1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quỳnh Lưu

101 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 25,66 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích kết quả của hoạt động TTKDTM tại Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Lưu, luận văn Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quỳnh Lưu đề xuất giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTKDTM tại Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Lưu đến năm 2025.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

HO MINH HIEN

MO RONG DICH VU THANH TOAN

KHONG DUNG TIEN MAT TAI NGAN HANG

NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM CHI NHANH HUYEN QUYNH LUU

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ: “Mỡ rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chỉ nhánh huyện Quỳnh Lư” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Đào Anh Tuấn

Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là khách quan,

trung thực và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố Tôi cũng

cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được trân

trọng cảm ơn

Hà Nội, ngày - tháng _ năm 2020 Học viên

Trang 3

LOL CAM ON

Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Mớ rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chỉ nhánh huyện Quỳnh Lươ” một cách hồn chỉnh, tơi đã nhân được sự

giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thê và cá nhân

“Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc TS Đào Anh Tuấn - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn

thành luận văn này

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Sau đại học - Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu nơi tôi công tác đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, xin cảm ơn các động nghiệp tại Agribank chỉ nhánh

huyện Quỳnh Lưu đã tạo điều kiện thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn

Hà Nội, ngày thắng _ năm 2020 Tac giả luận văn

Trang 4

MUC LUC

LOICAM DOAN LOICAM ON

DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MỤC BANG, SO DO

MO DAU 0

CHUONG 1_CO SO LY LUAN VE MO RONG DICH VU_THANH TOAN

KHONG DUNG TIEN MAT.TAICAC NGAN HANG THUONG MAL 7

1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điêm và vai trò của dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiên thương mại mặt 7 1.1.2 Các loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại 12 1.2 Mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại 16

1.2.1 Khái niệm mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt 16 1.2.2 Vai trò của mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt 16 1.2.3 Các tiêu chi đánh giá mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mat 19

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt 2 1.3 Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại một số ngân hàng thương mại bài học rút ra cho Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh 26 Lưu 1.3.1 Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại một

ngân hàng thương mại

1.3.2 Bài học rút ra cho Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trang 5

DUNG TIEN MAT CUA NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN QUỲNH LƯU

2.1 Khái quát về Agribank Chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 32

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 34

2.2 Thực trạng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 40

2.2.1 Thực trạng chính sách phát triển sản phẩm và quy trình cung ứng dịch vụ

thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chỉ nhánh 40

2.2.2 Thực trạng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Chỉ nhánh s1 2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 60 2.3.1 Những kết quả đạt được 60

2.3.2 Những điểm hạn chế và nguyên nhân 62

KET LUAN CHUONG 2 65

CHUONG 3_MOT SO GIAI PHAP NHAM MO RONG DICH VU_THANH TOAN KHONG DUNG TIEN MAT TAILNGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM - CHI NHANH HUYEN QUYNH LUU 66 3.1 Định hướng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến năm 2025 66

3.1.1 Định hướng phát triển chung 66

3.1.2 Mục tiêu mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt 68 3.2 Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank

69

3.2.1 Tăng cường công tác marketing, truyền thông 69

chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Diễn giải

Agribank - | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

HĐKD Hoạt động kinh doanh HGĐ Hộ gia đình HTX Hợp tác xã KQKD Kết quả kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCKT-XH Tổ chức kinh tế - xã hội TMCP Thương mại cô phần TCTD Tổ chức tín dụng

TTKDTM Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

UNC Ủy nhiệm chỉ

UNT Ủy nhiệm thu

Trang 8

DANH MUC BANG, SO DO BANG

"Bảng 2.1 Tình hình nguồn nhân lực tai Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 33 Bảng 2.2 Tình hình huy động vồn của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 35 Bảng 2.3 Dư nợ cho vay của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 37 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu giai

đoạn 2017-2019 39

Bảng 2.5 Kết quả phát hành séc giai đoạn 2017 - 2019 của Agribank chỉ nhánh huyện

Quỳnh Lưu 42

Bảng 2.6 Số món thanh toán bằng ƯNC qua giai đoạn 2017 - 2019 của Agribank chỉ

nhánh huyện Quỳnh Lưu 44

Bảng 2.7 Doanh số thanh toán bằng UNC giai đoạn 2017 - 2019 của Agribank chỉ

nhánh huyện Quỳnh Lưu 45

Bảng 2.8 Doanh số thanh toán bằng UNT giai đoạn 2017 -2019 của Agribank chỉ nhánh

huyện Quỳnh Lưu 4T

Bảng 2.9 Doanh số thanh toán bằng thẻ ngân hàng giai đoạn 2017 - 2019 Agribank chỉ

nhánh huyện Quỳnh Lưu 49

Bảng 2.10 Doanh số thanh toán bằng dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2017 - 2019

của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 50

Bảng 2.1 1 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM giai đoạn 2017 - 2019 của

Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 52

Bảng 2.12 Kết quả kinh doanh dịch vụ TTKDTM giai đoạn 2017 - 2019 của Agribank

chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 5

Bảng 2.13 Quy mô và tốc độ tăng trường TTKDTM giai đoạn 2017 - 2019 của

Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 54

Bảng 2.14 Cơ cấu thanh toán tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu 55 Bảng 2.15 Thu nhập từ hoạt động TTKDTM của Agribank chỉ nhánh huyện

Trang 9

Bang 2.16 Thị phần TTKDTM Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu so với một số

'NHTM trên địa bàn giai đoạn 2017-2019 57

Bang 2.17 Kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ TTKDTM của Agribank chỉ nhánh

huyện Quỳnh Lưu 58

SO DO:

Trang 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

HO MINH HIEN

MO RONG DICH VU THANH TOAN

KHONG DUNG TIEN MAT TAI NGAN HANG

NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM CHI NHANH HUYEN QUYNH LUU

Chuyén nganh: TAI CHiNH - NGAN HANG

Mã ngành: 8340201

TOM TAT LUAN VAN THAC Si TAI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HA NOI - 2020

Trang 11

MO DAU

Ly do chon dé tai

“Thanh toán vừa là khâu mở đầu vừa là khâu kết của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Hiện nay thanh toán bằng tiền mặt có nhiều hạn chế như: không, đảm bảo tính an toàn cho người trả tiền và người nhận tiền, tiếp đó là chỉ phí in an,

vận chuyển lớn Ngoài ra, thanh toán dùng tiền mặt tạo khe hở cho các đơn vị bán

không chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ, dễ trốn thuế, làm giảm thu ngân sách nhà nước, khó kiểm soát về mục đích, đối tượng của khoản chỉ Do đó, thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được yêu cầu Từ thực tế khách quan đó, phương

thức TTKDTM ra đời Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm mở,

rộng dịch vụ TTKDTM tới các tầng lớp dân cư Tuy nhiên thực tế hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của người dân Việt Nam

vẫn còn cao, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch, tâm lý e đè, sợ rủi ro khi tiếp cận với các phương tiện thanh toán mới Ngay cả ở thành

thị, nơi đời sống nhân dân và tình trạng dân trí cao thì thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn là phô biến

Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu, hoạt động TTKDTM của ngân hàng trong những năm gần đây

đã đạt được những thành tựu đáng kể Tỷ trọng doanh số TTKDTM trong tổng doanh số thanh toán của chỉ nhánh có sự tăng trưởng đều đặn Hoạt động TTKDTM được đây mạnh, tốc độ thanh toán ngày càng cao, hệ thống thanh toán điện tử xử lý

chính xác, an toàn và kịp thời Tuy nhiên, thị phần TTKDTM của Chỉ nhánh có xu

hướng giảm trong tổng số các NHTM cung cấp dịch vụ TTKDTM trên địa bàn

huyện Quỳnh Lưu: Thị phần TTKDTM của Chỉ nhánh năm 2017 là 34.2% đến năm 2018 giảm còn 32,6% và năm 2019 tiếp tục giảm còn 31,7%) Mặt khác, tỷ lệ thanh

toán bằng tiền mặt tại chỉ nhánh chiếm khoảng trên 10% là cao so với một số chỉ

nhánh trong cùng hệ thống Agribank trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ chiếm từ 5-7%

Trang 12

đ

Quỳnh Lưu, tơi đã chọn đề tài: “Mớ rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh huyện Quỳnh Lư” cho luận văn thạc sĩ của mình

Mục tiêu nghiên cứu

~ Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích kết quả của hoạt động TTKDTM

tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu, đề xuất giải pháp nhằm mở rộng hoạt

độngTTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu tới 2025

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ TTKDTM tại các ngân

hàng thương mại

+ Nghiên cứu và phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

+ Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn tìm ra các giải pháp và đề xuất các

kiến nghị để mở rộng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về mở rộng dich

vụ TTKDTM tại các NHTM Pham vỉ nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu tài liệu từ năm 2017-2019 và đề xuất giải

pháp cho giai đoạn 2020-2025 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp:

Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập tử các bảng thống kê,

báo cáo, tài liệu nội ngành tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu ; các số liệu từ các bài báo, tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu có liên quan

Trang 13

iii

Thông tin dữ liệu thu thập thông qua tiến hành khảo sát lấy ý kiến khách

hàng về sản phẩm dịch vụ TTKDTM và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTKDTM của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu bằng bảng hỏi được thi

sẵn

Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm:

+ Các khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại các cửa hàng, siêu thị chấp nhận thanh toán qua tài khoản Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

+ Các khách hàng giao dịch trực tiếp tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu Tổng số phiếu thu về 118 phiếu Tổng số phiếu hợp lệ là 115 phiếu

Phương pháp xứ lý và phân tích số liệu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tông hợp, thống kê và phân tích: dựa trên cơ sở số liệu thứ

cấp thu thập được từ Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng 2 phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền

mặt tại các ngân hàng thương mại

Trong chương l tác giả hệ thống hóa những van đẻ cơ bản về mở rộng dich

vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại, trong đó tập trung

vào các nội dung: (1) Tổng quan về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của

ngân hàng thương mại; (2) Mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại; (3) Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng

tiền mặt tại một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Agribank chỉ nhánh

huyện Quỳnh Lưu

h vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Trang 14

iv

tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Trong chương 2 tác giả đã nghiên cứu khái quát về Agribank huyện Quỳnh

Lưu Nghệ An bao gồm quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tô chức và kết quả

hoạt động kinh doanh của Chỉ nhánh trong những năm gần đây

Trọng tâm chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng thanh

tốn khơng dùng tiền mặt tại Agribank huyện Quỳnh Lưu Nghệ An bao gồm các nội dung: Thực trạng chính sách phát triển sản phẩm và quy trình cung ứng dịch vụ

thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chỉ nhánh và thực trạng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Chỉ nhánh qua các chỉ tiêu

Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu như sau:

Những kết quả đạt được

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM không ngừng tăng lên qua mỗi năm Năm 2017 có 2.673 khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM của Chỉ nhánh, đến năm 2019 tăng lên đạt 3.757 khách hàng

Tỷ trọng doanh số TTKDTM trong tông doanh số thanh toán của Chỉ nhánh

ở mức cao và ngày càng tăng Theo đó, tỷ trọng doanh số TTKDTM trong tổng

doanh số tăng từ mốc 87,4% năm 2017 lên đến 89,2% năm 2019 Điều này gop phần đưa Chi nhánh hoàn thành mục tiêu “tăng tỷ trọng TTKDTM, giảm tối thiểu thanh toán bằng tiền mặt” của hệ thống NHTM nói chung

Doanh số TTKDTM của Chỉ nhánh có sự tăng trưởng ôn định trong thời gian qua Tính đến năm 2019, tổng doanh số TTKDTM của Agribank chỉ nhánh huyện

Quỳnh Lưu là hơn 82.283 triệu đồng (tăng 26,9% so với năm 2018) Thể hiện

những hoạt động triên khai dịch vụ TTKDTM đã thu được kết quả khả quan

Thị phần của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu qua 3 năm vẫn nắm giữ thị phần cao nhất trong tổng số các NHTM cung cấp dịch vụ TTKDTM trên địa bàn

huyện Quỳnh Lưu

Trang 15

- Thi phan tuy chiếm vị trí đứng đầu tuy nhiên có xu hướng giảm do cạnh tranh của nhiều NHTM cô phần trên địa bàn Năm 2017 thị phần cung cấp dịch vụ

TTKDTM Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu là 34.2%, đến năm 2019 tiếp tục

giảm xuống còn 31,7% trong tông số dịch vụ TTKDTM của thị trường

- Danh mục sản phẩm dịch vụ TTKDTM chưa đa dạng: Nhìn chung, trong những năm gần đây hoạt động TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu đã được chú trọng phát triển Tuy nhiên, hoạt động TTKDTM tại Chỉ nhánh còn

một số tồn tại như: danh mục thanh toán chưa phong phú, UNC chiếm tỷ trọng lớn trong khi các phương tiện khác chưa khai thác hết công dụng và tính năng vốn có (thẻ là phương tiện thanh toán mới có nhiều tính năng nhưng chưa được phát triển nên doanh số thanh toán chưa cao);

