MUC LUC
Nguyễn Minh Chính:
Về một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Việt của người nước ngoài
Trần Nhật Chính:
Từ Hán-Việt trong "Đăng cổ tùng báo"
Nguyễn Văn Chính - Vũ Thu Hường:
Bước đầu tìm hiểu về ngữ pháp - ngữ nghĩa của hư từ
phủ định "không" trong Tiếng Việt hiện đại
Bai Duy Dén:
Một vài nhận xét về chữ Hán và phương pháp dạy từ
Hán Việt cho người nước ngoài
Trần Thị Minh Giới:
Cách vận dụng các mẫu câu vào việc thực hành tiếng Việt cho người nước ngoài ở giai đoạn đầu Nguyễn Thị Ngọc Hân: Sử dụng tiểu từ trong câu tiếng Việt Mấy vấn đề sinh viên Nhật cần lưu ý Lê Thị Minh Hằng: Cấu trúc điều kiện tiếng Việt và các nguyên lý hội thoại Nguyễn Thị Hê:
So sánh cách diễn đạt cấu trúc vị từ tác động - kết quả
Trang 310 11 12 18 14 15 16 17 18
Huỳnh Công Hiển:
Phân tích và dạy cho học viên người nước ngoài về hệ thống các câu hỏi về thời gian trong tiếng Việt
Trịnh Đức Hiển:
Đổi mới hình thức và ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt
Nguyễn Chí Hoà:
Từ quan hệ móc xích giữa các câu đến hướng dẫn viết
bài tự luận cho sinh viên
Dinh Thanh Hué:
Phát triển kỹ năng nói Tâm điểm của việc dạy - học ngoại ngữ
Dinh Thanh Hué:
Method và Methodology trong giáo học pháp ngoại ngữ
và trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
Nguyễn Văn Huệ:
8o sánh từ chỉ loại trong tiếng Việt với từ chỉ loại trong tiếng Ragla
Đào Văn Hùng:
Vai trò của các trợ từ cuối câu trong việc hình thành các
hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hà Thu Hương:
Một vài suy nghĩ về cách dạy đọc theo sự phản hồi
Nguyên Việt Hương-Nguyễn Thanh Huyền:
Một số vấn đề về việc biên soạn bài đọc tiếng Việt cho sinh
viên nước ngoài
Phạm Tuấn Khoa:
Trang 419 Nguyén Thién Nam: 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Một vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giảng dạy tiếng Việt
Nguyễn Thị Bích Nga:
Giải mã biểu tượng ~ một công việc quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Nguyễn Thị Hồng Ngọc:
Vai trò của trật tự từ trong việc tạo lập câu cảm thán
tiếng Việt
Nguyễn Thị Nguyệt:
Cách dạy từ vựng và luyện từ cho sinh viên nước ngoài Thẩm Đức Phong - Nguyễn Chí Hoà:
Đúng phong cách lời nói một tiêu chuẩn của văn hoá
giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ
Nguyễn Văn Phổ:
Ngữ cảnh và lời dẫn trong hội thoại
Mai Minh Tân:
Vấn để phân loại văn hoá ẩm thực của người Việt châu
thổ sông Hồng
Nguyễn Văn Thông:
Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữ Việt và Lào
Đỗ Thị Thu:
Về việc sử dụng nhóm quan hệ từ “cho, dé, ma, vi” trong tiếng Việt
Phạm Thu:
“Đông Duong tap chi” & “Nam Phong tạp chữ với vấn để
Trang 529 30 1 32 33 Nguyên Thị Thuận: 342
Suy nghĩ về việc chú giải ngữ pháp trong các sách dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ
Bui Thanh Thuy-Nguyén Chi Hoa: 353
Vấn đề về lựa chọn “ngôn ngữ tối thiểu” theo quan điểm phát
triển văn hoá giao tiếp
Nguyễn Hoàng Trung: 365
Các cách diễn đạt thể hoàn thành trong tiếng Việt và việc ứng dụng trong việc dạy tiếng Việt
Nguyễn Thị Hồng Yến: 387 ©
Suy nghĩ bước đầu về phương pháp dạy viết cho học
viên nước ngoài hệ chính quy
Nguyễn Hoài Thu Ba: 397
Chủ để tương phan trong cấu trúc thông điệp của câu tiếng Hàn và tiếng Việt
