoát trong mọi quyết định của nhà quản lý Tất cả mọi phương án hành độngtrước mắt nhà quản lý đều là một sự hỗn hợp các nét đặc trưng tốt và xấu Khibỏ phương án đang theo thì những điểm tốt có thể bị mất đi cùng các điểmxấu Điểm tốt thực của một phương án bị bỏ trở thành chi ph í cơ hội củaphương án được chọn.

Chi phí thích đáng và không thích đáng Chi phí thích đáng cho việc

ra quyết định là mọi chi phí có thể tránh được Đó là chi phí có thể hạn chếtoàn bộ hoặc một phần như là kết quả của sự lựa chọn giữa hai phương ántrong một tình huống ra quyết định Tất cả các chi phí đều đươc xem là có thểtránh được ngoại trừ các chi phí chìm( là loại chi phí doanh nghiệp phải chịuvà vẫn sẽ phải chịu dù DN chọn phương án hành động nào) và chi phí tươnglai không chênh lệch nhau giữa các phương án.

B.Giá thành sản phẩm

1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Trang 11

Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho mộtkhối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đãsản xuất hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quảsử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng nhưtính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ màdoanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Giá thành còn làmột căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạtđộng sản xuất.

2.Phân loại giá thành sản phẩm

a) Căn cứ vào cơ sở s ố liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế.

- Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơsở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kếhoạch.

- Giá thành định mức

Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thành định mứccũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thànhđịnh mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chínhxác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúpđể đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thựchiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh.Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mứcbình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành

Trang 12

định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từngthời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng) nên giáthành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chiphí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

- Giá thành thực tế

Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất,chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thànhđơn vị Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấnđấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹthuật- tổ chức và công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơsở để xác định kết quả họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vànghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác liên doanhliên kết.

Ý nghĩacách phân loại này:

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xácđịnh được các nguyên nhân vượt( hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán.Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp

b) Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí

- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng)

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việcsản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất

- Giá thành tiêu thụ(còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ)

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đếnviệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toànbộ sản phẩm =

Giá thành sảnxuất sản phẩm +

Chi phí quản lý

Chi phíbán hàng Ý nghĩa cách phân loại này

Trang 13

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kếtquả kinh doanh lãi lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanhnghiệp kinh doanh Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọntiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng,từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuậtnghiên cứu.

C Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện haimặt của quá trình sản xuất kinh doanh Chúng giống nhau về chất vì đều cùngbiểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra,nhưng khác nhau về mặt lượng Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn chochúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đãhoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định mộtlượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thànhnhất định

Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuấtlà một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiệntại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành Tại thời điểm tính giá thành có thể có mộtkhối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó -đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể cómột số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sangđể tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sảnxuất dở dang đầu kỳ.Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ baogồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ.

Giá thành sản phẩm

Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ=

=

Trang 14

-Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chiphí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vàoquan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy địnhcủa chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành Những quanđiểm và quy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phívà giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhậnthức rõ ràng đầy đủ dể sử dụng thông tin cho thích hợp

Trong công thức tính giá thành sản phẩm nêu trên, giá thành sản phẩmđược hiểu là giá thành sản xuất, chi phí bao gồm các chi phí liên quan đến quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm; không bao gồm chi phí liên quan đến việctiêu thụ sản phẩm và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chungtoàn doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính trừ vào thunhập của số sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kếtquả.

II Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp sản xuất

A.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm

1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thànha) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

- Khái niệm: Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là

việc xác định giới hạn, phạm vi tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơiphát sinh chi phí và chịu chi phí

- Đối tượng: Xác định đối tượng hạch toán chi phí là khâu đầu tiên của

hạch toán chi phí, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinhdoanh, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của DN trongDNSX

Trang 15

Đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng giai đoạn công nghệ sảnxuất, từng phân xưởng sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,từng chi tiết, từng bộ phận sản phẩm hoặc là từng nhóm sản phẩm, từng đơnđặt hàng.

b) Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ màdoanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành vàgiá thành đơn vị.

Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũngphải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm- Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm

- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyếtđịnh trong doanh nghiệp

- Khả năng trình độ quản lý, hạch toán.

