1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án dạy âm nhạc lớp 8 THCS

56 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát Muà thu ngày khai trường.. + Đọc nhạc, kết hợp ghép lời ca và vỗ tay theo phách bài

Trang 1

Bài: - tiết: 01

Tuần dạy: 01

Ngày dạy:13/08/2012

1.MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- Học sinh biết tác giả của bài hát Mùa thu ngày khai trường là Nhạc sĩ Vũ Trọng

Tường

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát

1.2 Kỹ năng:

- Hát đúng giai điệu biết thể hiện đảo phách, ngân dài đủ 3 phách

1.3 Thái độ:

- Thông qua bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với nhà trường

2.TRỌNG TÂM:

- HS hát đúng lời và giai điệu bài hát

3.CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

- Máy hát đĩa

- Đĩa CD âm nhạc lớp 8

- Bảng phụ bài hát

- GV tập đàn và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường.

3.2 Học sinh:

- Sách giáo khoa

- Dụng cụ học tập bộ môn

- Đọc và tìm hiểu nội dung bài hát

- Tìm nghe thêm một số tác phẩm cuả một số tác phẩm âm nhạc của Vũ Trọng Tường

4.TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ ch ứ c và kiểm diện

- Kiểm tra sĩ số

+ Lớp 8A1:

+ Lớp 8A2:

+ Lớp 8A3:

+ Lớp 8A4:

- Ổn định chỗ ngồi

- Hát tập thể

4.2 Kiểm tra miệng:

- Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh

- Kiểm tra kiến thức đọc nhạc cơ bản

Học hát bài: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

Trang 2

4.3 Bài mới:

* Họat động 1: Vào bài

“Học hát bài: Mùa thu ngày khai trường”

- GV ghi đầu bài

- GV treo bảng phụ

- GV giới thiệu đôi nét về tác giả

- HS lắng nghe

- Tìm hiểu các dấu hiệu có trong bài:

+ Nhịp của bài hát ? Nhịp2/4

+ Giọng của bài hát? Đô trưởng

+ Luyến 3 nốt

+ Đảo phách, nghịch phách…

- Gọi 2 học sinh đọc lời bài hát

- Bài hát chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Tiếng … muà thu

+ Đoạn 2: còn lại

- Cho cả lớp nghe bài hát qua máy

* Hoạt động 2: Dạy hát.

- Luyện thanh: cho học sinh đọc gam đô trưởng

- Dạy hát:

+ Mỗi câu GV hát mẫu 3-4 lần rồi bắt nhịp

cho học sinh hát theo

+ Thực hiện tương tự theo lối móc xích cho

đến khi hết bài (lưu ý dạy chậm và sửa sai cho

học sinh ở các dấu luyến, đảo nghịch phách)

+ Mỗi câu GV chia lớp thành 2 dãy lần lượt

thực hiện

+ GV chú ý sửa sai cho HS

+ Hướng dẫn HS vỗ tay theo phách

+ Cho cả lớp hát bài kết hợp vỗ tay theo

phách

- GV nhận xét, sửa sai

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 2-3 lần

- GV gọi HS nhận xét

- Hướng dẫn cho HS1 số hình thức hát như: hát

lĩnh xưóng, hát đối đáp…

- Gọi 2-3 nhóm HS thực hiện

- HS thực hiện, GV chú ý sửa sai(nếu có)

- Gọi 3-4 học sinh thực hiện kết hợp cho điểm

1/Tìm hiểu bài hát :

“Muà Thu ngày khai trường”

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

* Đôi nét về tác giả:

Vũ Trọng Tường có một số ca khúc thiếu nhi như: Lời ru cuả mẹ, Chị Hằng, Cây bàng muà hạ…

Muà thu ơi! Muà thu! Muà đi xây những ứơc mơ, tung bay màu khăn thắm rực rỡ trên vai em

Muà thu ơi! Muà thu! Muà thơm trang sách mới, tiếng hát ngày khai trừơng trong sáng như trời thu

Trang 3

- Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa vận động

theo nhịp

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố :

- Câu 1: Chia lớp thành 2 dãy luyện tập hát đối đáp.

- Câu 2: Hát lại hoàn chỉnh bài hát kết hợp vỗ tay theo phách

4.5.Hướng dẫn học sinh tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Học thuộc lời bài hát Mùa thu ngày khai trường

+ Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Viết bài TĐN số 1, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 4

Bài:1 - tiết: 02

Tuần dạy: 02

1 MỤC TIÊU:

1.1Kiến thức:

- HS hát thuộc bài hát Mùa thu ngày khai trường và thể hiện được sắc thái, tình

cảm của bài hát Biết hát kết hợp gõ đệm Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn

ca, song ca, tốp ca

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1

* Tích hợp: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Đàn Organ, bảng phụ bài TĐN số 8

- GV tập đọc nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 8

3.2.Học sinh:

- Học thuộc lời bài hát Mùa thu ngày khai trường

- Viết bài TĐN số 1, nhận xét, tập nhận tên nốt bài TĐN

4 TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số HS

- Ổn định tổ chức

+ Lớp 8A1: ; Lớp 8A2: ;

- Cho HS hát một bài hát tập thể

4.2 Kiểm tra miệng:

- Câu 1: Hát kết hợp vỗ tay bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- Câu 2: Kể tên một vài bài hát về mùa thu.

