1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những nhân tố tác động đến sự trỗi dậy của kinh tế ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI" pot

8 455 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 127,94 KB

Nội dung

Hệ quả trực tiếp của những chính sách kinh tế xã hội ấy là sự vươn lên mạnh mẽ của các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghiệp dược

Trang 1

N C Khanh, N T Tâm kinh tế ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tr 30-37

Những nhân tố tác động đến Sự trỗi dậy của kinh tế

ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Công Khanh (a), Nguyễn Thị Tâm (b) Tóm tắt Trong những năm đầu thế kỉ XXI, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế,

ấn Độ trở thành một “hiện tượng” của thế giới Để có được sự phát triển mạnh mẽ ấy, bên cạnh những nguồn lực về tự nhiên và xã hội, vai trò quyết định trước hết thuộc

về nhân tố vĩ mô với các chính sách cải cách kinh tế, xã hội đúng đắn và kịp thời của nhà nước Hệ quả trực tiếp của những chính sách kinh tế xã hội ấy là sự vươn lên mạnh mẽ của các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm như: công nghệ thông tin, điện

tử viễn thông, công nghiệp dược phẩm, công nghệ sinh học,… Bài viết này sẽ làm sáng rõ hơn những điều đó…

ước sang thế kỉ XXI, với sự phát

triển kinh tế vượt bậc của mình,

ấn Độ được mệnh danh là “con voi” đang

không ngừng phát huy ảnh hưởng sâu

rộng ở khu vực châu á cũng như trên

trường quốc tế Tìm hiểu những thành

tựu to lớn mà ấn Độ đạt được trong

những năm gần đây cũng như những

nhân tố tác động đến sự trỗi dậy ấy đang

là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều

học giả trên thế giới

1 Sự trỗi dậy của kinh tế ấn Độ

những năm đầu thế kỷ XXI

Từ ngày giành được độc lập cho đến

những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ

XX, trải qua hơn 4 thập kỉ phát triển

nhưng về cơ bản nền kinh tế ấn Độ vẫn

đang trong tình trạng lạc hậu và trì trệ:

cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu các ngành

kinh tế mũi nhọn, cùng với đó là cơ chế

quản lí có phần quan liêu bao cấp và sự

can thiệp quá sâu của chính phủ đối với

nền kinh tế quốc dân đã làm cho những

nguồn lực tự nhiên, xã hội của ấn Độ

trở nên xơ cứng, nền kinh tế liên tục rơi

vào khủng hoảng và không thể bứt phá

vươn lên

Từ đầu thế kỷ XXI, ấn Độ nổi lên là

điểm sáng kinh tế hấp dẫn nhất nhì châu á Với tốc độ phát triển “thần kỳ”,

từ một nền kinh tế lạc hậu, quốc gia Nam á này đã từng bước chuyển dần sang một nền kinh tế phát triển cao dựa vào thương mại và công nghiệp Với những thành tựu như: đứng thứ 5 trên thế giới về thu hút đầu tư FDI, thu nhập đầu người hơn 500 USD/năm; kinh tế tăng trưởng đều đặn ở mức trung bình 6-8%; xuất khẩu chiếm tỉ trọng 43-47% tổng kim ngạch; công nghiệp phần mềm tăng trưởng hàng năm vượt quá 50% ấn Độ trở thành

“văn phòng dịch vụ của thế giới” và

được xem là một “hiện tượng” của thế kỉ mới Theo đánh giá của các tổ chức quốc

tế cũng như các nhà nghiên cứu, đến giữa thế kỷ XXI ấn Độ có thể trở sẽ thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 30.000 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản, đứng sau Trung Quốc và Mỹ

Điểm đặc biệt của ấn Độ là nắm bắt

được xu thế phát triển và những cơ hội

to lớn của cách mạng khoa học kĩ thuật

Nhận bài ngày 29/4/2008 Sửa chữa xong 26/6/2008.

