3.3.3. Ị. Tình hình thực hiện tiến độ, thời gian các dự án đầu tư
Nhìn chung, trong giai đoạn 2017-2020 Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo thực hiện tiến độ các dự án đầu tư nên phần lớn các dự án 4^2 • ••••• JL •
đều đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Tuy nhiên, có một vài dự án chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể sẽ được nêu tại bảng 3.4.
Bảng 3.4: Các dự án đâu tư xây dựng giai đoạn 2017-2020
bị chậm tiến độ• • •
A A
STT Tên dư án• Tiến đô hoàn•
thành được giao
Tiến đô hoàn• thành thưc hiên• •
Nẵm 2017: Tồng số 09 dự án thì có 01 dự án bị chậm tiến độ
1
Xây dựng mới các TBA đảm bảo cung cấp điện năm 2017 huyện Ba Vì đợt 4
04/2017 09/2017
Năm 2018: Tổng số lldựán thì có 01 dự án bị chậm tiến độ
1
Xây dựng mới các TBA cho khu vực các xã Vật Lại, Vạn Thắng, Đông Quang, Chu Minh, Tản Lĩnh huyện Ba Vì năm 2018
05/2018 8/2018
Nẵm 2019: Tằng số 13 dự án thì có 01 dự án bị chậm tiến độ
1
Xây dựng mới đường dây xuất tuyến 35k V lộ lộ 371, 373 đi cầu Văn Lang đấu nối từ trạm
llOkVBaVì
08/2019 12/2019
Năm 2020: Tổng so 14 dự án thì không có dự án nào bị chậm tiến độ
Nguôn: Phòng Quản lỷ đâu tư xây dựng - Công ty Điện lực Ba Vì
a. Đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý tiến độ các dự án:
- Năm 2017 có một dự án: Xây dựng mới các TBA đảm bảo cung cấp điện năm 2017 huyện Ba Vì đợt 4 bị chậm tiến độ là do không giải phóng được mặt bằng để xây dựng TBA dẫn đến phải thay đổi thiết kế.
- Năm 2018 có một dự án: Xây dựng mới các TBA cho khu vực các xã Vật Lại, Vạn Thắng, Đông Quang, Chu Minh, Tản Lĩnh huyện Ba Vì năm 2018 bị chậm tiến độ do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát không kỹ nên khi thi công đã không thi công được phải điều chỉnh thiết kế.
- Năm 2019 có một dự án: Xây dựng mới đường dây xuất tuyến 35kV lộ lộ 371, 373 đi cầu Văn Lang đấu nối từ trạm 1 lOkV Ba Vì bị chậm tiến độ do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát không kỹ nên khi thi công đã không thi công được điều chỉnh thiết kế và xin cấp phép bổ sung.
b. Nguyên nhân các dự án bị chậm tiên độ:
* Trong công tác giải phóng mặt bằng:
- Việc thực hiện công tác xin bàn giao mặt bằng xây dựng công trình tuyến đường dây, trạm biến áp thường gặp các vướng mắc, khó khăn sau:
+ Trong quá trình đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện nhiệm vụ thiết kế, việc xin thỏa thuận tuyến đường dây, TBA đôi khi gặp những khó khăn như: Các trạm biến áp xây dựng ở khu vực dân cư đông đúc, chật chội nên mặt bằng để đặt trạm biến áp rất khó khăn; Một số người dân nhận thức còn cổ hủ, lạc hậu cho rằng đường điện đi qua nhà gây mất an toàn, trạm điện đặt gần nơi sinh sống dễ cháy nổ; Một số hộ dân đòi tiền đền bù theo giá thị trường chứ không theo giá quy định của Nhà nước,...Tố giải phóng mặt bằng của Ban Quản lý dự án kiêm nhiệm cũng như Ban lãnh đạo Công ty mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để tuyên truyền đến từng hộ dân ở khu vực có công trình điện cũng như phối hợp với UBND địa phương để động viên các hộ dân ủng hộ chủ trương của Nhà nước ...