4.3 Bài mới:

Ôn tập bài hát: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG.

Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1.

Trang 5

* Hoạt đông 1: Vào bài

Ôn tập bài hát: “Muà thu ngày khai trường”

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

- Gv ghi bảng, Hs ghi bài

- GV thuyết trình giới thiệu bài

Ở tiết trước, chúng ta đã được học hát bài

Muà thu ngày khai trường Hôm nay, chúng

ta sẽ ôn lại và cùng tìm hiểu sâu hơn về bài

hát Học bài TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao

- Gv hỏi: Em hãy cho biết nội dung của bài hát

Muà thu ngày khai trường?

+ Cả lớp hát lại bài: Muà thu ngày khai trường

+ GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai bằng

cách hát lại giai điệu bài hát

- Gv hướng dẫn hs minh hoạ một vài động tác cho

bài hát

- Gv kiếm tra, hs thực hiện kiểm tra theo nhóm

- Gv nhận xét cho điểm

* Hoạt đông 2: TĐN số 1: “Chiếc đèn ông sao”

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

- Giới thiệu bảng phụ chép TĐN số 1

- Nhận xét:

+ Nhịp của bài hát?

+ Bài hát được viết ở giọng gì?

+ Cao độ gồm những nốt nào ?

+ Bài hát sử dụng những âm hình nốt gì?

+ Các kí hiệu âm nhạc của bài ?

- GV hướng dẫn HS đọc và gõ tiết tấu bài TĐN

HS chia nhóm luyện tập

- HS trình bày đọc tên nốt nhạc và gõ tiết tấu bài

TĐN

* Dạy đọc:

- GV cho HS đọc gam Đô trưởng (C) 2-3 lần

- GV đàn giai điệu câu 1 (2 lần) cho HS lắng nghe

và cảm nhận

- GV đàn giai điệu câu 1 , hs đọc nhạc 3 lần

1/ Ôn tập bài hát:

“ Muà thu ngày khai trường”

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường.

2/ Tập đọc nhạc số 1 Trích bài: “Chiếc đèn ông sao” Nhạc và lời: Phạm Tuyên

* Nhận xét:

+ Nhịp : 2/4 + Giọng Đô trưởng + Cao độ: Đôâ - rê - mi - son - la + Trường độ: kép, đơn, đơn chấm dôi, đen

+ Dấu nhắc lại, dấu luyến 2 âm

* Tập đọc tên nốt nhạc và gõ tiết tấu bài TĐN.

* Dạy đọc:

- Luyện thanh

- Tập đọc nhạc từng câu

Trang 6

- GV nhận xét, sửa sai( nếu có)

- GV đàn giai điệu câu 2 (2 lần) cho HS lắng gnhe

và cảm nhận

- GV đàn giai điệu câu 2 , hs đọc nhạc 3 lần

- GV nhận xét, sửa sai( nếu có)

- Gv đàn nối câu 1 và 2, Hs đọc nhạc hoà theo

- Tập tương tự như vậy với những câu còn lại theo

lối móc xích TĐN cả bài

- Gv chỉ định hs khá đọc cho các bạn nghe

- GV cho HS ghép lời ca

- Gv chia lớp thành 2 dãy: 1 dãy đọc nhạc, dãy kia

ghép lời ca, ngược lại

- Gv chú ý sửa sai cụ thể cho HS

- Gọi 3-4 nhóm thực hiện lại bài TĐN

- Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau

- Gọi cá nhân HS thực hiện

- Gọi HS nhận xét

- GV chốt ý kết hợp cho điểm

- Gv hướng dẫn hs cách hát đối đáp: Nửa lớp hát

câu 1 và 3, nửa lớp hát câu 2 và 4 Ngược lại

- Đọc nhạc cả bài

- Ghép lời ca

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Câu 1: Hát kết hợp vỗ tay theo phách bài hát Muà thu ngày khai trường.

- Câu 2: Đọc nhạc và ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1.

4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát Muà thu ngày khai trường

+ Đọc nhạc, kết hợp ghép lời ca và vỗ tay theo phách bài TĐN số 1

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Đọc và tìm hiểu phần ANTT: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 7

Bài: 1 – tiết: 03

Tuần dạy: 03

1 MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

- HS hát thuộc bài Mùa thu ngày khai trường và thể hiện đúng tốc độ, sắc thái, tình

cảm, khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát,

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, kết hợp vỗ tay theo phách

- Thông qua bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, HS biết vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn

và một số sáng tác của ông

1.2.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng hát đúng cao độ và trường độ bài hát

- Rèn đọc đúng cao độ trương độ TĐN số 1

- Đàn Organ Máy CD và đĩa bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- Tranh chân dung nhạc sĩ Trần Hoàn (nếu có)

3.2.Học sinh:

- Học thuộc bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- Đọc và tìm hiểu trước phần âm nhạc thường thức

4 TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số HS

+ Lớp 8A1: ; Lớp 8A2: ;

- Ổn định tổ chức

4.2.Kiểm tra miệng:

- Câu 1: Hát kết hợp vỗ tay bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- Câu 2: Đọc nhạc, ghép lời kết họp gõ phách TĐN số 1.