- Thu nhập từ hoạt động TTKDTM vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tông

thu nhập của chỉ nhánh Năm 2019 là 1,3% Điều này chứng tỏ nguồn thu của chỉ

nhánh vẫn tập trung chủ yếu ở các dịch vụ truyền thông Với mục tiêu trở thành một

ngân hàng hiện đại, đa năng, dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán thì tỷ trọng thu dịch

vụ như hiện nay là chưa xứng tầm với nguồn lực có sẵn của Agribank

- Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua các kênh thay thế như kênh

phân phối qua Mobile banking và Intemet banking tuy có tăng qua các năm

nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM

- Thanh toán bằng séc còn nhiều phức tạp, tiện tích còn thấp, không thuận tiện trong thanh toán nên số lượng và giá trị giao dịch thanh toán bằng séc tại

Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu không cao Tâm lý ngại rủi ro, nhiều người sử dụng séc như một công cụ rút tiền từ tài khoản, việc sử dụng séc trong

thanh toán chuyển khoản rất hạn chế mà chủ yếu để rút tiền mặt Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

- Hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu

Chỉ nhánh cũng đã quan tâm đến công tác Marketing tuy nhiên chưa thực sự sâu sát Chỉ nhánh mới chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm dịch vụ thông qua tờ rơi,

Trang 16

vi

giao dịch, chưa gây được ấn tượng và sự quan tâm của khách hàng Việc xây dựng

chiến lược bài bản khi triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới đã gây không ít khó khăn trong việc tiếp cận, giới thiệu tới khách hàng do thời gian triển khai thường khá gấp rút Hệ thông hỗ trợ, chăm sóc, giải đáp thắc mắc của khách hang

24/24 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do đội ngũ nhân viên bộ phận này chủ yếu là

công tác viên, hiểu biết không chuyển sâu về các nghiệp vụ ngân hàng nên chưa

phát huy được hiệu quả

~ Nhân tố con người: Cán bộ nhân viên của Chỉ nhánh tuy có trình độ nghiệp

vụ khá tốt, nắm bắt nhanh đồng thời được đào tạo bài bản, tuy nhiên tuôi đời cán bộ còn trẻ, số lượng cán bộ dưới 30 tuổi chiếm đại đa số Đối với một số tình huống phức tạp còn lúng túng khi giải quyết, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao, nhiều trường, hợp nhân viên cưa chủ động giới thiệu với khách hàng về các sản phâm dịch vụ mới

- Chất lượng phục vụ khách hàng: Khối lượng công việc, khối lượng khách hàng ngày một tăng nhưng nguồn nhân lực của chỉ nhánh còn hạn chế Do vậy, việc

xử lý các giao dịch thanh toán chưa kịp thời khiến khách hàng không hài lòng Mặt

khác với khối lượng công việc như vây đã tạo áp lực rất lớn với nhân viên của Chỉ

nhánh Vẫn còn xảy ra sai sót trong hoạt động tác nghiệp cũng như phản nàn về thái độ phục vụ khách hàng

Mặc dù Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu đã tạo được hình ảnh tốt trên

địa bàn nhưng nếu so với các NHTM cô phần khác trên địa bàn thì thành tích của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu vẫn còn khiêm tốn vì các NHTM cổ phần thường mạnh về vấn đề chăm sóc khách hàng trước và sau dịch vụ Tại chỉ nhánh

việc chăm sóc khách hàng còn mang tính dơn lẻ, không thống nhị

sự quan tâm khách hàng mới chỉ dừng lại ở các khách hàng lớn và tiềm năng

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Tuy đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, tuy

nhiên so với các chỉ nhánh khác cũng như các NHTM khác trên cùng địa bàn thì so

Trang 17

vii

các đơn vị chấp nhận thẻ tại địa bàn tăng theo từng năm, tuy nhiên hầu hết chỉ tập

trung tại các siêu thị lớn

Nguyên nhân khách quan ~ Môi trường pháp lý

Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTKDTM

nói riêng chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ, nhiều khi luật và các văn bản dưới luật còn chồng chéo, hướng dẫn không thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn nhiều điểm cần chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của

người sử dụng

~ Môi trường kinh tế vĩ mô

Kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang ở giai đoạn ồn định nhưng

chưa thực sự khởi sắc Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn bị đình trệ,

nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do không đủ vốn sản xuất kinh doanh, không thu hồi được nợ Thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn thuộc hàng thấp Đây chính là điều khó khăn cho chỉ nhánh trong việc phát triển

mạng lưới khách hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán - Sự cạnh tranh của các NHTM khác

Với việc các NHTM cổ phần khác trên địa bàn cạnh tranh một cách gay gắt

lâu tư cải tiên

để thu hút khách hàng, không ngừng gia tăng mạng lưới dịch vụ,

khoa học công nghệ ứng dụng vào việc cung ứng dịch vụ, giảm phí dịch vụ đã tạo

nên không ít khó khăn cho chỉ nhánh trong việc giữ vững và duy trì thị phần hoạt động thanh toán

- Tâm lý khách hảng:

Thói quen thích tiêu dùng tiền mặt đã ăn sâu vào đại bộ phận người dân Việt nam nói chung và người dân huyện Quỳnh Lưu nói riêng Việc sử dụng các dịch vụ

thanh toán của ngân hàng vẫn là điều khá xa lạ cũng như còn e ngại đối với một bộ

phận khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân Hầu hết các trường học, bệnh viện,

chợ, trung tâm mua sắm hiện nay, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Trang 18

viii

quen sử dụng tài khoản ngân hàng chứ chưa đạt được mục đích cuối cùng là TTKDTM, việc phát hành thẻ ATM để trả lương cho người lao động cũng vậy Hằu

hết người lao động sẽ rút tiền ra để chỉ tiêu thay vì TTKDTM

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng

dùng tiền mặt tạiAgribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Trong chương 3, căn cứ vào những hạn chế và nguyên nhân đã rút ra, tác giả

đề xuất định hướng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến năm 2025, bao gồm định hướng phát triển chung và mục tiêu mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Đồng thời tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu, bao gồm các

giải pháp cụ thể

- Tang cường công tác marketing, truyền thông, - Đây mạnh chăm sóc khách hàng

~ Nâng cao năng lực và thái độ phục vụ của nhân viên - Tăng cường hợp tác kinh doanh

Để các giải pháp được thuận lợi và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn, tác giả đã

nêu một số kiến nghị với NHNN và Agribank

KẾT LUẬN

Khi một quốc gia đặt mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển lên hàng đầu thì quốc gia đó cần phải quan tâm hơn nữa một hệ thống thanh toán hiện đại TTKDTM có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

hi

đại Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của quá trình thanh toán, đánh

dấu một bước tiến mới của nền văn minh nhân loại

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, tại nhiều thời điểm , thanh ø tín dụng Điều này đòi hỏi Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu phải đối mặt với khó khăn về vối khoản và mở

phải đa dạng hóa nội dung hoạt động, đây mạnh mở rộng sản phẩm dịch vụ đặc biệt

Trang 19

ix

từ hoạt động sản phẩm dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ

yếu như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về TTKDTM, mở

rộng dịch vụ TTKDTM của NHTM;

