1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

4 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Trang 1

NHA TRUONG HIEN DAI TRIE

PHAT TRIEN BÍI

TREN DIA BAN HUYEN

Vo Van Thinh

HV Cao hoc, Tnrong Bai hoc Su pham - Đại học Huế

Email: vwthinh pvang@hue.edu vn

Phùng Đình Mẫn

Trường Bai hoc Su pham - Bai hoc Hué Email: painhman@hueunl edu.vn

Tóm tắt: Bài viết tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) các trường THCS huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các biện

pháp phát triển đội ngũ CBOL các trường THCS huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng

yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo và kinh tế xã hội của địa phương

Từ khóa: Phát triển, cán bộ quản lý, trường THCS

Nhận bài: 26/10/2021; Phản biện: 30/10/2021; Duyệt đăng: 02/11/2021

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, công tác phát triển đội

ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQL) trường THCS huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả tích cực Phần lớn CBQL trường THCS trong huyện

có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực quản trị trường học, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ

Tuy vậy, đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú

Vang chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục, chất lượng CBQL không đồng đều giữa các trường,

năng lực quản trị trường học của một bộ phận vẫn

còn hạn chế Một số CBQL giáo dục ít được cập nhật khoa học quản lý hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh

nghiệm, thiếu kiến thức pháp luật, còn hạn chế về

năng lực quản trị nhà trường, ngoại ngữ, tin học nên chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao Một bộ

phận CBQL trường THCS chưa được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý trường học trong tình hình mới nên việc thực thi nhiệm vụ còn lúng túng, thiếu

linh hoạt và ngại đổi mới trong công tác quần lý, điều

hành hoạt động của nhà trường

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBOL trường THCS

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng nhu

cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

2 Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Vang

Hiện toàn huyện Phú Vang có 15 trường THCS, số lượng CBQL là 30 người (có 15 hiệu trưởng) cơ bản đủ

theo quy định

Về trình độ đào tạo, có 100% CBQL đạt trình độ

68 © Giao chức Việt Nam

chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: Trình độ thạc sĩ chiếm 6,67%, đại học chiếm 93,33%

Độ tuổi CBQL các trường THCS có tỉ lệ: từ 30 đến

39 tuổi, chiếm tỷ lệ 33%; từ 40 đến 49 tuổi, chiếm 57%,

50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 10% Độ tuổi CBQL các trường

THCS cho thấy đa số có thâm niên quản lý, có nhiều

kinh nghiệm

Đội ngũ CBQL các trường THCS cơ bản đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, lối sống và hành động, tôn trọng mọi người, quan tâm đến đời sống của giáo viên và nhân viên Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL chưa tích cực học tập, bồi dưỡng nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phương pháp lãnh đạo chưa khoa học, tính dân chủ chưa cao

quản lý hoạt động dạy học; yếu về khả năng hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục THCS Phần lớn CBQL yếu về khả năng

ngoại ngữ, phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục

3 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL

các trường THCS, huyện Phú Vang

Đội ngũ CBQL huyện Phú Vang cơ bản đủ về số lượng Về công tác xây dựng quy hoạch, có 100% trường

THCS tiến hành công tác quy hoạch giai đoạn 2020- 2025 theo quy định, trên 70 cán bộ, giáo viên được đưa

vào diện quy hoạch Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Hầu

hết cán bộ được quy hoạch đều đủ tiêu chuẩn để bổ

nhiệm, số ít còn lại cần phải được thử thách, cũng như

đào tạo, bồi dưỡng thêm Quá trình quy hoạch đúng quy

trình, dân chủ, khách quan Hàng năm, tùy theo tình

hình thực tế các trường tiến hành quy hoạch bổ sung,

Trang 2

NHA TRUONG HIEN DA!

Một trong những tồn tại của công tác quy hoạch các

năm qua là: công tác quy hoạch chỉ trong phạm vi một

trường học, Phòng GD&ĐT chỉ làm công việc thống kê đơn thuần Công tác quy hoạch chưa thực sự gắn liền

với việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ

Danh sách cán bộ, giáo viên đưa vào quy hoạch, rà

soát, điều chỉnh hàng năm ở cơ sở còn nhiều bất cập

Nhiều trường chưa triển khai nghiêm túc, chưa quan tâm đến đào tạo nguồn Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ kế cận ở cơ sở còn nhiều yếu kém

Một số trường chưa quan tâm đến công tác quy hoạch,

không kịp thời bổ sung quy hoạch hàng năm, không còn

đủ tiểu chuẩn, có trường hợp quy hoạch không đạt yêu

cầu như: Một chức danh chỉ quy hoạch 01 người, danh

sách quy hoạch thiếu cơ cấu nữ, nhất là vị trí Hiệu trưởng Quy định bổ nhiệm chặt chẽ, vì vậy, đã đạt được hiệu quả tốt Phần lớn CBQL trường THCS đều được

bổ nhiệm từ nguồn cán bộ nằm trong quy hoạch CBQL

ở các trường gần đây có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ sư phạm và năng lực quản lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác Tuy nhiên, CBQL ở các trường THCS

vẫn còn hạn chế: Một số CBQL được bổ nhiệm có

năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu

Việc điều động CBQL chưa được thực hiện nghiêm

túc, hiện nay huyện vẫn chưa có quy chế về điều động

CBQL Vì vậy, việc điều động CBQL ở các trường hoc

trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu

thực hiện điều động theo nguyện vọng cá nhân

Từ năm học 2020-2021 đến nay, có 04 Hiệu trưởng

và 02 Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm lại và luân

chuyển Điều đó cho thấy CBQL trường THCS huyện

Phú Vang đã giữ được uy tín lãnh đạo, năng lực quản

lý Đồng thời cho thấy huyện Phú Vang đã triển khai

có hiệu quả công tác nói trên

Việc luân chuyển CBQL trường THCS huyện Phú

Vang những năm gần đây được thực hiện đối với những CBQL đã công tác 2 nhiệm kỳ liên tục tại một đơn vị

Đây là bước đột phá rất mạnh dạn cua Phong GD&DT huyện Phú Vang tham mưu cho UBND huyện về phát

triển đội ngũ CBQL trường THCS

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho

CBQL đã được chú trọng Số lượng CBQL trường THCS

được bồi dưỡng rải đều theo từng năm học là hợp lý, vừa

đảm bảo công tác quản lý ở trường, vừa đảm bảo cho

CBQL đi học nâng cao trình độ

Trong từng năm học, Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra các trường học bằng nhiều hình thức như kiểm tra

toàn diện, kiểm tra đột xuất Trong các đợt kiểm tra đó, đều có nội dung kiểm tra, đánh giá công tác quần lý

của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Cuối năm học, Phòng

GD&ĐT thực hiện đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

theo quy định chuẩn

Hằng năm, tỷ lệ CSQL được đánh giá và xếp loại Tốt

khá cao, tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu nội dung, quy

trình và phương pháp đánh giá chưa thật sự khoa học, khách quan, đúng thực chất và chưa sát với thực tế Số lượng CBQL đạt loại khá, trung bình có số lượng ít và

thay đổi hàng năm

Trong những năm qua, huyện Phú Vang đã thực

hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, trong đó có CBQL trường học, được tạo điều

kiện đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản

lý giáo dục, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học, Day

mạnh công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục,

nhờ vậy có 100% CBQL trường THCS là đảng viên Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ 4 Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Vang Từ kết quả nghiên cứu, bài viết để xuất 6 biện pháp cụ thể như sau:

Một là, biện pháp nâng cao nhận thức cho các cấp về tâm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL

trường THƠS

Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của các cấp về vai trò quan trọng của CBQL trường THCS, sự cần thiết

phải phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

Biện pháp này nhằm giúp cho cán bộ các cấp phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phát triển đội

ngũ CBQL trường THCS§, từ việc tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều

động, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến việc xây dựng và ban hành các chính sách tạo điều kiện cho

đội ngũ này phát huy tốt vai trò của mình Mỗi CBQL cần nhận thức đúng vai trò của mình, để từ đó có ý thức tự

học, tự rèn luyện, đáp ứng yêu cầu của xu thế mới đặt ra

Hai là, biện pháp quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm đội ngũ CBQL trường THCS

Thực hiện đúng quy chế, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng CBQL cho từng trường; quán triệt chặt

chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ; CBQL hết một nhiệm kỳ phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại

Thực hiện đúng quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm công chức lãnh đạo được ban hành kèm theo Nghị định số 138/2020/NĐ-CP

về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý, Quyết định

số 52/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

về ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế

cán bộ, công chức tỉnh và các văn bản liên quan khác của Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL ở các trường

Trang 3

NHA TRUONG HIEN DAI

THCS: Thời hạn bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm; đối

với những trường hợp CBQL đang giữ chức vụ được

điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ

mới có hiệu lực

Điều kiện bổ nhiệm: Đảm bảo theo tiêu chuẩn chung

của CBQL giáo dục; Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với

Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy trình tuyển

chọn như sau:

Các đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm CBQL, để nghị Ban Thường vụ Huyện ủy cho chủ trương; Sau khi cho chủ

trương, đơn vị tổ chức lấy ý kiến nhân sự (trong quy

hoạch) để bổ nhiệm; tổ chức họp lãnh đạo chủ chốt để

lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự cụ thể đối với cá

nhân (cá nhân được đề nghị bổ nhiệm phải đạt trên 50%)

Sau đó, cho chủ trương lấy phiếu tín nhiệm; khi có chủ

trương về nhân sự đề nghị bổ nhiệm, tổ chức lấy phiếu

tín nhiệm, hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện xem xét, quyết định

Công tác bổ nhiệm lại CBQL ở các trường THCS hết thời hạn bổ nhiệm được đánh giá, xem xét ít nhất là 1 ngày làm việc, tính đến hết thời hạn bổ nhiệm Những

CBOL không được bổ nhiệm lại bố trí công việc khác;

không bổ nhiệm chức vụ quản lý khác tương đương Công tác luân chuyển CBQL ở các trường THCS: Luân chuyển CBQL cân phải được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