4.3.Bài mới:

Ôn tập bài hát: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG.

Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1.

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI

HÁT MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ.

Trang 8

* Giới thiệu bài:

Ở các tiết trước chúng ta đã được học hát bài Mùa

thu ngày khai trường và bài TĐN số 1 Hôm nay

chúng ta sẽ ôn lại, tập gõ nhịp, phách cho bài hát và

cùng tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn và một tác

phẩm rất quen thuộc của ông – Một mùa xuân nho

nhỏ qua phần ANTT

- HS lắng nghe

* Hoạt động 1: Vào bài

Ôn tập bài hát: “Mùa thu ngày khai trường”

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

- Gv ghi bảng; Hs ghi bài

- Gv gọi Hs nhắc lại nội dung và sắc thái của bài

+ GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai cụ thể

bằng cách hát lại giai điệu bài hát

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (3-4 nhóm)

- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau

- GV sửa sai cho học sinh các chỗ luyến

- Gọi cá nhân 2 – 3 học sinh hát

- Gọi HS nhận xét

- GV chốt ý kết hợp cho điểm

- Hướng dẫn 1 số động tác phụ họa cho bài hát

* Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 1

“Chiếc đèn ông sao” (trích)

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

- Gv ghi bảng, Hs ghi bài

- Gv hỏi: Em hãy nêu cao độ và trường độ sử dụng

trong bài TĐN?

+ HS trả lời

- Luyện thanh: Cho hs đọc gam Đô trưởng 2 – 3 lần

- GV đánh đàn (đọc) cho hs nghe lại bài TĐN từ 1

đến 2 lần, yêu cầu học sinh lưu ý và đọc theo

- Cho cả lớp đọc kết hợp gõ phách

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1-2 lần, giáo viên nghe và

sửa sai (lưu ý đọc đúng các chỗ luyến và thể hiện

1/ Ôn tập bài hát:

“ Muà thu ngày khai trường” Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

2/ Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Trích bài: “Chiếc đèn ông sao” Nhạc và lời: Phạm Tuyên

Trang 9

dấu nhắc lại).

- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau

- Gọi 3 – 4 học sinh thực hiện, giáo viên cho điểm

* Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức

“ Nhạc sĩ Trần Hòan

và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ”

* Giới thiệu về tác giả:

- GV treo ảnh Trần Hòan (nếu có)

- Gọi 1 – 2 hs đọc nội dung SGK

- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của

ông:

- GV giải thích và hát mẫu trích đoạn các bài hát

của Trần Hòan, kết hợp cho hs nghe một số bài hát

hay của ông qua máy đĩa

- Bài hát: Một mùa xuân nho nhỏ Gọi 1-2 hs đọc lời

bài hát, kết họp cho hs nghe bài qua máy đĩa

3/ Âm nhạc thường thức:

Nhạc sĩ Trần Hòan và bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ”

1/ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn:

- Nhạc sĩ Trần Hòan tên thật là Tăng Hích (bút danh là Hồ Thuận An) sinh năm 1928

ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin

- Các ca khúc nổi tiếng: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương, Giữa Mạc

Tư Kha nghe câu hò ví dặm, Thăm bến nhà rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa….

- Oâng được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Oâng mất ngày 23/11/2003 tại Hà Nội

2/ Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ

- Bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ của

nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố :

- Câu 1: Hãy trình bày cảm nghĩ về bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

- Câu 2: Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Nhạc sĩ Trần Hoàn?

Đáp án: Các tác phẩm nổi tiếng: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương, Giữa Mạc Tư Kha nghe câu hò ví dặm, Thăm bến nhà rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa

4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Mùa thu ngày khai trường.

+ Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 1

+ Ghi nhớ một những nét cơ bản về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát

Một mùa xuân nho nhỏ.

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Đọc lời, tìm hiểu nội dung và các kí hiệu âm nhạc trong bài Lí dĩa bánh bò.

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Trang 10

.

Phương tiện:

Bài: 2-tiết: 04 Tuần dạy: 04 1.MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - Học sinh biết bài hát Lí dĩa bánh bò là một bài dân ca Nam Bộ. - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát 1.2 Kỹ năng: - Tập cho học sinh làm quen với cách thể hiện tính chất vui-dí dỏm của bài hát 1.3 Thái độ: - Yêu qúi vốn dân ca của Việt Nam. 2.TRỌNG TÂM: - HS hát đúng lời và giai điệu bài hát Lí dĩa bánh bò 3.CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: - Máy hát đĩa - Đĩa CD âm nhạc lớp 8 - Bảng phụ bài hát - GV tập đàn và hát thuần thục bài hát Lí dĩa bánh bò 3.2 Học sinh: - Sách giáo khoa - Dụng cụ học tập bộ môn - Đọc và tìm hiểu nội dung bài hát - Tìm nghe thêm một số tác phẩm cuả một số bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ ch ứ c và kiểm diện - Kiểm tra sĩ số + Lớp 8A1:………; Lớp 8A2:………

- Ổn định chỗ ngồi

- Hát tập thể

4.2 Kiểm tra miệng:

- Câu 1: Hát kết hợp đánh nhịp (vỗ tay) bài hát Mùa thu ngày khai trường.

