THÁI ĐỘ ĐÔI VỚI VIỆC TÌM KIEM
SỰ TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHUYÊN NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN Y TÊ
'Trần Thị Minh Đức 2Vii Thy Cam ! Bùi Thị Hồng Thái 3*Nguyễn Thành Đức
!Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - “Viện Sức khỏe Tâm thân, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội - °Ti rường Mâm non quốc tế Sài gòn
TÓM TÁT
Thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm ý chuyên nghiệp có thể dự báo cho hành vi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thân do các nhà tâm lý lâm sàng, nhà tham vấn tâm lý thực hiện Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trên 1.162 nhân viên y
tế gôm các bác sỹ và điều dưỡng làm việc tại bệnh viện cho thấy, các nhân viên y tế
có thái độ tích cực với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý cho các vấn đề sức khỏe tâm than Ti rong đó, nữ giới, người càng nhiều tuổi, người có ý định sử đụng sự trợ giúp
tâm lý và người không có các biểu hiện của trầm cảm, lo âu, căng thang có điểm số
thái độ cao hơn so với các nhóm đối chiếu Kết quả tăng cường hiểu biết cho các nhà tâm lý lâm sàng/nhà tham vấn tâm lý về thái độ đối với sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp và gợi mở cho các nghiên cứu tương lai về việc khám ¡ phá những yéu to tam ly ngam ẩn có thể là rào cản hoặc là yếu tô thúc day thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý
Từ khóa: Trợ giúp tâm lý; Nhân viên y tế; Sức khỏe tâm thân Ngày nhận bài: 15/3/2021; Ngày duyét dang bai: 25/3/2021
1 Mở đầu
Tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý đề cập đến những nỗ lực mà cá nhân thực hiện để nhận được sự hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe tỉnh thần, từ sự hỗ trợ không chính thức do bạn bè và người thân mang lại, đến hỗ trợ chính thức do các nhà cung câp dịch vụ chuyên môn thực hiện một cách chuyên nghiệp
Trang 2
(Chandrasekara, 2016) Thai d6 đối với sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp, theo đó, có thể hiểu là cách cá nhân nhìn nhận, đánh giá về ý nghĩa của việc được chăm sóc sức khỏe tỉnh thần bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này Các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần được chỉ định là những cá nhân được đào tạo và cấp phép cung cấp dịch vụ tham vắn(trị liệu tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần, như các nhà tâm lý học, nhân viên công tác xã hội lâm sàng hay bác sỹ tâm thần (Mackenzie và cộng sự, 2004) Trong nghiên cứu này, sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp được hiểu là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần được thực hiện bởi các nhà tâm lý lâm sàng và các nhà tham vấn tâm lý
Thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cho hành vi đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe tỉnh thần Ibrahim và cộng sự (2019) đã tong hop tir nhiều nghiên cứu khác nhau và chỉ ra một số yếu tô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý, gồm: a) Gánh nặng tài chính và sự bất tiện để tiếp cận được chuyên gia chăm sóc sức khỏe tính thần do xa cách địa lý; b) Cá nhân không có nhu câu được trợ giúp, không tin tưởng vào hiệu quả của trợ giúp tâm lý hoặc cho rằng vấn đề sẽ đần mắt đi theo thời gian; c) Sự kỳ thị của cộng đồng không chỉ đối với người được gán nhãn là “có vấn đề về sức khỏe tâm ly/tam than” mà còn đối với _gla đình, người thân của họ; d) Sự hiểu biết của cá nhân về sức khỏe tâm thần liên quan đến việc cá nhân nhận ra/ không nhận ra bản thân có những dấu hiệu không ôn và cần được trợ giúp bởi các nhà chuyên môn và e) Tình trạng kinh tế - xã hội thấp, trình độ học vấn thấp Bên cạnh đó, các đặc điểm về tính cách cũng được tìm thấy là có liên hệ
với thái độ tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý Ví dụ, O°*Connor và cộng sự (2014) chỉ
ra rằng tự đánh giá cao năng lực bản thân và tính hướng ngoại làm tăng ý định tìm kiếm sự giúp đỡ tâm lý; hay Ingram, Lichtenberg và Clarke (2016) nhận thấy mối liên hệ thuận giữa tính cởi mở, dễ chịu với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
