BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Thương mại
Chủ biên: PGS.TS Hoàng Văn Thành
TÂM LÝ
QUAN TRI KINH DOANH
Trang 2MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1 Tổng quan về tâm lý quản trị kinh doanh 1.1 Một số
‘an dé chung về tâm lý và tâm lý quản trị kinh doanh
1.1.1 Khái niệm và vai trò của tâm lý
1.1.2 Khái niệm và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh
1.2 Các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh 1.2.1 Lý thuyết quản trị cỗ điển
1.2.2 Lý thuyết quản trị hành chính
1.2.3 Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 1.2.4 Lý thuyết tâm lý con người trong quản trị
1.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh 1.3.1 Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung tâm lý quản trị kinh doanh
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh
âu hỏi ôn tập chương 1 Danh mụ
ï liệu tham khảo chương I
Chương 2 Đặc điểm và các quy luật tâm lý cá nhân
2.1 Đặc điểm tâm lý cá nhân 2.1.1 Xu hướng 2.1.2 Tính khí 2.1.3 Tính cách 2.1.4 Năng lực 2.1.5 Tình cảm và cảm xúc 2.2 Các quy luật tâm lý cá nhân 2.2.1 Quy luật tâm lý hành vỉ 2.2.2 Quy luật tâm lý lợi ích 2.2.3 Quy luật tâm lý tình cảm 2.2.4 Quy luật tâm lý nhu cầu 2.3 Câu hỏi ôn tập chương 2
Danh mục tài liệu tham khảo chương 2
Chương 3 Đặc điểm và các quy luật tâm lý tập thể lao dong
Trang
oD
Trang 33.1 Những vấn đề chung về tập thể lao động 3.1.1 Khái niệm và đặc điểm tập thể lao động
3.1.2 Phân loại và cấu trúc tập thể lao động 3.1.3 Các giai đoạn phát triển tập thể lao động
3.2 Những hiện tượng và quy luật tâm lý phỏ biến của tập thể lao động 3.2.1 Quy luật truyền thống, tập quán
3.2.2 Quy luật lan truyền tâm lý
3.2.3 Quy luật nhàm chán 3.2.4 Quy luật tương phản 3.2.5 Quy luật di chuyên 3.2.6 Dư luận tập thể
3.2.7 Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động
3.3 Mâu thuẫn trong tập thể lao động
3.3.1 Khái niệm và bản chất của mâu thuẫn
3.3.2 Các loại mâu thuẫn trong tập thể lao động
3.3.3 Phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong tập thê lao động,
3.4 Câu hỏi ôn tập chương 3
Danh mục tải liệu tham khảo chương 3
Chương 4 Tâm lý trong hoạt động lãnh đạo
4.1 Khái niệm và đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 4.1.1 Khái niệm lãnh đạo và người lãnh đạo
4.1.2 Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
4.2 Những phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo
4.2.1 Phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong
4.2.2 Tính nguyên tắc của người lãnh đạo
4.2.3 Tính nhạy cảm của người lãnh đạo 4.2.4 Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền 4.2.5 Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa 4.3 Phong cách lãnh đạo
4.3.1 Khái niệm và các yếu tổ ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
Trang 44.4.1 Khái niệm và dấu hiệu của êkíp lãnh đạo 4.4.2 Cấu trúc tâm lý của êkíp lãnh đạo
4.4.3 Những yếu tổ tâm lý bảo đảm sự tổn tại và phát triển của êkíp lãnh dao
4.4.4 Thủ lĩnh êkíp lãnh đạo và các điều kiện thiết lập một êkíp lãnh đạo 4.5 Câu hỏi ôn tập chương 4
Danh mục tài liệu tham khảo chương 4
Chương 5 Tâm lý trong hoạt động kinh doanh
5.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh 5.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh
5.1.2 Phẩm chất cần có của nhà kinh doanh
5.2 Đặc điểm tâm lý của người mua 5.2.1 Khái niệm và vai trò của người mua
5.2.2 Phân loại và đặc điểm tâm lý của người mua 5.3 Đặc điểm tâm lý của người bán
5.3.1 Khái niệm và vai trò của người bán hàng
5.3.2 Các nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp của người bán hàng
5.3.3 Phẩm chất tâm lý của người bán hàng,
5.4 Tâm lý trong hoạt động marketing
5.4.1 Tâm lý trong nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới
5.4.2 Tâm lý trong định giá sản phẩm
5.4.3 Tâm lý trong quảng cáo kinh doanh 5.5 Câu hỏi ôn tập chương 5
Danh mục tải liệu tham khảo chương 5
Chương 6 Giao tiếp trong quản trị kinh doanh 6.1 Khái quát về hoạt động giao tiếp
6.1.1 Khái niệm và bản chất của giao tiếp 6.1.2 Ý nghĩa và mô hình của giao tiếp
6.2 Các công cụ giao tiếp
6.2.1 Giao tiếp bằng ngôn ngữ 6.2.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ
Trang 56.3.2 Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
6.4 Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh
6.4.1 Những cản trở và nguyên tắc trong giao tiếp
6.4.2 Kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp
6.5 Một số loại hình giao tiếp trong quản trị kinh doanh
6.5.1 Hội họp 6.5.2 Đối thoại
6.5.3 Tiếp khách
6.5.4 Giao tiếp qua điện thoại
6.6 Câu hỏi ôn tập chương 6
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị kinh doanh là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của quản trị kinh doanh, nhà quản trị cần phải nắm vững các tri thức về tâm lý quản trị kinh doanh và vận dụng sáng tạo vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế
Để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn kinh doanh và đáp ứng yêu cầu đôi mới nội dung chương trình đảo tạo các chuyên ngành của Trường Đại
học Thương mại, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Ttâm lý quản trị kinh doanh,
bao gồm 6 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về tâm lý quản trị kinh doanh, do PGS.TS Hoàng Văn Thành biên soạn Chương này trình bày những vấn để chung về tâm lý và tâm lý quản
trị kinh doanh; các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh; đối tượng, nội dung và
phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh
ý cá nhân, do PGS.TS Hoàng Văn
Chương 2 Đặc điểm và các quy luật tâm
Thành biên soạn, bao gồm các đặc điểm tâm lý cá nhân như xu hướng, tính khí, tính cách, năng lực, cảm xúc và tình cảm; các quy luật tâm lý cá nhân: quy luật tâm lý hành vi, quy luật tâm lý lợi ích, quy luật tâm lý tình cảm và quy luật tâm lý nhu cầu
Chương 3 Đặc điền và các quy luật tâm lý tập thé lao động, do PGS.TS Hoàng Văn Thành biên soạn Nội dung chương gồm: những van dé chung ve tap thé
lao động: những hiện tượng và quy luật tâm lý phỏ biến của tập thẻ lao động; những vấn đề cơ bản về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lao động
Chương 4 Tâm lý trong hoạt động lãnh đạo, do PGS.TS Hoàng Văn Thành biên soạn Chương này trình bày: khái niệm lãnh đạo và người lãnh đạo; đặc điểm và
phẩm chat tâm lý của người lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; êkíp và những vấn đề tâm
lý của êkíp lãnh đạo trong doanh nghiệp
Chương 5 Tâm lý trong hoạt động kinh doanh, do PGS.TS Hoàng Văn Thành
và ThS Nguyễn Văn Luyén biên soạn, bao gdm ci
c nội dung: khái niệm, đặc điểm
hoạt động kinh doanh và phẩm chất của nhà kinh doanh; đặc điểm tâm lý của người mua, người bán và những vấn đề tâm lý trong hoạt động marketing của doanh nghiệp
Trang 7giao tiếp; các công cụ giao tiếp; phong cách giao tiếp; nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh và một số loại hình giao tiếp trong quản trị kinh doanh
Ngoài các nội dung nêu trên, giáo trình còn giới thiệu 5 phụ lục để bạn đọc tham khảo
Với nội dung đã trình bày, các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đem lại cho sinh
viên và độc giả những kiến thức bỗ ích trong lĩnh vực tâm lý quản trị kinh doanh
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tài liệu của nhiều tác giả nêu trong danh mục sách tham khảo và xin được trân trọng cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong bộ môn Marketing Du lịch và khoa Khách sạn - Du lịch đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình biên soạn; chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Khoa học - Đối ngoại trường Đại học Thương mại đã quan tâm chỉ đạo, góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho việc biên
soạn và xuất bản giáo trình này đề phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên
cứu
Mặc dù đã rất có gắng, song cuốn sách vẫn không tránh khỏi những thiếu sót về
nội dung và hình thức trình bày Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn Mọi ý kiến góp ý xin gửi về bộ môn Marketing Du lịch, khoa Khách sạn - Du lịch, trường Đại học Thương mại
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Trang 8Chương I
TONG QUAN VE TAM LY QUAN TRI KINH DOANH
Muc ti
Chương này nhằm giúp sinh viên nắm được:
- Khải niệm, vai trò và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh - Nội dung cơ bản và phạm vi ứng dụng của các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh: - Déi tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh:
1.1 Một số vấn đề chung về tâm lý và tâm lý quản
1.1.1 Khái niệm và vai trò của tâm lý 1.1.1.1 Khái niệm tâm lý
Có thể hiểu một cách khái quát nhất, tâm lý là những hiện tượng tỉnh thần xảy
ra trong đầu óc con người, gắn liền, chỉ phối và điều khiển mọi hoạt động của con
người Theo cách hiéu này thì khái niệm tâm lý rất r là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc,
tình cảm, ý chí, tính cách, ý thức và tự ý thức; là nhu cầu, năng lực, động cơ, hứng thú, khả năng sáng tao, tâm thế xã hội và những định hướng giá trị của con người Tâm lý bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức, tỉnh cảm - ý chí, giao tiếp và nhân cách
Hoạt động tâm lý có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nộ
được phát sinh thông qua hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội Tâm lý của một người chỉ có thể phát triển bình thường, nếu thoả mãn
hai điều kiện cơ bản: thứ nhất, người đó phải có bộ não bình thường: thứ hai, người đó
phải có các mối quan hệ trong xã hội và thế giới tự nhiên Thoát ly khỏi các mối quan
