Giáoánsinh học
Bài bạchcầu-miễn dịch
Nhóm Tiên Du
I - Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- trình bày được ba hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân
gây nhiễm.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch
- Phân biệt được miễndịch tự nhiên và miễndịch nhân tạo
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
II - Chuẩn bị
Tranh phóng to các hình của bài
III - Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp
B - kiểm tra bài cũ
Nêu cấu tạo và chức năng của máu?
C – bài mới
Vào bài: khi chân dẫm phải gai, chân có thể bị sưng đau một vài hôm rồi khỏi.
Vậy chân khỏi do đâu? cơ thể đã tự bảo vệ mình như thế nào?
Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thày – trò Nội dung kiến thức
Hoạt động một
GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh
sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm
theo kĩ thuật “ khăn trải bàn”
Nhóm a: Sự thực bào là gì? Những
loại bạchcầu nào thường thực hiện?
Nhóm b: Tế bào lim phô B đã chống
lại các kháng nguyên bằng cách nào?
Nhóm c: Tế bào lim phô T đã phá huỷ
các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn vi rút
bằng cách nào?
Nhóm d: Để bảo vệ cơ thể các TB
bạch cầu đã tạo ra những hàng rào
phòng thủ nào?
Sau khi thảo luận GV cho các nhóm
trình bày và nhận xét lẫn nhau, cuối
cùng GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động hai
I – Các hoạt động chủ yếu của bạch
cầu
Các bạchcầu đã tạo nên ba hàng rào
phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
- sự thực bào.
- sự tiết ra các kháng thể để vô
hiệu hoá các kháng nguyên do
các bạchcầu lim phô B thực
hiện.
- sự phá huỷ các tế bào cơ thể đã
nhiễm bệnh do các tế bào lim
phô T thực hiện.
II -Miễn dịch
GV cho HS đọc thông tin SGK , sau
đó GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ trả
lời, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Miễndịch là gì?
- Thế nào là miễndịch tự nhiên?
- Thế nào là miễndịch nhân tạo?
-Miễn dịch tự nhiên và miễndịch
nhân tạo khác nhau như thế nào?
- Hãy lấy VD một số bệnh được tiêm
phòng mà em biết?
GV yêu cầu HS trả lời, HS khác
nhận xét. Cuối cùng GV chốt lại
kiến thức và giải thích rõ về miễn
dịch tập nhiễm, MD chủ động và
MD thụ động.
- Khái niệm: Miễndịch là khả năng cơ
thể không mắc một bệnh nào đó.
- Phân loại: gồm miễndịch tự
nhiên và miễndịch nhân tạo.
+ Miễndịch tự nhiên có được một
cách ngẫu nhiên, chủ động từ khi
cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ
thể đã nhiễm bệnh.
Phân loại: gồm miêndịch tự nhiên
và miễndịch tập nhiễm.
+ Miễm dịch nhân tạo là gây cho
cơ thể khả năng miễndịch bằng
cách tiêm chủng phòng bệnh.
Phân loại: gồm miễndịch chủ
động và miễndịch thụ động.
VD: Tiêm phòng bệnh:sởi, lao, ho
gà, bạch hầu, uấn ván, bại liệt
d- Kiểm tra đánh giá
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Trả lời câu hỏi:
- Các bạchcầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ
thể?
- Thế nào là miễndịch nhân tạo? tại sao phải tiêm phòng?
IV- Dặn dò
Học bài, làm bài tập và đọc trước bài: Đông máu và nguyên tắc truyền
máu.
. Giáo án sinh học
Bài bạch cầu - miễn dịch
Nhóm Tiên Du
I - Mục tiêu
Sau khi học.
phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
- sự thực bào.
- sự tiết ra các kháng thể để vô
hiệu hoá các kháng nguyên do
các bạch cầu lim phô B thực
hiện.
- sự phá huỷ