Nếubạn vào đạihọcđểhọc Đại
Photo: Norberak Egina
Dẫn:
Hôm nay, lại nói về một trong những chủ đề mà tôi nghĩ là nhạy cảm nhất của xã hội Việt Nam thời
hiện đại. Cũng sắp đến mùa thi của các em rồi, nên tôi chỉ muốn nhắn nhủ vài điều thôi, ai có tai thì
sẽ nghe thấy, tôi không ép.
Thiết nghĩ, sống trong đời cần có những ước mơ. Vì đã có quá nhiều nhà hiền triết đi tìm ý nghĩa
của cuộc sống và điều họ hiểu ra chỉ là: Cuộc đời này vốn không có ý nghĩa. Vậy nên, chúng ta đã
lỡ sinh ra trong đời này cần tìm cho mình một ý nghĩa cho sự tồn tại, đó là việc được học và làm
những gì mình khao khát bên cạnh niềm yêu thương chan hòa với mọi người xung quanh. Cuộc
sống đơn giản chỉ là một cuộc dạo chơi mà thôi. Lẽ tất nhiên, đã chơi thì phải vui và thích thú!
Có lẽ chúng ta đã quá quen với câu nói: “Học đi con, chỉ có học mới đổi đời được.” Tôi còn nhớ khá
rõ cái thời khắc chuẩn bị khăn gói quần áo lên thành phố họcđại học, bà cụ chung xóm vốn rất quý
tôi cứ nắm lấy nắm đểbàn tay dặn dò: “Cố gắng mà học nha con, tội nghiệp thằng cha mày.” Đó là
cụ ở xóm dưới, còn cụ gần nhà tôi cũng qua nhắn nhủ: “Học giỏi nha mi, ừ, tội nghiệp, anh em nhà
chịu học vậy là tốt rồi.” Tôi nhớ lắm chứ, vì lúc đó tôi cảm động lắm, tâm hồn tôi lúc đó lồng lộng
như ngàn cơn gió thổi vào vậy. Tôi muốn giương cánh buồm đi thật xa, học thật giỏi để làm nở mày
nở mặt mọi người, để giúp cho những người xung quanh có được cuộc sống tươi đẹp hơn. Nhớ
lắm!
VÀO ĐỀ:
Nhưng nói đi thì phải nói lại, ở đâu đó có tích cực thì luôn tồn tại những điều tiêu cực kề bên. Tôi
biết, trong cái trường đạihọc của mình có nhiều người rất cố gắng học tập – có người học đúng
cách, có người học sai cách, dù gì, chung quy cũng là chăm học đáng khen, nhưng có lẽ đó lại là
một câu chuyện khác về việc học như thế nào. Hôm nay, tôi chỉ muốn nói đến việc: Học đi con, học
để lấy tấm bằng đi xin việc, họcđại đi, có tấm bằng dễ kiếm cơm hơn. Hôm nay tôi có hứng hơn với
chuyện này.
Nền giáo dục nước nhà tồn tại đầy bất cập. Tuy nhiên, tôi sẽ không xúi ai đó nghỉ họcđạihọcnếu
họ “không dám”. Tôi chỉ không thích cái luận điệu về trách nhiệm, về những gì “phải làm” mà người
ta đổ lên vai những đứa đi họcđạihoc trong nỗi chán chường, luận điệu từ cha mẹ, từ họ hàng, từ
người xung quanh. Bởi vì đất nước chúng ta có một tư tưởng quá khép, cứ như một căn nhà bị cô
lập trong rừng và suốt ngày đóng cửa vậy. Tất cả những điều mà họ làm chỉ là quanh quẩn với
những gì trong đầu họ, không có ánh sáng để đọc thêm sách, không được ra ngoài để mở mang, và
bất cứ ai toan mở cửa lao ra khỏi căn nhà để đến một thế giới tươi mới đầy màu sắc hơn là sẽ chắn
chắn bị ngăn cản, bị siết chặt bàn tay, một màu đen, cứ thế mãi dù cho ngày đã đến.
Tư tưởng tiến bộ không thiếu ở Việt Nam, nhưng chúng ta thích chọn cách cũ, thích đứng trên tảng
băng an toàn hơn, mọi thứ chỉ là bề mặt và chúng ta thích bề mặt, cho đến khi hiểu ra những tư
tưởng mới, có lẽ đó là lúc mà ta đã chìm sâu trong dòng nước giá lạnh sau những mãnh vụn của
tảng băng đã có những vết nứt từ lâu.
Học đại đi để lấy tấm bằng nuôi thân / Học không thừa / Học có mất mát gì đâu mà mày không
học…
PHÒNG THỦ! Chúng ta luôn phòng thủ, chúng ta luôn chọn đường đi an toàn. Và mọi cố gắng thử
những điều mới của chúng ta, nói cho cùng cũng chỉ là “thử”. Vì mọi thứ xung quanh an toàn, vì tao
có bằng đại học, nếu tao thất bại, tao lấy nó đi làm công còn kịp, chúng ta luôn cho mình con đường
để lui về sống an nhàn, vậy thì chúng ta sẽ an nhàn. Chúng ta là thế, đất nước chúng ta là thế. Đã
lâu lắm rồi, cái thời mà nghị lực và học thức của người Việt Nam cũng làm Mỹ và các nước phương
Tây phải thán phục. Thời của Nguyễn Hiến Lê có lẽ là sau cùng của nền học thức Việt Nam.