hệ giữa con người với con người trong xã hội sẽ làm cho tâm ly mắt đi bản tính người, vì bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Tâm lý luôn gắn liền với mọi hoạt động nên diễn biến tâm lý bên trong mỗi cá nhân thường được biểu hiện ra
bên ngồi thơng qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, hành động Đây chính là cơ sở để người
ta nhận biết tâm lý của đối tượng nào đó thông qua quan sát
1.1.1.2 Vai trò của tâm lý
Trải qua quá trình hoạt động, để tồn tại và phát triển, con người phải không,
Trang 9và xã hội, đồng thời bày tỏ thái độ của mình đối với chúng Như vậy tâm lý đã thực
hiện vai trò „hận thức, giúp con người phản ánh hiện thực tự nhiên, xã hội và bản thân
Sự phản ánh của tâm lý bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan, dẫn đến
có sự khác nhau về sự hiêu biết và cảm xúc, tình cảm của mỗi cá nhân Điều đó cho
tha
tâm lý là hiện tượng có thật và nhờ nó mà con người có thể nhận thức được và có
thái độ với thế giới xung quanh mình
Tâm lý còn có vai trò định hướng và thúc đẩy hoạt động của con người Nhờ có
tâm lý, con người luôn xuất hiện nhu cầu, động cơ và mục đích hoạt động, qua đó thúc đây mọi hành động đề thỏa mãn nhu cầu Tâm lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động
của con người để đạt được mục đích, nhờ đó con người tồn tại và phát triển được trong
môi trường sống của mình
Do tâm lý có vai trò quan trọng đối với con người, nên dé nâng cao hiệu quả quản lý con người trong quản trị kinh doanh, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm vững và vận dụng kiến thức tâm lý vào quản lý các cá nhân và tập thể lao động trong doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm và quá trình phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh
1.1.2.1 Quá trình phát triển của tâm lý học
Tâm lý học là thuật ngữ có nguồn gốc từ hai từ Hy lạp cô được phiên âm ra
tiếng La tinh là “psychologie” Từ “psyche” có nghĩa là “linh hồn” hay “tâm hồn”, còn từ “chologie” có nghĩa là “học thuyết" hay “khoa học” Trên cơ sở này có thể hiểu tâm
lý học là “khoa học về tâm hồn”, với đối tượng nghiên cứu là tâm lý con người Cụ
thể, tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện tượng và
quy luật tâm lý Trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển, tâm lý học còn là một bộ phận của triết học Sau khi con người nhận thức được sự tồn tại của “tâm hồn” và quan tâm nghiên cứu nó thì tâm lý học dần dần được tách ra trở thành một môn khoa học
độc lập Sau đây trình bày khái quát về quá trình phát triển của tâm lý học * Tâm lý học thời kỳ cổ đại
Con người đã quan tâm đến các hiện tượng tâm lý ngay từ khi họ xuất hiện trên trái đất, cách đây khoảng 10 vạn năm Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ để lại cho thấy từ thời kỳ cỗ đại đã có những quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách”
Trang 10thời kỳ tiền khoa học tâm lý Trong thời kỳ cô đại đã xuất hiện nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau về tâm lý, do có các quan niệm khác nhau về triết học và tôn giáo
Học thuyết duy tâm cổ đại cho rằng tâm lý là hiện tượng hoàn toàn phi vật chất, là “phần hồn” đối lập với “phần xác” Phần hồn do Thượng để sinh ra và được đặ con người cụ thể khi mới chào đời Khi con người chết đi thì chỉ có phần xác bị tiêu
hủy, còn phần hồn sẽ bắt tử, nó lìa khỏi xác và tiếp tục tồn tại đâu đó mà con người
không thể biết được Chang hạn, theo học thuyết của nhà triết học duy tâm cổ đại Hy
Lạp Platông (428 - 347 tr.CN), thì tâm hồn có trước, thực tại có sau Tâm hồn do
Thượng dé sinh ra Tam hồn trí tuệ nằm trong đầu và có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn dũng cảm nằm trong ngực và có ở giai cấp quý tộc; tâm hỗn khát vọng nằm ở bụng và có ở tầng lớp nô lệ
Học thuyết đụy vật cổ đại có quan niệm ngược lại, tâm lý là vật chất, vận động
và biến đổi theo quy luật của thế giới vật chất Tâm lý không tách khỏi cơ thể và không phải là bất tử Nhiều học thuyết mà điển hình là “thuyết nguyên tử luận” của
Đêmôcrát (460 - 370 tr.CN) cho rằng tâm lý được tạo ra từ các nguyên tử Các học
thuyết khác lại quan niệm tâm lý được tạo thành từ đất, nước, lửa, khí Theo “thuyết
khí chất” của Hypôcrát (460 - 377 tr.CN), tâm lý được tạo thành bởi 4 chất trong cơ
có thuộc tính nóng; “Chất tiết ra” ở trong não,
thé, gdm; “Mau” ở trong tim, màu đi
màu trắng, có thuộc tính lanh; “Chat tiét ra” ở trong gan, màu vàng, có thuộc tính khô
và “Chất tiết ra” ở trong dạ dày, màu đen, có thuộc tính ướt Trên cơ sở đó, Hypôcrát
giải thích sự khác nhau về tâm lý giữa người này với người khác là do có sự khác nhau
về tỷ lệ pha trộn của các chất nói trên và phân loại con người theo 4 nhóm khí chất, có
biểu hiện tâm lý khác nhau như: nhóm khí chất có máu chiếm tỷ lệ trội hơn, biểu hiện
sự nóng nảy, hãng hái, sôi nổi; nhóm khí chất có chất tiết ra trong não trội hơn, biểu
hiện sự linh hoạt, sắc xảo, lạnh lung; nhóm khí chất có chất tiết ra trong gan trội hơn, biểu hiện sự điềm tĩnh, khô khan, cứng nhắc; nhóm khí chất có chất tiết ra trong dạ
dày trội hơn, biểu hiện sự ưu tư, ướt át, đa cảm Ngày nay, khoa học tâm lý vẫn nhất trí với ch phân loại con người theo khí
chất của Hypôcrát, nhưng giải thích bản chất tâm lý của chúng một cách khoa học hơn, dựa trên học thuyết “Sinh lý và hoạt động thần kinh cấp cao” của I Paplôp (1849 -
Trang 11Trong thời kỳ này, nhà tâm lý học cô đại Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết cuốn sách “Bàn về tâm hồn”, được coi là cuốn sách tâm lý học đầu tiên của loài người Phân tích tác phẩm này có thẻ thấy những quan niệm cơ bản về tâm hồn như sau:
- Tâm hồn bao gồm cả tư duy, trí nhớ, tình cảm, các quá trình và trạng thái tâm ý, các hành động tác động vào thế giới bên ngoài
- Muốn hiểu tâm hồn thì phải nghiên cứu các mối quan hệ ngoài tâm hồn, giữa
tâm hồn và cơ thể
~ Tâm hồn chỉ có ở các vật thể tự nhiên có sự sống, thể hiện qua định nghĩa: *Tâm hồn là cái tự đích của thân thể tự nhiên và có khả năng sống”
- Có 3 loại tâm hồn: tâm hồn dinh dưỡng đảm bảo chức năng nuôi dưỡng, sinh
nở; tâm hồn cảm giác đảm nhận chức năng cảm thụ, mong ước và vận động; và tâm hồn suy nghĩ đảm nhận chức năng lý giải, lập luận, tưởng tượng Theo Arixtốt, các
loài thực vật chỉ có tâm hồn dinh dưỡng, các loài động vật có tâm hồn dinh dưỡng và
¡ tâm hồn trên
tâm hồn cảm giác, còn con người có cả 3 loạ
Tóm lại, trong thời kỳ cổ đại các nhà tâm lý đều quan tâm đặc biệt đến “tâm
hồn” con người với quan niệm đó là một lĩnh vực riêng cần phải được nghiên cứu độc
lập Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của khoa học lúc đó, hệ thống quan
điểm về tâm lý con người thời kỳ cổ đại còn mang nặng tính tự nhiên, tự phát, máy móc, phần lớn mang mẫu sắc duy linh và mới dừng ở mức độ tiền khoa học Trong
thời kỳ cổ đại, tâm lý học vẫn là một bộ phận của triế học, chưa đủ điều kiện để tách ra thành một môn khoa học độc lập
* Tâm lý học truyền thống
Sau thời kỳ cỗ đại, tâm lý học tiếp tục phát triển sang thời kỳ tâm lý học truyền
thống Những thành tựu quan trọng của khoa học tâm lý trong thời kỳ này có thể tóm tắt như sau:
- Thuyết nhị nguyên: Người đại diện cho phái "nhị nguyên luận" là R.Đêcác
(1596 - 1650), cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại Ông coi
cơ thể con người có phản xạ như một chiếc máy Còn ban thé tinh than, tâm lý con người thì không thể biết được R.Đêcác cũng đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý Nội dung cơ chế phản xạ có thể mô tả như sau: khi có
Trang 12
thể, gọi là cơ quan thực hiện phản xạ Phát kiến về "phản xạ" của R.Đêcác đã được ứng dụng vào nghiên cứu cảm giác của con người bằng thực nghiệm
- Nhà triết học Đức Vônphơ (1639 - 1754) đã cho xuất bản cuỗn “Tâm lý học
kinh nghiệm” vào năm 1732 và cuốn "Tâm lý học lý trí" vào năm 1734 Thuật ngữ "tâm lý học" đã được sử dụng lần đầu tiên trong các cuốn sách này
- Học thuyết tiền hóa của Đác-wyn (1909-1982): Học thuyết này là cơ sở đề giải thích sự phát triển tâm lý của các loài sinh vật từ thấp đến cao và trai trò của tâm lý trong quá trình thích nghỉ với môi trường đẻ tồn tại và phát triển của các loài sinh vật
- Đến thế kỷ XIX, tâm lý học phát triển với tư cách là khoa học thực nghiệm ở
các nước Đức, Nga, Mỹ, Anh, Pháp Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiền do Vuntơ, nhà
tâm lý học người Đức thành lập tại Laixich vào năm 1819 Thực chất đây là phòng thí nghiệm sinh lý - tâm lý và đến thời kỳ này tâm lý học mới thực sự được coi là ngành
khoa học độc lập với triết học, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng và
nhiệm vụ riêng Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy vật tiếp tục diễn ra gay gắt xung quanh môi quan hệ giữa tâm và vật
- Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Béccoli (1685 - 1753), E.Makho (1838 - 1916) cho rằng thế giới không có thực mà chỉ là sự "phức hợp các cảm giác
chủ quan" của con người mà thôi D.Hium (1811 - 1916) thì coi thé giới chi là những
"kinh nghiệm chủ quan", còn việc giải thích kinh nghiệm là do đâu thì Hium cho rằng con người không thể biết Vì vậy, người ta gọi Hium là người thuộc phái "bất khả tri"
- Hoc thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao, thể hiện qua "Ý niệm tuyệt đối"
của Hêghen Đặc biệt là các nhà triết học và tâm lý học phương Tây như Spinnôda
(1632 - 1667) coi tất cả vật chất đều có tư duy Lametri (1709 - 1751) là một trong các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác, còn
Canbanic (1757 - 1808) thì cho rằng não tiết ra tư tưởng giống như gan tiết ra mật
