Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, n
Trang 1về chế định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
ThS Ngô Thị Hường * uôi con nuôi là chế định pháp lí quan
trọng trong hệ thống pháp luật của
nhiều quốc gia và trong pháp luật quốc tế
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
khẳng định: "Để phát triển đầy đủ và hài
hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được
trưởng thành trong môi trường gia đình,
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương
và thông cảm" Với trách nhiệm của quốc gia
thành viên Công ước, Nhà nước ta đ0 có
những chính sách lớn nhằm bảo vệ quyền lợi
của trẻ em và luôn quan tâm đặc biệt tới
những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là
những trẻ em không được sống trong gia
đình gốc của mình
Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ)
năm 1959 khẳng định: "Con nuôi có quyền
lợi và nghĩa vụ như con đẻ" (Điều 24) và
"cha mẹ không được hành hạ con cái, không
được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con
riêng " (Điều 18) đ0 là cơ sở pháp lí bảo
đảm quyền lợi của người con nuôi Tuy
nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 chưa quy
định về điều kiện để làm cha, mẹ nuôi và
điều kiện đối với con nuôi Luật HN&GĐ
năm 1986 đ0 quy định tương đối đầy đủ về
mục đích, điều kiện của việc nuôi con nuôi,
thủ tục công nhận và chấm dứt việc nuôi con
nuôi cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của người
con nuôi và cha mẹ nuôi Tuy vậy, các quy
định này còn rất chung chung Luật HN&GĐ
năm 2000 dành chương VIII quy định về vấn
đề nuôi con nuôi Nhìn chung, những quy
định về vấn đề nuôi con nuôi trong Luật HN&GĐ năm 2000 đ0 cụ thể hơn song vẫn chưa dự liệu được những trường hợp có thể xảy ra trong thực tế Trong phạm vi bài viết này, xin được đề cập một số vấn đề sau:
1 Về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2000 quy
định:
"Người nhận con nuôi phải có đủ các
điều kiện sau đây:
1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2 Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
3 Có tư cách đạo đức tốt;
4 Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
5 Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá
án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đTi hoặc hành hạ
ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người
có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm
N
* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ
em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ
em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm
những việc trái pháp luật, trái đạo đức xT
hội"
Quy định trên là hết sức cần thiết nhằm
khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật,
điều kiện về thời gian, về kinh tế của người
nhận nuôi con nuôi, bảo đảm cho con nuôi
được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt
nhất, được lớn lên trong môi trường gia đình
lành mạnh Vì vậy, về nguyên tắc, khi nhận
nuôi nuôi con nuôi, người nhận nuôi phải có
đầy đủ các điều kiện đó Nếu vợ chồng cùng
nhận nuôi con nuôi thì cả vợ và chồng đều
phải có đủ các điều kiện trên (Điều 70 Luật
HN&GĐ năm 2000)
Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường
hợp nếu bắt buộc người nhận nuôi con nuôi
phải có đầy đủ các điều kiện trên là quá máy
móc Thiết nghĩ, cần có những quy định
ngoại lệ đối với một số trường hợp đặc biệt
về một vài điều kiện nào đó về phía người
nhận nuôi con nuôi mà nếu thiếu điều kiện
đó thì không ảnh hưởng đến lợi ích của con
nuôi
Chẳng hạn như điều kiện về tuổi của
người nhận nuôi con nuôi Theo quy định tại
khoản 2 Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2000 thì
người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở
lên nhưng nếu vợ chồng cùng nhận nuôi con
nuôi thì nên chăng chỉ cần một trong hai
người có đủ điều kiện về độ tuổi Hoặc
trường hợp một người nhận nuôi con nuôi,
sau đó mới kết hôn thì theo quy định, trong
trường hợp này không thể khẳng định người