Học hát bài LÍ DĨA BÁNH BÒ.

Trang 11

- Câu 2: Đọc nhạc, ghép lời kết họp gõ phách TĐN số 1

4.3 Bài mới:

* Hoạt động 1: Vào bài

- GV ghi đầu bài

- GV treo bảng phụ

- Gv giới thiệu cho Hs biết đôi nét về bài hát

- Giới thiệu một vài làng điệu dân ca Nam bộ

- Hs chú ý lắng nghe

- Giới thiệu về đồng bằng Nam Bộ Cho học sinh

xem tranh ảnh sinh họat của đồng bào Nam

bộ(nếu có)

- GV thuyết trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát:

+ Nhịp của bài hát?

+ Giọng của bài hát?

+ Các kí hiệu âm nhạc có trong bài?

- Bài hát chia thành 4 câu:

+ Câu 1: “Từ đầu………bánh bò”

+ Câu 2: “Giấu cha………cho trò”

+ Câu 3: “I i i i……… i i i trò”

+ Câu 4: Còn lại

- Gọi 2 học đọc lời bài hát

- Cho học sinh nghe bài hát qua máy đĩa(2 lần)

* Hoạt động 2: Dạy hát.

- Luyện thanh khởi động giọng

- Dạy hát:

Mỗi câu GV hát mẫu 3-4 lần rồi bắt nhịp cho

học sinh hát theo, thực hiện tương tự theo lối móc

xích cho đến khi hết bài (lưu ý dạy chậm và sửa

sai cho học sinh ở các dấu luyến, đảo nghịch

phách)

- Mỗi câu Gv chú ý lắng nghe, sửa sai cho HS

- Hướng dẫn HS vỗ tay theo phách

- Chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy hát lời, 1 dãy vỗ tay

theo phách Ngược lại

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (3-4 nhóm)

- Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau

1/Tìm hiểu bài hát:

“ Lí dĩa bánh bò”ø

Dân ca Nam Bộ

* Bài Lí dĩa bánh bò được hình

thành từ 2 câu thơ:

Hai tay bưng dĩa bánh bò Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi

- Giới thiệu một vài làng điệu dân ca Nam bộ: Lí cây bông, Lí ngựa ô, Lí quạ kêu…

- Giới thiệu về đồng bằng Nam Bộ

* Tìm hiểu bài hát:

- Nhịp 2/4

- Giọng Đô trưởng.

- Luyến 4 nốt, đảo phách, dấu nhắc

lại

2/Học hát:

* Lời bài hát:

Hai tay bưng dĩa í a bánh bò Giấu cha giấu mẹ chân di khé né tối trời sợ té lén đem cho trò i i i i i trò là trò di thi i i i trò tình tính tang tang là trò là trò đi thi i i i i i (2 lần)

Trang 12

- Gọi cá nhân HS thực hiện bài hát.

- GV gọi HS nhận xét

- GV tóm ý

- Gọi 3-4 học sinh thực hiện kết hợp cho điểm

- Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa vỗ tay theo

phách

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Câu 1 : Hát và vỗ tay theo phách bài hát “Lí dĩa bánh bò”.

- Câu 2 : Hãy kể tên một số bài hát mang làn điệu dân ca Nam Bộ.

Đáp án : Một vài bài hát có làn điệu dân ca Nam bộ như: Lí cây bông, Lí ngựa ô,

Lí quạ kêu…

4.5 Hướng dẫn HS tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này :

+ Hát và vỗ tay theo phách bài hát “Lí dĩa bánh bò ”

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :

+ Tìm hiểu trước phần nhạc lí : Gam thứ – giọng thứ

+ Tập đọc nhạc số 2

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 13

- HS biết được cấu tạo, tính chất của gam thứ, giọng thứ.

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2

- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát “Lí dĩa bánh bò”.

- HS đọc đựơc nhạc và ghép lời bài TĐN 2

3 CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

- Máy hát đĩa, CD âm nhạc lớp 8

- Bảng phụ bài hát Bảng phụ TĐN số 2

3.2 Học sinh:

- Sách giáo khoa

- Thuộc lời bài hát

- Đọc tên nốt nhạc, tập gõ phách TĐN số 2

4 TIẾN TRÌNH:

4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện :

- Kiểm tra sĩ số

+ Lớp 8A1:………; Lớp 8A2:………;

- Ổn định chỗ ngồi

4.2 Kiểm tra miệng:

* Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Lí dĩa bánh bò.

* Câu 2: Tìm 1 số bài hát trong chương trình đựơc viết ở nhịp 2/4.

4.3 Bài mới:

Ôn tập bài hát: LÍ DĨA BÁNH BÒ.

Nhạc lí: GAM THỨ – GIỌNG THỨ.

Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2.

Trang 14

* Hoạt động 1: Vào bài

Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò.

- Cho hs nghe lại bài hát qua máy đĩa

- GV bắt giọng cho cả lớp hát lại bài (kết hợp vỗ

tay theo phách nhịp 2/4)

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 -2 lần

- GV nghe và sửa sai cho học sinh chỗ luyến 4 nốt,

lưu ý hát đúng dấu nhắc lại

- Gọi cá nhân 3 – 4 học sinh thực hiện cho cho

điểm

- GV gọi HS nhận xét

- GV nghe và sửa sai cho học sinh

- Hướng dẫn cho học sinh một số động tác minh

họa cho bài hát

* Hoạt động 2: Nhac lí: Gam thứ, giọng thứ

* Gam thứ: GV nhắc lại công thức cung và nửa

cung gam thứ:

I II III IV V VI VII VIII

1c 1 ½ 1 1 1 ½

- HS chú ý lắng nghe và theo dõi

- GV đánh đàn cho hs nghe lại gam đô trưởng

- Đánh đàn cho hs nghe trích đọan một vài bài hát

gịong trưởng  giọng trưởng mang tính chất sôi

nổi, trong sáng…

- HS chú ý lắng nghe, và cảm nhận

- HS phát biểu cảm nhận của mình sau khi nghe bài

- HS chú ý lắng nghe và theo dõi

- GV đánh đàn cho hs nghe lại gam la thứ

- Đàn, hát trích đọan một vài bài giọng thứ  giọng

thứ diễn tả sự dịu dàng tha thiết…

- HS chú ý lắng nghe, và cảm nhận

- HS phát biểu cảm nhận của mình sau khi nghe bài

hát

* Hoạt động 3: TĐN số 2

Giới thiệu bảng phụ chép TĐN số 2

HS ghi bài

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

1/ Ôn tập bài hát:

“Lí dĩa bánh bò”.

Dân ca Nam Bộ

2/ Nhac lí: Gam thứ, giọng thứ a/ Gam thứ:

- Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

I II III IV V VI VII VIII 1c 1 ½ 1 1 1 ½

- Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc 1)

TD: Gam la thứ (SGK/14)

b/ Giọng thứ:

Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát (hay bản nhạc) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ

TD: TĐN số 7/SGK ÂN 7

3/ Tập đọc nhạc: TĐN số 2 “Trở về Su-ri-en-tô” (trích)

* Nhận xét:

Trang 15

+ Nhịp của bài hát?

+ Bài hát được viết ở giọng gì?

+ Về cao độ bài hát sử dụng những nốt gì?

+ Về trường độ bài hát sử dụng những hình nốt

gì?

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV kết hợp ghi

bài

- Dạy đọc:

+ Cho hs đọc gam la thứ 2 lần (Đi lên, đi xuống)

+ GV đánh đàn cả bài cho lớp nghe (2 lần)

+ Mỗi câu nhạc GV đàn cho hs nghe 3-4 lần rồi

bắt giọng cho hs đọc theo (Cho ghép 2 câu nhiều

lần)

+ Hướng dẫn hs vừa đọc vừa đánh nhịp 3/4, kết

hợp ghép lời ca

+ Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (GV sửa sai cho

từng nhóm)

+ Gọi cá nhân 3-4 hs xung phong thực hiện và

cho điểm

+ Nhịp? 3/4 + Giọng? La thứ + Cao độ: La, si, đo,â re,â mi, pha + Trường độ: đơn, đen, trắng, lặng đen

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố : - Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Lí dĩa bánh bò. - Câu 2: Đọc nhạc ghép lời kếp hợp gõ phách TĐN số 2 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Hát và vỗ tay theo phách bài hát Lí dĩa bánh bò + Đọc nhạc ghép lời kếp hợp gõ phách TĐN số 2 + Ghi nhớ về gam thứ – giọng thứ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Lí dĩa bánh bò. + Đọc nhạc ghép lời kếp hợp gõ phách TĐN số 2 + Đọc và tìm hiểu trước ÂNTT: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo 5 RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 16

- Học sinh hát thuộc và biểu diễn bài Lí dĩa bánh bò

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2

- Học sinh biết sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ Hòang Vân và bài hát Hò kéo pháo 1.2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vừa đọc nhạc vừa gõ phách 3/4

- Hát đúng sắc thái bài Lí dĩa bánh bò

1.3.Thái độ:

- Yêu qúi vốn dân ca của Việt Nam

- Tự hào về tài năng của nhạc sĩ Việt Nam

- Các em thấy được tác dụng của âm nhạc đối với đời sống của con người Từ đó có động cơ học tập đúng đắn hơn

- Đĩa CD âm nhạc 8

- Bảng phụ TĐN số 2

Ôn tập bài hát: LÍ DĨA BÁNH BÒ.

Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ HOÀNG VÂN

VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO.

Trang 17

3.2.Học sinh:

- Sách giáo khoa, dụng cụ học tập

- Đọc và tìm hiểu nội dung về nhạc sĩ Hoàng Vân

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số

+ Lớp 8A1:

+ Lớp 8A2:

+ Lớp 8A3:

+ Lớp 8A4:

+ Lớp 8A5:

- Ổn định chỗ ngồi

- Hát tập thể

4.2.Kiểm tra miệng:

* Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Lí dĩa bánh bò.

* Câu 2: Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 2.

4.3.Bài mới:

* Hoạt động 1: Vào bài

Ôn tập bài hát : “Lí dĩa bánh bò”

Dân ca Nam Bộ

- Cho hs nghe lại bài hát qua máy đĩa

- GV bắt giọng cho cả lớp hát lại bài (kết hợp vỗ

tay theo phách)

- Chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện theo

yêu cầu của GV

- GV nghe và sửa sai cho HS

- Gọi 3-4 nhóm thực hiện 1 -2 lần

- GV nghe và lưu ý sửa sai cho học sinh

- Gọi cá nhân 3 – 4 học sinh thực hiện

- Gọi HS nhận xét

- GV chốt ý và kết hợp cho điểm

- Hướng dẫn HS 1 số cách hát thông dụng như:

hát đối đáp, hát lĩnh xướng…

- Hướng dẫn cho học sinh một số động tác minh

họa cho bài hát

* Hoạt động 2: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2

“Trở về Su-ri-en-to“â (trích)

Nhạc: Italia

1/ Ôn tập bài hát:

“Lí dĩa bánh bò”ø.

Dân ca Nam Bộ

2/ Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 “Trở về Su-ri-en-to“â (trích) Nhạc: Italia

Trang 18

- Luyện thanh: Cho hs đọc gam La thứ 2 – 3

lần

- GV đánh đàn cho hs nghe lại bài TĐN từ 1

đến 2 lần, yêu cầu học sinh lưu ý và đọc theo

- Cho cả lớp đọc kết hợp vỗ tay theo phách

- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1-2 lần, giáo viên

nghe và sửa sai (lưu ý đọc đúng các chỗ ngân

dài 2 phách)

- Gọi 3 – 4 học sinh thực hiện, giáo viên cho

điểm

* Họat động 3: Âm nhạc thường thức:

Nhạc sĩ Hòang Vân và bài hát Hò Kéo

pháo

* Giới thiệu về tác giả:

- GV treo ảnh Hoàng Vân(nếu có)

- Gọi 1 – 2 hs đọc nội dung SGK

- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp

của ông

- GV giải thích và hát mẫu trích đoạn các bài

hát của Hoàng Vân, kết hợp cho hs nghe một số

bài hát hay của ông qua máy đĩa

- HS chú ý lắng nghe

- Bài hát: Hò kéo pháo Gọi 1-2 hs đọc lời bài

hát, kết hợp cho hs nghe bài qua máy đĩa

3/ Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hòang Vân và bài hát Hò Kéo pháo

- Nhạc sĩ Hòang Vân tên thật là Lê Văn Ngọ (còn có bút danh là Y na), sinh năm 1930 tại Hà Nội

- Các bài hát nổi tiếng của ông như:

Quãng Bình quê ta ơi, Hai chị em, Tôi là người thợ mỏ, Bài ca xây dựng, Tình ca Tây Nguyên…

- Các bài hát ông viết cho thiếu nhi

như: Em yêu trường em, Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở,

Ca ngợi tổ quốc….

- Bài hát hò kéo pháo ra đời năm

1954 nhằm khích lệ tinh thần của các chiến sĩ kéo pháo vào trận địa

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Lí dĩa bánh bò.

- Câu 2: Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 2.

- Câu 3: Kể các bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Đáp án câu 3: Bài ca xây dựng, Tình ca Tây Nguyên, Em yêu trường em, Con

chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi tổ quốc…

4 5.Hướng dẫn học sinh tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Ôn lại bài hát Lí dĩa bánh bò, và bài YĐN số 2

+ Tìm và nghe thêm một số ca khúc của Nhạc sĩ Hoàng Vân

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Ôn tập 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường - Lí dĩa bánh bò.

+ Ôn tập 2 bài TĐN:TĐN số 1 - TĐN sô 2.

+ Ôn tập phần nhạc lí.

Trang 19

5 RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 20

Bài: - tiết: 07

Tuần dạy: 07

Ngày dạy:26/09/2011

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2: Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh bò Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…

- HS biết cấu tạo của gam thứ, giọng thứ

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, số 2và ghi nhớ hình tiết tấu có trong các bài TĐN

1.2 Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng thể hiện 2 bài hát đúng sắc thái, đúng cao độ, trường độ

- Rèn kỹ năng đọc nhạc, gõ phách, ghi nhớ âm hình tiết tấu các bài TĐN

1.3.Thái độ:

- Qua bài hát HS biết trân trọng yêu quí thầy cô, bạn bè, nhà trường

- Yêu thích dân ca các miền của dân tộc Việt Nam

2.TRỌNG TÂM:

- HS thể hiện đúng sắc thái, đúng cao độ, trường độ 2 bài hát

- Đọc được nhạc, vỗ tay theo phách các bài TĐN

3.CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên:

- Máy đĩa, đĩa CD âm nhạc 8

- Bảng phụ TĐN 1,2

3.2.Học sinh:

- Ôn tập lại 2 bài hát đã được học

- Ôn lại 2 bài TĐN 1,2

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Oån định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số

+ Lớp 8A1:

+ Lớp 8A2:

+ Lớp 8A3:

+ Lớp 8A4:

ÔN TẬP

Trang 21

+ Lớp 8A5:

- Oån định chỗ ngồi

4.2.Kiểm tra miệng: Không kiểm tra

4.3.Bài mới:

* Hoạt động 1: Vào bài: Ôn tập 2 bài hát

* Mùa thu ngày khai trường

- Cho lớp nghe lại bài hát đĩa

- Bắt giọng cho lớp hát và đánh nhịp (gõ phách)

- Gọi 1-2 nhóm hát, cho điểm

- Lưu ý sửa sai cho hs

* Lí dĩa bánh bò

- Cho lớp nghe lại bài hát đĩa

- Bắt giọng cho lớp hát và đánh nhịp (gõ phách)

- Gọi 1-2 nhóm hát, cho điểm

- Lưu ý sửa sai cho hs

* Hoạt động 2: Ôn TĐN

*TĐN số 1:

- GV đánh đàn cho lớp nghe lại bài TĐN số 5

- Cho cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời, gõ phách

- Gọi nhóm – cá nhân đọc và cho điểm

*TĐN số 2:

- GV đánh đàn cho lớp nghe lại bài TĐN số 5

- Cho cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời, gõ phách

- Gọi nhóm – cá nhân đọc và cho điểm

* Hoạt động 3: Ôn tập Nhạc lí

- Gọi HS nhắc lại khái niệm Gam thứ?

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Gọi HS nhắc lại khái niệm Giọng thứ?

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

1/ Ôn tập 2 bài hát:

+ Mùa thu ngày khai trường

+ Lí dĩa bánh bò

2/ Ôn tập 2 bài TĐN:

+ TĐN số 1

+ TĐN số 2

3/ Ôn tập nhạc lí:

- Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

I II III IV V VI VII VIII 1c 1 ½ 1 1 1 ½

- Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát (hay bản nhạc) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ

4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Câu 1: Hát lại 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường – Lí dĩa bánh bò.

- Câu 2: Đọc lại 2 bài TĐN số 1, số 2.

4.5.Hướng dẫn HS tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Ôn lại 2 bài hát: Mùa thu ngày khai trường – Lí dĩa bánh bò.

+ Ôn lại 2 bài TĐN số 1, số 2.

Trang 22

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Ôn tập kỹ 2 bài hát, 2 bài TĐN chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Phương tiện:

Trang 23

- Hát đúng giai điệu, tiết tấu và thuộc lời ca 2 bài hát.

- Đọc đúng cao độ, tiết tấu và ghép lời thành thạo 2 bài TĐN

- Hiểu được cấu tạo của gam thứ và các bài hát được viết ở giọng thứ

1.2/ Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng thể hiện 2 bài hát đúng sắc thái, đúng cao độ, trường độ

- Rèn kỹ năng đọc nhạc, gõ phách, ghi nhớ âm hình tiết tấu các bài TĐN

- Rèn kỹ năng hát cá nhân , theo tổ nhóm

-Hát đúng giai điệu, tiết tấu và thuộc lời ca 2 bài hát đã học

- Đọc đúng tiết tấu, cao độ và ghép lời ca thành thạo 2 bài TĐN

3/ CHUẨN BỊ :

3.1/ Giáo viên:

- Đề bài và đáp án của câu hỏi lý thuyết

- Phiếu bốc thăm của phần thực hành

3.2/ Học sinh:

- SGK , vở ghi, giấy kiểm tra

4/ TIẾN TRÌNH:

4.1/ Oån định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số

- Oån định chỗ ngồi

KIỂM TRA 1 TIẾT

Trang 24

- Hát tập thể.

4.2/ Kiểm tra miệng:

- Không kiểm tra

4.3/ Bài mới:

* Hoạt động 1: Kiểm tra lý thuyết(5đ)

- GV viết câu hỏi

*Hoạt động 2: Kiểm tra thực hành: (5đ)

+Đề 1: Hát bài hát “Mùa thu ngày

khai trường”

Đọc bài TĐN số 1.

+ Đề 2: Hát bài hát “Lí dĩa bánh bò”

Đọc bài TĐN số 2.

1/ Kiểm tra phần lý thuyết: (5đ)

+ Đáp án: Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

I II III IV V VI VII VIII 1c 1 ½ 1 1 1 ½

- Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc 1)

TD: Gam la thứ (SGK/14) + Đáp án: Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát (hay bản nhạc) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ

TD: TĐN số 2/SGK ÂN 8+ Trình bày to, rõ, sạch, đẹp(1đ)

2/ Kiểm tra phần thực hành: (5đ)

- Đề 1

+ Hát thuộc lời 2 điểm

+ Hát đúng cao độ trường độ

2 điểm+ Vỗ tay 1 điểm

- Đề 2

+ Hát thuộc lời 2 điểm

+ Hát đúng cao độ trường độ

2 điểm+ Vỗ tay 1 điểm

4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:

- GV nhận xét giờ kiểm tra

4.5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

- Ôn lại và hát nhuần nhuyễn 2 bài hát

- Đọc đúng yêu cầu 2 bài TĐN

- Chuẩn bị trước bài hát: Tuổi hồng.

