1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trịnh Hồng Hải - Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

35 8,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 202 KB

Nội dung

Truyện ngắn luôn đứng trước những đòi hỏi khắt khe của đặc trưng thể loại. Do vậy, truyện ngắn không cho phép tác giả viết lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, xây dựng hình tượng, mà phải hết sức cô đọng, sinh động và tinh tế. Đọc những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả truyện ngắn nổi tiếng, ta thấy việc sử dụng (bao gồm chọn lọc, hư cấu) chi tiết trong tác phẩm rất “đắt”, rất “chuẩn”. “Đắt”, “chuẩn” đến nỗi ta không thể thêm hoặc bớt bất cứ một chi tiết nào, vì nếu thêm bớt sẽ phá hỏng chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm. A. Sêkhôp đã nói một cách hình ảnh: "Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”.

Trang 1

VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngoài giọng điệu, cái nhìn, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết Chi tiết càng cụ thể, chính xác, sắc sảo thì truyện càng sinh động Không có chi tiết, nghèo chi tiết, hoặc chi tiết không chính xác, không cụ thể, không sắc sảo thì truyện sẽ lì ra, nhân vật và tình huống sẽ nhạt nhẽo, không thuyết phục, thậm chí cốt truyện không thể phát triển được

1.1 Chọn lọc hay sáng tạo chi tiết “đắt”, “chuẩn”, có ý nghĩa quan

trọng trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật, triển khai cốt truyện, tạo dựng tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật, thu hút độc giả, đồng thời cách sử dụng chi tiết còn phản ánh năng lực sáng tạo của người viết Vì

vậy, nghiên cứu “Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn” là việc làm thú vị và

cấp thiết

1.2 Truyện ngắn có rất nhiều khía cạnh đã được khám phá, nhưng

riêng chi tiết thì ít khi được nhắc tới Vì thế, đề tài sẽ góp phần vào kho lý luận về Chi tiết truyện ngắn, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình sáng tác của bản thân cũng như những người mới bước vào nghề sáng tác

2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài.

2.1 Những vấn đề về lý thuyết truyện ngắn.

Trong giới hạn sưu tầm và bao quát tài liệu cá nhân, tôi cho rằng, truyện ngắn và những vấn đề xung quanh thể loại này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập Trong phạm vi của một tiểu luận, tôi tạm thời liệt kê

ra một số công trình tiêu biểu say đây:

Phương Lựu với Lý luận văn học (tập 2), Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh in năm 2001; Nhóm tác giả: Trần Đình Sử, Phương Lựu,

Trang 2

Nguyễn Xuân Nam với Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1987; nhiều tác giả trong công trình Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (2000), Nxb Thanh niên; Bùi Việt Thắng với Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999; Nhiều tác giả trong: Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực

tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000; Nhóm tác giả: Phương

Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành

Thế Thái Bình với Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003; Nguyên Ngọc

với Nghĩ dọc đường, Nxb Văn nghệ, 2006…

2.2 Những vấn đề về Thuật ngữ Văn học.

Các từ điển, thuật ngữ viết về khái niệm truyện ngắn, có Lại Nguyên

Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với Từ điển thuật ngữ

văn học, trong đó có mục truyện ngắn; Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi -

Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên); Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, 2003; Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội –

tập Truyện ngắn hay 2009, Nxb Hội nhà văn và tác phẩm mới được sáng

tác gần đây là Chuyện ở Lũng Là

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Thực hiện đề tài Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá luận đặt

ra mục tiêu chính là làm rõ vai trò của chi tiết trong truyện ngắn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Trang 3

4.1 - Xác định nội hàm khái niệm Chi tiết.

4.2 - Xác định vai trò, chức năng của Chi tiết trong truyện ngắn

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Đối tượng của đề tài là Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn

- Khoá luận tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn nộp tốt nghiệp của bản thân

- Tự phân tích, đánh giá việc sử dụng chi tiết trong thực tế sáng tác của bản thân

6 Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu của đề tài.