Cụ thể, dự án Xây dựng mới các TBA đảm bảo cung cấp điện năm 2017 huyện Ba Vì đợt 4 khi thi công TBA Tây Đằng vướng mắc vị trí đặt trạm biến
áp được sở giao thông cấp phép trên hành lang của đường Quốc lộ 32 và nam ở góc đất của Chùa Sơn Tự. Các hộ dân của khu vực này không đồng ý cho đặt trạm biến áp tại vị trí trên với lý do khu vực tâm linh. Công ty Điện lực Ba Vì đã phối hợp với UBND thị trấn để tuyên truyền, động viên, giả thích các hộ dân này tuy nhiên vẫn không thay đổi được quan điểm trên. Vì vậy dự án
của Công ty đã phải quyết định thay đổi thiết kế ban đầu chuyển vị trí đặt trạm biến áp vào sân UBND thị trấn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dự án bị chậm tiến độ.
Do nguyên nhân trên đã làm cho dự án chậm tiến độ 5 tháng.
+ Mặt bằng xây dựng TBA, cột điện trung, hạ áp đã được UBND xã
(hoặc câp có thâm quyên) phê duyệt, tuy nhiên lại không nhận được sự đông tình từ phía người dân. Công ty đã kết hợp với chính quyền địa phương phải tổ chức nhiều cuộc họp dân để tuyền truyền, giải thích rõ cho người dân hiểu tính chất quan trọng của việc xây dựng TBA nhằm đảm bảo cung cấp điện cho khu vực.
Vì vậy, đôi khi việc thỏa thuận với các cá nhân hoặc doanh nghiệp không đạt kết quả, Công ty phải thực hiện điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế, do đó dần đến chậm tiến độ của dự án, từ đó dẫn đến phát
sinh chi phí và làm tống mức đầu tư của dự án thay đối theo.
- Trách nhiệm của chính quyền địa phương: một số địa phương còn chưa thực sự quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng vì thế không đạt hiệu quả trong quá trình giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công dự án.
- Ngoài ra còn hiện tượng không phù hợp giữa kế hoạch đã được phê duyệt và giai đoạn thực tế đã phát sinh thêm những văn bản pháp lý mới dẫn đến phải chỉnh sửa cho phù hợp nên bị chậm về thời gian dự án
- Công tác cập nhật thông tin, tài liệu các địa phương để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể: Xây dựng mới các TBA cho khu vực các xã Vật Lại, Vạn Thắng, Đông Quang, Chu Minh, Tản Lĩnh huyện Ba Vì năm 2018 gặp khó khăn trong việc bố trí vị trí đặt TBA Vạn Thắng 3. Theo quyết định về việc bố trí lắp đặt TBA Vạn Thắng 3 đã được UBND xã Vạn Thắng phê duyệt thì TBA được đặt trong khuôn viên nhà văn hóa của thôn Mai Trai. Vì vậy, người dân đã phản đối việc lắp TBA trong khuôn viên Nhà văn hóa vì lý do an toàn cho người dân khi đến sinh hoạt tại Nhà văn hóa. Sau khi tố chức rất nhiều cuộc họp và làm công tác tư tưởng thì công trình này mới được khởi công.
Ngoài ra, các vị trí cột trung thế cấp điện cho TBA Vạn Thắng 3 phải đi qua đất nhà dân chính vì vậy mà phải mất rất nhiều thời gian và công sức để có được sự đồng ý cùa chủ nhà.
Bên cạnh đó, TBA Đông Quang 2 trong dự án này cũng bị vướng măc mặt bằng. Sau rất nhiều cuộc họp nhưng vẫn không thành công, Công ty đã phải xin chính quyền địa phương cấp cho một vị trí khác để thi công đặt TBA,
vì vậy mà thiết kế đã phải thay đổi mới.
Các trạm biến áp này vướng mắc mặt bằng không thi công đúng tiến độ đóng điện trong tháng 4 mà bị chậm sang tháng 5, tháng 6 là những tháng nắng nóng không được phép cắt điện nên Công ty không được Tống Công ty phê duyệt cho lịch cắt điện để đấu nối.
Đây là những lý do dẫn đến dự án này bị chậm tiến độ mất 3 tháng.
