Làng Đăm và lễ hội làng Đăm xã Tây Tựu pdf

6 2.7K 16
Làng Đăm và lễ hội làng Đăm xã Tây Tựu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làng Đăm Tây Tựu I. Sự hình thành phát triển Xã Tây Tựu là một vùng đất cổ, có lịch sử tồn tại phát triển từ rất lâu đời. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, theo quốc lộ 32 Hà Nội – Sơn Tây đến ngã tư Nhổn rẽ phải theo đường 70 là đến địa phận làng Đăm. Làng Đăm thuộc Tây Tựu, là một trong 21 của huyện Từ Liêm. Phía Bắc là các Thượng Cát Liên Mạc, phía Nam giáp Xuân Phương, phía Đông giáp Minh Khai Phú Diễn – huyện Từ Liêm. Phía Tây giáp các Tân Lập huyện Đan Phượng Di Trạch huyện Hoài Đức – Hà Nội. gồm 3 thôn: thôn Thượng ( thôn 1), thôn Trung (thôn 2), thôn Hạ (thôn 3). Tên gọi của từ trước đến nay đã thay đổi nhiều lần vì nhiều lí do khác nhau đã có nhiều sách nói tới. Theo các sách đó thì Tây Tựu có tên nôm là làng Đăm, xưa gọi là Tây Đàm, vì kiêng húy vua Thế Tông đổi thành Tây Đam, đến nhà Nguyễn vì kiêng quốc húy nên gọi là Tây Tựu. Vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) sau cuộc cải cách hàng chính, Tây Tựu thuộc tổng Tây Tựu huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội. Tên nôm làng Đăm cũng xuất hiện từ đấy. Làng Đăm được thiên phú cho một vị thế đẹp. Phía Bắc là dòng sông Nhuệ chảy về uốn lượn quanh co ở phía Tây rồi vòng lên trước Miếu xuôi dòng về hướng Đông Nam. Phía Nam có ngọn núi Đống Chay chầu về tạo nên miền đất có thế “Rồng cuộn hổ chầu”. Theo quan niệm xưa, đây là miền đất tụ linh tụ phúc, trải qua ngàn đời hun đúc lên miền quê Đăm văn hiến. Nơi đây con người thiên nhiên – những tác phẩm bất hủ của tạo hóa đã hòa hợp làm một để tạo nên một làng Đăm đầy chất thơ mộng hữu tình. Làng Đăm có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp. Dòng sông Nhuệ chảy qua làng đem nguồn nước tưới mát cho cánh đồng thẳng cánh cò bay. Từ lâu người dân làng Đăm đã chuyển từ thâm canh lúa 1 sang trồng rau, hoa trở thành một trung tâm cung cấp rau, hoa cho thị trường Hà Nội khu vực. Với tinh thần lao động cần cù chịu khó, người dân nơi đây không chỉ đơn thuần sản xuất ra sản phẩm mà còn là người trực tiếp đem những sản phẩm của mình đi tiêu thụ ở các thị trường xa. Chính điều kiện ấy đã giúp họ có một cách nhìn mới trong định hướng phát triển nền kinh tế gắn với thị trường. Đây là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế mang tính nông – thương của người dân làng Đăm, nâng nó lên hòa vào nền kinh tế thị trường, góp phần cải thiện hơn nữa đời sống dân cư. II. Đình, Miếu làng Đăm Người dân Tây Tựu sống thủy chung,tôn trọng đạo lí uống nước nhớ nguồn. Từ khi có làng là có Miếu, có Đình.Xã Tây Tựu gồm có 3 thôn: thôn Thượng có Miếu, thôn Trung có Đình thôn Hạ thờ Đào Trường Hiệu Thổ Lệnh Bạch Hạc Tam Giang Đại Vương – người có công trong việc đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vương triều Hùng. Đình Đăm tọa trên khu đất cao ráo, thoáng đãng giữa thôn Trung Tây Tựu, sát dòng sông Pheo, hướng chính của đình quay về phía Tây. Toàn 2 thể khu đình là một tổng thể kiến trúc đặc sắc với quy mô bề thế trên một diện tích đất gần hai mẫu Bắc Bộ. Đình được xây dựng từ thời Lê, do bà Nguyễn Thị Tính - một phụ nữ tài sắc của quê hương đã trở thành cung phi thứ 8 (vợ vua Thế Tông) - cho dân lấy gỗ, kén thợ giỏi ở kinh đô về Tây Tựu xây dựng đình làng. Phía trước đình là ao hình vuông, rồi đến hai lầu chính ngự, bốn nhà phương đình vuông hai dãy tả hữu mạc dẫn vào khu