- Nâng cao năng lực tài chính, hiệu
3.3.1.5 Chính phủ cần ban hành cơ chế chính sách tăng cường quyền chủ
động để các công ty xử lý và khai thác nợ của các NHTMNN có thể chủ động phát
mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình: nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại tài sản thuộc sở hữu DNNN, các thủ tục cấp phép liên quan đến việc phát mãi tài sản. Tạo điều kiện hỗ trợ Công ty quản lý khai thác tài sản tại các NHTMNN chuyển đổi thành Công ty mua bán nợ và thực hiện chức năng theo thông lệ quốc tế. Chính phủ chỉ đạo cụ thể các Bộ, ngành , Uỷ ban nhân
dân các cấp chỉ đạo kịp thời đồng bộ cùng ngành Ngân hàng giải quyết những khoản nợ tồn đọng của các NHTMNN. Đề nghị Bộ tư pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án xử lý nhanh những tài sản bảo đảm nợ vay đã được toà tuyên phát mại để hỗ trợ giúp các ngân hàng thu hồi nợ. Đề nghị Bộ tài chính có hướng dẫn miễn giảm thuế và các nghiẽa vụ tài chính khác đối với nhà nước khi các NHTMNN bán các tài sản đảm bảo theo chỉ đạo của Chính phủ. Cơ chế bù đắp kịp thời các khoản nợ xấu cho NHTMNN do sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đã trực tiếp tạo ra (Di dân làm chương trình quốc gia; đóng cửa rừng; tăng giá một số hàng hoá độc quyền của Nhà nước v.v ...). Cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài toà án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hoá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này.
3.3.1.6. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các DNNN- khách hàng
lớn nhất của các NHTMNN hiện nay. Đề nghị cho phép các NHTMNN được phép tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hoá các DNNN mà có dư nợ tại ngân hàng.
3.3.1.7. Đề nghị Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước….hỗ trợ
các NHTMNN trong xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng vốn chủ sở hữu.
3.3.1.8. Chính phủ và NHNN cho chủ trương và định hướng chỉ đạo thành lập
Tập đoàn tài chính. Cụ thể, Chính phủ đã cho phép thí điểm chọn 01 NHTMNN mạnh nhất trong 04 Ngân hàng như Ngân hàng ngoạ thương Việt Nam để cổ phần hoá đầu tiên, tiến tới thành lập tập đoàn tài chính. các NHTMNN cần xây dựng đề án với sự trợ giúp của Ban đổi mới DNNN và NHNN, trước mắt cho phép thành lập các công ty hoạt động trong khu vực dịch vụ tài chính như bảo hiểm nhân thọ, quản lý tài sản.. nhằm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính;
lợi hơn cho các NHTMNN trong quá trình cổ phần hoá. Chương trình cổ phần hoá NHTMNN cần được triển khai khẩn trương, song hành với tiến trình mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết hội nhập của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như việc ra nhập WTO. Một vấn đề quan trọng hơn sau tiến trình cổ phần hoá- đó là cơ cấu quản trị doanh nghiệp đối với NHTMNN này là phải thực sự được thay đổi hoặc chí ít được phép thí điểm thực hiện dựa trên cơ chế một “ngân hàng cổ phần”- có như vậy mới thực sự đảm bảo thành công của chương trình cổ phần hoá các NHTMNN. Để sớm tạo dựng quy mô và tầm vóc cần thiết cho NHTMNN nhằm hội nhập thành công, đề nghị Chính phủ và NHNN xem xét cho phép triển khai các hoạt động đầu tư chiến lược, mua hoặc sáp nhập thí một số ngân hàng cổ phần nhằm tăng cường tiềm lực tài chính của mình cũng như góp phần làm lành mạnh hoá các ngân hàng yếu kém. Việc sớm mua lại hoặc sáp nhập một số ngân hàng TMCP vào NHTMNN (được chọn để thành lập tập đoàn) trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường để có thể nhanh chóng cải thiện qui mô và phạm vi hoạt động của NHNT. Cho phép NHTMNN được hoạt động theo cơ chế thí điểm đối với một số lĩnh vực đặc thù trong ngân hàng theo tập quán và chuẩn mực quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho NHTM có được sự chủ động cao hơn trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và quản lý tài chính với mục tiêu nhằm huy động và phát huy được các nguồn lực về vật chất và con người nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
3.3.1.9. Nhà nước cần ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh,
không chỉ nhằm bảo hộ cho các NHTM cạnh tranh lành mạnh mà còn bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Các điều khoản của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, cần quy định theo hướng: quy định rõ sự cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM trong giao dịch với khách hàng không được dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh như: dùng thủ đoạn chào mời để lôi kéo khách hàng; đưa ra hàng loạt các sản phẩm biếu không; tự khoe khoang vượt quá khả năng sự thật của bản thân;
sử dụng một số hình thức nhằm giảm thấp giả dối lãi suất cho vay, hạ thấp phí dịch vụ, giảm thấp điều kiện cấp tín dụng; nếu do hành động cạnh tranh không lành mạnh mà gây ra tổn thất cho NHTM cạnh tranh thì phải chịu phạt hành chính, kinh tế; ngoài ra cần có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tín dụng cung cấp.
3.3.2. Đối với NHNN
Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng- ngân hàng, các NHNN cần:
3.3.2.1. NHNN cần chỉ đạo sát sao việc thực hiện Đề án tái cơ cấu các
NHTMNN giai đoạn II (2005-2010) trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm có được ở giai đoạn 1. Ban chỉ đạo cơ cấu lại các NHTMNN cần hoạt động tích cực hơn nữa theo đúng chuẩn mực quốc tế, có tổng kết đánh gía và điều chỉnh với 3 mục tiêu chính:
Nâng cao năng lực tài chính
Nâng cao năng lực quản trị điều hành Công nghệ hiện đại
NHNN cần thường xuyên phân tích, đánh giá về tài chính và dự báo xu hướng phát triển của các NHTMNN để kịp thời điều chỉnh các qui định và biện pháp giám sát. Đặc biệt là công tác hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành cả về mô hình phát triển, chính sách, công nghệ và dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế chưa được quan tâm đúng mức.