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm,công việc… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, từng hạngmục công trình trong doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệpđóng tàu) nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm,từng đơn đặt hàng… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng loại bàn, ghếtrong doanh nghiệp mộc; từng loại máy công cụ trong doanh nghiệp cơ khíchế tạo…) Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượnglớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành (Ví dụ: từng loạibánh kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công nghiệpdệt…).

Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết địnhđến việc xác định đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp có quy trình sảnxuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn

Trang 16

thành của quá trình sản xuất ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phứctạp kiểu liên tục thì tùy theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thànhphẩm (bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giáthành có thể chỉ là thành phẩm hòan thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng cóthể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ.Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đốitượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩmlắp ráp hoàn chỉnh.

Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc racác quyết định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứquan trọng trong việc xác định đối tượng tính giá thành Điều này thể hiện rõtính mục đích cụ thể của thông tin kế toán Tuy nhiên, việc xác định đối tượngtính giá thành cụ thể như thế nào (mức độ tổng hợp hay chi tiết…) còn phụthuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp.

c) Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm

Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhauvà có quan hệ mật thiết với nhau Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sảnxuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạncông nghệ, phân xưởng và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sảnphẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành theo đơn vị tính giá thànhquy định

Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượngtính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một cần dựa vào các cơ sở sauđây:

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạpVới sản xuất giản đơn

Trang 17

- Đối tượng chi phí sản xuất là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặcnhóm sản phẩm (Nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong mộtquá trình lao động)

- Đối tượng tính giá thành: Sản phẩm cuối cùng

Với sản xuất phức tạp

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giaiđoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bánthành phẩm ở từng bước chế tạo

Loại hình sản xuất: Đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ hay sảnxuất hàng loạt với khối lượng lớn

Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ:

- Đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt- Đôí tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng

Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Phụ thuộc vào quy trình công

nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp mà

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm chitiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ

-Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm  Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Trình độ

cao hay trình độ thấp.

Với trình độ cao Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm ở các góc độ khác nhau ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó cóthể bị hạn chế và thu hẹp lại.

2.Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩma)Phương pháp hạch toán CPSX

- Khái niệm: Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay

hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSXtrong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí

Trang 18

- Phân loại: Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương

pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạncông nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm Như vậy, tên gọi củaphương pháp hạch toán chi phí sản xuất là tên gọi của đối tượng hạch toánchi phí sản xuất

- Nội dung chủ yếu: là kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản

xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh cóliên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng

b)Phương pháp chung tính giá thành sản phẩm

- Khái niệm: Là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử

dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần tuý kỹ thuật tínhtoán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành

- Phân loại:

Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng nhưyêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanhnghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể ,kế toán có thể sử dụng một trong cácphương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật- nghiệp vụ sau:

Kế toán tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất.

Theo phương pháp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xácđịnh là tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượngtính giá thành lại tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng loại hình sản xuất đểxác định Vì vậy, có thể chia ra nhiều phương pháp:

* Phương pháp tính giá thành trực tiếp (hay còn gọi là phương phápgiản đơn)

Công thức:

Zsản xuất = DĐK + C – DCKTrong đó:

Zsản xuất : Tổng giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩmDĐK ,DCK : Chi phí SXKDD đầu kỳ và cuối kỳ

Trang 19

C : Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ

Sau đó căn cứ vào tổng giá thành và khối lượng sản phẩm lao vụ hoànthành để tính ra giá thành đơn vị:

qZs¶n xuÊt

Điều kiên áp dụng phương pháp này:

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hìnhsản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳsản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khaithác( quặng, than, gỗ…

Đối tượng hạch toán CPSX là từng loại SP riêng biệt

Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm hoànthành

Kỳ tính giá thành thường cuối hàng tháng, hàng quý.

* Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Nếu gọi các loại sản phẩm là A, B, C

Hệ số giá thành của từng loại là HA, HB, HC

Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm là QA, QB, QC

 QH là tổng sản lượng tiêu chuẩn của toàn bộ các loại sản phẩm:QH = QA HA + QB HB + QC HC…

Trang 20

Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ của cả quy trình công nghệ vàcăn cứ vào giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra tổng giá thànhcủa “liên sản phẩm”

ZL = DĐK + C – DCK

Căn cứ vào tổng giá thành liên sản phẩm và tổng sản lượng tiêu chuẩnđể tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.

