Diễn sướng văn học dân Quảng Bình phần 1 Hò phủ Quảng Ninh gồm các nội dung chính như: Lịch sử hình thành vùng đất Hai Huyện; Đôi điều về hò khoan phủ Quảng Ninh; Một số mái hò phổ biến ở phủ Quảng Ninh; các thể loại thơ trong hò phủ Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1NGHE DAN GIAN VIET NAM Đỗ Duy Văn
DIEN XUGNG VAN HOC a” “2 `
DAW GIAN QUANG BINH
Trang 2DỰ ÁN CONG BO, PHO BIEN TAI SAN VAN HOA, VAN NGHE DAN GIAN
VIET NAM
(E1, Ngo 29, Ta Quang Biiu — Bach Khoa — Ha Néi Điện thoại: (043) 627 6439; Fax: (043) 627 6440
Email: duandangian@gmail.com)
BAN CHI DAO
1.G§ TSKH TÔ NGỌC THANH Trưởng ban
2 ThS HUYNH VĨNH ÁI Phó Trưởng ban
3, GS TS, NGUYÊN XUÂN KÍNH _ Phó Trưởng ban 4 Ông NGUYÊN KIỂM Ủy oiên
5, Nha van DO KIM CUONG Ủy uiên 6 TS TRAN HUU SON Uy vién 7 Nhà giáo NGUYÊN NGỌC QUANG Uy vién 8 ThS DOAN THANH NO Ủy niên
Trang 3Chịu trách nhiệm nội dung:
GS TSKH TÔ NGỌC THANH
Thẩm định:
Trang 4LOI GIGI THIEU
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) là một
tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên
hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ đã cho phép Hội Văn nghệ dân
gian thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc Và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong
nước và nước ngồi
Tơn chỉ mục đích của Hội là “Sw tam, nghiên cứu, phổ biễn và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam” Trên cơ sở thành quả của các
công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ
mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc
Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của
các tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri
thức sản xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân; với nhân sinh quan thông qua các nghỉ lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; với lý tưởng thẩm mỹ thông qua các sáng tạo văn học nghệ
thuật Ở mỗi tộc người Việt Nam, những lĩnh vực và hình
thái văn hóa - văn nghệ này lại được thể hiện trong một sắc
Trang 5thái riêng Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội dung, là
đối tượng hoạt động của hội viên Hội VNDGVN
Sau hơn bốn mươi năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đảng và sự chăm sóc của Nhà nước, Hội VNDGVN đã
lớn mạnh với gần 1.200 hội viên Số công trình do hội viên
của Hội đã hoàn thành lên đến gần 5.000 công trình, hiện đang được lưu trữ và bảo vệ tại Văn phòng Hội
Nay, được sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng
Chính phủ, Dự án “Công bố và phổ biến tài sân văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” đã được phê
duyệt Trong thời gian 10 năm, Dự án sẽ chọn lọc khoảng
2000 công trình trong số bản thảo Hội lưu trữ của hội viên
và xuất bản dưới đạng các cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm Trước mắt trong giai đoạn đầu (2008 - 2012), chúng tôi dự
định sẽ chọn xuất bản 1.000 công trình
Hy vọng, các xuất bản phẩm của Dự án sẽ cung cấp
cho bạn đọc trong và ngoài nước một bộ sách mang tính
chất bách khoa thư về các sắc màu văn hóa của các tộc
người Việt Nam, phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mở rộng hiệu biệt của ban đọc vê truyền thông văn hóa giàu có
và độc đáo đó; góp phân xây dựng nên “Văn hóa Việt Nam
tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc”
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Dự án mong nhận được ý kiến chỉ bảo kịp thời của bạn đọc gần xa
Xin chân thành cảm ơn!
Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Dự án
Trang 6Phần thứ nhất
HÒ PHỦ QUẢNG NINH
1- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VUNG DAT HAI HUYỆN Vùng đất Hai Huyện là tên gọi chung cho huyện
Khang Lộc (tức Quảng Ninh, Đồng Hới ngày nay) và
huyện Lệ Thuỷ thuộc tỉnh Quảng Bình Ngược dòng lịch
sử, Hai Huyện là vùng đất cổ Tài liệu khảo cỗ học khai quật tại Bàu Tró (nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình) trước năm 1939 thuộc phủ Quảng Ninh cùng
với những hiện vật trong khi lao động sản xuất bắt gặp ở
các xã Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Trường Sơn (thuộc huyện
Quảng Ninh) là cơ sở cho chúng ta thừa nhận Quảng Ninh -
Lệ Thuỷ có nền văn hố Hậu Hồ Bình và đồ đá mới
Hai Huyện xưa là đất bộ Việt Thường, một trong 15 bộ
thuộc lãnh thổ nước Văn Lang của Hùng Vương Nói một
cách khác, tỉnh Quảng Bình nằm trọn trong lãnh thỏ quốc gia
Đại Việt ngay từ thời mới lập quốc Bộ Việt Thường chính là
đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay
Ta cũng nghiên cứu qua quá trình biến thiên lịch sử dựng nước của tổ tiên Tương truyền Vua Hùng Vương, thứ
Trang 7chénh mang việc giữ gìn tổ quốc, vào năm Giáp Thìn (257
trước Công nguyên) bị Thục Phán đánh bại, chạy cùng
đường phải nhảy xuống giếng tự vẫn
Thục Phán thôn tính được nước Văn Lang lên làm
vua, xưng hiệu An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc Đến năm Đinh Hợi (214 trước Công nguyên) lại thần phục Tần Thuỷ Hoàng - vua nước Trung Hoa Nhà Tần
chia nước Âu Lạc ra làm 3 quận: Nam Hải Quận, Quế Lâm Quận và Tượng Quận
