1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ở huyện Yên Lập.

29 526 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 251 KB

Nội dung

Luận Văn: Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ở huyện Yên Lập.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam -một quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tếtrong những năm gần đây là khá cao và ổn định (8,5%).Trong xu hướng hộinhập toàn cầu hiện nay Việt Nam đang khẳng định được vị thế của chínhmình.Tuy nhiên khoảng 10 năm trở về trước (trước những năm 1998) thìViệt Nam mới chỉ là một nước còn nghèo, lạc hậu và là quốc gia có tỷ lệ hộnghèo cao trong khu vực cũng như trên thế giới.Vậy trước tình hình đó Đảngvà nhà nước ta đã làm gì để có được như ngày hôm nay?

Trước hết chúng ta phải kể đến các chính sách, các chương trình màĐảng và Nhà nước đã thực hiện thành công như: chương trình 135, chươngtrình mục tiêu, chương trình xoá đói giame nghèo…… Việc thực hiện thànhcông các chương trình đã đề ra mà Việt nam đang dần tiến lên thành mộtnước công nghiệp trong năm 2010 đóng góp to lớn nhất là chương trình 135của thủ tướng chính phủ đã ban hành và ấp dụng năm 1998 Đây là mộtchương trình đầu tư thực sự hiệu quả.Nó đã góp phần thay đổi diện mạonông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, xoá được nạn mù chữ, gópphần chăm sóc sức khoẻ, dịch bệnh cho nhân dân thong qua việc đầu tư xâydựng các trạm y tế xã, y tế cộng đồng.Chương trình đã giúp các xã đặc biệtkhó khăn đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội, giảm dần khoảng cách chênhlệch giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa Đây là chương trình xoáđói giảm nghèo thành công nhất ở Việt nam, có cách tiếp cận toàn diện,phương pháp xác định đối tượng khá rõ rang.chính vì nhận thấy được hiệuquả mà chương trình 135 đem lại là vô cùng to lớn nên tỉnh Phú Thọ đã tiếnhành đầu tư theo chương trình 135 theo nghị quyết số 17-NQ/TƯ ở tỉnhmình với mục tiêu xoá ược đói và giảm được nghèo ở 31 xã đặc biệt khókhăn thuộc khu vưc III của tỉnh Và huyện Yên Lập là huyện có nhiều xã đặc

Trang 2

biệt khó khăn nhất của tỉnh đã thực hiện thành công chương trình này Đểthấy được hiệu quả mà chương trình đem lại cho huyện Yên Lập nói riêngvà cho tỉnh Phú THọ nói chung , em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên

cứu khoa học của mình là : "Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ởhuyện Yên Lập”

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu của mình em xin chân thành cảmơn sự giúp đỡ tận tình của Ths Nguyễn Thị Ái Liên

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135I Mục tiêu của chương trình 135

1 Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ởcác xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện đểđưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậmphát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảmtrật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

2 Mục tiêu cụ thể:

A) Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000:

Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4 5% hộ nghèo.

Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớntrẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểmnghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã;phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin.

B) Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vàonăm 2005.

- Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng,tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ độngvận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh

Trang 4

xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinhkinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.

II Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện

1 Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùngsâu, vùng xa, trước hết phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực của từng hộ giađình và sự giúp đỡ của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhànước để khai thác nguồn lực tại chỗ về đất đai, lao động và các điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội trong vùng, tạo ra bước chuyển biến mới về sản xuấtvà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.

2 Nhà nước tạo môi trường pháp luật và các chính sách phát triển kinhtế - xã hội, ưu tiên đầu tư vốn ngân sách, nguồn vốn thuộc các chương trình,dự án trên địa bàn và nguồn vốn viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tếđầu tư cho vùng các xã đặc biệt khó khăn.

3 Việc thực hiện chương trình phải có giải pháp toàn diện, trước hết làtập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng nôngthôn; đồng thời thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội trong vùng.4 Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành có tráchnhiệm giúp các xã thuộc phạm vi chương trình; khuyến khích các tổ chứcchính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, cácdoanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đồng bào Việt nam ởnước ngoài Tích cực đóng góp, ủng hộ thực hiện chương trình.

Trang 5

III Phạm vi và nhiệm vụ của chương trình1 Phạm vi

- Trong 1.715 xã thuộc diện khó khăn, Trung ương lựa chọn khoảng1.000 xã (có danh sách kèm theo) thuộc các huyện đặc biệt khó khăn để tậptrung đầu tư thực hiện theo chương trình này Những xã còn lại được ưu tiênđầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án, chươngtrình phát triển khác.

- Thời gian thực hiện chương trình từ năm 1998 đến năm 2005.