Trang 6BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NGỮ PHÁP- NGỮ NGHĨA
CỦA HƯ TỪ PHỦ ĐỊNH "KHÔNG" TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
Nguyễn Văn Chính - Vũ Thu Hường" 1 Khi nghiên cứu tiếng Việt, tất cả các nhà ngữ pháp
đều có sự thống nhất cơi đây là một phụ từ có ý nghĩa phủ
định So với các từ có cùng chức năng thì không thường được cơi là từ phủ định có tần số xuất hiện nhiều nhất Theo thống
kê của chúng tôi qua một số truyện ngắn rút trong tập "700
truyện ngắn hay Việt Nam" thì từ "không" chiếm số lượng khoảng 50% trong tổng số các từ và các cấu trúc phủ định
xuất hiện trong văn bản Chúng tôi cũng đã thử khảo sát một
đoạn văn tình cờ lấy trong truyện ngắn "Em khờ lắm" của Khuê Việt Trường in trên Tiển phong số 149 năm 1999, kết
quả cho thấy trong chưa đầy 10 dòng mà tác giả đã 4 lần sử
dụng các phát ngôn phủ định có sự hiện diện của từ phủ định "không", cụ thể:
"Tại vì em không thích trốn anh thôi, mà khi em đã trốn
rồi thì đố anh tìm ra được em" Nàng bhông nói với tôi điều đó, nhưng khi nàng đã &bông muốn tôi tìm nàng trên phố,
thì dù thành phố này chỉ có dăm con đường tro dưới nắng, dễ
chừng mọi người đều đã quen nhau, tôi vẫn không thé tim
gặp được nàng ”
` Khoa Tiếng Việt & Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, ĐHQG Hà Nội
26
Trang 7Việc các kết cấu phủ định có chứa "ghông” xuất hiện
nhiều như vậy khiến chúng ta có thể coi nó như là một trong những hiện tượng cần được đề cập đến đầu tiên khi nói đến
phạm trù phủ định trong tiếng Việt Các nhà ngữ pháp khi
nghiên cứu tiếng Việt đều thống nhất xem đây là một từ có ý
nghĩa phủ định chân chính
Sở dĩ không nói riêng, các từ phủ định trong tiếng Việt
nói chung, xuất hiện nhiều như vậy bởi lẽ: hai hình thức
khẳng định và phủ định vốn là hai hình thức cơ bản trong
thao tác tư duy của loài người, và như vậy, đương nhiên
chúng phải được thể hiện trong ngôn ngữ trên cơ sở sử dụng các yếu tố và kết cấu ngôn ngữ để tạo lập các phát ngôn phủ
định và khẳng định Tình hình này không chỉ xảy ra cho
riêng tiếng Việt mà đây là một hiện tượng ngôn ngữ mang
tính phổ quát
Khi hành chức, phần nội dung mà "không" (cũng như chẳng, chỉ) thêm vào cho phát ngôn chính là nội dung phủ
định Người Việt dùng nó để phủ nhận một hiện tượng, một tính chất, một hành động tức là phủ nhận một sự tình (P)
nào đó
Với một ý nghĩa chuyên biệt như vậy, thoạt nhìn người ta dễ có cảm giác là diện hoạt động của không không được rộng
cho lắm nhưng đi vào thực tế thì bức tranh hoạt động của từ phủ định này lại hết sức phong phú
2 Chúng tôi sẽ tìm hiểu từ phủ định "không” ở các
vị trí và ý nghĩa như sau
9.1 "Không" ở vi trí phủ định uị từ P theo mô hình
S+ không +P
Đây là một cấu trúc điển hình có chứa "không ” Tôn tại ở
Trang 8Tức là người nói dùng "kbóng” để phủ nhận một hiện tượng,
một tính chất, một hành động, v.v Hay nói cách khác, phần
bị phủ định là phần phía sau từ phủ định "không" bất luận đó là thành phần loại gì (trừ trong loại câu hỏi nghỉ vấn đi với từ "mở" để biểu thị ý nghĩa khẳng định, ví dụ như: "Tôi mà không biết nó sao?”) Ví dụ:
[1] " dĩ nhiên bần nông là gì, nó khác địa chủ, phú nông ở chỗ nào thì tôi không biết" (Bước qua lời nguyên, Tạ Duy