Tượng Quận gồm Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, tức từ
Nam Quan đến núi Đại Lãnh (Phú Yên) Như vậy, Quảng Bình từ đây thuộc Tượng Quận của nước Âu Lạc, bị nhà
Tần đô hộ
Đến năm Giáp Ngọ (207 trước Công nguyên), Triệu Đà, một viên tướng của nhà Tần đánh chiếm Âu Lạc, đổi
tên nước là Nam Việt, lại chia làm 2 quận: Giao Chỉ và
Cửu Chân Quận Cửu Chân từ bắc Thanh Hoá đến Phú
Yên Hai Huyện nằm trong quận Cửu Chân của nhà Triệu
Năm Canh Ngọ (111 trước Công nguyên), Hán Vũ Đế sai Lộ Bá Đức và Dương Bộc đem quân sang xâm chiêm
Nam Việt, liền cải thành bộ Giao Chỉ, chia làm 9 quận:
- Quận Nam Hải và quận Hợp Phố, tức đất Quảng
Đông (Trung Quôc)
- Quận Tương Ngô và Uất Lâm, tức đất Quảng Tây
(Trung Quốc)
Trang 8- Quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam
gồm đất Nam Việt (từ ải Nam Quan đến đèo Cả, Phú Yên) Hai Huyện (Quảng Bình) nằm trong quận Nhật Nam
Nhật Nam là một quận cực nam của bộ Giao Chỉ, từ Hoành
Sơn vào đến đèo Cả, được chia thành 5 huyện: Tây Quyền,
Tỷ Cảnh, Châu Ngô, Lư Dung và Tượng Lâm Hai Huyện (Quảng Bình) nằm trong huyện Tây Quyền, về sau cắt đất và lập thêm huyện Thọ Linh Huyện Thọ Linh bao gồm
huyện Quảng Trạch và huyện Tuyên Hoá - Minh Hoá
(Quảng Bình) ngày nay
Năm 40, đời vua Quang Vũ nhà Đông Hán, ở bộ Giao
Chỉ có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chống lại quan quân đô
hộ nhà Hán, được người quận Nhật Nam hưởng ứng và đồng,
tình ủng hộ Nhà Hán sai Mã Viện sang đánh dẹp, Hai Bà chống cự, bị thua, nhảy xuống sông Hát Giang trẫm mình
Từ năm 84 đời vua Chương Đế (Đông Hán), quận Nhật Nam có nhiều cuộc nổi dậy chống ách đô hộ Nổi bật
là năm 192 đời vua Hiến Đế nhà Hán, có người ở huyện
Tượng Lâm tên là Khu Liên nổi lên giết quan huyện, xưng
hiệu là Cri Mara, đến năm Bính Tý (196) xưng độc lập, đặt
quốc hiệu là Lâm Áp
Năm Mậu Thìn (248), thừa dịp ở quận Cửu Chân có Bà Triệu khởi nghĩa đánh nhà Ngô, vua Lâm Ấp đem quân
đánh hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ nhưng vì không giữ
nổi nên về chiếm cứ vùng đất từ nam Linh Giang (Sông
Gianh) và xây thành Khu Túc (nay thuộc làng Cao Lao Hạ
Trang 9- Bố Trạch - Quảng Bình), dân địa phương gọi Thành Hời
Về sau, người Lâm Ấp lại đánh chiếm huyện Thọ Linh (tả ngạn Linh Giang) của quận Nhật Nam và lấy Hoành Sơn làm cương giới Một nước Lâm Ap (sau gọi Hoàn Vương,
roi Chiêm Thành - Chăm Pa) hình thành
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có ghi: “Nước Lâm Ấp ở từ quận Nhật Nam vào đến Chân Lạp nghĩa là ở
vào khoảng Quảng Bình, Quảng Trị cho đến đất Nam Việt bây giờ "' Như vậy, đất Quảng Bình từ năm 192 bị tách
ra khỏi bộ Giao Chỉ mà thuộc về lãnh thổ của Lâm Áp Nước Lâm Ap tồn tại 413 năm (192 - 605), sau bị nhà
Tuỳ thôn tính Nhà Tuỳ chia Lâm Ấp thành 3 châu: Đảng Châu, Nông Châu và Xung Châu Đảng Châu gồm 4
huyện: Tỷ Cảnh, Châu Ngô, Thọ Linh và Tây Quyền dưới ách đô hộ của Trung Hoa Hai huyện Thọ Linh và Tây
Quyền thuộc đất Quảng Bình ngày nay
Nhà Tuỳ đô hộ nước Lâm Ấp chưa đầy 10 năm thì
Trung Hoa có nội loạn nên vị vua Lâm Ấp bị lật đổ đã nỗi dậy khôi phục giang san từ cực nam đến cực bắc là núi
Hoành Sơn Đến đầu đời Đường, Chiêm Thành bỏ 2 huyện
Thọ Linh và Tây Quyển, thành lập 3 châu: Bố Chỉnh, Địa
Ly và Ma Linh
- Châu Bố Chinh gồm huyện Quảng Trạch và Tuyên Hoá, Minh Hoá (Quảng Bình) ngày nay
! Trằn Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Thanh Hóa, 2007
Trang 10- Châu Địa Ly gồm Hai Huyện (huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ và thành phố Đồng Hới ngày nay)
- Châu Ma Linh gồm mấy huyện bắc Quảng Trị ngày nay
Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc, nhà Tống đã thống nhất quốc gia Với khí thế đang lên, nhà Tống tự coi mình là
“thiên triều” có khả năng chỉnh phục, thống trị các nước xung quanh Nhân sự suy yếu của nhà Dinh (968 - 980) sau
khi Đinh Bộ Lĩnh cùng với con trai Định Liễn bị Đỗ Thích
giết, các đại thần nước Đại Cồ Việt phân liệt, tranh chấp
gay gắt, có nguy cơ nội chiến, nhà Tống đã hội đại binh ở
gan bién giới chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược nước ta
(lần thứ nhất) Lúc này, vua Đinh là Đinh Toàn, niên hiệu
Phế Đế (979 - 980) còn ít tuổi, chưa đủ khả năng và uy tín
để tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến Vì sự nghiệp bảo
vệ độc lập dân tộc, Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành) - vị quan có
uy tín trong triều, đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ (tổng chỉ huy quân đội), được quân sĩ và một số quan lại suy tôn lên làm vua (980 - 1005) Lê
Hồn lên ngơi, lập nên triều đại Tiền Lê, đặt niên hiệu Thiên Phúc (980 - 988), Hưng Thống (989 - 993) rồi Ứng
Thiên (994 - 1005)
Quả đúng như đã nhận định, nhà Tống tổ chức hai cánh quân đường thủy và đường bộ tiến đánh nước ta Lê
Hoàn đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống thành công
“Mùa xuân, tháng 2 (năm 981), Hằu Nhân Bảo, Tơn Hồn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tô đến Tây Kế,
Trang 11Lưu Trừng đến Bạch Đằng Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Quân Tống lui lại