Tôi không thích các lý luận này. Tôi muốn đá các quan điểm cổ hủ biến mất khỏi Việt Nam. Nên tôi
sẽ cho bạn biết, nếubạn vào đạihọcđểhọcđại bạn sẽ học được nhiều ơi là nhiều những điều gì
nhé.
1/ HỌC ĐƯỢC CÁCH ĐỐI PHÓ.
Bạn sẽ đối phó đủ các kiểu với vòng xoáy của tiểu luận, thuyết trình, thi cử. Tiểu luận lên mạng cóp
(có khi cóp còn chưa ra hồn và đủ đòi hỏi tối thiểu của giáo viên), thậm chí ra nhà in có sẵn, in luôn.
Thuyết trình thì làm qua loa cho đủ điểm đậu. Thi cử thì học thuộc là tốt lắm rồi, đa phần vẫn còn
quay cóp, mua đề ngoài tiệm photo về học tủ. Được nghỉ tối đa bao nhiêu buổi thì tận dụng nghỉ cho
bằng hết. Dần dần, chúng ta được đào tạo ĐỂ trở thành người thiếu trách nhiệm hồi nào chẳng hay.
Chúng ta thậm chí còn thua những chiếc máy photocopy, thua những con robot. Kiến thức chúng ta
so với bách khoa toàn thư trong máy tính chả là gì cả, khả năng sao nguyên bản chính cũng quá
chậm so với máy photo. Chúng ta thua máy móc về mọi mặt.
2/ HỌC ĐƯỢC SỰ ẢO TƯỞNG
Phần lớn mấy đứa đi học hay mơ hơn mấy đứa làm đổ mồ hôi. Đơn giản là vì không cảm nhận
được độ khắt khe và khó khăn của cuộc đời, có trải nghiệm gì đâu mà biết. Có tiền được cung cấp
hàng tháng chả phải lo nghĩ gì nhiều, suốt ngày sống trong mộng mị, trong vui chơi, đợi đến lúc ra
trường trở thành một kẻ không có ích lợi cho xã hội thì mọi chuyện đã rồi, gạo đã nấu thành cơm.
3/ HỌC ĐƯỢC CÁCH NÓI KHÔNG VỚI ƯỚC MƠ.
Sau những buổi học chán chường chỉ là những giờ ngủ vùi hay vui chơi để tự thưởng cho một sự
cố gắng ngán ngẩm mỗi ngày. Đó là cách mà cả thế hệ trẻ Việt Nam giết thời gian và tự làm tuột đi
cảm xúc của mình với cuộc đời lao vào những cuộc vui ngắn hạn. Tôi thiết nghĩ trong ai cũng có
những ước mơ và khát vọng. Tôi cũng biết trong ai cũng có ít nhất một tài năng cần được khám phá
nhưng quá tiếc, chúng ta không có thời gian làm điều đó, chúng ta giờ bận phải đối phó với bài vở
và các con điểm vô nghĩa kia kìa. Làm gì có giáo viên đạihọc nào dư thời gian đến nỗi ngày nào
cũng lên động lực cho sinh viên, giảng cho sinh viên phải theo đuổi ước mơ cho đến cùng, làm gì có
ai dạy cho sinh viên những câu nói: Ý nghĩa của cuộc sống là làm những gì mình mơ ước dù cuộc
sống có khó khăn cũng không được từ bỏ.
Chẳng ai nói điều đó, chẳng có ai hết! Họ thích dạy chúng ta cách kiếm cơm trong sự nhàm chán và
ích kỷ hơn. Kiểu như: Trả tiền đây thì tôi làm, không thì khỏi!! Người Việt trẻ đã ít đọc sách, nay lại
được dạy cách sống ngắn hạn: Học cái này, học cái kia, lấy bằng, kiếm cơm, nuôi thân, lập gia
đình, già, chết, thì rõ ràng là vòng xoáy của ngu muội ngày càng lớn thêm. Chẳng có vĩ nhân nào
sống trong cảnh “mọi thứ đều an toàn” cả, họ luôn phải đi làm công nhân, làm nông dân, làm lụng
cực nhọc để nuôi lớn ước mơ, họ không đòi tiền hay nghĩ đến chuyện lời – lỗ khi họ chưa làm gì
được cho xã hội. Họ chấp nhận một cuộc sống cơ cực trong một khoản thời gian để đầu tư cho ước
mơ, họ dám làm, còn chúng ta thì lười biếng, sợ cực và nhát cáy. Sợ cực, sợ lỗ! Tất cả cách sống
của chúng ta chỉ có vậy.