B

Trang 2

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

để phát triển của các ngành công

nghiệp mũi nhọn như điện tử tin học,

công nghiệp dược phẩm, du lịch, dịch

vụ Đây là một con đường độc đáo tận

dụng được những ưu thế quốc gia và

những cơ hội to lớn của công nghiệp mới

sẽ giúp ấn Độ không phải trải qua quá

trình công nghiệp hoá tuần tự thông

thường như các nước khác…

Mặc dù còn nhiều trở ngại trên con

đường phát triển kinh tế nhưng nhiều

học giả và chính khách nổi tiếng trên

thế giới dự đoán rằng ấn Độ sẽ trở

thành một cường quốc, một trung tâm

sức mạnh của thế giới trong vài thập kỉ

tới và đó cũng là mục tiêu của các nhà

lãnh đạo ấn Độ “Thời báo châu á” số

25/12/2003 viết “từ nhiều năm nay các

nhà phân tích đã cho rằng đầu thể kỷ

XXI ấn Độ sẽ trở thành một nước có sức

mạnh và ảnh hưởng quan trọng ở Đông

Nam á Quả thực những bằng chứng

gần đây cho thấy Chính phủ ấn Độ đã

quyết định theo đuổi mục tiêu này để

biến ấn Độ thành một cường quốc thế

giới có ảnh hưởng rộng khắp ấn Độ

Dương, Vịnh ả Rập, và toàn bộ khu vực

châu á”

2 Những nhân tố ảnh hưởng

đến sự trỗi dậy của kinh tế ấn Độ

2.1 Nguồn lực tài nguyên, tự nhiên

và con người

Với diện tích hơn 3,3 triệu km2,

Cộng Hòa ấn Độ là quốc gia lớn nhất

khu vực Nam á và có vị trí chiến lược

quan trọng trên bản đồ chính trị thế

giới

ấn Độ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các mỏ khoáng sản

có trữ lượng lớn như than đá hơn 120 tỉ tấn, quặng sắt hơn 22,4 tỉ tấn (chiếm 1/4 trữ lượng thế giới), mangan khoảng

180 tỉ tấn (đứng thứ 3 thế giới) Ngoài

ra các khoáng sản như crôm, bô xit,

đồng, kẽm, vàng, dầu mỏ… đều là những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của ấn Độ mà không phải quốc gia nào cũng có được Bên cạnh đó, ấn

Độ còn có những đồng bằng phì nhiêu vào loại lớn nhất thế giới như: đồng bằng Gange, đồng bằng Brahmaputra,

… và các cao nguyên, thung lũng rộng lớn như: cao nguyên Đêcan, thung lũng Assam, thung lũng Arvalli…

ấn Độ còn là quốc gia có nguồn tài nguyên sính vật phong phú Rừng núi

ấn Độ chiếm phần lớn diện tích đất nước, có giá trị kinh tế cao với nhiều loại gỗ quý hiếm dùng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu như gỗ tếch,

gỗ hồng mộc ấn Độ còn có nguồn động vật phong phú với gần 5000 loài thú lớn như: hổ, báo, sư tử, voi, tê giác… có thể phục vụ cho sự phát triển kinh tế

Về mặt xã hội, ấn Độ là nước có dân

số đông thứ hai thế giới với lực lượng lao động dồi dào Tính đến tháng 7 năm

2006 dân số ấn Độ lên đến 1,1 tỉ người, trong đó dân cư trong độ tuổi lao động chiếm 64,3% Mặt khác, với giá nhân công tương đối rẻ cùng với trình độ tiếng Anh khá cao đang là một lợi thế trong cạnh tranh nói chung và thu hút nguồn đầu tư FDI nói riêng của ấn Độ