đến sông Chỉ Lăng (khúc sông Thương chảy qua xã Chỉ
Lăng, Lạng Sơn) Vua sai quân sĩ trá hàng để dụ Nhân Bảo, nhân đó bắt được Nhân Bảo, đem chém Bọn Khâm Tộ nghe tin quân sĩ thua trận, dẫn quân về Vua đem các tướng danh (tiễn công), quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chết đây đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư Từ đó trong nước yên AC
Vào thời nhà Lý, quân Tống lại có mưu đồ xâm lược nước ta lần thứ hai Một mặt, chúng chuẩn bị lực lượng quân sự, quân lương một cách chu đáo, mặt khác xúi giục
Chăm Pa quấy rối biên giới phía Nam nước ta Để cuộc
kháng chiến thành công, nhà Lý thấy trước mắt cần loại trừ êm hoa Cham Pa, lam thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chăm Pa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống giặc Tống
Năm 1069, một đạo quân do Lý Thánh Tông cầm đầu, đại tướng quân Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến vào đánh phá
Trang 12Trach, Tuyén Hod, Minh Hod) va Ma Linh (tite đất các huyện Bắc Quảng Trị)
Năm 1072, Lý Thánh Tông mát, Lý Nhân Tông mới 7
tuổi lên nối ngôi, mọi việc triều chính đều do Phụ Quốc
Thái úy Lý Thường Kiệt đảm nhận Đây là thời cơ để giặc
Tống thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta lần thứ bai Năm
1074, Chăm Pa xâm chiếm nước ta
Với chiến lược “ngôi yên đợi giặc không bằng đem
quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc” (Lịch Sử Việt Nam, tập 1), năm Thái Ninh thứ hai (1075) “V„a sai Lý
Thường Kiệt, Tông Đản đem hơn I0 vạn bình đi đánh
Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu
Ung Đô giám Quảng Tây nhà Tong là Trương Thi Ti Tết đem
quân đến cứu Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay
là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại tran Tri phú Ủng châu là Tô Giám ấ thủ không hàng Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng 3a nhiêu đất trèo lên thành Thành bèn bị hạ Giám cho gia Thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hồ, rồi châm lửa tự He | chết Người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không th! người nào chịu hàng ” Trong, trận công, phá này, quân tiêu điệt hơn 10 vạn quân Tống, bắt sống nhiều người dem
nước”
Tháng 8 năm 1075, vua sai Lý Thường Kiệt đi đánh iếm lại đất đai, họa địa đồ hình sông thế núi ba châu; đổi
3 Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Văn hóa - Thông tin, tập 1, tr 426, Hà
Nội, 2003
Trang 13châu Địa Ly thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành
châu Minh Linh, châu Bố Chỉnh thành châu Bồ Chính
Năm Long Phù thứ ba (1103), vua Chăm Pa là Chế Ma
Na sang cướp lại ba châu Năm sau, vua sai Lý Thường Kiệt
đi đánh, Chế Ma Na phải trả lại ba châu Lý Thường Kiệt
ổn định tình hình chính trị, an ninh, mộ dân lập ấp Phủ
Quảng Ninh nằm trong châu Lâm Bình
Qua các triều Trần, Hồ, Lê, châu Lâm Bình nhiều lần thay đổi tên rồi thành phủ Tân Bình Năm 1470, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) chia phủ Tân Bình làm hai
huyện: Khang Lộc và Lệ Thuỷ Huyện Khang Lộc chính là
mảnh đất Quảng Ninh ngày nay Vua Lê Kính Tông đổi tên
là phủ Tiên Bình Năm 1605, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
xứ Thuận Hóa (1558), đổi thành phủ Quảng Bình
Năm Minh Mệnh thứ bảy (1826), vua đặt trí phủ
Quảng Bình, kiêm lý huyện Phong Lộc, năm thứ 12 (1831) đổi tên phủ Quảng Ninh, nguyên lãnh bốn huyện Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) vua lấy hai huyện Bình Chính và Bố Trạch, đặt thêm huyện Minh Chính (nay là
một phần đất Quảng Trạch và Tuyên Hóa) thành phủ
Quảng Trạch (nay là các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch,
Tuyên Hoá, Minh Hoá - tỉnh Quảng Bình ) Lại đặt thêm huyện Phong Đăng thuộc phủ Quảng Ninh; phủ Quảng
Ninh lúc này gồm ba huyện: Lệ Thuỷ, Phong Lộc và Phong
Đăng (Phong Lộc, Phong Đăng nay đất huyện Quảng Ninh
và một số xã Hoa Thuỷ, An Thuỷ, Sơn Thuỷ nay thuộc đất huyện Lệ Thuỷ)
Trang 14Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, sau Tổng
tuyển cử khoá I (6 - 1 - 1946) Chính phủ bỏ cấp phủ lập cấp huyện, bỏ tổng lập xã và có quyết định cắt tông Thạch Ban
gồm các làng Thạch Bàn, Tân Lệ, Xuân Hòa, Phước Vinh, Ninh Lộc, Hoàng Đàm, Thượng Xá, Mỹ Đức, Trung Tính,
Ngô Xá, Lại Xá, Lộc Xá, Hoàng Viễn, Ngân Sơn thuộc phủ
Quảng Ninh nhập vào Lệ Thủy, phần đất còn lại là huyện Quảng Ninh
Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên được nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên
Năm 1977, Quảng Ninh và Lệ Thủy được hợp nhất,
mang tên huyện Lệ Ninh thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huê
Năm 1990, huyện Lệ Ninh được chia thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ theo địa giới trước khi nhập tỉnh II- ĐÔI ĐIỀU VÈ HÒ KHOAN PHỦ QUẢNG NINH
Không biết từ khi nào, các làn điệu hò khoan vùng phủ Quảng Ninh xưa được gọi là hò khoan Lệ Thưỷ Có lẽ là một tác giả nào đó thấy “phong trào” hò khoan ở huyện Lệ Thuỷ phát triển mạnh rồi đặt tên chăng? Và khi nó đã trở thành “thương hiệu”, chúng ta cũng nên chấp nhận đó là “hò khoan Lệ Thuỷ” Dưới góc độ nghiên cứu, tôi cho rằng
