Vì vậy, các doanh nghiệp cần giải quyết song song hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường bằng những việc làm cụ thể như: Đánh giá tác
Trang 1TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
HẠCH TOÁN MÔI TRƯỜNG
GVHD: T.S Võ Đình Long Lớp: ĐHMT5B
Sinh viên thực hiện:
1 Dương Thị Minh Thùy 09072891
2 Phạm Vũ Thanh Thảo 09090001
3 Lê Thị Mỹ Hạnh 09153961
Tp HCM, tháng 11, năm 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường và quý thầy cô viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường và đặc biệt là thầy T.s Võ Đình Long đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này và toàn thể thầy cô Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng em trong thời gian qua, tạo cơ sở lí luận vững chắc cho chúng em hoàn thành đề tài này Tuy nhiên do đây là đề tài khó nên không thể tránh khỏi những sai sót mong được cô thầy nhận xét, đánh giá để lần sau thực hiện được tốt hơn
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài này và sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm đề tài
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
MỤC LỤC
1.1
3.1
3.2 Sự khác nhau giữa hạch toán MT và kiểm toán MT 14
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường là vấn đề của toàn cầu Ở giai đoạn hiện nay, các nước muốn thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững cần thiết phải thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách của từng doanh nghiệp, từng cấp, từng ngành và từng quốc gia Bất cứ một ngành kinh tế nào, sự phát triển của nó cũng gắn liền với môi trường
Về lâu dài, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường sẽ là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cần giải quyết song song hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường bằng những việc làm cụ thể như: Đánh giá tác động môi trường, nộp thuế môi trường, phân loại và xử lý chất thải, giảm thiểu chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, cắt giảm chi phí về rác thải Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt và gay gắt, không ít doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, có những quyết định, hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường; sau đó bị trả giá bằng việc người tiêu dùng và xã hội tẩy chay sản phẩm Điều này buộc các doanh nghiệp phải xét đến việc kiểm toán môi trường và hạch toán môi trường
Vì những lẽ trên, nhóm chúng em tìm hiểu đề tài “kiểm toán môi trường và hạch toán môi trường” để góp phần hiểu rõ hơn về vấn đề trên
Trang 5NỘI DUNG
1 KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm kiểm toán môi trường
Khái niệm kiểm toán môi trường bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thập kỷ 80 sau hàng loạt các thảm hoạ môi trường xảy ra tại Anh và Mỹ:
“Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá
có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường đó hoạt động tốt”
Đứng trên phương diện khoa học kiểm toán thì kiểm toán môi trường
là sự kết hợp giữa kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; kiểm toán môi trường là bước phát triển cao hơn của kiểm toán hoạt động
1.2 Các khó khăn trong việc kiểm toán môi trường ở nước ta hiện nay
Từ khi thành lập ngành đến nay chúng ta mới chỉ tiến hành một cuộc kiểm toán hoạt động duy nhất đó là cuộc kiểm toán quản lý và sử dụng phí đường bộ; đồng thời đến nay chúng ta vẫn chưa ban hành quy trình hướng dẫn đối với kiểm toán hoạt động
Chúng ta chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường của quốc gia (thông tin về số tài nguyên mà quốc gia đã có; số tài nguyên đã
sử dụng từng năm; các công nghệ xử lý nước thải, danh sách các công ty vi phạm về môi trường…) đây là kênh thông tin hết sức quan trọng có thể hỗ trợ cho các kiểm toán viên rất nhiều trong hoạt động kiểm toán, ví dụ như các kiểm toán viên có thể đưa ra những khuyến cáo của mình trong việc sử dụng khai thác các tài nguyên, hướng dẫn giai quyết, xử lý, sử dụng trong các năm tiếp theo
Trang 6Công tác đào tạo cán bộ các kiến thức về kiểm toán môi trường của Kiểm toán Nhà Nước Việt Nam còn rất hạn chế do đó chưa xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp
Chúng ta chưa xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với hoạt động kiểm toán môi trường.Với ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng
to lớn của môi trường không chỉ cuộc sống của chúng ta mà cả nền kinh tế Việt Nam thì có thể nói hoạt động kiểm toán môi trường tất yếu có thể hoạt động kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà Nước Việt Nam Với hy vọng trong tương lai gần, khi mà chúng ta có những quy định pháp lý cụ thể cho hoạt động kiểm toán môi trường, các kiểm toán viên mà chúng ta được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp…thì cơ quan kiểm toán Nhà nước Việt Nam sẽ
là một trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường
2 HẠCH TOÁN MÔI TRƯỜNG
2.1 Khái niệm