Từ góc độ lao động, môi trường làm việc ngày càng được xem là cần thiết có các mô hình can thiệp, chăm sóc nhằm cải thiện sức khỏe tâm lý/tâm thần của người lao động và thông qua đó làm cải thiện năng suất lao động (Bambra, Egan, Thomas, Petticrew và Whitehead, 2007) Lợi ích từ việc đầu tư cho sức khỏe tâm thần của , người lao động vượt ra ngoài những lợi ích kinh tế
mà nó còn thể hiện ở sự gắn kết của người lao động với tô chức, ở chất lượng
Trang 3động Theo đó, các tô chức lao động cần thay đổi để thúc đây sức khỏe tâm thần người lao động, trong đó có thay đổi giờ làm việc và thói quen làm việc, tăng cường trợ giúp nhân viên (McDaid, Curran và Knapp, 2005) Điều này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh dịch Covid-19 gây tác động tiêu cực đến moi tang lớp lao động nói chung và những báo cáo vê sự căng thắng, các biểu hiện trầm cảm, lo âu ở người lao động thường xuyên được nhắc đến trong hơn một năm đại dịch hoành hành
Lĩnh vực Y tế được xem là có thê gây nhiều vấn đề sức khỏe tâm thân cho người lao động hơn các lĩnh vực nghề nghiệp khác Alisto và Kinno (2009) cho rang, các bác sỹ và điều dưỡng thường phải đối diện với rất nhiều tác nhân gay căng thắng như sự tiếp xúc thường trực với bệnh nhân, việc chịu trách nhiệm vê sức khỏe người bệnh, thực hiện các thủ tục lâm sàng, tiếp xúc với bệnh nhân tử vong, quản lý các tình huống cấp bách và khó lường, chịu đựng các tiếng ồn lớn và kéo dài Điều này đòi hỏi các phản ứng thích ứng liên tục để giúp họ có thể chịu đựng hoặc khắc phục các yếu tô gây căng thăng trong công việc (Almeida, Gurgel và Silva, 2013) Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2016 trên tám bệnh viện lớn ở Hà Nội cho thấy, có 48,6% nhân viên y tế có căng thăng (dẫn theo Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2020) Việc hỗ trợ tâm lý
nhằm nâng cao sức khỏe tâm thân của các nhân viên y tế đã được minh chứng là có hiệu quả Ví dụ, Wang và cộng sự (2007) đã tiến hành thử nghiệm trên
604 nhân viên tại Hoa Kỳ đề điều tra tác động của chương trình hỗ trợ tâm lý qua điện thoại cho những nhân viên được xác định là có trầm cảm Cá nhân được hỗ trợ tâm lý qua điện thoại và được khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà tham vắn/trị liệu nếu họ chấp nhận một dịch vụ mặt đối mặt Sau 12
tháng, nhóm được can thiệp báo cáo điểm số trầm cảm thấp hơn, đồng thời từ
quan điểm của các nhà tuyên dụng, năng suất làm việc của họ tăng cao hơn đáng kể Đáng tiếc là, theo Neves và cộng sự (201 1), các nhân viên y tế không mây sẵn sàng với việc tìm kiếm dịch vụ trợ giúp tâm lý do nhiều rào cản khác nhau Một trong số đó là với vai trò là chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các nhân viên y tế thường quan tâm đến việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hơn là chăm sóc sức khỏe của bản thân, đặc biệt là ho thiéu quan tam dén những yếu tố rủi ro nghề nghiệp làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần Bên cạnh đó, việc phải thừa nhận cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể là mối đe đọa về hình ảnh của nhân viên y tế trong mắt đồng nghiệp, người quen và bệnh nhân
Như vậy, trước khi bàn đến việc cung cấp một dịch vụ hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần cho các nhân viên y tế, có lẽ điều thiết yếu là cần tìm hiểu thái độ của nhân viên y tế đối với sự trợ giup tâm lý chuyên nghiệp Nhất là trong bối cảnh lao động - xã hội ở Việt Nam, khi
Trang 4
chức danh “nhà tâm lý” (hiểu theo nghĩa người làm thực hành chứ không phải người nghiên cứu hay giảng dạy vê Tâm lý học) mới được chính thức thừa nhận vào năm 2020 và việc quản lý các cơ sở/cá nhân cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tâm lý còn đang bỏ ngỏ thì nghiên cứu về thái độ của người
dân nói chung, của nhóm người lao động nói riêng, đặc biệt là nhóm lao động