hò khoan là của phủ Quảng Ninh xưa, nay là đất thành phố
Đông Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thuỷ Và chính ngay cả ba huyện thành hiện nay (Quảng Ninh, Lệ Thuỷ,
Trang 15Đồng Hới) vẫn lưu truyền những câu hò khoan giống
nhau, các làn điệu hò khoan cũng vậy Để khẳng định
thêm điều này, chúng ta nhìn lại những làn điệu hò hát
trên từng vùng của tỉnh Quảng Bình thì sẽ thấy rằng mỗi
nơi có những làn điệu hò hát riêng biệt đặc trưng của vùng
đó; chẳng hạn như ở Quảng Trạch có hát Kiều, hát nhà trò, ca trù; ở Tuyên Hoá, Minh Hóa có hò thuốc, ở Bố Trạch có hát tuồng bội (tung và hát bội) Như vậy, có thể
nói, hò khoan Lệ Thuỷ là hò khoan vàng Hai Huyện hay Phủ Quảng Ninh xưa
Từ điền Tiếng Việt định nghĩa về “hò khoan” như sau: “Hò khoan là tiếng đệm nhịp trong một số điệu hát (hò) chèo thuyền, chèo đò”” Điều này đúng với làn điệu hò khoan mà người phủ Quảng Ninh xưa sử dụng Người hò cái hò (lĩnh xướng), khi vào cuộc hò với lời mở đầu:
“Khoan ơ ơ khoan, mời các bạn xố con ” thì tất cả người có mặt trong trường hò đều hưởng ứng “ơ là hồ ” Điệp khúc “hò con” này cứ tiếp diễn mỗi khi người hò cái
ngắt nhịp Điệu hò khoan không chỉ được dùng khi chèo
thuyền, chèo đò mà còn được sử dụng trong những buổi gặt
hái, cấy lúa trên đồng, bên cối gạo đêm trăng hay khi nén móng xây nhà
Có người cho rằng các điệu hò này do ông Đào Duy
Từ (dòng dõi con hát) đem từ Thanh Hố q ơng vào và được sử dụng để động viên khi dân lao động xây dựng chiến
luỹ Dao Duy Từ (1630 - 1631); rồi dần dà, nó biến thể thành
những làn điệu mà người phủ Quảng Ninh đang dùng * Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2004
Trang 16II- MOT SO MAI HO PHO BIEN 6 PHU QUANG NINH
Trong hò khoan, tiết tấu thường thay đổi, trường độ
khi hò, luyến láy khác nhau để phù hợp với tính chất từng
công việc Vì thế, hò khoan được phân ra nhiều loại, nhiều
mái như: mái khoan, mái ba, mái dài, mái nện
Sau đây là một số mái hò phổ biến 1 Hò mái khoan
Hò mái khoan bắt nguồn từ lao động trên đồng ruộng,
rộn ràng khi đi cày đi cấy, đi gặt; trữ tình sâu lắng khi đôi trai
gái đang nhịp nhàng tát nước; thôi thúc trên cối gạo đêm
trăng, nện móng xây nhà nhất là “cối gạo đêm trăng” Hò
khoan là man hop ca có một hoặc hai người lĩnh xướng
(người hò cái) và cả tập thể họa theo một điệp khúc (hò con)
Hò khoan sôi động nhất vẫn là giã gạo chày vồ, nó kết hợp nhịp nhàng giữa âm thanh và động tác, ta thấy con người
uyễn chuyển theo tiếng “cắc - cup” “cdc cup” (âm thanh khi chày vồ gõ vào tai cối và bập giữa lòng cối có gạo)
Hò khoan cũng là những cuộc “giao lưu văn nghệ” giữa nhóm này và nhóm khác, giữa làng này và làng khác Bước vào trường hò là một cuộc thách đồ giữa nam thanh
nữ tú, giữa các bậc “cao tay” đấu trí, thử tài nhau Do vậy, ngoài các tay hò hay về giọng còn có "thầy gà” gà từng câu hò đối ứng tại chỗ
Làng Văn La là một trong “bát danh hương” của tỉnh
Trang 17Thị Xân, Lê Thị Ly (cả hai bà đều đã mất) và thường tổ chức phường hò ở các làng lân cận Cặp hò “Anh Chè - Chị Xân” (anh Chè là người Lương Yến, chị Xân là người Văn La) say hò và đã thành duyên nợ Lại còn cả nhóm con trai
đi theo làm “vệ sĩ”, néu không tham-gia hò thì ở ngoài “gà”
khi chị em bí Ông Bơi, bà Bỗ - hai tay hò ở cách nhau nửa ngày đường đã tìm đến nhau và qua trường hò, họ đã thành
thất thành gia
Hò khoan là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hò cái và hò con Bước vào cuộc hò, câu hò đầu tiên mà người hò cái hò bao giờ cũng là câu hò mời: “Khoan hô khoan, mời bạn xố
con” Tức thì tập thể đó vừa vỗ tay vừa hò tập thé: “ơ là hố ”; sau đó, người hò cái hò tiếp câu chào khách Lấy
một câu hò lam vi dụ:
Cái hò: Trước tôi xin chào chung chào chạ Sau có người khách lạ tôi phải chào riêng, Tập thể xó: Ơ là hỗ
Cái hò: Chào rồi tôi lại hỏi liền
Tập thể xó: Ơ là hô Cái hò: Hỏi thăm bên bạn
Tập thể xó: Ơ hỗ khoan là hỗ khoan ơ hò
khoan
Cái hò: ham vui tới nhdi hay băng miễn tìm ai?
Táp thể xố: Ơ là hỗ
Trang 18Trong một câu hò dù ngắn đù dài, người hò cái bao giờ cũng ngất đúng 3 nhịp dé “hò con’ ° xố theo Ví dụ một câu hò ngắn sau đây cũng được hò ngắt làm 3 nhịp:
Cái hò: Làm trai cho đáng nên trai
Tập thể xó: Ơ là hỗ
Cái hò tiếp: Phú Xuân cũng trải
Tập thể xó: Ơ hố khoan là hỗ khoan ơ hò
khoan
Cái hò: Đồng Nai đã từng Tập thể xố: Ơ là hô
Đây là một câu hò ngắn thể lục bát, còn có những câu
dài song thất lục bát, hay song thất lục bát biến thể dài vài
chục từ, nhưng khi cái hò ngắt đoạn, tập thể đều “xố” với
đúng điệp khúc như trên
'Ví dụ một câu song thất lục bát biến thể:
Cái hò: Ai xui chỉ cho duyên tình gặp gỡ, xích lại gần
đây cho than thở đôi câu, kẻo bấy lâu nay con tằm nọ hắn vắng hơi đâu / Nay chừ đáo lai gặp bạn / thốt một đôi câu
giải buồn
Ta thấy từ đu trong một câu hò dài như trên (câu lục
biến thể) với từ cá ở câu dưới (câu bát biến thể) luôn vần với nhau Chú ý, các dầu / là các chỗ ngắt đễ hò con xô
Có những câu hò dông dài kể lễ giống như thuật lại
Trang 19Cái hò: Em ơi em, rượu ngon lưng chén cũng ngon,