vợ (hoặc người chồng) của người nhận nuôi
con nuôi cũng là mẹ nuôi (hoặc cha nuôi) của người con nuôi đó Khi người vợ (hoặc chồng) của người cha nuôi (mẹ nuôi) mong muốn trở thành mẹ nuôi (hoặc cha nuôi) của
đứa trẻ nên họ làm đơn xin nhận con nuôi của chồng (hoặc vợ) mình làm con nuôi Nếu xét về sự chênh lệch độ tuổi thì họ lại không
đủ điều kiện để làm mẹ (hoặc cha) nuôi của
đứa trẻ nên việc xin nhận con nuôi không
được chấp nhận Vì vậy, họ tuy là vợ chồng của nhau nhưng lại không cùng là cha mẹ nuôi của đứa trẻ Vì thế, quyền lợi của đứa trẻ sẽ khó có thể được bảo đảm Đối với trường hợp người vợ (hoặc chồng) nhận con riêng của chồng (hoặc vợ) mình làm con nuôi thì nên chăng cũng cần cho phép miễn
điều kiện sự chênh lệch về độ tuổi Mặc dù, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con riêng của vợ (hoặc chồng) như con đẻ (Điều 38) nhưng lại không quy định giữa họ phát sinh quan hệ cha mẹ và con Trong khi đó Luật HN&GĐ lại quy định quan hệ giữa người nuôi và con nuôi là quan hệ giữa cha mẹ và con Vì vậy, cha dượng hoặc mẹ kế muốn bằng sự kiện nuôi con nuôi để khẳng định quan hệ giữa họ
và con riêng của vợ (chồng) mình là quan hệ giữa cha mẹ và con Nếu cha dượng hoặc mẹ
kế không đảm bảo sự chênh lệch về độ tuổi
đối với con riêng của vợ (hoặc chồng) mình
mà việc nuôi con nuôi không được chấp nhận thì e rằng không được thỏa đáng Mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Vậy trong các trường hợp trên, vì lợi ích của trẻ em nên quy định miễn chấp hành về sự chênh lệch về độ tuổi
Trang 32 Về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người
giám hộ và người được nhận làm con nuôi
Điều 71 Luật HN&GĐ 2000 quy định:
"1 Việc nhận người chưa thành niên, người
đT thành niên mất năng lực hành vi dân sự
làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn
bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ
đẻ đT chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không xác định được cha, mẹ thì phải được
sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ
2 Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên
làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em
đó"
2.1 Sự đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc người
giám hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 nêu
trên thì có thể dẫn đến hai cách hiểu khác
nhau:
Thứ nhất, việc nhận người chưa thành
niên, người đ0 thành niên nhưng bị mất năng
lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự
đồng ý của cả cha và mẹ đẻ của người đó, chỉ
khi nào cả cha và mẹ đẻ đ0 chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không xác định được
cha, mẹ thì phải được sự đồng ý của người
giám hộ Nếu hiểu theo cách này thì trong
trường hợp chỉ còn cha hoặc mẹ, chỉ xác
định được mẹ hoặc cha hoặc một bên cha
(mẹ) mất năng lực hành vi dân sự thì việc
nuôi con nuôi sẽ không được tiến hành do
chỉ có sự đồng ý của một người là cha hoặc
(mẹ) Và do vẫn còn cha hoặc mẹ nên không
cần có sự đồng ý của người giám hộ (hoặc
thậm chí không có người giám hộ) Như vậy
cũng có nghĩa là người chưa thành niên hoặc
đ0 thành niên mất năng lực hành vi dân sự
mà một bên cha (mẹ) đ0 chết hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thì không thể được làm con nuôi Do đó, có thể khẳng định rằng cách hiểu này không phù hợp với nguyên tắc của Luật HN&GĐ cũng như không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi
Thứ hai, người chưa thành niên, người đ0 thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ, nếu một bên cha (mẹ) đẻ không còn hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần có sự đồng ý của bên kia Theo chúng tôi, hiểu theo cách này là phù hợp với
ý chí của nhà làm luật Theo quy định tại
Điều 70 và khoản 3 Điều 71 của Bộ luật dân
sự thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ xác định người giám
hộ khi họ không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự Như vậy, trong trường hợp vẫn còn cha hoặc mẹ, xác định được cha,
