- Nâng cao năng lực tài chính, hiệu
3.3.2.2. Giao quyền tự chủ trong kinh doanh cho các NHTMNN
Cho đến nay hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động cho vay của NHTMNN vẫn bị chi phối bởi các cơ chế của NHNN như lãi suất huy động và cho vay, đối tượng cho vay thương mại và cho vay theo chỉ định của Chính phủ.... Điều này gây
khó khăn trong hoạt động của các NHTMNN việc đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quả các ngân hàng với cả hai hoạt động cho vay nói trên là không chính xác và không có ý nghĩa thực tế. NHNN cần tách bạch rõ ràng giữa cho vay thương mại và cho vay theo chỉ định Chính phủ, trường hợp cần cho vay theo chỉ định thì cần có bảo lãnh của Bộ tài chính cho khoản vay đó. Trao quyền tự chủ cho các NHTMNN trong việc ra quyết định kinh doanh, quản lý nhân sự và tiền lương, quản lý tài chính, không hạn chế việc mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của các NHTMNN.NHNN cần mở rộng quyền tự chủ tài chính của các NHTMNN vì nó có ý nghĩa quyết định tạo ra động lực và hệ thống khuyến khích vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu lực quản lý. Theo Nghị định 166/1999/NĐ-CP ban hành ngày 19/11/1999 về chế độ tài chính đối với các TCTD thì quyền tự chủ tài chính của các NHTMNN còn rất hạn chế thể hiện trên một số mặt: tiền thu sử dụng vốn, việc lập và sử dụng các quỹ. về tăng vốn chủ sở hữu, cơ chế tiền lương, việc giao quỹ lương... Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi nhằm hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại các NHTMNN. Giao quyền tự chủ trong kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các NHTMNN.
3.3.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát. NHNN cần nghiên cứu ban hành
các văn bản đảm bảo đồng bộ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống NHTMNN hoạt động an toàn. Nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm pháp luật của kiểm toán đối với quản lý tài chính, đồng thời thực hiện chế độ thanh tra giám sát tài chính thông qua kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra của NHNN, tránh trùng lặp, đảm bảo tính độc lập để kịp thời phát hiện và xử lý khách quan các vụ vi phạm. Rà soát lại các thể chế, cơ chế của Nhà nước, của Thống đốc và các qui chế cụ thể của các NHTMNN để chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với lộ trình hội nhập, tạo sức mạnh cạnh tranh và thích ứng nhanh cho các NHTMNN, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiiền tệ: Dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, chính sách chiết khấu, lãi suất… Hệ
thống thống kê, kế toán, kiểm toán và thông tin tài chính toàn ngành cần hoàn thiện để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây là công cụ quản lý chỉ đạo rất quan trọng để NHNN giám sát toàn hệ thống.
3.3.2.4. NHNN cần nghiên cứu áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ mang
tính thị trường như lãi suất cơ bản và nghiệp vụ thị trường mở để có tác động hữu hiệu đối với vốn khả dụng của các NHTM. Đây cũng là một trong những tiền đề cho việc xây dựng một chiến lược kinh doanh ổn định và vững chắc của các NHTMNN.
3.3.2.5. Để giúp các NHTMNN từng bước nâng cao năng lực tài chính, đạt
mức an toàn trong hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế, NHNN cần kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện một số biện pháp sau:
- Cho phép NHTMNN giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn chủ sở hữu
- Cho phép chuyển phần vốn vay từ Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế theo chương trình tái cơ cấu cho các NHTMNN và cho phép các ngân hàng này không phải nộp thuế sử dụng vốn hàng năm để các ngân hàng nhận vốn vay để tăng vốn chủ sở hữu được sử dụng khoản thuế vốn này hoàn trả khoan vay theo các điều kiện của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.
- Ổn định mức nộp ngân sách (lấy năm 2000 làm mốc) trong 3 năm để khuyến khích các NHTMNN phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy phần vượt để bổ sung vốn chủ sở hữu.
- Khuyến khích các NHTM tích cực tận thu hồi các khoản nợ đã khoanh để bổ sung vốn chủ sở hữu. Cho phép tăng vốn bằng phương thức bán cổ phần ưu đãi (không tham gia quản lý) cho cán bộ công nhân viên với cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
NHTMNN, NHNN phối hợp với các WB, IMF... hỗ trợ các NHTMNN trong tìm hiểu và triển khai đưa phương thức quản trị ngân hàng hiện đại vào ứng dụng thực tế tại Việt Nam. NHNN cần có lộ trình ban hành các qui định, qui phạm phù hợp với thông lệ theo lộ trình hội nhập, có tính đến khó khăn vướng mắc trong triển khai của các NHTMNN. Phối hợp với các Bộ Ngành có liên quan hướng dẫn các NHTMNN xây dựng đề án chi tiết thành lập tập đoàn tài chính trình Chính phủ cho phép thực hiện.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu một cách khoa học và thực tiễn, luận án đã hoàn thành một số nội dung sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về NHTM và hoạt
động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường, nội dung đánh giá, hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tập trung chủ yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận của các NHTM. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đúc kết được kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMNN. Xét tổng thể, những nội dung được đề cập phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, là cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh để tiếp cận những vấn đề tiếp theo.
Thứ hai: Trên cơ sở khát quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam, tác giả
liệu phong phú tác giả đã mô tả, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt nam từ năm 2000-2005 theo những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đã thống nhất ở phần lý thuyết. Tác giả khẳng định mặc dù hiệu quả hoạt động của các NHTMNN đã được cải thiện nhưng so với mục tiêu thì còn thấp, thậm chí là rất thấp. Một số nguyên nhân (từ phía các NHTMNN, từ phía NHNN, khách hàng...) được phân tích chứng minh cụ thể.
Thứ ba: Với định hướng, mục tiêu phát triển các NHTMNN Việt Nam trong
thời gian tới, tác giả khẳng định nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các giải pháp được luận cứ có cơ sở lý luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Để thực thi các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị và đề xuất thực hiện.
Tác giả hy vọng rằng luận án sẽ đóng góp dược một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN VN hiện nay nói riêng cũng như của toàn hệ thống Ngân hàng nói chung.
Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thày cô hướng dẫn và đồng nghiệp, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 4 NHTMNN và mong muốn nhận được góp ý, giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc liên quan đến lĩnh vực này