- Phơbách (1804 - 1872) là nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mắc ra đời, đã khẳng định tỉnh thản, tâm lý không thể tách rời khỏi bộ não con người
và là sản phẩm vật chất phát triển tới mức độ cao
* Tâm lý học hiện đại
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX, mặc dù đã trở thành một khoa học
Trang 13
cầu khách quan, từ đó xuất hiện nhiều trường phái tâm lý học khác nhau ở nhiều nước
và đưa khoa học tâm lý chuyển sang thời kỳ phát triển mới - Tâm lý học hiện đại Nồi
bật trong các trường phái tâm lý học thời kỳ này phải kể đến 3 trường phái tâm lý học
khách quan (tâm lý học ghextan, tâm lý học hành vi, phân tâm học) và đỉnh cao của
tâm lý học hiện đại là trường phái tâm lý học hoạt động (tâm lý học MácxiU ~ Trường phái tâm lý hoc ghextan
Ghextan có thể hiểu là một hình ảnh tâm lý có cấu trúc trọn vẹn, hoàn chỉnh và
nó không phải được cấu tạo nên từ những phần tử, những phần (yếu tổ) riêng biệt
Trong tiếng Đức, “gestalt" có nghĩa là toàn vẹn, cấu trúc, hình thái Vì vậy, tâm lý học
ghextan còn được gọi là tâm lý học cấu trúc, tâm lý học hình thái
Tâm lý học ghextan ra đời vào năm 1913, do 3 nhà tâm lý học người Đức là M Wertheimer (1880 - 1943), V Kohler (1887 - 1967) và K Koffka (1886 - 1941) lập ra
Đây là trường phái chuyên nghiên cứu về trí giác, ngoài ra nó cũng nghiên cứu về tư duy của con người Bằng kết quả thí nghiệm, các nhà tâm lý học thuộc trường phái ghextan đã đưa ra một cách tiếp cận mới về các hiện tượng tâm lý (tri giác, tư duy ),
theo quan niệm: một tổ chức hồn chỉnh khơng thể lấy ra được cái bộ phận, vì tính
chất của cái bộ phận không mang trong nó tính chất của cái hoàn chỉnh Một tổ chức
hồn chỉnh cũng khơng phải là tổng đơn giản của các bộ phận, các yếu tố tạo thành
Tâm lý học ghextan đã phát hiện ra những quy luật cơ bản của trí giác như Quy luật mỗi quan hệ giữa hình và nên: Hình là cái được sắp xếp gần hơn nền bởi tính đên
quả của định vị chủ quan, hình nổi được là nhờ nên, vì vậy thay đổi nền sẽ dãi những cảm nhận khác nhau về cùng một hình Đây là những khám phá rất lý thú, giúp chúng ta hiểu rõ sự tác động của nền vào hình, làm xuất hiện những “ảo giác”; Quy
luật bồ sung: Trì giác con người luôn có xu hướng bố sung, làm cho hình ảnh tri giác được trọn vẹn, đẹp, hoàn chỉnh, hài hoà hơn Ví dụ, nhìn một tam giác thiếu một góc, ta vẫn “thấy” nó là một tam giác đủ cả ba cạnh và ba góc Điều này cho thấy, hình ảnh trí giác không chỉ là kết quả của tổng các kích thích hay của phản xạ này liên tưởng
it hiện tượng bằng
với phản xạ kia tại thời điểm đó, mà còn do con người tri giác
cả vốn sống, kinh nghiệm hoạt động có từ trước; Quy luật vẻ tính không đổi (tính ổn
Trang 14luôn được tri giác là cục phần trắng, dù điều kiện ánh sáng có thay đổi, khi giữa trời nắng chói chang hay lúc tranh tối tranh sáng
Tâm lý học ghextan cho rằng, các hình ảnh tâm lý có cùng cấu trúc với các quá
trình sinh lý, cũng như với các khách thể vật lý Não người phải có cấu trúc như thế
ật thể ) thành các cầu trúc tâm lý
nào đó đề có thể chuyên các cấu trúc vật lý (các
(hình ảnh tri giác ) thông qua khâu trung gian là các quá trình sinh lý của cơ thể Và
đi đến kết luận: vấn đề chủ yếu của hoạt động tư duy là quá trình cải tổ cầu trúc nhận
thức để đạt được hiệu quả phản ánh cao hơn - Trường phái tâm If học hành vỉ
Trường phái tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, do J, Watson (1878
- 1958) sáng lập Trường phái này lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu, đồng nhất
hành vi con người với hành vi của động vật, bỏ qua các trạng thái của ý thức và các
quá trình sinh lý, thần kinh Hành vi được xem như tổ hợp các phản ứng của cơ thể
trước các kích thích từ môi trường bên ngồi
theo cơng thức S — R (Stimul: kích thích, Reaction: phản ứng) Như vậy con người ở đây chỉ được xem như một thực thể sinh học, có phản ứng đáp lại một cách thụ động trước các kích thích của hoàn cảnh khách
quan Đề tồn tại và phát triển, con người buộc phải hành động sao cho thích nghỉ với
hồn cảnh, nếu khơng nó sẽ bị đào thải Công thức S — R có hạn chế là đã bỏ qua các
yếu tố thuộc về chủ thể phản ứng, như cơ chế hoạt động thần kinh trong điều chỉnh
hành vi, mối quan hệ bản chất của con người trong xã
lịch sử ~ Trường phải phân tâm học
Phan tam học do S Freud (1856 - 1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo
sáng lập, nên còn gọi là tâm lý học Freud Trường phái này được xây dựng trên khái
niệm vô thức: Mọi hoạt động tâm lý đều bắt nguồn từ vô thức và tuỳ thuộc vào tương
quan giữa những lực lượng thôi thúc và ngăn cản, được biểu hiện ra theo những quy luật khác hản với ý thức Một nội dung quan trọng của trường phái phân tâm học là xây dựng cấu trúc tâm lý cá nhân, dựa trên 3 “khối” có mối quan hệ mật thiết với nhau như sau:
+ Cái vô thức hay cái nó: là biểu hiện của di truyền và hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn tối đa những nhu cầu bản năng (mang tinh bam sinh) của cá nhân như
tình dục, đói khát Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt
Trang 15nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, gọi là libido - cội nguồn của tỉnh thần, nguyên nhân
của mọi bệnh tâm thần cũng như khả năng lao động sáng tạo ở con người Xung lực phát ra từ cái øở thể hiện mục đích thực sự và là nguyên nhân cuối cùng của mọi hoạt động của con người
+ siêu tôi: bao gồm các chuẩn mực, quy định, những ràng buộc, cắm ky của môi trường xã hội đối với cá nhân Cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc chèn ép, kiểm duyệt những xung lực phát ra từ cái nó và quyết định việc thoả mãn hay chưa
thoả mãn ngay những đòi hỏi của những xung lực đó Như vậy nhờ có cái siêu tôi mà các nhu cầu (bản năng) của cá nhân được thoả mãn trong phạm vỉ xã hội cho phép
+ Cái tôi: là cái trung gian, có chức năng làm cân bằng giữa cái nó và cái siêu tôi Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực và nó chính là ý thức được kiểm soát của cá nhân Cái tôi luôn trong tinh trạng giằng co giữa đòi hỏi thoả mãn các nhu cầu bản năng và những điều ràng buộc, cắm ky của môi trường xã hội, do đó nó luôn trong
tình trạng phải “điều hoà” đề thích ứng, dẫn đến tâm lý cá nhân có diễn biến rất phức
tap
Nói chung cả ba trường phái trên đều có những đóng góp nhất định vào sự phát
triển của khoa học tâm lý Nhưng hạn chế cơ bản của chúng là đã sử dụng chân lý cục
làm nguyên lý phỏ quát, vì thế sau 10 năm phát triển cả ba trường phái lại rơi vào bế tắc, dẫn đến sự ra đời của những trường phái "mới" như thuyết hành vi mới, thuyết
S.Freud mới và thuyết gestalt mới
~ Trường phái tâm lý học IMácxit
Triết học Mác - Lênin ra đời đã tạo ra bước phát triển quan trọng của khoa học
tâm lý, nó là cơ sở để xây dựng trường phái tâm lý học hoạt động Khoảng đầu thế ky
XX, tâm lý học mới xác định được đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn nhờ
những đóng góp tích cực của các nhà tâm lý học Xô Viết, mà điển hình là L.X 'Vưgôtxki (1896 - 1934), X.L.Rubinxtêin (1902 - 1960), A.N.Lêônchiev (1903 - 1979),
A.R.Luria (1902 - 1977) Trường phái tâm lý học Mácxit lấy triết học duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận Tâm lý học là một
khoa học tổng hợp nên không thể một lúc có thể quán triệt và bao quát được tất cả các
Trang 16lại có cả toàn bộ những khối đã thành hình, nhưng lại không có bản thiết kế chung về
cơng trình kiến trúc tồn bộ mà anh ta phải xây dựng Phải chăng điều đó đã gây ra cái ấn tượng vô chính phủ trong lý luận tâm lý học” Các nhà tâm lý học Mácxit coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não thông qua hoạt động của con người Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển va thé hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ của con người trong xã hội Chính vì thế mà tâm lý học Mácxit được gọi là "tâm lý học hoạt động" Cũng theo quan điểm của trường phái tâm lý này, tâm lý người không có sẵn và tự bộ óc cũng không “sản sinh" ra tâm lý, bộ óc là khí quan của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc người
Tóm lại, có thê thấy quá trình phát triên của tâm lý học gắn liền với sự phát
triển của loài người, từ xa xưa cho đến ngày nay Trong khoảng thời gian ấy, tâm lý
học đã có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ cả về lượng và về chất, để đáp ứng
những yêu cầu bức thiết của mỗi thời đại mà trọng tâm là sự phát triển của con người
và xã hội
1.1.2.2 Khái niệm tâm lý quản trị kinh doanh
* Quản trị
Dưới góc độ tâm lý có thể hiểu một cách khái quát: Quản trị là hoạt động giải
quyết mối quan hệ giữa con người với con người theo những quy tắc và chuẩn mực xã
hội, nhằm phục vụ cho lợi ích của con người và sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, theo các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
quản trị, như:
~ Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác
- Quản trị là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp có hiệu quả hoạt động của những cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chung của tô chức
Từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản trị là sự tác động có mục đích, có định hướng, có kế hoạch và có hệ thống từ chủ thể quản trị đến khách thể
của nó, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Hình I.1 dưới đây là sơ đồ biểu diễn
một cách khái quát khái niệm quản trị nêu trên
Trang 17nhiệm vụ của tổ chức và thực hiện việc phân công, phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận, cá nhân, nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả Chủ thể quản trị | F—| Mục tiêu |*®———|Mơi trường Khách thê