Đề tài khoá luận mong muốn tập trung vào nghiên cứu về Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn mang tính hệ thống và toàn diện từ việc quan sát thực tiễn để tìm tòi phát hiện chi tiết đến việc sử dụng chi tiết trong nghệ thuật truyện ngắn sao cho đạt hiệu quả cao nhất

7 Phương pháp sử dụng để nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp Phân tích tổng hợp

- Phương pháp Cấu trúc hệ thống

- Khái quát và đúc kết kinh nghiệm

8 Kết cấu của khoá luận

Ngoài Lời cảm ơn; phần: Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; Nội dung của khoá luận chia làm 03 chương:

Chương 1: Truyện ngắn đặc trưng thể loại

Chương 2: Chi tiết truyện ngắn.

Chương 3: Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng to lớn và ảnh hưởng kịp thời đến đời sống và nhu cầu thẩm mĩ của độc giả Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết cô đúc, tiêu biểu

Chi tiết được nhìn nhận như một đơn vị thành tố nhỏ nhất tham gia cấu thành tác phẩm Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất hiện, gia nhập vào cấu trúc hình tượng một cách dễ dàng, thuận lợi, vì tiểu thuyết là thể loại tự sự dài hơi, dung lượng lớn Riêng đối với truyện ngắn – thể loại tự

sự cỡ nhỏ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc cao độ khi sử dụng chi tiết trong quá trình tư duy hình tượng

Thực tế đã chứng minh, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, với lối hành văn mang nhiều ẩn ý, kết hợp với giọng điệu, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, hết mình cùng với tài năng và sự thăng hoa của cảm xúc nhiều nhà văn đã đem đến cho tác phẩm truyện ngắn những giá trị thẩm mĩ cao đẹp trong một chỉnh thể thẩm

mĩ trọn vẹn như: A Sêkhop, Lỗ Tấn, Môpatxăng, Antônốp, A Đôđê;

Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp…

Không ít nhà văn tâm đắc với ý kiến cho rằng: "Chi tiết làm nên nhà văn lớn" Lời bình đó quả không sai, vì nhiều khi ta bắt gặp những trang viết ngồn ngộn chi tiết, những chi tiết rất thực, rất đời, thậm chí giản dị

Trang 5

hiện, rõ đến mức chúng ta có thể hình dung thấy, “ngửi thấy”, thậm chí có

cảm giác như bản thân ta đang nhập cuộc trong không gian tự sự của câu truyện, hoà mình vào tác phẩm Tuyệt nhiên, nhà văn không tự mình bình luận, không giải thích, kể lể mà chỉ bằng cách duy nhất là khắc hoạ, miêu tả chi tiết một cách tự nhiên, để cho chi tiết tự nó lung linh, hiển hiện khi tỏ khi

mờ trong tâm trí người đọc, để chi tiết nói với người đọc điều nhà văn muốn nói

Truyện ngắn luôn đứng trước những đòi hỏi khắt khe của đặc trưng thể loại Do vậy, truyện ngắn không cho phép tác giả viết lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, xây dựng hình tượng, mà phải hết sức cô đọng, sinh động và tinh tế Đọc những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả truyện ngắn nổi tiếng, ta thấy việc sử dụng (bao gồm chọn lọc, hư cấu) chi tiết trong tác

phẩm rất “đắt”, rất “chuẩn” “Đắt”, “chuẩn” đến nỗi ta không thể thêm hoặc

bớt bất cứ một chi tiết nào, vì nếu thêm bớt sẽ phá hỏng chỉnh thể thẩm mỹ

của tác phẩm A Sêkhôp đã nói một cách hình ảnh: "Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”