ấn Độ còn có nhiều nhà khoa học tầm

cỡ thế giới, đặc biệt khả năng toán học

Trang 3

N C Khanh, N T Tâm kinh tế ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tr 30-37

và phương pháp tư duy trừu tượng làm

cho đội ngũ làm công nghệ phần mềm

có ưu thế vượt trội

Ngoài ưu thế về lực lượng lao động,

dân số đông còn tạo ra thị trường rộng

lớn và giàu có Trong xu hướng toàn cầu

hoá gắn liền với tự do hoá đây lại chính

là lợi thế của ấn Độ trong việc phát

triển tối đa quy mô các doanh nghiệp

cũng như quy mô các ngành nghề, công

nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ…

Những lợi thế về tự nhiên, dân cư

và nguồn lao động dồi dào chính là

những nhân quan trọng trong việc phát

triển kinh tế của ấn Độ cũng như nhiều

quốc gia khác Tuy nhiên, để tạo nên sự

bứt phá mạnh mẽ về kinh tế trong

những năm đầu thế kỉ XXI ở ấn Độ thì

nhân tố quan trọng nhất là đường lối

chính sách của giới lãnh đạo quốc gia

2.2 Nhân tố vĩ mô - Vai trò của nhà

nước với những chính sách cải cách

kinh tế, xã hội

Trước những biến động to lớn của

tình hình thế giới và trong nước cuối

thế kỷ XX, đầu năm 1991, giới lãnh đạo

ấn Độ đã thực hiện chương trình cải

cách kinh tế trong đó vai trò quan trọng

nhất thuộc về Manmohan Singhn-

người “giải phóng nền kinh tế ấn Độ”

Với tuyên bố “ấn Độ cần một tầm

nhìn chiến lược để có thể đưa đất nước

tiến lên phía trước”, Manmohan Singhn

từng bước cơ cấu lại nền kinh tế ấn Độ

Ông cũng từng nói: “Rất có thể chúng ta

sẽ qụy ngã, chúng ta sẽ thất bại Nhưng

vẫn còn một cơ hội nếu chúng ta tiến

hành những biện pháp táo bạo, biện

pháp có thể tạo ra sự chuyển biến cho nền kinh tế ấn Độ Chúng ta phải biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội để xây dựng một ấn Độ mới” [5, tr 12] Phát biểu trước Quốc hội, với tư cách là người đại diện bộ tài chính, M Singhn

đã trích dẫn câu nói của đại văn hào người Pháp V Huygô để nhấn mạnh việc ấn Độ phải tiến hành đổi mới về kinh tế: “Không có sức mạnh nào trên trái đất này có thể ngăn cản một ý tưởng khi thời khắc của nó đã điểm” Thủ tướng ấn Độ N Rao đã hoàn toàn ủng hộ đề xuất của M Singhn Tháng 7/1991 được coi là mốc đánh dấu việc triển khai cải cách kinh tế ấn Độ Cuộc cải cách kinh tế ấn Độ năm

1991 là một cuộc cải cách toàn diện nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế

vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường

tự do hoá mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và hội nhập quốc

tế Cuộc cải cách bao gồm những hướng chính là: lấy lại cân bằng vĩ mô, giảm bớt mức thâm hụt của ngân sách của chính phủ, kiểm soát lạm phát, làm tăng hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh bằng cách cấu trúc lại khu vực này, giảm bớt các hạn chế đối với xí nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài, từng bước tự to hoá thị trường tài chính, thả nổi một phần đồng rupi, giảm mức thuế quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Trang 4

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

Từ khi có quyết định cải cách mang

tính chuyển hướng chiến lược này, ở ấn

Độ đã dấy lên một làn sóng mới về tự do

hoá nền kinh tế tạo ra những thay đổi

sâu sắc trong kinh tế thương mại,

khuyến khích đầu tư nước ngoài… đưa

quốc gia Nam á này vươn lên vị trí cao

trong hàng ngũ các nước đang tăng

trưởng ở khu vực châu á - Thái Bình

Dương và giải phóng sức mạnh tiềm

tàng của một quốc gia đang trong quá

trình chuyển đổi Bằng chính sách cải

cách đúng đắn ấy, ấn Độ đã đạt được

nhiều thành tựu kì diệu, cùng với Trung

Quốc trở thành "đầu tầu châu á”

