Tạp chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
NGHIEN CUU VE CAC MO HiNH BAO DAM CHAT LUOQNG BEN TRONG TREN THE GIOI VA KHUYEN NGHI CHO VIET NAM
“Trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh;
‘ 1+
THẬN ch) DỈ mone 2 ?Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh;
Nguyễn Vũ Phương“, 3 hoc Tôn Dire Tha
N uyễn Hữu Cương rường Đại học Tôn Đức Thăng
8 +Tac gia lién hé e Email: huongpt@hcmue.edu.vn Article History Received: 15/02/2021 Accepted: 15/4/2021 Published: 20/5/2021 Keywords
Quality assurance, IQA models, accreditation, higher education
1 Mở đầu
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra lợi ích của việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng (BĐCL) bên trong Thứ nhát, hệ thông này sẽ cung cấp cải tiến chất lượng cho các tô chức giáo dục đại học (GDĐH) Nghiên cứu quốc tế về BĐCL bên trong (Martin, 2018) chỉ ra răng BĐCL bên trong có thê trả lời một câu hỏi thường gặp liên quan đến việc liệu các chương trình đào tạo (CTĐT) có thể cung cấp cho sinh viên những kĩ năng phù hợp với thị trường lao động hay không Do đó, hầu hết các trường đã sử dụng hệ thống BĐCL bên trong để giúp đào tạo sinh viên có khả năng tìm được việc và thu hẹp khoảng cách dạy và học với các yêu cầu của thị trường lao động Đánh giá khóa học, các khảo sát về sự hài lòng của sinh viên giúp các chương trình hiểu về nhận thức của sinh viên về các vấn đề dạy và học để cải thiện điều kiện học tập (IIEP, 2017a, 2017b) Thứ hai, BĐCL bên trong hỗ trợ quản lí để cải thiện các chính sách, phát triên các quy trình quản lí và cung cấp cơ hội đề xác định các lĩnh vực cần cải thiện quản lí chiến lược tông thé (IIEP, 2018a, 2018b) Vi du, thỏa thuận/hợp đồng thực hiện mục tiêu là công cụ có hiệu quả cao để cải thiện các hoạt động học tập và cải cách hành chính và định hướng dịch vụ Ưu điểm lớn nhất là điều
chỉnh hoạt động của nhân viên hoặc các đơn vị với kế hoạch chiến lược của cơ sở giáo dục (CSGD), đồng thời
khuyến khích cách tiếp cận quản lí theo nhiệm vụ có sự tham gia và thỏa thuận lẫn nhau (IEP, 2017a, 2017b) 7 ba, khảo sát đội ngũ lãnh đạo phụ trách đào tạo tại Hoa Ky cho biết ở cấp độ môn học và CTĐT, lợi ích chung của kết quả BĐCL bên trong là loại bỏ các môn học dư thừa, thay đồi trình tự môn học, sắp xếp kết quả học tập mong đợi và giải quyết các kết quả học tập phức tạp theo cách tích hợp trong nhiều môn học/học phần Ở cấp độ CSGD, các cơ sở chủ yêu thực hiện thay đối chính sách tiên quyết về BĐCL bên trong, quy trình rà soát CTĐT, sửa đổi quy trình tư vấn và cải cách trong giai đoạn giáo dục đại cuong (Kuh et al., 2018) Các nghiên cứu này cũng xác nhận rằng các trường có thể sử dụng kết quả BĐCL bên trong đề cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài, đặc biệt là các cơ quan kiểm định, một động lực chính cho các trường để cải thiện quy trình
BĐCL bên trong (Cardoso et al., 2019)
Để hiểu thêm về cách thức các trường đại học trên thế giới xây dựng mô hình BĐCL bên trong như thế nào, nghiên cứu thực hiện phân tích mô hình BĐCL bên trong ở một sô quốc gia hay một số tổ chức và mạng lưới GDĐH Kết quả phân tích này sẽ giúp cung cấp thêm thông tin về các hệ thống BĐCL bên trong ở một số hệ thống GDĐH