Ảnh, tr.76)
[2] "Nhưng tất cả những cuốn sách ấy đều không dạy con cái lần đầu tiên ấy Khơng, con hồn tồn khơng ấu trĩ" (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Y Ban, tr.122)
[5| ° Vậy, khi tôi thấy tôi còn một mình bơ vơ giữa làng không cha không mẹ bhông bù con cô bác, khơng ai đối thương thì tơi quyết lên núi liều mình, cho thú dữ ăn đi cho
rồi" (Thầy LaZaRô Phiên, Nguyễn Trọng Quan, tr.35)
Qua các ví dụ [1], [2], [3] vừa dẫn, chúng ta thấy khả năng hoạt động của không là tương đối rộng Trong kết hợp với
không, P có thể là một động từ biểu thị hành động (ở [1]), P
cũng có thể được biểu thị bằng một tính từ (ở [2]), đặc biệt P trong kết hợp với "không" có thể là một từ loại danh từ ([3])
Việc chỉ rõ cái khả năng "không" có thể kết hợp trực tiếp với P là một danh từ là điều cần thiết, bởi lẽ từ trước tới nay
khi đề cập đến cấu trúc "§ khơng P" thì các nhà nghiên cứu
thường né tránh, không nói đến cái năng lực có thể kết hợp
với từ loại danh từ của "không" Nếu tác giả nào có đề cập tới
các hiện tượng này thì cũng cho đây là trường hợp ngoại lệ, không điển hình vì rằng sẽ là mâu thuẫn một khi các nhà ngữ pháp đã khẳng định "*hông" là yếu tố hư từ chuyên phụ
nghĩa cho động từ
Trang 9Theo chúng tôi, khi nhìn nhận các sự kiện ngôn ngữ theo một cách nhìn động, tức là xem xét các sự kiện ngôn ngữ trên cơ sở gắn chặt chúng với các chức năng mà chúng đảm nhiệm
thì kết cấu "&bông + danh từ" là một cấu trúc khá điển hình
trong tiếng Việt Đối với những trường hợp như vậy, vai trò
của từ phủ định là rất quan trọng Sự hiện diện của từ phủ
định "không" trong các kết cấu kiểu này là bắt buộc, tức
không thể loại bỏ khỏi phát ngôn mà không làm thay đổi ý
nghĩa Nói cách khác, sự hiện diện của "không" trong cấu trúc phải được coi như là điều kiện cần và đủ để cho phát
ngôn được hiện thực hóa So sánh:
- " Tôi thấy tôi còn một mình bơ vợ giữa làng không cha
bhông mẹ và không bà con cô bác, khơng a1 đối thương thì
tơi quyết lên trên núi liểu mình cho tht di ăn" (+) Với:
Tôi thấy tôi cồn một mình bởơ vơ giữa làng ( ) cha ( )
mẹ ( ) bà con cô bac "
Rõ ràng khi chúng ta thử lược bố "không" phát ngôn đã
thay đổi hoàn toàn ý nghĩa, các mối liên hệ nội tại của nó đã
bị pha va
Trường hợp "không + danh từ" xuất hiện khá nhiều
trong tiếng Việt Người ta thường bắt gặp kiểu nói: Không
mua không phải không tiên không mua; hoặc: Hắn là một kẻ không nghệ không nghiệp Hay như lời bài hát "Đêm đông"
nổi tiếng do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác từ thời
tiền chiến " có ai thấu tình cô nữ đêm đông không nhà" Điều thú vị là hiện tượng từ phủ định kết hợp trực tiếp
với danh từ không chỉ là hiện tượng của riêng tiếng Việt mà
khi tìm hiểu so sánh với tiếng Anh chúng tôi cũng thấy tình hình tương tự Người Anh cũng sử dụng lối nói "không + danh từ" khá phổ biến, chẳng hạn một câu như: " No sensible
Trang 10man would say that" thi No sensible man tương ứng với
không người hiểu biết (nào); hay trong câu "No cigarette is
completely harmless” thi két hgp No cigarette hồn tồn ứng
với khơng thuốc lá (nào)
Rõ ràng một kiểu kết hợp khi đã có mặt trong ít nhất là
hai ngôn ngữ (ỏ đây là tiếng Việt và tiếng Anh, hai thứ tiếng