Hình 1.1 Sơ đồ biểu diễn khái niệm quản trị
* Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của nhà
quản trị đến các cá nhân, tập thể lao động trong doanh nghiệp, nhằm sử dụng một cách
tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội đề đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn mực xã hội
Sự tác động liên tục, có tô chức, có mục đích của chủ thể doanh nghiệp chính là
việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị kinh doanh, nhằm phối hợp các mục
tiêu và tạo ra
ông lực hoạt động cho người lao động trong doanh nghiệp
dụng tốt nhất các tiềm năng, cơ hội của doanh nghiệp là sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực bên trong và luôn thích ứng với mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp
trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh và rủi ro trên thị trường
Thực chất của quản trị kinh doanh là sự kết hợp mọi nỗ lực của các cá nhân, tập
thể lao động nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, đồng thời đạt được
mục đích hoạt động của mỗi thành viên trong doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu
quả nhất Quản trị kinh doanh phải trả lời được những câu hỏi cơ bản như: sản xuất
kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào, cạnh tranh với ai và cạnh tranh
bằng cách nào, những rủi ro nào có thể xảy ra trong kinh doanh
Quản trị kinh doanh có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Xác định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của tô chức trong một
Trang 18- Tổ chức hoạt động, đảm bảo sự phối hợp hài hòa các hoạt động cá nhân, bộ phận trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả lao động tối ưu
- Trang bj cơ sở vật chat, phân công quản lý sử dụng chúng trong quá trình sản
xuất kinh doanh
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trên, hoạt động quản trị kinh doanh đã
thực hiện những chức năng chủ yếu là: hoạch định, tỗ chức, quản lý và kiểm tra Tuy
nhiên, các nhà quản trị ở các cấp khác nhau cần có sự phân bó thời gian và công sức
cho các chức năng quản trị một cách hợp lý, để có thể hoàn thành các nhiệm vụ được
giao Chẳng hạn, các nhà quản trị cao cấp thường giành nhiều nỗ lực hơn cho chức năng hoạch định và tổ chức, trong khi các nhà quản trị trung gian và cơ sở lại mất
nhiều thời gian hơn cho chức năng quản lý và kiểm tra * Tâm lý quản trị kinh doanh
Tâm lý quản trị kinh doanh là một môn khoa học chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng các kiến thức tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh, nhằm tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vì lợi ích của bản thân, tập thể
lao động và toàn xã hội, đồng thời tác động vào tập thê lao động nhằm tạo nên bầu
không khí tâm lý tích cực trong doanh nghiệp
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thì quản trị con người là phức tạp nhất và quan trọng nhất Các nhà quản trị cần phải nghiên cứu các quy luật tâm lý diễn ra trong các cá nhân và trong tập thể lao động, từ đó tìm cách thúc đây các hoạt động tích cực,
khuyến khích tính sáng tạo, nhằm không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả lao
động của họ
Việc nghiên cứu ứng dụng môn tâm lý quản trị kinh doanh còn có tác dụng giúp
cho nhà quản trị biết mình, biết người, đẻ có thể quản lý tốt doanh nghiệp và giành thắng lợi trong cạnh tranh
Biết mình có nghĩa là nhà quản trị đánh giá đúng về sản phẩm của mình, khả
năng, sở trường của đội ngũ lao động và tiềm lực của doanh nghiệp, để khơng ngừng
hồn thiện sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường Biết mình còn có
nghĩa là nhà quản trị nhận biết được mặt mạnh, mặt yếu dé khơng ngừng hồn thiện
bản thân, góp phần nâng cao uy tín của nhà quản trị và doanh nghiệp
Biết người có nghĩa là nhà quản trị nắm được nhu cầu, sở thích thị hiếu, tâm
Trang 19xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đưa ra thị trường những hàng hoá, dịch vụ
phù hợp và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và có ưu thế cạnh tranh Biết người còn có nghĩa là nhà quản trị hiểu rd mat mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, những thay đổi của môi trường kinh doanh có thẻ tạo ra cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp, nắm được tâm lý của lãnh đạo cấp trên để có
thể để ra mục tiêu, chiến lược kinh doanh đúng đắn, được cắp trên phê duyệt
Mặt khác, vận dụng tâm lý quản trị kinh doanh còn giúp nhà quản trị giải quyết
tốt những vấn đề liên quan trực tiếp đến người lao động như: tuyển dụng, bồi dưỡng, bố trí sử dụng lao động, xử lý các mâu thuẫn trong tập thể lao động, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp
1.1.2.3 Khái quát về sự phát triển của tâm lý quản trị kinh doanh
Tam ly quản trị kinh doanh là một trong những chuyên ngành của tâm lý học, ra
đời muộn hơn nhưng phát triển rất nhanh do yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội
Năm 1912, nhà tâm lý học người Đức H.Munsterberg là người đầu tiên giảng môn Tâm lý học quản trị kinh doanh tại Đức và sau đó tại Mỹ Ý tưởng chính trong
môn học này là nhà quản trị cần sử dụng những con người khác nhau về xu hướng, mục đích, tính khí, năng lực sao cho phù hợp với từng loại công việc để nâng cao hiệu quả lao động của họ Theo hướng này, ông đã nghiên cứu nhiều công trình khoa
học và đưa ra các luận điểm khoa học, làm cơ sở cho việc hình thành môn xã hội học lao động và thực nghiệm xã hội sau này Ngoài ra, Munsterberg còn nghiên cứu xây
dựng hệ thống đo lường, được sử dụng trong lựa chọn người vào học các nghề khác
nhau và sau đó ý tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành môn tâm lý học quản lý ở Mỹ
Sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế thị trường đã đặt ra vấn đề phải
không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị kinh doanh Khi này các tỏ chức ngày càng trở nên rộng lớn và phức tạp hơn, phải nắm giữ một số vốn khổng lồ và một đội ngũ lao động đông đảo Kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào năng
suất lao động và hiệu quả làm việc của các thành viên trong tổ chức Do đó cần phải có
Trang 20
đáp ứng tốt nhất những nhu cầu bức thiết của họ, tạo động lực thúc đây họ lao động
nhiệt tình, sáng tạo vì lợi ích bản thân, doanh nghiệp và xã hội
Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu khách quan đặt ra trong thực tiễn, môn
tâm lý quản trị kinh doanh đã ra đời và phát triển nhanh chóng trên thế giới Thực tế
cho thấy nhiều nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt nam đã bước đầu nghiên cứu ứng
dụng có hiệu quả môn tâm lý quản trị kinh doanh vào hoạt động quản lý doanh nghiệp,
góp phần phát triển doanh nghiệp một cách ồn định và bền vững, trong điều kiện kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
1.2 Các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh 1.2.1 Lý thuyết quản trị cỗ điễn
1.2.1.1 Lý thuyết của Taylor (1856 - 1915)
Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) được thừa nhận là cha đẻ của lý thuyết quản lý theo khoa học và là người mở ra một "kỷ nguyên vàng" trong khoa học quản
lý Vốn là một công nhân và sau là kỹ sư trưởng của nhà máy Midvale, Taylor đã thấy được những nhược điểm của phương pháp quản lý đương thời, theo kiểu “trại lính" Phương pháp quản lý này đã dẫn đến năng suất lao động thấp, lãng phí lao động và tài
nguyên Từ năm 1901, ông thôi làm việc ở nhà máy đẻ dành thời gian nghiên cứu và
phô biến lý thuyết quản lý theo khoa học của mình Phương pháp quản lý của Taylor
đã được ứng dụng nhanh chóng ở Mỹ, sau đó được áp dụng rộng rãi ở Anh và ni nước khác
Taylor da dé xuat thay thé phương pháp quản lý kiểu "trại lính" bằng phương
pháp quản lý có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công công việc cho từng người lao động một cách khoa học Nhờ vậy năng suất lao động được nâng cao,
phế phẩm giảm đáng kể
Những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Taylor là:
- Xây dựng phương pháp khoa học đề thực hiện có kết quả từng công việc cụ
thê trong nhà máy
- Tuyên chọn, huấn luyện công nhân phù hợp với mỗi công việc
~ Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học
Từ những nguyên tắc trên, Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thê như: nghiên
Trang 21công việc của họ ra thành các công đoạn khác nhau đề tìm cách cải tiến, tối ưu hóa các
thao tác và xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động (như trả công theo sản phẩm)
Mặc dù lý thuyết Taylor còn có những hạn chế như đã "máy móc hóa con
người", cột chặt người lao động vào day chuyền sản xuất đề quản lý, tạo điều kiện cho
giới chủ khai thác, vắt kiệt sức lao động của người công nhân song với những thành tựu to lớn của nó, lý thuyết Taylor vẫn được các nhà quản lý nghiên cứu áp dụng trong hoạt động quản trị kinh doanh, được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: khi giao việc
cho người lao động, nhà quản trị cần phải hình dung được công việc sẽ diễn ra như thế
nào, có những thuận lợi và khó khăn gì Trên cơ sở đó mà hướng dẫn, tạo điều kiện
cho người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; phải chú ý phối hợp hoạt
động giữa các cá nhân, bộ phận một cách nhịp nhàng, hiệu quả thì công việc kinh
doanh mới đạt được kết quả mong muốn; cần quan tâm đến việc xây dựng định mức
lao động và trả công hợp lý để kích thích người lao động 1.2.1.2 Lý thuyết của Henry Lawrence Gantt (1861 - 1919)
Henry L.Gantt cùng làm việc với Taylor với tư cách là tro ly cho Taylor lúc ông
là kỹ sư trưởng Sau đó, hai ông đã cộng tác chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu lý
