+ Quan điểm 1: Lỗi của người phạm tội là cơ sở của trách nhiệm hình sự.1 + Quan điểm 2: Trong một số trường hợp, những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội cũng là cơ sở của trách nhiệ
Trang 1ThS Phạm mạnh hùng*
ấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự là
một trong những vấn đề trung tâm của
luật hình sự Giải quyết vấn đề cơ sở của
trách nhiệm hình sự không chỉ có ý nghĩa
pháp lí mà còn có ý nghĩa quan trọng về
chính trị - x3 hội và là một trong những tiền
đề quan trọng để bảo đảm các nguyên tắc cơ
bản của luật hình sự như nguyên tắc pháp
chế, nguyên tắc công bằng (công minh),
nguyên tắc nhân đạo
Cơ sở của trách nhiệm hình sự là căn cứ
chung mà dựa vào đó Nhà nước, thông qua
các cơ quan đại diện, có thể truy cứu, áp dụng
trách nhiệm hình sự đối với người nào đó
1 Trong khoa học luật hình sự Liên Xô
trước đây và Cộng hoà liên bang Nga hiện
nay có các quan điểm khác nhau về cơ sở
của trách nhiệm hình sự
+ Quan điểm 1: Lỗi của người phạm tội
là cơ sở của trách nhiệm hình sự.(1)
+ Quan điểm 2: Trong một số trường
hợp, những đặc điểm riêng biệt của người
phạm tội cũng là cơ sở của trách nhiệm hình
sự.(2)
+ Quan điểm 3: Cơ sở của trách nhiệm
hình sự là cấu thành tội phạm hay hành vi có
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.(3)
+ Quan điểm 4: Cơ sở của trách nhiệm
hình sự là việc thực hiện tội phạm.(4)
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam
cũng có những quan điểm khác nhau, biểu
hiện ở những cách diễn đạt khác nhau về cơ
sở của trách nhiệm hình sự như:
+ “Cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự”.(5)
+ “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm của một loại tội được quy
định trong luật hình sự”.(6)
+ “Những dấu hiệu cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự và chỉ những dấu hiệu đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự Phải khẳng định rằng cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự hiện diện của tất cả những dấu hiệu do luật định về tội phạm chứ không thể thiếu một yếu tố nào”.(7)
+ “Cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự và đó là cơ sở duy nhất cần và
đủ của trách nhiệm hình sự”.(8)
+ “Cấu thành tội phạm được coi là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự”.(9)
+ “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đ3 được luật hình sự quy
định”.(10)
+ “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho x3 hội mà luật hình sự quy định là tội phạm”.(11)
+ “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi thoả m3n các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể”.(12)
2 Về các quan điểm trên, chúng tôi có ý kiến như sau:
* Về quan điểm coi lỗi là cơ sở của trách
V
* Viện nghiên cứu khoa học công tác kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 2nhiệm hình sự
Quan điểm này rõ ràng là sai lầm vì đ3
đồng nhất cơ sở của trách nhiệm hình sự với
điều kiện của trách nhiệm hình sự
Đúng là để xác định hành vi nào đó là
hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm
hình sự thì phải xác định được người thực
hiện hành vi đó có lỗi Tội phạm phải là hành
vi thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý nhưng lỗi
chỉ là một trong các điều kiện để có thể coi
hành vi nào đó là tội phạm và do vậy, cũng
chỉ là một trong các điều kiện của trách
nhiệm hình sự Ngoài lỗi, để có thể áp dụng
trách nhiệm hình sự còn phải xác định thêm
các điều kiện khác nữa như hành vi thực hiện
phải nguy hiểm cho x3 hội đáng kể, hành vi
đó phải được quy định trong luật hình sự,
người thực hiện hành vi phải đạt đến độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự Chính vì vậy,
không thể coi lỗi là cơ sở của trách nhiệm
hình sự
* Về quan điểm cho rằng một số dấu
hiệu (đặc điểm) riêng biệt của người phạm
tội trong một số trường hợp là cơ sở của
trách nhiệm hình sự
Quan điểm này rõ ràng cũng không
chính xác Đúng là trong nhiều trường hợp
những đặc điểm riêng biệt của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho x3 hội (nhân
thân của người thực hiện hành vi) có ý nghĩa
quan trọng để xác định tính chất, mức độ
nguy hiểm cho x3 hội của hành vi do người
đó thực hiện là đáng kể hay không đáng kể
và do vậy cũng có ý nghĩa để xác định hành
vi nào đó là tội phạm hay không phải là tội
phạm Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ
dựa vào đặc điểm riêng biệt của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho x3 hội là có thể
giải quyết được vấn đề trách nhiệm hình sự
của người đó
Trong những trường hợp mà hành vi của một số người đều có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhưng đối với người này không bị áp dụng trách nhiệm hình sự vì có một số đặc điểm riêng biệt nào đó đáng được khoan hồng đặc biệt, còn đối với người khác
có những đặc điểm riêng biệt khác lại bị truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự Những
đặc điểm riêng biệt đó không phải là cơ sở của trách nhiệm hình sự cũng như cơ sở của việc miễn trách nhiệm hình sự Trong những trường hợp này, đặc điểm riêng biệt của người phạm tội chỉ là một trong các điều kiện để có thể áp dụng trách nhiệm hình sự hay miễn trách nhiệm hình sự Cơ sở của trách nhiệm hình sự cũng như của việc miễn trách nhiệm hình sự trong những trường hợp
đó đều là hành vi mà người phạm tội thực hiện thoả m3n các dấu hiệu của cấu thành tội phạm chứ không phải do người phạm tội có những đặc điểm riêng biệt nào đó
* Về quan điểm cho rằng cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm
Theo chúng tôi, quan điểm này cũng không phù hợp Chúng ta đều biết, tội phạm
và cấu thành tội phạm là những khái niệm không đồng nhất Nếu tội phạm là hành vi cụ thể được thực hiện trên thực tế thì cấu thành tội phạm là phạm trù pháp lí trừu tượng kết quả của hoạt động nhận thức của con người
và do nhà làm luật xác định trong quá trình làm luật bằng cách ghi nhận các dấu hiệu
đặc trưng, điển hình, phản ánh bản chất nguy hiểm cho x3 hội của hành vi bị coi là tội phạm Như vậy, khái niệm cấu thành tội phạm không phải là sự kiện pháp lí mang tính hiện thực Tự bản thân cấu thành tội phạm, với tính cách là khuôn mẫu pháp lí
Trang 3của tội phạm do nhà làm luật xác định trong
quá trình làm luật, không thể là cơ sở của
trách nhiệm hình sự Cơ sở của trách nhiệm
hình sự phải là sự kiện cụ thể mang tính hiện
thực, đó là hành vi thực tế bị luật hình sự coi
là tội phạm
Koзаченко И.Я đ3 đúng khi viết rằng
cách diễn đạt cấu thành tội phạm là cơ sở của
trách nhiệm hình sự “đ vi phạm quy luật lô
gích: biểu hiện cơ bản, có tính gốc rễ, cụ thể
và thực tế (hành vi) đ bị thay thế bằng sự
nhận thức do con người tạo ra, có tính tương
đối và trừu tượng về biểu hiện này (cấu
thành tội phạm)”.(13)
Phản đối việc coi cấu thành tội phạm là
cơ sở của trách nhiệm hình sự, Ткачевский
Ю.М cũng đ3 viết: “Không phải cấu thành
tội phạm - một khái niệm pháp lí trừu tượng -
mà là hành vi có các dấu hiệu của một cấu
thành tội phạm cụ thể mới là cơ sở của trách
nhiệm hình sự”.(14)
Trong chuyên đề “Tội phạm và cấu
thành tội phạm”, TS Trần Văn Độ cũng đ3
đồng tình với quan điểm này khi viết: “là
khuôn mẫu pháp lí, là khái niệm chủ quan,
tự mình cấu thành tội phạm không thể là cơ
sở làm phát sinh trách nhiệm hình sự Trách
nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi tội phạm
được thực hiện” (15)
Nghiên cứu quan điểm của các tác giả về
điều khẳng định “cấu thành tội phạm là cơ sở
của trách nhiệm hình sự”, chúng tôi cho rằng
điều khẳng định này chỉ là cách diễn đạt rút
gọn của quan điểm coi cơ sở của trách nhiệm
hình sự là việc thực hiện hành vi có các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm Cách diễn đạt này
như chúng tôi đ3 phân tích là không phù hợp
Chẳng hạn, Санталов А.И trong chuyên
khảo “những vấn đề lí luận về trách nhiệm hình sự” xuất bản năm 1982 đ3 xếp Пионтковский A A, Kазпушин M П, Kузляндский В И vào số những nhà luật hình sự học xô viết có quan điểm coi cơ sở duy nhất của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm.(16) Thế nhưng, thực ra quan
điểm của các nhà luật hình sự học trên lại không phải hoàn toàn như vậy.(17)(18)
Theo quan điểm của các tác giả trên thì hành vi của người có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình
sự chứ không phải: “cấu thành tội phạm là cơ
sở của trách nhiệm hình sự” Cách diễn đạt rút gọn, coi cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự như chúng tôi đ3 phân tích, không phản ánh được đúng bản chất của vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự
* Về quan điểm coi cấu thành tội phạm
là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự là
điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự Chúng tôi cho rằng, về mặt khoa học luật hình sự có thể xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự trên các phương diện khác nhau như phương diện triết học (giải quyết vấn đề tự do ý chí), phương diện thực tế (tội phạm hoặc việc thực hiện tội phạm) và phương diện pháp lí (cấu thành tội phạm) Ba phương diện tiếp cận đó trả lời cho ba câu hỏi : Vì sao một người có thể phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và x3 hội về hành vi của mình? (cơ sở triết học), một người phải chịu trách nhiệm hình sự về cái gì? (cơ sở thực tế) và dựa trên cơ sở pháp luật nào? (cơ
sở pháp lí) Tuy nhiên, tất cả các cách tiếp cận trên chỉ nhằm giải quyết vấn đề cơ sở duy nhất của trách nhiệm hình sự là gì Xuất phát từ sự phân tích khoa học, ở
Trang 4phương diện pháp lí, có thể nói cơ sở pháp lí
của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội
phạm vì “phải dựa vào những dấu hiệu của
cấu thành tội phạm để nhận định hành vi có
phải là tội phạm hay không và người thực
hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình
sự hay không”.(19) Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở
việc đề cập căn cứ pháp lí khi phân tích cơ sở
của trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 2
BLHS) thì chưa đầy đủ Hơn nữa, từ chỗ
khẳng định cấu thành tội phạm là cơ sở pháp
lí của trách nhiệm hình sự lại đi đến kết luận
rằng cấu thành tội phạm “là điều kiện cần và
đủ của trách nhiệm hình sự” thì không chính
xác Bởi vì, như chúng tôi đ3 đề cập, cấu
thành tội phạm là phạm trù pháp lí trừu
tượng, là khuôn mẫu pháp lí của tội phạm Sự
tồn tại của các cấu thành tội phạm trong luật
hình sự là kết quả của hoạt động nhận thức,
đánh giá và ghi nhận những dấu hiệu đặc
trưng điển hình, phản ánh bản chất nguy
hiểm cho x3 hội của từng tội phạm của nhà
làm luật Trong khi đó trách nhiệm hình sự là
hậu quả pháp lí của việc phạm tội và chỉ gắn
với việc thực hiện hành vi bị coi là tội phạm
Chính vì vậy, không thể nói cấu thành tội
phạm “là điều kiện cần và đủ của trách
nhiệm hình sự”
Cách nói rút gọn này, cũng gần giống
với cách nói “cấu thành tội phạm là cơ sở của
trách nhiệm hình sự”, có thể dẫn đến cách
hiểu sai lệch nếu bỏ qua sự diễn giải sau đó
Cách diễn đạt rút gọn mà không phản ánh
được bản chất của vấn đề thì cần được xem
xét lại
* Về quan điểm coi cơ sở của trách
nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm
Theo chúng tôi, bản thân thuật ngữ “thực
hiện tội phạm” khác với thuật ngữ “chuẩn bị thực hiện tội phạm”, “xúi giục người khác thực hiện tội phạm” hay “tổ chức, giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm” Như vậy, thuật ngữ “việc thực hiện tội phạm” chưa được phản ánh rõ trong đó nội dung của hành vi chuẩn bị phạm một tội cũng như các hành vi đồng phạm (hành vi tổ chức, hành vi xúi giục và hành vi giúp sức thực hiện tội phạm) mà theo luật hình sự, những hành vi này cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự Mặt khác, nếu chỉ dừng lại ở cách diễn
đạt coi việc thực hiện tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự thì chưa thể hiện được căn cứ pháp lí của trách nhiệm hình sự, nghĩa
là chưa giải quyết được vấn đề là dựa vào cơ
sở pháp lí nào mà một người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình Chính vì vậy, quan điểm coi cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm là không phù hợp
* Về quan điểm coi cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi có (đầy đủ) các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
đ3 được luật hình sự quy định
Theo chúng tôi quan điểm này có điểm hợp lí là kết hợp được cả cơ sở thực tế (việc thực hiện hành vi) và cơ sở pháp lí (cấu thành tội phạm) của trách nhiệm hình sự khi đề cập cơ sở của trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, hành vi là hoạt động của con người diễn ra trên thực tế, trong khoảng thời gian và không gian nhất định, còn cấu thành tội phạm là phạm trù pháp lí trừu tượng được nhà làm luật ghi nhận trong luật Do vậy, về mặt logic, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
có trong luật không thể đồng thời có trong hành vi đ3 thực hiện Trên thực tế, để có thể
Trang 5xác định hành vi nào đó là hành vi phạm tội,
trên cơ sở đó áp dụng trách nhiệm hình sự
đối với người thực hiện hành vi, các cơ quan
tiến hành tố tụng phải xác định được sự thoả
m3n (hay sự phù hợp) của hành vi đ3 thực
hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
được luật hình sự quy định Chính vì vậy,
thay vì nói việc thực hiện hành vi có đầy đủ
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đ3 được
luật hình sự quy định là cơ sở của trách
nhiệm hình sự, cần phải nói là việc thực hiện
hành vi thoả m3n (đầy đủ) các dấu hiệu của
cấu thành tội phạm được luật hình sự quy
định là cơ sở của trách nhiệm hình sự
Như vậy, theo chúng tôi, cơ sở của trách
nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi thoả
m3n các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
được luật hình sự quy định
3 Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 khi
đề cập cơ sở của trách nhiệm hình sự đ3 quy
định: “chỉ người nào phạm một tội đ được
Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự hình sự”
Quy định trên đ3 thể hiện được một số
nội dung cơ bản như:
- Theo luật hình sự Việt Nam, trách
nhiệm hình sự luôn luôn là trách nhiệm cá
nhân, trách nhiệm hình sự chỉ có thể đặt ra
đối với con người cụ thể mà không thể áp
dụng đối với pháp nhân
- Trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp
dụng đối với người “phạm một tội đ3 được
Bộ luật hình sự quy định” Ngoài BLHS
không thể có văn bản pháp luật nào khác
quy định về tội phạm và một người chỉ có
thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi của mình nếu hành vi đó phù hợp với
hành vi được BLHS quy định là tội phạm
Với những nội dung đó, quy định tại
Điều 2 BLHS năm 1999 đ3 thể hiện được quan điểm tiến bộ là trách nhiệm hình sự chỉ
có thể được áp dụng đối với người thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm, không ai có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự nếu hành vi mà người đó thực hiện không
được BLHS quy định là tội phạm
Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách diễn đạt tại Điều 2 BLHS về cơ sở của trách nhiệm hình sự vẫn còn một số hạn chế
- Thứ nhất, Điều 2 BLHS nói về cơ sở của trách nhiệm hình sự nhưng trong cách diễn đạt lại theo công thức ghi nhận về điều kiện của trách nhiệm hình sự: “chỉ người nào mới phải chịu ” Rõ ràng ở đây thiếu
sự thống nhất về logic pháp lí giữa nội dung
và hình thức thể hiện.(20)
- Thứ hai, thuật ngữ “phạm một tội” về hình thức khác với hành vi “chuẩn bị phạm một tội”, “phạm tội chưa đạt” và chưa thể hiện được các hành vi đồng phạm (hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức người khác phạm một tội) mà theo BLHS nước ta, những hành vi này cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự Như vậy, thuật ngữ
“phạm một tội” chưa bao quát được hết những hành vi mà BLHS coi là tội phạm
- Thứ ba, quy định tại Điều 2 BLHS chưa khẳng định được vai trò quan trọng của việc thực hiện hành vi với tính cách là cơ sở thực
tế và của cấu thành tội phạm với tính cách là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự
Theo quan điểm chúng tôi thì quy định
về cơ sở của trách nhiệm hình sự cần thể hiện được cả vai trò quan trọng của việc thực hiện hành vi (cơ sở thực tế) và cấu thành tội phạm (cơ sở pháp lí) để coi hành vi nào đó là