Bước sang thế kỉ XXI, tình thế giới

và trong nước có nhiều biến đổi đặt ra

những thách thức mới cho nền kinh tế

ấn Độ như: những ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á,

sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc

và các nước công nghiệp mới (NIC), các

cuộc chiến tranh của Mỹ đối với Irắc,

Apganixtan, sự bùng nổ của toàn cầu

hóa

Trước những những thay đổi của

tình hình trong nước và quốc tế, giới

lãnh đạo ấn Độ đã nhanh chóng nắm

bắt tình hình và quyết tâm thực hiện

cuộc “cải cách vòng hai” với khẩu hiệu

“vì một nước ấn Độ kiêu hãnh và thịnh

vượng” [6, tr 305] bằng những nỗ lực

lớn hơn, những chính sách mang tính

đột phá như: đặt chỉ tiêu tăng trưởng

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng

năm 8-9%, khuyến khích đầu tư nước

ngoài, phát triển nông nghiệp với quy

mô hiện đại, cải thiện hạ tầng cơ sở, cải

cách năng lượng bằng cách tư nhân hoá hoạt động truyền điện và phân phối

điện, phát triển mạng lưới giao thông hiện đại theo hướng cải tạo hành lang

Đông - Tây và Bắc - Nam, các sân bay, cảng biển, chú trọng phát triển ngành công nghệ thông tin

Một trong những nội dung quan trọng của các cuộc cải cách kinh tế ở ấn

Độ chính là việc thực hiện một cách có hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế trong thời kì mới Bộ trưởng ngoại giao

ấn Độ Solanki nói: “kinh tế toàn cầu hóa đã trở thành động lực quan trọng nhất quyết định quan hệ quốc tế mới” Các quan chức bộ ngoại giao ấn Độ còn khẳng định: Thành bại của chính sách

đối ngoại từ nay sẽ được quyết định bởi

đòn bẩy kinh tế Trên tinh thần đó, những chính sách mới được ban hành

“Chính sách hướng Đông” mà nội dung chủ yếu là vươn tới các nước ở khu vực

Đông Nam á đã phát huy một cách đắc lực ấn Độ sớm nhận thấy tiềm năng to lớn từ việc hợp tác với khu vực này Giới lãnh đaọ ấn Độ còn chủ động mở các chiến dịch tuyên truyền với thế giới về những cơ hội mới xuất hiện từ khi ấn

Độ tiến hành cải cách cho các nhà đầu tư nước ngoài Các quan chức ấn Độ, trong đó có Bộ trưởng Bộ tài chính ấn

Độ Manmohan Singh, là kiến trúc sư của chương trình cải cách kinh tế, Bộ trưởng Bộ tài chính PalaniaPan Chidanparam, một nhà cải cách theo hướng mở cửa thị trường đã có những chuyến công du ra nước ngoài nhằm chào mời các công ty nước ngoài đầu tư

Trang 5

N C Khanh, N T Tâm kinh tế ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tr 30-37