thuyết quản lý theo khoa học
Lý thuyết của Gantt tập trung vào tính dân chủ trong công nghiệp và ông là người luôn cố gắng làm cho ngành khoa học quản lý mang tính nhân đạo Theo ông,
định nghĩa chân thực nhất của dân chủ thực sự là tổ chức những hoạt động của con người hài hòa với các quy luật tự nhiên, sao cho mỗi cá nhân đều có cơ hội để phát
huy năng lực của mình ở mức cao nhất Ngoài việc trả lương theo sản phẩm, Gantt đã bỏ sung hệ thống tiền thưởng đẻ kích thích lao động Gantt còn nôi tiếng qua đề xuất một loại biểu đồ đặc biệt mang tén "biéu đồ quyết toán hàng ngày", dùng để kiểm tra
cập nhật số lượng sản phẩm được sản xuất ra Đây là phát minh làm tiền đề cho biểu đồ Gantt ra đời năm 1917 - một đóng góp to lớn của ông trong thời điểm chiến tranh
bùng nd Biểu đồ cho thấy sản lượng dự tính (số lượng đặt ra), tiền trình của công việc (tức là số lượng được hoàn thành) và tỷ lệ giao hàng (số lượng xuất kho) tính theo thời
Trang 22khía cạnh lợi ích để kích thích người lao động và nghiên cứu nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất
1.2.1.3 Lý thuyết của Frank Bunker Gilbreth (1868 - 1924) và F.Lilian (1878 - 1972)
Gilbreth đã cùng với Taylor và Gantt hợp thành bộ ba đặt nền móng cho sự ra đời của phương pháp quản lý theo khoa học
Gilbreth và vợ ông, bà Frank Lilian, đã rất tâm đầu ý hợp trong các công trình nghiên cứu Gilbreth đã cho xuất bản những tác phâm như: phương pháp xây dựng
ngoài trời (1808), phương pháp bê tông (1908), phương pháp nề (1909), nghiên cứu cử
động (1911), sơ lược về phương pháp quản lý theo khoa học (1912) Ông còn cộng tác
với vợ viết cuốn nghiên cứu về mệt mỏi (1916), nghiên cứu cử động cùng với các tính chất của nó (1917) Ngoài ra, Gilbreth đã nghiên cứu các dàn giáo có thể điều chỉnh
được Tìm cách tăng năng suất lao động bằng biện pháp giảm động tác thừa, đặc biệt
trong xây dựng, ông đã nghiên cứu giảm từ 14 thao tác khi xây gạch xuống còn 4 thao tác rưỡi Theo đó một thợ nề có thể xây 2.700 viên gạch thay vì 1.000 viên trước đây
Các công trình của Gilbreth tập trung vào nghiên cứu các cử động đưa đến cách tốt
nhất để làm một công việc Những người tham gia nghiên cứu còn có C.G.Barth,
S.E.Thomson, H.Emerson
Tom lại, các lý thuyết thuộc trường phái quản trị cổ điển nêu trên đều tìm cách
đưa ra các phương pháp quản trị kinh doanh và tổ chức lao động có tính chất thuần túy
khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, song chúng có hạn chế là đã máy móc hóa
con người, quá đề cao việc kích thích lao động bằng lợi ích vật chất, chưa quan tâm
đúng mức đến tâm lý của người lao động, 1.2.2 Lý thuyết quản trị hành chính
1.2.2.1 Lý thuyết của Henry Fayol (1841 - 1925)
H Fayol (người Pháp) đã trình bày quan niệm về quản trị một cách hệ thống, mang tính tổng hợp và cao cấp hơn Taylor Theo ông, hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 23- Kế hoạch, thống kê
- Những hoạt động quản trị tổng hợp, bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra
Trên cơ sở đó, Fayol đã xây dựng lý thuyết quản trị theo tổ chức của mình, với
14 nguyên tắc sau:
1 Phân chia công việc
2 Quyền hạn gắn với trách nhiệm 3 Kỷ luật 4 Thống nhất chỉ huy 5, Thống nhất điều khiển 6 Cá nhân phụ thuộc tô chức 7 Thủ lao tương xứng 8 Tập trung thâm quyền 9 Tuân thủ thứ bậc 10 Trật tự 11 Công bằng 12 Ôn định 13 Tính sáng tạo 14 Tính đồng đội
1.2.2.2 Lý thuyết của Me.Weber (1864 - 1920)
Mc.Weber là nhà xã hội học, đã có nhiều đóng góp cho khoa học quản lý ở tầm vĩ mô Lý thuyết của Weber còn được gọi là lý thuyết hành chính trong quản trị kinh doanh Theo lý thuyết này, để quản trị kinh doanh có hiệu quả cần phải xây dựng một
cơ cầu tô chức chặt chẽ, đề ra hệ thống các quy định, luật lệ và chính sách hợp lý, phân
công nhiệm vụ cho cấp dưới phải căn cứ vào chức vụ, quyền hạn của họ và phải tuân theo các quy định đã đề ra
1.2.2.3 Lý thuyết của Luther Giich và Lydal Urwich
Lý thuyết này được công bố vào năm 1937, dựa trên các chức năng của nhà
quản trị, đề xuất quản trị theo các nội dung sau đây:
- Bố trí đúng người vào bộ máy tô chức
- Phải có một nhà quản lý cao cấp nhất trong tổ chức nắm giữ gốc của quyền
Trang 24- Phải tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất điều khiển
~ Phải có nhân viên chuyên môn cùng các nhân viên tổng hợp
~ Phải thành lập các đơn vị nhỏ trong tô chức, căn cứ theo mục tiêu, tiền trình,
con người và địa điểm
- Phải cân đối quyền hành và trách nl
- Phải xác định tầm hạn quản trị thích hợp
Các lý thuyết nêu trên đều chú trọng đến xây dựng tô chức bộ máy, phân công, phối hợp hoạt động một cách hiệu quả nhưng cũng chưa quan tâm đến nghiên cứu
ứng dụng tâm lý trong quản trị kinh doanh
1.2.3 Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 1.2.3.1 Lý thuyết của Hugo Munsterberg
Hugo Munsterberg là người sáng lập ra môn tâm lý học công nghiệp và đã cho
xuất bản cuốn sách nói về tác phong của con người vào năm 1913 Nội dung cốt lõi của lý thuyết nảy khẳng định cách dùng người tốt nhất là bó trí công việc phù hợp với
tâm sinh lý của họ Đương thời lý thuyết của ông không được quan tâm, nhưng ngày
nay nó ngày càng được nhiều người biết đến và ứng dụng vào trong hoạt động quản trị
kinh doanh
1.2.3.2 Lý thuyết của Mary Parker Follet
Mary Parker Follet sinh năm 1868 tại Boston Mỹ, là nhà nghiên cứu triết học,
chính trị kinh tế và luật Theo lý thuyết của bà, cách ứng xử của con người không theo
ði", việc đưa ra và tiếp nhận
đường thẳng mà thành vòng tròn, luôn luôn có sự "tái
mệnh lệnh phải là vấn đề thống nhất thông qua cách ứng xử vòng tròn; chúng ta, những con người có các mối quan hệ với nhau, cần phải tìm thấy chúng trong và thông
qua hoàn cảnh tổng thê Những quan điểm này của bà đã được các nhà quản trị Nhật
Bản áp dụng một cách rất hiệu quả trong hoạt động quản trị kinh doanh 1.2.3.3 Lý thuyết của T.Peter va R.Waterman
T.Peter va R.Waterman là những nhà quản lý người MY, da tong hợp kết quả
nghiên cứu và những bài học thành công trong quản trị kinh doanh để xây dựng nên lý
thuyết của mình Trong đó, các tác giả đã nêu ra một số điểm đặc trưng của các nhà
Trang 25~ Trao cho người lao động quyền tự chủ nhất định và khuyến khích họ sáng tạo
- Coi con người là nguồn chủ yếu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
- Tập trung sự chú ý vào một hay vài giá trị của đời sống có ý nghĩa then chốt
với nghề kinh doanh
- Giới hạn hoạt động vào những việc mà bản thân có sự hiểu biết và làm ăn
thông thạo hơn cả
- Sử dụng các hình thức quản lý đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ
- Kết hợp đồng thời quản lý tự do trong một lĩnh vực và chế độ kiểm soát
nghiêm ngặt trong lĩnh vực khác
1.2.3.4 Lý thuyết của Peter Drucker
Peter Drucker sinh năm 1909 tai Vienna, li giảng viên về khoa học quản lý, ông
để cao tầm quan trọng của quản lý như một thể chế có ưu thế và cơ bản Theo ông, quản lý về phương diện khả năng, tính toàn vẹn và sự thực hiện, trong những năm sắp
tới sẽ đi đến bước ngoặt không chỉ đối với Mỹ mà cả đối với thế giới tự do Drucker
cho rằng quản lý có 3 chức năng: quản lý doanh nghiệp, quản lý các nhà quản lý và quản lý công nhân, công việc
~ Quản lý doanh nghiệp là hoạt động tập trung vào mục đích làm kinh tế, nhưng giải thích,
ộng kinh doanh và các quyết định về kinh
không nhất thiết chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận không phải là lò
nguyên nhân hay cơ sở hợp lý của hoạ
doanh, mà là kiểm tra khả năng của doanh nghiệp Khách hàng có vai trò quan trọng
trong kinh doanh, vì chính khách hàng giữ cho doanh nghiệp tồn tại và tiếp tục hoạt động Vậy nên quản lý một doanh nghiệp có nghĩa là bắt đầu bằng mục đích kinh
doanh, mà theo các thuật ngữ cụ thể là tạo ra khách hàng Với mục đích này, hai chức
năng kinh doanh mang tầm cỡ quyết định là marketing và cải tiến Marketing tìm cách
thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển các đơn vị sản xuất để cung cấp những hàng hóa, dịch vụ phù hợp và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng
với giá cả chấp nhận được, còn cải tiến là làm cho hàng hóa, dịch vụ tốt hơn và có lợi
hơn Cải tiến có thể dẫn tới các sản phẩm mới, rẻ hơn, tốt hơn hay tạo ra các nhu cầu
mới
~ Quản lý các nhà quản ly: Theo Drucker thì các nhà quản lý là nguồn cơ bản và
Trang 26gian và sức lực để xây dựng đội ngũ quản lý, nhưng đội ngũ ấy lại có thể bị phá hủy
bắt cứ lúc nào Theo Drueker, có ba nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý các nhà
quản lý là: quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiên, lập cấu trúc công việc của
người quản lý và tạo ra tính hợp lý tổ chức
- Quản lý công nhân và công việc: Drucker đề cao vai trò của người công nhân
xử như một tiềm lực quan trọng,
với tư cách là một tiềm năng to lớn Khi được đi
người lao động có thể tự "khai thác" hay "sử dụng" tiềm năng đó một cách có hiệu quả ân phải quản lý con người
nhất Nhắn mạnh vai trò của con người, ông cũng chỉ rõ
trong kinh tế như một sinh vật xã hội có đạo đức và cần phải hiểu rằng chỉ có con
người mới có khả năng suy nghĩ, đánh giá, tưởng tượng, hòa nhập, hợp tác ; với tư
cách một tiềm năng, con người mới có thể tự sử dụng mình hơn là bị sử dụng; con người có thể tự điều khiển hoạt động mình và do đó là người quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm được tạo ra
1.2.4 Lý thuyết tâm lý con người trong quản trị
1.2.4.1 Các lý thuyết về nhu cầu của con người * Lý thuyết của Abraham Maslow