Thứ hai: Phân tích đánh giá sâu sắc thực trạng tình hình mở rộng TTKDTM

của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu; từ đó có những kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đối với việc

mở rộng dịch vụ TTKDTM của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu;

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng dịch vụ

Trang 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

HO MINH HIEN

MO RONG DICH VU THANH TOAN

KHONG DUNG TIEN MAT TAI NGAN HANG

NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM CHI NHANH HUYEN QUYNH LUU

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐÀO ANH TUẦN

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 21

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

“Thanh toán vừa là khâu mở đầu vừa là khâu kết của quá trình sản xuất và lưu

thông hàng hóa Hiện nay thanh toán bằng tiền mặt có nhiều hạn chế như: không,

đảm bảo tính an toàn cho người trả tiền và người nhận tiền, tiếp đó là chỉ phí in

vận chuyển lớn Ngoài ra, thanh toán dùng tiền mặt tạo khe hở cho các đơn vị bán

không chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ, dễ trốn thuế, làm giảm thu ngân sách

nhà nước, khó kiểm soát về mục đích, đối tượng của khoản chỉ Do đó, thanh tốn

bằng tiền mặt khơng thể đáp ứng được yêu cầu Từ thực tế khách quan đó, phương,

thức TTKDTM ra đời Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm mở

rộng dịch vụ TTKDTM tới các tầng lớp dân cư Tuy nhiên thực tế hiện nay, tỷ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của người dân Việt Nam

vẫn còn cao, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch, tâm

thành

lý e đè, sợ rủi ro khi tiếp cận với các phương tiện thanh toán mới Ngay c

thị, nơi đời sống nhân dân và tình trạng dân trí cao thì thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn là phô biến

Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu, hoạt động TTKDTM của ngân hàng trong những năm gần đây

đã đạt được những thành tựu đáng kể Tỷ trọng doanh số TTKDTM trong tổng doanh số thanh toán của chỉ nhánh có sự tăng trưởng đều đặn Hoạt động TTKDTM được đây mạnh, tốc độ thanh toán ngày càng cao, hệ thống thanh toán điện tử xử lý

chính xác, an toàn và kịp thời Tuy nhiên, thị phần TTKDTM của Chỉ nhánh có xu

hướng giảm trong tổng số các NHTM cung cấp dịch vụ TTKDTM trên địa bàn

huyện Quỳnh Lưu: Thị phần TTKDTM của Chỉ nhánh năm 2017 là 34.2% đến năm 2018 giảm còn 32,6% và năm 2019 tiếp tục giảm còn 31,7%) Mặt khác, tỷ lệ thanh

toán bằng tiền mặt tại chỉ nhánh chiếm khoảng trên 10% là cao so với một số chỉ ống Agribank trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ chiếm từ 5-7%

nhánh trong cùng hệ

Từ thực tiễn đó xuất phát từ thực tế công tác tại Agribank chỉ nhánh huyện

Trang 22

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh huyện Quỳnh Lư” cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về dịch vụ

'TTKDTM được các cá nhân thực hiện dưới dạng để tài nghiên cứu, luận văn như:

Trần Phương Nga (2017), “Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đâu tư và Phát triển Việt Nam, chỉ nhánh Vinh

Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Luận văn đã đưa ra

được: Hệ thống hóa về lý luận cơ bản về hoạt động TTKDTM của NHTM; nghiên

cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh vực TTKDTM của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động TTKDTM tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ nhánh

Vĩnh Phúc Từ đó, đánh giá được thành tựu cũng như mặt hạn chế còn tồn tại của

hoạt động TTKDTM tại NHTM và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó

Từ đó đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển

hoạt động TTKDTM của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ nhánh Vĩnh Phúc

Nguyễn Phú Xuân (2017), “Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chỉ nhánh Sa Đéc”, luận

văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn

đã đưa ra được cơ sở lý luận và thực trạng TTKDTM trong thanh toán nội địa tại

BIDV chỉ nhánh Sa Đéc từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển

TTKDTM trong thanh toán nội địa tại Chỉ nhánh Tuy nhiên luận văn mới chỉ

nghiên cứu về TTKDTM trong thanh toán nội địa mà chưa đề cập tới TTKDTM trong thanh toán quốc tế

'Vũ Thị Nhung (2015), “Phát triển dich vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chỉ nhánh Tây Đô", Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Với đề tài này, tác giả Vũ Thị

Trang 23

ra những nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM tai

NHTM Đặc biệt tác giả đã trình bày kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM tại một số NHTM Việt Nam như Ngân hàng ACB, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng

Vietcombank Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ TTKDTM tại

Agribank - chỉ nhánh Tây Đô Ngoài ra, luận văn còn đi sâu phân tích thực trang phat

triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank - chỉ nhánh Tây Đô; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển dịch vụ

TTKDTM tại Agribank - chỉ nhánh Tây Đô Từ đó đề xuất giải pháp phát triển dịch vu TTKDTM taiAgribank - chỉ nhánh Tây Đô

Lãnh Thị Thi (2016), “Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiễn mặt tại

ngân hàng TMCP Đâu tư và Phát triển Việt Nam - Chỉ nhánh Cao Bằng ”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Với đề tài này, tác giả Lãnh Thị Thi đã đưa ra khái quát lý luận về phát triển dịch vụ

TTKDTM tại NHTM, tác giả cũng đã chỉ ra được nhiều nhân tố có ảnh hưởng và nhiều chỉ tiêu phản ánh việc phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền tại

NHTM; phân tích được thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thanh tốn khơng

dùng tiền tại BIDV chỉ nhánh Bắc Giang, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động dịch vụ TTKDTM của BIDV chỉ nhánh Bắc Giang; từ đó tác giả có đề xuất nhiều giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền tại BIDV chỉ nhánh Bắc Giang

Nguyễn Thị Mỹ Xuyến (2012), “Giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Á Châu chỉ nhánh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sĩ

Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phó Hồ Chi Minh Trong đề tài này tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Xuyến đã khái quát được lý luận về mở rộng TTKDTM

tại NHTM Đáng chú ý là tác giả đã trình bày được kinh nghiệm mở rộng TTKDTM

của một số NHTM ở Việt Nam như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam (VietinBank) từ đó rút ra một số bài học về mở rộng TTKDTM