mẹ hoặc cha, mẹ có năng lực hành vi dân sự thì cha hoặc mẹ là người đại diện của con, có quyền thể hiện ý chí của mình trong việc cho con làm con nuôi người khác Điều đó chứng
tỏ rằng chỉ cần có sự đồng ý của cha hoặc mẹ (khi người kia đ0 chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự) trong việc nhận con nuôi là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
Như vậy, trong việc nhận con nuôi là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự cần có sự đồng ý của cha mẹ
đẻ, nếu một bên cha hoặc mẹ đ0 chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ xác
định được cha hoặc mẹ thì chỉ cần có sự
đồng ý của người kia Thiết nghĩ, cũng cần coi là trường hợp ngoại lệ chỉ cần có sự đồng
Trang 4ý của một bên cha hoặc mẹ trong trường hợp
cha mẹ đứa trẻ li hôn hoặc đứa trẻ là con
ngoài hôn nhân, đứa trẻ được cha hoặc mẹ
trực tiếp nuôi dưỡng khi cuộc sống của đứa
trẻ gặp nhiều khó khăn mà người kia lại
không có điều kiện giúp đỡ để giảm bớt khó
khăn cho đứa trẻ nếu có người nhận nuôi đứa
trẻ thì vì lợi ích của đứa trẻ, tạo điều kiện
thuận lợi để đứa trẻ có thể được nhận làm
con nuôi, chỉ cần có sự đồng ý của người cha
hoặc mẹ trực tiếp nuôi đứa trẻ là đủ
2.2 Về sự đồng ý của người được nhận
làm con nuôi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật
HN&GĐ thì nếu nhận trẻ em từ 9 tuổi trở lên
làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của trẻ
em đó Từ đó có thể hiểu rằng nếu nhận nuôi
con nuôi là người từ 9 tuổi đến dưới 18 tuổi
thì đồng thời vừa phải có sự đồng ý của cha
mẹ đẻ hoặc người giám hộ, vừa phải có sự
đồng ý của người được nhận làm con nuôi
Đây chính là yếu tố cần thiết để có thể tiến
hành đăng kí việc nuôi con nuôi Nhưng qua
Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng có
thể hiểu rằng trường hợp người được nhận
làm con nuôi đ0 thành niên và có năng lực
hành vi dân sự thì chỉ cần có sự đồng ý của
người đó mà không cần có sự đồng ý của
cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ Theo chúng
tôi điều này không thỏa đáng vì có thể ảnh
hưởng lớn đến quyền lợi của cha mẹ đẻ của
người đó
3 Trường hợp người đang có vợ (có
chồng) mà nhận nuôi con nuôi
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trường
hợp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi (Điều
70) nhưng lại không có quy định trường hợp
một người đang có vợ (có chồng) nhận nuôi con nuôi Thực tế có trường hợp một người muốn nuôi con nuôi nhưng vợ hoặc chồng họ lại không muốn nhận con nuôi Đối với trường hợp này họ có quyền nuôi con nuôi hay không? Xét dưới góc độ luật pháp thì họ không thể nhận nuôi con nuôi Bởi vì, Nghị
định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về
đăng kí hộ tịch, tại Điều 36 quy định về thủ tục đăng kí nhận nuôi con nuôi ghi rõ:
"Người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp đơn xin nhận nuôi con nuôi, đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có xác nhận của cơ quan, đơn
vị nơi người nhận nuôi công tác hoặc của uỷ ban nhân dân cấp xT nơi người nhận nuôi cư trú Nếu người nhận nuôi con nuôi có vợ hoặc chồng thì đơn phải có chữ kí của cả vợ
và chồng" Như vậy, có thể hiểu rằng cả vợ
và chồng cũng phải kí vào đơn xin nhận con nuôi với tư cách là người nhận nuôi con nuôi
Do đó, nếu vợ hoặc chồng không muốn nuôi con nuôi nên họ không kí vào đơn xin nhận con nuôi thì việc nuôi con nuôi sẽ không
được đăng kí Điều đó chứng tỏ rằng nếu một trong hai vợ chồng không mong muốn nuôi con nuôi thì người kia không thể tự mình xin nhận con nuôi được Đồng thời, xét dưới góc
độ tình cảm và lợi ích của người con nuôi thì nếu chỉ có một người trong hai vợ chồng là cha (mẹ) nuôi của đứa trẻ thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ khó đạt hiệu quả, khó có thể tạo cho đứa trẻ được sống trong môi trường gia đình đầm ấm Do vậy,
để bảo vệ quyền lợi cho người được nhận làm con nuôi một cách tốt nhất thì cả vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi
(Xem tiếp trang 53)