nước ngoài Từ đó, nghiên cứu thực hiện đối sánh đề hướng tới đề xuất mô hình BĐCL bên trong hiệu quả cho các CSGD đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
2 Kết quả nghiên cứu
2.1 Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong ở Hoa Ky
Hoa Ky 1a quéc gia tién phong trong hoat dong kiém dinh chat lượng, một trong những mô hình đánh giá chất
lượng giáo dục, bao gồm đánh giá chất lượng, kiểm toán chất lượng và kiêm định chất lượng Thuật ngữ đánh giá ở
Trang 2Tạp chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
Hoa Kỳ tương tự như BĐCL Thành phần quan trọng nhất của quy trình BĐCL bên trong là sự tương thích giữa kết quả đánh giá với phân bổ nguồn lực để cải thiện chất lượng, được gọi là hiệu quả hoạt động của một trường (institutional effectiveness - IE) Trong một bài viết gần đây nhất vào tháng 10 năm 2019, Reneau và Howse đã khái qt hố mơ hình hoạt động nhằm đảm bảo tính hiệu quả của CSGD (IE) (hinh 1) Đây được xem như là mô hình lên kế hoạch và báo cáo đánh giá hiệu quả của một trường và tiếp tục đáp ứng cũng như vượt các yêu cầu của các bộ tiêu chuân liên quan đến trách nhiệm giải trình của một trường đại học Tính khác biệt của mô hình không chỉ ở thiết kế quy trình đánh giá khép kín mà còn tích hợp các quy trình vào ngữ cảnh cụ thể của từng trường gắn liền với kế hoạch chiến lược của trường và các hoạt động mang lại hiệu quả của một trường đại học Chiến lược ca |, CSGD = = 3 Chiên lược Khoa/Bộ môn Mục tiêu chương trinh/ba: hoc Tuyên bộ kết quả chién luoc va két qua F hốc (ấp của sỉnh viên k- fe SE 73 on = ae Seer Xác định phương pháp
3 = Đi 3n tinh đánh giá tương thích với
el © pie pees he z bi cac mmc tréu thuc hién
ze Peres eS raver kỹ tong ro = s + ị ge j Se a ý Bước 4: Bước 3: Tự phản ánh về Phân tích tông hợp năng lực thực hiện đữ liệu thực hiển = $ GO mee eS —
Hình 1 Mô hình hiệu quả hoạt động của CSŒD (Reneau & Howse, 2019)
SACSCOC là một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục vùng của Hoa Kỳ Trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CSGD của trung tâm này có tiêu chuẩn về hiệu quả nhà trường (IE), yêu cầu các trường có các quy trình lên kế hoạch và đánh giá dựa vào các nghiên cứu, liên tục và toàn diện mà: (a) tập trung vào hiệu quả và chất lượng của nhà trường; và (b) thực hiện đánh giá có hệ thống các kết quả và mục tiêu của nhà trường phù hợp với sứ mạng của họ
(SACSCOC, 2018) Hơn nữa, Bộ tiêu chuẩn của SACSCOC cũng yêu cầu các CSGD xác định các kết quả mong đợi, đánh giá mức độ họ đạt được các kết quả này và cung cấp minh chứng cho thấy có sự cải tiến dựa trên phân tích
các kết quả này trong những lĩnh vực sau đây:
a) Kết quả học tập của mỗi một CTĐT
b) Kết quả học tập liên quan đến năng lực của sinh viên ở giai đoạn đại cương của mỗi CTĐT cử nhân
c) Các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ học thuật và hỗ trợ sinh viên nhằm giúp sinh viên thành công trong quá trình
đảo tạo (SACSCOC, 2018)
Hình I là mô hình hiệu quả hoạt động của CSGD ở Hoa Kỳ Mô hình này đòi hỏi các bên liên quan tham gia vào
