1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em " docx

6 544 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 144,9 KB

Nội dung

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em Trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống các tội xâm phạm đối tượng là trẻ em nói ri

Trang 1

Ths NGuyÔn V¨n H−¬ng *

1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy

định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em

Trong cuộc đấu tranh phòng chống tội

phạm nói chung, phòng chống các tội xâm

phạm đối tượng là trẻ em nói riêng, luật

hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng Để

bảo vệ trẻ em có hiệu quả và trừng trị

nghiêm khắc hành vi phạm tội xâm hại trẻ

em, luật hình sự cần có những quy định

riêng phù hợp với tính chất, mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội; phù hợp với đòi

hỏi của xã hội về bảo vệ trẻ em

Những năm qua, cùng với việc ban hành

BLHS năm 1999, các cơ quan có thẩm

quyền cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn

áp dụng BLHS Tuy nhiên, có một số quy

định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em còn

chưa chuẩn xác và không phù hợp với diễn

biến thực tế của tình hình tội phạm Các tội

phạm xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp,

ngày càng xuất hiện nhiều hành vi phạm tội

với những phương pháp thủ đoạn mới, tinh

vi xảo quyệt và nguy hiểm hơn trước Điều

đó đã làm cho một số quy định của luật hình

sự không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở

pháp lí cho hoạt động đấu tranh phòng chống

tội phạm và bảo vệ trẻ em Vì vậy, việc sửa

đổi, bổ sung các quy định của luật hình sự về

bảo vệ trẻ em là hết sức cần thiết, nó sẽ góp

phần tạo cơ sở pháp lí vững chắc để hoạt

động đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo

vệ trẻ em đạt hiệu quả cao hơn

Để nhận thức rõ những bất cập và sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ

em, chúng tôi xin nêu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm gần đây cho thấy đã xuất hiện nhiều vụ bắt cóc trẻ em

mà mục đích của người phạm tội là để “xiết nợ”, để đòi được khoản nợ chứ không phải

để chiếm đoạt trẻ em Người phạm tội bắt cóc trẻ em và giữ nạn nhân ở một nơi nào

đó để ép cha mẹ hoặc người thân của đứa trẻ phải thanh toán khoản nợ (quá hạn) mà

họ không chịu thanh toán Hành vi bắt cóc trẻ em xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ

em về nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ; xâm phạm nghiêm trọng cuộc sống bình thường,

sự học tập, rèn luyện của trẻ em (có nhiều trẻ em bị bắt, nhốt, giam giữ nhiều

biệt nghiêm trọng, người phạm tội bắt cóc trẻ em và yêu sách cho hắn “được trốn thoát” (người phạm tội là phạm nhân đang phải chấp hành hình phạt trong trại cải tạo).(2) BLHS không quy định “tội bắt cóc

* Giảng viên Khoa luật hình sự Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

trẻ em” nên khi hành vi này (bắt cóc trẻ em)

xảy ra thì cũng chỉ có thể truy cứu TNHS

đối với người phạm tội về tội chiếm đoạt trẻ

em (Điều 120 BLHS) Điều này là một bất

hợp lí

Thứ hai, trong xã hội những năm gần

đây đã xuất hiện hàng loạt vụ phạm tội

cướp, cưỡng đoạt, cướp giật tài sản của trẻ

em Người phạm tội lợi dụng trẻ em do tuổi

nhỏ, sức yếu khó có điều kiện tự bảo vệ tài

sản để tấn công chiếm đoạt tài sản của

nhiều trẻ em.(3) Hành vi phạm tội chiếm

đoạt tài sản của trẻ em rõ ràng có tính nguy

hiểm hơn so với những trường hợp phạm tội

bình thường Trong BLHS hiện nay, tình

tiết “phạm tội đối với trẻ em” chưa được

quy định là dấu hiệu định khung hình phạt

tăng nặng của các tội như cướp tài sản,

cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản

Những trường hợp này nếu chỉ áp dụng tình

tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết

tăng nặng TNHS (điểm h khoản 1 Điều 48

BLHS) thì không phù hợp với mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội

Thứ ba, sự bất cập của hệ thống các quy

phạm pháp luật hình sự về bảo vệ trẻ em

còn thể hiện ở chỗ: Các văn bản hướng dẫn,

giải thích của các cơ quan có thẩm quyền về

các quy định của BLHS có liên quan đến

đối tượng bị xâm hại là trẻ em còn chưa kịp

thời, còn thiếu và có những hướng dẫn chưa

chuẩn xác.(4)

Trong BLHS, các tội có đối tượng bị

xâm hại là trẻ em hoặc là người chưa thành

niên (bao gồm trẻ em) như tội dâm ô đối

với trẻ em (Điều 116); tội mua bán, đánh

tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); tội

vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ

em (Điều 228); tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252) đều có những dấu hiệu

“gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng Những dấu hiệu này cần phải được hướng dẫn cụ thể, nếu không sẽ dẫn đến việc nhận thức cũng như áp dụng không thống nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vụ án cũng như chất lượng xét xử của toà án Các cơ quan có thẩm quyền như TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng BLHS Tuy nhiên, có một số vấn đề các cơ quan nói trên hướng dẫn, giải thích còn chưa chuẩn xác, thậm chí có những hướng dẫn trái với

2 Hướng hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em

Hoàn thiện các quy định của luật hình

sự về bảo vệ trẻ em là yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay Để góp phần hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em, chúng tôi xin nêu một số đề xuất sau:

a Bổ sung tội danh mới: Tội bắt cóc trẻ

em làm con tin

Trong BLHS, tội chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS) chưa bao quát được trường hợp bắt cóc trẻ em Hành vi chiếm

đoạt trẻ em là “hành vi tách chuyển trái

phép đứa trẻ khỏi sự quản lí của gia đình

Trang 3

hoặc người quản lí hợp pháp và thiết lập sự

quản lí đó cho mình hoặc người khác bằng

những thủ đoạn khác nhau ”.(6) Trường

hợp người phạm tội bắt cóc trẻ em nhằm

mục đích “biến” đứa trẻ của người khác

thành của mình một cách trái phép (bắt cóc

về làm con nuôi hoặc bắt cóc trẻ em về để

bán, để đưa ra nước ngoài ) thì đó chính là

hành vi “chiếm đoạt trẻ em” là một trong 3

dạng hành vi phạm tội của tội phạm được

quy định tại Điều 120 BLHS Còn hành vi

bắt cóc trẻ em là hành vi cách li trái phép

đứa trẻ khỏi gia đình hoặc người quản lí

hợp pháp nhằm những mục đích khác như

làm cho cha mẹ hoặc người thân của đứa trẻ

hoảng sợ để trả thù họ hoặc để khống chế

buộc cha mẹ đứa trẻ phải làm hoặc không

được làm một việc gì đó như thanh toán

khoản nợ, không được khai báo, tố giác

hoặc để yêu sách với người khác như “yêu

sách được trốn thoát” thì thực chất chỉ là

hành vi bắt cóc trẻ em làm con tin với đúng

nghĩa của từ này mà thôi

BLHS không quy định tội bắt cóc trẻ

em hay tội bắt cóc trẻ em làm con tin nên

trường hợp bắt cóc trẻ em nhưng không

nhằm chống chính quyền nhân dân, không

nhằm chiếm đoạt tài sản, không nhằm

chiếm đoạt đứa trẻ mà chỉ nhằm các mục

đích khác như để đòi nợ, để được trốn thoát,

để uy hiếp người thân của đứa trẻ hoặc

người khác thì đều bị xét xử về tội chiếm

đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS) Điều này

không hợp lí vì giữa hành vi chiếm đoạt trẻ

em và hành vi bắt cóc trẻ em (nhằm những

mục đích khác không phải là chiếm đoạt trẻ

em) có sự khác nhau Việc truy cứu TNHS

người bắt cóc trẻ em để “xiết nợ”, để yêu sách “được trốn thoát” hoặc để đạt những mục đích khác (không phải là chiếm đoạt đứa trẻ) về tội chiếm đoạt trẻ em là không phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành

vi phạm tội cũng như ý định chủ quan của người phạm tội Người phạm tội trong những trường hợp này không có mục đích chiếm đoạt (trẻ em) khi thực hiện hành vi bắt cóc đứa trẻ

Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất nên tách một số trường hợp “đặc biệt” của hành vi phạm tội chiếm đoạt trẻ em và quy định thành một tội danh riêng: Tội bắt cóc trẻ em làm con tin

Như vậy, về cơ cấu Điều 120 BLHS hiện nay vẫn giữ nguyên và chỉ bổ sung thêm Điều 120a tội bắt cóc trẻ em làm con tin Chúng tôi xin mô tả tội danh này như sau: Điều 120a Tội bắt cóc trẻ em làm con tin

1 Người nào vì động cơ đòi nợ, trả thù hoặc động cơ cá nhân khác mà bắt cóc trẻ em làm con tin thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

a Có tổ chức;

b Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c Đối với nhiều trẻ em;

d Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trẻ em mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e Gây hậu quả nghiêm trọng;

f Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

a Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

Trang 4

sức khoẻ của trẻ em mà tỉ lệ thương tật từ

31% đến 60%;

b Gây hậu quả rất nghiêm trọng

4 Phạm tội thuộc một trong các trường

hợp sau đây thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20

năm hoặc tù chung thân:

a Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khoẻ của trẻ em mà tỉ lệ thương tật từ

61% trở lên hoặc làm chết trẻ em;

b Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền

từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm

b Bổ sung dấu hiệu định khung hình

phạt tăng nặng “phạm tội đối với trẻ em”

Bảo vệ trẻ em là bảo vệ tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản và

các lợi ích khác của trẻ em Trong thực tế,

trẻ em có thể là người không có nhiều tài

sản hoặc tài sản có giá trị không lớn nhưng

tài sản mà gia đình trang bị cho các em sử

dụng hàng ngày như xe đạp, đồng hồ, quần

áo, một số em có đồ trang sức như nhẫn

vàng, dây chuyền có nhiều thứ có giá trị

trên 500 nghìn đồng Trẻ em do tuổi nhỏ,

sức yếu, nhận thức còn hạn chế nên khi bị

những kẻ cướp, cưỡng đoạt tài sản tấn

công thì các em khó có điều kiện chống trả

để bảo vệ tài sản cũng như tính mạng, sức

khoẻ của mình Hơn nữa, nhiều trường hợp,

người phạm tội đã lợi dụng đặc điểm bất lợi

của trẻ em (tuổi nhỏ, sức yếu) để thực hiện

tội phạm được dễ dàng Hành vi phạm tội

chiếm đoạt tài sản của trẻ em trong những

trường hợp này thể hiện tính nguy hiểm cao

hơn và do đó cần phải bị trừng trị nghiêm

khắc hơn

Trong BLHS, dấu hiệu “phạm tội đối với trẻ em”, “phạm tội đối với người chưa thành niên” (bao gồm trẻ em) đã được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều tội phạm Tuy nhiên, các tội xâm phạm sở hữu như tội cướp, tội cướp giật, tội cưỡng đoạt tài sản thì tình tiết

“phạm tội đối với trẻ em” còn chưa được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng Các tội phạm này trong những năm gần đây xảy ra khá nhiều, với nhiều vụ