rượu cặn cũng ngon, thầy mẹ ngôi nhà có thương cũng gả, không thương cũng gả, con thiên lý mã, con vạn lý vân Tập thể xố: Ơ lạ hỗ Cái hò: biết răng chừ hai họ giao lân, bốn thông gia ngôi lại Tp thé xd: Ơ hỗ khoan là hỗ khoan ơ hò khoan Cái hò tiếp: thiếp gửi thân cho chàng Tập thể xó: Ơ lạ hó 2 Hò mái ba
Mái ba là một mái hò duyên đáng Âm điệu mái ba vừa
rộn ràng, sôi động, vừa uyễn chuyên, thướt tha, rất gợi cảm mà không buồn thương, nhung nhớ Lời mái ba có thể là những câu ca đao giàu chất văn học Người ta sử dụng mái ba khi chèo thuyền trên sông, cầm lèo bẻ lái chiếc đò buồm ngược
xuôi trên Nhật Lệ - Kiến Giang, Đồng Hới với Hai Huyện 3 Hò mái dài
Đúng như tên gọi, hò mái dài có giọng hò kéo dài lê thê,
đượm buồn thương, xúc động, nuối tiếc Giữa đêm trường thanh vắng, tiếng hò thường gợi nhớ một quá khứ buồn đau,
da diết tâm can Lời của mái dài thường chải chuốt, dễ rung,
động lòng người Hò mái dài thường được hò để mở đầu cho lễ hội chèo cạn - múa bông, kê tiếp là hò những mái hò khác
Trang 20
4 Hò mai nén
Hò mái nện là lối hò khi thúc giục, trầm bổng, khi
dồn dập, thúc đây con người hăng say lao động như vừa
nện vôi, nện cối vừa hò Mái nên có thể sử dụng những câu hò đài mang tính tự sự, dài mấy cũng được, ngất đoạn tự do” theo ý muốn của người hò cái, hoặc có thể sử dụng cả thơ ngũ ngôn, vè
5 Hò mái nhì
Ho mai nhì (còn gọi mái duỗi) vùng Hai Huyện na na
hò mái nhì của xứ Huế với âm điệu trầm mặc, trữ tình, sâu
lắng Giai điệu hò mái nhì ở Lệ Thuỷ thường được sử dụng
khi chèo đò trên sông, giọng hò vang vọng trên các con thuyền xuôi ngược Các cô lái đò thường sử dụng làn điệu
trữ tình này để bộc bạch nỗi niềm tâm sự chất chứa trong lòng, đồng thời cũng là làm vơi đi nỗi mệt nhọc của tay chèo trên quãng sông xa Điệu hò có nhịp điệu tự do chậm rãi giai điệu nhẹ nhàng êm ái cứ miền man dan trai, lan toa xa mãi, xa mãi trên mặt sông phẳng lặng vào những đêm trăng
Những tiếng đệm “hò ơ hơ " kéo dài tưởng như bắt tận, cứ mãi níu kéo lòng người trong nỗi niềm tâm sự day
dứt khôn nguôi
Mái nhì thường sử dụng thể thơ song thất lục bát biển thể Hò mái nhì cũng như hò khoan có người hò cái lĩnh
xướng, người xố con phụ họa Mỗi khi hò cái dứt doạn thì
hò con đồng thanh cất giọng hò xổ con như một sự hưởng ứng, chỉa sẻ, cảm thông với tâm sự người hò cái
Trang 21
6 Hò chèo cạn
Hò chèo cạn không phải là một mái hò riêng Trong lễ hội cầu ngư, người ra thường tổ chức chèo cạn và hò Số
người “chèo cạn” nhiều ít tuỳ theo khả năng nhân lực, có
thể 16 - 18 người và nhiều hơn cũng được Đội chèo cạn
thường chọn những phụ nữ chưa chồng Trang phục là
quản áo trắng, hoặc màu vàng nhạt, màu thanh thiên, cột cổ
tay mỗi người cột một chiếc khăn tay màu Người hò cái
thường là một trưởng lão, đầu chit khăn đỏ, mặc quần trắng, áo lụa đỏ, thắt lưng xanh
Đội chèo cạn xếp hàng hai tựa như đứng hai mạn
thuyền, tay cầm cây chèo ngắn (khoảng 2m) được chuốt bóng, sơn trắng Người cái đứng trước, tay cầm đôi sanh để
gõ nhịp khi hò Người hò cái phải là một tay hò giỏi biến tiệp và tốt giọng Ông ta hò theo điệu đây thuyền phối hợp với hò mái khoan Cái diễn xướng ngắt lời thì hò con lặp lại lời theo
đúng tiết tấu của ban nhạc, thỉnh thoảng nhịp trồng chau ndi lên Đội chèo cạn vừa hò vừa tiền, giống như con thuyền dang xốc tới trước muôn trùng sóng gió Đội chèo cạn dạt ra thành
vòng cung thì đội múa bông tiền vào múa
Hò chèo cạn là một tiết mục tổng hợp giữa hò và
múa (tức vung vây khi chèo) Riêng mái hò đã là tổng hợp
5 mái hò
- Hò mái dài đưa con thuyền rời bến từ cửa sông, coi
như khung trời, sông nước tĩnh lặng, dang dặc buồn
- Hò mái ba phản ảnh con thuyền đang ở giữa trời
biển mênh mông, cùng tiến ra khơi, vừa chèo vừa xố: đi
Trang 22xố ơ là khoan, ẫn giấu trong tiếng hô bơi trải: /ên hô
lên hoặc khoan hô khoan
~ Hồ kéo lưới cho chúng ta khái niệm con thuyền dang quang chai, bua lưới
- H6 mdi nén (con goi hd hui) va hé mdi khoan là biểu
hiện đưa con thuyền từ biển trở về bến; càng đến gần bến bao nhiêu thì giọng hò càng xao xuyến ân tình
7 Hò đưa linh
Hò đưa linh là điệu hò chuyên dùng trong đám tang Lối diễn xướng không phải hò cái rồi đến hò con như trong
hò khoan mà hò cái và hò con cùng hò, giống như hò kéo
lưới Nhưng hò kéo lưới thì nhộn nhịp, vui tươi; còn hò đưa
linh thì trầm lắng, bi ai, tiết tấu thường kéo dài lê thê Hò
đưa linh sử dụng thơ ngũ ngôn, dạng như về ; Nghệ Tĩnh,
câu cuối khổ trước làm câu đầu khổ sau, cứ mỗi khổ thơ là
một câu hò
Trong đám tang, hò đưa linh giống như câu kinh đưa tiễn người quá có Nội dung như thuật lại đạo đức, cuộc đời người ra đi Nghe câu hò mọi người đều xúc cảm, rơi nước mắt trong không gian tĩnh lặng chỉ có tiếng khóc của
thân nhân
8 Hò lĩa trâu
Trang 23người lĩa trâu cát tiếng hò độc diễn thấp trầm giọng rồi bỗng
vat lên cao giọng, và băng một câu hò động viên êm ái: 7ô
lơ hơ Trâu ơi găng một khúc đường
Vươn lên hết đốc tr ơ ta thương trâu nhiễu lơ hò lơ ấi lên ên nào
Tuy gỗ đè nặng nhưng con trâu cũng biết thưởng thức âm nhạc, cô vươn lên vượt dôc, vượt đèo Ai lại bảo “đàn gây tai trâu”?