thuộc hai họ ngôn ngữ khác nhau) thì chúng ta không nên coi đó là kết hợp dặc biệt mang tính ngoại lệ nữa Mặt khác,
khẳng định kết hợp phủ định "không + danh từ" chúng tôi
cũng muốn chỉ ra rằng: Cái hiệu lực giao tiếp đích thực của
một yếu tố ngôn ngữ chỉ thực sự được bộc lộ khi nó nằm trong những kết hợp ngôn ngữ cụ thể mà tại đó các yếu tố ngôn ngữ phối hợp với nhau, nương tựa vào nhau theo quy luật
ngôn ngữ Các kiểu kết hợp khác nhau của cùng một yếu tố ngôn ngữ là nhằm chuyển tải những nội dung ý nghĩa khác
nhau nhưng chúng phải được coi là có giá trị như nhau nếu xem xét về mặt cấu trúc Các dạng cụ thể của kết hợp "không
P" là đẳng trị chứ không thể coi kết hợp này là đương nhiên
còn kết hợp kia là ngoại lệ, là đặc biệt và trái qui luật
Trở lại với các ví dụ [1], [2], [3] mà chúng ta đã dẫn, nếu
lược hết các yếu tố ngôn ngữ nằm ngoài tổ hợp "khéng P"
chúng ta còn:
không biết (ở [1])
không ấu trĩ (ở [2})
không cha không mẹ không bà con cô bác (ở [3])
Mối quan hệ của từ phủ định "không" với "biết", với "ấu trĩ" và
với "cha, mẹ, bà con, cô bác" là như nhau và đó là mối quan hệ gắn bó giữa từ phủ định với một sự tình bị phủ định bất luận cái sự tình ấy có thể được xem xét và sắp xếp vào từ loại nào (động từ, tính từ hay danh từ) theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học
Trang 119.9 Mức dộ gắn kết giữa từ phủ định uới thành phần mà nó phủ định
Chúng ta có thể thấy đây là một mối gắn kết hữu cơ Xét
trên bình diện câu, không còn nghỉ ngờ gì khi nói rằng Pla một trong hai thành phan can yéu, lam tién dé cho su tổn tại
của câu Nhưng khi chúng ta xét P trong quan hệ với tổ hợp "không P" thì P chỉ còn được hiểu là cái phần được đem ra phủ định Một kết cấu được coi là kết cấu phủ định không thể chỉ là cái phần được đem ra phủ định mà nó phải là sự tổ hợp
biện chứng giữa một bên là từ phủ định và bên kia là phần bị
phủ định, vắng một trong hai bộ phận trên có nghĩa là không có kết cấu phủ định Trở lại với các ví dụ [1], [2] [3] đã nêu giả sử chúng ta tạm lược bổ bộ phận từ phủ định "không" ngay lập tức kết cấu phủ định bị vi phạm, kết cấu phủ định
không còn tổn tại nữa và thay vào đó là các kết cấu khẳng
định tương ứng So sánh:
" dĩ nhiên bần nông là gì, nó khác địa chủ, phú nông ở
chỗ nào thì tôi không biết" (kết cấu phủ định)
đi nhiên bần nông là gì, nó khác địa chủ, phú nông ở
chỗ nào thì tôi öi¿ế? (kết cấu khẳng định)
3.3 Chúc năng phú định cụ thể của "không"
Chúng ta thấy, "không" có thể được sử dụng với chức
Trang 12{4]- Tao không dién, cing khéng gan => Phủ định tính chat 2.3.2 Trong mô hình -
S+ không + (động từ) _
Cái sự tình mà nội dung phủ định do "&hông” nhằm đến là một hành động Ví dụ:
(5]- Và thế là Điền có bốn cái ghế mây Điền không biết giá Nhưng Điền đoán chừng mua mới thì cũng đắt
[6] Thầy thằng Bo không chết thật
Ngoài chức năng kết hợp với các sự tình chỉ hành động
chân chính, từ phủ định "không"” còn có thể đứng trước để
phủ định một sự tình mà diện thể hiện cụ thể là một kết hợp
giữa một động từ khuyết thiếu với các động từ đi kèm kiểu
như "không được ", "không phải ', "không nên `,
'òÒhêông cần " Ví dụ:
[7] Nhà Điền kiết xác xơ Các em Điền không được đi học
Mà cũng không được ăn no nữa {8] - Mây với ông ta, a1 hơn ai?