đã lần lượt đi thăm Bon, Pari, Dacca,

Tokyo và hầu hết thủ đô của các nước

Đông Nam á để tăng cường mối quan

hệ trong đó nội dung cuộc cải cách kinh

tế ấn Độ và những cơ hội mà nó đưa lại

luôn là chủ đề được đưa ra để tuyên

truyền

2.3 Sự nhảy vọt của những ngành

kinh tế mũi nhọn

Nếu như nhân tố vĩ mô là các chính

sách cải cách kinh tế của giới lãnh đạo

đất nước thì hệ quả trực tiếp của những

cuộc cải cách ấy chính là sự phát triển

mạnh mẽ của các ngành kinh tế vốn

được coi là đặc trưng của thế kỷ mới

như công nghiệp điện tử - tin học, công

nghệ dược phẩm, công nghệ sinh học

Ngành công nghiệp điện tử ấn Độ

giữ vai trò ngọn cờ đầu trong các ngành

công nghiệp Từ sau cải cách kinh tế

1991, ấn Độ trở thành đối thủ cạnh

tranh lớn nhất thế giới trong lĩnh vực

sáng tạo sản xuất, bảo trì các sản phẩm

điện tử viễn thông và dịch vụ liên quan

với một nền tảng sản xuất công nghiệp

điện tử khá phát triển Việc tự do hoá

nền kinh tế đã tạo ra động lực mạnh mẽ

cho sản xuất hàng điện tử Có thể nhận

thấy sự tăng trưởng rất nhanh của

ngành công nghiệp này Nếu năm

1999-2000, doanh thu chỉ đạt 25 tỉ rupi thì

đến 2003 - 2004 con số này là 67 tỉ rupi

Theo ước tính, đến năm 2010 doanh thu

của lĩnh vực công nghệ thông tin là 150

tỷ USD và tạo ra ở ấn Độ một nền kinh

tế mới - kinh tế công nghệ thông tin

Hoạt động sản xuất thiết bị viễn

thông và liên lạc cũng tăng với một tốc

độ nhanh chóng Ngành viễn thông ở ấn

Độ đã xây dựng được một nền tảng công nghiệp vững chắc với một số lượng lớn các ngành công ty viễn thông quốc gia

và đa quốc gia hoạt động Chính phủ ấn

Độ đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đấy ngành này phát triển như đầu tư vào lĩnh vực viễn thông 23 tỉ USD trong 5 năm tới và 65 tỷ USD trong 10 năm tiếp theo Doanh thu của lĩnh vực công nghiệp viễn thông năm 1999-2000

là 40 tỉ rupi, đến 2003 - 2004 con số ấy lên tới 52 tỉ rupi và đạt gần 65 tỉ rupi trong năm 2007

Công nghiệp phần mềm và internet

là lĩnh vực nổi bật nhất trong các ngành công nghiệp mới của ấn Độ Đây

là ngành có thể tận dụng và khai thác tài năng của đông đảo đội ngũ khoa học kỹ thuật và kĩ sư ấn Độ, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn Không như các siêu cường kinh tế khác, ấn Độ không đủ lực để phát triển ồ ạt các ngành công nghệ cao, phát triển công nghệ phần mềm là cách đi ngắn nhất

để ấn Độ có thể bắt kịp những cường quốc như Mỹ, sẽ không có cơ hội này nếu chọn ngành công nghiệp khác làm mũi nhọn Khẩu hiệu đưa ra là: “Công nghiệp phần mềm ấn Độ là kiểu mẫu của sức mạnh và thành công” [3, tr 42]

Kết quả tăng trưởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm

ở ấn Độ đã cho thấy sự đi lên đáng khâm phục của ngành công nghiệp này Công nghiệp phần mềm đã tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc từ 197 triệu USD năm 1989-1990 lên tới 15,418 tỉ USD năm 2003-2004 Năm

Trang 6

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008 2003-2004 tổng thu nhập từ xuất khẩu

phần mềm đạt 12,5 tỉ USD, đến năm

2006, con số ấy là 31 tỷ USD đứng thứ

hai thế giới sau Mỹ Thị trường xuất

khẩu sản phẩm công nghiệp phần mềm

của ấn Độ ngày càng được mở rộng với

hơn 100 quốc gia trên thế giới trong đó

có những thị trường tiềm năng như:

Mỹ, Nhật Bản, Canada, Ôxtrâylia,

Hơn 50% sản phẩm công nghiệp phần

mềm của ấn Độ được xuất khẩu sang

Mỹ, 30% sản phẩm được xuất khẩu

sang các nước công nghiệp Tây Âu ấn

Độ hiện có nhiều trung tâm phần mềm

không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn

được nhiều khách hàng thế giới biết đến

như Hyderbade, Bangalore,

Kanakata… Một trong những trung

tâm phát triển nhanh nhất về ngành

công nghiệp này là Bangalore - nơi được

mệnh danh là “Thủ đô tin học mới”, là

“Cao nguyên Silincon” để so sánh với

Thung lũng Silincon của Mỹ ở

Califocnia Những thành quả liên tiếp

này đã tạo thêm niềm phấn khích cho

các nhà công nghiệp phần mềm và đặt

ra tham vọng cho chính phủ ấn Độ đưa

đất nước này trở thành siêu cường phần

mềm vào năm 2008, với mức xuất khẩu

đạt 50 tỷ đôla và dự kiến sẽ đạt 80 tỷ

vào năm 2010

Bên cạnh sự vươn lên mạnh mẽ của

ngành công nghiệp điện tử - tin học,

ngành công nghiệp dược phẩm cũng góp

phần rất lớn vào sự trỗi dậy của ấn Độ

đầu thế kỉ XXI Năm 2003-2004 công

nghiệp dược phẩm đạt doanh thu nội

địa là 4 tỷ USD và doanh thu xuất khẩu

hơn 3 tỉ USD đã cho thấy kết quả khả

quan của sự phát triển cơ sở hạ tầng dựa vào nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và quá trình sử dụng sản phẩm Chính phủ ấn Độ rất khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển để tìm ra các phân tử hoá chất mới phục vụ công nghiệp dược Quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển dược phẩm

ấn Độ đã chi 1500 triệu rupi (khoảng hơn 32 triệu USD) cho hoạt động nghiên cứu Nhờ đó công nghiệp dược

ấn Độ đã đạt được bước tiến lớn Trong toàn bộ công nghiệp chế biến, thì sản xuất dược phẩm và hoá chất đã chiếm

đến tỷ trọng 14% ấn Độ hiện là nước sản xuất vacxin cho trẻ em lớn thứ hai thế giới với thị trường xuất khẩu ở 100 nước Ngành công nghiệp dược phẩm nước này chiếm giữ khoảng 6 tỉ USD trong tổng số 550 tỷ USD của thị trường công nghiệp dược phẩm toàn cầu Theo

ước tính, đến năm 2015 doanh thu của thị trường dược phẩm ấn Độ sẽ tăng hơn 3 lần, đạt 20 tỷ USD so với 6,3 tỷ USD hiện nay, và ấn Độ sẽ trở thành nước đứng thứ 10 toàn thế giới trong lĩnh vực này, so với vị trí thứ 14 năm

2005, vượt qua Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ

Ngành công nghệ sinh học cũng nằm trong lĩnh vực chiến lược mà ấn

Độ tập trung đầu tư phát triển với chủ trương: “Công nghệ sinh học giúp xoá

đói giảm nghèo, tiến bước hội nhập” [4,

tr 65] Lĩnh vực công nghệ sinh học ấn

Độ có được tốc độ tăng trưởng 25% trong 4 năm liên tiếp vừa qua và hướng tới mục tiêu đạt tổng thu nhập 5 tỷ

Trang 7

N C Khanh, N T Tâm kinh tế ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Tr 30-37 USD vào cuối năm 2010, kèm theo đó là