9, Hò kéo lưới
Hồ kéo lưới là một loại hò chuyên dùng trong khi kéo lưới của ngư dân Làn điệu của hò này dồn dập, giục giã, tươi vui
Cách diễn xướng của câu hò kéo lưới là hò cái xướng câu gì thì hò con lặp lại câu đó đúng lời và đúng cả làn
điệu, âm điệu của người hò cái Đó là một kiểu hò hết sức
độc đáo của người xứ biển phủ Quảng Ninh xưa
Cái khác biệt của hò kéo lưới là ban đầu người cái hò như tẻ nhạt, nhưng khi hò con càng xô càng sôi động có sức thúc giục, tạo nên sức mạnh trong lao động kéo lưới
10 Hò vấn đáp
Ho van dap không phải là một điệu hò có làn điệu riêng
Sở đĩ điệu hò này có tên là hò vấn đáp vì khi bên này hò, bên
kia đáp lại, và phần lớn là dựa vào hò mái khoan và một số
mái khác
Trang 24Nội dung hò vấn đáp là những câu hò giao duyên, vấn đáp giữa trai gái; càng vê sau muôn biết “hơn thua” là phải hò thách đối Hò vấn đáp có khi quyết liệt chẳng bên nào
chịu thua bên nào, rồi có khi “xâu âu” giữa hai phe, mất đoàn kết Bởi thế các phường, hò làng này qua làng khác là phải có “vệ sĩ * đi kèm Hò vấn đáp nội dung rất phong phú, người vấn đặt những câu hò “hóc búa” để người đáp
phải suy nghĩ đề tìm ra câu đáp Cho nên muôn giải được
câu đáp phải có vài “quân sư” biên tiệp sáng tác ngay tại trường hò
Xin nêu một số câu hò thách đồ làm ví dụ
* Một câu hò thách đỗ lấp địa danh, nhưng lại vận dụng vào con vật:
Nir: Em qua dé Quan Hau
Gặp một o đội nón xoáy ác
Tay bắt hến miệng hát nghêu ngao
Trai nam nhơn anh đối đặng em mở lời chào đón anh
Nam: Anh qua đò chàng Ech
Anh gặp ông xã Cóc
Tay xách xâu nhái, đi bán chợ Mỹ Hương"
Câu hò anh đà đối đặng, em hãy mở đường đón anh Trai nam nhơn anh đà đối ding, em hãy mở đường đón anh
Trang 25
Câu hò của người con gái có 4 con vat: hau, éc, hén,
nghêu (ngao) thì câu hò người con trai đáp lại cũng có 4 con vật: ếch, cóc, nhái, hương (chàng hương = chẫu chuộc)
* Câu hò chỉ có úc trởng tượng giỏi mới đối được
mà phải nhanh (vì:hết nhịp chày khắc côi mà không tìm ra câu đối thì coi như bị thua) Ví dụ:
Nữ: Là hỡi anh ơi, trong trăm thứ gối có gối chỉ mà đầu không gối
Trong trăm thứ tội có tội chi mà tội nghe thương?
Trong trăm loại đường có đường chi là đường không, chạy?
Trong trăm thứ máy có máy chỉ là máy không kêu?
Trai nam nhỉ anh đối đặng em xin theo về cùng
Người con trai suy nghĩ, nếu bí thì có “người gà” ngồi bên cạnh nhắc nhẹ:
Nam: Là hỡi em ơi, trong trăm thứ gối có đầu gối nơi
chân là đầu không gối
30
Trong trăm thứ tội có tội nghiệp là tội nghe thương
Trong trăm thứ đường có đường ăn là đường không chạy
Trong trăm thứ máy có máy mắt là máy không kêu
Trai nam nhỉ anh đối đặng em sửa sọan mà theo anh về
* Lại có câu hò đỗ bằng giải nghĩa chữ Hán
Trang 26Ngựa ăn gò mã, rằng về Cừu Long
Dương đi, đê lại có vòng
Cá lên khỏi nước cá hòng ngắc ngư
Xin chàng giải toả vần thơ
Để trăm năm kết nghĩa, chớ chối từ duyên em
Nam: Rông vàng ẫn chốn kim quy Voi ăn núi tượng, trâu về Ngưu Lang Gái em Chức Nữ cành vàng
Kim chỉ bách điệp trăm ngàn lá xanh
Xét câu hò này thì nam phải chịu thua vì nữ hò 5 con vật: gà, ngựa, rồng, dê, cá,còn nam hò đáp chưa sát lắm, lại
cả động vật (rông, voi, trâu) và thực vật (bách diệp) kê cả
kim loại (vàng) Âu cũng là gỡ bí!
* Câu hò vận dụng bỗn mùa
Một câu hò nghe cũng lý thú: Người con gái vận dụng
câu hò lây bôn mùa xuân, hạ, thu, đông thì người con trai hò trả lấy bốn hướng đông, tây, nam, bắc
Nữ: Gái đương xưán di chợ Hạ, mua con cé thu vé,
chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng em đã có chồng
Mà tức mình đỗ cá xuống sông em về!
Nam: Gái nước Nam buôn hàng thuốc bắc, trai Đồng Sang cảm động niềm tay
Trang 27Tai anh nghe có đôi ba chốn xe dây
Em tức mình đổ cá thử mạ thầy ăn chỉ? * Câu hò nói lái
Có những câu hò vấn đáp nói lái tài tinh, di dom
Nir van (hỏi): Con công, con rùa, con cua, con rồng Anh ơi đối đặng, anh sẽ là chồng của em
Nam đáp: Con cáo,con sóc, con cóc, con sáo
Trai nam nhơn đối đặng, làm chồng em được chưa? * Câu hò nói lái chọc ghẹo nhau
Hồ cũng là nơi để trai gái trêu ghẹo nhau, nói “xỏ xiên”
nhau Có ba cô gái ngang qua hàng anh thợ may, thây vải khách hàng treo đây chưa may kịp, các cô liên trêu
Nữ: Nực cười ba cậu thợ may
Nhận hàng rồi móc đó (*) biết mấy ngày cho xong?
Nam: Lua chua may nén anh con trai đó (* )
Chir anh xin nói nhỏ với ba cô
Cô mô ưng may hẹp lưng hay rộng tà
Trang 28* Hò khoan không phân biệt giai tang xa hi
Thời xưa, khi bước vào cuộc chơi hò khoan đối đáp
không phân biệt giai tầng xã hội Trong khi hò, họ còn
“châm chích” lẫn nhau Chuyện kể rằng ông Lê Văn Khoan
(tức ông Học Chè) người làng Lộc An, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, nổi tiếng là thông minh và có học thức, nhưng lại
rất gần gũi người lao động Mùa gặt năm ấy, ông ra đồng
coi “con mót” (tức người đi nhặt bông lúa sót khi gặt) Chị Án người làng Liêm Thiện, xã Dương Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ tuy ở xa nhưng nhà nghèo, không có ruộng nên cũng, về mót lúa trên ruộng ông Học Chè Biệt chi An là tay hò
khá nổi tiếng, ông Học Chè hò một câu:
Này oơi!
Rang o không đi cắt (gặt) mà lấy ló (lúa)
Răng không đi bó cho ra bộ làm thuê
Làm chỉ mà khổ cực rứa o hè
Họ chùm hum xuống, cái rỗ o kể sau khu
Nghe câu hò của ông chủ, cả bạn gặt cười ồ lên Hình
ảnh người gặt chùm hum, con mót nách rô kê phía sau là đúng
Song ông chủ tỏ ý khinh “con mót”; chị Án cảm thây bị xúc
phạm, chị tiệp (ứng tác) ngay một câu hò:
Dạ thưa ông!
Buỗi mùa màng xướng ca không ai chuộng Làm nghề trưa ruộng, em không có số giàu sang Phải đi bòn (mót), lại sợ người coi con mót đánh đau
Trang 29Nên chỉ phải chùm hum xuống để họ đứng sau
họ dòm
Người coi con mót không ai khác chính là ơng Học Chè Ơng khen chị ứng tác tài và thưởng cho chị một gánh lúa IV- CÁC THẺ LOẠI THƠ TRONG HÒ PHỦ QUANG NINH
Lời các câu hò rất linh hoạt nhưng vẫn có vần Lời
các câu hò thường vận dụng các thể thơ truyền thống: lục
bát (có thể lấy các câu ca dao), lục bát biến thể, song thất
lục bát, song thất lục bát biến thể và các loại nói lối, vè, kể dông dài Cũng có loại chỉ ba câu vẫn có vần với nhau Một
vài ví dụ:
1 Thể lục bát
Gặp anh hỏi thiệt một lời
Tạo thiên lập địa, hỏi trời tuổi chỉ?
2 Lục bát biến thể
Em ra đó mà kêu đất ơi
Thì vô đây anh nói tuổi ông trời cho em hay!
3 Thế song thất lục bát
Thành Cao Lao ở bên Làng Hạ
Người Chiêm Thành đắp đã từ lâu
Trang 30Luy Thay xa tan Dau Mau
Ông Đào hiến kế, công đầu sức dân
4 Song thất lục bát biến thể
“Trước tôi xin chào chung chào chạ
Người quen chào trước, người lạ chào sau Một tiếng chào còn hơn mâm cỗ cao
Gặp nhau tương phùng hội ngộ, cho tôi chào hai bên 5 Nói lỗi Nữ hỏi: Em dé anh: Trên trời có mấy sao dưới ao có mấy cá thiên hạ có mấy người
đũa mấy đôi,
nồi mấy cấy (cái)
giấy mấy tờ
tơ mấy múi
núi may hon?
Anh mà nói được,
thiếp chịu làm hầu non cũng đành!
Nam đáp:
Trên trời chỉ có một sao
Trang 3136 dưới ao một cá thiên hạ một người đũa một đôi nổi một cấy (cái) giấy một tờ tơ một múi
riêng trên non thì núi có hai hòn
Anh còn chăn đơn gối lẻ
Em nói “hầu non” cho anh buồn!
„ Nói lối dài
Nữ hỏi:
Là hỡi anh ơi, có hố nào là hố không nước Có thước nào là thước không dây
Có cây nào là cây không trái Có gái nào là gái không chồng
Trai nam nhỉ mà anh đối được thiếp dốc lòng đi theo,
Nam đáp:
Trong tất cả các loại hồ thì ơ lạ hồ là hố không nước
Trong các loại thước thì mực thước là thước không dây Trong các loại cây thì cây nhang là cây không trái Trong tất cả các loại gái thì gái tu hành là gái không chong
Em có thiệt thương anh thì anh sắm lễ sang thưa thầy
Trang 32V-MỘT SÓ Ý KIÊN ĐÈ XUẤT
Ngày trước ra đồng, dù làm ăn cá thể hay tập thể, dù đi gặt hay đi cày, đi cấy từ cánh đồng này đến cánh đồng nọ đều vang tiếng tiếng hò khoan Chỗ họp đông người, hay
một đại hội chờ khai mạc chính thức thế nào cũng có hò
khoan Một người xướng lên, cả tập thể vừa vỗ tay vừa hò
hưởng ứng Một đám cưới “đời sống mới”, ngoài mộ số bài
hát còn phần lớn là hò khoan, hò mái nhì, mái ba với nội dung câu hò là cầu chúc đôi bạn trẻ hạnh phúc trăm năm
Thế nhưng, bây giờ hiếm lắm! Chỉ có những cuộc
liên hoan nghệ thuật quần chúng công - nông-binh,nếu có một tác giả nảo đó sáng tác ra một tổ khúc dân ca thì may ra điệu hò quê hương mới sống lại trong khoảnh khắc!
Là một người sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian,
tôi rất lấy làm tiếc, một mai không xa, điệu hò quê hương sẽ mai một Tôi cố tìm lại một số câu hò mà người xưa đã
từng sáng tạo ra nó, may chỉ còn đọng lại trong, đầu lớp
người “cổ lai hy” Tôi rất mong muốn và đề xuất ngành
văn hoá tại cơ sở hãy tìm cách duy trì loại hình nghệ thuật
đã có hàng mấy trăm năm trên mảnh đất Phủ Quảng Ninh xưa (nay là các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh và thành phố
Đồng Hới)
Muốn làm được điều này, các đơn vị nghiệp vụ như các Trung tâm văn hoá huyện, thành phố (hay tỉnh) nên có kế hoạch mở lớp dạy hò, mời các nghệ nhân có kinh
nghiệm và quá trình về truyền dạy Nên khuyến khích khơi
Trang 33đậy phong trào hò trong các
nghị đông người ít phút trước khi vào hội nghị; các hội diễn nghệ thuật quần chúng nên ưu tiên cho loại hình các điệu hò quê hương
VI - MỘT SÓ CÂU HO SUU TAM
38
Là hỡi em ơi! May mô quá là may, khéo quá là khéo
Như cây cỏ héo gặp trộ mưa dông
Anh đây thiệt chưa có vợ, gặp em gái chưa chồng Cho anh xích lại kết nghĩa mặn nồng trăm năm
Em ở mằn ri nên thiên hạ đa nghỉ em mãi
Em đi lấy chồng còn thương phận mẹ già em dại
anh ơi!
