Các sự kiệntácđộngđếnphongtràonông
dân cuốithếkỷXIV trong
Khâm địnhViệtsửthônggiámcương
mục (Quốcsửquántriều Nguyễn)
1. Nhâm Thìn, năm thứ mười hai (1352). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 12).
Tháng 7, mùa thu. Có thủy tai lớn.
- Nước lên to, vỡ đê Bát, Khối, lúa má bị ngập; Khoái Châu, Hồng Châu và phủ
Thuận An bị thiệt hại hơn cả.
- Ngày mồng một, tháng 3, mùa xuân. Nhật thực.
Ở Lạng Châu và Nam Sách, giặc cướp nổi dậy.
Năm bấy giờ đói kém. Dân gian khổ về giặc cướp. Có kẻ tên là Tề, tự xưng là cháu
ngoại Hưng Đạo đại vương, tụ họp những kẻ đi trốn trong số các gia nô của các nhà
vương hầu, nổi lên làm giặc cướp, cướp bóc các vùng Lạng Giang và Nam Sách.
- Tháng 9, mùa thu. Có nạn sâu cắn lúa. Xuống chiếu xá một nửa thuế ruộng.
2. Ất Mùi, năm thứ 15 (1355). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 15).
Tháng 2, mùa xuân. Núi Kính Chủ lở.
Động đất.
Tháng 3. Hạn hán đến mãi tháng 6, mùa hạ.
Tháng 7, mùa thu. Có thủy tai lớn.
Tháng 9. Sét đánh cổng Triều Nguyên và cửa nách hai bên tả, hữu.
Lời bàn của Ngô [Thì] Sĩ - Tháng 8 đã là mùa không có sấm, thế mà ở đây tháng 9
hãy còn sét đánh, và sét đánh có phải một chỗ đâu, thực là một sự lạ lắm! Trần Dụ
Tông lên ngôi đến đây mới 15 năm, đã sáu lần nhật thực, ba lần thủy tai, ba lần hạn
hán, một lần sâu cắn lúa, lại luôn năm mất mùa đói kém. Đến đây, từ mùa xuân đến
mùa thu, nào là núi lở, nào đất động, không tháng nào không có tai biến! Ý chừng
lòng trời phạt tội đại ác đại dâm, răn mầm biếng nhác chính sự. Thế mà trong đám cha
con vua tôi vẫn cứ nhơn nhơn không hề lo âu: kẻ trên thì không chịu thật lòng xét
mình, kẻ dưới thì không có mưu chước gì để cứu đời giúp nước; coi thường điềm trời
mà không biết sợ, khinh bỏ việc người mà không lo toan! Qua năm sau, Trần Minh
Tông mất, Dụ Tông rông rỡ chơi bời; giặc cướp từng đàn nổi lên, xui nên vận hội
không thịnh đạt nữa, rồi ngôi báu nhà Trần suýt mất vào tay phường trò họ Dương!
Đạo trời nào có xa đâu? Lời chua - Cổng Triều Nguyên: Tức là cổng chòi ở trước điện
Thiên An.
3. Đinh Dậu, năm thứ 17 (1357). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 17).
Đói lớn.
Liền mấy năm nay, luôn bị mất mùa, đói kém, một thưng gạo trị giá một tiền.
4. Mậu Tuất, năm Đại Trị thứ 1 (1358). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 18).
Tháng 3. Hạn hán đến mãi tháng 7, mùa thu.
Tháng 8. Hạ chiếu cho nhà giàu các lộ bỏ thóc ra phát chẩn cho dân nghèo.
Luôn năm đói kém, lắm người nghèo túng. Nhà vua hạ chiếu cho cácquan sở tại
khuyên những nhà giàu phát thóc ra để chẩn cấp cho dân, nhưng vẫn trị giá mà trả
tiền.
5. Kỷ Hợi, năm thứ 2 (1359). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 19).
Tháng 8. Mưa to, nước ngập.
Luôn nhiều ngày mưa to, nước đầy, tràn ngập, làm trôi cả cửa nhà của cư dân, lúa má
đều ngập mất.
6. Canh Tí, năm thứ 3 (1360). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 20).
Tháng 7, mùa thu. Có thủy tai lớn.
Tháng 12, mùa đông. Sai cấm quân đi tuần, lùng bắt những giặc cướp ở các lộ.
Nhà vua hạ chiếu: phàm gia nô các nhà vương, hầu và công chúa đều phải có thích
chữ ở trán theo "phẩm hàm" của mình và phải kê khai vào sổ hộ tịch. Nếu ai không
thích chữ và khai sổ thì là hạng trộm cướp. Hễ bắt được, kẻ lớn thì trị tội; người bé thì
sung công. Đó là vì cớ gia nô các nhà vương, hầu và công chúa bấy giờ phần nhiều
trốn đi làm giặc cướp.