án rất nghiêm trọng, thậm chí còn hình thành các băng nhóm chuyên chiếm đoạt tài

tội phạm và bảo vệ trẻ em có hiệu quả, theo chúng tôi cần bổ sung thêm tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội cướp tài sản (Điều 133), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135), tội cướp giật tài sản (Điều 136) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) BLHS

c Cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích và sửa đổi những hướng dẫn không phù hợp để các quy định của luật hình sự Việt Nam về bảo

vệ trẻ em có tính khả thi

Hệ thống hoàn chỉnh các quy định của luật hình sự với những quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ chính là đòi hỏi của Nhà nước

và xã hội hiện nay Tuy nhiên, BLHS không thể quy định cụ thể, chi tiết tất cả các vấn

đề về tội phạm và TNHS của người phạm tội mà chỉ quy định một cách khái quát Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các quy định của luật hình sự phải bao gồm quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn, giải thích BLHS Hơn nữa, do diễn biến phức tạp của

Trang 5

tình hình tội phạm, sự thay đổi nhanh chóng

của những điều kiện kinh tế xã hội, các vấn

đề đã được hướng dẫn, giải thích nhưng

không còn phù hợp thì phải có những

hướng dẫn, giải thích mới phù hợp để việc

áp dụng BLHS được thống nhất Đối với

các tội xâm phạm đối tượng trẻ em, các cơ

quan có thẩm quyền cần sớm hướng dẫn,

giải thích những vấn đề sau:

Một là, cần sớm hướng dẫn, giải thích dấu

hiệu hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất

nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

được quy định là dấu hiệu định khung hình

phạt của các tội: Tội dâm ô đối với trẻ em

(Điều 116), tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm

đoạt trẻ em (Điều 120); tội vi phạm quy định

về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228); tội dụ

dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành

niên phạm pháp (Điều 252)

Hậu quả nghiêm trọng của tội dâm ô đối

với trẻ em không giống như hậu quả

nghiêm trọng của tội mua bán trẻ em hay

tội dụ dỗ người chưa thành niên phạm

pháp Vậy, hậu quả nghiêm trọng, hậu quả

rất nghiêm trọng hay hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng của những tội phạm này bao

gồm những nội dung gì? Mức độ thiệt hại

như thế nào thì được coi là gây hậu quả

nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng,

hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Đây là vấn

đề cần được các cơ quan có thẩm quyền

hướng dẫn, giải thích cụ thể để việc nhận

thức và áp dụng luật được thống nhất

Tuy nhiên, đối với tội vi phạm quy định

về sử dụng lao động trẻ em, các cơ quan có

thẩm quyền cần thận trọng khi hướng dẫn,

giải thích về dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm

trọng” Theo các hướng dẫn trước đây và mới gần đây như Nghị Quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 02/2003/NQ-HĐTP

nghiêm trọng” thường được hướng dẫn là: Làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ gây thiệt hại về tài sản Theo chúng tôi, sẽ là không hợp lí nếu quan niệm hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em “gây hậu quả nghiêm trọng” lại bao gồm cả việc gây thiệt hại về tính mạng của trẻ em Trường hợp vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em gây hậu quả chết người phải coi là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và áp dụng khoản 2 Điều

228 BLHS

Hai là, TANDTC cần có văn bản hướng dẫn lại hoặc sửa chữa mục 26 (phần hình sự) trong văn bản “Giải đáp một số vấn đề

về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng” ngày 1/2/1999 về tình tiết

“phạm tội đối với trẻ em” Bởi vì, “Phạm tội đối với trẻ em”, theo chúng tôi không chỉ là tình tiết tăng nặng TNHS “đối với người phạm tội trong trường hợp cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của trẻ em” mà là tình tiết tăng nặng TNHS đối với người phạm tội cố ý xâm hại đối tượng là trẻ em nói chung Nó được áp dụng không chỉ đối với hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự mà còn được áp dụng đối với cả những tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm sự phát triển lành mạnh của trẻ em về thể chất và tâm lí BLHS đã quy định tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là dấu hiệu định khung hình phạt của tội bắt cóc nhằm

Trang 6

chiếm đoạt tài sản (Điều 134), tội dụ dỗ, ép

buộc hoăc chứa chấp người chưa thành niên

phạm pháp (Điều 252 BLHS) nên việc giới

hạn phạm vi áp dụng tình tiết “phạm tội đối

với trẻ em” chỉ là tình tiết tăng nặng TNHS

đối với các tội xâm phạm tính mạng sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hướng dẫn

trong văn bản đã nêu trên là không hợp lí

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền

cần hướng dẫn cụ thể về vấn đề nhận thức,

thái độ của người phạm tội về tuổi của

người bị hại là trẻ em Người phạm tội có

đòi hỏi phải biết đối tượng của hành vi của

mình là trẻ em hay không? Theo quan điểm

của chúng tôi, mặc dù BLHS chỉ quy định

là “phạm tội đối với trẻ em” nhưng quy

định này cũng đã thể hiện người phạm tội

phải nhận thức được đối tượng của hành vi

phạm tội là trẻ em Tình tiết “phạm tội đối

với trẻ em” vừa thể hiện biểu hiện khách

quan là hành vi phạm tội tác động vào đối

tượng trẻ em, vừa thể hiện thái độ chủ quan

là người phạm tội nhận thức được đối tượng

của hành vi phạm tội là trẻ em Chính vì

vậy, để đảm bảo nguyên tắc lỗi, các cơ quan

có thẩm quyền cần giải thích tình tiết

“phạm tội đối với trẻ em” theo hướng là:

Khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm

tội biết được đối tượng mà hành vi phạm tội

tác động vào là trẻ em

Ba là, Bộ tư pháp, Bộ công an, TANDTC,

VKSNDTC cần ban hành ngay văn bản sửa

đổi mục 6, Thông tư số 01/2001/TTLB ngày

25/9/2001 hướng dẫn áp dụng quy định tại

chương XV “các tội xâm phạm chế độ hôn

nhân và gia đình” của BLHS năm 1999

Văn bản này có hướng dẫn: “ trong mọi

trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản

2 Điều 112 BLHS)” Nội dung của hướng dẫn này hoàn toàn trái với quy định tại

khoản 4 Điều 112 BLHS: “Mọi trường hợp

giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là

phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ ”

(1).Xem: - Đặc san báo CATP HCM ra ngày 29/3/1997,

tr 40 (2) Xem: - Báo CAND ngày 4/3/2003, tr.8;

(3) Xem: - Báo CAND số 1535 ngày 16/1/2003, tr.12

- Báo CAND số 923 ngày 30/6/2000, tr.6

- Báo ANTĐ số 480 ra ngày 2/8/2000, tr.9

- Báo ANTĐ số1090 ra ngày 23/10/2003, tr.2

- Báo Giáo dục và Thời đại (số đặc biệt tháng năm), ngày 17/5/2003, tr.12

(4).Xem: Mục 26 (phần hình sự) văn bản "Giải đáp

một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động hành chính và tố tụng" ngày 1/2/1999 của Tòa án nhân dân tối cao

(5).Xem: Mục 6, Thông tư số 01/2001/TTLB ngày 25/9/2001 của Bộ tư pháp, Bộ công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(6)Xem: Trường đại học luật Hà Nội (2002), "Giáo trình

luật hình sự Việt Nam", Nxb Công an nhân dân, H, tr.337

(7) Xem: - Báo CAND số 1535 ngày 16/1/2003, tr.12

- Báo CAND số 923 ngày 30/6/2000, tr.6

- Báo ANTĐ số 480 ra ngày 2/8/2000, tr.9

- Báo Giáo dục và Thời đại (số đặc biệt tháng năm), ngày 17/5/2003

(8) Văn bản này chỉ hướng dẫn áp dụng tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202,

245 BLHS

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w