Tư duy hình tượng là quá trình lao động nghệ thuật vất vả và thầm lặng của nhà văn Quá trình đó đòi hỏi nhà văn phải có thái độ làm việc nghiêm túc và hết mình Vì, tư duy hình tượng là công cụ sắc bén, là phương thức chiếm lĩnh, tái tạo hiện thực chỉ có ở văn học, giúp nhà văn phát hiện, tiếp cận và đề cập đến tất cả những vấn đề đã, đang và sẽ diễn

ra trong cuộc sống Thực tiễn luôn biến động, nên quá trình tư duy hình tượng nhất thiết phải bắt đầu ngay từ việc nhận thức thực tiễn; lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, sử dụng chi tiết, triển khai cốt truyện, tạo dựng tình

Trang 6

huống, xây dựng nhân vật, lựa chọn phương pháp, ngôn ngữ, phong cách thể hiện… nhằm tái tạo hiện thực sinh động, muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa nhân tình thế thái trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Trong quá trình tư duy hình tượng, việc sử dụng chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng Vì nhờ có chi tiết mà người đọc cảm nhận được chủ đề,

tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Cũng nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, nội dung tác phẩm dễ dàng được mở rộng theo nhiều biên độ, chiều kích về không gian và thời gian, thông qua các chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư tình cảm, hình dáng, số phận nhân vật được khắc hoạ và bộc lộ đầy đủ Bên cạnh đó, chi tiết còn là một trong những yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm Ngoài ra, cách sử dụng chi tiết trong tác phẩm còn thể hiện tài năng, tư chất sáng tạo và kiến văn của người viết

Ngược lại, nếu thiếu đi những chi tiết cô đúc, tiêu biểu thì truyện ngắn sẽ trở nên hời hợt, nhạt nhẽo, thậm chí tư tưởng chủ đề không rõ ràng, nhân vật mờ nhạt Nhưng nếu ôm đồm, dàn trải quá nhiều chi tiết sẽ dẫn đến sự rườm rà, rối rắm, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm

Để phát huy được hết giá trị của chi tiết, góp phần sáng tạo ra tác phẩm trọn vẹn về nội dung và hình thức, khoá luận tiến hành tìm hiểu vai trò của chi tiết trong truyện ngắn

Trang 7

B NỘI DUNG

Chương 1: TRUYỆN NGẮN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Để có cái nhìn đầy đủ về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá luận xin được giới thiệu sơ lược đặc trưng của thể tài truyện ngắn, trên cơ

sở một số công trình nghiên cứu đã được công bố

1.1 Khái niệm truyện ngắn.

Sáng tạo và nhận diện truyện ngắn luôn thu hút những người sáng tác và cả người làm công tác nghiên cứu phê bình văn học Từ W.Gớt, Sêkhôp, Lỗ Tấn, Môbatxăng đến Antônốp, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài… Khoá luận xin dẫn lại một số nhận định về truyện ngắn như sau:

Pautốpxky cho rằng: truyện ngắn phải ngắn gọn, là cái bình thường diễn ra như cái không bình thường Cái không bình thường diễn ra như cái bình thường…

Nguyễn Kiên lại có quan niệm: truyện ngắn là một trường hợp, trường

hợp đó là một quan hệ (tình huống) những khoảnh khắc trong quan hệ giữa con người và đời sống.

Nguyễn Công Hoan: truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn

đề được xây dựng bằng chi tiết.

Để có quan điểm thống nhất về truyện ngắn, khoá luận đã tiến hành

khảo sát các khái niệm về truyện ngắn từ các tài liệu: Từ điển thuật ngữ

văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học, và nhận thấy, tất cả

các giải thích đều coi truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”,

Trang 8

“thường được viết bằng văn xuôi”, nội dung đề cập đến hầu hết các

phương diện của đời sống con người và xã hội, với dung lượng ngắn gọn

và thích hợp với người đọc khi “đọc nó liền một mạch không nghỉ ”

Như vậy ta có thể hiểu: Truyện ngắn là thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, có nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội, được viết ngắn gọn để đọc liền một mạch.

như một thước đo, đánh giá các tác phẩm tự sự Ông già và Biển cả của Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc vào số những tác phẩm được

đánh giá theo kiểu đó Mượn thể loại này để đánh giá thể loại kia, ngẫm lại, cũng chỉ là một cách nói độc đáo Truyện ngắn tự nó đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệ thuật rồi Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực một cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu

Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi phản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc làm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động mạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao

1.2.2 Phải có tình huống

Trang 9

Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp

dẫn, cuốn hút Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột

Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển được có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực

Vì thế, truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

1.2.3 Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình.

Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng Nhân vật

là linh hồn của tác phẩm Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởng người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả

Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được tác giả khắc họa đầy đủ, đa chiều Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách rõ nét, điển hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó Trong nhiều nhân vật tiêu biểu, ở những truyện ngắn thành công, người đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc, thời đại của nó

Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đều hướng tới con người và những gì xung quanh con người

1.2.4 Vai trò quan trọng của chi tiết.

Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng nhất thiết không thể không có chi tiết Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhân vật được bộc lộ đầy đủ Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm

Trang 10

Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảo đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn Bên cạnh đó, việc sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khả năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người.

Trang 11

Chương 2: CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN

2.1 Khái niệm chi tiết.

Khái niệm chi tiết được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều

nhất là: Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

Truyện ngắn có thể được thể hiện ở nhiều dạng, có cốt truyện, hoặc không có cốt truyện; cũng có thể được viết theo truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn, kỳ ảo Song dù tồn tại ở dạng nào đi nữa thì truyện ngắn luôn đòi hỏi phải có chi tiết Thậm chí, đó phải là những chi tiết cô đúc, tiêu biểu Chi tiết trong truyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có chức năng nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có tính thông tin, thống kê, đơn nghĩa của báo chí

Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt là truyện ngắn, một thể tài luôn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đặc trưng thể loại

2.2 Phân loại chi tiết.

Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung tâm và Chi tiết phụ trợ

2.2.1 Chi tiết trung tâm.

Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật

2.2.2 Chi tiết phụ trợ

Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai cốt truyện, có chức năng đẩy câu chuyện vận động và phát triển

Trang 12

Ta cũng nên phân biệt rõ đặc điểm của chi tiết trong ba loại hình truyện ngắn là truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn và truyện ngắn kỳ ảo.

Chi tiết trong truyện ngắn hiện thực thường được tác giả chọn lọc từ hiện thực đời sống, nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực như nó vốn

có Do vậy chi tiết trong truyện ngắn hiện thực giàu tính xác thực và ít tính

hư cấu

Chi tiết trong truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa là loại chi tiết giàu chất

hư cấu, phóng đại, tượng trưng, khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, tò mò của độc giả

Chi tiết trong truyện ngắn kỳ ảo là loại chi tiết có tính chất hư cấu cao độ, khác lạ, mang yếu tố hoang đường, kỳ bí, khó tin, được sử dụng theo ý đồ nhất định của tác giả

Các chi tiết đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn và mang giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật

2.3 Các cấp độ chi tiết:

Chi tiết trong truyện ngắn được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau

Ta có thể bắt gặp chi tiết được thể hiện qua một lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét khắc hoạ chân dung

Chi tiết với tư cách là một hình ảnh:

Ví dụ: Chi tiết về giọt nước mắt của cô gái mù đọng trên cánh hồng

nhung trong tác phẩm “Giọt nước mắt màu đỏ” (Ở đây chi tiết xuất hiện

với tư cách là một hình ảnh: hình ảnh “giọt nước mắt” )

Chi tiết với tư cách là một hành vi:

Ví dụ: Chi tiết người lái đò khua mái chèo đẩy con đò ra xa trong tác

phẩm “Lũ mùa cạn” (Ở đây chi tiết xuất hiện với tư cách là một hành vi:

Trang 13

hành vi của người lái đò: “Người lái đò vung tay, mái chèo khua mạnh như chém từng nhịp xuống mặt nước lăn tăn" ).