Công tác miễn nhiệm CBQL các trường THCS xin từ

chức, bị kỷ luật cách chức, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao

Ba là, biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo

dục của đội ngũ CBQL trường THCS

Các cấp quản lý giáo dục cần có biện pháp đưa

hoạt động của đội ngũ CBQL theo hướng phát triển, kiểm soát được hoạt động của CBQL, định hướng cho

CBQL hoạt động hiệu quả trong từng giai đoạn Giúp CBQL có tư duy theo hướng phát triển và giải quyết

những vấn đề về nguồn lực của nhà trường trong thời

kỳ đổi mới và hội nhập

CBOL cần tạo ra những thách thức, tạo ra sự đổi mới, biết động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo và học hỏi vươn lên cho từng cán bộ, viên chức và học sinh Để

_ quản lý tốt hoạt động của CBQL, ngoài công tác kiểm tra

theo quy định, cần tổ chức hội thảo, câu lạc bộ, cho CBQL Tham quan hoc tập kinh nghiệm các trường tiên

tiến trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh

Bốn là, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS

Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phân

nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ

CBQL ở các trường THCS của huyện Phú Vang về số

70 > Gide chúc Việt Nam

lượng, chất lượng, cơ cấu Dự báo quy mô, nhu cầu CBQL đến năm 2030 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và đội ngũ kế cận, trên cơ sở nhu cầu và

sự cân đối nguồn kinh phí Xác định nội dung đào tạo,

bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận, dự nguồn

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ

Năm là, biện pháp kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL

trường THCS

Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra (định

kỳ, đột xuất, thường xuyên) các trường THCS trên địa bàn trong từng năm học Nội dung: kiểm tra toàn diện,

kiểm tra chuyên đề, kiểm tra việc thực hiện chương

trình giáo dục THCS, đổi mới phương pháp dạy học;

kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ và công tác phân cấp trong quản lý

Là cơ sở để đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm

nâng cao phẩm chất, năng lực của CBQL, phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục Chỉ ra những ưu, khuyết

điểm trong hoạt động quản lý, giúp CBOL thấy được kết

quả hoạt động của mình

Công tác thanh tra, kiểm tra: Quản lý hoạt động dạy

- hoạt động học; quản lý tài chính, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng biết tự kiểm tra,

trong nhà trường Thanh tra, kiểm tra định kỳ, bất

thường, đột xuất

Đối với công tác đánh giá CBQL: Cần căn cứ vào chuẩn Hiệu trưởng THCS ban hành theo Thông tư số

14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo

Công tác đánh giá CBQL trường THCS, mục đích

là giúp CBQL tự đánh giá để từ đó hoàn thiện, nâng

cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường Làm căn cứ

để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại CBQL,

phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào

tạo, bồi dưỡng và đề xuất thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL Đây cũng là căn cứ để các cơ sở đào tạo,

bồi dưỡng CBQL giáo dục xây dựng, đổi mới chương

trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho CBQL

Sáu là, biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác phát triển đội ngũ CBOL trường THCS

Tác động trực tiếp đến nghề nghiệp và chất lượng

công tác của người CBQL, tạo động lực cho hoạt động

quản lý và phát huy nội lực của người CBQL nói chung Luôn xem xét đề nghị, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chế độ, chính sách đầu tư cho giáo dục, chính sách hỗ

trợ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với từng

giai đoạn phát triển của đất nước

Có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, tạo động

lực thúc đẩy cho đội ngũ cán bộ quản lý trẻ có năng lực

Trang 4

Xây dựng chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển

chọn đối với những đối tượng có trình độ cao, có năng ực thực hiện công tác QLGD trường THCS nhằm tạo

Hiều kiện tuyển chọn được đội ngũ CBQL trường THCS

có chất lượng

| 5.Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL bac trường THCS huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên

Huế Trên bình diện hệ thống, mỗi biện pháp có một vị trí và chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Các biện pháp nêu trên

phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới

có thể tạo sức mạnh để phát triển đội ngũ CBQL đáp

ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo của

huyện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Vang khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội huyện

Phu Vang giai đoạn 2021-2026

Tài Hệu tham khảo

[1] Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2020) Nghị định số ! 38/2020/NĐ-CP về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chúc, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngày 27/1 1/2020, Hà Nội

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 14/2018⁄

TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Bộ trường

Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

{3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số !2/2020/

TT-BGDĐT Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyên

hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố

thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội

[4] Phùng Đình Mẫn (2003, chủ biên), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, Trường ĐHSP - Đại học Huế

Keywords: Development, managers, junior high schools

Developing the contingent of managers of junior high schools in Phu Vang district, Thua Thien Hue province

Vo Van Thinh, Postgraduate, University of Education, Hue University Phung Dinh Man, University of Education, Hue University

Email: pdinhman@hueuni.edu.vn

Abstract: The article focuses on surveying, analyzing the management staff of the junior high schools in Phu Vang district, Thua Thien Hue province From the research results, the author proposes the measures to develop the management staff of junior high schools in Phu Vang district, Thua Thien Hue province, to meet the requirements of local socio-economic and education development

Ngày đăng: 27/10/2022, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w