Hạch toán môi trường hay còn gọi là hạch toán xanh, hạch toán tài nguyên là việc tính đủ các chi phí liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường vào giá thành của sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp Với cấp độ quốc gia, hạch toán môi trường là việc xác định dưới dạng hiện vật và tiền tệ của việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sự thay đổi của trạng thái môi trường trong quá trình hoạt động của nền kinh tế
2.2 Sự cần thiết phải có hạch toán môi trường
Hạch toán môi trường rất cần thiết với những quốc gia có tốc độ tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và những ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao như nước ta Nó cho phép đánh giá được tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế có tính đến tác động và hậu quả về môi trường Chúng ta cũng có thể biết, nếu tính toán đầy đủ khấu hao
Trang 7nguồn vốn thiên nhiên vào trong hạch toán kinh tế quốc dân thì kết quả thực của hoạt động kinh tế thấp hơn bao nhiều phân trăm so với cách tính GDP truyền thống Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được trên thực tế, nền kinh tế phát triển dựa vào nguồn tài nguyên ở mức độ nào Từ
đó, cân nhắc khi xem xét các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai sao cho hợp lý và bền vững hơn Mặt khác, biết được các chỉ số liên quan tới môi trường là rất quan trọng Các thông tin về tổng lượng tiêu thụ năng lượng, tổng lượng chất thải ô nhiễm hàng năm… cho thấy sức ép
về việc sử dụng nguồn tài nguyên và tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh tế gây ra Số liệu về tốc độ tiêu thụ cho thấy không lâu nữa, quốc gia sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được Từ đó, gợi ra những chính sách quản lý môi trường cần thiết nhằm sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn hoặc tăng cường kiểm soát lượng chất thải ô nhiễm
Mặc dù hạch toán môi trường đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các nước lân cận như Philipin, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước nhưng vấn đề này còn rất mới ở Việt Nam Việc
áp dụng hạch toán môi trường gặp nhiều khó khăn vì có quá ít chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu tổng quan về vấn đề này Nguồn số liệu – cơ sở
để thực hiện hạch toán môi trường còn thiếu Số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng là đầu vào của sản xuất tuy có được hạch toán nhưng chưa đầy đủ Chưa cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường Sở dĩ như vậy
vì chi tiêu cho hoạt động này của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và được phân bổ cho nhiều bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản… Các công
cụ kinh tế trong quản lý môi trường như: thuế tài nguyên, phí ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biết Các doanh nghiệp,tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm chưa buộc phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí
Trang 8Để từng bước áp dụng hạch toán môi trường, việc đầu tiên nên làm là thể chế hoá việc áp dụng hoạch toán môi trường, biến công việc này trở thành một bộ phận của hệ thống hạch toán, thống kê chính thức và bắt buộc trong hệ thống báo cáo thông tin kinh tế, xã hội ở cấp độ vĩ mô Bên cạnh
đó, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê về môi trường, liệt
kê những số liệu Việt Nam đã có điều kiện cấp nhật thường xuyên, những số liệu còn thiếu và những số liệu chưa có điều kiện thu thập Từ đó xây dựng một kế hoạch và trình tự hoàn thiện dần hệ thống số liệu thống kê cần thiết
về môi trường
Trong giai đoạn đầu, có thể áp dụng hạch toán môi trường thử nghiệm với một số tài nguyên như: thuỷ sản, hải sản, dầu khí, đất đai là những tài nguyên quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay
2.3 Hạch toán Quản lý Môi trường (EMA)
Hạch toán Quản lý Môi trường (Enviroment Management Accounting
- EMA) rất rộng EMA không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất để hạch toán dòng nguyên liệu và năng lượng cũng như hạch toán chi phí môi trường nhằm nhận dạng và giảm thiểu các chi phí môi trường ẩn, EMA còn
sử dụng để đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình trang trại, cũng như có thể sử dụng EMA một cách rộng rãi hơn để đánh giá quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế
-xã hội
Hạch toán Quản lý Môi trường là một lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường, nhằm hướng dẫn các DN, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên do con người tạo
ra mọt cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống
Trang 9EMA bao gồm cả thước đo về tiền tệ, hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các hợp đồng kinh doanh, hợp đồng đầu tư có liên quan đến môi trường của các DN, các chủ đầu tư
Đã có nhiều tài liệu giới thiệu về EMA do các tổ chức trên thế giới phát hành, trong đó, có những tài liệu hướng dẫn do các cơ quan chính phủ phát hành như Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ, Bộ môi trường Nhật Bản, Bộ Môi trường Cộng hòa liên bang Đức, Ủy ban của Cộng đồng châu