Điều kiện áp dụng

Trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản suất, cùng sử dụngmột thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều loại sảnphẩm chính khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩmđược mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất( VD: Trong côngnghiệp hóa chất)

*Phương pháp tính gía thành theo tỷ lệ

áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quycách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chếtạo( dụng cụ, phụ tùng) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thườngtiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chiphí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch( hoặc địnhmức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại

* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩmphụ

áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ sản xuấtvừa thu được sản phẩm chính lại vừa thu được sản phẩm phụ( Các doanhnghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…)

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sảnxuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.

ZC = DĐK + C - DCK - CP

Trang 21

Phương pháp tính giá thành theo giai đoạn công nghệ (Phương phápphân bước)

Trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmphức tạp để tạo ra thành phẩm thì phải qua nhiều giai đoạn sản xuất chế biến,sản phẩm của giai đoạn trước thành đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo,người ta gọi quy trình công nghệ phức tạp trong trường hợp này là quy trìnhcông nghệ phức tạp kiều liên tục, kế toán thường sử dụng phương pháp tínhgiá thành phân bước để tính giá thành của các đối tượng tính giá thành Tuỳtheo việc xác định đối tượng tính giá thành mà phương pháp này được chialàm 2 loại:

* Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm(Phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự theo khoản mục)

- Điều kiện áp dụng: Đối tượng tính giá thành vừa là nửa thành phẩm

hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất, vừa là thành phẩm ở giai đoạn cuối.

- Nội dung: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào CPSX đã tập

hợp được ở từng giai đoạn lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị củanửa thành phẩm và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếptổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp Cứtiếp tục như vậy cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị củathành phẩm ở giai đoạn cuối cùng

Trang 23

* Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm(phương pháp phân bước kết chuyển chi phí song song)

- Điều kiện áp dụng: Đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn

chế biến cuối cùng.

- Nội dung: Căn cứ vào số liệu CPSX đã tập hợp được ở từng giai đoạn sản

xuất để tính phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó nằm trong giá thành củathành phẩm để tổng hợp và tính ra tổng giá thành, giá thành đơn vị của thànhphẩm.

Sơ đồ 2: công nghệ sản xuất chế tạo theo phương pháp phân bước khôngtính giá thành nửa thành phẩm

Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo ĐĐH)Điều kiện áp dụng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, sản xuất từng mặt hàngriêng biệt, sản xuất được tiến hành theo các đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từngĐĐH Công tác tính giá thành được thực hiện khi ĐĐH đã hoàn thành.

Khi mỗi ĐĐH bắt đầu sản xuất, kế toán mở cho ĐĐH đó một phiếu tínhgiá thành theo ĐĐH Khi ĐĐH còn trong quá trình sản xuất thì toàn bộ các chiphí được phản ánh trên phiếu tính giá thành là CPSXDD của ĐĐH đó, khiĐĐH hoàn thành thì kế toán tổng hợp các chi phí đã phản ánh trên phiếu tínhgiá thành theo ĐĐH thành giá thành sản xuất thực tế của ĐĐH đó.

Trang 24

Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượngtính giá thành và phương pháp tính giá thành

Đối tượng hạchtoán CPSX

Đối tượng tính

giá thànhPhương pháp tính giá thành

Từng SP, từngcông trình

Chính là từng SP,từng công trình

Phương pháp giản đơn Trong DNsản xuất giản đơn, số lượng mặthàng ít, sản xuất với khối lượng lớnvà chu kỳ sản xuất ngắn

Nhóm sản phẩm(A,B…)

Từng SP A,B…trong nhóm

Phương pháp hệ số trong quá trìnhsản xuất sản xuất ra nhiều loại SPchính khác nhau nếu có hệ số kỹthuật