4/ HỌC ĐƯỢC CÁCH THIẾU TỰ TIN
Tôi phải dùng từ “học được” thì các bạn cũng nên nghĩ về nó một chút nhỉ? Thiếu tự tin là một căn
bệnh ăn sâu vào máu, nó không phải là bản chất sinh ra có sẵn của con người. Để tôi cho bạn thấy
nó xuất hiện ở đâu nhé:
Thiếu tự tin trong việc học. Có mấy người hiểu rằng tự học là phương pháp tạo nên những thiên tài
và cả thế giới đang chuyển sang xu hướng này? Ở Mỹ, 3,8% trẻ em tự học ở nhà. Tại Canada, nó
chiếm 1% (Đây là phương pháp giáo dục thiên tài, nó không dành cho chúng ta – những người nhát
cáy) (*). Xin hiểu rõ giữa chữ “tự học” và “không được đi học” nhé bạn tôi. Chúng ta thì khác họ,
chúng ta “nghĩ rằng” người khác có thể dạy cho chúng ta những gì chúng ta cần, hơn là chúng ta tự
đi tìm tòi những gì chúng ta biết mình cần. Chúng ta thích làm theo, học theo, bắt chước, thấy người
ta làm được rồi mới làm, chúng ta thích vậy hơn là sáng tạo, vì nó “khỏe”! Nói ngắn gọn, thẳng thắn
là: Chúng ta cóc tin! Cóc tin vàobản thân mình! Chúng ta nghĩ cái bằng đạihọc giúp chúng ta kiếm
được cơm ăn hơn là kiến thức, một cách suy nghĩ quá nông cạn. Xin đừng nói với tôi cụm từ “ở đây
là Việt Nam”, thứ lỗi cho tôi nói thẳng, đây chẳng phải là vấn đề Việt Nam hay Mỹ gì cả, thời đại nào,
nơi nào cũng cần người có kiến thức cả, cầm tờ giấy vào đứng ngó trước sau gì cũng bị tống cổ.
5/ HỌC ĐƯỢC CÁCH SỐNG PHỤ THUỘC.
Chả có gì khó hiểu khi chúng ta sống trong vòng an toàn được cung cấp thì phụ thuộc là điều hiển
nhiên. Vấn đề chính là chỗ đó, chúng ta sợ mọi thứ đến nỗi phải phụ thuộc. Sợ không có cơm ăn,
sợ đi lượm ve chai, sợ bị chê cười, sợ không còn được ba mẹ chu cấp, sợ phải làm lụng vất vả, sợ
quê… Rồi chúng ta chẳng còn muốn rời xa đời sống xa hoa, hưởng thụ, thoải mái này nữa. Tôi tự
hỏi, đó là ý nghĩa à? Đó là ý nghĩa chúng ta được sinh ra, hưởng thụ ăn ngủ chơi bời rồi chết à, đó
là thoải mái hay là sự ngu dốt hãy tự hiểu.
Chưa hết đâu, chúng ta còn phụ thuộc vào người khác ở ngôi trường đạihọc nữa. Hầu hết những
thành phần họcđại sẽ: Trông chờ vào sự phân công của nhóm trưởng, trông chờ vào chỉ thị của
giáo viên, trông chờ vào số lượng kiến thức hạn hẹp của người khác, đó là cách dễ nhất để chúng
ta cảm thấy “sướng”. Sướng của chúng ta nó thế đấy bạn ạ. Sự sung sướng với “không suy nghĩ”,
và cái đầu được gắn lên cơ thể dường như có tác dụng chính là để trang trí.
Chà, bạn có thấy chưa, chúng ta học được rất nhiều điều kỳ thú từ việc “học đại” đó chứ. Thế nên
chúng ta mới tiếp tục duy trì nó chớ, đúng không?
KẾT:
Không ai trên đời có thể bắt ép bạnhọcđại hay đạihọc hay bất cứ gì trên đời đi nữa, mà vấn đề
chính là những nỗi sợ bên trong con người bạn.
Sẽ không có bất cứ giải pháp hay kết luận nào được đưa ra, tôi vẫn luôn nghĩ, chúng ta luôn tự biết
giải pháp, chỉ là chúng ta (lại một lần nữa) không tin vàobản thân mình rồi nghĩ rằng giải pháp nó
nằm ở đâu đâu ấy mà không biết là tiếng nói bên trong mình.
Chỉ đơn giản là những dòng phân tích mà có lẽ nhiều người đã biết rồi. Chỉ là điều gì nói đi nói lại
thì sẽ thành sự thật mà thôi, tôi đang chờ điều đó và thầm nghĩ: Nếu bây giờ không phải lúc thay đổi
thì sẽ là khi nào?
Hãy nhớ:
“Bạn có thể phớt lờ sự thật. Nhưng bạn sẽ không thể phớt lờ được hệ quả của
việc phớt lờ sự thật.”- Ayn Rand
- Lục Phong-
. Nên tôi
sẽ cho bạn biết, nếu bạn vào đại học để học đại bạn sẽ học được nhiều ơi là nhiều những điều gì
nhé.
1/ HỌC ĐƯỢC CÁCH ĐỐI PHÓ.
Bạn sẽ đối phó. Nếu bạn vào đại học để học Đại
Photo: Norberak Egina
Dẫn:
Hôm nay, lại nói về một trong những