trình độ cao, đối với sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp là điều cần thiết
Với mục đích khám phá ban đầu, bài viết giới thiệu những kết quả về thái độ của nhân viên y tế đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp cũng như những khác biệt trong thái độ xét theo một số đặc điểm của nhóm khách thẻ
2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Khách thể nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã gửi 1.500 bảng hỏi đến các bác sỹ và điều đưỡng làm việc tại các bệnh viện tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và nhận được 1.162 phiêu trả lời hợp lệ (đạt tỷ lệ 77%) Trong số này, có 65,8% khách thê là nữ giới Tuôi đời của nhóm khách thê dao động từ 20 tuổi tới 65
tuổi với trung bình tuổi là 32,12 tuổi (độ lệch chuẩn = 8,19) Về tình trạng hôn
nhân, 59% khách thể đã kết hôn, 37,6% khách thê độc thân và 3,4% khách thể là những người đang ly thân, đã ly hôn hoặc góa Về trình độ đào tạo, 41,8% khách thé ở trình độ trung cấp và cao đăng, 37,9% khách thể ở trình độ đại học,
và 20,3% khách thể có trình độ thạc sỹ, tiến sy và công việc, 66,4% khách thé
la diéu dudng va 33,6% khách thể là bác sỹ Trong đó, 64,7% khách thê làm việc tại bệnh viện công tự chủ tài chính, 23,9% khách thẻ làm việc ở bệnh viện công không tự chủ tài chính và 11,4% khách thể làm việc tại bệnh viện tư
2.2 Công cụ nghiên cứu
Bên cạnh những thông tin nhân khẩu như mô tả ở trên, nghiên cứu khảo sát khách thể thông qua 2 thang đo, gồm:
Trang 5việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà tham ván tâm lý/nhà tâm lý lâm sàng đôi với anh/chị là ” Chín mục của thang đo được quy gắn diém trén thang Likert 6 bac, tir 0 đến 6, ứng với nội dung của từng mục (ví dụ: hữu ích, quan trọng)
Điểm càng cao thể hiện thái độ tích cực của khách thê về việc tìm kiêm sự trợ
giúp tâm lý và ngược lại Thang đánh giá có độ tin cậy Alpha của Cronbach đạt mức tốt với œ = 0,90, những giá trị như hệ sô tương quan nội bộ giữa item va tong thang do (dat tir 0,782 đến 0,873) và nêu xóa bỏ item nhỏ hơn hệ sô Alpha của Cronbach của toàn thang đo thì thang đo đạt độ tin cậy nội bộ tôt, có thê áp
dụng để đo lường thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên
nghiệp trên nhóm khách thể nghiên cứu (theo DeVellis, 2017, xem bảng a1 Cũng giống như khám phá của Hammer và cộng sự (2018), thang đánh giá khi áp dụng trên các khách thẻ trong nghiên cứu này ghi nhận một nhân tố duy nhất,
được gọi là “thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý”
Thang Đánh giá trầm cảm - lo âu - căng thăng phiên bản 21 mệnh đề (item) - DASS-21 nhằm tầm soát và chỉ ra các mức độ trầm cảm - lo âu - căng thăng trong dân số nói chung (Henry và Crawford, 2005) Thang đo gôm 2l
item chia đều cho ba dạng rỗi loạn Khách thể được yêu câu đánh giá về tình
trạng của bản thân trong một tuần qua theo các mức độ: 0- Không đúng với tôi
chút nào cả, I- Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng, 2- Đúng
với tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng và 3- Hồn tồn đúng với tơi hoặc hầu hết thời gian là đúng Thang đo đã được thích ứng trên các khách
thé Việt Nam và báo cáo độ tin cậy tốt (Tran, Tran và Fisher, 2013) Trong
nghiên cứu nay, giá trị Alpha của Cronbach dat 0,89 - 0,84 - 0,86 va 0,91 cho
tiểu thang đo Trầm cảm, lo âu, căng thăng và toàn thang
Cuối cùng, kinh nghiệm và ý định làm việc với nhà tâm lý được thẻ hiện
qua hai câu hỏi với phương án trả lời là “có” - “không”, gồm: “4nh/chị đã từng gặp chuyên gia tâm lý đê được hô trợ khi cảm thấy bản thân có những căng thang tam ly?” va “Dé cảm ơn sự đóng góp của anh/chị cho nghiên cứu này, nêu nhóm chuyên gia tham van/tri liệu tâm lý xin tình nguyện hỗ trợ tâm lý, thì anh/chị có muôn tham gia không”)
2.3 Phân tích dữ liệu