Chi tiết với tư cách một tình tiết trong tác phẩm

Trong trường hợp này chi tiết đã có sự liên kết các hành vi, hình ảnh thành một sự kiện, chuỗi sự kiện có tính logic, nằm trong mối quan hệ nhân

- quả… để tạo ra tình tiết truyện Tuy nhiên tình tiết dễ gây thắc mắc cho người đọc, nên tình tiết cần có sự giải thích sớm

Ví dụ: Chuyện mụ Hoa cứ khăng khăng nói là tối hôm trước gặp cô

Lan ngoài doi cát giữa sông khiến chị lái đò (người kể chuyện thất vọng) cho là mụ Hoa dẫu vẻ bề ngoài như đã khỏi bệnh điên nhưng thực tình thì

mụ Hoa này “điên thật” thể hiện qua: “Lạ lắm Để cháu kể bác nghe! Nói ra thì chẳng ai tin, cứ như có ma thật ấy! Sáng nay gặp mụ Hoa, người ngợm sạch sẽ, tóc vấn gọn gàng, không múa may la hét mọi người nghĩ mụ ấy

đã hết điên Ai cũng mừng cho ông Thành Nhưng khi mụ khăng khăng nói

là tối hôm trước gặp cô Lan ngoài doi cát giữa sông, thì chẳng ai tin là mụ

ấy khỏi bệnh ùi chắc… mụ này điên thật! Người lái đò hăm hở nói rồi

ngước mắt nhìn ra phía doi cát chép miệng, thở dài”.(Trích: Lũ mùa cạn)

Trong truyện cổ dân gian, tình tiết hay lặp lại trong các nền văn học dân tộc tuân theo quy luật: báo ân báo oán; gieo nhân nào, gặp quả ấy; ở hiền gặp lành các tình tiết ấy gọi là các môtip chức năng: người đẹp mất giày, thử giày, lấy được người chồng tốt, có cuộc sống hạnh phúc như: Lọ lem, Tấm Cám; Con chim ăn quả của người nghèo trả nghĩa bằng vàng, bằng đứa con cho vợ chồng vô sinh v.v

Ngoài ra ta còn gặp loại chi tiết hư ảo kỳ dị, hoang đường trong tác phẩm truyện ngắn kỳ ảo Mục đích của loại chi tiết này là làm cho tác phẩm thêm sinh động nhằm thu hút trí tò mò của độc giả Đồng thời tác giả muốn lấy cái hư để nói đến cái thực, mượn những chi tiết kỳ ảo, huyền bí, khó tin để phản ánh những khía cạnh của xã hội, con người thông qua thế

Trang 14

giới do mình nghĩ ra hoặc thể hiện ước mơ, tham vọng của con người

Những chi tiết về cơn giông tố kỳ lạ vào giữa mùa đông trong “Bước qua

lời nguyền”; Chi tiết về sự liên hệ kiếp trước của cô Lan với người con gái

xấu số của bà ba và người lính hầu trong “Lũ mùa cạn”; Chi tiết về phép luyện “Huệ nhãn” trong “Giọt nước mắt màu đỏ” … là những chi tiết

thuộc dạng hư ảo, hoang đường, khó tin

2.4 Các dạng thức của chi tiết.

Trong truyện ngắn chi tiết thường thể hiện những nội dung cụ thể, rõ ràng như: chi tiết về một bài học, chi tiết về nỗi tủi hổ, chi tiết khắc hoạ nhân cách, tính cách, chi tiết về sự phản bội, chi tiết về lòng chung thuỷ, chi tiết nói về sự hèn nhát, chi tiết về lòng dũng cảm, chi tiết về sự nhu nhược, chi tiết về nỗi nhớ, chi tiết về sự đau khổ, mất mát…