2 Nhiệm vụ

- Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chứchợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở nhữngnơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiệnđể đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến,tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tạichỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống,từng bước phát triển sản xuất hàng hóa.

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất vàbố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệthống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ.

- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xâydựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.

Trang 6

- Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng caotrình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tếxã hội tại địa phương.

IV Một số chính sách chủ yếu 1 Chính sách đất đai:

Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện giao đất giao rừngvà cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với công tác định canh, địnhcư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất,ổn định đời sống

A) ở miền núi, nơi có dự án bảo vệ, trồng rừng, hộ nông dân được nhậnkhóan bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, được giao đất đểtrồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về"mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5triệu ha rừng" Mức diện tích giao khoán tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địaphương, do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

B) ở những nơi nông dân không có đất hoặc có quá ít đất để sản xuấtnông lâm nghiệp, giải quyết theo hướng sau đây:

- ở những tỉnh còn đất hoang hóa có thể khai hoang để phát triển sảnxuất nông lâm nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ đầu tư việc khai hoang, phục hóagiao đất cho dân sản xuất.

- Giao cho nông, lâm trường quốc doanh và nông, lâm trường quân độiđóng trên các địa bàn, có trách nhiệm tiếp nhận đồng bào không có đất, đồngbào du canh, du cư và giao khoán đất cho đồng bào sản xuất.

Trang 7

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện các chính sách khuyến khích cáctổ chức nông, lâm nghiệp ngoài quốc doanh tiếp nhận, giải quyết việc làmcho các hộ nông dân nghèo.

Nhà nước dành khoản vốn đầu tư để mở mang một số vùng kinh tếmới, chủ yếu để tiếp nhận những hộ nông dân nghèo đến sản xuất bao gồmcác vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây Nguyên, Bình Thuận và một số vùngkhác có điều kiện Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trìcùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng phối hợp với ủy ban nhândân các tỉnh có liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ này.

2 Chính sách đầu tư, tín dụng:

A) Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâmnghiệp Nơi có thể làm thủy lợi để phát triển lúa nước thì Nhà nước dùngvốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ở một số địabàn vùng cao, đặc biệt khó khăn không có ruộng nước thì Nhà nước hỗ trợkinh phí để làm ruộng bậc thang, giúp đồng bào có điều kiện sản xuất lươngthực tại chỗ.

B) Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiếtyếu phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân thuộc vùng các xãđặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31tháng 3 năm 1998 của Chính phủ.

C) Các hộ gia đình được giao đất, giao rừng để trồng cây công nghiệp,cây lấy quả, cây đặc sản, cây làm thuốc và sản xuất lâm nghiệp được hưởngchính sách theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về "Mục tiêu, nhiệm vụ, chínhsách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng".

Trang 8

D) Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liênquan trên địa bàn phải dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình này Cáchộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàngngười nghèo và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất

Đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi chương trình nàytập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực tại chỗ để thực hiện chương trình.Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển chung toàn vùng, Nhà nước còn hỗ trợvốn để thực hiện các nội dung công việc sau:

- Xây dựng các trung tâm cụm xã bằng nguồn vốn từ chương trình mụctiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển hệ thống giao thông: Mỗi huyện được cấp 01 máy san ủi, 01xe ben, 01 xe lu Nhà nước hỗ trợ thuốc nổ, xi măng, sắt, thép để làm ngầm,cầu, cống và lương thực để làm đường giao thông nông thôn.

- Xây dựng công trình điện: ở nơi có điều kiện, Nhà nước hỗ trợ đầu tưlàm lưới điện đến trung tâm cụm xã theo quy hoạch, phù hợp với khả năngđầu tư từng thời gian ở nơi có điều kiện làm thủy điện nhỏ, Nhà nước hỗ trợnhân dân một phần kinh phí và cho vay tín dụng đầu tư để phát triển.

- Những nơi khó khăn về nguồn nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ mộtphần kinh phí để xây dựng một số điểm cung cấp nước tập trung, phù hợpvới quy hoạch dân cư.

E) Nhà nước khuyến khích thành lập các tổ, nhóm liên gia để giúp đỡlẫn nhau trong sản xuất, đời sống, vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn tíndụng trong nông thôn.

G) Đồng bào trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độchăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh ở các cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền

Trang 9

theo quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chínhphủ.

3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

A) Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã,bản, làng, phum, soóc để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất,quản lý hành chính và khả năng quản lý sử dụng các nguồn tín dụng nôngthôn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

B) Các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trườnghọc được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm và miễn học phí.

C) Các xã đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi chương trình chọn mỗi xãmột số hộ nông dân sản xuất giỏi để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ làm côngtác khuyến nông, khuyến lâm tại địa phương và được hưởng trợ cấp từ kinhphí khuyến nông, khuyến lâm.

D) Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con, em đồng bàodân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phinông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

4 Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đóng góp của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình:

- Ban chỉ đạo thực hiện chương trình làm việc cụ thể với các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có điều kiện, trước mắt là: Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐàNẵng, Khánh Hòa để phân công các tỉnh, thành phố này trực tiếp đảm nhậngiúp đỡ một số xã thuộc chương trình, tập trung vào các nội dung: hỗ trợkinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động lực lượng cán bộ của địa phươngmình đến giúp các xã

Trang 10

- Giao mỗi Bộ, ngành trung ương giúp đỡ một số xã, đồng thời phân côngcác doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, mỗi doanh nghiệp giúp đỡ một số xã.Các Bộ, ngành và các doanh nghiệp có kế hoạch tiết kiệm chi tiêu và huy độngđóng góp tự nguyện của các cán bộ, công nhân viên để có kinh phí hỗ trợ cácxã này.

- Giao Bộ Quốc phòng xây dựng các vùng kinh tế mới ở những nơi cóđiều kiện, đỡ đầu, đón nhận khoảng 100.000 hộ dân đến lập nghiệp ở nhữngvùng đất còn hoang hóa, biên giới, hải đảo.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xãhội- nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào Việt Nam ởnước ngoài, ủng hộ giúp đỡ thực hiện Chương trình này.

5 Chính sách thuế

Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ sản xuấtđời sống của nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên vềchính sách thuế theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các chính sách về thuế khác khuyếnkhích đầu tư theo quy định hiện hành.

V Nguồn vốn và tổ chức thựuc hiện1.Nguồn vốn và sử dụng vốn

a Vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồnsau:

- Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và các tổ chứcquốc tế tài trợ).

- Vốn vay tín dụng.

Trang 11

- Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư

b Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ,ngành liên quan có giải pháp cân đối các nguồn vốn bố trí theo kế hoạchhàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư theo các Dự án thực hiệnchương trình

2.Tổ chức thực hiện

- Ban chỉ đạo Trung ương về ²Chương trình phát triển kinh tế - xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa" chỉ đạo các Bộ,ngành chức năng triển khai thực hiện chương trình theo đúng chức năngnhiệm vụ của ngành mình và chỉ đạo ban điều hành quản lý chương trìnhcấp tỉnh xây dựng các dự án cụ thể, trình các ngành, các cấp có thẩm quyền,thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành và xây dựng kế hoạch hàngnăm, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Dự án này trên địa bàntỉnh.

- Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hàng năm do ủy ban nhândân tỉnh xây dựng và tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh có ghi thành mục riêng trình Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính, các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trìnhphát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu,vùng xa, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình trình Thủ tướng Chính phủquyết định vốn đầu tư cân đối cho chương trình, được ghi thành một khoảnmục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý,sử dụng đúng mục đích, đối tượng và theo đúng kế hoạch bảo đảm thực hiệnchương trình có hiệu quả

Trang 12

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO CHƯƠNG TRÌNH 135 ỞHUYỆN YÊN LẬP

I Tính tất yếu, đầu tư theo chương trình 135

1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Lập trước khi thực hiện chươngtrình 135 (trước năm 1999)

Yên lập là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, nhân dân trong huyệnsinh sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp, huyện có 16 xã và cómột thị trấn.Tổng diện tích tự nhiên 43.746 ha trong đó đất lâm nghiệpchiếm 22.134 ha chiếm 50,6%,đất nông nghiệp 8588 ha chiếm 19,6%, đấtchuyên dungf 1.354 ha chiếm 3,1%, còn lại là đất suối và núi đá.Dân số toànhuyện khoảng 80.000 người, trong đó trên 80% là dân tộc mường số còn lạilà các dân tộc khác cùng sinh sống.

Với điều kiện của huyện là miền núi vùng cao, địa hình, địa chất phứctạp , thiên nhiên , khí hậu ít thuận lợi, thường xuyên xảy ra hạn hán và lũquét gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân vì vậy Yên Lậpcòn rất nhiều khó khăn về nhân tài và vật lực ,hơn nữa trong thời gian dàichưa được đầu tư đúng mức kết cấu hạ tầng, nên cơ sở vâtj chất yếu kém,KT_XH chậm phát triển.Thể hiện ở các lĩnh vực:

a Kinh tế: kinh tế huyện phát triển chậm, đại bộ phận đời sống nôngthôn còn nghèo, cơ sở hạ tầng thấp, đặc biệt là mạng luới giao thông vận tảItrên toàn huyện chưa phát triển, chủ yếu là đường đất không có mặt đườngđạt tiêu chuẩn, ở nhiều khu xóm vẫn chưa có đường xe cơ giới đến được,hành năm lại thường xuyên mưa lũ, lốc xoáy phá hoại làm hư hang nhiềucông trình giao thông vốn đã kém lại càng kém hơn.