Nhóm sản phẩm Từng sản phẩmtrong nhóm

Phương pháp tính giá thành theo tỉlệ nếu có giá thành kế hoạch củatừng sản phẩm

Toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuất

Sản phẩm chínhhoàn thành

Phương pháp loại trừ chi phí sảnphẩm phụ nếu trong quá trình sảnxuất vừa thu được SP chính vừa thuđược SP phụ

Toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuấttừng giai đoạn

Nửa thành phẩmhoàn thành ở từnggiai đoạn sản xuất

Phương pháp phân bước có tính giáthành nửa thành phẩm

Toàn bộ quy trìnhcông nghệ sản xuấttừng giai đoạn

Thành phẩm ở giaiđoạn chế biến cuốicùng

Phương pháp phân bước không tínhgiá thành nửa thành phẩm

Từng đơn đặt hàng Từng đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theocông việc ( theo đơn đặt hàng)

3.Nhiệm vụ hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm

Trang 25

Với chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí và giá thành làm cơ sởcho việc đánh giá và đề ra các quyết định kinh doanh, hạch toán CPSX và tínhgiá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yêú sau:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh thực tếtrong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất

- Thanh toán chính xác kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩmdịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp tiến hành.

- Xác định chính xác kết quả hạch toán nội bộ của các phân xưởng, bộphận sản xuất.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao độngcũng như tình hình chấp hành các dự toán chi phí, cung cấp các thông tin cầnthiết cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh

B.Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1.Hạch toán chi phí NVLTT

Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên

vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trựctiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ.

Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căncứ vào các phiếu xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng, đội,trại…và các chứng từ khác có liên quan để để tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng liên quan (nếu vật liệu xuất dùng chỉ liên quan đến một đối tượng tậphợp chi phí sản xuất)

Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí sản xuất không thể tổ chức hạch toán riêng cho từng đối tượng đượcthì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho cho các đốitượng liên quan

Tiêu thức phân bổ thường dùng là:

Trang 26

- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm muangoài có thể chọn tiêu thức phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch,khối lượng sản phẩm sản xuất…

- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩnphân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyênliệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất…

Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK621“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

- Kết cấu tài khoản 621

Bên nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất,

chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ

Bên có: -Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho.

-Trị giá của phế liệu thu hồi ( nếu có )

-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau

Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm, không qua kho

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩmTrường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại khoXuất kho nguyên vật liệu dùng trực

tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

TK 331TK 111,112,141

TK 154(TK631)

Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 27

2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

- Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả

cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loạilao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiềntrích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

- Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông thường chi phí nhâncông trực tiếp được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan.Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đốitượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụcấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiềucông tác khác nhau trong ngày…) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêuchuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.

Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là:+ Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch)+ Giờ công định mức

+ Giờ công thực tế

+ Khối lượng sản phẩm sản xuất

Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tàikhoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”

Kết cấu của tài khoản 622

Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ

Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩmTài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

Trang 28

Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau

3.Hạch toán các chi phí trả trước

- Khái niệm: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính

hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai haynhiều kỳ hạch toán sau đó.

Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng các tài khoảnsau:

TK 142: “ Chi phí trả trước” Tài khoản này dùng để phản ánh các

khoản chi p hí trả trước thực tế phát sinh chỉ liên quan đến một năm tài chínhcần phải phân bổ dần.

TK 242: “ Chi phí trả trước dài hạn” là những chi p hí thực tế đã phát

sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độkế toán, do vậy cần phân bổ cho các niên độ có liên quan

Kết cấu các tài khoản này

Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản chi p hí trả trước đã phân bổ vào phí kinh doanh

trong kỳ này.

TK 154 (TK631)

Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào chi phí nhân công trực tiếp

Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuát

Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất

Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm

TK 338TK 335

Trang 29

Dư nợ: Các khoản chi p hí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa

phân bổ vào chi phí kinh doanh

TK 142 chi tiết làm 2 TK cấp 2:TK 1421: “ Chi phí trả trước”TK 1422 : “Chi phí chờ kết chuyển”

- Khi phát sinh các khoản chi phí ngắn hạn kế toán ghi:Nợ TK1421

Có TK 1531, 2413, 111, 112…

- Căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí, tiến hành phân bổ chi phí trảtrước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phítrong năm tài chính:

Nợ TK 635, 241, 627, 641, 642Có TK 242

- Chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lýNợ TK 1422 hoặc TK 242

Trang 30

4.Hạch toán chi phí phải trả:

- Khái niệm: Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng

được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán Đây là những khoản chi phí trongkế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trướcvào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giáthành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăngkhi những khoản chi phí này phát sinh Để theo dõi chi phí phải trả, kế toán sửdụng tài khoản 335 “ chi phí phải trả”.