Trang 24

tai ACB chỉ nhánh Tây Ninh, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và

nguyên nhân của những hạn chế trong mở rộng TTKDTM tại ACB chỉ nhánh Tây

Ninh; từ đó đề xuất các giải pháp mở rộng TTKDTM tại Chỉ nhánh này

Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích đánh giá thực trạng tình hình

hoạt động của hệ thống TTKDTM, đưa ra nhưng tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về

tình hình mở rộng dịch vụ TTKDTM, từ đó đề xuất những định hướng và các biện

pháp để nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ TTKDTM tại đơn vị nghiên cứu Các giải pháp đề xuất của các tác giả trên cơ sở phân tích định hướng phát triển và thực trạng của đơn vị nghiên cứu Có thể nói, về mặt phương pháp luận, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp như vậy là hợp lý Tuy nhiên, tỉnh hình áp dung một, một số hoặc đồng bộ các giải pháp đề xuất còn hạn chế, các giải pháp này chưa thực sự đến với kế hoạch hoặc chiến lược phát triển của các NHTM Điều này xuất phát từ một số khó khăn trong cơ chế vận hành của các hệ thống ngân hàng, các yếu tố khác đến từ việc cân nhắc lựa chọn mục tiêu trọng điểm của các NHTM,,

Một lý do từ phía các công trình dẫn đến việc các công trình nghiên cứu chưa được quan tâm đúng mức của các NHTM là giá trị lý luận và thực hiện chưa cao,

điều này đã dẫn đến tính thuyết phục không cao của kết quản nghiên cứu đối với việc áp dụng trong thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu, trong phạm vi hiểu biết của cá nhân các đề tài về

phát triển và mở rộng dịch vụ TTKDTM của NHTM không phải là đề tài mới Tuy

nhiên, đến nay chưa có công trình nào khảo sát nghiên cứu chuyên sâu vẻ thực trạng

dịch vụ TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2017-2019

được công bồ Vì vậy, dé tài luận văn không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã công bố mà học viên được biết Việc thực hiện đề tài “Mớ rộng dịch vụ thanh

tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu” là hoàn toàn mới và hy vọng sẽ mang lại

những kết quả tích cực đối với hoạt động của Agribanh chỉ nhánh huyện Quỳnh

Trang 25

3 Mục tiêu nghiên cứu

~ Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích kết quả của hoạt động TTKDTM

tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu, đề xuất giải pháp nhằm mở rộng hoạt

độngTTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu tới 2025

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ TTKDTM tại các ngân

hàng thương mại

+ Nghiên cứu và phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

+ Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn tìm ra các giải pháp và đề xuất các

kiến nghị để mở rộng dịch vụ TTKDTM tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về mở rộng dịch vụ TTKDTM tại các

NHTM

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu tài liệu từ năm 2017-2019 và đề xuất giải

pháp cho giai đoạn 2020-2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp:

Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập tử các bảng thống kê, báo

cáo, tài liệu nội ngành tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu; các số liệu từ các bài báo, tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu có liên quan

- Số liệu sơ cấp:

Trang 26

dịch vụ TTKDTM của Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu bằng bảng hỏi được thiết

kế

Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm:

+ Các khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại các cửa hàng, siêu thị chấp nhận thanh toán qua tài khoản Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

+ Các khách hàng giao dịch trực tiếp tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu Tổng số phiếu thu về 118 phiếu Tổng số phiếu hợp lệ là 115 phiếu

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dé tai sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau

- Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích: dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp

thu thập được từ Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng 2 phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền

mặt tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Agribank chỉ nhánh huyện Quỳnh Lưu

Trang 27

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MO RONG DICH VU

THANH TOAN KHONG DUNG TIEN MAT TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Tổng quan về dich vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là việc

cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và

quốc tế, thực hiện thu hộ, chỉ hộ va các loại dịch vụ khác của các NHTM, cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán Phương tiện

thanh toán là tiền mặt và các phương tiện TTKDTM được sử dụng nhằm thực hiện

giao dịch thanh tốn

Theo Trần Huy Hồng (2012), TTKDTM là một hoạt động dịch vụ thanh

toán được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ/phương thức thanh toán đề bù trừ tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trả sang tài khoản của người thụ

hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ thanh tốn Theo Tơ Ngọc Hưng (2014), TTKDTM là những khoản thanh toán thực hiện

bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người người

thụ hưởng hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Theo các quan điểm này thì TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ Trong TTKDTM, các NHTM, TCTD, tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò trung gian thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn mục đích của họ thông qua các hình

thức thanh toán, thu hộ, chỉ hộ, chuyên tiền bằng cách trích chuyển trên số sách,

ghi chép cắt chuyển tiền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác

Trang 28

cung ứng cho khách hàng đề thực hiện quyền nhận chỉ trả hoặc/và nghĩa vụ phải chỉ trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho

khách hàng thực hiện nghĩa vụ chỉ trả thay; thực hiện quyền được chỉ trả; hoặc là

trung gian (tô chức cung ứng dịch vụ được NHNN cấp phép) chỉ trả cho các chủ thể trong quan hệ kinh tế

Nhu vậy TTKDTM qua ngân hàng là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng

Ngan hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tô

chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng TTKDTM thông thường

gồm có 4 bên:

- Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng

~ Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch

- Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa va dich vụ

- Ngân hàng phục vụ bên bán, tức ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch

“Trong khuôn khô giới hạn của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến TTKDTM qua

ngân hàng mà cụ thể là thông qua NHTM Do đó, từ những phân tích trên tác giả khái niệm: hoạt động TTKDTM qua ngân hàng là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản thông qua hình thức thanh toán do pháp luật quy định

1.1.1.2 Đặc điểm địch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Sự ra đời của TTKDTM gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi số và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Thông qua các nghiệp vụ, ngân hàng đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài

khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện việc thanh tốn cho nhau thơng qua hình thức chuyển khoản TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa

Trang 29

của hàng hóa; tiền không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện dưới hình thức tiền ghi

sổ; Ngoài bên mua và bên bán có sự tham gia của Ngân hàng

Thứ nhất: Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ TTKDTM không phải được tiến hành theo kiêu “giao hàng, nhận tiền” mà việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời điểm này, nhưng việc thanh

toán có thể được thực hiện ở ở một địa điểm khác, trong một thời gian khác

'Thứ hai: Trong TTKDTM các bên tham gia thanh toán nhất định phải mở tài

khoản tại ngân hàng, hơn thế nữa phải có tiền trên tài khoản (nhất là người trả tiền) Các chủ thê tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài

khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn

tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản Khi tiền hành thanh toán phải

thực hiện thanh tốn thơng qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán

Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại

hối của nhà nước

Thứ ba: Mỗi giao dịch TTKDTM phần lớn có ba bên tham gia: người trả tiền

(bên mua), người thụ hưởng (bên bán) va đơn vị trung gian thanh toán là ngân hàng

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người trả tiền, người thụ

hưởng và được hưởng phí dịch vụ thanh toán Ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục thanh toán, theo dõi khả năng chỉ trả của khách hàng và

cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại giấy tờ thanh toán cần thiết cho khách hàng theo