5/ RÚT KINH NGHIỆM:

Trang 25

- Học sinh biết vài nét về Nhạc sĩ Trương Quang Lục – tác giả bài hát Tuổi hồng

- Học sinh hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Biết cách hát liền tiếng và hát nẩy

- Đĩa CD âm nhạc 8

- Bảng phụ bài hát Tuổi hồng.

3.2 Học sinh:

- Đọc lời bài hát nhiều lần, tìm hiểu nội dung

- Tìm nghe thêm một số tác phẩm của Trương Quang Lục

Học hát Bài TUỔI HỒNG

Trang 26

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Oån định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số

- Oån định chỗ ngồi

- Hát tập thể

4.2.Kiểm tra miệng:

- Không kiểm tra

4.3/ Bài mới:

* Hoạt động 1: Vào bài

- GV ghi đầu bài

- GV treo bảng phụ

- Giới thiệu bài hát, giới thiệu tác giả

- Tìm hiểu tác giả

- HS chú ý lắng nghe

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dấu hiệu

có trong bài?

- Gọi 2 học đọc lời bài hát

- Bài hát chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Vui sao…rực lên

+ Đoạn 2: La la… mùa hoa

- Cho cả lớp nghe bài hát qua máy

* Hoạt động 2: Dạy hát.

1/ Tìm hiểu bài hát:

“Tuổi hồng”

Nhạc và lời: Trương Quang Lục

* Đôi nét về tác giả: Trương Quang Lục sinh ngày 25-3-1933 ở Tịnh Khê – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, Hiện đang công tác tại Tp- HCM

- Các bài hát nổi tiếng của ông: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, Hoa sen Tháp Mười, Vàm Cỏ Đông…; Cacù ca khúc thiếu nhi nổi tiếng: Xỉa cá mè, Trái đất này của chúng em, Tuổi mười lăm, Màu mực tím…

* Nhận xét:

+ Nhịp: 4/4 + Giọng: Rêâ trưởng + Luyến 2 nốt + Đảo phách

+ Dấu nhắc lại, khung thay đổi

2/ Học hát:

Trang 27

- Luyện thanh: cho HS đọc gam Rê trưởng.

- Dạy hát:

+ Mỗi câu GV hát mẫu 3-4 lần rồi bắt

nhịp cho học sinh hát theo

+ Thực hiện tương tự theo lối móc xích

cho đến khi hết bài (lưu ý dạy chậm và sửa

sai cho học sinh ở các dấu luyến, nghịch

phách)

+ Hướng dẫn vỗ tay theo phách

+ Cho cả lớp hát bài kết hợp vỗ tay theo

phách

+ GV chú ý sửa sai cho HS

+ Gọi mỗi nhóm thực hiện lần 2-3 nhóm

+ GV lắng nghe, sửa sai cụ thể cho HS

+ Gọi 3-4 học sinh thực hiện kết hợp cho

điểm

+ Gọi HS nhận xét

- Cho cả lớp đứng lên vừa hát vừa vận động

theo nhịp

4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài Tuổi hồng.

- Câu 2: Kể tên một số bài hát của Nhạc sĩ Trương Quang Lục.

Đáp án câu 2: Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, Hoa sen Tháp Mười, Vàm Cỏ Đông,

Xỉa cá mè, Trái đất này của chúng em …

4.5.Hướng dẫn HS tự học:

- Đối với bài học ở tiết học này:

+ Hát và vỗ tay theo phách bài Tuổi hồng.

+ Sưu tầm thêm một số bài hát của Nhạc sĩ Trương Quang Lục

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Tìm hiểu phần nhạc lí: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh

+ Đọc trước bài Tập đọc nhạc số 3

5.RÚT KINH NGHIỆM:

Nội dung:

Phương pháp:

Trang 28

- HS biết được về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh

- HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3

1.2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát đúng sắc thái bài Tuổi hồng

- Rèn kỹ năng đọc đúng gam La thứ và La thứ hòa thanh

1.3.Thái độ:

- Hiểu biết sâu về gam thứ hòa thanh  yêu thích học tập bộ môn

2.TRỌNG TÂM:

- Hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát Tuổi hồng

- Đọc đựơc nốt nhạc và ghép lời ca bài TĐN

3.CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên:

- Máy đĩa, đĩa CD âm nhạc 8

- Bảng phụ bài hát Tuổi hồng, TĐN số 3.

3.2 Học sinh:

- Học thuộc lời, hát và vỗ tay theo nhịp 2 phách bài Tuổi hồng

- Đọc tên nốt nhạc TĐN nhạc số 3

- Tìm hiểu về giọng thứ và cấu tạo của giọng La thứ hòa thanh

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Oån định tổ chức và kiểm diện:

- Kiểm tra sĩ số

Ngày đăng: 15/03/2014, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w