Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trang 1SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*** ***
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ NHẰM CHUẨN BỊ HỘI NHẬP KINH TẾ
KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS NGUYỄN MINH KIỀU
Tháng 12/2006
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1
1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1
2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
3 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 3
4.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 3
4.3 Mô tả cuộc điều tra khảo sát quan trọng nhất 3
4.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH 4
Chương 2: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 5
1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 5
1.1 Sự cần thiết của thị trường ngoại hối 5
1.2 Cung và cầu trên thị trường ngoại hối 5
1.3 Thành phần tham gia giao dịch 5
1.4 Tổ chức thị trường ngoại hối 6
2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 6
2.1 Sự quyết định tỷ giá .6
2.2 Đọc và hiểu các kiểu niêm yết tỷ giá .6
2.3 Các loại tỷ giá .7
2.4 Các yếu tố tác động đến tỷ giá 7
2.5 Chính sách quản lý tỷ giá 8
3 CÁC LOẠI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI 8
3.1 Giao dịch giao ngay .8
3.2 Giao dịch kỳ hạn 8
3.2.1 Giới thiệu chung .8
3.2.2 Tỷ giá kỳ hạn 9
3.2.3 Sử dụng giao dịch kỳ hạn 10
3.2.4 Hạn chế của giao dịch kỳ hạn 10
3.3 Giao dịch hoán đổi (swaps) 10
3.3.1 Sử dụng giao dịch hoán đổi 10
3.3.2 Lợi ích và hạn chế của giao dịch hoán đổi 11
3.4 Giao dịch giao sau 11
3.4.1 Giới thiệu chung .11
3.4.2 So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau 11
3.4.3 Thành phần tham gia giao dịch 11
3.4.4 Cơ chế giao dịch 12
3.4.5 Đặc điểm của giao dịch giao sau 12
3.4.6 Minh họa giao dịch giao sau .12
3.4.7 Sử dụng giao dịch giao sau để đầu cơ 12
3.4.8 Khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch giao sau 13
3.4.9 Khả năng thực hiện giao dịch giao sau ở Việt Nam .13
Trang 33.4.10 Ưu nhược điểm của giao dịch giao sau .13
3.5 Giao dịch quyền chọn 13
3.5.1 Giới thiệu chung .13
3.5.2 Định giá quyền chọn 15
3.5.3 Định giá quyền chọn theo mô hình Black-Scholes 15
3.5.4 Mối quan hệ giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán 16
3.5.5 Sử dụng giao dịch quyền chọn 16
4 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 16
5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .16
Chương 3: PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 17
1 NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ 17
1.1 Các quan điểm về rủi ro tỷ giá 17
1.2 Đo lường rủi ro tỷ giá .17
2 PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH RỦI RO TỶ GIÁ 18
2.1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu 18
2.1.1 Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu 18
2.1.2 Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu 18
2.2 Đối với hoạt động đầu tư 18
2.3 Đối với hoạt động tín dụng 19
2.4 Đối với hoạt động khác 19
3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ 19
3.1 Tác động đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp 19
3.1.1 Tổn thất giao dịch (transaction exposure) 20
3.1.2 Tổn thất kinh tế (economic exposure) 20
3.1.3 Tổn thất chuyển đổi (translation exposure) .20
3.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 20
3.2.1 Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp 20
3.2.2 Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp 21
3.2.3 Tác động đến giá trị doanh nghiệp 21
4 PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 21
4.1 Xác định thái độ đối với rủi ro 21
4.2 Phân loại thái độ đối với rủi ro 22
4.3 Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá 22
5 CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ 22
5.1 Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không? 22
5.2 Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá? 22
6 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.23 6.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn 23
6.1.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả 23
6.1.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu 23
6.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi .24
6.3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng giao sau .24
6.3.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả 24
6.3.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu 24
6.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn 25
ii
Trang 46.4.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả 25
6.4.2 Phòng ngừa rui ro tỷ giá đối với khoản phải thu 26
6.5 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch trên thị trường tiền tệ 27
6.5.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả 27
6.5.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu 28
6.6 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng những kỹ thuật khác 29
6.6.1 Trả sớm (leading) và trả muộn (lagging) .29
6.6.2 Thực hiện hợp đồng song hành (parallel contracts) 29
6.6.3 Thay đổi giá và lựa chọn đồng tiền thanh toán (Price variation and currency of invoicing) 29
6.6.4 Thỏa thuận chia sẻ rủi ro tỷ giá (Risk-sharing arrangements) .29
6.6.5 Đóng khung đồng tiền (currency collars) 30
7 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI NHTM .30
7.1 Phân tích và đo lường rủi ro tỷ giá đối với NHTM .30
7.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với NHTM .31
7.2.1 Đối với trạng thái ngoại tệ dương (long position) 32
7.2.2 Đối với trạng thái ngoại tệ âm (short position) 32
8 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC NƯỚC 32
8.1 Kinh nghiệm của các nuớc phát triển 32
8.1.1 Kinh nghiệm ở Mỹ và Canada .32
8.1.2 Kinh nghiệm ở Châu Âu (Anh, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan) .33
8.1.3 Kinh nghiệm ở Úc và New Zealand .34
8.2 Kinh nghiệm của nền kinh tế mới nổi 34
8.2.1 Kinh nghiệm của Hongkong và Singapore .34
8.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 34
8.3 Kinh nghiệm của các nuớc có trình độ phát triển và hoàn cảnh tương tự Việt Nam 34
8.3.1 Kinh nghiệm của Malaysia .35
8.3.2 Kinh nghiệm của Ghana .35
9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .35
Chương 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 36
1 MÔ TẢ HAI CUỘC KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 36
1.1 Khảo sát đối với các ngân hàng thương mại 36
1.2 Khảo sát đối với các doanh nghiệp 36
2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ RỦI RO TỶ GIÁ .36
2.1 Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại 36
2.2 Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp 37
2.3 Nhận thức của các nhà hoạch định chính sách .37
2.4 Kết luận về nhận thức rủi ro tỷ giá 38
3 KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 39
3.1 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng kỳ hạn 39
3.2 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng hoán đổi 39
3.3 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng giao sau .39
Trang 53.4 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng hợp đồng quyền chọn 39
3.5 Kết quả khảo sát nhận thức và sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ 40
3.6 Kết luận nhận thức của doanh nghiệp về giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 40
4 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ THỜI GIAN QUA 40
4.1 Khảo sát tình hình cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 40
4.2 Khảo sát mức độ sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 41
4.3 Kết luận về áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá thời gian qua .41
5 KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 42
5.1 Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 42
5.2 Kết quả khảo sát ý kiến của các NHTM về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 42
5.3 Kết luận nhu cầu áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 42
6 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 43
6.1 Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43
6.2 Kết quả khảo sát ý kiến của ngân hàng thương mại về khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43
6.3 Kết luận về khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 43
7 KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 44
7.1 Kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp 44
7.2 Kết quả khảo sát ý kiến của các ngân hàng thương mại 44
8 KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÁCH THỨC VƯỢT QUA TRỞ NGẠI KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ .46
9 KHẢO SÁT NHU CẦU HUẤN LUYỆN KIẾN THỨC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 48
10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .48
Chương 5: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ NHẰM CHUẨN BỊ HỘI NHẠP KINH TẾ 49
1 MỤC TIÊU .49
2 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 49
3 THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ 49
3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 49
3.2 Đối với các ngân hàng thương mại 50
3.3 Đối với các doanh nghiệp 50
4 CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ .51
4.1 Thay đổi quan điểm về phát triển thị trường tài chính phái sinh .51
4.2 Sớm hình thành sàn giao dịch công cụ tài chính phái sinh 51
4.3 Thay đổi chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá 51
4.4 Cần có chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường 52
iv