Các dit liệu trong nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm xử lý số liệu SPSS 23.0 Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua chỉ số Alpha của Cronbach Các giá trị của thang Đánh giá thái độ với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý được so sánh dựa theo đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu thông qua kiêm định t-test hoặc qua phép phân tích mối tương quan (r) Pearson Độ lớn khác biệt trong phép so sánh giá trị trung bình được thể hiện qua giá trị d cua Cohen’s với d < 0,2: mức khác biệt nhỏ, 0,2 < d < 0,5: mức khác biệt trung bình và d > 0,5: mức khác biệt lớn (De Vellis, 2017)
Trang 6Dựa theo hướng dẫn của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, với thang Đánh giá trầm cảm - lo âu - căng thăng, điểm số của mỗi rối loạn được tính bằng cách cộng bảy item của rôi loạn đó và nhân với hai Dựa trên điểm số này, các khách thể được chia thành hai nhóm là có và không có rối loạn, theo cách tính điểm như sau:
Không có trầm cảm: 0 - 9 điểm; Có trầm cảm: 10 điểm trở lên;
Không có lo âu: 0 - 7 điểm; Có lo âu: 8 điểm trở lên;
Không có căng thắng: 0 - 14 điểm Có căng thăng: 15 điểm trở lên Cách phân loại này không tính đến mức độ rối loạn bởi phân bố cho các mức rối loạn vừa và nặng là thấp Trong nghiên cứu này, tỷ lệ khách thể có các
biểu hiện rối loạn là như sau: Trầm cảm nhẹ - 7,0%, trầm cảm vừa - 5 „7%, trầm
cảm nặng - 2,6%, trầm cảm rất nặng - 3,4%; Lo âu nhẹ - 5,6%, lo âu vừa - 9 0%, lo âu nặng - 3,8%, lo âu rất nặng - 6,5%; Căng thắng nhẹ - 6,9%, căng thắng vừa - 5,6%, căng thăng nặng - 4,2%, căng thắng rất nặng - 1,7%
2.4 Đạo đức nghiên cứu
Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (số 06/2020/CN- HĐĐĐ) Các khách thê tham gia vào nghiên cứu một cách tự nguyện và được bảo vệ danh tính cá nhân Trước khi điền vào bảng hỏi, một thành viên của nhóm nghiên cứu đã giải thích với khách thể về mục đích, phương pháp, lợi ích và rủi ro khi tham gia vào nghiên cứu, nhấn mạnh đến quyền tự do quyết định của các khách thể và quyền rời bỏ nghiên cứu bắt cứ lúc nào, cũng như cam kết về sự bảo mật thông tin cá nhân của khách thê Khách thể đồng ý ý tham gia đã ký vào bản đồng thuận tham gia trước khi trả lời bảng hỏi Mỗi bảng hỏi được gửi kèm 50.000 đồng là kinh phí hỗ trợ người tham gia do Quỹ Nafosted tài trợ
3 Kết quả nghiên cứu
Bảng 1 trình bày kết quả chung về thang Đánh giá thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp
Trang 7Bảng 1: Kết quả chung của từng item và toàn thang do Thai a6 doi voi viéc tim kiém sv tro gitip tam ly chuyén nghiép
Ménh dé M SD Tương quan Độ tin cậy của
giữa item và thang đo nêu loại
thang đo bỏ item 1 Hữu ích 4,42 l7 0,782 0,89 2 Quan trọng 4,33 1,60 0,810 0,88 3 Tốt cho sức khỏe 4,45 1,54 0,815 0,87 4 Hiéu qua 4,31 1,56 0,858 0,86 5 Có ý nghĩa 4,40 1,56 0,846 0,87 6 Được chữa lành 4,27 1,51 0,873 0,86 7 Được tăng cường sức mạnh 4,34 1,50 0,850 0,87 8 Hai long 4,40 1,45 0,868 0,86 9 Mong muốn 4.46 1,48 0,867 0,86 MHSAS 39,40 | 12,06 - -
Ghi chi: M: Diém trung binh; SD: Độ lệch chuẩn
Bảng 2: Điểm số MHSAS xét theo đặc điểm của khách thể Các đặc điểm M(SD) t/Cohen’s d 1 Giới tinh Nam (n = 394) 38,25 (11,62) | tacss = -2,22° Nữ (n= 746) 39,97 (12,25) d=0,14 2 Tuoi: r= 0,11** 3 Đã từng được trợ giúp tâm lý | Không (n= 1.068) | 39,35 (11,93) tqosi = -0,366 Có (n = 58) 39,96 (14,58) 4 Ý định gặp nhà tâm lý Không (n= 509) | 38,13 (12,21) | tạaoas = -3,148** Có (n = 613) 40,49 (11,81) d=0,20 5 Trầm cảm Không(n=924) | 39,97 (12,26) | taosp= 3,375** Cé (n= 214) 36,80 (10,99) d= 0,27 6 Lo âu Không (n=857) | 40,27 (12,21) | toes) = 4,059*** Có (n = 284) 36,82 (11,35) d=0,29 7 Căng thắng Không(n=932) | 40,23 (12,07) | taoss) = 4,938*** Có (n=211) 35,55 (11,42) d=0,40
Trang 8Bang 2 trình bày các kêt quả về giá trị của MHSAS dựa theo đặc điểm
của khách thê Két quả cho thay, nam giới có xu hướng đánh giá thấp Sự tro
giúp tâm lý chuyên nghiệp hơn nữ giới Tương quan thuận giữa tuổi đời và
điêm sô MHSAS cho thấy, các khách thể càng lớn tuổi càng thể hiện thái độ
tích cực với việc tìm kiêm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp và ngược lại Kết