- Khó nói Cũng không nên so sánh Rất khác nhau
2.3.3 "Không" dùng để phủ định sự uật, đối tượng
Với chức năng này, "không" thường đứng ngay trước
danh từ hay danh ngữ mà nó phủ định như đã trình bày ở
2.2 Mô hình kết cấu là: S + không + P (danh từ) Ví dụ:
- hông cha, không mẹ, không bà con cô bác
Cần lưu ý rằng kết cấu " không + danh từ" vừa nêu hồn tồn khơng đồng nhất với cấu trúc "không + có + danh từ" hoặc "không + là + danh từ" Các cấu trúc "không có "
hay "không là " phải được hiểu là những cấu trúc tương
ứng với kiểu kết cấu "không + động từ" đã nêu ở 2.5.2 (tuy
Trang 13trường hợp "không + là " có những nét đặc biệt sẽ được chúng tôi để cập sau)
2.3.4 "Không" dùng để phủ định thành phần phụ
Ngoài chức năng phủ định vị ngữ câu như các trường hợp trên, "&hông” còn có chức năng đóng vai trò là yếu tố
phủ định cho một bộ phận, một thành phần phụ trong câu nói Thành phần đó có thể là một trạng ngữ chỉ cách thức hành động, lúc đó cái mô hình chứa "không" sẽ là: c 5+ P+ không + trạng từ - "Không" có thể đứng ngay trước một trạng từ để phủ định phương thức hành động Ví dụ:
[9] - Chị ấy nói tiếng Anh không giỏi
Thật ra, ở hai ví dụ này, chúng ta có thể sử dụng kết cấu “không + P + trạng từ" như sau:
[9]a Chị ấy khéng noi tiếng Anh giỏi Theo đó ý phủ
định phương thức hành động sẽ được nhấn mạnh hơn và rõ ràng hơn Thành phần phụ trong câu nói được "không" phủ định cũng có thể là một thành phần phụ định ngữ, lúc đó chúng ta sẽ có mô hình: S+ P+ không + thành phần định ngữ Ví dụ:
[10] Anh ấy là người không thích nói nhiều
3 Từ phủ định "không" với chức năng nhấn mạnh ý
nghĩa phủ định tuyệt đối hay phủ định toàn bộ
Khi thực hiện chức năng này, "không" có hai vị trí kết hợp
3.1 "Không" phủ định sự tình có dạng thức thể hiện
giống một một mệnh để hay một phát ngôn Có hai mô hình
kết hợp chính như sau:
Trang 14a Mô hình 1: | Không + từ nghỉ uấn + P
Qua khảo sát của chúng tôi thì đa số các từ nghi vấn trong tiếng Việt đều có thể kết hợp được với '*hông"” Ta có
thể liệt kê ra đây các tổ hợp như: không œi , không gi
(cái gù, không đâu (ở đâu), không bao giờ Ví dụ:
[11] - Những bức tranh thuỷ mạc, non nước hữu tình, những bức tranh vẽ khỉ, vẽ ngựa, vẽ chim, cá, tôm Giá tranh cao quá, không œi với tới
[12] - Với đôi lông mi dài uốn cong và như không bạo giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn
[13] Không đâu có cảnh đẹp như ở quê tôi
b Mô hình 2:
Không + danh từ + nào +P
Như chúng ta đã biết, "sởo” dùng trong câu hỏi để phân
loại sự vật, hiện tượng cùng loại Những danh từ có thể kết
hợp với "›ởo” là những danh từ có tính cá thể hoá Nhưng
khi đi vào kết cấu trên thì tổ hợp "không +danh từ + nào" sẽ
mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối Ví dụ:
[14] - Bỗng một ngày, không một khách rượu nào đến, ngồi đường cũng khơng thấy ai đi
[15] - Do đó mà cho đến ngày giờ này, ngôi vị vua vẽ mèo
khéng hoa si ndo thay duoc
Điều đáng lưu ý là cả mặt nội dung lẫn hình thức biểu
hiện, kết cấu "không + danh từ + nào + P" nhiều khi có thể
trùng với các dạng "không ai”, "không đâu" Cụ thể như
dạng "không người nào" có thể thay thế bằng "không ai"
Trang 15Vi du:
[16]a Không ơi hiểu anh ấy muốn nói gì
= [16] b Xhông người nờo hiểu anh ấy muốn nói gì
Hay như dạng “không chỗ nào", "không nơi nào” cô
thể được thay thế bằng "khong (ở) déu"; dang "khéng khi
nào” "không lúc nào” có thể được thay thế bằng "không
bao gio" Vi du:
[17]a Không ở đâu bán loại thuốc này cả
= [17|b Không chỗ nào bán loại thuốc này cả
3.2 Vị trí cơ động trong phát ngôn của những kết cấu
phủ định về thời gian như: "không bao giờ) "không khi
nào”? "không lúc nào”