Trang 64.5 Cần có chính sách công khai hóa thông tin thị trường 52
4.6 Cải thiện hơn mức độ hiệu quả thị trường 52
5 HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI THU NGOẠI TỆ 52
5.1 Mô tả tình huống cụ thể 52
5.2 Nhận dạng rủi ro .53
5.3 Hướng dẫn sử dụng các giải pháp phòng ngừa 53
5.3.1 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn 53
5.3.2 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi 54
5.3.3 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 54
5.3.4 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 56
5.3.5 Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ 58
6 HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI TRẢ NGOẠI TỆ 59
6.1 Mô tả tình huống 59
6.2 Nhận dạng rủi ro .59
6.3 Hướng dẫn sử dụng các giải pháp phòng ngừa 59
6.3.1 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng kỳ hạn 59
6.3.2 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng hoán đổi 60
6.3.3 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 61
6.3.4 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 63
6.3.5 Hướng dẫn sử dụng thị trường tiền tệ 64
7 HOÀN THIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỔN THẤT KINH TẾ KHI TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG 65
7.1 Đặc điểm của tổn thất kinh tế 65
7.2 Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ xuống giá 66
7.2.1 Mô tả tình huống 66
7.2.2 Phân tích sự phát sinh tổn thất kinh tế 66
7.2.3 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 67
7.2.4 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 67
7.3 Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ lên giá .68
7.3.1 Mô tả tình huống 68
7.3.2 Phân tích sự phát sinh tổn thất kinh tế 69
7.3.3 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng giao sau 69
7.3.4 Hướng dẫn sử dụng hợp đồng quyền chọn 70
8 HOÀN THIỆN VIỆC ỨNG DỤNG VÀ ĐƯA CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ VÀO THỰC TIỄN 71
8.1 Hoàn thiện việc nghiên cứu, thiết kế và đưa các sản phẩm phái sinh ngoại tệ ra thị trường 71
8.1.1 Đối với toàn ngành ngân hàng .71
8.1.2 Đối với từng ngân hàng thương mại 71
8.2 Giải quyết mâu thuẩn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành doanh nghiệp 72
9 TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ .72
10 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP 72
11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .73
Trang 7tế hay tự do hoá tài khoản vốn Các bước tự do hoá tài chính này vừa tạo ra thời cơ mới đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho cho các doanh nghiệp nói riêng, trong đó có vấn đề rủi ro tỷ giá
Năm 1998 Ngân hàng Nhà nước cho phép giao dịch kỳ hạn và hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá Năm 2002, các ngân hàng thương mại như Eximbank, Citi Bank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đưa quyền chọn vào giao dịch như là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết về các công cụ này còn quá nhiều hạn chế từ phía người cung cấp công cụ (các ngân hàng thương mại), người sử dụng công cụ (các doanh nghiệp) và cả người hoạch định chính sách (Ngân hàng Nhà nước) nên hiệu quả sử dụng các công cụ phòng ngừa này chưa cao, thậm chí chưa thu hút được nhiều người tham gia Vậy trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các giải pháp hay các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Đó là lý do vì sao đề tài hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
cần đặt ra
2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng các công cụ như hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng hoán đổi (swaps), hợp đồng giao sau (futures) và hợp đồng quyền chọn (options) để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã phổ biến ở các nước phát triển từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẽ Kể từ khi chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện năm 1998 đến nay, các công cụ này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm sử dụng của các bên có liên
quan Đứng trước tình hình như vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là tìm cách hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm tạo ra và hướng dẫn cho các doanh
Trang 8Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
nghiệp cách sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong quá trình hội nhập kinh
tế với khu vực và thế giới
3 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Hoạt động của thị trường ngoại hối quan trọng và có liên quan thế nào đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 2
• Rủi ro tỷ giá phát sinh và tác động như thế nào trong quá trình hội nhập và tự do hoá kinh tế? Câu hỏi này được xem xét trả lời trong chương 3
• Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được vấn đề và chuẩn bị đối phó với rủi ro tỷ giá ra sao? Câu hỏi này được trả lời trong chương 4
• Quá trình sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời gian qua như thế nào, xét từ cả ba phía: người cung cấp (các ngân hàng thương mại), người sử dụng công cụ (các doanh nghiệp) và nhà hoạch định chính sách (Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước)? Câu hỏi này được trả lời trong chương 4
• Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần được hoàn thiện như thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế? Câu hỏi này được kết hợp trả lời trong chương 3 và chương 5
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn
đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:
• Hệ thống hóa các giao dịch ngoại hối và chỉ ra cách thức sử dụng các giao dịch này vào mục tiêu đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
• Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
• Điều tra nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
• Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua, kể từ năm 1998 khi Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép triển khai
• Hoàn thiện, cả về lý luận và thực hành, việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá như là những giải pháp giúp doanh nghiệp tránh thiệt hại và nâng cao
năng lực cạnh tranh
Trang 9Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về thực hành trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện
và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Do vậy, việc đánh giá nhận thức về rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng
4.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp điều tra chọn mẫu (survey) và khảo sát ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu (indepth interview) Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để điều tra nhận thức
và tác động của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như đánh giá tình hình sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua
4.3 Mô tả cuộc điều tra khảo sát quan trọng nhất
Hai cuộc điều tra quan trọng nhất đề tài này đã thực hiện đó là: (1) Điều tra nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và trong tương lai, (2) Điều tra nhận thức và khả năng cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện tại và trong tương lai, khi hội nhập kinh tế quốc tế
4.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tiến hành khảo sát nhận thức và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá của hai nhóm đối tượng: (1) Nhóm đối tượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, và (2) Nhóm đối tượng ngân hàng thương mại là người cung cấp dịch vụ và các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên phạm
vị khảo sát chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp và ngân hàng thuộc sở hữu của Việt Nam
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu công trình nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2 khảo sát và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối Chương 3 phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
3
Trang 10Chương 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và trình bày các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá được sử dụng ở các nước trên thế giới và khu vực Chương 4 trình bày kết quả điều tra nhận thức về rủi ro tỷ giá và thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp và của ngân hàng thương mại từ năm 1998 đến nay Chương 5 sẽ hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và hướng dẫn cách thức sử dụng các công cụ này nhằm hạn chế và tránh rủi ro tỷ giá trong quá trình tự do hoá và hội
nhập kinh tế
6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
Về lý luận, đề tài này giúp phân tích và hệ thống hóa nguồn gốc phát sinh và chỉ ra tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, đề tài này còn đóng góp vào kho tàng lý luận liên quan đến việc vận dụng thành công các công cụ phòng ngừa rủi
ro tỷ giá đã được nghiên cứu và chỉ ra ở các nước phát triển vào thực tiễn đặc thù của Việt Nam, một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường Về thực tiễn, đề tài này kiểm chứng được những nhận định liên quan đến nhận thức rủi ro tỷ giá và tình hình áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời gian qua Cuối cùng đề tài này hoàn thiện hơn nữa các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
và hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách thức áp dụng các giải pháp này vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp
Trang 11Chương 2:
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ
BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ
1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1 Sự cần thiết của thị trường ngoại hối
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu
và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ Kế đến, thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính Cuối cùng, thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ
1.2 Cung và cầu trên thị trường ngoại hối
Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần mua trên thị trường ngoại hối Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân bao gồm các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác
và của các cá nhân nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, và của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá
Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần bán trên thị trường ngoại hối Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức và
cá nhân bao gồm các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và của các cá nhân nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá
1.3 Thành phần tham gia giao dịch
Tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm: Các nhà thương mại và đầu tư, các
Trang 12Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, các cá nhân hay hộ gia đình, ngân hàng trung ương
1.4 Tổ chức thị trường ngoại hối
Về tổ chức và hoạt động, thị trường ngoại hối Việt Nam có thể mô tả như hình vẽ 2.1 dưới đây
Hình 2.1: Tổ chức thị trường ngoại hối ở Việt Nam
Ngân hàng ACB
Hối đoái (exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác, chẳng
hạn chuyển đổi từ đồng Việt Nam (VND) sang dollar Mỹ (USD) hay từ euro (EUR) sang
yen Nhật (JPY) v.v Tỷ giá hối đoái (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả
của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia Các nước có nền kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh động (flexible exchange rate system) trong đó tỷ giá được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường
2.2 Đọc và hiểu các kiểu niêm yết tỷ giá
Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (International Standard Organization) gọi tắt là ISO qui định tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng ba ký tự Hai ký tự đầu là tên
quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền
Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp – Yết giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1
đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định Yết giá gián tiếp là phương pháp
Trang 13Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
biểu thị giá trị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định Theo thông lệ chỉ có bảng Anh và dollar Úc được yết giá theo phương pháp gián tiếp, dollar Mỹ và EUR vừa
yết giá trực tiếp vừa yết giá gián tiếp, còn các đồng tiền khác được yết giá trực tiếp
Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá – Đồng tiến yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị
của nó qua đồng tiền khác Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác
2.3 Các loại tỷ giá
Tỷ giá mua và tỷ giá bán - Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ
cho khách hàng Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng
có thu nhập để trang trải chí phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng
Tỷ giá chéo - Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng
tiền thứ ba Đồng tiền thứ ba này thường là đồng dollar Mỹ Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết giá gián tiếp hay trực tiếp
Trường hợp 1: Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá trực tiếp Giả sử chúng ta có
tỷ giá: USD/VND = 15.458 và USD/ EUR = 0,9419, tỷ giá chéo EUR/VND = (USD/VND)/(USD/EUR) = 15458/0,9419 = 16.411
Trường hợp 2: Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá gián tiếp Giả sử chúng ta có
tỷ giá: GBP/USD = 1,5475 và AUD/USD = 0,5957, tỷ giá chéo GBP/AUD = (GBP/USD)/(AUD/USD) = 1,5475/0,5957 = 2,5978
Trường hợp 3: Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá trực tiếp và một đồng tiền yết giá
gián tiếp Giả sử chúng ta có tỷ giá: GBP/USD = 1,5475 và USD/VND = 15.458, tỷ giá chéo GBP/VND = GBP/USD x USD/VND= 1,5475 x 15.458 = 23.921
7
Trang 14Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
công của nhà đầu cơ, giá vàng và giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút kiều hối,…
2.5 Chính sách quản lý tỷ giá
Về mặt quản lý tỷ giá, tùy theo đặc điểm phát triển, mỗi nước có thể theo đuổi chính sách
tỷ giá hối đoái của riêng mình Nhìn chung, lịch sử cho thấy chính sách tỷ giá có thể là chính sách tỷ giá cố định hoặc là chính sách tỷ giá thả nổi Khí áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi, mỗi quốc gia còn phải lựa chọn giữa chính sách thả nổi tự do hay thả nổi hoàn toàn và chính sách thả nổi có điều tiết
3 CÁC LOẠI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
3.1 Giao dịch giao ngay
Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể
từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán Giao dịch hối đoái giao ngay được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay phục vụ cho thanh toán của khách hàng Chẳng hạn, một công ty xuất khẩu vừa thu ngoại tệ từ một hợp đồng xuất khẩu nhưng cần VND để chi trả tiền lương và trang trải chi phí thu mua nguyên liệu trong nước sẽ có nhu cầu bán ngoại tệ lấy VND Ngân hàng thương mại đứng ra mua số ngoại
tệ này của nhà xuất khẩu, sau đó bán lại cho nhà nhập khẩu là người có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn
3.2 Giao dịch kỳ hạn
3.2.1 Giới thiệu chung
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng
Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này Mặt khác, do cơ chế điều hành
tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ
Trang 15Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
gia tăng
3.2.2 Tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại Gọi F là tỷ giá có kỳ hạn; S là tỷ giá giao ngay; rd là lãi suất của đồng tiền định giá; ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: F = S(1 + rd)/(1+ ry) (1) Nói chung tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay
và lãi suất đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng tiền định giá có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá Dựa vào công thức (1), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
• Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá: rd > ry => 1+rd
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
Ở đây, có hai trường hợp xác định tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá bán có
kỳ hạn Để tiện việc tính toán, chúng ta đặt:
• Fm, Sm lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay
• Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay
• Ltg(VND), Lcv(VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đồng Việt Nam
• Ltg(NT), Lcv(NT) lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ
Lcv(NT)]N-
Sm[Ltg(VNDSm
360
*100
Ltg(NT)]N
- Sb[Lcv(VNDSb
9
Trang 16Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
Trong công thức (3) và (4) trên đây, người ta giả định năm tài chính có 360 ngày và lãi suất được tính theo %/năm
3.3 Giao dịch hoán đổi (swaps)
3.3.1 Sử dụng giao dịch hoán đổi
Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:
Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế
Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn
Xách định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng
Trang 17Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá 3.3.2 Lợi ích và hạn chế của giao dịch hoán đổi
Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo hạn Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm:
• Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào
• Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa hai thời điểm đó
3.4 Giao dịch giao sau
3.4.1 Giới thiệu chung
Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá
cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch (IMM)
3.4.2 So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau
Điểm khác
biệt Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau
Loại hợp đồng Một thỏa thuận giữa NH và khách hàng
Điều khoản của HĐ rất linh động Được tiêu chuẩn hóa theo những chi tiết của Sở giao dịch Thời hạn Các bên tham gia HĐ có thể lựa chọn bất
kỳ thời hạn nào, nhưng thường là hệ số của
3.4.3 Thành phần tham gia giao dịch
Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): thường là các nhà đầu cơ (speculators) hoặc đại diện cho các ngân hàng, công ty mà sử dụng thị trường giao sau để bổ sung cho
các giao dịch có kỳ hạn Nhà môi giới ở sàn giao dịch (floor brokers): nói chung là đại
diện của các công ty đầu tư, những công ty chuyên môi giới đầu tư ăn hoa hồng
11
Trang 18Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá 3.4.4 Cơ chế giao dịch
Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức Sở giao dịch là người đề ra qui chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân
có tài khoản riêng
3.4.5 Đặc điểm của giao dịch giao sau
Mặc dù các hợp đồng có kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch nhưng chúng hạn chế về mặt thanh khoản (liquidity) bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi Trong khi đó, hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng
3.4.6 Minh họa giao dịch giao sau
Để dễ hiểu hơn về cách thức thực hiện một hợp đồng giao sau, dưới đây xin lấy một ví dụ minh họa Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với USD Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày thứ ba, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến tình hình thị trường