* Trong công tác xin cấp phép giao thông, đào phá hè đường:
Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến xin cấp phép giao thông, đào phá hè đường đều gặp phải sự chậm trễ, nguyên nhân là do thực hiện thủ tục xin cấp phép chậm hoặc sự phối hợp cũa các cơ quan chức năng
liên quan chưa thực sự kịp thời:
Đe có được giấy phép đào phá hè đường Công ty phải xin cấp phép của ƯBND huyện Ba Vì và Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Thực tế hai cơ quan này giải quyết độc lập, thủ tục xin cấp phép rất rườm rà và mất nhiều thời gian (thông thường thời gian xin thủ tục cấp phép phải mất từ 3 đến 4 tuần mới xong).Trong khi thủ tục xin cấp phép chỉ được thực hiện khi đã có hợp đồng xây lắp nên việc xin cấp phép chậm sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công của các dự án.
* Trong công tác kháo sát, thiết kế, lập dự toán:
Công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán cơ bản đã tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định. Thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật tương đổi bám sát mục tiêu dự án, tuy nhiên trong công tác khảo sát thiết kế còn một số tồn tại:
- Do năng lực của một vài Công ty tư vấn thiết kế còn hạn chế chưa đáp ứng đủ năng lực trong thiết kế và dự toán dẫn đến:
+ Tình trạng hô sơ thiêt kê sai sót, không đông nhât trong hô sơ thiêt kê, làm mất rất nhiều thời gian phải chỉnh sửa, làm chậm tiến độ chung của dự án.
Cụ thể như dự án: Xây dựng mới các TBA cho khu vực các xã Vật Lại, Vạn Thắng, Đông Quang, Chu Minh, Tản Lĩnh huyện Ba Vì năm 2018.
Công tác khảo sát của các đơn vị tư vấn cũng rất sơ sài, thiếu trách nhiệm, không tuân thú đúng các quy trình khảo sát, không phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của địa phương trong khâu thiết kế và quy hoạch dẫn đến công trình phải điều chỉnh thiết kế rất nhiều và làm chậm tiến độ của dự án.
Cụ thể: Năm 2019, dự án: Xây dựng mới đường dây xuất tuyến 35kV lộ lộ 371, 373 đi cầu Văn Lang đấu nối từ trạm 1 lOkV Ba Vì do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát không thực hiện kiểm tra tính khả thi của dự án nên khi thi công phát hiện ra nền đất yếu có những túi bùn không thể chỉ đổ bê tông làm móng cột mà bắt buộc phải đóng cọc bê tông sâu xuống 3 mét để đám bảo gia cố nền móng mới đế dựng cột điện bê tông đảm bảo an toàn kỹ thuật khi vận hành lưới điện. Điều này dẫn đến dự án phải mất thêm rất nhiều thời gian để xin điều chỉnh phê duyệt lại báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình và xin cấp phép thi công trên tuyến đường thuộc quản lý của Công ty BOT Phú Hà mới xây dựng tuyến đường vẫn chưa bàn giao cho Sở giao thông mà Cục giao thông đường bộ Hà Nội vần đang quản lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến dự án bị chậm tiến độ 6 tháng.
* Công tác thấm tra thiết kế, dự toán
Hiện nay công tác thấm định dự án đầu tư được thực hiện theo các quy định của Luật Xây dựng (2014) và Luật đấu thầu (2013). Chính Phủ và các Bộ cũng ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp quy, các Bộ Ban ngành cũng liên tục ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Việc này cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định dự
án. Nhiêu dự án làm xong các thủ tục đê trình câp có thâm quyên thâm định phê duyệt phải làm lại để đảm bảo cơ sở pháp lý khi phê duyệt.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng đầy đủ những chỉ tiêu kinh tế kỳ thuật tổng hợp của từng ngành, lãnh thổ để làm căn cử so sánh hiệu quả dự án đầu tư, lựa chọn và tạo cơ sở để xây dựng dự án có tính khả thi cao. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, các văn bản pháp lý còn chưa rõ, chưa chặt chẽ. Nội dung yêu cầu thấm định và nội dung phải trình bày trong dự án còn chưa thống nhất, thiếu yêu cầu nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn dự án cũng như yêu cầu và nội dung thẩm định đối với các cơ quan quản lý chức năng.
Công tác quy hoạch nguồn và lưới còn nhiều bất cập. Do quy hoạch được xây dựng dựa trên các kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Các điều kiện kinh tế thay đổi, quy hoạch sẽ không còn phù hợp, ảnh hưởng đến
cơ sở pháp lý quan trọng của quá trình thẩm định.
Hiện tại, công tác thấm định chủ yếu dựa trên các nội dung được bên tư vấn lập, trên cơ sở hồ sơ dự án trình, việc tham khảo, đi thực tế để đối chứng, kiểm tra còn thiếu.
Việc phối hợp công tác thấm định giữa các phòng chức năng của Công ty còn chưa nhuần nhuyễn, ăn khớp. Do thời gian thấm định dự án bị giới hạn, trong khi cán bộ thẩm định phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Cán bộ thẩm định ít đi thực tể, khảo sát, không liên hệ với các cơ quan bên ngoài đế thu thập thông tin về dự án từ nhiều nguồn, mà dựa chủ yếu trên hồ sơ dự án, thông tin phục vụ thẩm định còn thiếu và chưa đa dạng.
Chính vì các nguyên nhân kể trên đã dẫn đến việc công tác thẩm định chưa đảm bảo về mặt chất lượng cũng như tiến độ đã dẫn đến việc chưa phát hiện được những sai sót của công tác tư vấn thiết kế.
Cụ thể là dự án Cải tạo đường dây hạ thế trên địa bàn các xã huyện Ba
Vì đợt 2 năm 2018, Đơn vị tư vân thiêt kê khi lập dự toán công trình, đã áp dụng các định mức, chế độ đơn giá theo qui định của Nhà nước chưa đầy đủ và chính xác nên phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Việc thay đổi định mức của một số hạng mục, mà đơn vị tư vấn vẫn áp dụng theo định mức cũ nên khi phê duyệt phải sửa lại, dẫn đến chậm tiến độ.
* Trong công tác đẩu thầu lựa chọn nhà thầu thi công:
Việc lựa chọn các nhà thầu có năng lực và chất lượng thiết bị tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, quá trình triển khai lựa chọn nhà thầu trong các Công ty vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án không cao, cụ thể:
- Công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện chưa tốt, thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phái thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng, kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng...
- Việc lựa chọn nhà thầu theo tiêu chí đạt và có đánh giá thấp nhất thì có thuận lợi sẽ chọn nhà thâu trúng thâu với giá thâp, tuy nhiên chât lượng thiêt bị và năng lực nhà thầu không phải là tốt nhất. Thực tế xây dựng những năm vừa qua cho thấy rất nhiều nhà thầu bỏ giá rẻ, cố gắng thắng thầu bằng mọi giá dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Có nhà thầu năng lực không đảm bảo yêu càu hoặc không tính toán kỹ về biện pháp thi công hoặc do nhà thầu đang không có việc làm nên họ đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn giá được phê duyệt rât nhiêu với mục đích được trúng thâu. Đên khi thi công mới phát hiện ra nhà thầu không có đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật, tài chính cũng như nhân lực để thực hiện gói nên dự án bị kéo dài, chất lượng không đồng bộ làm tốn kém tiền của.
Ví dụ: Dự án: Cải tạo đường trục và các nhánh dây gôm: lộ 473E10.7, lộ 475E1.7; lộ 373 E1.7; lộ 374 E1.7 bị chậm tiến độ trong quá trình thực hiện là do năng lực thi công của nhà thầu xây lắp kém vì thế trong một số hạng mục nhà thầu hoàn thành không đạt yêu cầu (ví dụ: sứ thay đi thay lại mới đạt tiêu chuẩn). Trong quá trình kiếm tra giám sát, Công ty phát hiện ra sai sót nên đã yêu cầu nhà thầu làm lại. Điều này gây chậm tiến độ thi công và ảnh hưởng đến việc xây dựng hạng mục tiếp theo của công trình.
- Một lý do nữa khiến dự án này chậm quá trình thi công đó là: Nhà thầu