quy trình đánh giá cần hiệu kế hoạch chiến lược và hệ thống giám sát hiệu quả của trường tương thích với sứ mạng
và tầm nhìn của trường Hệ thống này cần tích hợp các quy trình BĐCL của trường, cân bằng các kì vọng vả nhu câu
của các bên liên quan Những thành phần trong mô hình sẽ giúp hình thành văn hoá đánh giá liên tục, vượt qua giới hạn tuân thủ các yêu cầu và tiêu chí kiểm định Quá trình này bảo đảm mục tiêu và kết quả của từng đơn vị góp phần
Trang 3
„1: chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
dat duge kế hoạch chiến lược của toàn trường và kết quả đánh giá của từng đơn vị đóng góp như thế nào đến hiệu quả tông thể của trường theo hướng đạt được sứ mạng
Quy trình đánh giá theo chu kì được gọi là quy trình đánh giá DIARS (hình 2) DIARS là quy trình năm bước nhằm đánh giá kết quả được thiết kế nhằm hỗ trợ công tác đánh giá DIARS (D-Declare, I-Identify, A-Analyze, R- Reflection, va S- -Strengthen) là cụm từ viết tắt của năm bước, bao gom:
Bước 1: Tuyên bố kết quả học tập của sinh viên và kết quả chiến lược tương thích với sứ mạng/mục tiêu/kế hoạch chiến lược của trường
Bước 2: Xác định các biện pháp đánh giá giúp đo các kết quả đã tuyên bó Bước 3: Phân tích và tóm tắt các đữ liệu liên quan đến kết quả đạt được
Bước = Phan ánh/Đánh giá kết quả hoạt động của từng đơn VỊ theo kế hoạch đặt ra Bước ie Tuyên bố kết quả chiến lược và kết quả học tập sinh viên Bước 2: Xác định phương pháp đánh giá tương thích với các mục tiêu thực hiện kì vọng Bước 5: Tăng cường điều chính chương trình và dịch vụ đề cải tiên liên tục Bước 4: Bước 3: Tự phản ánh về Phân tích, tông hợp năng lực thực hiện dữ liệu thực hiện
Hình 2 Quy trình đánh giá DLARS (Reneau & Howse, 2019)
Đánh giá là một qua trinh tich liy, một quá trình không có điểm kết thúc mà thay vào đó giúp tạo ra một cơ chế cải tiến liên tục và bền vững Đề quá trình đánh giá có hiệu quả, quá trình này cần phải được tích hợp vào hoạt động của CSGD với sự hỗ trợ và cam kết từ lãnh đạo cấp cao Nếu không có khung rõ ràng đánh giá hiệu quả của nhà trường và nếu không tập trung có chủ ý ¡ý vào quá trình tích hợp của các quy trình BĐCL, quy trình đánh giá kết quả
có nguy cơ tập trung vào những øì dé dàng (nghĩa là, con đường mà ít có sự phản đỗi nhất) hơn là tập trung vào
những việc giúp CSGD đạt được các chiến lược và nhiệm vụ ưu tiên của trường Cách tiếp cận DIARS không chỉ giúp các trường tổ chức thực hiện đánh giá nhằm tuân thủ với các tiêu chuẩn kiểm định mà còn thúc đây cải tiến dựa trên bằng chứng, cải tiễn liên tục CTĐT, các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động của trường phù hợp với sứ mạng và kế hoạch chiến lược ưu tiên của từng trường
Như vậy, có thê thấy ỏ ở Hoa Kỳ, mô hình chung cho hệ thống BĐCL bên trong là tính hiệu quả của CSGD đó Tính hiệu quả được hiểu theo hai cấp độ Cấp độ thứ nhất là cấp CTĐT Ở cấp độ này, các CTĐT cần có bằng chứng về việc đạt được và bằng chứng cho thấy có sự cải tiến dựa trên phân tích:
- Kết quả học tập của mỗi một CTĐT
- Kết quả học tập liên quan đến năng lực của sinh viên ở giai đoạn đại cương của mỗi CTĐT cử nhân
- Các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ học thuật và hỗ trợ sinh viên nhằm giúp sinh viên thành công trong quá trình dao tạo
