1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt chuyên môn

4 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Trang 1

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI BIEN PHÁP XÂY HAP DUNG

UA Võ Thứy Hồng

Khoa Su phạm), tường ĐẠi học rà Vinh Email: vihong@tvu.edu.vn

Tĩm tắt: Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập giúp đảm bảo cơ hội học tập với chất lượng

cao cho tất cả trẻ em, cơ hội học tập cho tất cả giáo viên để phát triển thành những giáo viên chuyên nghiệp và cơ hội học tập cho cha mẹ trẻ cùng cộng đồng địa phương Nhờ vậy, thúc đẩy sự phát

triển của tất cả các thành viên Bài viết phân tích một số biện pháp xây dựng cộng đồng học tập

trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt chuyên mơn

Từ khĩa: Cộng đồng học tập, Trường mầm non, Sinh hoạt chuyên mơn

Nhận bài: 13/12/2021; Phản biện:

1 Đặt vấn đề

Giáo dục thế kỉ XXI cĩ những đặc trưng quan trọng

là linh hoạt, sáng tạo, đầy thách thức và phức tạp Việc xây dựng cộng đồng học tập là xu thế đổi mới của xã

hội hiện đại, lấy cá nhân học tập làm trung tâm của sự

phát triển tổ chức; đơn vị học tập là trung tâm của sự phát triển địa phương, quốc gia Xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non là gĩp phần tích cực

vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của trẻ em, giáo viên và cha mẹ trong xã hội phát triển và hội nhập Các nhà trường được mở rộng hơn, đĩ là trung tâm tri thức với sự kết nối giữa giáo viên, trẻ em và cộng

đồng Trẻ em được định hướng để làm việc độc lập và phụ thuộc lẫn nhau Nội dung giáo dục trong nhà trường

được kết nối chặt chẽ với cuộc sống thực của trẻ tại gia

đỉnh và cộng đồng Tất cả những điều này địi hỏi các

thành viên trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với

nhau và cùng nhau học tập Việc xây dựng nhà trường

thành cộng đồng học tập giúp đảm bảo được các đặc

điểm trên của nhà trường hiện đại, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục nĩi chung và giáo dục mầm non nĩi riêng

Trường Mảm non là một cộng đồng của các cá nhân khác nhau: Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ Khi trở thành một cộng đồng học tập thì các

nhĩm cá nhân với mục tiêu và nhu cầu và cách học tập khác nhau sẽ cĩ cùng hướng đích đĩ là sự phát triển

tồn diện của trẻ lứa tuổi mầm non, sẽ tạo ra mơi trường học tập tốt nhất, hỗ trợ các nhĩm người lớn, nhĩm trẻ

em học tập, hỗ trợ cho từng cá nhân học tập và qua đĩ đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi trẻ em hiệu quả hơn

Nhưng trên thực tế tại một số trường Mầm non việc giáo viên, học sinh và nhiều phụ huynh được đảm bảo cơ hội học tập hay vấn đề về nội dung sinh hoạt chuyên

mơn chưa mang lại hiệu quả Vì vậy việc tìm ra các 3⁄4 Biáò chúc ViệtNam

15/12/2021; Duyệt đăng: 18/12/2021

biện pháp để xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt chuyên mơn là một yêu

cầu cần thiết hiện nay

2 Nội dung nghiên cứu

Nguồn gốc của việc xây dựng nhà trường thành cộng

đồng học tập bắt nguồn từ học thuyết của John Dewey: Học để làm Học để làm (Learning by Doing) là một học

thuyết giáo dục tiến bộ Việc học tập nên liên quan chặt

chẽ với thực tiễn mà khơng chỉ thụ động truyền thụ lý

thuyết Những ý tưởng của ơng cĩ ảnh hưởng đặc biệt to lớn trong giáo dục và cải cách xã hội Dewey là một trong

những chuyên gia giáo dục lỗi lạc đã khéo kết hợp giữa

triết lý thực dụng với tâm lý học chức năng

2.1 Khái niệm “Cộng đồng học tập”

Một cộng đồng học là một nhĩm cá nhân cĩ chung mối quan tâm hoặc mục tiêu học tập, họ cùng tham gia

và làm giàu chia sẻ/chuyển giao tri thức liên quan đến chủ đê/mối quan tâm (Fulton và Riel,1999) Khái niệm

này ra đời dựa trên quan niệm cho rằng hoạt đồng học

diễn ra khi người học tham gia vào các hoạt động chung với người khác, vì mục tiêu chung, với mức độ và khả năng khác nhau