Lý thuyết của Abraham Maslow là lý thuyết về hệ thống thứ bậc các nhu cầu của con người, được sắp xếp theo một hình tháp 5 bậc gọi là tháp nhu cầu Maslow (hình 1.2) Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Trang 27Theo ông, các nhu cầu của con người được phân ra thành 5 bậc từ thấp đến cao
như sau:
- Các nhu cầu sinh lý: ăn, uống, tình dục
ác nhu cầu về an toàn: được bảo vệ tính mạng, tài sản, được sống yên ổn
- Các nhu cầu xã hội: được chấp nhận, quan hệ bạn bè
được tôn trọng: có địa vị, uy tín, thành đạt
tự hoàn thiện: được phát triển, hoàn thiện bản thân
Khi mức sống càng được nâng cao, thì nhu cầu của con người càng đa dạng và
phong phú Theo Schiffman thì động cơ là nội lực thúc đầy cá nhân hành động Nội
lực đó sinh ra một trạng thái căng thăng và là kết quả của một nhu cầu chưa được thỏa mãn Do đó nhà quản trị cần phải quan tâm đến người lao động, tạo điều kiện cho họ
thỏa mãn nhu cầu, từ đó động viên, thúc đây và định hướng hoạt động của họ nhằm
đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
Từ nhu cầu sinh ra thị hiếu, hứng thú Đó là biểu hiện cảm xúc, tình cảm đối
với đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu (hàng hoá, dịch vụ) Vì vậy quản lý có hiệu quả
là phải biết cách tác động phù hợp đối với từng con người Nhà quản trị cần phải biết rõ người lao động và khách hàng đang có nhu cầu chưa thỏa mãn ở bậc nào, để tạo điều kiện cho người lao động thỏa mãn những nhu cầu đang bức xúc nhất và đưa ra thị
trường những hàng hóa, địch vụ đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng Đó chính là cơ sở tâm lý giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp, chính sách đúng đắn
trong quản trị kinh doanh * Lý thuyết của Murrey
Theo Murrey thì con người ta có các loại nhu cầu chủ yếu sau đây: ~ Nhu cầu tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè
~ Nhu cầu vui chơi, giải trí - Nhu cầu xã hội
Trang 28~ Nhu cầu tránh bị trừng phạt: kìm nén bản thân, chú ý dư luận xã hội, giữ gìn để không vi phạm quy tắc
Cũng theo Murrey, ở mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu
trong số trên sẽ nổi lên hàng đầu đòi hỏi được thoả mãn, một số khác thì chìm đi Với
sự phát triển của sản xuất, của khoa học kỹ thuậ
và văn hóa nhiều loại nhu cầu phát
lắm bắt được
triển tới trình độ cao Muốn phát triển kinh doanh, nha quản trị cần phải
nhu cầu thị trường, tìm mọi biện pháp để kích thích nhu cầu và đáp ứng chúng một
cách tốt nhất
1.2.4.2 Lý thuyết của Elton Mayo
E.Mayo là nhà tâm lý xã hội thuộc trường phái "quan hệ con người" trong quản
ly Ông nhấn mạnh hai quan điểm sau đây cần phải chú trọng trong quản trị kinh
doanh:
- Các cá nhân dưới quyền nhà quản trị là những con người có nhu cầu, nguyện vọng, mục tiêu và động cơ hoạt động rất khác nhau Vì vậy, để thúc đây những người dưới quyền làm việc một cách hiệu quả thì nhà quản trị cần phải hiểu rõ và có cách đối
xử linh hoạt, phủ hợp với đặc điểm tâm lý của từng người
~ Những vấn đề riêng tư hay vấn đề gia đình của người lao động đều có ảnh
hưởng nhất định đến công việc của họ và do đó đến công việc chung của tổ chức 1.2.4.3 Lý thuyết của Her:berg
Herzberg đã điều tra, nghiên cứu ý kiến của những công nhân để hiểu rõ những biện pháp quản trị nào làm cho họ phần khởi và thúc đây họ làm việc có hiệu quả hơn Từ đó ông đã tổng kết thành hai nhóm yếu tố tác động chủ yếu sau đây:
- Những yếu tố vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tinh thần làm việc của người lao động như tiền lương, thưởng, điều kiện làm việc
- Những yếu tố phi vật chất, không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người
lao động, nhưng có tác dụng động viên họ hăng hái làm việc, như thừa nhận, trân trọng
đối với những đóng góp của ho, tin tưởng giao phó trách nhiệm cho họ, tạo cơ hội để
họ thăng tiến hay được làm những công việt
có ý nghĩa và ưa thích
1.2.4.4 Lý thuyết lưỡng phân trong quản trị
Đó là lý thuyết của Douglas Mc.Gregor (1906 - 1964), còn được gọi là lý thuyết X và Y Trong cuốn "Mặt nhân văn của xí nghỉ
Trang 29
đánh giá khác nhau về con người trong tổ chức Từ đó ông đã xây dựng nên các lý thuyết X và Y như sau:
Lý thuyết X: Với các nhận định về bản chất con người và đề xuất biện pháp
quản lý như sau:
- Một người bình thường luôn có mối ác cảm đối với công việc và sẽ tìm cách
lảng tránh nó nếu có điều kiện
~ Do con người không thích làm việc, nên nhà quản trị phải ép buộc họ, phải
uộc họ phải hết sức cố gắng, qua đó
điều khiển, hướng dẫn, đe dọa và trừng phạt
đạt được các mục tiêu của tô chức
- Người bình thường bao giờ cũng thích bị lãnh đạo, muốn trồn tránh trách
nhiệm, khơng có hồi bão và chỉ muốn an thân
Như vậy lý thuyết X đã nhấn mạnh bản chất máy móc, vô tổ chức của con
người và ủng hộ quan điểm nghiêm khắc trong lãnh đạo và kiểm tra Những người công nhận lý thuyết X đều có chung quan điểm là phải giành được quyền lực tuyệt đối đối với những cộng sự của mình Việc điều khiển từ bên ngồi thơng qua giám sát chặt chẽ là thích hợp nhất đề đối phó với những con người không đáng tin cậy, vô trách
nhiệm và thiếu kinh nghiệm Chỉ có tiền bạc, lợi nhuận và đe dọa, trừng phạt mới thúc
đây được người ta làm việc
Lý thuyết Y: Đối lập với lý thuyết X ở trên, trong lý thuyết này Mc Gregor lai
lập luận rằng, hoạt động quản lý phải dựa trên việc hiểu biết khoa học hơn, chính xác
hơn về bản chất con người đề thúc đầy họ làm việc Không phải con người vốn có bản chất lười nhac và không thể tin cậy được Trong họ tiềm ân những khả năng rất to lớn
và khi tiềm năng ấy được khơi gợi một cách đúng đắn thì họ sẽ tự hoàn thiện mình và
lao động hãng say, sáng tạo Vì vậy nhiệm vụ của quản lý là phải phát huy được mọi
tiềm năng của con người và phải được tiến hành theo cách thức đề con người có thể tự
hoàn thiện mình, đồng thời tự giác, chủ động, sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu của tổ chức Điều này dẫn đến quan điểm quản lý phải đi đến tự chủ, dựa trên những
nhận định và phương pháp chủ yếu sau:
- Điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa, trừng phạt không phải là cách duy nhất
buộc con người cố gắng để đạt được mục tiêu của tổ chức Con người có thể tự điều
Trang 30- Các phần thưởng, thù lao tương xứng với những kết quả công việc của người
lao động đóng vai trò quan trọng trong việc động viên họ thực hiện tốt công việc được giao
~ Trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ học cách chấp nhận trách nhiệm mà còn học cách tự nhận trách nhiệm về mình
- Không ít người có khả năng phát huy tốt trí tưởng tượng, tải năng và sức sáng,
tạo của bản thân
~ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có một phần trí tuệ của con người
được khai thác, sử dụng
Nhu vậy lý thuyết Y chủ trương phát huy tính tự chủ trong quản lý, thay cho
điều khiển, giám sát và kỷ luật Trên cơ sở tỉn tưởng vào bản chất tích cực của con
người và tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất dé các thành viên có thẻ cố gắng, nỗ lực
đạt được những mục tiêu của chính mình, vì sự thành công của tổ chức, các nhà quản
trị theo lý thuyết Y đã mở rộng quyền tự chủ, phát huy tính tự giác của cấp dưới và do
đó hạn chế được những rủi ro, tác động tiêu cực từ bên ngoài
1.2.4.5 Quan điểm về quản lý con người của các nhà quản trị Nhật Bản
Lý thuyết của Mc Gregor đã bị một giáo sư quản trị học người Mỹ gốc Nhật là 'Wilham Ouchi phản bác thông qua những kinh nghiệm của các nhà quản trị người Nhật Từ đó Ouehi đưa ra lý thuyết Z„ cho rằng: trong thực tế không có người lao động
nào có "bản chất" hoàn toàn thuộc về lý thuyết X hoặc lý thuyết Y Điều mà Mc
Gregor gọi là bản chất thực ra chỉ là thái độ lao động của con người mà thôi Mà thái
độ lao động lại tùy thuộc vào cách thức đối xử của nhà quản trị đối với họ Qua kinh nghiệm quản trị của người Nhật, mọi người có thể lao động hãng hái, nhiệt tình nếu họ
được tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp và được nhà quản trị quan tâm
đáp ứng các nhu cầu của họ Như vậy lý thuyết Z chính là sự kết hợp của lý thuyết X và lý thuyết Y Có thể tóm tắt lý thuyết Z như sau:
- Người lao động làm việc như thế nào là tùy thuộc vào cách thức đối xử của
nhà quản trị đối với họ Lười nhác là thái độ phản đối chứ không phải là bản chất của
con người
- Quan tâm đến lợi ích vật chất và tỉnh thần, đem lại hạnh phúc thực sự cho
Trang 31những yếu tố tạo động cơ thúc đây người lao động làm việc năng suất, chất lượng và hiệu quả
Trong quá trình phát triển đất nước, Nhật Bản đã không đánh mắt đi truyền
thống dân tộc của mình Mặc dầu không phải là một nước chuyên chế, nhưng người Nhật Bản sống một cuộ: sống có tổ chức Các nhà quản trị Nhật Bản đã áp dụng thành công lý thuyết Z vảo trong quản trị kinh doanh và góp phần quan trọng vào quá trình
khôi phục và phát triển kinh tế đất nước Điều này được thẻ hiện qua sự đánh giá về
con người Nhật Bản của giáo sư Ishikawa: "Đối với con người cảm giác tự tin, hoạt
động sáng tạo và sự tự nguyện đóng góp vào sự phát triển của xã hội là cần thiết Tiền bạc, đó là thứ cơ bản cần đề sống trong xã hội, song chưa đủ Sự thỏa mãn trong công việc là điều quan trọng hơn nhiều Đó là niềm vui hoàn thành mục tiêu, niềm vui khắc
phục mọi khó khăn Sự thừa nhận của xã hội đối với một cá nhân có tằm quan trọng
hàng đầu Chính những con người của một cộng đồng thân ái, gắn bó, luôn mong ước sự hoàn thiện đã góp phần đáng kê vào những thành tựu phần kỳ của Nhật Bản"
1.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh 1.3.1 Đối trợng, nhiệm vụ, nội dung tâm lý quản trị kinh doanh
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý quản trị kinh doanh là toàn bộ đời sống tâm lý