Chúng có thể đứng ở đầu phát ngôn hoặc có thể đứng sau
thành phần chủ ngữ mà không làm cho ý nghĩa của phát
ngôn bị thay đổi Ví dụ sau:
[18]a Không bao giờ chị ấy đi chơi tối đến quá mười giờ
Có thể viết lại thành:
[18]b Chị ấy không bao giờ đi chơi tối đến quá mười giờ Hay:
[19]a Thức ăn không bao giờ tự nhiên chảy vào mồm
S + không bao giờ + P
Có thể viết thành:
[19]b Không bao giờ thức ăn tự nhiên chảy vào mồm
Không bao giờ + S+P
3.8 Đa số các từ nghi vấn có thể kết hợp được với "bhông" để tạo thành kết cấu phủ định toàn bộ (complete
negative) (có người gọi là phủ định tuyệt đối- absolute
Trang 16negative) nhưng cũng có một vài từ nghi vấn trong tiếng Việt
khi kết hợp với “hông” để tạo ra các kết cấu kiểu "không +
từ nghỉ uấn" nhưng lại không mang ý nghĩa phủ định tuyệt
đối Đó là các kết hợp: :
S + khéng sao + P
S + không thế nào! làm thế nào + P (được)
Ö hai trường hợp này, nếu nhìn vào hình thức thì có thể
dễ dàng bị nhầm lẫn với kiểu kết cấu phủ định toàn bộ (đặc
biệt là đối với những người nước ngoài học tiếng Việt) Thực chất, ở dạng kết hợp này, người ta sử dụng chúng với nét
nghĩa tương đương với nét nghĩa "không thể! Đây là kết cấu nhằm phủ định khả năng của chủ thể hành động Ví dụ:
[20]a -Tôi không sao hiểu nổi anh ấy Tương đương với:
[20]b -Tôi không thể hiểu được anh ấy
Hay [20c -Tôi không làm thế nào hiểu được anh ấy
Về mặt cấu trúc, chúng ta cũng có thể phân biệt được kết
cấu phủ định khả năng kiểu "không sao, không thể nào"
trên với các kết cấu phủ định tuyệt đối kiểu "không ơi,
không đâu, không bhi nào "như sau.:
Với kết cấu phủ định tuyệt đối, ta có mô hình:
Không + ai, đâu, Ehi nào + P
hoặc S+ không + P + di, đâu, khi nào
Còn với kết cấu thể hiện tính phi khả năng của chủ thể
hành động ta chỉ có một mô hình như sau:
3+ không sao + P
S+ không thể nào + P
Trang 174 Từ phủ định "không " trong cấu trúc phủ định
bác bỏ với "không phải" :
4.1 "Không phải" phủ định một sự uật, một hiện
tượng không đúng trong thực tế
Chỉ duy nhất có một động từ kết hợp được với '»hông
phải" - đó là động từ "là" Mô hình của cấu trúc này như sau:
S+ không phải + là + danh từi danh ngữ
Phía sau "không phổi là" thường thường là các danh
từ chỉ người, sự vật, chỉ nghề nghiệp hoặc chỉ sự sở hữu
v.v Cụ thể:
[21] -Chị ấy không phỏi là sinh viên
S + không phải là + danh từ chỉ nghề nghiệp
[22]-Chi ay không phải là Mai
S + không phải là + đanh từ riêng [23] -Con vợ nó không phải là giống người
S + không phải là + danh từ chỉ người
[24] - Đây không phải là quyền sách tiếng Anh
S + không phải là + danh từ chỉ vật
[25] Quyển sách này không phổi: là của tôi
S + không phải là + tổ hợp có ý nghĩa sở hữu
6 đây, chúng tôi thấy có một điểm quan trọng cần phải
để cập đến là: trong mô hình "không phải + là + danh tửi danh ngữ" trên thì có hai kết cấu "không phỏi + là +
danh từ chỉ nghề nghiệp" và "không phải là + danh từ
riêng" là luôn luôn cần phải có "Tk” đi kèm với "không
phải", còn ở ba kết cấu còn lại thì chúng ta có thé bd "Ia" ma
không làm thay đổi ý nghĩa của phát ngôn Hay nói cách
khác là trong câu trần thuật hay câu hỏi nghỉ uấn, nếu sau
Trang 18"không phải", một danh từ đã được cụ thể hoá (có loại từ
(classifier) đi bèm) hay một từ sử hữu thì ta có thể không cần
su dung "la"
Điều thú vị là sau "không phổi là" luôn luôn phải hiện
điện một tân ngữ đi kèm Có nghĩa là "không phải là”
không có khả năng kết thúc một phát ngôn Nếu chúng ta bỏ phần tân ngữ thì phát ngôn trở thành một phát ngôn không đầy đủ về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa
Ví dụ:
[26]a Cô ấy không phải là bạn tôi f) [26]b Cô ấy khơng phải là ©