7. Nhâm Dần, năm thứ 5 (1362). (Nguyên, năm Chí Chính thứ 22).
Tháng này (tháng 5) hạn hán đến mãi tháng 7, mùa thu. Lục xét các tù phạm. Mưa to.
Xuống chiếu miễn một nửa thuế đinh, thuế điền năm nay.
Tháng 8. Dùng Phạm Sư Mạnh giữ việc viện Xu Mật.
Đói lớn. Nhà vua xuống chiếu cho các nhà giàu quyên thóc, phát chẩn cho dân nghèo,
rồi ban cho phẩm tước có tầng bậc khác nhau.
Tháng 9. Phủ Thiên Trường có bệnh dịch. Nhà vua xuống chiếu bảo đem thuốc, tiền
và gạo của nhà nước chẩn cấp cho dân nghèo.
Nhà vua về chơi phủ Thiên Trường, gặp khi dân gian có bệnh dịch, bèn xuống chiếu
phát cho nhà nghèo mỗi người: thuốc hai viên, tiền hai tiền và gạo hai thưng.
Tháng 10, mùa đông. Núi Thiên Kiện lở.
8. Tân Hợi, năm thứ 2 (1371). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 4).
Nhà vua xuống chiếu: phàm việc xây dựng cung thất đừng có phiền nhiễu đến dân.
Bấy giờ cung thất đều bị Chiêm Thành đốt phá. Nhà vua hạ chiếu cho xây dựng và
sửa sang lại, nhưng việc doanh tạo chỉ cốt mộc mạc, đơn giản, do những chức tản
quan trong họ tôn thất đứng làm, chứ không dùng đến sức dân.
9. Mậu Ngọ Trần Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 2 (1378). (Minh, năm Hồng Vũ thứ
11).
Tháng 7, mùa thu. Có thủy tai lớn.
Bắt đầu đánh thuế đinh.
Theo phép cũ, dânđinh khi đã vào sổ thành số ngạch hẳn hoi rồi, thì sinh thêm không
kể, chết đi không trừ. Hạng binh lính thì đời này qua đời khác phải làm lính mãi,
không được ra làm quan. Nhân đinh nào có ruộng đất, mới phải nộp tiền, không có
ruộng đất thì được miễn. Gặp lúc có việc dấy quân cũng chỉ những người có ruộng bãi
dâu, đầm cá thì phải tùy có nhiều hay ít mà nộp tiền, thóc, bạc, lụa để cung cấp cho
việc quân. Đến đây việc quân đương tới tấp, kho tàng trống rỗng, Đỗ Tử Bình kiến
nghị xin làm theo phép đánh thuế "dung" đời Đường: bắt đinh nam mỗi năm phải nộp
ba quan tiền. Từ đó, thuế đinh mới thêm nặng.
Lời chua - Hồi đầu đời Trần, dẫu có thuế đinh, nhưng thực ra chỉ hạng người có ruộng
mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, thảy đều phải chịu thuế cả,
chỉ binh lính được miễn.
10. Nhâm Thân, năm thứ 5 (1392). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 25).
Tháng 12. Định tội những quân và dân trốn tránh sai dịch.
Phàm quân và dân trốn tránh sai dịch đều phải phạt 10 quan tiền, thích 4 chữ vào gáy.
Nếu người trốn tránh ấy là hạng đầu mụctrongquân và dân, sẽ bị tội chết chém,
ruộng đất và tài sản bị sung công.
Đày viên Quốc tử trợ giáo là Đoàn Xuân Lôi đi cận châu , giáng chức viên Hành
khiển Đào Sư Tích làm Trung thư thị lang đồng tri Thẩm hình viện sự.
11. Quý Dậu, năm thứ 6 (1393). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 26).
Tháng 6, mùa hạ. Đại hạn.
Qua cácsựkiện trên cho ta thấy:
- Cuốithế kỉ 14 hạn hán mất mùa thường xuyên xảy ra, cũng chủ yếu đổ lên đâu nông
dân, những người “sống hôm nay không biết ngày mai”. Nôngdân đói mất ruộng
không sống nổi ở làng quê mình phải đi lang thang tha hương cầu thực và số lượng
này càng đông đảo. Đây cũng là một nguyên nhân làm bùng nổ phongtrào đấu tranh
của nông dân.
- Trong khoảng cuốithế kỉ 14 có nhiều trận đói kém trầm trọng diễn ra trong suất
nhiều năm liền là hậu quả của tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến, là hậu
quả tất yếu của việc tập trung ruộng đất và sự bóc lột năng nề của nhà nước phong
kiến và bọn địa chủ,.đời sống người nôngdân vô cùng khổ cực.