Xét về bản chất, mỗi nhà trường mầm non là một cộng đồng văn hĩa thu nhỏ với nhiều đối tượng tham gia

khác nhau: trẻ, giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ trẻ

Mỗi nhà trường với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể trong đĩ tự lập Tuy nhiên, mỗi thành viên trong đĩ khơng tồn tại độc lập mà cĩ mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và cần xây dựng nhà trường

thành một cộng đồng cĩ sự gắn kết chặt chẽ thực sự

Bản thân các trường mâm non đã chứa đựng những yếu

Trang 2

bao gồm các thành viên, các thành viên này cĩ ảnh hưởng

lẫn nhau, cĩ sự chia sẻ thơng tin và kết nối cảm xúc Tuy

nhiên để trở thành một cộng đồng học tập thực sự địi hỏi cần cĩ các biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ Trường học là cộng đồng học tập được hiểu là trường học trong đĩ trẻ em học tập lẫn nhau và phát triển cùng nhau, cha mẹ trẻ và cộng đồng địa phương hỗ trợ và tham gia vào các

hoạt động ở nhà trường, học tập lẫn nhau và phát triển

cùng nhau

2.2 Yêu cầu cơ bản đối với cộng đồng học tập trong trường mầm non

Nhà trường đã thực hiện thành cơng đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên mơn.Tiếp tục thực hiện

đổi mới nhà trường theo hướng triển khai “nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập” Các thành tố đặc trưng của cộng đồng học tập trong trường mầm non: Con người/cá nhân học tập gồm 3 hệ thống hoạt động: (1) Học tập cộng tác giữa các trẻ em; (2) Học tập chuyên mơn của giáo viên thơng qua bài học nghiên cứu; (3) Sựtham gia của cha mẹ và cộng đồng địa phương vào học tập của trẻ em Đối với trường mầm non như là

cộng đồng học tập thì 3 hệ thống hoạt động nĩi trên cĩ các đặc trưng như sau:

1) Trẻ em học tập Các nghiên cứu lý luận và thực

tiễn đều chứng tỏ rằng trẻ em lứa tuổi mầm non cĩ

những đặc trưng riêng trong học tập Tập trung nhất đĩ

chính là trẻ mầm non học bằng chơi, bằng trải nghiệm, học thơng qua chơi Các nhà khoa học đã thống nhất rằng: Chơi chính là cuộc sống của trẻ tho; động cơ chơi

khơng nằm ở kết quả đạt được của trị chơi mà ở chính

quá trình trẻ chơi Khi triển khai các hoạt động nghiên

cứu bài học vì cộng đồng học tập, các trị chơi, hoạt động

trải nghiệm theo nhĩm trong lớp học mắm non sẽ tạo ra

một mơi trường kết nối trẻ em với nhau, trong đĩ trẻ phụ thuộc lẫn nhau, quan tâm đến nhau, cùng biến các lỗi sai thành cơ hội chia sẻ, học hỏi và giải quyết vấn đề,

qua đĩ chơi vui hơn và học sâu hơn Cụ thể, khi chơi trẻ

được: cĩ được nhiều niềm vui; được trải nghiệm cĩ ý

nghĩa; được tham gia tích cực; được khơng ngừng khám phá; được tương tác với mọi người xung quanh