ng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà của các cá nhân, tập thể lao hạt nhân là tư tưởng, nhu cầu và tượng, quy luật tâm lý diễn ra bên
trong các cá nhân và tập thể lao ố vô hình có tác dụng điều khiển mọi hành vi, thái độ, hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh Trên cơ sở
nghiên cứu những hiện tượng tâm lý đặc trưng trong hoạt động kinh tế, có thể rút ra các quy luật hình thành và phát triển của đời sống tâm lý con người, từ đó giúp nhà quản trị vận dụng để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của quản trị kinh doanh Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại hai mặt đối lập: cạnh tranh và hợp tác, quyền lợi và
nghĩa vụ, người mua và người bán là hoạt động vừa có tính chất hòa hợp lại vừa có
tính chất xung đột và có liên quan mật thiết với các hiện tượng, quy luật tâm lý
Tâm lý quản trị kinh doanh có những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Nghiên cứu tâm lý con người trong hoạt động kinh doanh, như: những đặc
điểm và quá trình tâm lý cá nhân, các hiện tượng và quy luật tâm lý tập thể lao động,
Trang 32- Nghiên cứu các lý thuyết về tâm lý quản trị kinh doanh và những ứng dụng
kiến thức tâm lý vào trong hoạt động kinh doanh
- Nghiên cứu những vấn đẻ tâm lý trong giao tiếp kinh doanh
Với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tâm lý quản trị kinh doanh để cập đến các nội dung chủ yếu sau:
1 Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa người lao động với công việc Trong mối quan
hệ này, tâm lý quản trị kinh doanh nghiên cứu các khía cạnh tâm lý con người trong
quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề phân công, hợp tác lao động, vấn đề
quản lý con người trong sản xuất kinh doanh
2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động với nghệ nghiệp Trong nội
dung này, tâm lý quản trị kinh doanh nghiên cứu cơ sở tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý để phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân sự trong quản trị kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng trắc nghiệm tâm lý để đánh giá năng lực trí tuệ, nhân cách, ý chí, tính khí, tính cách của con người, từ đó giúp nhà quản trị thực hiện tốt công tác tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá, đề bạt cán bộ, nhân viên dưới quyền
3 Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất kinh doanh Cụ thể, tâm lý quản trị kinh doanh nghiên cứu về sự tương hợp tâm lý và hành vi giao tiếp giữa các cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra bầu không
khí tâm lý trong tập thê lao động
4 Nghiên cứu những vấn đỀ tâm lý trong hoạt động kinh doanh Với nội dung này, tâm lý quản trị kinh doanh nghiên cứu ứng dụng tâm lý trong tìm hiểu nhu cầu,
thị hiểu, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của khách hàng trên thị trường,
trong thiết kế sản phẩm, định giá, quảng cáo và kích thích hành vi mua của khách
hàng
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu tâm lý quản trị kinh doanh
Để nghiên cứu các nội dung nêu trên, trong tâm lý quản trị kinh doanh thường sử dụng kết hợp các phương pháp phô biến sau đây:
~ Phương pháp quan sát
Là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người
(cử chỉ, hành động, lời nói ) trong đời sống cũng như trong hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó có thể đoán biết được tâm lý bên trong của họ Trong công việc hàng ngày, nhà
Trang 33tranh, đối tác kinh doanh để thu thập thông tin, phân tích và rút ra những kết luận,
những nhận định chính xác về tâm lý con người trong kinh doanh Trong quá trình
nghiên cứu bằng phương pháp quan sát cần phải khéo léo, khách quan, không để đối
tượng biết va phải loại trừ các yếu tố tác động có thề làm sai lệch kết quả nghiên cứu
~ Phương pháp đối thoại (trò chuyện)
Trong quá trình nghiên cứu bằng phương pháp đối thoại, phải tạo ra bầu không
khí tự nhiên, tin cậy để đối tượng được nghiên cứu nói ra "bầu tâm sự" của mình, qua đó mà phân tích tâm lý của họ Phương pháp này thường được sử dụng khi các nhà
quản trị làm việc với cấp dưới để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoặc điều tra những,
vấn đề có liên quan đến hoạt động quản trị kinh doanh ~ Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra) đã được chuẩn bị từ trước,
đề đối tượng nghiên cứu trả lời theo hướng dẫn của cán bộ điều tra Sau đó, nhà quản
trị sẽ tiến hành phân tích những thông tin (dữ liệu) thu được để rút ra những kết luận
về đặc điểm tâm lý của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này thường dùng để nghiên cứu một nhóm đối tượng có số lượng thành viên lớn Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các đối tượng điều tra phải có tỉnh thần trách nhiệm cao và có hiểu biết nhất định đề trả lời chính xác các câu hỏi, nếu ngược lại kết quả nghiên cứu có thể sẽ không đạt yêu cầu đặt ra
~ Phương pháp trắc nghiệm (test)
Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu tâm lý được áp dụng tương
đối phổ biến trong tuyển dụng nhân viên, chọn nhân tải, tìm hiểu quan điểm của các
nhà quản trị kinh doanh Trong test, đối tượng nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi
hoặc thực hiện các động tác, công việc theo một mô hình thí nghiệm được thiết kế
thống nhất, qua đó họ bộc lộ những đặc điểm tâm lý và được đánh giá theo các tiêu chí nhất định
~ Phương pháp tọa đầm
Là một dạng phỏng vấn tự do, trong đó người nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu cùng thảo luận, bàn bạc xung quanh một chủ đề đã định trước Cả hai bên được tự
do trình bày quan điểm, tư tưởng, được tranh luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần
Trang 34Trong thực tế, việc sử dụng độc lập một phương pháp nào đó hay kết hợp một
số phương pháp đề nghiên cứu tâm lý của một đối tượng trong hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, tuỷ theo yêu cầu, mức độ chính xác, thời gian và kinh phí giành cho nghiên cứu
1.4 Câu hỏi ôn tập Chương 1
1 Khái niệm và vai trò của tâm lý trong quản trị kinh doanh?
2 Nội dung và phạm vi ứng dụng của các lý thuyết
doanh?
tâm lý quản trị kinh 3 Khái niệm và nội dung cơ bản của tâm lý quản trị kinh doanh?
Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1 1 Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1 Thái Chí Dũng (2010), Tâm lý hoc quản trị kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
2 Trương Quang Niệm, Hoang Van Thanh (2005), Tam ý quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội
3 Nguyễn Ngọc Phú (2006), Lịch sử Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Nguyễn Quang Uẩn (2008), Giáo trừnh Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sự phạm, Hà Nộ
5 Nguyễn Dinh Xuân (2005), Tam lý học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
IL Tai liệu tham khảo tiếng mước ngoài
6 Gabriel Tarde (2008), La psychologie economique, Paris: Félix Alcan, Editeur
Trang 35Chương 2
ĐẶC DIEM VA CAC QUY LUAT TAM LY CA NHÂN
Muc ti
Chương này nhằm giúp sinh viên nắm được:
- Khái niệm, bản chất và ứng dụng các đặc điểm tâm lý cá nhân trong quản trị
kinh doanh
- Nội dung, mỗi quan hệ và ứng dụng các quy luật tâm lý cá nhân trong quản trị kinh doanh
- Vận dụng những kiến thức nêu trên vào hoạt động quản lý và thúc đẩy người
lao động trong sản xuất kinh doanh
Đối tượng mà các nhà quản trị tác động tới trong quá trình sản xuất kinh doanh
là những cá nhân và tập thẻ lao động Để nâng cao hiệu quả quản lý, nhà quản trị cần
phải nghiên cứu và vận dụng những đặc điểm và quy luật tâm lý của các đối tượng này vào trong hoạt động quản trị kinh doanh Sau đây trình bày đặc điểm và các quy luật
tâm lý cá nhân, còn tâm lý của đối tượng là tập thể lao động sẽ được đề cập đến trong
chương 3
2.1 Đặc điểm tâm lý cá nhân
Người lao động là đối tượng quan trọng của quản trị kinh doanh, chịu sự tác động của các nhà quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại là một thế giới
tâm hồn riêng biệt, không ai giống ai Tâm lý con người rất phức tạp và đa dạng Mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm lý tương đối ồn định, còn gọi là các thuộc tính tâm lý,
như: tính khí, tính cách, nhu cầu, năng lực Theo thời gian, các hiện tượng tâm lý đều
có sự nảy sinh, diễn biến và kết thúc, tạo nên những quá trình tâm lý, như: quá trình
cảm xúc và tình cảm, quá trình nhận thức, quá trình ý chí Quá trình tâm lý thường đi
kèm với các hiện tượng tâm lý đóng vai trò làm nền cho nó, được gọi là các trạng thái
tâm lý, như: tâm trạng (đi kèm quá trình cảm xúc); chú ý (đi kèm với quá trình nhận thức); tin tưởng, lạc quan, kiên quyết hoặc nghỉ ngờ, bỉ quan, nhu nhược, do dự (đi
kèm quá trình ý chí) Hiểu rõ tâm lý cá nhân sẽ giúp nhà quản trị trả lời được 3 câu hỏi
Trang 36- Người đó có thái độ, hành động như thế nào trong những tình huống nhất
định? Câu hỏi này liên quan đến những hành: vi tam jý cá nhân Những hành vi này là đặc trưng biểu thị thái độ, phản ứng của cá nhân trước những tác động kích thích từ bên ngoài Hành vi tâm lý cá nhân bị chỉ phối bởi các thuộc tính tâm lý như tính khí và tính cách
- Người đó muốn gì? Câu hỏi này liên quan đến động lực tâm lý cá nhân Động
lực tâm lý do các thuộc tính tâm lý cá nhân như nhu cầu, thị hiểu, mục đích, động cơ,
niềm tin tạo nên
- Người đó có thể làm được gì? Câu hỏi này liên quan đến năng lực tâm lý cá
nhân Năng lực tâm lý cá nhân bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo
Sau đây trình bày một số đặc điểm và quá trình tâm lý cá nhân chủ yếu
2.1.1 Xu hướng
Xu hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành
vi, hoạt động và nhân cách con người Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc
đây bên trong của mỗi cá nhân, biéu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thể giới quan, niềm tin
Nhu cau, theo A.G.Côvaliôp, là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã
hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định đề sống và phát triển Nhu cầu làm xuất hiện lòng ham muốn, tạo ra động lực tâm lý thúc đây con người hành động, là yếu
tố chỉ phối xu hướng hành động và ảnh hưởng đến sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân Theo F.Ăng-Ghen người ta thường quen giải thích các hành động của mình
bằng sự suy nghĩ, trong khi đáng lẽ phải giải thích nó bằng các nhu cầu của mình Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng Nếu thỏa mãn được nhu cầu thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chắn Trái lại, nếu các nhu cầu không được
thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội Con người có những nhu cầu có tầm quan trọng đặc biệt như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu thông tin, nhu cầu
được thừa nhận trong xã hội, nhu cầu xã hội (giúp đỡ người khác, làm từ thiện Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất xã hội sự phân phối các giá trị vật chất cũng như tỉnh thần Nhu cầu được chia ra thành 2 nhóm: nhu cầu
vật chất và nhu cầu tỉnh thần Trong đó, nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và
Trang 37Sự hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, hiện tượng
có ý nghĩa với cuộc sống và mang lại khoái cảm trong hoạt động của cá nhân Hứng
thú biểu hiện sự tập trung cao độ và sự say mê, làm nảy sinh khát vọng hành động và
sáng tạo, nhờ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của cá nhân
Lý tưởng được biểu hiện thông qua một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn cá nhân hành động để vươn tới mục tiêu cao đẹp của con người Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn và mang bản chất xã hội,
lịch sử Lý tưởng là yếu tố quy định xu hướng nhân cách, quyết định mục tiêu hoạt
động và sự phát triển nhân cách, là động lực thúc đây, điều khiển hoạt động của cá
nhân
Thế giới quan là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con
người, giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của
con người Theo quan điểm Mácxit, thế giới quan khoa học là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mang tính khoa học và tính nhất quán cao
Niềm tin là một phẩm chất của thể giới quan, là kết tỉnh các quan điểm, trí thức,
thái độ, ý chí được con người thể nghiệm và trở thành chân lý đối với mỗi cá nhân
Niém tin tạo nên nghị lực và ý chí vươn lên trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra của mỗi cá nhân
3.1.2 Tính khí (khí chất)
Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân, chủ yếu do đặc điểm bảm
sinh của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra Nó gắn liền với các quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương (quá trình hưng phắn và quá
trình ức chế), chỉ phối hoạt động và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ,
hành động của cá nhân
Ngay từ thời cổ đại, Hypôcrat đã phân chia con người theo tính khí ra thành 4
loại: sôi nỏi, linh hoạt, điềm tĩnh và ưu tư Ngày nay khoa học tâm lý vẫn thừa nhận
cách phân loại này, nhưng giải thích bản chất của chúng một cách khoa học hơn
Năm 1863 nhà sinh học và tâm lý học người Nga M Xêchênôp đã công bố công trình: "Những phản xạ của não" Trong công trình này, Xêchênôp đã đưa ra tư
tưởng về tính phản xạ tâm lý và sự điều chỉnh tâm lý của hoạt động Tư tưởng này đã được nhà sinh lý học I.P.Páplôp (1849 - 1936) kế thừa và phát triên thành học thuyết về
thích
Trang 38
khoa học về bản chất của tính khí Theo ông, tính khí cá nhân được hình thành dựa trên cơ sở của hai quá trình hoạt động khác nhau của hệ thần kinh trung ương là quá
trình hưng phấn và quá trình ức chế
Quá trình hưng phần là quá trình phản ứng tích cực của các tế bào thần kinh đáp lại những kích thích từ bên ngoài, làm cho cá nhân có thái độ tích cực (dương tính) đối với hiện thực Ngược lại, quá trình ức chế làm cho cá nhân có thái độ tiêu cực (âm
tính) đối với hiện thực
Để đánh giá hai quá trình này, Páplôp đã đưa ra 3 thông số cơ bản sau:
- Cường độ của quá trình: biểu thị sự mạnh, yếu của quá trình (hưng phấn mạnh, yếu )
- Sự cân bằng của quá trình: quá trình diễn ra với cường độ ồn định hay không én định
- Tính cơ động của quá trình, biểu thị sự linh hoạt của thần kinh: quá trình diễn
ra nhanh hay chậm, việc chuyển từ quá trình này sang quá trình kia nhanh chóng hay
chậm trễ
Tính khí cá nhân là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, khó thay đổi Tuy nhiên mỗi cá nhân đều có thể điều chỉnh được tính khí của mình thông qua rèn luyện, kinh nghiệm và tuôi tac
Từ cơ sở khoa học nêu trên, có thể giải thích những nét đặc trưng của 4 loại tính khí con người như sau:
* Tính khí nóng (người nóng tính)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh nhưng không cân bằng Quá trình hưng phần và ức chế đều mạnh Những người này thường có biểu hiện mạnh bạo,
tự tin, nhiệt tình và sôi nồi Họ thường là người có năng lực làm việc và hoạt động trong phạm vi rộng Loại người này khi phần khởi thường làm việc say mê, nhiệt tình, hiệu quả và có khả năng lôi cuốn người khác Họ thường thành công trong các công việc mà lúc khởi đầu có nhiều khó khăn, trở ngại khiến mọi người chưa sẵn sàng tham gia, nhưng mức độ phức tạp không
0
Hạn chế của loại người này là hay nóng nảy, bực tức, khó tính, cáu gắt khi
Trang 39* Tính khí hoạt (người hoạt bdt)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt Họ
thường năng động, tự tin, hoạt bát, vui vẻ, có quan hệ rộng, dé dàng thích nghỉ với mơi trường và hồ nhập với tập thẻ Người thuộc loại tính khí này thường có tài, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo để ứng phó với những biến động
Tuy nhiên, nếu không chú ý rèn luyện đạo đức, sống buông thả thì một số người
có tính khí này có thể trở thành những kẻ cơ hội, hiếu danh và làm những việc không có lợi cho tập thể Những người có tính khí hoạt cũng thường không thích hợp với những công việc đơn điệu và không hợp sở trường
* Tính khí trầm (người điềm tĩnh)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt
Hai quá trình hưng phần và ức chế đều ồn định Họ có tác phong khoan thai, điềm tĩnh,
ít bị môi trường kích động; làm việc thường theo nguyên tắc Họ sống chung thủy với
bạn bè, ít thay đổi các thói quen của mình Họ thích hợp với những công việc đơn
điệu, lặp đi lặp lại, ít đòi hỏi tính sáng tạo nhưng yêu cầu cao về tính nguyên tắc
Loại người này có hạn chế là khó thích ứng với sự thay đổi, nên khi được giao
đảm nhận công việc mới họ thường phải mắt thời gian chuẩn bị khá dài Páplôp gọi loại người này là "những người lao động suốt đời", bởi không ít người trong số họ là những người thụ động, kém linh hoạt, thậm chí bảo thủ
* Tính khí ưu tư (người wu tr)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh yếu, không cân bằng, không linh hoạt Loại người này thường sống thiên về cảm xúc nội tâm, dễ xúc động, là những
người lao động cần củ và cẩn thận, trong giao tiếp họ rất chu đáo, nhã nhặn, vị tha
Tuy nhiên, những người ưu tư thường có hạn chế là rụt rè, tự tỉ, ngại giao tiếp,
khi gặp phải các biến động của môi trường và những kích thích mạnh, họ thường có trạng thái tâm lý căng thăng, mặc cảm, buồn phiền kéo dài
Trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo cần hiểu biết tính khí của các thành
viên trong tập thể lao động để có cách nhìn và ứng xử cá biệt cho phù hợp với họ; phải
chú ý đến các đặc điểm của quá trình hoạt động thần kinh, lựa chọn hình thức giao tiếp
thích hợp và phân công cho họ những công việc phù hợp với tính khí để họ phấn khởi
Trang 40Ngoài ra, còn có cách phân loại khác về tính khí của Jendon (nhà tâm lý học
người Mỹ), dựa vào nguồn gốc ba lá thai của các cơ quan (nội bì, trung bì, ngoại bì),
tùy theo ưu thế của từng loại lá thai đó mà mỗi người sẽ thiên về một trong những loại
tính khí sau đây:
~ Loại hình thái nội bì
Biểu hiện ở sự phát triển mạnh của các cơ quan nội bì, như các tạng tiêu hóa Loại người này có thân hình béo tốt, tròn trĩnh, mặt to, các chỉ ngắn Họ là những
người hay tự mãn, giao tiếp rộng, thân thiện, thích ăn nhậu, tôn sùng những gì thuộc
về truyền thống và gia đình, tốt bụng và mau nước mắt
~ Loại hình thái trung bì
Có hệ cơ phát triển, vai rộng, ngực nở, tứ chỉ dài, da thô Họ có phản ứng nhanh, động tác đứt khoát, thăng thắn, coi thường gian khó, thích quyền lực, hay ghen
tng, thanh tốn đối thủ
~ Loại hình thải ngoại bì
Có cấu trúc nói chung mảnh khảnh, cô dài, gầy, vai xuôi, thân hẹp, chỉ dài và
thon Loại người này có phản ứng nhanh, nhưng cử chỉ lúng túng, giọng nói yếu ớt,
mắt tỉnh ranh, nhạy cảm cao với các yếu tố kích thích (không chịu nồi đau đớn, tiếng
ồn ) Họ có tình cảm kín đáo, thích phân tích mồ xẻ nội tâm, thiên về hoạt động tư duy Khi gặp trắc trở hay sống cô độc, thích rượu chè
Còn có một cách phân loại khác, ít thiên về sinh lý mà nặng về quan sát hành
vi, gồm các loại tính khí sau đây:
- Loại dễ xúc động
Dễ bị kích thích, tình cảm luôn đi trước, lấn át lý trí Họ hay bột khởi, rung động, thường bị cảm xúc mạnh chỉ phối Đặc biệt, họ rất nhạy cảm và đôi khi đánh giá người khác chính xác như có "giác quan thứ sáu"
- Loại đa cảm
Nặng về chiêm ngưỡng, nhìn cuộc đời, vũ trụ qua cảm xúc của mình Đôi lúc
thụ động, yếu đuối, khép kín mình đến mức bệnh hoạn, dẫn đến khó gần, khó hiểu đối
với người xung quanh