Thời gian Hoạt động Thanh toán
Sáng ngày thứ ba • Nhà đầu tư mua hợp đồng giao sau, đến
hạn vào chiều ngày thứ năm với tỷ giá 0,75 $/CHF
• Nhà đầu tư ký quỹ 2.565$
Chưa xảy ra
Cuối ngày thứ ba Giá CHF tăng đến 0,755$, vị trí của nhà đầu
tư được ghi nhận trên thị trường Nhà đầu tư nhận: 125.000 x (0,755 – 0,75) = 625$ Cuối ngày thứ tư Giá CHF giảm còn 0,752$, vị trí mới của
nhà đầu tư được ghi nhận Nhà đầu tư phải trả: 125.000 x (0,755 – 0,752) = 375$ Cuối ngày thứ
năm Giá CHF giảm còn 0,74$ • Hợp đồng đến hạn thanh toán
• Nhà đầu tư nhận ngoại tệ chuyển giao
Nhà đầu tư phải trả:
(1) 125.000(0,752 – 0,74) = 1500$ (2) 125.000 x 0,74 = 92.500$
3.4.7 Sử dụng giao dịch giao sau để đầu cơ
Từ ví dụ minh họa hợp đồng giao sau trên đây chúng ta dễ nhận thấy rằng giao dịch giao
Trang 19Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
sau giống như hoạt động “cá cược”, trong đó Sở giao dịch đóng vai trò người tổ chức, người mua hợp đồng giao sau một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá Ngược lại, người bán hợp đồng giao sau một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ xuống giá trong tương lai
3.4.8 Khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch giao sau
Hợp đồng giao sau có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Nguyên
lý chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợp đồng giao sau ngoại tệ đó Bằng cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng giao sau với cùng loại ngoại tệ đó Hai trạng thái ngoại tệ trái chiều nhau ấy sẽ tự hóa giải rủi ro Trường hợp có một khoản phải thu, thay vì khoản phải trả, thì làm ngược lại
3.4.9 Khả năng thực hiện giao dịch giao sau ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện tại chưa thực hiện loại giao dịch này nhưng tương lai liệu loại giao dịch này có khả năng được thực hiện hay không? Điều này còn tùy thuộc vào nhiều thứ nhưng trong đó có ba điều kiện cơ bản để loại giao dịch này có thể được đưa ra thị trường hay không:
• Thứ nhất là khả năng nhận thức về loại giao dịch này
• Thứ hai là mức độ hiệu quả của thị trường
• Thứ ba là cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch
3.4.10 Ưu nhược điểm của giao dịch giao sau
Ưu điểm của hợp đồng giao sau trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có trị giá nhỏ Kế đến, nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn Ngược lại, hợp đồng giao sau có nhược điểm trước hết là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi Kế đến, hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền
chọn
3.5 Giao dịch quyền chọn
3.5.1 Giới thiệu chung
13
Trang 20Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
Quyền chọn (options) là một công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền,
nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một công cụ tài chính khác ở một
mức giá và thời hạn được xác định trước Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm quyền chọn, một số thuật ngữ liên quan cần được giải thích chi tiết hơn như sau:
• Người mua quyền (holder) – Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn
và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình
• Người bán quyền (writer) – Người nhận chi phí mua quyền của người mua
quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền
• Tài sản cơ sở (underlying assets) – Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được
giao dịch Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá như cà phê, dầu hỏa, vàng, hay chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD,
• Tỷ giá thực hiện (exercise or strike rate) – Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người
mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn
• Trị giá hợp đồng quyền chọn (volume) – Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại
ngoại tệ và thị trường giao dịch
• Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn Quá
thời hạn này quyền không còn giá trị
• Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người
bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch
• Loại quyền chọn – Loại quyền mà người mua nắm giữ Loại quyền chọn nào
cho phép người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác
định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua (call) Ngược lại, loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán (put)
• Kiểu quyền chọn – Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua
Trang 21Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền Kiểu quyền chọn cho phép người mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực
của quyền chọn gọi là quyền chọn kiểu Mỹ Kiểu quyền chọn chỉ cho phép
người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn gọi là quyền chọn kiểu châu Âu
C e (S, T, E) ≥ max{0, S(1 + b) -T – E(1 + a) -T } và
P e (S, T, E) ≥ max{0, E(1 + a) -T – S(1 + b) -T }
3.5.3 Định giá quyền chọn theo mô hình Black-Scholes
Đối với quyền chọn mua theo kiểu châu Âu, mô hình Black-Scholes có thể diễn tả bởi
công thức sau: C e = Se -bT N(d 1 ) – Ee -aT N(d 2 ), trong đó:
Ce là giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu Âu
S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B
E là tỷ giá thực hiện
T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm
a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A
b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B
e = 2,71828 là hằng số Nê-pe
σ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay
N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác xuất chuẩn và d1, d2 được xác định như sau: d1 = {ln(S/E)+[a-b+σ2/2]}/σ(T)1/2 và d2 = d1 – σ(T)1/2
15
Trang 22Chương 2: Thị trường ngoại hối và các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá 3.5.4 Mối quan hệ giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán
Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán được diễn tả qua sự cân bằng chọn mua-chọn bán (put-call parity) Trong trường hợp quyền chọn theo kiểu châu Âu mối quan hệ này thể hiện qua công thức sau:
C e (S, T, E) = P e (S, T, E) + S(1 + b) -T – E(1 + a) -T
trong đó Ce và Pe lần lượt là giá cả của quyền chọn mua và quyền chọn bán theo kiểu châu Âu
3.5.5 Sử dụng giao dịch quyền chọn
Giao dịch quyền chọn có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu : đầu cơ và phòng ngừa rủi ro
tỷ giá Mục tiêu sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ được tập trung xem xét chi tiết ở chương sau Ở Việt Nam giao dịch quyền chọn được Eximbank đưa ra giao dịch thí điểm năm 2002 Với sự thành công của Eximbank, các ngân hàng khác như Citi
Bank, ACB, Techombank cũng bắt đầu triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn
4 CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
Để phục vụ cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại giao dịch hay các loại hợp đồng sau: Hợp đồng kỳ hạn (forward contract), Hợp đồng hoán đổi (swap contract), Hợp đồng giao sau (future contract), Hợp đồng quyền chọn
(options contract), Kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ (money market hedge)
5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 cho thấy vai trò quan trọng của thị trường ngoại hối trong việc cung cấp các giao dịch kinh doanh như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau và quyền chọn Doanh nghiệp có thể sử dụng các giao dịch này nhằm vào một trong ba mục đích chính: thanh toán, đầu cơ, và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Trang 23Chương 3:
PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI
RO TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1 NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ
1.1 Các quan điểm về rủi ro tỷ giá
Trong phạm vi nghiên cứu này, xét về định tính, rủi ro nói chung là sự không chắc chắn hay sự bất ổn, một biến cố có thể xảy ra cũng có thể không xảy ra Xét về định lượng, rủi
ro là sự sai biệt giữa giá trị quan sát và giá trị kỳ vọng của một biến cơ sở nào đó1 Vận dụng vào trường hợp ngoại hối, về định tính, rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá gây ra Về định lượng, rủi ro tỷ giá là sự sai biệt giữa tỷ giá quan sát trên thực tế với tỷ giá kỳ vọng
1.2 Đo lường rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá có thể đo lường bằng phân phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến
là kỳ vọng và phương sai hoặc độ lệch chuẩn2 Tỷ giá kỳ vọng, ký hiệu là E(s) được định nghĩa như sau: ( ) ( )( ), trong đó S
1
i n
i
S s
=
= i (spot rate) là tỷ giá ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến cố i và n là số biến cố có thể xảy ra Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa tỷ giá thực tế so với tỷ giá kỳ vọng, người ta dùng chỉ tiêu phương sai (σ2) hoặc
độ lệch chuẩn (σ) Phương sai và độ lệch chuẩn đo lường tốc độ biến động của tỷ giá (volatility) Phương sai có công thức tính như sau : Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai, do đó, có công thức tính như sau :
)()]
P s E
S −
=∑
=σ
1
2
)()(
σ
Tổn thất ngoại hối (foreign exchange exposure) là sự thiệt hại tiềm năng có thể xảy
ra do rủi ro tỷ giá Tổn thất ngoại hối là chỉ tiêu đo lường mức độ thay đổi (tăng hay giảm) giá trị qui ra nội tệ khi tỷ giá thay đổi Tổn thất ngoại hối lớn hay nhỏ tùy thuộc
1 Moosa, A I., (1998), International Finance, McGraw-Hill
2 Moosa, A I., (2004), International Finance, 2 nd Edition, McGraw-Hill