Trang 6tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự
Chính vì vậy, điều luật về cơ sở của trách
nhiệm hình sự nên sửa đổi lại như sau: Cơ sở
của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện
hành vi thoả m3n các dấu hiệu của cấu thành
tội phạm được Bộ luật hình sự quy định./
(1) Xem: Трайнин А Н “Cấu thành tội phạm theo
luật hình sự Xô Viết”, M.1951, tr.125 (tiếng Nga);
Никифоров Б С “Những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Liên Xô và các nước cộng hòa liên bang” - Trong
sách: Giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của
pháp luật xô viết, M.1960, tr.32 (tiếng Nga);
Cергеева Т Л “Cơ sở của trách nhiệm hình sự theo
luật hình sự xô viết”, M.1964, tr.11, 15 (tiếng Nga)
(2) Xem: Утевский Б С “Các phương pháp mới đấu
tranh chống tội phạm và một số vấn đề về trách nhiệm
hình sự”, Luật học 1961, số 2, tr.62-72 (tiếng Nga);
Утевский Б С “Những vấn đề về luật hình sự trong
dự thảo luật”, Nhà nước và pháp luật xô viết, số 1,
tr.118 (tiếng Nga)
(3) Xem: Трайнин А Н “Lí luận chung về cấu thành
tội phạm”, M 1957, tr.4 (tiếng Nga); Брайнин Я М
“Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình
sự trong luật hình sự xô viết”, Nxb Sách pháp lí, M
1963, tr 85 (tiếng Nga)
(4) Xem: Лейкиа Н С “Nhân thân người phạm tội
và trách nhiệm hình sự”, Nxb.Trường đại học tổng
hợp Ленйнградского, Л 1968, tr.39 (tiếng Nga);
“Luật hình sự Xô viết”, Phần chung, Nxb.Trường đại
học tổng hợp Московского, M.1988, tr.25 (tiếng
Nga); Козаченко И Я “Trách nhiệm hình sự”,
Chương III - Trong sách: Luật hình sự, Phần chung,
Nhóm xuất bản ИНФРА, M - НОРМА, M.1997,
tr.75 (tiếng Nga); “Giáo trình luật hình sự”, Phần
chung, Nxb СПАРК, M.1996, tr.159-160 (tiếng
Nga)
(5) Xem: “Luật hình sự Việt Nam”, Phần chung,
Trường đại học pháp lí Hà Nội, Nxb Pháp lí, H 1984,
tr.63;
(6) Xem: Kiều Đình Thụ, “Cấu thành tội phạm”,
Chương VII - Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, Phần chung, TSKH Lê Cảm chủ biên, Khoa
luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr.128
(7),(8) Xem: Đào Trí úc, “Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2001 số 6, tr.42-43, tr.5-6
(9) Xem: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Phần chung, TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Trường đại học pháp lí Hà Nội, 1992, tr.58; “Giáo trình luật hình
sự Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,
H 2001, tr 59
(10) Xem: Võ Khánh Vinh, “Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, H 1994, tr 72
(11) Xem: Lê Cảm, Chuyên khảo thứ hai: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự” - Trong sách: Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình
sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, H 2000, tr.133 (12) Xem: Trần Văn Độ, “Trách nhiệm hình sự”, Chương V - Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần chung, TSKH Lê Cảm chủ biên, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 93
(13) Xem: Козаченко И Я, “Trách nhiệm hình sự”, Sđd, tr 74 (tiếng Nga)
(14) Xem: “Luật hình sự Xô viết”, Phần chung, Nxb Trường đại học tổng hợp Московского, 1981, tr 28 (tiếng Nga)
(15) Xem: Trần Văn Độ, “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Chương VI - Trong sách: Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, GS.TSKH
Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, H
1994, tr 183
(16) Xem: Санталов А И “Những vấn đề lí luận về trách nhiệm hình sự, Nxb Trường đại học tổng hợp Ленйнградского, Л 1982, tr 32 (tiếng Nga).
(17) Xem: Пйонтковскй А А, “Tập bài giảng luật hình sự Xô viết”, Tập III, M.1970, tr 114 (tiếng Nga) (18) Xem: Карпушин М П, Курляндский В И,
“Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm”, M.1974, tr 196 (tiếng Nga)
(19) Xem: “Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, Phần chung, Trường đại học pháp lí Hà Nội, Sđd, tr.58;
“Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, Trường đại học luật Hà Nội, Sđd, tr 59
(20) Xem: Lê Cảm, Sđd, tr 141