Kết cấu TK 335

Bên nợ : Tập hợp chi phí thực tế phải trả phát sinh

Bên có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận( đã tính trước) vào

chi phí trong kỳ theo kế hoạch

Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh

nhưng thực tế chưa phát sinh

- Định kỳ (tháng, quý, năm), căn cứ vào kế hoạch, tiến hành trích trướcchi phí phải trả( ngắn hạn, dài hạn) đưa vào chi p hí kinh doanh

Nợ TK 627, 641, 642Có TK 335

- Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế trong kỳ ghi:Nợ TK 335

- Trường hợp chi phí trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phátsinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí liên quan

Trang 31

Nợ TK 335

Có TK 627, 641, 642…

5.Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp cũng thường phát sinh cáckhoản thiệt hại như là thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất

a)Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng,mẫu mã theo quy định Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng có thểchia ra: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửachữa được.

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm về mặt tiêuchuẩn kỹ thuật có thể sửa chữa được, có thể khôi phục được giá trị của sảnphẩm hỏng Chi phí bỏ ra ít và có lợi về mặt kinh tế do đó khi phát sinh chiphí sửa chữa được tính vào giá thành của sản phẩm chính

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được là những sản phẩm về mặtkỹ thuật không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa bỏ ra không có lợi vềmặt kinh tế Khi chi phí của sản phẩm hỏng không thể sửa chữa phát hiện ra từsản xuất và từ kho thành phẩm thì kế toán ghi:

Nợ Tk 154( sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được )

Có TK 154, TK 155: Giá thực tế SP hỏng không sửa chữa được Khi xử lý SP hỏng không sửa chữa được thì tuỳ theo biên bản giải quyếtcấp có thẩm quyền thì kế toán ghi:

Nợ TK 1388: Bồi thườngNợ TK 811 : DN chịu thiệt hại

Có TK 154: Giá thực tế của SP hỏng không sửa chữa được

b)Thiệt hại ngừng sản xuất

Nếu thiệt hại ngừng sản xuất bất thường như thiên tai hoặc thiếu nguyênvật liệu để sản xuất thì những chi phí thiệt hại đột xuất ngoài kế hoạch nàycũng được tập hợp vào T K154( chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất)

Trang 32

Nợ TK 154: Thiệt hại ngừng sản xuấtCó TK 334, 338, 152, 111, 112Khi xử lý số thiệt hại này

Nợ TK 1388: Bồi thường người gây ra thiệt hạiNợ TK 811: Doanh nghiệp chịu thiệt hại

Nợ TK 415: Quỹ dự phòng tài chính bù đắpCó TK 154: Thiệt hại ngừng sản xuất 6

Hạch toán chi phí sản xuất chung

- Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác

phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phậnsản xuất

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản627 “chi phí sản xuất chung”

Kết cấu tài khoản 627

Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳBên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ( Nếu có )

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phíchế biến cho các đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ

Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịchvụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từngđối tượng( sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp( theo định mức, theotiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của côngnhân sản xuất…

Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi( biến phí sản xuất chung), kế toán sẽphân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức:

Trang 33

Mức biến phísản xuất chung

phân bổ chotừng đối tượng

đối tượng

Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sảnxuất cao hơn mức công suất bình thường( mức công suất bình thường là mứcsản phẩm ạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thìđịnh phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theocông thức:

Mức định phí sảnxuất chung phân bổcho từng đối tượng

Tổng định phí sản xuấtchung cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ của

tất cả các đối tượng

Tổng tiêu thứcphân bổ củatừng đối tượng

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bìnhthường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suấtbình thường, trong đó số định phí SXC tính cho lượng sản phẩm chênh lochgiữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ( còngọi là định phí SXC không phân bổ) Công thức phân bổ như sau