2) Giáo viên học tập: Để trẻ liên tục học tập cùng nhau và phát triển thì yêu cầu người giáo viên phải nỗ

lực hết mình để tối đa hĩa việc học tập của trẻ qua

chơi và trải nghiệm Qua nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập, các câu hỏi hằng ngày mà mỗi người

giáo viên “chuyên nghiệp, tự chủ” đều phải đặt ra đĩ là: Trẻ em cĩ thực sự học khơng? Trẻ cĩ vui sướng khi học khơng? Trẻ cĩ tương tác tích cực với nhau khơng? Những rào cản nào đổi với việc học và phát

triển của trẻ? Làm thế nào để trẻ học tập tốt nhất? Để

trả lời các câu hỏi đĩ người giáo viên cần học tập liên

NHÀ TRƯỞNG HIỆN ĐẠI

tục: quan sát, tự nghiên cứu, thử nghiệm bài học nghiên

cứu, suy ngẫm và trao đổi với các đồng nghiệp khác để lại thay đổi bài học nghiên cứu, lại quan sát, tự

nghiên cứu và suy ngẫm ở mức độ cao hơn Muốn

như vậy, điều quan trọng là giáo viên cần cơng khai

việc dạy và học tập của lớp mình, tạo cơ hội cho các

giáo viên khác đến dự giờ và tham gia dự giờ lẫn nhau, cũng như cùng nhau suy ngẫm về các hoạt động được tổ chức, cùng thiết kế thử nghiệm bài học nghiên

cứu và cùng nhau quan sát, thảo luận về việc trẻ em

cĩ hay khơng sự vui sướng khi học tập, mức độ quan tâm, kết nối chia sẻ và học hỏi của trẻ em với các bạn khác ra sao và qua đĩ hiểu về sự phát triển của từng trẻ để tiếp tục thiết kế bài học nghiên cứu nhằm thúc đẩy liên tục sự phát triển của trẻ

3) Cha, mẹ và cộng đồng địa phương: tham gia vào việc học tập của trẻ em

Cĩ nhiều hình thức thu hút sự tham gia của cha, mẹ và cộng đồng địa phương vào việc học tập của trẻ mâm

non Trong nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập cha, mẹ là nguồn lực quan trọng của quá trình học tập qua

chơi và trải nghiệm của trẻ Cha mẹ và các cá nhân trong

cộng đồng cĩ thể được mời đến nĩi chuyện, tham gia

các hoạt động chơi và trải nghiệm với trẻ như là các chuyên gia về một số chủ đề nào đĩ phù hợp với thực tế nơi trẻ đang sinh sống

Qua việc tham gia vào việc học tập cùng trẻ, cha mẹ

và cộng đồng địa phương cĩ thể hiểu sâu sắc hơn trẻ học tập như thế nào? Chúng cần học ra sao? Chúng

đang gặp khĩ khăn gì? Trên cơ sở đĩ cha, mẹ và cộng

đồng cùng với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường sẽ trao đổi với nhau về cách giải quyết vấn đẻ Bằng cách

tham gia như vậy và trải nghiệm trẻ em học như thế nào

trong lớp học, cha, mẹ, cộng đồng cùng hiểu những việc giáo viên đang làm, những gì giáo viên đang cố gắng đạt được, từ đĩ giúp cho việc phối hợp giữa các bên gia đình

- nhà trường - cộng đồng hướng về sự phát triển tồn diện và cĩ chất lượng của trẻ

Để đạt được yêu cầu trên địi hỏi giáo viên mầm non

với tư cách, vai trị là người thực hiện kế hoạch xây dựng nhà trường mắm non thành cộng đồng học tập cần phải quán triệt các biện pháp sau:

2.3 Các biện pháp xây dựng nhà trường mầm non

thành cộng đồng học tập

2.3.1 Tổ chức hoạt động giáo dục hỗ trợ trẻ em học tập hợp tác

Để hỗ trợ trẻ em học tập hợp tác, khi tổ chức các hoạt động ở trường mầm non, giáo viên cần tạo mơi trường và tăng cường cơ hội cho trẻ được học thơng qua khám

phá, trải nghiệm, giao tiếp, tự rút ra kinh nghiệm và chia sẻ cùng bạn bè

Trang 3

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI Phương pháp giáo dục chú ý tới đặc điểm các trẻ

em thơng qua quá trình quan sát liên tục và cĩ hiệu

quả các nhu cầu của trẻ Trong một lớp học, những khác biệt của trẻ là điều được mong đợi, được đánh giá

và được ghi lại, là cơ sở để lập kế hoạch tổ chức hoạt động Giáo viên xem mọi biểu hiện thái độ, hành vi, lời nĩi của trẻ là nguồn thơng tin bổ ích để hiểu và tổ chức các hoại động thích hop