4.3 "Khơng phải" là chuyển tải ý nghĩa bác bỏ
Người Việt sử dụng cấu trúc bác bỏ này một cách rộng rãi, khi họ muốn bác bỏ một sự tình nào đó mà họ cho là không thật, không hợp lý hay không đúng với nhận thức của
họ Sự tình ở đây có thể là một phán đoán, một hành động
hay một tính chất Chúng ta hãy xem các ví dụ sau:
{27]: -Không phổi ba, - đang nằm mà nó cũng giãy nảy lên
không phải + danh từ
- Ba không giống cái hình ba chụp với má
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi
- Cũng không phối già, mặt ba con không có cái theo
trên mặt như vậy
không phải + tính từ -
[28]- Không phải trong mấy ngày đầu mới đến mà về sau, khi đã chụp gần trọn cuốn phim, tôi mới có dịp hiểu đôi chút về cách làm ăn lâu đời của những "tổ hợp tác" gồm những chiếc thuyền đánh cá không có bến này
Trang 19không phải + trạng ngữ chỉ thời gian
[29] Chị bắt đầu tin rằng cái nhà anh Keng lầm lì, vụng
dại thực ra không phải như mọi người vẫn tưởng không phải + mệnh đề [30] -Người như cô ấy thì không phải là xinh không phải + tính từ [31] -Tin thằng bé không phải ốm bình thường mà bị bệnh máu trắng nằm viện làm cả xóm sững sở không phải + động từ
{32]- Cái gì đã xui khiến tôi tự thách thức bằng cái việc
mạo hiểm ấy? Có lẽ trước hết, không phải do sự hấp dẫn của
hình ảnh mà chính là những tiếng động đầy vẻ náo nhiệt ở
cách xa hàng cây số cũng nghe tiếng của một nhóm thuyền
đánh cá đêm bằng vó bè
không phải + danh ngữ
(33]- Tôi chột dạ lo ngại Không phải làng đang vui mà rõ ràng đang có sự cố gì
không phải + mệnh đề
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ phạm vi hoạt động của "không phút” với chức năng phủ định bác bỏ là rất
rộng rãi Nó có thể kết hợp được với tất cả các thành phần
của câu như danh từ, trạng từ, tính từ Nó có thể đứng ở vị trí mở đầu một phát ngôn để phủ định toàn bộ nội hàm của phát ngôn đi sau nó như ở ví dụ [33] - Không phải làng đang
uui mà rõ rùng đang có sự cố gì Ngoài ra, "không phải" còn có khả năng kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác nhau,
thuộc các cấp độ khác nhau để trực tiếp bác bỏ nội dung ngôn
ngữ mà nó đứng ngay trước Nội dung mà nó bác bỏ có thể là
một tính chất như ở ví dụ [27] và [30] (không phải già, không
Trang 20phai la xinh); một sự tình như ở ví du [27], [29], [31] (không
phải ba, không phải như mọi người uẫấn tưởng, không phải
ốm bình thường)
VỊ trí của “*hồng phải" khi mang nghĩa bác bỏ là rất đa dạng Nó có thể đứng ở đầu phát ngôn hay ở giữa phát ngôn, điều này tuỳ thuộc vào nội dung hay đối tượng mà nó bác bỏ, bởi lẽ "»hông phải" luôn luôn đứng trước ngay đối tượng mà
nó bác bỏ, bất kể đó là thành phần gì trong câu như chúng
tôi đã phân tích ở trên Ở đây, chúng ta cần phải lưu ý là
"hông phải" không bao giờ kết hợp trực tiếp với bất kì một
động từ nào khác ngoài động từ "1a"
Như vậy, qua các ví dụ vừa dẫn cũng như qua phần phân
tích ở trên, chúng ta có thể đi đến một nhận xét là: trong
tiếng Việt, các phát ngôn được cấu tạo với từ phủ định
“hông phải" là những phát ngôn có ý nghĩa phủ định bác bỏ Người Việt sử dụng chúng với mục đích xác minh, đính chính lại những gì mà theo họ là chưa đúng, chưa thực tế và chưa phù hợp theo chủ quan của họ Ở hình thức phủ định này, có thể nói, tình thái nhận thức chủ quan của người phát ngôn được bộc lộ rất rõ Khi nói "không phối A", "không phổi A mà là B" hoặc "B chứ không phải là A" thì người phát ngôn
đồng thời cùng một lúc tiến hành hai việc: phủ định bác bỏ A
và khẳng định B theo nhận thức chủ quan của mình Ví dụ:
"Tôi là tôi chứ không phải là anh ấy" hay "Không phải anh ấy nói mò là ngài giám đốc đã nói như 0ậy.”