Nên chỉ em gá tiếng trao lời
Để đền công ơn thầy mẹ dẫu có muộn thời
cũng hơn
Em không lấy chồng e mắc vòng ăn ở tệ Em ra lấy chồng thì tử tế cả đôi bên
Nếu em có thực lòng thương anh, ơn cha nghĩa mẹ anh xin đền
Chữ ân, chữ hiếu xin giữ trọn niềm cả hai
Trang 34| Nghia me bao mùa nguyệt lặn về tây
Em chưa biết tìm ai để trao gửi tóc mây
Nghĩa phu nhân em chưa xứng nên còn ở vầy sớm hôm
Trước tôi xin chào chung chào chạ Sau có người khách lạ tôi phải chào riêng,
Chào rồi tôi lại hỏi liền
Hỏi thăm bên bạn kết nghĩa song tuyển mô chưa? Em đã có đôi ba nơi u uê lui tới
Em khoát tay bạn vội lui về
Nö ai trách em kén chọn khen chê
Lòng em chưa ái mộ nên cứ một bề ở ri
Răng không kiếm nơi mô mà trao múi chin (chi) Em nên kiếm nơi để én định thất gia
Hay là cho anh ghé vô kết nghĩa giao hoà
Long anh thang như ruột ngựa chẳng nói xa
nói gân
Con tạo xoay vần, trời xui nên gặp gỡ
Em ngập ngừng bởi sợ chữ đa đoan
Gặp anh đây nói định ước giữa đàng
Chẳng hay thay me em đã quyết chữ *đồng
sàng” mô chưa?
Trang 3540
Chàng ràng như ếch hai hang
Như chim hai ổ, như nàng hai nơi
Tình thương anh bỏ trên cơi Nắp vàng đậy lại để côi chẳng thờ
Làm trai như anh đây cũng biết ơn thầy thì đền quế
Nghĩa của mẹ xin để anh đền sâm
Em có thiệt lòng thương anh, anh thé lên non
ngậm ngải tìm trầm
Dem vé dén công ơn thầy mẹ, xin cho hai đứa
xuất thân trọn bê
Anh trở về têm năm miếng trầu thể cùng nhật
nguyệt
Rót chén rượu sao cho thiệt đầy
Đặt lên trường kỷ mà chắp hai tay
Xin cha xin mẹ cho hai đứa mình gầy nợ duyên Bướm xa hoa bướm còn nhớ mãi
'Vượn xa cành ngắc ngoải khóc than
Đêm anh nằm luy đỗ chan chan
Nhớ câu tình tự, nên anh phải băng ngàn đi tìm
em
Bướm xa hoa bướm còn nhớ cảnh
Trang 36Vi anh tham gié nhé may
Cứ say hoa đấm sắc, không phải dạ thiếp đây đôi dời
Em qua đò Quán Hàu (con hàu) Gặp một o đội nón xoáy ốc (con ốc)
Tay bắt hến, miệng hát nghéu ngao (con nghêu va con ngao)
Trai nam nhỉ anh đối được em mở lời chào đón anh
Anh qua đò chàng ếch (con ếch) Anh gặp ông xã cóc (con cóc) Tay xách xâu nhái (con nhái)
Đi bán chợ Mỹ Hương (con chàng hương = chau
chuộc)
Trai nam nhi anh đà đối được, em hãy mở
đường đón anh
Cá có đâu mà anh câu đó (nói lái)
Biết có không mà công khó anh ơi (nói lái)
Anh ra đây em vẹ (chỉ) cho một nơi cá nhiều
Anh ngồi đây/ngày đôi ba lượt (nói lái) Biết mắt công/mong cắt con cá diếc lên (nói lái)
Để đem về anh đặt một bên con cá tràu
Trang 3742
Là hỡi anh ơi! Có hố nào là hố không nước?
Có thước nào là thước không dây? Có cây nào là cây không trái? Có gái nào là gái không chồng?
Trai nam nhỉ mà anh đối được thiếp dốc lòng đi theo Trong tất cả các loại hồ thì ơ lạ hố là hố không nước Trong các loại thước thì mực thước là thước không dây
Trong các loại cây thì cây nhang là cây không trái Trong tất cả các loại gái thì gái tu hành là gái không chồng
Em có thiệt thương anh thì anh sắm lễ sang thưa thầy mẹ đừng có theo không bạn cười
Muối ba năm muối muối hãy còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Em gặp anh đây xin hỏi câu này
“Thành Cao Lao ai đắp, luỹ Thầy ai xây?
Con cá trong lừ, lừ đừ con mắt
Trang 38Cầm cần câu cá liệt xuôi
Nấu canh rau hẹ mà nuôi mẹ già
Là hỡi anh ơi, trong trăm thứ gối có gối chỉ mà
đâu không gôi
Trong trăm thứ tội có tội chỉ mà tội nghe thương
Trong trăm loại đường có đường chỉ là đường
không chạy
Trong trăm thứ máy có máy chỉ là máy không kêu
Trai nam nhỉ anh đối đặng em xin theo về cùng Là hỡi em ơi, trong trăm thứ gối có đầu gối nơi chân là đầu không gối
“Trong trăm thứ tội có tội nghiệp là tội nghe thương
Trong trăm thứ đường có đường ăn là đường không chạy
Trong trăm thứ máy có máy mắt là máy không kêu
Trai nam nhi anh đối đặng em sửa soạn mà
theo anh vê
Đi mô mà nỏ lấy chồng
Người ta lấy hết chỗng mông mà gào
Gao ring đất thấp trời cao Sao mà số kiếp lao đao thế này?
Trang 3944
Là hỡi anh ơi! Trong trăm thứ dầu có dầu chỉ là dầu không thắp?
Trong trăm thứ bắp có bắp chỉ là bắp không rang?
Trong trăm thứ than có than chỉ là than không
quạt? ,
Trong các thứ bạc có bạc chi là bạc không tiêu?
Trai nam nhơn chàng đối đặng,
tắm lụa điều em trao Trong trăm thứ dầu có nắng dai mưa dau 1a dau không thắp Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm miệng là bắp không rang Trong trăm thứ than có than thở thở than là than không quạt Trong các thứ bạc có bạc tình bạc nghĩa là bạc không tiêu Trai nam nhơn anh đối đặng dải lụa điều mô em? Ai làm cho đó xa đây
Cho con chèo bẻo xa cây măng vòi
Nói lời xin giữ lấy lời
Đừng như chèo bẻo đậu rồi lại bay
Trang 40Hai chữ chỉ mà phượng tha không nỗi? Hai chữ chỉ mà gió thổi không bay?
Trai nam nhơn anh đối đặng thiếp đây theo cùng
Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất
Hai chữ nhân nghĩa anh cất lên tra
Hai chữ nhớ thương, phượng tha không nổi
Chữ tình, chữ hiếu gió thổi không bay
Trai nam nhơn anh đối đặng, em ray tinh răng?
Gặp anh đây hỏi thiệt một lời Tạo thiên lập địa tuổi trời tuổi chỉ?
Em ra đó mà kêu đất ơi
Thì vô đây anh nói tuổi ông trời cho em hay Hỏi anh chỉ sắc hơn dao
Chỉ sâu hơn biển, chỉ cao hơn trời? Mắt em nó sắc hơn dao
Rôn sâu hơn biên, trán cao hơn trời,
Chừ anh nói đúng mới tài
Ai đào sông cho cá lội,
ai chống trời cho chim bay?