Luơn sắp xếp để tất cả trẻ đều cĩ nhiệm vụ hoạt động phù hợp Trong một lớp học, mục đích của giáo viên là làm cho mỗi trẻ đều cảm thấy mình đang được

thử thách và cảm thấy học tập thật thú vị

Giáo viên và trẻ cùng hợp tác học tập Giáo viên xác

định nhu cầu học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và xây dựng một mơi trường học tập cĩ hiệu quả

Trong các hoạt động, giáo viên tìm hiểu về trẻ của lớp mình và luơn động viên các em tham gia vào hoạt động,

hỗ trợ, giúp đỡ trẻ như một “người bạn lớn"

2.3.2 Tích cực, cởi mở trong học hỏi chuyên mơn Điều kiện quan trọng đầu tiên là giáo viên phải cởi mở, học hỏi từ những người khác, từ tài liệu, thơng tin hay thực tế Điều giáo viên cần học tập khơng chỉ là

những điểm tích cực mà cịn là những điểm giáo viên nên tránh trong thực tế dạy học hằng ngày

Khơng chỉ tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, giáo

viên cũng nên thay đổi thĩi quen quan sát, thu nhận

thơng tin từ trẻ Và điều quan trọng là giáo viên phải cĩ cái nhìn tồn diện về trẻ: sở thích, khả năng, nhu

cầu, mong muốn, khĩ khăn, nỗi lo lắng của từng trẻ Thơng qua việc hiểu biết hơn về trẻ, giáo viên mới

cĩ khả năng tổ chức các hoạt động phù hợp và hiệu quả Giáo viên cần chấp nhận mọi trẻ trong lớp, tạo

điều kiện để tất cả trẻ đều được học tập, bộc lộ ý tưởng và phát triển

Luơn nghiên cứu, thảo luận các vấn đề khĩ mà đồng nghiệp gặp phải để tìm kiếm các giải pháp khắc phục, nhờ đĩ tích lũy kinh nghiệm chuyên mơn cho bản thân 2.3.3 Mạnh dạn chia sẻ ý tưởng, áp dụng các ý tưởng

mới, sáng tạo vào tổ chức hoạt động hằng ngày cho trẻ

Trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên mơn, giáo viên chia sẻ ý trưởng chân thành, tạo sự tự tin, lắng nghe, cầu thị giữa các giáo viên Xây dựng mối quan hệ tốt

đẹp và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả các thành viên trong trường

Mỗi giáo viên cân tích cực chia sẻ, hỗ trợ đổng nghiệp chuẩn bị hoạt động/giờ học minh họa Khi trao đổi về

giờ học luơn tự đặt câu hỏi về các tình huống xảy ra

trong khi hoạt động, ví dụ như: “Tại sao lúc này trẻ học

tốt?”, “Tại sao lúc này trẻ gặp khĩ khăn?” Giáo viên cần thể hiện ý thức lắng nghe đồng nghiệp trong khi chia sẻ ý kiến Dựa trên thực tế của lớp học mà mình

đã quan sát được để đưa ra các ý kiến thảo luận Các ý 36 Biá0 chúc Việt Nam

kiến cần thể hiện sự đánh giá cao về giờ dạy của đồng nghiệp vì các bài dạy minh họa khơng chỉ tạo cơ hội cho người dạy nâng cao năng lực mà cịn tạo cơ hội cho những người dự học tập từ giáo viên dạy

Mạnh dạn áp dụng những điều tốt đã học hỏi được, những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo khi tổ chức các hoạt

động hằng ngày cho trẻ; quan sát trẻ, lắng nghe các

gĩp ý của đồng nghiệp để tự phát triển và hồn thiện

chuyên mơn của bản thân

2.3.4 Hợp tác chặt chẽ với cha mẹ trẻ, cộng đồng Trẻ tiếp thu kiến thức mới dựa trên thơng tin, ý tưởng, kĩ năng đã được học và trẻ sẽ học hiệu quả hơn khi hoạt động học tập được gắn với thực tế Giáo viên cần

lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động sao cho việc

học tập được liên hệ với thực tế đời sống của trẻ tại gia đình và cộng đồng Học trong cộng đồng và học về cộng đồng của mình là một cách học quan trọng và cĩ hiệu quả của trẻ