- Vua quan quý tộc lo ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo việc nước lại còn ra sức huy
động sức người, sức của nôngdân phục vụ cho các cuộc chiến tranh “chinh phạt” các
nước Ai Lao, Champa, do đó đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
Nửa sau thế kỉ XIV đã có tới 9 lần vỡ đê, lụt lớn(như các năm 1348,1351, 1352, 1353,
1358, 1359,1360,1378,1393), 11 lần hạn hán dẫnđến hậu quả mất mùa đói kém, dân
nghèo phải bán cả nhà cửa, con cái, ruộng vườn, nhiều người phải bán mình trở thành
nông nô, nô tì. Nhưng cuộc sống “gia nô của cácthế gia” còn khổ cực hơn. Đó chính
là nguyên nhân dẫnđến mâu thuẫn xã hội gây gắt và phong trào khởi nghĩa nôngdân
cuối thế kỉ XIV bùng nổ.
ð - Vừa phải chịu nộp thuế khóa nặng nề vừa phải chống trọi với thiên tai hạn hán, đời
sống của người nôngdân vô cùng khổ cực, điều đó đã thúc đẩy nôngdân nổi dậy khởi
nghĩa. Trước những khó khăn của thiên tai hạn hán mang lại triềuđìnhphongkiến nhà
Trần không lo tìm cách khắc phục các vua chỉ lo ăn chơi sa đọa không chăm lo đến
đời sống nhân dân chỉ để ra áp bức nô dịch thuế khóa nặng nề làm cho tình hình càng
nghiêm trọng hơn, các khởi nghĩa nôngdân nổ ra là điều tất yếu.
- Thế kỉ 14 là thế kỉ mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa đấu tranh của nông dân, Các
cuôc khởi nghĩa nổ ra mang tính tự phát vì quyền lợi khó cá nhân của mình, khi quyền
lợi của họ bì chèn ép quá mức họ nổi dậy khởi nghĩa.
- Những cuộc khởi nghĩa của nôngdâncuốithế kỉ 14 có vai trò rất lớn trong quá trình
suy tàn của vương triều Trần.
- Các cuộc khởi nghĩa nôngdâncuối thời Trần đã nói lên cuộc khủng hoảng suy thoái
của vương triều Trần. Những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông
nghiệp đương thời. Các cuộc khởi nghĩa không chỉ lôi cuốn nôngdân nghèo mà còn
cả hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu, quý tộc.
Trong khởi nghĩa, lực lượng gia nô, nô tì có một vai trò quan trọng. Để thỏa mãn đời
sống xa xỉ, vương hầu, quý tộc cuối thời Trần đã thẳng tay bóc lột nông nô, nô tì. Lợi
dụng tình trạng đói kém liên miên, họ chiêu mộ dân lưu vong, tăng thêm số nô tì với
việc lấn chiếm ruộng đất công và ruộng đất tư hữu của nôngdân để mở rộng diện tích
điền trang. Năm 1345, qua mấy năm liên tiếp mất mùa, đói kém “dân phần nhiều đi là
thầy chùa và làm gia nô cho cácthế gia”.
Bị bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn giai cấp trongcác điền trang ngày càng tăng. Họ tham gia
phong tràokhởi nghĩa của bần dân ngoài điền trang hoặc tổ chức lực lượng nổi dậy
ngay trong điền trang và được sự hưởng ứng của nôngdân lưu vong. Sử chép: năm
1343, mất mùa, đói kém, dân gian phần nhiều nổi lên làm trộm cướp nhất là các gia nô
nhà vương hầu hoặc năm 1360 “ gia nô nhà các vương hầu,công chúa phần nhiều trốn
đi làm giặc cướp” vua Trần ra lệnh bắt gia nô phải thích chữ ở trán và kê khai vào sổ
hộ tịch, ai trái lệnh thì bị coi là giặc cướp.
- Vai trò quantrọng của gia nô, nô tì trong phong tràonôngdân đã tố cáo phương thức
bóc lột lỗi thời trongcác điền trang của quý tộc cuốithếkỷ XIV. Có thể nói, các cuộc
khởi nghĩa của nôngdân đã giáng một đòn mạnh vào cơ nghiệp nhà Trần và cơ sở
kinh tế của quý tộc trongcác điền trang.
- Phong trào khởi nghĩa của nông dân kéo dài và có những thời kì bộc phát mạnh mẽ
là biểu hiện cụ thể nhất của sức sản xuất xã hội bị nhà nước phongkiến và giai cấp địa
chủ kìm hãm, phá hoại nghiêm trọng và đòi hỏi một sự đổi mới tiến bộ trong nền
chính trị - xã hội để có thể tiếp tục phát triển.
nguồn : dienddankienthuc.net*
. Các sự kiện tác động đến phong trào nông
dân cuối thế kỷ XIV trong
Khâm định Việt sử thông giám cương
mục (Quốc sử quán triều Nguyễn)
1 gia nô, nô tì trong phong trào nông dân đã tố cáo phương thức
bóc lột lỗi thời trong các điền trang của quý tộc cuối thế kỷ XIV. Có thể nói, các cuộc
khởi