cung cấp khoảng 1 triệu việc làm cho

đất nước Đất nước này đang nổi lên

như một trung tâm hàng đầu trong thị

trường công nghệ sinh học thế giới

Nông nghiệp đóng vai trò quan

trọng trong nền kinh tế ấn Độ ở đất

nước Nam á rộng lớn này vai trò của

nông nghiệp nông thôn lớn đến mức bất

kì một sự thay đổi dù tích cực hay tiêu

cực đều có ảnh hưởng rất lớn đến toàn

bộ nền kinh tế Trong thập kỷ 1990, tốc

độ tăng sản xuất lương thực ở ấn Độ

trung bình là 1,7%/năm, trong khi mức

tăng dân số là 1,9%/năm Đến năm

2000 - 2001 sản lượng lương thực bình

quân trên đầu người đạt 176,5 kg, mức

chi tiêu lương thực bình quân đầu người

là 140,56 kg Hiện nay thu nhập của

công nhân làm việc trong ngành nông

nghiệp đã tăng khoảng 8% trên năm,

nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

của quốc gia Trong những năm gần đây

ấn Độ trở thành nước xuất khẩu nông

sản lớn với kim ngạch hơn 6,7 tỉ USD

năm 2002-2003 và 7,5 tỉ triệu USD năm

2003-2004 Những sản phẩm cây công

nghiệp như chè, mía, bông, cà phê, gia

vị, sữa cùng với các sản phẩm của

ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp như

gỗ tếch, gỗ hồng mộc, tôm, cá… là

những sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu

của ấn Độ đủ sức cạnh tranh với hầu

hết các quốc gia trên thế giới

Bên cạnh các ngành kinh tế mũi

nhọn trên thì sự khởi sắc của ngành

ngoại thương, du lịch, dịch vụ, giao

thông vận tải… cũng là nhân tố quan trọng đưa đến sự trỗi dậy của nền kinh

tế ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI

Từ đầu thế kỷ XXI, ấn Độ nổi lên là

điểm sáng kinh tế hấp dẫn nhất nhì châu á, với tốc độ phát triển “thần kỳ”

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, ấn

Độ đang tiến dần sang một nền kinh tế dựa vào thương mại và công nghiệp với những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn hàng đầu thế giới như: điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học,…

3 Kết luận Cùng với sự bứt phá của Trung Quốc, sự trỗi dậy của ấn Độ

đã làm cho thế giới hết sức chú ý Kết quả của cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ấn Độ, thay đổi toàn diện hình

ảnh ấn Độ trong con mắt cộng dồng quốc tế Tuy còn trở ngại trên con

đường phát triển kinh tế nhưng nhiều học giả và chính khách nổi tiếng trên thế giới dự đoán rằng ấn Độ sẽ trở thành một cường quốc và là trung tâm sức mạnh của thế giới trong vài thập kỉ tới

Sự phát triển “thần kì” của ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI ảnh hưởng một cách sâu rộng đến tình hình thế giới và khu vực Tìm hiểu sự “trỗi dậy” của ấn Độ và những nguyên nhân của

sự vươn lên mạnh mẽ ấy giúp chúng ta nhận thấy được những cơ hội và thách thức cho Việt Nam cũng như rút ra

được những bài học kinh nghiệm quý báu trên con đường phát triển đất nước trong thời kì mới

Trang 8

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

Tài liệu tham khảo

[1] Trịnh Cường, ấn Độ với mục tiêu trở thành cường quốc, Nghiên cứu Đông Nam á

Số 4, 2005, tr 12-14

[2] Lêmôci, ấn Độ sẽ là một Trung Quốc mới, Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 4,

1995, tr 55-59

[3] Phạm Quang Diệu, Con đường phát triển của ấn Độ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 1, 2005, tr 40-47

[4] Đỗ Đức Định, Mười năm cải cách kinh tế ấn Độ, Nghiên cứu Đông Nam á, Số 6,

2001, tr 50-51, 64-69

[5] Trần Thị Lý, Đỗ Đức Định, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thanh Sơn, ấn Độ - một cường quốc đầu thế kỷ 21, Viện Kinh thế thế giới, Số 7, 2007, tr 1-13

[6] Trần Thị Lý (chủ biên), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa ấn Độ từ 1991

đến 2000, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002

[7] Các báo Nhân Dân, Đầu tư, Thương mại, các website: vcci.com.vn, tcvn.gov.vn, vanet.vn, vneconomy.vn, mofa.com.vn,…

SUMMARY

In the early the 21th century, India became a “phenomenon” of the world because

of its economics’s vigorous development To achieve that suceess, this country has not only the natural and social source but also the suitable and timely policies of reform in economics and society which plays the most important role And the direct consequence of those policies is the rapid development of main and key economics such as information technology, electronic telecommunications, drug industry and biotechnology… this article will make more clearly about that development

(a) Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Vinh

(b) 45A, Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Vinh.

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w