0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tín dụng nhập khẩu và vai trò của tín dụng nhập khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU Ở CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 -38 )

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ-NH ĐT&PT VN

1. Khái quát về hoạt động tín dụng nhập khẩu của Chi nhánh Đông Đô

1.1 Tín dụng nhập khẩu và vai trò của tín dụng nhập khẩu

1.1.1 Khái quát về tín dụng và hoạt động tín dụng nhập khẩu

Tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất của các ngân hàng và của các trung gian tài chính nói chung, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và hoạt

động này cũng tạo ra thu nhập từ lãi lớn nhất cho các ngân hàng. Tuy nhiên, điều này lại đồng nghĩa với việc đây là hoạt động mang lại rủi ro lớn nhất cho các ngân hàng. Vậy, tín dụng là gì?

Tín dụng (cho vay) là hình thức quan hệ giữa hai đối tượng: người đi vay và người cho vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trên sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Sự hoàn trả này không chỉ bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Đây chính là biểu hiện cho thấy sự khác biệt giữa tín dụng và các hình thức kinh tế khác.

Hoạt động tín dụng đã xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người, từ khi có phân công lao động và sản xuất hàng hoá. Trong quá trình trao đổi hàng hoá đã xuất hiện quan hệ tín dụng, vay mượn lẫn nhau để thanh toán.

Như đã nói ở trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản mang tính hoàn trả, xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản của mình cho người vay phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả và trả đúng hạn. Tín dụng hay credit xuất phát từ chữ latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) và việc các bậc tiền bối đã dùng từ “credo” hoặc “tín” để đặt tên cho “credit” hay tín dụng không phải là ngẫu nhiên.

Theo xu hướng phát triển kinh tế thế giới như hiện nay, các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế diễn ra hết sức sôi động, đa dạng. Đồng thời với nó là sự vận động, chu chuyển của các dòng tiền trong thanh toán. Cũng như nhiều hoạt động kinh tế khác hoạt động nhập khẩu cũng xuất hiện các nhu cầu về tín dụng. Trong đó, vai trò của các ngân hàng thương mại rất quan trọng, các ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang có sự hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới thì việc tăng cường, mở rộng quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và

tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế trong nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập và kinh doanh xuất nhập khẩu các ngân hàng cần phát triển và cung ứng các loại hình dịch vụ thanh toán đa dạng để hỗ trợ và đảm bảo cho hoạt động này diễn ra thông suốt, an toàn và hiệu quả. Là một dịch vụ của nhóm các dịch vụ tín dụng thương mại của ngân hàng, dịch vụ tín dụng nhập khẩu cũng đem lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và đem lại nguồn thu cho các ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

1.1.2 Vai trò của tín dụng nhập khẩu

Hoạt động tín dụng nhập khẩu không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng với mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đã qua đi rồi cái thời “bế quan toả cảng”, “tự cấp tự túc”, ngày nay muốn phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả thì phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tức là phải có xuất và nhập thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Chuyên môn hoá không chỉ diễn ra ở mỗi ngành, mỗi vùng mà ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau. Do vậy, hoạt động tín dụng nhập khẩu không chỉ có lợi cho doanh nghiệp, ngân hàng mà còn có lợi cho các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giao dịch quốc tế đòi hỏi nhiều vấn đề phức tạp và tế nhị khác nhau, do vậy để hoạt động ngoại thương diễn ra thuận tiện và hiệu quả rất cần sự tham gia của các ngân hàng. Các ngân hàng bổ sung cho nhà ngoại thương những điều còn thiếu như sự hiểu biết về các nghiệp vụ ngoại thương, các thông tin về đối tác hơn nữa các ngân hàng còn là chỗ dựa về tài chính cho các doanh nghiệp trong hoạt động này. Thông qua hoạt động tài trợ tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp các ngân hàng ngoài việc thu được một khoản doanh thu đáng kể thông qua lãi suất (lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay thanh toán, lãi suất bắt buộc…), các ngân hàng còn nâng cao uy tín, tăng sức cạnh tranh của mình do mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, qua tài trợ tín dụng nhập khẩu,

hoặc hoạt động tín dụng nhập khẩu tính an toàn của các khoản vốn cấp cho doanh nghiệp được đảm bảo, do được chính ngân hàng quản lý chặt chẽ nên đảm bảo nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả cao. Hơn nữa, hoạt động tín dụng nhập khẩu thường diễn ra theo thương vụ cụ thể nên thời gian huy động thường là ngắn hạn, điều này phù hợp với kỳ huy động vốn của các ngân hàng thương mại nên tránh được các rủi ro trong huy động vốn cho ngân hàng.

Trong điều kiện thị trường mở cửa hiện nay, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng, máy móc thiết bị, phân bón…đang trở thành cơ hội với mỗi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy với sự hỗ trợ thiết thực của các ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và an toàn hơn. Trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp nước ta lạc hậu hàng chục năm so với các nước tiên tiến, để đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dàng, song với tín dụng nhập khẩu các doanh nghiệp có thể vay ngân hàng để đổi mới trang thiết bị nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhờ vậy mà tăng khả năng cạnh tranh. Nhờ tín dụng nhập khẩu, các doanh nghiệp còn có thể thực hiện được các thương vụ lớn, bởi số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng có sẵn và đủ lớn để thực hiện những thương vụ như vậy mà cơ hội kinh doanh tốt thì không nhiều. Đó là do đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển nên để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển giá trị các lô hàng thường lớn, đồng nghĩa với số vốn cũng lớn thì mới hiệu quả. Mặt khác, thông qua hoạt động tài trợ của ngân hàng thì uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu cũng tăng thêm, tạo được sự tín nhiệm của bạn hàng.

Đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng nhập khẩu cũng đem đến nhiều lợi ích. Trước hết phải kể đến việc đổi mới máy móc thiết bị, hoạt động này trực tiếp làm nâng cao năng suất lao động, làm tăng của cải của xã hội, đem đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, qua đó cũng góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, nhờ có tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại mà hoạt động ngoại thương diễn ra trôi chảy, góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU Ở CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 -38 )

×