Cấp độ thứ hai là cấp CSGD Tính hiệu quả được hiểu là mức độ đạt được sứ mạng, tầm nhìn và kế hoạch chiến lược của từng trường
2.2 Mô hình bảo dam chat lượng bên trong ở các nưóc châu Âm
Ở châu Âu, các tổ chức giáo dục của châu Âu đã ban hành ““Tiêu chuẩn và Hướng dẫn BĐCL GDĐH châu Âu”
(Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area - ESG, 2015) bao gồm ba
Trang 4a chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
Phần 1 được xem là tiêu chuẩn và hướng dẫn xây dựng hệ thống BĐCL bên trong cho các CSGD, gồm 10 tiêu chuẩn được quy định như sau:
+ Chính sách BĐCL: Các CSGD nên có chính sách BĐCL và công bố công khai và là một phần của chiến lược
quản lí Các bên liên quan bên trong trường nên phát triển và thực hiện chính sách này thông qua các cầu trúc và quy trình phù hợp, đồng thời lấy ý kiến và tham khảo các bên liên quan bên ngoài trường
+ Thiết kế và phê duyệt CTĐT: Các CSGD nên có các quy trình thiết kế và phê duyệt các CTĐT của họ CTĐT cần được thiết kế nhằm đáp ứng được các mục tiêu đặt ra, trong đó có kết quả học tập mong đợi hay ‹ còn gol là chuẩn đầu ra Nên xác định rõ trình độ của từng CTĐT và công bố rõ rang, tương ứng Khung trình độ quốc gia về GDĐH và do đó, phù hợp với Khung trình độ của Khu vực GDĐH châu Âu
+ Học tập, giảng dạy và đánh giá lây người học làm trung tâm: Các CSGD nên đảm bảo rằng CTĐT được thực hiện theo cách khuyến khích sinh viên đóng vai trò tích cực trong quá trình học tập và việc đánh giá sinh viên cần phản ánh cách tiếp cận này
+ Tuyên sinh, tiến bộ của sinh viên, công nhận việc học và cấp bằng: Các CSGD nên nhất quán áp dụng các quy định đã được ban hành và thống nhất và công bố rộng rãi Các quy định này, bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan đến vòng đời sinh viên: nhập học, tiến bộ, công nhận và cấp chứng nhận
+ Đội ngũ giảng viên: Các CSGD nên đảm bảo về năng lực của đội ngũ giảng viên của họ Họ nên áp dụng các quy trình công bằng và minh bạch trong việc tuyển dụng và phát triển đội ngũ giảng viên
+ Tài nguyên học tập và hỗ trợ sinh viên: Các CSGD nên phân bồ kinh phí phù hợp cho các hoạt động học tập và giảng dạy và đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn học tập và dễ tiếp cận và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên
+ Quản lí thông tin: Các CSGD nên đảm bảo răng họ thu thập, phân tích và sử dụng thông tin liên quan để quản lí hiệu quả các CTĐT của họ và các hoạt động khác
+ Thông tin công khai: Các CSGD nên công bó thông tin về các hoạt động của ho, bao gồm CTĐT một cách rõ
ràng, chính xác, khách quan, cập nhật và các bên liên quan dễ dàng truy cập
+ Giám sát liên tục và đánh giá định kì CTDT: Các CSGD nên theo dõi và định kì rà soát CTĐT để đảm bảo rằng họ đạt được các mục tiêu đặt ra và đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội Những đánh giá này sẽ dẫn đến cải tiến CTĐT liên tục Cần thông báo cho các bên có liên quan về việc thực hiện bắt kì cải tiến nào từ kết quả đánh giá
+ BĐCL bên ngoài theo chu kì: Các CSGD cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng bên ngoài phù hợp với nguyên tắc và tiêu chuân ESG theo chu kì (ENQA, ESU, EUA, & EURASHE, 2015)