Giáo viên cần tìm hiểu hồn cảnh của các gia đình trẻ để cĩ cách ứng xử phù hợp Giáo viên cĩ thể dựa vào một số đặc điểm sau: Về văn hĩa - xã hội: trình độ

giáo dục của cha mẹ trẻ, vị trí của họ trong xã hội, đặc

điểm phong tục, tập quán và lối sống gia đình Về kinh

tế: nghề nghiệp của cha mẹ trẻ, điều kiện sống của gia đình Về vệ sinh: điều kiện ăn ở, nhà cửa, mức sống của gia đình Khi giao tiếp, trao đổi với cha mẹ trẻ cần lựa chọn cách thức phù hợp với hồn cảnh của từng

cha mẹ trẻ

Giáo viên giao tiếp tốt với cha mẹ trẻ trên cơ sở đĩ

xây dựng mối quan hệ tốt với gia đình trẻ để giúp trẻ phát triển tồn diện Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ dưới 6 tuổi, giáo viện cần phải chủ động phối hợp, liên hệ với cha mẹ trẻ nhằm thay đổi, thống nhất quan điểm và cách thức thực hiện Chương trình Giáo

dục mâm non

Khuyến khích cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường như: đĩng gĩp nguyên vật liệu, đồ chơi; sưu

tâm tranh, ảnh, nguyên vật liệu theo các chủ đề; trang trí nhĩm, lớp; làm đồ dùng, đồ chơi; tham gia cùng nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi, tham gia dã ngoại của trẻ; tham gia tổ chức ngày hội, ngày lễ của trường; cùng học, chơi với con tại trường; hỗ trợ nhà trường, lớp

về cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sĩc, giáo dục trẻ; 3 Kết luận

Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập sẽ giúp các trường học cĩ bầu khơng khí tâm lí tích cực

Trong đĩ, trẻ em được học tập tích cực, phấn khởi về trường học của mình và chờ đợi đến trường; giáo viên nhiệt tình và hứng thú với cơng việc ở trường, cĩ mối

Trang 4

mầm non là nơi đào tạo và đảm bảo cho những giá trị

quan trọng của xã hội, giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hịa nhập, dễ chia sẻ, cĩ trách nhiệm hữu hiệu để đảm bảo các giá trị của nhà trường và thực hiện

những mục tiêu giáo dục cho trẻ

Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập giúp đảm bảo cơ hội học tập với chất lượng cao cho tất cả trẻ

em, cơ hội học tập cho tất cả giáo viên để phát triển

thành những giáo viên chuyên nghiệp và cơ hội học tập

NHÀ TRƯỞNG HIỆN ĐẠI

cho cha mẹ trẻ cùng cộng đồng địa phương Nhờ vậy,

thúc đẩy sự phát triển của tất cả các thành viên L1 Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục va Đào tạo (2017), Tài liệu bơi dưỡng chức danh nghệ nghiệp giáo viên mdm non hang II [2] ManabusSato - Masaaki Sato (2015), Cộng đồng học

tập: Mơ hình đổi mới tồn điện nhà trường, NXB Đại

học Sư phạm

[3] Eisuke Saito (2017), Nghiên cứu bài học vì cộng

đơng học tập sách hướng dẫn đổi mới nhà trường

bền vững, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

Measures to build a learning community in preschool based on professional activities

Vo Thuy Hong

Pedagogical Faculty, Tra Vinh University Email: uthann@mnhat adiu vn

HINH, ÝU1V11UX\CV/LYU.UUU VI

Abstract: Building schools into learning communities helps ensure high-quality learning opportunities for all children, learning opportunities for all teachers to develop into professional teachers, and also learning opportunities for young parents and local community Thanks to that, it promotes the development of all members The article analyzes some measures to build a learning community in preschool based on professional activities

Keywords: Learning community, preschool, professional activities

Ngày đăng: 28/10/2022, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w