Âu (EC) cũng đưa ra các quy định mang tính chỉ đạo và hướng dẫn một số nội dung về chi phí liên quan đến môi trường trong kế toán tài chính và lập báo cáo tài chính Một số tổ chức khác như Envirowise của Vương quốc Anh, Tổ chức Môi trường Canada, các trung tâm, viện nghiên cứu và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều hướng dẫn cho việc đánh giá và lập báo cáo về các chi phí liên quan đến môi trường
EMA được thảo luận chính thức đầu tiên trên diễn đàn quốc tế vào năm 1998 tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Phát triển bền vững Kể từ đó đến nay, EMA đã được phổ biến tại rất nhiều quốc gia và đã áp dụng tại hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới Một vài dự
án liên quan đến EMA tiêu biểu trên thế giới có thể kể như:
Dự án "Tiếp cận về mối liên quan giữa giảm thiểu chất thải và chi phí môi trường" do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Môi trường và Quản lý nguồn nước Áo (AFEW) quản lý; Dự án "Sáng kiến Hạch toán Môi trường" do Cục Môi trường (Vương quốc Anh) quản lý; Dự án "Hướng dẫn về quản lý chi phí môi trường" do Cục Môi trường - Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên
và An toàn phóng xạ (CHLB Đức) quản lý; Dự án "Thúc đẩy tích hợp Hạch toán Môi trường và các hệ thống báo cáo" do Cục Môi trường Nhật Bản (JEA) quản lý; Dự án "Hạch toán Môi trường" do Văn phòng Ngăn ngừa ô nhiễm và độc hại (US EPA OPPT) - Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quản lý; Dự án "Hạch toán quản lý môi trường" do Bộ Môi trường Ôxtrâylia quản lý; Dự án "Chuyển giao công nghệ liên quan đến môi trường tại lưu vực
Trang 10sông Danube" do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) quản lý
Trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Dự án "Hạch toán Quản lý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" EMA-SEA tại 4 nước Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam từ tháng 11/2003 đến tháng 08/2007 Cơ quan tài trợ Dự án là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, cơ quan quản lý và điều hành dự án là Tổ chức Xây dựng Năng lực quốc tế (InWent) Các đối tác chính của dự án là Trung tâm Quản lý bền vững (CSM), đối tác khu vực là Hội Bảo vệ Môi trường châu Á (ASEP) và các đối tác phối hợp ở các quốc gia Dự án tập trung vào việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng EMA cho các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan tại các nước để sau khi kết thúc dự án có thể nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến EMA cho các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững Cách đây khoảng 5 năm, tại Việt Nam, EMA mới ở giai đoạn khởi đầu áp dụng và phổ biến
Dự án EMA-SEA "Hạch toán Quản lý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" là Dự án đầu tiên phổ biến EMA tại Việt Nam Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam là đối tác quốc gia của Dự án này Phương án tiếp cận của Dự án EMA-SEA tại Việt Nam cũng như tại Thái Lan, Inđônêxia, Philippin bao gồm 6 bước như sau: Hội thảo thông tin; Dự
án EMA điển hình tại các doanh nghiệp; Xây dựng tài liệu đào tạo; Hội thảo đào tạo EMA và đào tạo EMA qua máy tính; Đào tạo giảng viên EMA; Phổ biến EMA Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, áp lực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ phải tối thiểu hóa các chi phí sản xuất, mà còn phải chú ý đến các yêu cầu về sử dụng hợp lý tài nguyên để giảm thiểu chất thải Cần nhận thức được rằng việc giảm thiểu chất thải sẽ cho phép doanh nghiệp thu được các khoản tiết kiệm hay các khoản doanh thu môi trường
Trang 11Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của EMA và những lợi ích
mà nó mang lại, EMA rõ ràng là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này
2.4 Hạch toán môi trường và việc áp dụng ở Việt Nam
Chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020
là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội Nhà nước quan tâm và ban hành ngày càng nhiều các quy định mang tính pháp lý để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế,
xã hội, đồng thời, cũng là để hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường
Nhiều quy định luật pháp đòi hỏi các DN, các nhà đầu tư phải tiến hành đánh giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trường trước khi thực hiện các dự án Để thực hiện các quy định pháp lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng môi trường trong hợp đồng kinh doanh của các DN và trong triển khai các dự án đầu tư Yêu cầu đặt ra
và đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp đồng của công ty
Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung, các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán và thực tế của hợp đồng chưa cung cấp và đáp ứng được những thông tin cần thiết về các chi phí liên quan đến môi trường theo các yêu cầu cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo tài chính Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do