Như vậy, các CSGD ở châu Âu có Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn cho họ hình thành và phát triển hệ thống BĐCL bên trong Ở châu Âu, theo quan sát của Loukkola (2018), có hai cách tiếp cận đối với BĐCL bên trong: (a) Phù hợp với
quản trị chiến lược: BĐCL như một phương tiện dé hỗ trợ hoàn thành mục tiêu của tổ chức; và (b) Kết nối một cách
rõ ràng với việc xác định và đánh giá kết quả học tập và đảm bảo kết quả học tập phù hợp với khung trình độ quốc gia Bà nhận xét thêm, mục tiêu cuối cùng là văn hoá chất lượng vẫn còn là thách thức đối với nhiều CSGD So với mô hình của các CSGD và yêu cầu kiểm định của các CSGD ở Hoa Kỳ thì mô hình BĐCL bên trong của Hoa Kỳ cần đạt cả hai cách tiếp cận này Như đã phân tích ở trên, đây là hai cấp độ CSGD cần đạt được khi xây dựng quy trình đánh giá của họ (hay nói cách khác là hệ thống BĐCL bên trong)
2.3 Mô hình bảo đảm chất lượng của ASEAN
Trong khu vực ASEAN, có hai mạng lưới BĐCL, một là tô chức Tổ chức BĐCL của Mạng lưới các trường đại
học ASEAN (AUN-QA) và hai là Mạng lưới BDCL ASEAN (AQAN)
* Tổ chức AUN-OA: 4 yêu tỗ của hệ thống BĐCL bên trong AUN là các công cụ giám sát; các công cụ đánh giá, quy trình BĐCL cho các hoạt động cụ thé va công cụ BĐCL đặc biệt (AUN-QA, 2016) Các công cụ giám sát sử dung đề theo dõi thành công của sinh viên như tiến bộ của sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp/thôi học và phản hồi từ nhà tuyển
dụng và cựu sinh viên Các công cụ đánh giá được đề xuất là đánh giá sinh viên, đánh giá khóa học và đánh giá
Trang 5Tap chi Gido duc, $6 502 (Ki 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
Sự tiền bộ Ty TT Phan hoi te thi Hiệu quả
Các công œ của người học Tỷ lệthổihọc |ưườnglaođôngvà| nghiên cứu
man cựu sinh viên
Banh gia Banh giahoc phan] DanhgiaNCKH | Đánh giảđichvụ Các công œ người học và chương trình ĐT
đánh giá
T BBL FPEELđðinoi —[ ĐESLhifsng T PECLNöIro~
omens Đánh giả cân bộ trang thiết i người học
DEOL ov thd người học
STE sie (C
Hình 3 Mô hình BĐCL bên trong của AUN-QA (AUN- ÓA, 2016)
Đối với tổ chức AUN-QA, cho dù tổ chức này đã đề xuất 3 mô hình BĐCL: BĐCL cấp CSGD, BĐCL cấp CTĐT, và mô hình BĐCL bên trong như hình 3, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào gắn kết mô hình BĐCL bên trong này với hai mô hình còn lại Trong mô hình BĐCL cấp CSGD (phiên bản 2), hình 4 là sơ đồ mô tả hệ thống BDCL cap CSGD theo AUN-QA
Trong mô hình này đã lồng ghép các tiêu chuân về hệ thống BĐCL bên trong (tiêu chuân 9,10,11,12) Tuy nhiên đây mới chỉ là các tiêu chuẩn BĐCL về hệ thống yêu cầu các CSGD xây dựng hệ thống BĐCL bên trong cho đơn vị mình cùng với ba tiêu chuẩn khác về tự đánh giá, đánh gia ngoai, hệ thong thong tin BDCL bén trong va nang cao chat lượng Như vậy, mô hình BĐCL cấp CSGD tách riêng các thành phần tự đánh giá, đánh giá ngoài, hệ thống thông tin và nâng cao chất lượng khỏi hệ thống BĐCL bên trong | yéu CAU CAC BEN LIEN QUAN
Hình 4 Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đánh giá cấp CSGD, phién ban 2.0
* Tổ chức AOAN: Ngoài ra, cũng trong khu vực ASEAN, mạng lưới BĐCL ASEAN (4SEAN Quality Assurance Network -AQAN) ciing dua ra m6 hinh BDCL chung cua toàn khu vực AQAN là mạng lưới bao gồm 10 tô chức BĐCL cấp quốc gia ở 10 nước trong khu vực, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam AQAN đã thiết kế Khung BĐCL ASEAN (ASEAN Quality Assurance Framework - AQAF) Khung BĐCL này gồm bốn bộ nguyên tắc liên quan đến nhau, cụ thể là: + Cơ quan
BĐCL bên ngoài (EQAA); + Các tiêu chuân và quy trình BĐCL bên ngoài (EQA); + BĐCL bên trong (IQA);
+ Khung bằng cấp quoc gia (NQF)
1 trong 4 thành phần của AQAF là BDCL bén trong (IQA), bao gồm 10 nguyên tắc chính Theo AQAN, một nguyên tắc cơ bản trong BĐCL của GDĐH là các CSGD chịu trách nhiệm chính vê chất lượng của mình Các nguyên
tắc sau đây chỉ xác định vai trò của các tổ chức GDĐH trong việc phát triển, duy trì, nâng cao và BĐCL GDĐH cho các bên liên quan Các nguyên tắc mà mạng lưới này đưa ra là những hướng dẫn về các hệ thống liên quan đến quy
trình BĐCL thông qua đó các tô chức GDĐH thê hiện trách nhiệm giải trình của họ và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan bao gôm cả sinh viên và xã hội: + CSGD chịu trách nhiệm chính về chất lượng; + BĐCL thúc đây sự cân bằng giữa tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình công khai; + BĐCL là một quá trình có sự tham gia và hợp tác ở tất cả các cấp kết hợp sự tham gia của giảng viên, sinh viên và các bên liên quan khác; + Văn hóa chất lượng làm
Trang 6Tap chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 6-11 ISSN: 2354-0753
nên tảng cho tất cả các hoạt động của trường bao gồm giảng dạy, học tập, nghiên cứu, dịch vụ và quản lí; + Thành lập một hệ thống BĐCL nội bộ có cấu trúc và chức năng với các trách nhiệm được xác định rõ ràng; + Ban hành hệ thống chat lượng và ban giám hiệu/lãnh đạo cấp cao của trường cần hỗ trợ hệ thong nay dé dam bao trién khai hiệu quả và bền vững: + Cần cung cấp đủ nguồn lực đề thiết lập và duy trì một hệ thông chất lượng hiệu quả trong tô chức; + CSGD nên có cơ chế chính thức để phê duyệt, định kì rà soát và giám sát các CTĐT và cơ chế khen thưởng: + Thường xuyên giám sát và rà soát chất lượng cho mục đích cải tiến liên tục ở tất cả các cấp; + Công bố công khai các thông tin liên quan về CSGD, các CTĐT, thành tích và quy trình chất lượng
3 Kết luận
Các hệ thống BĐCL bên trong đã được tạo lập ở nhiều tô chức và quốc gia trên khắp thế giới làm nền tảng cho các CSGD triển khai xây dựng hệ thông BĐCL bên trong cho từng trường Trong gần 20 năm qua, GDĐH Việt Nam đã xây dựng một hệ thống BĐCL với ba thành phần chính: BĐCL bên ngoài, BĐCL bên trong và các cơ quan BĐCL, giỗng như mô hình của châu Âu Trong khi hệ thống BĐCL bên ngoài ở Việt Nam đã có nhiều bước phát triển tốt thì hệ thống BĐCL bên trong chưa được nhiều trường đại học chú trọng Các mô hình BĐCL bên trong của các tô chức và quốc gia khác nhau trên thé giới đã cung câp nhiều thông tin có giá trị Trong bài báo này, tác giả đề xuất mô hình của Hoa Kỳ, mô hình đang được nhiều trường đại học ở quốc gia này áp dụng, cho hệ thống GDĐH Việt Nam để các trường tham khảo trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống BĐCL bên trong của mình
Từ những nghiên cứu lí luận về hệ thống BĐCL bên trong ở các nước cũng như các nghiên cứu trên thế giới về hệ thống BĐCL bên trong hiệu quả, bài báo đề xuất mô hình BĐCL chất lượng bên trong hiệu quả là những mô hình chứng minh được tính hiệu quả của mô hình ở hai cấp độ, như mô hình của Hoa Kỳ Cấp độ thứ nhất la cap CTDT Ở câp độ này, các CTĐT cân có bằng chứng về việc đạt được và bằng chứng cho thay có sự cải tiễn dựa trên phân tích kết quả học tập của mỗi một CTĐT Kết quả học tập liên quan đến năng lực của sinh viên ở giai đoạn đại cương của mỗi CTĐT cử nhân và các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ học thuật và hỗ trợ sinh viên nhằm giúp sinh viên thành công trong quá trình đào tạo Cấp độ thứ hai là cắp CSGD Tính hiệu quả được hiểu là mức độ đạt được sứ mạng, tầm nhìn, kế hoạch chiến lược của từng trường; và mô hình BĐCL này đáp ứng được cả hai cách tiếp cận BĐCL bên trong ở châu Âu cũng như các mô hình BĐCL của khu vực ASEAN
Tài liệu tham khảo
AUN-QA (2016) Guide to AUN-QA assessment at institutional level (2nd version) Bankok, Thailand: The Author
Cardoso, S., Rosa, M J., Videira, P., & Amaral, A (2019) Internal quality assurance: A new culture or added
bureaucracy? Assessment & Evaluation in Higher Education, 44(2), 249-262
IIEP (2017a) Developing a quality culture through internal quality assurance: Vienna University of Economics and Business, Austria Retrieved from https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000249494
ITEP (2017b) From externally to internally driven quality assurance: University of BahrainParis, France Retrieved from https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000249488
IIEP (2018a) The effects of internal quality assurance: how to make IQA more effective for quality enhancement Retrieved from https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000263245
TIEP (2018b) Internal quality assurance and employability: how to strengthen the education-employment linkage Retrieved from https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000263244
Kelo, M., & Loukkola, T (2020) Introduction to the European quality assurance framework [PowerPoint slides] Retrieved from _https://eua.eu/events/147-eua-webinar-series-towards-the-bologna-process-ministerial- meeting html
Kuh, G D., Ikenberry, S D., Jankowski, N A., Cain, T A., Ewell, P T., Hutchings, P., & Kinzie, J (2018) Using
evidence of student learning to improve higher education San Francisco, CA: Jossey-Bass
Martin, M (2018) Internal quality assurance: enhancing higher education quality and graduate employability
Paris, France: International Institute for Educational Planning, UNESCO
Reneau, H F., & Howse, M (2019) Trekking towards sustainable excellence through systematic outcomes assessment Retrieved from _https://www.learningoutcomesassessment.org/wp-content/uploads/2019/10/AiP- ReneauHowse.pdf
SACSCOC (2018) The principles of accreditation: Foundations for quality enhancement (6" ed.) Decatur, GA,
US: The Author
Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area (ESG) (2015) Brussels, Belgium