đúng chế độ quy định Khi nhận được các chứng từ thanh toán do khách hàng gửi tới, ngân hàng phải kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán kịp thời, chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng

Trang 30

10

nên kinh tế

1.1.1.3 Vai trò dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng chu chuyên tiền tệ, nó có vai trò quan trọng đối với các chủ thê thanh toán, các trung gian thanh toán, cụ thể:

a) Vai trò đối với nền kinh tế

Khi nền kinh tế chuyên sang kinh tế thị trường, TTKDTM đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa cho mình Do đó, họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới Vì vậy, vấn dé thanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình trao đổi mua bán nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển bảo quản tiền khả năng rủi ro cao

TTKDTM mặt góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó có thê tiết kiệm được chỉ phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm Mặt khác, TTKDTM còn tạo ra sự chuyên hố thơng suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản TTKDTM tạo điều kiện tập trung một nguồn vồn lớn của xã hội vào tín dụng đề tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mơ, qua đó kiểm sốt được sự lạm phát, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động

b) Vai trò đối với Ngân hàng thương mại

TTKDTM mặt góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng

nghiệp vụ kinh doanh Khi các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng sẽ mang

lại cho Ngân hàng nguồn vốn tương đối lớn đề cho vay, đầu tư phát triển kinh tế Nó thúc day ngiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển, giúp Ngân hàng hạn chế

rủi ro trong kinh doanh tín dụng, qua đó nắm được đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng Khi khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và ký thác vốn của

Trang 31

1I

trong nền kinh tế, cũng như khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho

nên kinh tế

©) Vai trò đối với Ngân hàng Nhà nước

TTKDTM được thực hiện thông qua việc trích chuyển vốn trên tài khoản tại

ngân hàng, do đó nó hạn chế được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chỉ phí trong in ấn, bảo quản, cất trữ, vận chuyên, kiêm đếm tiền mặt đồng thời thực hiện kế hoạch hoá và điều hồ lưu thơng tiền tệ giúp cho NHNN kiểm soát được khối lượng tiền mặt trong lưu thông tốt hơn

TTKDTM được thực hiện thông qua việc khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại

ngân hàng, làm tăng khả năng tạo tiền, tạo nguồn vn trong thanh toán để cho vay phát triển kinh tế xã hội, mở rộng TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho NHNN cé thé quan lý và kiểm soát một cách tông quát quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá của nền kinh tế, thực hiện tốt chính sách tiền tệ, đem lại lợi ích về kinh tế xã hội tốt hơn

đ) Vai trò đối với khách hàng

Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc

tăng nhanh tốc độ chu chuyên vốn, tiết kiệm được các chỉ phí phát sinh (chỉ phí vận chuyển, chỉ phí kiểm đếm ) từ đó, giảm chi phi dau vào, hạ giá thành sản phẩm,

nâng cao hiệu quả kinh doanh Sử dụng các hình thức TTKDTM bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật cho khách hàng Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càng cao

Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán

(nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chỉ phí giao dịch thấp Đối với khách hàng là doanh nghiệp, TTKDTM sẽ đầy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo

Trang 32

12

1.1.2 Các loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng

thương mại

Theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Sửa đổi, bổ sung 1 sé điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về

TTKDTM, các phương tiện TTKDTM sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chỉ, ƯNC, UNT, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN

1.1.2.1 Séc

Theo Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 về việc Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra

lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của

mình để thanh toán cho người thụ hưởng

Liên quan đến séc có các chủ thể chính sau:

Người ký phát là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện

thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc

Người thụ hưởng là người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát, hoặc người nhận chuyên nhượng séc theo các hình thức chuyên

nhượng quy định tại Thông tư này; hoặc người cầm giữ séc có ghi trả cho người

cằm giữ

1.1.2.2 Ủy nhiệm chỉ - Lệnh chỉ

UNC là lệnh chỉ tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân

hàng, Kho bạc nhà nước phục vụ mình, yêu cầu trích một số tiền nhất định trong tài

khoản của mình để trả cho người thụ hưởngcó tài khoản ở cùng Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng với mình

Uỷ nhiệm chỉ có phạm vi thanh toán như sau:

Giữa hai khách hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Trang 33

13

địa bàn hoặc vừa khác hệ thống vừa khác địa bản

Ngan hàng phải có trách nhiệm xử lý, giải quyết uỷ nhiệm chỉ nộp trong ngày

Ngan hang của người thụ hưởng khi nhận được chứng từ phải kiểm tra, nếu hợp lệ thì

ghỉ có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng và báo cho khách hàng đó biết

Uỷ nhiệm chỉ có những ưu điểm: là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện

và được áp dụng trong nhiều năm nay Uỷ nhiệm chỉ được sử dụng khá phơ biến

trong thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cũng như thanh toán phí trả tiền nợ, thực hiện

nghĩa vụ đối với ngân sách

Tuy nhiên, bên cạnh đó UNC còn có những hạn chế: việc chỉ trả và thời gian chỉ trả lệ thuộc vào đơn vị mua quyết định Trong trường hợp đơn vị mua bị khó khăn

về tài chính hoặc vi phạm hợp đồng thì quyền lợi của bên bán không được đảm bảo vì

bên mua đã sử dụng hàng hoá và dịch vụ của bên bán giao cho Với việc thanh toán

bằng Uỷ nhiệm chỉ có thể dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau nếu một trong

hai bên vi phạm hợp đồng Do đó, Uÿ nhiệm chỉ thường được áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa hai bên thực sự có tín nhiệm lẫn nhau

1.1.2.3 Uỷ nhiệm thu - Nhờ thu

Uỷ nhiệm thu là chứng từ thanh toán do người bán lập theo mẫu thống nhất do NHNN quy định, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền trên chứng từ

từ người mua

UNT được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thỏa thuận

hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng

Thời hạn thực hiện UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán

UNT còn bộc lộ một số hạn chế: Uỷ nhiệm thu và các chứng tir giao hang

xuất phát từ bên bán nhưng lại đòi hỏi phải ghi Nợ trước, Có sau nên thường bị luân

chuyển chứng từ qua nhiều công đoạn gây ách tắc chậm trễ trong thanh toán Bên

Trang 34

14

khống, thu thừa tiền của người mua Do đó UNT chỉ được sử dụng để thanh toán

những hàng hóa, dịch vụ có dụng cụ ghi đo chính xác như điện, điện thoại, nước Hay nó được áp dụng trong trường hợp hai bên tin tưởng lẫn nhau

1.1.2.4 Thẻ ngân hàng

‘The là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM do các tổ chức tài chính phát hành cho các tổ chức, cá nhân sử dụng được dùng trong thanh toán chỉ trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch tài chính khác