Trang 24Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
vào hai biến: (1) Giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ, và (2) mức độ thay đổi tỷ giá Do đó, nếu gọi: ΔV là tổn thất ngoại hối, ΔS là mức độ thay đổi tỷ giá, ΔS = St – S0, trong đó St,
S0 lần lượt là tỷ giá ở thời điểm t và thời điểm gốc, và V là giá trị tài sản tính bằng ngoại
tệ, thì chúng ta có hàm tổn thất ngoại hối như sau: ΔV = V.ΔS
2 PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC PHÁT SINH RỦI RO TỶ GIÁ
2.1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh
2.1.1 Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu
Giả sử ngày 04/08 công ty Sagonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng
Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết, vì chưa đến hạn Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro
tỷ giá
2.1.2 Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu
Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng
Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của Cholonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá
2.2 Đối với hoạt động đầu tư
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện quốc tế Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa đề cập, rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu
tư trên thị trường tài chính Chẳng hạn một nhà đầu tư Hongkong vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trường Mỹ do lãi suất USD giảm và tình hình kinh tế Mỹ không mấy khả quan Giả sử bây giờ, do hưởng ứng lời kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam, nhà đầu tư muốn đầu tư mua cổ phiếu SAM Giá thị trường của SAM hiện tại là 30.000VND/cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 15.400 Như vậy, với 500
Trang 25Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
nghìn USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 15.400)/30.000 = 256.666 cổ phiếu Giả sử một năm sau, nhà đầu tư vì lý do nào đó muốn bán cổ phiếu SAM để rút vốn về đầu tư nơi khác Lúc này giá cổ phiếu SAM tăng đến 31.000 VND/cổ phiếu trong khi giá USD cũng tăng so với VND lên đến 16.000 VND/USD Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ là (256.666 x 31.000)/16.000 = 496.000USD thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 4000USD mặc dù giá cổ phiếu SAM tăng 1000VND! Trong trường hợp này nhà đầu tư tổn thất 4000USD (giả sử bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm) Sự tổn thất này do biến động tỷ giá gây ra vì giá cổ phiếu SAM tăng 1000 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND
2.3 Đối với hoạt động tín dụng
Đứng trên giác độ doanh nghiệp, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro
tỷ giá Ví dụ công ty Giadimex đang thương lượng xin vay vốn tài trợ xuất khẩu của HSBC số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biến hàng xuất khẩu Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên HSBC đồng ý cho Giadimex vay với lãi suất 3%/năm trong thời hạn
6 tháng Ở thời điểm vay vốn, tỷ giá USD/VND = 15.381 Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn,
tỷ giá USD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó, công ty đối mặt với rủi ro tỷ giá nếu ký kết hợp đồng vay vốn này
2.4 Đối với hoạt động khác
Ngoài ba hoạt động tiêu biểu bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng, các hoạt động khác có liên quan đến giao dịch ngoại tệ như du lịch,
du học, kiều hối, … cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá
3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ
3.1 Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định giá cả của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá tác động khiến doanh nghiệp luôn phải đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thất nếu xảy ra Điều này làm cho giá cả của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút Nhìn chung, rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra ba loại tổn thất ngoại hối : (1) Tổn thất giao dịch, (2) tổn thất kinh tế, (3) tổn thất chuyển đổi kế toán3
3 Shapiro, A., (1999), Multinational Financial Management, Prentice-Hall
19
Trang 26Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
3.1.1 Tổn thất giao dịch (transaction exposure)
Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ là tổn
thất phát sinh khi giá trị qui ra nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ
3.1.2 Tổn thất kinh tế (economic exposure)
Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến ngân lưu qui ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp Tổn thất kinh tế xảy ra tương tự như tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những khoản tổn thất không xuất phát từ các khoản phải thu hoặc phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ ngân lưu hoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, do hàng xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài Tổn thất kinh tế có thể xác định theo công thức sau: ΔV = CFt.ΔSt, trong đó:
• ΔV là tổn thất ngoại hối kinh tế
• CFt là ngân lưu của doanh nghiệp ở thời điểm t
• ΔSt là mức độ thay đổi tỷ giá, ΔSt = St – S0, trong đó St, S0 lần lượt là tỷ giá ở thời điểm t và thời điểm gốc
Tổn thất kinh tế rõ ràng là khó xác định và ước lượng hơn tổn thất giao dịch, do nó phụ thuộc vào cả hai biến cùng thay đổi là CFt và ΔSt
3.1.3 Tổn thất chuyển đổi (translation exposure)
Tổn thất chuyển đổi là tổn thất phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ
3.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp
3.2.1 Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính doanh nghiệp thường thấy trong khi phân tích và xem xét dự án đầu tư mà ngân lưu kỳ vọng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá ngoại hối trong tương lai Chẳng hạn, một trong những chỉ tiêu đánh giá xem
Moosa, A I., (1998), International Finance, McGraw-Hill
Trang 27Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
có nên đầu tư hay không vào dự án này là hiện giá ròng NPV Công thức chung để tính
0 (1 ) , trong đó CFt là dòng tiền ròng ở thời điểm t, WACC là chi phí huy động vốn trung bình, n là số năm hoạt động của dự án Dòng tiền ròng kỳ vọng được xác định từ doanh thu và chi phí Doanh thu xuất khẩu chịu tác động của tỷ giá hối đoái, do đó, dòng tiền ròng CFt phục thuộc vào tỷ giá Tỷ giá thay đổi làm thay đổi dòng tiền ròng từ đó làm ảnh hưởng đến NPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn của doanh nghiệp
3.2.2 Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Sự chịu đựng tài chính của doanh nghiệp được xác định và đo lường bởi sự tự chủ về tài chính Trong tài chính công ty, chúng ta đã biết sự tự chủ tài chính được xác định bởi tỷ
số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc trên tổng tài sản Khi có rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp đối mặt với tổn thất làm cho giá trị phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động về tài chính giảm theo
3.2.3 Tác động đến giá trị doanh nghiệp
Trong tài chính công ty, chúng ta biết rằng giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng hiện giá dòng tiền ròng kỳ vọng của doanh nghiệp, theo công thức như sau:
chứng khoán phải tăng suất chiết khấu r khiến cho giá trị doanh nghiệp giảm5
4 PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 4.1 Xác định thái độ đối với rủi ro
Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay trong tương lai
so với tỷ giá kỳ vọng Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên đối xử thế nào đối với
4 Pritamani, M., Shome D., and Singal V., (2005), Exchange Rate Exposure of Exporting and Importing Firms,
Journal of Applied Corporate Finance, Vol 17, No 3
5 Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển đã kiểm định thành công và cho thấy có mối quan
hệ trái chiều giữa rủi ro tỷ giá và giá trị doanh nghiệp Nghĩa là rủi ro tỷ giá càng tăng thì giá trị doanh nghiệp càng giảm
21
Trang 28Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
sự biến động tỷ giá hay rủi ro tỷ giá? Câu hỏi này phụ thuộc vào thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá Doanh nghiệp hoặc là chấp nhận sự bất ổn có thể xảy ra để đổi lại được một khoản lợi nhuận kỳ vọng, hoặc là từ chối khoản lợi nhuận kỳ vọng chứa đựng
yếu tố rủi ro để đổi lại được một sự chắc chắn không còn yếu tố rủi ro tỷ giá
4.2 Phân loại thái độ đối với rủi ro
Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá có thể chia thành ba loại: (1) thích rủi ro (risk-lover), ngại rủi ro (risk-averse) và (3) bàng quan với rủi ro (risk-neutral)6
4.3 Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Tùy theo sự biến động của tỷ giá và qui mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, những tổn thất và tác động trở nên nghiêm trọng hay không Dẫu sao đi nữa, với tư cách
là người điều hành doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp cần quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bởi vì rủi ro tỷ giá làm gia tăng rủi ro hoạt động của doanh nghiệp nói chung và kết quả là làm giảm giá trị thị trường của doanh nghiệp
5 CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để bảo vệ mình khỏi sự tác động của sự biến động tỷ giá Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không thật ra là một quyết định đầu cơ Nó phụ thuộc vào dự báo
sự biến động của tỷ giá và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá (Moosa, 2004)
5.1 Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không?
Sự biến động của tỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp Đứng trước sự tác động của rủi ro tỷ giá, trước tiên nhà quản lý phải ra quyết định có nên áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro hay không? Việc ra quyết định đầu tiên chủ yếu dựa vào sự kỳ vọng của nhà quản lý đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá Nếu nhà quản lý là người ngại rủi ro thì trong mọi tình huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp ngừa rủi ro để có được một sự chắc chắn, đồng thời loại bỏ tác động của rủi ro
tỷ giá Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá thì, trước tiên, nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá
5.2 Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
Một khi đã quyết định nên ngừa rủi ro tỷ giá, tiếp theo nhà quản lý cần ra quyết định
6 Moosa, A I., (2004), International Finance, McGraw-Hill, trang 358
Trang 29Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
ngừa rủi ro bằng giải pháp nào Nhìn chung quyết định giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
là quyết định lựa chọn sử dụng một trong những giải pháp sau đây: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau (tương lai), hợp đồng quyền chọn, sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ, và sử dụng các giải pháp khác
6 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
6.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn cố định tỷ giá giữa hai đồng tiền nên có thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro tỷ giá (Daugaard và Valentine, 1995) Về nguyên tắc, có hai loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng mua và hợp đồng bán, có thể sử dụng tương ứng với hai trường hợp phòng ngừa rủi ro tỷ giá: phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả và phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu
6.1.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả
Khoản phải trả (payables) của doanh nghiệp ở đây chính là các khoản nợ bằng ngoại tệ doanh nghiệp phải trả trong tương lai Gọi V là giá trị khoản phải trả khi đến hạn, K là doanh số của khoản phải trả tính bằng ngoại tệ, và Sb là tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm đáo hạn Chúng ta có giá trị của khoản phải trả khi đến hạn là V(Sb) = KSb = f(Sb), phụ thuộc vào tỷ giá bán giao ngay khi đến hạn Để tránh rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể thỏa thuận mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng Khi ấy ngân hàng sẽ dựa vào tỷ gia giao ngay, đã biết ở thời điểm hiện tại, và chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ để xác định và chào cho doanh nghiệp tỷ giá bán ngoại tệ (Fb) theo hợp đồng kỳ hạn Tỷ giá này được thỏa thuận trước và cố định cho đến khi hợp đồng đến hạn nên rủi ro tỷ giá do biến động tỷ giá gây ra đã được loại trừ Khi đến hạn trả nợ, giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ
sẽ là V = KFb = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay lúc đáo hạn là bao nhiêu
6.1.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu
Khoản phải thu (receivables) của doanh nghiệp ở đây chính là các khoản thu bằng ngoại
tệ doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Gọi V là giá trị khoản phải thu khi đến hạn, K
là doanh số của khoản phải thu tính bằng ngoại tệ, và Sm là tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm đến hạn Chúng ta có giá trị của khoản phải thu khi đến hạn là V(Sm) = KSm = f(Sm), phụ thuộc vào tỷ giá mua giao ngay khi đến hạn Để tránh rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể thỏa thuận bán ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng Khi ấy ngân hàng sẽ dựa vào tỷ giá
23
Trang 30Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
giao ngay đã biết ở thời điểm hiện tại và chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ để xác định và chào cho doanh nghiệp tỷ giá mua ngoại tệ (Fm) theo hợp đồng kỳ hạn Tỷ giá này được thỏa thuận trước và cố định cho đến khi hợp đồng đến hạn nên rủi ro tỷ giá, do biến động tỷ giá gây ra, đã được loại trừ Khi đến hạn trả nợ, giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ sẽ là V = KFm = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay lúc đáo hạn là bao nhiêu
6.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi
Do hợp đồng hoán đổi bao hàm trong bản thân nó giao dịch kỳ hạn nên có thể sử dụng vào mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn Tuy nhiên, điểm khác biệt,
so với hợp đồng kỳ hạn, khi sử dụng hợp đồng hoán đổi nằm ở chỗ (1) hợp đồng hoán đổi
sử dụng khi doanh nghiệp vừa có nhu cầu bán hoặc mua một ngoại tệ nào đó ở hiện tại, đồng thời vừa có nhu cầu mua hoặc bán lại ngoại tệ đó trong tương lai, và (2) thời hạn giao dịch giữa hai thời điểm hiện tại và tương lai tương đối dài
6.3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng giao sau
6.3.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả
Để có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải trả bằng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện mua ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá và thời hạn tương đương với khoản phải trả Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
• Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng giao sau, nhưng bị thiệt từ sự gia tăng chi phí của khoản phải trả Khi
ấy, doanh nghiệp lấy lợi từ hợp đồng giao sau bù đắp cho thiệt của khoản phải trả Nhờ vậy tổn thất do rủi ro tỷ giá được giảm thiểu hay có thể kiểm soát
• Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp đồng giao sau, nhưng có lợi từ khoản phải trả do biến động tỷ giá làm giảm chi phí của khoản phải trả Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ khoản phải trả bù đắp cho thiệt của hợp đồng giao sau Nhờ vậy tổn thất do rủi ro tỷ giá được giảm thiểu hay có thể kiểm soát
6.3.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu
Để có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp
có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị giá và thời hạn tương đương với khoản phải thu Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
Trang 31Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
• Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ khoản phải thu nhưng bị thiệt do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia
• Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt do biến động tỷ giá của khoản phải thu bằng ngoại tệ Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia
6.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho cả hai trường hợp : phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả và phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu
6.4.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả doanh nghiệp có thể thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xét chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn mua có nội dung bao gồm :
- Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải trả
- Tỷ giá thực hiện (E)
- Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoại tệ
- Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản phải trả
Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi ro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng V(Sb) = KSb = f(Sb) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay lúc khoản phải trả đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải trả và Sb là tỷ giá bán giao ngay ở thời điểm khoản phải trả đến hạn Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì trị giá khoản phải trả khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải trả đến hạn Mặc dù thời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một trong hai khả năng xảy
ra :
• Nếu Sb > E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn mua Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên
25
Trang 32Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
thị trường là bao nhiêu Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả được cố định ở mức K(E + P) Nhờ vậy, rủi ro tỷ giá được kiểm soát
• Nếu Sb < E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay để thanh toán khoản phải trả Khi ấy giá trị khoản phải trả quy ra nội tệ là V(Sb) = K.Sb Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn nên tổng chi phí quy ra nội tệ của khoản phải trả bằng K(Sb + P) Chi phí này chưa được cố định nhưng bị chận trên tối đa ở mức K(E+P), nghĩa là K(Sb + P) < K(E + P), do Sb < E Do đó, rủi ro tỷ giá cũng được kiểm soát
6.4.2 Phòng ngừa rui ro ngoại hối đối với khoản phải thu
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn bán Khi ấy ngân hàng, bên bán quyền, sẽ xem xét chào cho doanh nghiệp, bên mua quyền, một quyền chọn bán có nội dung bao gồm :
- Trị giá quyền chọn (K), bằng hoặc tương đương trị giá khoản phải thu
- Tỷ giá thực hiện (E)
- Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoại tệ
- Kiểu quyền chọn (kiểu Âu hoặc Mỹ)
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T), bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản phải thu
Nếu không sử dụng quyền chọn để ngừa rủi ro thì trị giá quy ra nội tệ của khoản phải thu bằng V(Sm) = KSm = f(Sm) phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay lúc khoản phải thu đến hạn, trong đó K là trị giá khoản phải thu và Sm là tỷ giá mua giao ngay ở thời điểm khoản phải thu đến hạn Nếu sử dụng quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì trị giá khoản phải thu khi đến hạn là bao nhiêu còn tùy thuộc vào quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá thực hiện khi khoản phải thu đến hạn Mặc dù thời điểm đến hạn chưa xảy ra nhưng ở thời điểm thỏa thuận, doanh nghiệp biết trước khi đến hạn có một trong hai khả năng xảy
ra :
• Nếu Sm < E thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền chọn bán Khi ấy giá trị của khoản phải thu quy ra nội tệ là V = K.E = hằng số, bất chấp tỷ giá giao ngay trên
Trang 33Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
thị trường là bao nhiêu Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P để mua quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải thu chỉ còn và được cố định ở mức K(E – P) Nhờ vậy, rủi ro tỷ giá được kiểm soát
• Nếu Sm > E thì doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn bán, mà bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay Khi ấy giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ là V(Sm) = K.Sm Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng K.P
để mua quyền chọn nên giá trị khoản phải thu quy ra nội tệ chỉ còn bằng K(Sm - P) Giá trị này chưa được cố định nhưng bị chận dưới tối thiểu ở mức K(E - P), nghĩa là K(Sm - P) > K(E - P), do Sm > E Do đó, rủi ro tỷ giá cũng được kiểm soát
6.5 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch trên thị trường tiền tệ
Doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và gửi trên thị trường tiền tệ để tự phòng ngừa hay bảo hiểm rủi ro tỷ giá
6.5.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải trả
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, trước hết doanh nghiệp phải thu thập thông tin liên quan trên thị ngoại hối và thị trường tiền tệ như:
- Tỷ giá giao ngay, bao gồm tỷ giá mua (Sm0) và tỷ giá bán (Sb0), ở thời điểm hiện tại
- Lãi suất nội tệ, bao gồm lãi suất tiền gửi (RDd) và lãi suất cho vay (RDl)
- Lãi suất ngoại tệ, bao gồm lãi suất tiền gửi (RFd) và lãi suất cho vay (RFl)
Kế đến doanh nghiệp xác định những giao dịch phải thực hiện ở thời điểm hiện tại và chỉ
ra trước những giao dịch chắc chắn sẽ xảy ra khi khoản phải trả đến hạn Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch bao gồm :
- Vay nội tệ Số tiền vay này sẽ được dùng để mua số ngoại tệ bằng hiện giá của khoản phải trả, với suất chiết khấu bằng lãi suất tiền gửi ngoại tệ Do đó, số nội tệ cần vay bằng KSb0/(1+RFd)
- Sử dụng số nội tệ vừa vay mua ngoại tệ được [KSb0/(1+RFd)]/Sb0 = K/(1+RFd)
- Số ngoại tệ này dùng để thanh toán khoản phải trả nhưng hiện tại khoản phải trả chưa đến hạn nên doanh nghiệp có thể gửi ngân hàng với lãi suất RFd, trong thời hạn bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản phải trả
27
Trang 34Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
Ở thời điểm này khoản phải trả chưa đến hạn nhưng doanh nghiệp biết trước được khi khoản phải trả đến hạn, doanh nghiệp sẽ :
- Thu về số ngoại tệ ký gửi cả gốc và lãi bằng [K/(1+RFd)](1+RFd) = K
- Sử dụng số ngoại tệ này để thanh toán khoản phải trả bằng đúng K
- Trả nợ vay nội tệ cả gốc và lãi bằng [KSb0/(1+RFd)](1+RDl)=
KSb0(1+RDl)/(1+RFd) Đây chính là trị giá nội tệ của khoản phải trả, trong đó các biến số đều đã biết trước nên không còn rủi ro tỷ giá
6.5.2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, trước hết doanh nghiệp phải thu thập thông tin liên quan trên thị ngoại hối và thị trường tiền tệ như:
- Tỷ giá giao ngay, bao gồm tỷ giá mua Sm0 và tỷ giá bán Sb0, ở thời điểm hiện tại
- Lãi suất nội tệ, bao gồm lãi suất tiền gửi RDd và lãi suất cho vay RDl
- Lãi suất ngoại tệ, bao gồm lãi suất tiền gửi RFd và lãi suất cho vay RFl
Kế đến doanh nghiệp xác định những giao dịch phải thực hiện ở thời điểm hiện tại và chỉ
ra trước những giao dịch chắc chắn sẽ xảy ra khi khoản phải thu đến hạn Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch bao gồm :
- Vay ngoại tệ Số tiền vay này sẽ được chuyển ngay ra nội tệ bằng tỷ giá mua nhân hiện giá của khoản phải thu, với suất chiết khấu xác định theo lãi suất cho vay ngoại tệ Do đó, số ngoại tệ cần vay bằng K/(1+RFl)
- Sử dụng số ngoại tệ vừa vay để bán thu về nội tệ được [K/(1+RFl]Sm0 =
- Thu về số ngoại tệ phải thu trị giá là K
- Sử dụng số ngoại tệ này để thanh toán khoản ngoại tệ đã vay cả gốc và lãi bằng [K/(1+RFl)](1+RFl) = K
Trang 35Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
- Thu tiền gửi nội tệ cả gốc và lãi bằng [KSm0/(1+RFl)](1+RDd)=
KSm0(1+RDd)/(1+RFl) Đây chính là trị giá nội tệ của khoản phải thu, trong đó các biến số đều đã biết trước nên không còn rủi ro tỷ giá
6.6 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng những kỹ thuật khác
Đối với các khoản phải trả và phải thu bằng ngoại tệ, nếu doanh nghiệp không thể thương lượng hoặc không muốn thương lượng các hợp đồng phái sinh như trình bày trước đây hay sử dụng thị trường tiền tệ như vừa trình bày, doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro
tỷ giá bằng những kỹ thuật khác
5.6.1 Trả sớm (leading) và trả muộn (lagging)
Kỹ thuật này rất đơn giản Đối với những khoản phải trả bằng ngoại tệ nào mà doanh nghiệp kỳ vọng rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá trong tương lai, tốt nhất doanh nghiệp nên trả sớm hơn từ hiện tại Kỹ thuật này gọi là trả sớm (leading) Ngược lại, những khoản phải trả bằng ngoại tệ nào doanh nghiệp kỳ vọng ngoại tệ đó sẽ giảm giá trong tương lai, tốt nhất doanh nghiệp nên chậm trả, chờ đến khi ngoại tệ xuống giá mới trả Kỹ thuật này gọi
là trả muộn (lagging)
5.6.2 Thực hiện hợp đồng song hành (parallel contracts)
Kỹ thuật này có thể áp dụng khi hoạt động của doanh nghiệp có thể đa dạng hoá và doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời hai loại hợp đồng song hành nhưng trái chiều nhau Chẳng hạn, doanh nghiệp có một hợp đồng nhập khẩu trả chậm làm phát sinh một khoản phải trả bằng một loại ngoại tệ nào đó, doanh nghiệp đồng thời thực hiện hợp đồng xuất khẩu trả chậm cũng bằng ngoại tệ đó có thời hạn và trị giá tương đương với hợp đồng nhập khẩu Bằng cách này, rủi ro tỷ giá được hóa giải một cách tự nhiên
5.6.3 Thay đổi giá và lựa chọn đồng tiền thanh toán (Price variation and currency of
invoicing)
Kỹ thuật này cũng khá đơn giản bằng cách thay đổi giá bán bằng nội tệ để bù đắp tổn thất ngoại hối trong trường hợp ngoại tệ lên giá khiến cho chi phí của doanh nghiệp gia tăng hoặc thay đổi giá bán bằng ngoại tệ khi ngoại tệ xuống giá khiến doanh nghiệp bị tổn thất
do doanh thu giảm
5.6.4 Thỏa thuận chia sẻ rủi ro tỷ giá (Risk-sharing arrangements)
Thỏa thuận chia sẻ rủi ro là giải pháp thỏa thuận cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều chịu đựng một phần rủi ro tỷ giá theo kiểu một phần trị giá hóa đơn được thanh toán bằng
29
Trang 36Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
đồng tiền của người xuất khẩu, phần còn lại được thanh toán bằng đồng tiền khác có lợi
cho người nhập khẩu
5.6.5 Đóng khung đồng tiền (currency collars)
Về nguyên tắc, đóng khung đồng tiền cũng tương tự như thỏa thuận chia sẻ rủi ro ở chỗ
trước hết nó thiết lập giới hạn dưới, giới hạn trên và miền tỷ giá Kế đến thỏa thuận điều chỉnh trị giá hợp đồng phải thanh toán tùy theo sự biến động của tỷ giá giao ngay khi hợp đồng đến hạn
7 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI NHTM
7.1 Phân tích và đo lường rủi ro tỷ giá đối với NHTM