Ví dụ: Chi tiết về bản chất thật thà của những người nông dân miền

núi trong “Chuyện ở Lũng Là”: “Quả thật, nhờ có rượu mà mọi người dễ

dàng tâm sự với nhau hơn Rượu, uống cháy họng Rượu, ngà ngà say Rượu, làm giọng nói của ai cũng trở nên khác thường Nhưng rất thật Thật, như củ khoai, củ sắn đang vùi lẫn đá sỏi trên nương, trên rẫy và bộn

bề những công việc ngồn ngộn đang chờ đợi họ ngoài kia”

Ngoài ra còn có dạng chi tiết liên hoàn Chi tiết sử dụng ở dạng này đòi hỏi phải hay, độc đáo, dàn liên tục để làm rõ cá tính nhân vật, đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng Bên cạnh đó, chi tiết còn được sử dụng dưới hình thức sắp đặt song song, tương phản theo ý đồ nghệ thuật của người viết Ở dạng này, người viết có thể sử dụng 2 chi tiết, 2 hệ thống chi tiết đối lập nhau để nói về sự thay đổi của con người, của cảnh vật cũ và mới, trong khoảng không gian, thời gian giữa quá khứ và hiện tại để làm rõ

sự thay đổi theo thời gian của nhân vật, sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Chi tiết nói về sự thay đổi nhan sắc của cô giáo miền xuôi lên

Trang 15

thiêng nước độc “…ngày chị mới lên bản Nhem, da dẻ cũng căng mịn, mơn mởn, tóc dài chấm ngang lưng, hai gò má tuy hơi nhô cao nhưng lúc nào cũng ưng ửng hồng, nhất là đôi mắt buồn sâu hun hút chất chứa bao tâm sự Uống nước nhiễm quặng, tắm sương, gội nắng mãi, mái tóc chị trở nên xơ xác, da dẻ xám ngoét như người sốt rét kinh niên và đôi mắt sâu

hút ngày nào như nông hơn ” (Trích: Chuyện ở Lũng Là)

2.5 Chức năng của chi tiết.

Chi tiết trong truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật, giàu tính thẩm mỹ, do vậy chi tiết có chức năng thẩm mỹ, khác với chi tiết có tính thông tin, thống

kê, đơn nghĩa của báo chí Chi tiết là đòi hỏi tất yếu của sáng tác văn học,

vì văn học khác hoàn toàn với các ngành khoa học Văn học phản ánh

cuộc sống một cách sinh động, cụ thể, là sự tái hiện cuộc sống “bằng

những hình thức của chính bản thân cuộc sống” (N.Tsechnưxépki) Do

vậy chi tiết là yếu tố có chức năng phương tiện tạo nên tính sinh động, cụ thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ Chức năng của chi tiết tương đương với chức năng của hình ảnh trong thơ, của đường nét trong hội họa…

Trong tác phẩm, chi tiết được nhìn nhận như đơn vị, thành tố nhỏ nhất tham gia cấu thành tác phẩm Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất hiện, gia nhập vào cấu trúc hình tượng dễ dàng, thuận lợi hơn, vì tiểu thuyết là thể tài tự sự dài hơi, có dung lượng lớn Riêng đối với truyện ngắn – thể tài tự sự cỡ nhỏ, cơ động, đòi hỏi phải sự chọn lọc rất cao khi sử dụng chi tiết

Trang 16

Chương 3 VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN

Do những yêu cầu khắt khe của đặc trưng thể loại, truyện ngắn đòi hỏi phải có dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, nhân vật điển hình, tính hình tượng cao… nên truyện ngắn không cho phép lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, mà phải hết sức cô đọng, tinh tế, sâu sắc Chính vì thế, ngoài những thành tố khác tham gia cấu thành nên tác phẩm khác, truyện ngắn nhất thiết phải chứa đựng nhiều chi tiết cô đúc, tiêu biểu, có giá trị lớn về cảm xúc và tư tưởng

Chi tiết truyện ngắn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, thấm đẫm nhân tình thế thái Nhờ chi tiết mà tình tiết truyện được mô tả tỉ mỉ, sống động, giàu hình ảnh; hình tượng nhân vật được khắc hoạ rõ nét về hình dáng, tính cách, số phận cùng các mối quan hệ của nhân vật; không gian, thời gian, tình huống, xung đột được thể hiện sinh động, phong phú, đa chiều, đa dạng nhưng cũng rất gần gũi và tinh tế… Chính vì thế, trong truyện ngắn, chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, triển khai cốt truyện, xây dựng tình huống, khắc hoạ hình tượng nhân vật, hấp dẫn độc giả, đồng thời cách sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn phản ánh năng lực sáng tạo nghệ thuật của người viết

Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọc nhấn

mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể được Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã”.

Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng có mối

Trang 17

triển Cũng là một chi tiết, nhưng có thể cùng một lúc tham gia nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm Cho nên, việc phân định rạch ròi vai trò cụ thể của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức khó khăn.

Trong khuôn khổ khoá luận, tôi xin được lấy những dẫn chứng cho lập luận của mình từ những tác phẩm truyện ngắn của bản thân, những tác phẩm tuy chưa phải là mẫu mực, nhưng là những minh chứng cụ thể nhất của bản thân trong việc sử dụng (chọn lựa, hư cấu) chi tiết trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

3.1 Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

Văn học là một hình thức đặc biệt của nhận thức cuộc sống Không ít tác phẩm văn học có độ sâu khái quát của tư duy triết học Và có thể nói, tác phẩm văn học thực thụ bao giờ cũng mang một tư tưởng nhất định, một triết lý nào đó Trong truyện ngắn dồn nén rất nhiều chi tiết cô đúc, trong đó có chi tiết tiêu biểu đóng vai trò là trung tâm truyền tải chủ đề tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Trong trường hợp này, ta có thể xem chi tiết như chất liệu truyền tải thông điệp thầm kín mà tác giả gửi đến người đọc thông qua tác phẩm

Trong quá trình tư duy hình tượng, người viết không tự hô hào, không tự giải thích, không đưa ra bình luận mà cứ để chi tiết với giá trị thẩm mĩ sẵn có thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi của truyện ngắn không phải là tác giả viết gì trong tác phẩm mà quan trọng là người đọc sẽ cảm nhận được điều gì sau khi đọc xong tác phẩm Như vậy, có thể xem chi tiết như một chất liệu để truyền tải nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm

Truyện ngắn “Lũ mùa cạn” (NV) viết về đề tài người phụ nữ, nói về

lòng vị tha, bao dung của nhân vật tên Lan Truyện được viết theo thể loại truyện ngắn hiện thực lãng mạn nhưng ít nhiều mang yếu tố kỳ ảo, hư

Ngày đăng: 17/03/2014, 18:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3/ Nhiều tác giả (2000) Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký
Nhà XB: Nxb Thanh niên
4/ Bùi Việt Thắng (1999) Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận truyện ngắn
Nhà XB: Nxb Văn học
5/ Bùi Việt Thắng (2000) Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
6/ Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2003) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 7/ Lại Nguyên Ân (2004) 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học", Nxb Giáo dục, 7/ Lại Nguyên Ân (2004) "150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8/ Vương Trí Nhàn (2001) Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay truyện ngắn
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
9/ Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với Từ điển thuật ngữ văn học, trong đó có mục truyện ngắn; Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
10/ Nxb Thế giới (2003) Từ điển văn học (Bộ mới) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới (2003) "Từ điển văn học" (Bộ mới)
11/ Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam (1992), Từ điển Tiếng Việt 12/ Trịnh Hồng Hải (2011) Tập Truyện ngắn Lũ mùa cạn, Nxb. qđnd. HN.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt"12/ Trịnh Hồng Hải (2011) Tập Truyện ngắn "Lũ mùa cạn
Tác giả: Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam
Nhà XB: Nxb. qđnd. HN.2011
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w