Trang 13

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, đơn điệu về sảnphẩm, các ngành nghề tuy đã được hình thành nhưng ở quy mô nhỏ( như sơchế thô nông lâm sản, may mặc…) giá trị sản xuất thấp, chiếm tỷ trọng nhỏtrong cơ cấu kinh tế

- Thương mại và dịch vụ: kém phát triển do đI kại khó khăn , chủ yếulà mạng lưới bán lẻ tại các tụ điểm dân cư ở trung tâm các xã, chưa có cửahàng, cửa hiệu, chợ tạm, giá trị sản xuất không cao chiếm tỷ trọng nhỏ trongcơ cấu kinh tể

- Sản xuất nông nghiệp: tập quán sản xuất của nhân dân sống chủ yếutrong điều kiện kinh tể tự cung tự cấp, chưa có kháI niệm về sản xuất hànghoá, trình độ sản xuất thấp, năng suet lao động kông cao, chất lượng sảnphẩm kém, từ đó thu nhập của đại bộ phận nhân dân thấp, tỷ lệ đói nghèocao so với mặt bằng chung của tỉnh

b Văn hoá- xã hội

- Giáo dục: số học sinh trong độ tuổi đI học bị thất học cao.nguyênnhân do tuổi nhỏ, xa nhà, đường xá đI lại khó khăn , một bộ phận không nhỏcác cháu thuộc gia đình khó khăn không đủ điều kiện cho các cháu tham giahọc tập.Hơn nữa cơ sở vật chất trường lớp học vừa thiếu lại vừa yếu, chủyếu là trường tạm, tranh tre nứa lá, tình trạng học ba ca, thiếu giáo viên, dạychay, học chay còn phổ biến do đó chất lượng giáo dục thấp

- Y tế: cơ sở vật chất từ bệnh viện huyện đến xã đơn sơ còn nghèo nàn,trang thiết bị vừa thiếu lại lạc hậu không đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻcho nhân dân, hầu hết các bệnh đơn thuần trở thành bệnh nguy hiểm do trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu lại vừa yếu nên phảIchuyển lêm tuyến trên chữa trị

Trang 14

- Văn hoá: một số thủ tục lạc hậu còn tồn tại nặng nề trong đời sốngcủa nhân dân

Trước thực trạng khó khăn trên, năm 1999 quyết định số 135 của chínhphủ ban hành, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triểnKT_XH cho các dân tộcvùng sâu vùng xa.UBND tỉnh Phú Thọ có nghịquyết 17 ngày 10/5/1999 về phát triển KT_XH các xã ĐBKK giai đoạn1999-2005.Đây là một cơ heir lớn cho đồng bào các dân tộc huyện YênLập.Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng công tác xoá đói giảm nghèo củaĐảng và Nhà nước, Huyện uỷ UBND huyện đã có những chủ trương, biệnpháp chỉ đạo thực hiện

2 Tổ chức thực hiện

Ngày 19/6/1999 ban thường vụ huyện uỷ đã ban hành nghị quyết số 05/NQ_HU về chương trình phát triển kinh tế xã heir 12 xã ĐBKK giai đoạn1999-2005, giao cho UBND huyện thành lập ban chỉ đạo, ban QLDACT 135để trực tiếp triển khai thực hiện dự án 135 của chính phủ.Sau khi thành lậpban chỉ đạo thực hiện dự án công trình 135, huyện đã triệu tập heir nghị triểnkhai tới tất cả các xã dự án, thành lập các ban giám sát cơ sở với các thànhviên là tưởng các khối đoàn thể.Chủ tịch UBND xã là thành viên BanQLDACT 135 huyện, có trách nhiệm triển khai tới toàn thể nhân dân trongxã nắm được nội dung , mục tiêu của chương trình, thực hiện quy chế dânchủ theo nguyên tắc “ Dân biết , dân bàn , dân làm, dân kiểm tra” UBNDhuyện định hướng Công việc dà soát, lựa chọn danh mục công trình cầnphảI đầu tư do nhân dân đề suet thông qua HĐND xã quyết định.BanQLDACT 135 huyện tổng hợp báo cáo trình UBND huyện theo phâncấp.Trong khi duyệt thiế kế tổng dự toán đã bóc tách cụ thể khối lượng công

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê các công trình được xây dung từ năm 1999-2005 - Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ở huyện Yên Lập.
Bảng th ống kê các công trình được xây dung từ năm 1999-2005 (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w