quả không ghi nhận sự khác biệt giữa nhóm đã từng được hỗ trợ tâm lý so với nhóm chưa từng được hồ trợ tuy nhiên với nhóm có ý định sẽ gặp nhà tâm lý
nêu có khó khăn, họ thê hiện thái độ tích cực hơn so với nhóm không định gặp
nhà tâm lý
Cuối cùng, ở cả 3 dạng rối loạn, nhóm có những biểu hiện trầm cảm, lo âu và căng thắng có thái độ ít tích cực hơn đối với việc tìm kiếm Sự tro giup tâm lý chuyên nghiệp so với nhóm không có những biểu hiện rối loạn Ngoài ra, kết quả cũng cho thây so với các đặc điểm khác thì nhóm có những biểu hiện rồi loạn tâm lý có điểm số MHSAS thấp nhát trong nghiên cứu này
4 Bàn luận
Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu thái độ
của nhân viên y tế Việt Nam đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp Nhìn chung, các khách thể trong nghiên cứu có đánh giá tích cực đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp Tuy nhiên, đánh giá tích cực đó dường như không thực sự tương thích với ý định gặp nhà tâm lý của các
khách thể khi chỉ có 55% khách thê bày tỏ sẵn sàng gặp nhà tâm lý khi có vấn
đề cần được trợ giúp Và trong số này có 1/2 khách thé dé lại thông tin liên lạc để nhóm nghiên cứu (gồm những người làm thực hành trong lĩnh vực tham vấn tâm lý) có thể tương tác với họ Kết quả này có thể được giải thích ở nhiều góc
độ Thứ nhất, vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, khách thể không cảm thấy
họ cần được trợ giúp tâm lý nên việc dé lai thông tin liên lạc với nhà tâm lý là
không có ý nghĩa với họ Thứ hai, có thể khách thể có sự e ngại nhất định khi để lại thông tin cá nhân như số điện thoại và địa chỉ email, nhất là đối với
những người lao động trình độ cao, họ rất ý thức về việc bảo mật thông tin
Trang 9cac chién lược để bảo vệ sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế cần giải quyết
ba cấp độ chăm sóc sức khỏe: l/ cấp độ cơ bản (phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp
và nâng cao sức khỏe tâm thần - câp độ này dành cho những người không có
vấn đề về sức khỏe tâm thần), 2/ cấp độ thứ cấp (trực tiếp chăm sóc khi có van
dé, giúp đỡ các nhân viên y tế quản lý môi trường làm việc của mình - cấp độ này dành cho những người có một sô biểu hiện rối nhiễu, ở mức nhẹ, dù họ vẫn lao động được nhưng đâu đó những vân đề chưa giải quyết làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sông của họ) và 3/ câp độ phức tạp cao (theo dõi và hỗ trợ trị liệu để nhân viên y tê trở lại công viỆc - dành cho những người đã được xác định có rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở mức nặng, họ bị ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và công việc)
Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận một số kết quả quan trọng về khác biệt trong thái độ của các nhân viên y tế và được giải thích như sau:
Nữ giới thê hiện thái độ ủng hộ việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp tích cực hơn nam giới Kết quả này cũng tương đồng với những phát hiện của các tác giả trên thế giới, cả ở nhóm khách thê châu Á (Park và cộng sự, 2018) hoặc trên nhóm khách thể châu Âu (Nam và cộng sự, 2010; Rickwood và Braithwaite, 1994) Một số tác giả cho rằng, những chuẩn mực xã hội đối VỚI nam giới có thể cản trở họ trong việc nhìn nhận và bày tỏ những khó khăn về cảm xúc, đồng thời nam giới cũng có thê tập trung nhiều hơn vào sự định kiến đối với việc có vấn đề về sức khỏe tâm thần Do đó, như một cơ chế phòng vệ, họ ít có niềm tin hơn vào sự trợ giúp tâm lý (Judd, Komiti và Jackson, 2008), thậm chí có thể phủ nhận vai trò của sự trợ giúp tâm lý Những giải thích này có lẽ cũng đúng với văn hóa Á Đông khi nam giới luôn được xem là trụ cột, là biểu tượng sức mạnh tinh thần Việc họ đánh giá thấp hơn vai trò của sự trợ giúp tâm lý có thê nham tranh cho ho cam nhan ban than yếu đuối, cần nâng đỡ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới nhưng mức khác biệt là khiêm tốn (d = 0,14 trong nghiên cứu nay) Diéu nay gợi ý rằng, thay vì đào sâu vào sự khác biệt trong thái độ tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp giữa nam giới và nữ giới, những nghiên cứu trong tương lai có thể tìm kiếm các yếu tô khác để tích hợp với giới tính của khách thê (ví dụ như định kiến đối với vấn đề sức khỏe tâm thần, tự đánh giá lòng tự trọng v.v ) nhằm đánh giá một cách sâu sắc hơn những tác động của giới tính đến thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp của nhân viên y tế
Về mối liên hệ giữa tuổi đời và thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý, các nghiên cứu báo cáo những kết quả không tương đồng Ví dụ, Robb và cộng sự (2003) hay Mackenzie, Gekoski và Knox (2006) chia sẻ kết quả răng, những người lớn tuôi thường có xu hướng đánh giá cao sự trợ giúp tâm lý
Trang 10
hơn so với những người trẻ tuôi - những khám phá tương đồng với các kết quả trong bài viết này Trên nhóm khách thê là nhân viên y tế, những người có hiểu biết về chăm sóc sức khỏe con người nói chung, chúng tôi chưa tìm ra những lý giải một cách thuyết phục cho kết quả này Các nghiên cứu trong tương lai có thê tìm kiếm những yêu tố tiềm tàng đăng sau tuôi đời của khách thẻ để giải thích cho việc nhân viên y tế càng lớn tuổi càng đánh giá cao vai trò của trợ giúp tâm lý hơn người trẻ tuổi Bên cạnh đó, _Picco và cộng sự (2016) hay Park và cộng sự (2018) trong nghiên cứu trên mẫu đại trà lại tìm thấy Tăng, người trẻ tuổi có xu hướng tin tưởng vào sự trợ giúp tâm lý hơn so với người lớn tuôi
Nhìn chung, các tác giả tin răng đi kèm với tuổi của khách thể chính là những
điều kiện kinh tế - xã hội và những điều này tác động đến thái độ của khách thể đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý Ví dụ, Park và cộng sự (2018) cho rằng, việc các khách thể trẻ tuôi tin tưởng vào sự trợ giúp tâm lý hơn có thể xuất phát từ những chương trình giáo dục cộng đồng mà Hàn Quốc thực hiện trong những năm gần đây nhằm tăng cường nhận thức của người dân về vai tro của chăm sóc tâm lý Và nhóm người trẻ tuổi luôn là những người tiếp nhận các tri thức giáo dục đó nhanh nhất trong xã hội Trong khi không có khác biệt nào giữa nhóm khách thé da từng được hỗ trợ tâm lý với nhóm khách thể chưa
từng được hỗ trợ tâm lý thì kết quả cho thấy, những người có ý định sẽ gặp nhà
tâm lý (khi có khó khăn tâm lý) có thái độ tích cực với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý hơn so với những người không có ý định gặp nhà tâm lý Nhìn chung, mỗi liên hệ giữa thái độ đối với sự trợ giúp tâm lý và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý luôn được báo cáo trong các nghiên cứu theo hướng người có ít niềm tin sẽ ít tìm kiếm dịch vụ trợ giúp và người không có ý định đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả của sự trợ giúp (Wallin và cộng sự, 2017)
Cuối cùng, các khách thé có những biểu hiện trầm cảm, lo âu và căng thắng có điểm số thấp nhất về thái độ đối với việc tìm kiếm su tro giup tam ly Nghiên cứu của Jagdeo và cộng sự (2009) cũng ghi nhận rằng các khách thể có
biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm than lại có thái độ tiêu cực đối với việc tìm
kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp Trên thực tế, việc chăm sóc tâm lý đối
với những cá nhân có rối loạn sức khỏe tâm thần, đặc biệt với các dạng rối loạn
phổ biến như trầm cảm, lo âu, căng thăng, luôn được khuyến khích Việc dùng
thuốc mang lại những lợi ích làm giảm các dau hiệu bệnh, tuy nhiên thuốc không có tác dụng làm triệt tiêu nguồn gốc gây ra những rồi loạn sức khỏe tâm thần (thường xuất phát từ các sự kiện trong đời sống) Đối với những trường hợp rôi loạn nặng, khuyến khích dành cho người bệnh luôn là vừa điều trị thuốc, vừa điều trị tâm lý Sự đánh giá thấp vai trò của chăm sóc tâm lý ở
những nhân viên y tế có biểu hiện của tram cảm, lo âu, căng thắng co thé bat