Mức định phísản xuất chungphân bổ cho mứcsản phẩm thực tế

Tổng định phí sản xuất chungcần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của sảnphẩm theo công suất bình

Tổng tiêuthức phân bổ

của mức sảnphẩm sx

thực tếMức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế vớicông suất bình thường sẽ tính như sau:

Mức định phí sản xuất = Tổng định phí sản - Mức định phí

Trang 34

chung(không phân bổ)tính cho lượng sản phẩm

chênh lệch

xuất chung cần phânbổ

sản xuất chungphân bổ chomức sản phẩm

Chi phí khấu hao TSCĐ

vào chi phí chế biến trong kỳ

TK 632

Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

Trang 36

4.Tổng hợp CPSX, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở danga) Tổng hợp CPSX

Trong trường hợp này kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Kết cấu của tài khoản 154.

Bên nợ :

- Kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê chế biến

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

- Chi phí thuê ngoài chế biến gia công chưa hoàn thành.

Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX

Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí

Cuối tháng kết chuyển (hoặc

phân bỏ) chi phí sản xuất chung

cho các đối tượng chịu chi phí

Giá thành sản phẩm bán ngay cho khách hàng không qua kho

Giá thành sản phẩm gửi bán không qua khoGiá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho

Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành

Trang 37

b)Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trongquá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình côngnghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải giacông chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuấtmà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm dởdang sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trựctiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

Công thức tính toán như sau:

Trong đó:

Dck , Dđk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ

Cvl : Chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

phát sinh trong kỳ.

STP : Sản lượng thành phẩm

Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương

Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sảnphẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thường dựavào giờ công hoặc tiền lương định mức Để bảo đảm tính chính xác của việc

Trang 38

đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còncác chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng

Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phíchế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán trưởng thường sửdụng phương pháp này Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tínhtheo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoànthành ở mức độ 50% so với thành phẩm

Giá trị sản phẩm dởdang

= Giá trị NVL chính nằmtrong sản phẩm dở dang

+ 50% chi phí chếbiến

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí đinh mức áp dụngthích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo địnhmức Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế,phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng định mức chiphí sản xuất hợp lý.

C Hạch toán CPSX theo phương pháp KKĐK

1.Hạch toán chi phí NVL

Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm,kế toán sử dụng tài khoản 621 “ CPNVLTT”.Các chi phí được phản ánh trêntài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi mộtlần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trịNVL tồn kho và đang đi đường

Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động SXKD trong kỳBên có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.

TK 621 cuối kỳ không có số dư

- Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiệnlao vụ, dịch vụ được xác định vào cuối kỳ và ghi nhận bằng bút toán:

Trang 39

Nợ TK 621 ( chi tiết đối tượng)

Có TK6111: giá trị vật liệu xuất dùng

- Cuối kỳ kết chuyển CPNVL vào giá thành sản phẩm lao vụNợ Tk 631(chi tiết đối tượng)

Có TK 621(chi tiết đối tượng)

2 Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp

TK sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kêkhai thường xuyên.Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kếtoán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theotừng đối tượng

Nợ TK 631(chi tiết đối tượng)

Có TK 622(chi tiết đối tượng)

3 Hạch toán chi phí sản xuất chung

TK sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kêkhai thường xuyên Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đốitượng để tính giá thành

Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng)

Có TK 627( chi tiết phân xưởng)

4.Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Kết cấu của tài khoản 631

Trang 40

- kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sang tài khoản 154- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phươngpháp kiểm kê định kỳ thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 7: Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐH

kết chuyển trị giá SPDD cuối kỳ

Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT

Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT

Cuối kỳ kết chuyển CPSXC

Giá thành sản xuất của SP hoàn thành trong kỳ

Ngày đăng: 06/12/2012, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng chi tiết số phỏt sinh - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Bảng chi tiết số phỏt sinh (Trang 42)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cựng loại - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc cựng loại (Trang 44)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cựng loại - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc cựng loại (Trang 47)
Bảng tổng hợp chứng từ cựng  loại - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Bảng t ổng hợp chứng từ cựng loại (Trang 50)
-Bảng kờ: Bảng kờ số 1, số 2, số 4, số 5, số 6, số 8, số 10, số 11. - Bảng phõn bổ số 1, số 3. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Bảng k ờ: Bảng kờ số 1, số 2, số 4, số 5, số 6, số 8, số 10, số 11. - Bảng phõn bổ số 1, số 3 (Trang 69)
Biểu 2: Bảng phõn bổ chi tiết nguyờn vật liệu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 2: Bảng phõn bổ chi tiết nguyờn vật liệu (Trang 73)
Biểu 4: Bảng phõn bổ vật liệu - cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 4: Bảng phõn bổ vật liệu - cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty (Trang 77)
Kế toỏn chi phớ, giỏ thành tại phũng kế toỏn căn cứ vào bảng kờ số 4 của cỏc xưởng hoặc bảng phõn bổ vật liệu – cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty để lập  bảng kờ số 4 toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
to ỏn chi phớ, giỏ thành tại phũng kế toỏn căn cứ vào bảng kờ số 4 của cỏc xưởng hoặc bảng phõn bổ vật liệu – cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty để lập bảng kờ số 4 toàn Cụng ty (Trang 78)
Biểu 6: Bảng phõn bổ quỹ lương - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 6: Bảng phõn bổ quỹ lương (Trang 81)
Biểu 7: Bảng phõn bổ lương và BHXH toàn cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 7: Bảng phõn bổ lương và BHXH toàn cụng ty (Trang 82)
Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Cụng ty kế toỏn xưởng tớnh giỏ thành giờ cụng và phõn bổ chi phớ nhõn cụng trực tiếp cho từng san  phẩm, từng hợp đồng trờn bảng chi tiết phõn bổ Nợ TK 622 (Biểu 8) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
n cứ vào bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Cụng ty kế toỏn xưởng tớnh giỏ thành giờ cụng và phõn bổ chi phớ nhõn cụng trực tiếp cho từng san phẩm, từng hợp đồng trờn bảng chi tiết phõn bổ Nợ TK 622 (Biểu 8) (Trang 83)
Biểu 10: Bảng tổng hợp lao vụ, tiền lương toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 10: Bảng tổng hợp lao vụ, tiền lương toàn Cụng ty (Trang 86)
Biểu 11 Bảng phõn bổ Cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 11 Bảng phõn bổ Cụng cụ dụng cụ toàn Cụng ty (Trang 87)
Biểu 12: Bảng khấu hao cơ bản toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 12: Bảng khấu hao cơ bản toàn Cụng ty (Trang 88)
Biểu 13: Bảng phõn bổ điện nước - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 13: Bảng phõn bổ điện nước (Trang 90)
Sau đú kế toỏn lập Bảng kờ ghi nợ TK 637 (Biểu 15) để tập hợp chi phớ sản xuất chung và lờn bảng kờ số 4 của phõn xưởng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
au đú kế toỏn lập Bảng kờ ghi nợ TK 637 (Biểu 15) để tập hợp chi phớ sản xuất chung và lờn bảng kờ số 4 của phõn xưởng (Trang 91)
Kế toỏn chi phớ giỏ thành tại phũng kế toỏn căn cứ vào bảng kờ số 4 của cỏc xưởng để lập bảng kờ số 4 toàn Cụng ty (Biểu 20) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
to ỏn chi phớ giỏ thành tại phũng kế toỏn căn cứ vào bảng kờ số 4 của cỏc xưởng để lập bảng kờ số 4 toàn Cụng ty (Biểu 20) (Trang 93)
Biểu 18 Bảng kế Số 4 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 18 Bảng kế Số 4 (Trang 95)
Biểu 20: Bảng kê số 4 toàn Công ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 20: Bảng kê số 4 toàn Công ty (Trang 97)
Biểu 26: Bảng tớnh giỏ thành mỏy tiện T18A - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 26: Bảng tớnh giỏ thành mỏy tiện T18A (Trang 105)
(Biểu 27): Bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Cụng ty - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 27): Bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Cụng ty (Trang 115)
(Biểu 28): Bảng tính giá thành máy tiện T18A - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
i ểu 28): Bảng tính giá thành máy tiện T18A (Trang 119)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w