đình. Dọc hai bên tả hữu có thủy đình, nhà hậu, văn chỉ, từ vũ hai xưởng thuyền. Các kiến trúc này được định vị từ thời Trung Hưng có bóng dáng của kiến trúc cung đình. Theo quan niệm truyền thống, miếu là nơi ngự của thần hoàng làng nên thường có quy mô kiến trúc nhỏ hơn. Miếu Tây Tựu xây dựng sát bờ sông cách đình khoảng 1000m. Vị trí này rất hợp với các đám rước trọng thể, đưa vị thành hoàng từ Miếu về Đình cuộc thi bơi thuyền trong những ngày hội hàng năm của địa phương. Đình, Miếu Tây Tựu đã được bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993. 3 Đầu năm 2012 vừa qua, đình làng Đăm đã được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến cấp Thành phố. III. Hội bơi Đăm “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” Là những câu ca dao quen thuộc. Hội bơi Đăm được tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 3 âm lịch, chính hội là ngày 10 tháng 3. Cứ 5 năm lại tổ chức thi bơi thuyền giữa 3 thôn trong xã. Cuộc đua tiến hành bơi 6 vòng trong 2 ngày mồng 10 11, sáng bơi 2 vòng, chiều bơi 1 vòng. Đến chiều ngày 11 thì kết thúc. Sau loạt pháo tiếng chiêng trống báo hiệu ngai thánh đã yên vị, các thuyền đua tập trung trước thủy tọa. Dưới sông, cách thủy tọa vài mét có một cột cờ treo lá cờ đại. Sau khi các thuyền đã tập trung vào vị trí, cờ lệnh được phất, cuộc bơi dạo bắt đầu. Đây chỉ là bơi biểu diễn, do đó các thuyền không ganh đua vội mà cố bơi thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn người xem. Sau khoảng thời gian 15 – 20 phút, các thuyền đều trở về đông đủ, cuộc đua chính thức bắt đầu. Các thuyền hướng mũi vào nhà thủy tọa, 3 hồi chiêng trống báo hiệu các thuyền chuẩn bị vào lễ thánh để thi bơi. Sau lễ bái yết thánh, các thuyền vào vị trí xuất phát. Thuyền của 3 thôn được xếp xen kẽ nhau sẵn sàng chờ lệnh. Một tràng pháo dài được đốt báo hiệu phút quyết định 4 sắp đến, tất cả các chỉ huy trai bơi trên thuyền đều hướng sang hai cụ già cầm cờ lệnh, mọi người cúi rạp xuống. khi lá cờ được chém mạnh xuống là lúc các thuyền bật lên, lao đi. Tiếng chiêng, trống đổ hồi, người trên bờ cũng nhoài người ra hô hào để cổ vũ. Trong 2 ngày đua thuyền, những lúc ngừng cuộc đua dưới sông, trên mặt đất diễn ra trò thả chim, thi cờ bỏi nhất là chọi gà. Đây là một vùng có truyền thống nuôi gà chọi rất nổi tiếng, có những cặp gà được đưa ra thi đấu ở nhiều nơi. Đây cũng là nơi có truyền thống đô vật với các đôi vật lừng danh như Hương Thìn, Bếp Quý, Ba Oe,…. Ban đên có đốt pháo bông hát chèo. Ngày 11, hội thi tiếp tục với buổi sáng 2 vòng buổi chiều kết thúc trao giải. Thuyền được giải còn có vinh dự rước ngai thánh về miếu Thượng. Bởi vì theo phong tục người xưa: Thánh đi bộ về thủy. Do vậy 2 thuyền được giải được đưa thánh về ngự tại cung của Ngài vào ngày 11 của lễ hội. Ngày hội kết thúc trong không khí vui mừng phấn khởi của toàn thể dân làng. Bơi Đăm vui khỏe, đẹp, hấp dẫn, độc đáo, nổi tiếng của Hà Nội miền Bắc. Bơi Đăm là một môn thể thao văn hóa cổ truyền, độc đáo khác hẳn với 5 bất kì bơi chải ở bất kì nơi nào, là lễ hội văn hóa truyền thống rất đẹp cần được bảo vệ duy trì mãi mãi. 6 . Làng Đăm xã Tây Tựu I. Sự hình thành và phát triển Xã Tây Tựu là một vùng đất cổ, có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu. lộ 32 Hà Nội – Sơn Tây đến ngã tư Nhổn rẽ phải theo đường 70 là đến địa phận làng Đăm. Làng Đăm thuộc xã Tây Tựu, là một trong 21 xã của huyện Từ Liêm.

Ngày đăng: 16/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan