Tài liệu quản trị kinh doanh quốc tế
Trang 1CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNC)
I QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2
I.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế 2
I.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu 2
I.1.2 Hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài 3
I.2 Lý do tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế 4
I.2.1 Phản ứng chủ động 4
I.2.2 Phản ứng thụ động 6
I.3 Các hình thức quốc tế hóa hoạt động kinh doanh quốc tế 7
I.3.1 Cho thuê bản quyền 7
I.3.2 Xuất khẩu 8
I.3.3 Sản xuất tại chỗ 8
I.4 Lợi thế cạnh tranh quốc tế: 9
I.4.1 Lợi thế cạnh tranh và nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh 9
I.4.2 Nhân tố tác động đến việc hình thành lợi thế cạnh tranh 10
II Công ty đa quốc gia (MNC) 12
II.1 Bản chất cuả công ty đa quốc gia 12
II.1.1 Đặc điểm của MNC 13
II.1.2 Vì sao một công ty kinh doanh nội địa mong muốn trở thành một MNC? 14
II.1.3 Triết lý chiến lược của MNC 15
II.2 Các hình thức hoạt động của MNC 16
II.2.1 Sở hữu 100% vốn 16
II.2.2 Liên minh chiến lược 17
II.2.3 Liên doanh 18
II.3 Quy trình quản trị chiến lược của MNC 19
III Đầu tư trực tiếp của MNC 19
III.1 Động lực quyết định dòng đầu tư trực tiếp 19
III.2 Thái độ của nước khách trong việc tiếp nhận đầu tư quốc tế 19
III.2.1 Thái độ tích cực: 19
III.2.2 Thái độ tiêu cực: 19
III.3 Đo lường mức độ hấp dẫn của một nước khi ra quyết định đầu tư 20
III.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế của nhà nước 20
III.3.2 Rủi ro kinh tế và chính trị 20
III.3.3 Các định chế về thương mại và môi trường đầu tư 20
III.3.4 Điều kiện về thị trường của các nhân tố sản xuất 21
III.3.5 Cơ sở hạ tầng về kinh tế 21
III.3.6 Các yếu tố vật chất và văn hoá xã hội 21
Trang 2I QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế thể hiện các hoạt động giao dịch xảy ra giữa một nước với phần còn lại của thế giới Những giao dịch nầy bao gồm hoạt động mậu dịch quốc tế và hoạt động đầu tư ra nước ngoài Hiện nay khoảng 500 công ty lớn hàng đầu trên thế giới chiếm khoảng 80% lượng đầu tư nước ngoài và trên 50% tổng giá trị mậu dịch trên toàn thế giới Do đó việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu đặt nặng vào các hoạt động của các công ty kinh doanh quốc tế lớn nêu trên, những công ty nầy hiện nay thường được gọi là các công ty đa quốc gia (MNCs), những công ty nầy ra đời và đặt văn phòng chính tại một nơi nhưng tiến hành các hoạt động kinh doanh tại nhiều nơi trên thế giới
Trong những thập kỷ vừa qua MNCs đã đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài theo hình thức đầu tư song phương: Hoa Kỳ đầu tư vào Cộng đồng kinh tế Châu Âu và ngược lại; Nhật Bản đầu tư vào Hoa Kỳ và ngược lại; Canada đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ và ngược lại, … Tuy trong thời gian gần đây, MNCs đã chuyển hướng đầu tư vào các nước đang phát triển và những nước đang chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Ví dụ từ năm 1991-1995, Công ty Volkswagen đã đầu tư 6 tỷ USD vào nhà sản xuất ô tô Skoda của Cộng Hoà Czech; hoặc Opel (Đức) đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô trị giá 680 triệu USD tại Đông Đức Sự chuyển hướng đầu tư nầy bắt nguồn
từ một số lý do như sau: triển vọng sinh lợi tại những thị trường nầy cao dù rằng những rủi ro về kinh tế và chính trị còn lớn; các chương trình tư nhân hóa được tiến hành rộng khắp tại các nước Nam Mỹ và đây là một cơ hội cho MNCs thâm nhập vào khu vực nầy; mặt khác sự tăng trưởng mạnh mẽ và đầy triển vọng của Nhật Bản trong thập niên 80 của thế kỷ 20 đã dẫn đến việc đầu tư vốn ra thị trường nước ngoài
Ngoài hiện tượng nêu trên, một hoạt động phổ biến của kỷ nguyên kinh doanh quốc tế
ngày nay chính là việc tiến hành các liên doanh quốc tế giữa MNCs với nhau hoặc giữa
một MNC với một công ty nội địa Ví dụ như công ty GMC đã liên doanh với Toyota để sản xuất xe hơi tại Hoa Kỳ; Ford đã liên doanh với Volkswagen để sản xuất xe hơi tại Nam Mỹ; Motorola cùng phối hợp với Toshiba để phát triển và sản xuất một thế hệ chip điện tử có độ phân giải cao; Nissan và Hitachi đã phối hợp với nhau nhằm tạo ra một
“văn phòng di động” qua việc phát triển, sản xuất các loại điện thoại di động, máy fax, tivi, videocassette
I.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng không chỉ bao gồm các loại hàng hóa mà còn là các loại dịch vụ trong lĩnh vực hàng không, vận tải, khách sạn… và khuynh hướng ngày nay là khối lượng dịch vụ xuất khẩu nầy càng gia tăng (một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ chính là các dịch vụ về giải trí như phim, các chương trình tivi…)
Trang 3Việc nghiên cứu các số liệu về xuất nhập khẩu rất quan trọng trong lĩnh vực kinh
doanh quốc tế vì các lý do Thứ nhất, mậu dịch quốc tế là một lĩnh vực cơ bản và truyền
thống của kinh doanh quốc tế và việc nghiên cứu nó sẽ cho phép chúng ta thấu hiểu được thực tiễn hoạt động và chiến lược của MNCs Ví dụ, các số liệu về mậu dịch quốc tế trong vòng 10 năm trước đây đã cho chúng ta thấy những đối tác nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ chính là Canada, Nhật Bản, Mehico, vương quốc Anh, và Đức Các nước nầy thường nhập computer, máy móc dùng trong nông trại, máy móc thiết bị sử dụng trong các ngành nghề khác, và hàng điện tử Ngược lại Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu từ các đối tác như Canada, Nhật Bản, Mehico, Đức, và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa các mặt hàng như xe hơi, giầy dép, hàng điện tử tiêu dùng, phụ tùng thay thế, và đồ trang sức Các số liệu nầy cũng cho chúng ta biết rằng 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ cũng chính là 10 đối tác xuất khẩu lớn nhất, nói cách khác Hoa Kỳ đã mua và bán với
một tỷ trọng lớn nhất trong một phạm vi một số ít các quốc gia Thứ hai, các số liệu về
mậu dịch quốc tế cũng giúp cho chúng ta thông hiểu được tác động của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với nền kinh tế của một quốc gia Thật vậy bằng những số liệu nầy, chúng ta có thể giải thích được các câu hỏi đặt ra như: Việc trở thành một nhà xuất khẩu lớn sẽ tác động đến nền kinh tế của một quốc gia như thế nào? Việc lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế?
I.1.2 Hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện sự dịch chuyển vốn ra hải ngoại để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Các quốc gia đã công nghiệp hóa đã đầu tư với một tỷ trọng rất lớn vào các quốc gia đã công nghiệp hóa khác và với một tỷ trọng nhỏ vào các nước kém phát triển, hoặc các nước mới công nghiệp hóa Các số liệu trong thời gian qua cho thấy phần lớn vốn đầu tư trực tiếp tập trung vào Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, và Nhật Bản Ví dụ: vào năm 1990, Hoa kỳ đã tiếp nhận một lượng vốn đầu tư xấp xỉ 1.500 tỷ USD và nó đã đầu tư ra nước ngoài khoảng 1.200 tỷ USD Các nhà đầu tư lớn nhất tại Hoa Kỳ vào năm 1992 bao gồm Nhật Bản, Anh, Hà Lan, Canada, và Đức; vốn đầu tư của 5 nước nầy chiếm trên 70% tổng lượng vốn đầu tư mà Hoa Kỳ tiếp nhận Trong số những nhà đầu tư nầy, tốc độ đầu tư của Nhật Bản là nhanh nhất, tuy nhiên tổng vốn đầu tư của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC) thì lớn gấp 3 lần so với Nhật Bản Đồng thời Hoa Kỳ cũng là một nhà đầu tư lớn trên thế giới nhưng nó chỉ đầu tư tập trung vào
EC, Canada, và Nhật Bản
Khi các quốc gia đã phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn, họ thường tiến hành đầu tư tại những khu vực có tiềm năng tăng trưởng Chẳng hạn Nhật Bản trong những năm gần đây đã đầu tư rất nhiều vào thị trường của EC, cụ thể trong thập niên 1980 họ đã gia tăng tỷ trọng đầu tư lên gấp 3 lần so với những năm đầu Trong cơ cấu đầu tư theo ngành thì tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất là lớn nhất, tuy nhiên họ vẫn đầu tư đáng
kể vào các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm Một trong những lý do khiến Nhật Bản gia tăng đầu tư tại đây là do họ dự báo rằng sẽ có một sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế EC trong thập niên 1990, một lý do khác đó chính là rào cản thuế quan và phi thuế quan tại
Trang 4EC rất chặt chẽ và điều nầy sẽ đảm bảo một lợi nhuận đáng kể cho các công ty khi đầu tư trực tiếp vào đây
I.2 Lý do tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế
Thông thường nhiều người cho rằng các công ty tiến hành quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trên một lý do duy nhất đó là việc tìm kiếm và khai thác lợi nhuận
từ các cơ hội kinh doanh trên thị trường hải ngoại Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều động lực dẫn đến hoạt động quốc tế hoá hoạt động kinh doanh của các công ty Các động lực nầy có thể được phân chia thành hai dạng: chủ động và thụ động Trong từng dạng như vậy người ta còn phân ra thành các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
I.2.1 Phản ứng chủ động
A Nhân tố bên trong
• Vấn đề quản trị: Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho
một công ty đi vào hoạt động kinh doanh quốc tế đó chính là sự tìm kiếm những thị trường mới để kinh doanh nhằm thỏa mãn những động cơ về quản trị; điều nầy không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn mà còn là một động lực quan trọng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi những người quản lý, đồng thời cũng là người chủ luôn có một tinh thần mạo hiểm, chấp nhận rủi ro của một nhà doanh nghiệp
• Hiệu quả kinh tế theo quy mô: Quá trình mở rộng các hoạt đông kinh doanh
quốc tế có lẽ là một con đường nhanh nhất để gia tăng doanh số, và như vậy nó sẽ tác đông đến quy mô sản xuất của đơn vị Trong một số ngành công nghiệp có tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế theo quy mô rất lớn thì việc đạt được điều nầy sẽ giúp cho công ty hạ thấp phí tổn cho một đơn vị sản phẩm, làm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty không những tại thị trường nội địa mà còn cả ở thị trường hải ngoại Hiệu quả kinh tế theo quy mô không chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất mà còn bao trùm sang những chức năng khác của công ty Ví dụ: chi phí nghiên cứu và phát triển phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ đi, các hoạt động quảng cáo trên tivi có thể sử dụng không chỉ cho một thị trường
• Hiệu quả kinh tế theo phạm vi: Thậm chí trong trường hợp hiệu quả kinh tề
theo quy mô không thể đạt được do công ty tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế phải điều chỉnh sản phẩm nhằm thích nghi với yêu cầu riêng của từng quốc gia thì họ vẫn có thể đạt hiệu quả kinh tế theo phạm vi bởi vì họ có thể sử dụng các nguồn lực, kỹ năng của nhân công và kỹ thuật hiện có để tạo ra sản phẩm mới cho thị trường nước ngoài Tuy nhiên hiệu quả kinh tế theo phạm vi đôi lúc không xác thực một khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài nó phải đầu tư mới hoàn toàn vào các nguồn lực và kỹ năng
• Hiệu ứng kinh nghiệm: Sự cần thiết để phát triển kỹ năng mới để có thể thành
công trên thị trường nước ngoài cũng có thể là một lợi thế của quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh quốc tế nếu như những kỹ năng mới nầy có thể chuyển giao cho các đơn
vị hoạt động tại thị trường trong nước Đối với một số công ty việc học tập kinh nghiệm
Trang 5từ thị trường hải ngoại đôi khi lại là một nhân tố chủ yếu quyết định hành vi quốc tế hoá hoạt động kinh doanh
B Nhân tố bên ngoài
• Cơ hội sinh lợi: Một lý do cổ điển khiến các công ty đi vào hoạt động kinh
doanh quốc tế đó là việc có thể bán thêm nhiều hàng hoá ở thị trường nước ngoài với một mức sinh lợi cao Vì thế nếu công ty nhận định rằng thị trường hải ngoại có rất nhiều thuận lợi cho phép công ty gia tăng thêm lợi nhuận từ việc bán hàng (khách hàng triển vọng, mức độ cạnh tranh không gay gắt, rào cản khi gia nhập dễ dàng vượt qua) thì động lực nầy sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh
• Cơ hội gia tăng sản lượng: Bên cạnh cơ hội sinh lợi cao của thị trường nước
ngoài việc có cơ hội gia tăng sản lượng cũng là một nhân tố quyết định hành vi mở rộng thị trường hải ngoại của MNC Nếu hiệu quả kinh tế theo quy mô và phạm vi rất lớn thì MNC sẵn lòng mở rộng thị trường ở hải ngoại thậm chí trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận cho đơn vị ở mức thấp
• Phục vụ các khách hàng đã quốc tế hoá: Với tư cách là những khách hàng
quốc tế, các khách hàng nầy thường mua cùng loại sản phẩm hay dịch vụ một cách độc lập với các quốc gia mà họ đang hoạt động Ví dụ các nhà sản xuất xe hơi khi thiết lập chi nhánh tại nước ngoài họ thường yêu cầu các nhà cung cấp các bộ phận, chi tiết cung cấp nguồn lực đầu vào cho các nhà máy ở hải ngoại của họ Tương tự như vậy, các công ty quốc tế thường thích làm việc với cùng một cơ quan quảng cáo tại mọi quốc gia mà nó hoạt động Các công ty không sẵn lòng quốc tế hoá với các khách hàng của mình thì họ
có thể mất những khách hàng trung thành của mình vào những đối thủ cạnh tranh chào mời những dịch vụ đa quốc gia
• Lợi thế của việc phân bố địa lý: Sự hấp dẫn của thị trường hải ngoại không
chỉ ở chỗ nó cho phép các công ty kinh doanh quốc tế một cơ hội gia tăng doanh số, bên cạnh đó nó còn cho phép các công ty nầy một lợi thế trong việc sử dụng các nguồn lực đặc biệt rẻ tiền (con người, cơ sở vật chất, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu, sự hỗ trợ của nhà nước, các nguồn lực tự nhiên khác ) Nếu những nguồn lực ở hải ngoại nầy tương đối không dịch chuyển trong khi việc sử dụng nó có thể dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về phương diện chi phí hoặc chất lượng sản phẩm của công ty thì việc quốc tế hoá một số chức năng của công ty (thường là chức năng sản xuất và đôi khi là chức năng nghiên cứu và phát triển) cần phải được xem xét
• Kiểm soát đối thủ cạnh tranh: Thị trường hải ngoại bên cạnh việc chào mời
những cơ hội kinh doanh mới còn đặt ra những mối đe dọa đối với các đơn vị kinh doanh hải ngọai Hơn thế nữa thị trường hải ngọai còn là quê nhà của những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của MNC tại thị trường quốc tế Do đó việc tiến hành thiết lập những chi nhánh kinh doanh tại quê nhà của đối thủ cạnh tranh còn là một hành vi nhằm kiểm soát đối thủ cạnh tranh ngay chính thị trường của họ Bằng cách nầy họ có thể nhận định những phương thức cạnh tranh mà đối thủ sẽ thực hiện để có thể đưa ra các đối sách phù hợp
Trang 6trong hoạt động cạnh tranh không những tại thị trường quốc tế mà ngay chính tại thị trường quê nhà của đối thủ cạnh tranh
I.2.2 Phản ứng thụ động
A Nhân tố bên trong
• Tác động kéo: Nếu như sự thúc đẩy của những động cơ về quản trị ở phần nêu
trên thể hiện một hành vi chủ động khi tham gia vào thị trường quốc tế của MNCs thì tác động kéo thể hiện một hành vi thụ động của nhà quản trị Một khi họ nhận thấy có rất nhiều công ty trong ngành đi vào thị trường quốc tế thì nhiều nhà quản trị cũng cố gắng làm theo để không phải mang tiếng là người lỗi thời hay là người đi sau các đơn vị khác
• Tồn kho quá mức : Là một lý do khá phổ biến ở nhiều công ty Thật vậy, chỉ
có một số ít công ty thì hiếm khi đối đầu với việc thặng dư tồn kho, nhưng trong một số ngành, tình trạng nầy luôn luôn phổ biếnở nhiều công ty Thật vậy, những công ty với chu kỳ sản xuất ngắn, ví dụ như ngành sản xuất quần áo thời trang hay sản phẩm điện tử gia dụng, thường cố gắng tránh tình trạng sản phẩm của mình trở nên lỗi thời (bởi vì điều nầy có thể huỷ hoại thị phần và danh tiếng của nó) do đó các nhà sản xuất cố gắng xuất khẩu các hàng hóa trở nên lỗi thời sang thị trường nước khác Mặt khác, trong một số ngành mà chất lượng sản phẩm khó lòng đạt được sự ổn định trong quá trình sản xuất thì
họ sẽ cố gắng bán số sản phẩm không đạt chất lượng cao vào các thiị trường các nước không có yêu cầu cao về phương diện chất lượng Điều nầy cũng nhằm bảo vệ tiếng tăm
và mức giá ở các thị trường chủ yếu hay thị trường mục tiêu của họ
• Dư thừa công suất : Để đối phó với vần đề tồn kho quá mức, nhiều công ty đã
chọn giải pháp hoạt động dưới mức công suất thiết kế; tuy nhiên giải pháp nầy là một giải pháp kém hiệu quả bởi vì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ cao Ngoài giải pháp nầy, MNC có thể chọn lựa cách giảm quy mô, sa thải công nhân Tuy nhiên, có lẽ giải pháp có lợi nhất chính là việc sử dụng phần công suất dư thừa cho thị trường hải ngoại Giải pháp nầy thường được ưa thích bởi các công ty mà việc giảm quy mô sản xuất dẫn đến việc gia tăng chi phí kinh tế và xã hội Đây cũng là một cách mà các công ty
có tình trạng dư thừa công suất theo mùa vụ thường sử dụng
• Phân tán rủi ro: Một số công ty thường quan niệm trong kinh doanh rằng
không nên đặt tất cả trứng vào một rổ vì như vậy sẽ gặp rất nhiều rủi ro Để né tránh rủi
ro, các công ty có thể đa dạng hoá hoạt động kinh doanh bằng cách đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hay đa dạng hóa thị trường theo khu vực hay quốc gia Những công ty nào muốn tập trung duy nhất vào một lĩnh vực kinh dooanh thì họ thường chọn giải pháp né tránh rủi ro bằng cách quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của mình
B Nhân tố bên ngoài
• Đơn hàng gia công đột xuất: Trong nhiều tình huống, ban đầu một công ty nào
đó không có ý định đi vào thị trường quốc tế nhưng vì một dịp tình cờ nào đó, họ nhận được đơn hàng từ khách hàng nước ngoài và sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận
Từ đó họ bắt đầu xem thị trường nước ngoài như là một bộ phận chiến lược của nó
Trang 7• Sự không hấp dẫn của thị trường trong nước: Nhiếu nhà kinh doanh quốc tế
cho rằng nếu như cơ hội kinh doanh có hiệu quả ở thị trường nước ngoài gây nên tác động “kéo” một công ty đi vào thị trường quốc tế thì việc thiếu những cơ hội gia tăng doanh số tại thị trường nội địa là một nhân tố gây tác động “đẩy” công ty đi vào thị trường nước ngoài Sự không hấp dẫn của thị trường trong nước có thể do nhiều nguyên nhân thuộc về cấu trúc của thị trường, ví dụ như: thị trường quá nhỏ, có rất ít cơ hội tăng trưởng; hoặc nhu cầu tại thị trường nội địa bị giảm sút; hoạt động cạnh tranh rất gay gắt; rào cản vào ngành rất thấp; đối thủ cạnh tranh rất nhiều; áp lực rất mạnh của tổ chức công đoàn… Sự không hấp dẫn của thị trường bị gây ra bởi những nhân tố nầy đã làm tăng động cơ đi vào thị trường quốc tế của các công ty
• Phản công trước đối thủ cạnh tranh: Thông thường khi một công ty bị tấn
công bởi công ty cạnh tranh nước ngoài họ sẽ hành động theo hai cách: phòng thủ hoặc phản công Chiến lược phòng thủ bao hàm việc tìm cách bảo vệ thị phần, né tránh cạnh tranh trực diện… Tuy nhiên cách phòng thủ tốt nhất chính là việc tấn công đối thủ ngay trên quê hương của đối thủ Theo cách nầy công ty nội địa sẽ tiến hành quốc tế hóa hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, sẽ tiến hành trận chiến ngay trên quê hương của đối thủ
• Áp lực chính trị: Trong một số quốc gia, công ty còn bị áp lực của chính phủ
trong quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh quốc tế Sự can thiệp nầy có thể xuất phát từ những mục tiêu kinh tế ví dụ như chính phủ nầy mong muốn có nhiều ngoại tệ để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu Tuy nhiên nhiều công ty bị
áp lực quốc tế hóa hoạt động kinh doanh vì những lý do như tạo công ăn việc làm, hoặc mục tiêu chính trị (địa vị và quyền lực quốc gia trên bình diện quốc tế)
I.3 Các hình thức quốc tế hóa hoạt động kinh doanh quốc tế
Quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty không những khác biệt với nhau về phương diện lý do mà còn ở hình thức mà các công ty đó tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế Một số công ty chỉ quốc tế hóa một số hoạt động tạo giá trị gia tăng, trong khi đó một số khác thì quốc tế hóa toàn bộ các hoạt động của mình Điều nầy có thể được hình dung qua việc khảo sát các nội dung của các hình thức quốc tế hóa hoạt động kinh doanh quốc tế như: Cho thuê bản quyền, xuất khẩu gián tiếp, trực tiếp, và sản xuất tại chỗ
I.3.1 Cho thuê bản quyền
Theo hình thức nầy công ty cho thuê bản quyền sẽ cho phép một công ty ở nước ngoài sử dụng tên tuổi, nhãn hiệu sản phẩm để sản xuất và kinh doanh tại một khu vực địa lý, hay quốc gia trong một thời gian nhất định Những công ty tiến hành quốc tế hóa hoạt động kinh doanh theo hình thức cho thuê bản quyền thì hiếm khi trở thành một đơn
vị kinh doanh quốc tế trọn vẹn theo ý nghĩa thực của nó, bởi vì hầu như không có hoạt động chủ yếu nào của nó cần phải điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện ở thị trường nước ngoài Nhìn chung lợi thế của hình thức cho thuê đó là nhu cầu thay đổi của tổ chức thì tốt hơn, rủi ro thấp vì không cần phải tiến hành hoạt động đầu tư mới, tốc độ sản sinh lợi nhuận cũng có thể nhanh hơn Hình thức nầy được sử dụng khi chính phủ ở nước
Trang 8ngoài áp đặt những giới hạn về nhập khẩu, hoặc chi phí vận chuyển làm cho hoạt động xuất khẩu của MNC trở nên khó khăn hơn
Hạn chế của hình thức nầy đó là việc thương lượng cho thuê bản quyền có thể kéo dài trong khi đó những thỏa thuận về việc cho thuê bản quyền thì rất khó khăn để quản lý Hơn thế nữa, người thuê bản quyền có thể làm tổn hại đến người cho thuê ở một số khía cạnh như: làm rò rỉ bí quyết công nghệ hay làm tổn hại đến uy tín của người cho thuê khi
họ sử dụng tên tuổi nhãn hiệu sản phẩm một cách không khôn ngoan; người thuê nhãn hiệu sản phẩm có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh tiềm năng với người cho thuê
I.3.2 Xuất khẩu
Đặc trưng của hình thức xuất khẩu đó là sản phẩm vật chất sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia trong quá trình kinh doanh quốc tế Phạm vi, mức độ xâm nhập vào thị trường nước ngoài cũng như việc những hoạt động chủ yếu của công ty cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài lệ thuộc vào hình thức xuất khẩu mà công ty lựa chọn Trong trường hợp xuất khẩu gián tiếp, phần lớn các nhiệm vụ hoạt động quốc tế được thực hiện bởi đối tượng thứ ba (các đơn vị trung gian xuất khẩu) và công ty kinh doanh nầy không thể nào biết được sản phẩm của mình được tiêu thụ như thế nào tại thị trường hải ngoại Trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp, công ty sẽ tiến hành các chức năng marketing và bán hàng sẽ được thực hiện trực tiếp với đối tác nước ngoài Điều nầy đòi hỏi cơ cấu tổ chức và chiến lược của công ty phải thay đổi cho phù hợp, và đáp ứng với nhu cầu riêng biệt của thị trường hải ngọai Đối với công ty nhỏ, sự hấp dẫn của hình thức nầy xuất phát từ chỗ đây là một hình thức quốc tế hóa hoạt động kinh doanh đơn giản, ít tốn kém, và mang tính chất tuần tự trong phát triển Đối với những công ty lớn, với kinh nghiệm quốc tế rộng khắp, nó có thể thực hiện việc tập trung hóa sản xuất tại quốc gia phù hợp nhất Tuy nhiên bản thân hình thức nầy có những nhược điểm của riêng nó: nó rất nhạy cảm đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những rào cản mậu dịch khác; mặt khác sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng gây ra những tác động bất lợi cho hoạt động xuất khẩu Hơn thế nữa, sự cách biệt về khoảng cách địa lý giũa hai địa điểm sản xuất sẽ gia tăng chi phí vận chuyển, gây khó khăn cho việc phân phối hàng hóa; việc khác biệt về triết lý, văn hóa sẽ dẫn đến việc khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu của thị trường địa phương
I.3.3 Sản xuất tại chỗ
Đặc trưng cơ bản của hình thức nầy đó là cơ sở sản xuất được dịch chuyển ra nước ngoài chứ không chỉ là sản phẩm Có rất nhiều hình thức để tiến hành hoạt động sản xuất tại chỗ, chúng bao gồm:
• Sản xuất theo dự án (Projects): Trong trường hợp nầy công ty kinh doanh
quốc tế sẽ phái những đơn vị di động đến nước ngoài để thực hiện những hợp đồng ngắn hạn
Trang 9• Hợp đồng sản xuất tại chỗ (Contract product) : Đối với dạng nầy, công ty
kinh doanh quốc tế sẽ tiến hành hợp đồng với một công ty nội địa để sản xuất các mặt hàng mang nhãn hiệu và tên tuổi của mình
• Thiết lập cơ sở sản xuất mới tại nước ngoài: Đơn vị mới nầy có thể thuộc sở
hữu 100% vốn của công ty kinh doanh quốc tế hoặc ở dạng liên doanh
• Mua cổ phần: Theo hình thức nầy, công ty kinh doanh quốc tế sẽ tiến hành
việc mua cổ phần của một công ty nội địa hiện đang có sẵn Thông qua việc nắm cổ phần chi phối, công ty kinh doanh quốc tế có thể đưa dần việc sản xuất các mặt hàng của mình đến thị trường của công ty nội địa
Trong hình thức sản xuất tại chỗ, hàng loạt các hoạt động tạo giá trị gia tăng được thực hiện tại nước ngoài, điều nầy đòi hỏi công ty kinh doanh quốc tế phải có những sự thay đổi thích hợp trong cơ cấu tố chức Thuận lợi của hình thức nầy chính là việc giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian phân phối, né tránh được các rào cản đối với mậu dịch, tạo lập được mối quan hệ với khách hàng và các kênh phân phối hàng hóa tại địa phương… Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của hình thức nầy đó là sự phức tạp của cơ cấu
tổ chức để thực hiện việc quản lý ra khỏi phạm vi quốc gia, hiệu quả kinh tế theo quy mô
có thể thấp, mức độ rủi ro trong đầu tư có thể cao hơn
I.4 Lợi thế cạnh tranh quốc tế:
I.4.1 Lợi thế cạnh tranh và nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh
Sự thành công của một công ty bất kể ở thị trường trong hay ngoài nước sẽ lệ thuộc rất lớn vào việc nó có tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của nó hay không Theo Michael Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: lợi thế dựa vào việc duy trì một chi phí sản xuất thấp và lợi thế dựa trên việc khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh; trên cơ sở của việc khác biệt hóa đó, công ty có thể đặt một giá cao để
bù đắp cho việc tạo ra sự khác biệt đó Một công ty tồn tại và phát triển trên thị trường quốc tế có thể dựa vào một trong hai lợi thế nầy hoặc sở hữu cả hai loại lợi thế cạnh tranh
đó
Để thông hiểu về lợi thế cạnh tranh của công ty kinh doanh quốc tế, điều quan trọng nhất theo De Wit và Mayer (1994) đó là việc một mặt phải xác định cho được vị thế cạnh tranh tương đối của công ty so với ngành mà nó đang hoạt động (triển vọng về vị trí), mặt khác phải xác định những nguồn lực bên trong để phát triển vị thế cạnh tranh nầy Các nguồn lực bên trong bao gồm tài sản, tài năng (competences), và năng lực (capabilities) Tài sản của công ty được hiểu ở đây bao gồm các loại tài sản vô hình và hữu hình mà nhà quản trị có thể sử dụng được Những loại tài sản nầy được thể hiện trên bản tổng kết tài sản của công ty; các loại tài sản hữu hình sẽ bao gồm: máy móc thiết bị, tiền bạc, nhà xưởng, vật tư,… Và tài sản vô hình sẽ bao gồm: nhãn hiệu, sự độc quyền về phát minh, tên tuổi công ty… Những loại tài sản nầy có thể xác định giá trị thị trường của nó và có thể bán cho những công ty khác
Trang 10Riêng đối với yếu tố tài năng của công ty, ngược lại, nó bao gồm những tài sản vô hình mà việc chuyển giao chúng cho một công ty khác thì rất khó khăn Yếu tố tài năng ở đây bao gồm tất cả những bí quyết về kỹ thuật, công nghệ, và kỹ năng mà công ty đang
sở hữu Ví dụ Công ty Honda thì rất nỗi tiếng về việc am hiểu các bí quyết trong ngành sản xuất xe gắn máy, Sony thì sở hữu các bí quyết kỹ thuật trong sản xuất các sản phẩm điện tử thu nhỏ, Phillips thì rất nỗi tiếng trong lĩnh vực điện tử cảm quang Những yếu tố thuộc về tài năng nầy của một công ty không thể nào trao đổi hay mua bởi hai lý do: ( i) Chỉ có một số ít tài năng nầy thuộc về một vài con người nào đó trong công ty, trong khi
đó phần lớn tài năng nầy được gắn liền với một tập thể lao động, với cấu trúc và quy trình của hệ thống sản xuất
(ii) Những yếu tố tài năng thông thường dựa trên một khối lượng kiến thức ngầm được tích lũy lâu dài, chúng không thể mã hóa hay phân loại được, và cũng không thể nào diễn đạt ra bằng văn bản được, do đó việc bán chúng là một điều rất khó khăn
Cũng tương tự như yếu tố về tài năng, yếu tố về năng lực cũng là một yếu tố không thể mua bán được Nếu như yếu tố tài năng thể hiện những kỹ năng về phương diện kỹ thuật, thì yếu tố thể hiện các kỹ năng về phương diện quản trị; yếu tố nầy thể hiện khả năng quản trị quy trình kinh doanh của công ty Ví dụ như công ty Mc Donald thì rất nỗi tiếng trong lĩnh vực quản trị hệ thống đại lý độc quyền của mình, Honda thì nỗi tiếng trong việc thực hiện và giới thiệu các sản phẩm của mình một cách nhanh chóng Những yếu tố thuộc về năng lực nầy thậm chí còn khó chuyển đổi, mua bán hơn cả yếu tố tài năng bởi vì chúng được hình thành gắn liền với phong cách, văn hóa của công ty Do đó việc bắt chước một hệ thống quản lý mới và thành công của một công ty khác sẽ đòi hỏi công ty đang xem xét phải thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề kinh doanh và đây là một quá trình vô cùng khó khăn
I.4.2 Nhân tố tác động đến việc hình thành lợi thế cạnh tranh
Để có thể sử dụng các nguồn lực bên trong nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, các công ty không những cần phải cố gắng phát triển hay sở hữu cho được những nguồn lực đặc thù riêng biệt từ đó mới có thể tạo lợi thế trên cơ sở phí tổn thấp hay sự khác biệt về sản phẩm mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực học tập và cải tiến Về nguyên tắc, mỗi công ty hình như đều có một cơ hội ngang bằng nhau trong trong việc cải tiến và phát triển lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên thực tế cho thấy trong mỗi ngành công nghiệp chỉ tồn tại một vài công ty thành công và chúng ít khi nào phân tán một cách ngẫu nhiên trên thế giới Thật vậy, trong nhiều ngành công nghiệp, các công ty thành công thường phát sinh chỉ từ một số ít quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực nầy trên thế giới Ví dụ như ngành công nghiệp điện ảnh thì tập trung cao độ tại Hollywood, việc sản xuất máy ghi hình thường tập trung vào một vài công ty hàng đầu của Nhật Bản,
và gần như 75% sản lượng hoa xuất khẩu thì xuất phát từ Hà lan Điều nầy đã tạo nên một giả thuyết đó là chỉ có một vài quốc gia hay khu vực thì thích hợp cho việc phát triển lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho một ngành nào đó so với các quốc gia và khu vực còn lại
Trang 11Theo quan điểm truyền thống của các nhà kinh tế cổ điển, họ thường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nhân tố sản xuất như là một nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh
Họ thường coi trọng đến sự sẵn có của các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn, và lao động (những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình) Tuy nhiên, sự khác biệt trong việc phân bố trên bình diện quốc tế các yếu tố nầy chỉ lý giải một phần rất nhỏ hoạt động mậu dịch quốc tế
và lợi thế cạnh tranh Rõ ràng Hollywood không có những yếu tố thuận lợi cho việc sản xuất phim ảnh, và chúng ta cũng rất khó khăn để giải thích tại sao Nhật Bản lại thành công trong việc sản xuất máy ghi hình nếu xét theo sự thuận lợi về việc phân bố các yếu
tố sản xuất truyền thống Càng khó khăn hơn nữa khi giải thích sự thành công của ngành công nghiệp trồng hoa tại Hà lan bởi vì đất đai và lao động tại Hà Lan thì không rẻ nếu so sánh với những nơi khác
Để giải thích hiện tượng này, Michael Porter (1990) cho rằng chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh,
và không phải là một yếu tố quan trọng so với các yếu tố khác Năng lực cạnh tranh của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng cải tiến một cách liên tục, ông nhấn mạnh đến tác động của môi trường quốc gia đến việc thực hiện các cải tiến liên tục của công ty thông qua các điều kiện của một quốc gia Các điều kiện đó bao gồm các nhân tố như sau:
• Điều kiện về các nhân tố sản xuất: các nhân tố sản xuất thì không bao giờ
đồng nhất, chính vì sự không đồng nhất đó nó sẽ giúp cho một công ty tại quốc gia nào đó sẽ có lợi thế cạnh tranh về phương diện chi phí hoặc do sự sẵn có của nguồn lực tài nguyên đó Ví dụ như một quốc gia có hệ thống giáo dục tốt có thể sẽ gia tăng được năng lực cải tiến chất lượng của lao động, trong khi đó một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống kinh doanh mới Nói tóm lại, một tình trạng hoàn hảo của các yếu tố sản xuất sẽ có một tác động tích cực vào năng lực cải tiến của một quốc gia
• Điều kiện về nhu cầu: Tình trạng hoàn hảo của khách hàng và các kênh phân
phối cũng có một tác động tích cực đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho một ngành công nghiệp tại một quốc gia Nhu cầu của khách hàng càng phức tạp và càng đặc thù thì càng thúc đẩy các công ty phải gia tăng cải tiến; nếu khách hàng càng có những phản ảnh về sản phẩm, hệ thống phân phối … của công ty thì công ty càng có điều kiện không những nhận dạng những điểm yếu của mình để khắc phục mà còn xác định được nhu cầu mới trong tương lai tại thị trường nội địa và hải ngoại
• Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Năng lực thực hiện cải tiến
của các công ty luôn được hỗ trợ và khuyến khích bởi tình trạng hoàn hảo của các nhà cung cấp Một công ty có quan hệ cùng phối hợp hoạt động với những nhà cung cấp hàng đầu tại địa phương thì càng có điều kiện và cơ hội thực hiện các cải tiến của mình Ví dụ những hãng sản xuất phim tại Hollywood luôn có những cải tiến trong phim ảnh bởi vì nó có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp các phương tiện hoạt động hàng đầu tại địa phương, đội ngũ những diễn viên đóng thế, và các công ty xây dựng chuyên thiết kế phim trường theo những yêu cầu đặc biệt khác; hoặc các nhà trồng hoa Hà Lan có thể đạt được vị thế dẫn đầu nhờ vào một mối quan
hệ rất tốt với các nhà cung cấp giống mới, các nhà xây dựng nhà kính để trồng hoa,