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, phần nội dung khẳng định B có thể không hiện diện nếu người ta thấy rằng sự
hiện diện ấy là không cần thiết Ta hãy xét ví dụ "Người như
cô ấy không phối là xinh" Với phát ngôn này, người nói chỉ
muốn bác bỏ phẩm chất "xinh" mà ai đó đã khẳng định từ
trước Người nói không cần đưa thêm nhận định chủ quan
Trang 21của mình Mặc dù vậy, những phát ngôn dạng này cũng đánh dấu rất rõ nhận định chủ quan của người nói
4.3 "Không phải" trong cấu trúc phủ định, bác bỏ
một sự tình thể hiện bằng một phát ngôn có tính nhận xét, đánh giá
Vị trí này của "không phải" giống với vị trí của "bhông" trong cấu trúc "không + từ nghỉ uấn + P" và
"không + danh từ + nào + P" mà chúng tôi đã phân tích ỏ mục 4.1 Nhung sự kết hợp của "không phải" ỏ vị trí này có
ý nghĩa và chức năng khác với "không" Chúng ta hãy xem
xét các mô hình cụ thể của "không phải" ở vị trí này Mô hình 1: Không phải + từ nghỉ uấn + cũng (đều) + P Ví dụ:
[34] - Không phổi ai cũng có tính lăng nhăng như chồng của cô ấy
[35] - Không phải bao gid anh ấy cũng đúng [36] - Không phổi ở đâu cũng tồn người xấu Mơ hình 2: Không phải + danh từ + nào + cũng (đều) + P Vi du:
[37]- Không phới người chéng nao cing cé tinh lang nhăng như chồng của cô ấy
[38] - Không phải ngày nào anh ấy cũng đến muộn
Trang 22Ví dụ:
[40] - Không phải tất cả sinh viên đều được học bổng
[41] - Không phải nhiều người đã hiểu ra được điều đó
Qua ba mô hình và các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận
thấy một điều rằng, về mặt ngữ nghĩa, rõ ràng là có sự khác nhau giữa kết cấu phủ định "không phải" và các kết cấu
"hhông " khác Kết cấu "không phỏt" trong mô hình trên thường mang ý nghĩa phủ định, bác bỏ một nội dung nhận xót, đánh giá nào đó Vì thế, ở các ví dụ trên, chúng ta cố thể
hiểu như sau:
[34]b - Nhiều người không có tính lăng nhăng như chéng
của cô ấy
[35]b - Thỉnh thoảng anh ấy không đúng
[36]b - Có nhiều nơi không có người xấu
[37]b - Có nhiều người chồng không có tính lăng nhăng như chồng của cô ấy
[38]b - Có nhiều ngày anh ấy không đến muộn
[39]b - Có nhiều khách sạn không có đầu bếp giỏi
[40]b - Một số sinh viên không được học bổng
[41]b - Nhiều người đã không hiểu ra được điều đó
Một điều mà chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh ở đây là: Các câu trong mô hình 3 không thể có dạng cải biến áp dụng
với một mình yếu tố phủ định "không” Có nghĩa là, ở kết
cấu trên, “hông” chỉ kết hợp được với từ nghi vấn và danh
từ chứ không thể kết hợp được với các lượng từ như ¿tất cổ,
nhiều, ít, một số 0.u Đây là một điểm khác biệt lớn nữa giữa
"hông" và "không phải" mà khi dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài, các giáo viên cần phải lưu ý
Trang 235 Trở lên chúng tôi đã từng bước đi vào khảo sát ngữ pháp-ngữ nghĩa của hư từ phủ định "không" trong tiếng Việt hiện đại Đây là một trong không nhiều các hư từ phủ định
tiếng Việt Muốn hiểu một cách toàn diện và: đây đủ hơn vấn
đề phủ định-khẳng định trong tiếng Việt, chắc chắn chúng ta cần phải có những khảo cứu tỉ mỉ và đây đủ hơn, phải đặt việc
nghiên cứu hư từ "không" trong tương quan nghiên cứu với toàn bộ các từ phủ định trong nhóm, có như vậy chúng ta mới
nắm bắt được đầy đủ những phẩm chất của nhóm từ phủ định
tiếng Việt Tuy nhiên, với việc tiến hành xem xét hư từ "không", coi nó như là đại diện tiêu biểu cho cả nhóm từ phủ định tiếng Việt, chúng ta cũng phần nào thấy được diện mạo của cả nhóm Tiến hành xem xét các hư từ phủ định tiếng Việt là một trong những đề tài tương đối lớn mà nghiên cứu hư từ "không" chỉ là một phần nhỏ tuy nhiên bài báo cũng mong có
những đóng góp nhỏ bé nhưng thiết thực cho ngành Việt ngữ
học cả trên bình diện lý thuyết lẫn bình diện thực hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần tiếng Anh
1 J.L Austin, How to do things with words, Oxfoxd, 1962 2 Michael Swan & Catherine Walter, How English works, Oxford University Press, 1998
Trang 243 Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt Từ loại, NXB
ĐH&THCN, Hà Nội, 1986
4 Cao Xuân Hạo, Nhận định tổng quát, phủ định tổng
quát, phủ nhận tính tổng quát của nhận định tổng quát uà
phủ định tổng quát, Ngôn ngữ 8/1999, 1-8