Trang 11khỏe tâm thần khiến các khách thê đánh giá thấp vai trò của chăm chữa bằng tâm lý Thứ hai, các khách thê - với vai trò là nhân viên y tế - có thể tin tưởng vào việc chữa trị bằng thuốc hơn là bằng tâm lý Tuy nhiên, việc gộp các khách thể có điểm rồi loạn từ mức nhẹ đến rất nặng cũng có thể phần nào đó chưa phản ánh hết điểm số về thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý trên từng nhóm có rối loạn ở các mức khác nhau Các nghiên cứu trong tương lai có thé đào sâu hơn kết quả này thông qua các nghiên cứu định tính với nhóm có rối loạn qua nhiều phiên tham vẫn/trò chuyện lâm sàng trực tiếp với các khách thé
5 Két luận
Bài viết chỉ ra rằng trong tong thể, nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu có thái độ tương đối tích cực đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp từ các nhà tâm lý lâm sàng, các nhà tham vấn tâm lý Trong đó, khách thê là nữ giới, khách thể càng lớn tuổi, khách thê có ý định nhận sự trợ giúp tâm lý và khách thể không có các biểu hiện của trầm cảm, lo âu, căng thang là nhóm có thái độ tích cực hơn so với các nhóm còn lại Bên cạnh đó, trong tông số khách thẻ, những người được xếp vào nhóm có các biểu hiện của trầm cảm, lo âu, căng thắng là những người có điểm số về thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý thấp nhất Kết quả này là một gợi ý cho các nhà tâm lý lâm sàng, các nhà tham vấn tâm lý trong thực hành với các thân chủ (đặc biệt là với những người có trình độ đào tạo cao và làm việc trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe con người nói chung) về việc tăng cường niềm tin vào hiệu
quả của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng tâm lý trị liệu cho các thân chủ Bên cạnh đó, kêt quả này cũng gợi mở cho các nhà nghiên cứu trong tương lai về việc khám phá sâu hơn những rào cản tâm lý ngầm ân có thê hạn chế việc người lao động trí óc tìm kiêm sự trợ giúp tâm lý
Chú thích:
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài: Đánh giá hiệu quả mô hình trợ giúp tâm ý xã hội nhằm nâng cao sức khỏe tâm thân trong lao động của nhân viên y tế Việt Nam; Mã sô: 501.02-2020.01; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì; PGS.TS Bùi Thị Hong Thái làm chủ nhiệm Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1 Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-
lo-au-tram-cam-stress-dass-21/ Truy cap ngày 30/3/2021
Trang 12
Tài liệu tiếng Anh
2 Alisto M and Kinno J (2009) The important of teaching and learning resilience
in the health disciplines: A critical review of the literature Nurse Education Today Vol 29 (4) P 371 - 379
3 Almeida A.N., Gurgel E.R and Silva S.R (2013) Quality of life related to health of nurses in the operating room of clinical hospital Dr Alberto Lima Rev de Cién da Amaz 2 (1) 8
4 Bambra C., Egan M., Thomas S., Petticrew M and Whitehead M (2007) The
psychosocial and health effects of workplace reorganisation A systemic review of task restructuring interventions Journal of Epidemiology and Community Health Vol 61 P 1.028 - 1.037
5 Chandrasekara W.S (2016) Help seeking attitudes and willingness to seek psychological help: Application of the theory of planed behavior International Journal
of Management, Accounting and Economics Vol 3 (4) P 233 - 245
6 DeVellis R.F (2017) Scale development: Theory and applications Los Angeles: SAGE
7 Hammer J.H and Parent M.C and Spiker D.A (2018) Mental help seeking
attitudes scale (MHSAS): Development, reliability, validity, and comparison with the ATSSPH-SF and IASMHS-PO Journal of Counseling Psychology Vol 65 P 74 - 85 DOT: 10.1037/cou0000248
8 Henry J.D and Crawford J.R (2005) The short-form version of the depression
anxiety stress scales (DASS-21): Construct validity and normative data in a large non-clinical sample The British Journal of Clinical Psychology 44 (Pt 2) 227 - 39
DOI: 10.1348/014466505X29657 PMID: 16004657
9 Hillier D., Fewell F., Cann W and Shephard V (2005) Wellness at work: enhancing the quality of our working lives International Review of Psychiatry Vol 17 P 419 -
431
10 Ibrahim N., Amit N., Shahar S., Wee L.H., Ismail R., Khairuddin R., Siau C.S and Safien A.M (2019) Do depression literacy, mental illness beliefs and stigma