Hầu hết các dịch vụ ngân hàng thương mại hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối Rủi
ro tỷ giá của NHTM có thể phát sinh qua những hoạt động dưới đây:
- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ
- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ
- Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng
- Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM, chẳng hạn như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế
Khác với doanh nghiệp, giao dịch ngoại tệ của NHTM thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau với kỳ hạn cũng khác nhau Để quản lý được rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa tổn thất, trước tiên, chúng ta nên xem xét tổn thất ngoại hối của NHTM theo từng loại kỳ hạn đối với từng loại ngoại tệ riêng biệt Tuy nhiên, trên thực tế, giao dịch của NHTM liên quan đến nhiều loại ngoại tệ với nhiều loại kỳ hạn khác nhau Do vậy, tổn
thất giao dịch (transaction exposure) có thể xem xét dưới hai góc độ: tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn (net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (total exposure) Đây là
hai khái niệm căn bản cần làm rõ trong quản lý tổn thất ngoại hối của ngân hàng thương mại7
7 Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W., Hempel, G., Simonson, D., (1999),
Management of Financial Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co
Trang 37Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn có thể xác định bằng công thức:
NEi = (Ai – Li) + (CLi – CSi) trong đó:
• Ai và Li lần lượt là tài sản có và tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i,
• CLi và CSi lần lượt là trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i
Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi > 0 và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi NEi < 0
Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương (hoặc âm) đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống (hoặc lên) giá so với nội tệ ngân hàng sẽ bị
tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó8
Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ i nào đó (TE i ) được xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng (durations) của từng giao dịch Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với loại ngoại tệ i nào đó được xác định bởi công thức:
TEi = (DA x Ai – DL x Li) + (DL x CLi – DS x CSi) trong đó :
• DA và DL lần lượt là thời lượng trung bình của tài sản có và tài sản nợ đối với ngoại tệ i
• DL và DS lần lượt là thời lượng trung bình của trạng thái mua và bán ngoại tệ i
Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương khi TEi > 0 và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm khi TEi < 0 Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương
(hoặc âm) đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống (hoặc lên) giá so
với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó9
7.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với NHTM
Khi trạng thái ròng giao dịch cùng kỳ hạn hay trạng thái ròng giao dịch gộp đối với một
8 Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W., Hempel, G., Simonson, D., (1999),
Management of Financial Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co
9 Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W., Hempel, G., Simonson, D., (1999),
Management of Financial Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co
31
Trang 38Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
ngoại tệ nào đó được mở (dương hoặc âm) thì ngân hàng có thể bị tổn thất khi tỷ giá ngoại tệ đó so với nội tệ thay đổi Đứng trước trạng thái ngoại tệ mở, nhà quản lý phải ra quyết định : (1) chấp nhận trạng thái mở với kỳ vọng kiếm lợi nhuận do thay đổi tỷ giá hay là (2) sử dụng các giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá Đây là một quyết định không đơn giản
7.2.1 Đối với trạng thái ngoại tệ dương (long position)
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể gây ra tổn thất giao dịch khi tỷ giá thay đổi trong trường hợp NHTM có trạng thái ngoại tệ dương, ngân hàng có thể thương lượng với ngân hàng khác một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá sau đây:
- Bán ngoại tệ kỳ hạn
- Mua quyền chọn bán
- Vay ngoại tệ, sau đó bán giao ngay để thu nội tệ (sử dụng thị trường tiền tệ)
7.2.2 Đối với trạng thái ngoại tệ âm (short position)
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể gây ra tổn thất giao dịch khi tỷ giá thay đổi trong trường hợp NHTM có trạng thái ngoại tệ âm, ngân hàng có thể thương lượng với ngân hàng khác một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá sau đây:
- Mua ngoại tệ kỳ hạn
- Mua quyền chọn mua
- Vay nội tệ, sau đó mua giao ngay để có ngoại tệ (sử dụng thị trường tiền tệ)
8 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO NGOẠI HỐI Ở CÁC NƯỚC
8.1 Kinh nghiệm của các nuớc phát triển
8.1.1 Kinh nghiệm ở Mỹ và Canada
Nói về kinh nghiệm của các nước phát triển không nơi nào nhiều bằng Mỹ Có đến hàng
trăm quyển sách và hàng ngàn bài báo đã xuất bản bàn về rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Về lý thuyết, Shapiro và Rutenberg (1976), Logue và Olfield (1977), Jacque (1981), Hull (1995, 2005), Ross, Westerfield và Jaffe (2002, 2005),… là những tác giả quen thuộc và nổi tiếng xuất bản các sách giao khoa kinh điển về vấn đề này Về thực hành, vấn đề rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tìm thấy được từ hướng dẫn của Morgan Stanley Về nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý và phòng ngừa rủi
ro tỷ giá có thể tìm thấy ở các cuộc khảo sát của Wharton School, University of Pennsylvania do nhóm tác giả Bodnar, Hayt, và Marston thực hiện vào các năm 1994,
Trang 39Chương 3: Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá đến hoạt động
của doanh nghiệp
1995 và 1998 Ở Canada, vấn đề rủi ro tỷ giá đã chính thức được đặt ra từ năm 1983 và
cứ ba năm một lần Bank of Canada đều thực hiện khảo sát và công bố thông tin về thực hành phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp
8.1.2 Kinh nghiệm ở Châu Âu (Anh, Đức, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan)
Ở Châu Âu có lẽ Anh là quốc gia điển hình nhất về giao dịch và sử dụng các công phái
sinh để phòng ngừa và quản lý rủi ro tỷ giá Cả hai thị trường giao sau và quyền chọn ở London có tốc độ tăng trưởng trên 10 lần trong giai đoạn 1988 và 1994 và nhiều nhà nghiên cứu đều thấy rằng quản lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ trước tiên của giám đốc tài chính và họ thường xuyên sử dụng các công phái sinh để giảm thiểu nhiều loại rủi
ro tài chính khác nhau10 Ở Đức, kinh nghiệm về quản lý rủi ro tỷ giá có thể tìm thấy ở
công trình nghiên cứu của Martin Glaun (1999) với 154 công ty được khảo sát Glaun (1999) nhận định rằng tất cả hoạt động của doanh nghiệp đều chứa đựng rủi ro, do đó, đối phó với rủi ro luôn luôn là vấn đề quan trọng của nhà quản lý, tuy nhiên, những năm gần đây, không chỉ có nhà quản lý mà cả nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn đề này11 Ở
Thụy Điển, kinh nghiệm đối phó với rủi ro tỷ giá có thể tìm thấy ở công trình nghiên cứu của Hagelin (1996)12 Ở Na Uy, kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tìm thấy từ
kết quả nghiên cứu khảo sát của Norges Bank tiến hành vào mùa hè năm 200413 Ở Phần
Lan, kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tìm thấy ở công trình nghiên cứu và khảo sát của Hakkarainen, Joseph, Kasnen, và Puttonen (1998)14 Trong cuộc khảo sát của mình, Hakkarainen và cộng sự (1998) đã tiến hành gửi bảng câu hỏi phỏng vấn đến
100 công ty lớn nhất ở Phần Lan để khảo sát tập trung vào ba vấn đề: (1) chính sách phòng ngừa rủi ro tỷ giá, (2) qui trình và giao dịch để kiểm soát rủi ro tỷ giá, và (3) sự thừa nhận của doanh nghiệp về khả năng dự báo tỷ giá để ra quyết định phòng ngừa rủi ro
12 Hagelin, N (2003), Why firms hedge with derivatives: an examination of transaction and translation
exposure, Applied Financial Economics, 13, 55 – 69
13 Norges Bank, (2005), Currency hedging in Norwegian non-financial firms, Economic Bulletin, 76, 3,
p.133
14 Hakkaranien, A., Joseph, N., Kasanen, E., Puttonen, V., (1998), The Foreign Exchange Exposure
Management Practices of Finish Industrial Firms, Journal of Internatonal Financial Management and
Accounting, 9; 1p 34
33