‘The thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại vì nó gắn với ứng dụng tin học Ngân hàng Thẻ thanh toán được ngân hàng phát hành và bán cho khách

hàng để thanh toán dịch vụ và các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quây trả tiền mã tự động

Để được sử dụng thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là thẻ) khách hàng phải thực hi

các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng phát hành thẻ sẽ thẩm định tính pháp lý và khả năng tài chính của khách hàng, phát hành thẻ cho các khách hàng có kết quả thắm

định đạt yêu cầu đồng thời ký hợp đồng sử dụng thẻ với khách hàng

'Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thoả thuận giữa ngân

hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vi chấp nhận thẻ

Ngan hang phat hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm hướng

dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ

Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt: Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ, đối chiếu số thẻ của khách

hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành

thẻ, đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán được quy định, kiểm tra

CMND/hộ chiếu, chữ ký chủ thẻ

Tại Ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hoá đơn thanh

toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán,

Trang 35

15

Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thuận tiện cho khách hàng khi đi công

tác xa, nó được sử dụng rộng rãi ở các nơi công cộng: sân bay, bệnh viện đề hạn chế

việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán các khoản dịch vụ hoặc các khoản mua bán nhỏ Tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch được thanh toán bằng thẻ hiện nay vẫn

hạn chế do thói quen của người dân

1.1.2.5 Các hình thức thanh toán hiện đại khác

- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Ngày nay các NHTM đã ứng dụng các công nghệ tỉn học trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng trực tuyến như: thanh toán cước phí điện thoại, nước sinh hoạt, tiền điện, thanh toán các hóa đơn mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng, chuyển tiền điện tử Khi ngân hàng mở hoạt động thanh toán trực tuyến thì ngân hàng thay mặt cho khách hàng trả cho các nhà cung cấp dịch vụ một khoản

tiền mà họ đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng của NHTM Dịch vụ thanh toán trực tuyến thực hiện được là nhờ kết nói trực tuyến giữa các hệ thống phần mềm

thanh toán của NHTM với hệ thống nhà cung cắp (các doanh nghiệp), do có kênh

kết nói trực tuyến này nên NHTM thực hiện được các yêu cầu của khách hàng

- Dịch vụ trả lương tự động

Hình thức này gắn liền với việc sử dụng tài khoản cá nhân tại NHTM và sử

dụng thẻ thanh toán cùng với máy rút tiền tự động ATM - Dịch vụ ngân hàng điện tử

Khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng muốn sử dụng dịch vụ

ngân hàng điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng về việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các thiết bị bảo mật để truy

cập đến các dịch vụ ngân hàng Các dịch vụ này được ngân hàng đáp ứng dựa trên việc xử lý thông tin qua mạng Intemetdo ngân hàng hướng dẫn Ngân hàng cung

Trang 36

17 dịch vụ TTKDTM cũng không phải là ngoại lệ Thông qua phí thu được từ việc cung ứng dịch vụ TTKDTM, các NHTM có cạnh đó, mở rộng dịch vụ TTKDTM cũng có ý nghĩa trong việc tiết giảm được các

tu kiện để gia tăng thu nhập Bên

chỉ phí kiểm đếm, bảo quản tiền mặt trong NHTM Ngoài ra, các NHTM cũng có

lợi ích trong việc huy động được một nguồn vốn thanh toán có chỉ phí rẻ hơn dang ké so với các kênh huy động khác Điều này có ý nghĩa trong việc nâng cao khả

năng tài chính và gia tăng sự cạnh tranh cho các NHTM trên thị trường

Thứ ba, mở rộng dịch vụ TTKDTM sẽ giúp thúc đây các dịch vụ khác của 'NHTM cùng phát triển Hoạt động TTKDTM hiệt nghệ ngân hang quả sẽ thúc đẩy quá trình phát triển những công

đại, qua đó kích thích các dịch vụ mà NHTM đang cung ứng

cùng phát triển Chẳng hạn, thông qua dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng điện tử,

các NHTM có thể tích hợp các dịch vụ khác của ngân hàng như dịch vụ huy động

vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ bảo lãnh, Điều này sẽ giúp các NHTM có thể gia tăng tiện tích một cách tối đa đối với khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách

hàng sử dụng dịch vụ

1.2.2.2 Đối với khách hàng

Thứ nhất, mở rộng dịch vụ TTKDTM đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và bảo mật cho khách hàng

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, mức độ ứng dụng công nghệ

thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càng cao, khách

hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh tốn mà khơng có sự hạn chế đáng kể về không gian, thời gian, nhờ công nghệ chuyển tiền điện tử, ngân hảng trực

tuyến, thanh toán di động Với những công nghệ hiện đại, việc TTKDTM cũng

giúp cho khách hàng bảo mật được thông tin, cũng như hạn chế việc mất an toàn trong việc thanh toán tiền mặt truyền thống

Thứ hai mở rộng dịch vụ TTKDTM giúp mang lại những lợi ích kinh tế cho khách hàng

Trang 37

18 xuất, tiết kiệm được các chỉ phí phát sinh trong khâu thanh toán Điều này góp phần giảm chỉ phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh

1.2.2.3 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, mở rộng TTKDTM giúp cho việc sản xuất lưu thông hàng hóa không ngừng phát triển

Mục tiêu của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán - tiêu thụ Thông qua khâu tiêu thụ các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn để tiếp tục chu kì sản xuất tiếp theo, quá trình đó được thơng qua khâu thanh tốn Như vậy khâu thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng

hoá Trong khâu thanh toán, TTKDTM là một trong những hình thức chiếm một vai g dịch vụ TTKDTM sẽ có tác động to lớn đến niêu mở trò quan trọng Do

việc thúc đầy sản xuất và lưu thơng hàng hố không ngừng phát triển

Thứ hai, mở rộng dịch vụ TTKDTM góp phân ôn định lưu thông tiền tệ, giảm

chỉ phí lưu thông xã hội

Công tác TTKDTM gắn liền với công tác kế hoạch hố lưu thơng tiền tệ

Thực hiện và phát triển công tác TTKDTM tức là tăng nhanh tỷ trọng TTKDTM

trong chu chuyên tiền tệ, sẽ làm giảm lượng tiền

ặt trong lưu thông, giảm được

các chỉ phí cần thiết phục vụ cho lưu thông tiền mặt, tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát tiến tới ôn định tiền tệ

Bên cạnh đó, mở rộng TTKDTM sẽ tạo điều kiện để giảm chỉ phí lưu thông tiền mặt, tiết kiệm lao động xã hội: việc mở rộng TTKDTM sẽ làm tăng khối lượng tiền trong hệ thống các TCTD và giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó sẽ

tiết giảm được chỉ phí cho toàn xã hội nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng,

do tiết giảm được chỉ phí về in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyên, bảo quản tiền