influence mental health help-seeking attitude? A cross-sectional study of secondary school and university students from B40 households in Malaysia BMC Public Health Vol 19 (4) P 1 - 8 DOI: 10.1186/s12889-019-6862-6
11 Ingram P.B., Lichtenberg J.W and Clarke E (2016) Self-stigma, personality traits, and willingness to seek treatment in a community sample Psychological Services
Vol 13 P 300 - 307
Trang 1313 Judd F., Komiti A and Jackson H (2008) How does being female assist help-
seeking for mental health problems? Australian and New Zealand Journal of
Psychiatry Vol 42 P 24 - 29
14 Mackenzie C.S., Gekoski W.L and Knox V.J (2006) Age, gender, and the
underutilization of mental health services: The influence of help-seeking attitudes Aging and Mental Health Vol 10 P 574 - 582
15 Mackenzie C., Knox V., Gekoski W and Macaulay H (2004) An adaptation and extension of the attitudes toward seeking professional psychological help scale Journal of Applied Social Psychology Vol 34 P 2.410 - 2.435
16 McDaid D., Curran C and Knapp M (2005) Promoting mental well-being in the workplace: a European policy perspective International Review of Psychiatry Vol 7
(5) P 365 - 373
17 Nam S.K., Chu H.J., Lee M.K., Lee J.H., Kim N and Lee S.M (2010) A meta- analysis of gender differences in attitudes toward seeking professional psychological
help Journal of American College Health Vol 59 P 110 - 116
18 Neves H.C.C., Souza A.C.S., Medeiros M., Munari D.B., Ribeiro L.C.M and
Tipple A.F.V (2011) Security of nursing staff and determining factors for adherence to personal protective equipment Rev Lat Am de Enf Vol 19 (2) P 8
19 Nguyen N.A., Le T.T.X., Le T.H., Vu T.A and Nguyen V.T (2020) Occupational stress among health worker in a National dermatology hospital in Vietnam, 2018
Front Psychiatry Vol 10 (950) DOI: 10.3389/fpsyt.2019.00950
20 O’Connor P.J., Martin B., Weeks C.S and Ong L (2014) Factors that influence young people’s mental health help-seeking behaviour: A study based on the health
belief model Journal of Advanced Nursing Vol 70 P 2 577 - 2 587
21 Park S., Jeon M., Lee Y., Ko Y.M and Kim C.E (2018) Influencing factors of attitudes toward seeking professional help for mental illness among Korean adults International Journal of Social Psychiatry Vol 64 (3) P 286 - 292
22 Picco L., Abdin E., Chong S.A., Pang S., Shafie S., Chua B.Y., Subramaniam,
M (2016) Attitudes toward seeking professional psychological help: Factor structure and socio-demographic predictors Frontiers in Psychology Vol 7 P 547
23 Rickwood D.J and Braithwaite V.A (1994) Socialpsychological factors affecting help-seeking for emotional problems Social Science and Medicine Vol 39
P 563 - 572
24 Robb C., Haley W., Becker M., Polivka L and Chwa H (2003) Attitudes
towards mental health care in younger and older adults: similarities and differences
Ag Ment Health Vol 7 P 142 - 152
25 Tran T.D., Tran T and Fisher J (2013) Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a
Trang 14
rural community-based cohort of northern Vietnamese women BMC Psychiatry
Vol 13 (24) P 1 - 7 DOI: 10.1186/1471-244X-13-24 PMID: 23311374 PubMed Central PMCID: PMC3566910
26 Vasconcelos S.C., Lopes de Souza S., Botelho Sougey E., de Oliveira Ribeiro E.C., Costa do Nascimento J.J., Formiga M.B., Batista de Souza Ventura L., Duarte
da Costa Lima M., Silva A.O (2016) Nursing staff members mental’s health and factors associated with the work process: An integrative review Clin Pract Epidemiol
Mental Health Vol 12 P 167 - 176 DOI: 10.2174/1745017901612010167
27 Wallin E., Maathz P., Parling T and Hursti T (2017) Self-stigma and the
intention to seek psychological help online compared to face-to-face J Clin Psychol P.1 - 12
28 Wang P.S et al (2007) Telephone screening, outreach, and care management
for depressed workers and impact on clinical and work productivity outcomes: A
randomized controlled trial Journal of the American Medical Association Vol 298 (12)