Thứ ba, mở rộng TTKDTM góp phân thiết thực giúp Nhà nước chống lại các hiện tượng tiêu cực như rửa tiền, trồn thuế, hạn chế quy mô nên kinh tế phi

chính thức

Trang 38

19

này giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn và hạn chế được việc trốn thuế, rửa tiền Đối với cá nhân, nếu thu nhập được chuyền qua tài khoản ngân hàng, cơ quan thuế sẽ kiểm soát được nguồn gốc cũng như quy mô của

các hoản thu nhập, từ đó ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, trốn thuế thu nhập cá

nhân của đối tượng này

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá mở rộng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt 1.2.3.1 Các tiêu chí định lượng

- Doanh số TTKDTM và tốc độ tăng doanh số TTKDTM

Doanh số TTKDTM là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị doanh số TTKDTM: trong một đơn vị thời gian (thường là I năm) Doanh số TTKDTM là tổng số tiền

giao dịch được khách hàng thực hiện tại ngân hàng thông qua các phương thức TTKDTM như: UNC, UNT, séc, và thẻ thanh toán Doanh số TTKDTM đánh giá

sự phát triển của hoạt động dịch vụ TTKDTM là số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một kỳ kế toán của ngân hàng (thường là I năm) Chỉ tiêu này cần được xem xét trong một quá trình và so sánh giữa các kỳ với nhau đề có thể có cái nhìn chính xác hơn về mở rộng dịch vụ TTKDTM Nếu doanh số TTKDTM thấp cho thấy hoạt động của TTKDTM của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng

ngân hàng ít có khả năng phát triển hoạt động TTKDTM và ngược lại

Tốc độ tăng trưởng doanh số của các dịch vụ TTKDTM cho biết tỷ lệ tăng

trưởng doanh số dịch vụ TTKDTM qua từng năm của các NHTM Chỉ tiêu này cảng cao, càng chứng tỏ quy mô doanh số TTKDTM ngày cảng gia tăng, NHTM

thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ và khối lượng giao dịch dịch vụ

TTKDTM tại NHTM lớn Theo đó, chỉ tiêu này được tính theo công thức:

ác đô tá Doanh số TTKDTM Doanh số TTKDTM

Tốc độ tăng * (nam n+1) h - (nam n) ¬

trưởng doanh _ "¬

số TTKDTM Doanh số TTKDTM (năm n) :

- Ty trong doanh số TTKDTM trong tổng doanh số thanh toán

Các NHTM đều cung cấp song song hai phương thức thanh toán cơ bản là thanh toán dùng tiền mặt và TTKDTM Nếu tỷ trọng doanh số TTKDTM trong tong

Trang 39

20

quan trọng trong hoạt động thanh toán, thể hiện sự phát triển của dịch vu nay trong các dịch vụ thanh toán mà NHTM cung cấp Đây là chỉ tiêu phản án mở rộng dịch vụ TTKDTM của NHTM Theo đó, chỉ tiêu này được tính theo công thức: Doanh số TTKDTM Tỷ trọng doanh sốTIKDTM_ =———— —— xI00% Tông doanh số thanh toán TC - Thu nhập của các dịch vụ TTKDTM

Mục tiêu cuối cùng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt tới là tối đa

hóa lợi nhuận, tuy kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt nhưng NHTM cũng không phải là một ngoại lệ Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc mở rộng dịch vụ TTKDTM đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NHTM cho biết mức độ đóng góp, vai trò của dịch vụ TTKDTM đối với sự phát triển hoạt động dịch vụ chung của ngân hàng Những chỉ tiêu này càng cao, càng cho thấy mở rộng dịch vụ TTKDTM cảng mang lại nhiều thu nhập, và dịch vụ TTKDTM càng đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ phi tín dụng của NHTM Theo đó, các chỉ tiêu này

được tính theo công thức: ty Thu nhập TTKDTM_ _ 'Thu nhập Téc độ tăng trưởng (nam n+1) TTKDTM (nam n) thu nhap = x 100% TTKDTM 'Thu nhập TTKDTM (năm n)

“Tỷ trọng thu nhập Thu nhập TTKDTM lop

TTKDTM Tổng thu nhập của hoạt động dịch vụ oe

- Gia tăng số lượng khách hàng và thị phần

Gia tăng số lượng khách hàng và thị phần là tiêu chí quan trọng đề đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào Trong nền kinh tế thị trường thì dịch vụ thanh

Trang 40

21

nhiêu thì càng thu hút được khách hàng bấy nhiêu Với tình hình cạnh tranh như

hiện nay thì mỗi ngân hàng không ngừng gia tăng vị thế của mình nhằm tạo ra một hình ảnh tốt đề gia tăng thị phần

- Tính đa dạng các sản phẩm dịch vụ

Một NHTM có nhiều dịch vụ thì càng tăng được khả năng cạnh tranh và đáp

ứng được phần lớn các nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể sử dụng với nhiều loại dịch vụ, qua đó phát triển được dịch vụ thanh

toán hay nói cách khác có thể đánh giá khả năng mở rộng dịch vụ của ngân hàng

qua số lượng danh mục sản phẩm và chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp

Số lượng dịch vụ là tiêu chí thê hiện tính đa dạng và phong cách dịch vụ mà một ngân hàng mang đến cho khách hàng Tính đa dạng là một đặc điểm quan trọng của dịch vụ ngân hàng Đa số các khách hàng đều có nhu cầu không chỉ riêng một sản phẩm đơn lẻ mà có nhu cầu sử dụng từ một vài sản phẩm trở lên Khi một 'NHTM chỉ cung cấp dịch vụ truyền thống hoặc chỉ đáp ứng một vài dịch vụ sẽ bị bỏ

lỡ cơ hội tăng thêm doanh thu cho ngân hàng Các dịch vu da dạng sẽ giúp NHTM có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận ngân hang

1.2.3.2 Các tiêu chí định tính

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của một sản phẩm dịch vụ

Chất lượng của dịch vụ TTKDTM thể hiện qua:

+ Tính an toàn của sản phẩm dịch vụ

+ Thời gian xử lí giao dịch

+ Tính thuận tiện của sản phẩm dịch vụ

Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên tiêu chí an ninh và bảo mật của

dịch vụ TTKDTM Bắt cứ một sự cố an ninh và bảo mật nào xảy ra đều đe dọa đến sự phát triển của dịch vụ Do đó chất lượng dịch vụ phải được đánh giá qua số

lượng cũng như tính chất các vụ việc liên quan tới an ninh và bảo mật trong hoạt

Ngày đăng: 28/10/2022, 02:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w