Luận văn: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) docx

36 282 0
Luận văn: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt khoảng 1.250 triệu USD, giảm 7% so với số thực hiện tháng 8/2002 và giảm 0,2% so với số thực hiện tháng 9 năm 2000. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 545 triệu USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 705 triệu USD. Trừ cao su và hàng thủ công mỹ nghệ có mức xuất khẩu tăng, các mặt hàng chủ yếu khác đều giảm sút so với thực hiện tháng 9 năm 2000 - Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 11.656 triệu USD, bằng 69,5% kế hoạch cả năm, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.317 triệu USD, tăng 8% và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 6.339 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2000. 1. Nhận định tình hình - Trừ tháng 4, từ tháng 1 đến tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. - So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6. Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng). Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hoặc đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được. Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %. Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu. So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, Áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ. Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu - Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%). Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%). Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè. - Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%. - Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều. Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%). 2. Nguyên nhân 2.1 Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu - Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống Hải quan) của nông sản chủ lực như sau: S T T M ặt h àng S ố l ư ợng thị tr ư ờng xuất khẩu Tăng (+), gi ảm ( - ) Năm 2000 8 tháng 2001 1 Thu ỷ sản 31 39 +8 2 G ạo 25 37 +12 3 Cà phê 31 41 +10 4 Rau qu ả 28 40 +12 5 Cao su 24 33 +9 6 H ạt ti êu 33 41 +8 7 H ạt điều nhân 13 25 +12 8 Chè 22 28 +6 9 L ạc nhân 12 20 +8 - 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%). - Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ. - Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là: + Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, Estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip. + Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB- VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, trong đó bổ sung thêm một số nông sản, thực phẩm 2.2 Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu Thứ nhất, 9 tháng đầu năm giá các mặt hàng chủ lực giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2000 (gồm toàn bộ nông sản xuất khẩu chủ lực, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính ) đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 1.023 triệu USD. Thứ hai, từ tháng 4 đến nay nhập khẩu tăng trưởng chậm, nhiều chuyên gia phân tích mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng đây cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu. Thứ ba, 9 tháng đầu năm kinh tế Hoa kỳ, Nhật Bản, EU và một số nền kinh tế lớn khác tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, nội tệ suy giảm, sức mua của dân cư giảm sút đã góp phần làm giảm khả năng xuất khẩu của ta, nhất là với các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sau sự kiện 11/9 tại Hoa kỳ, thị trường thế giới biến động tăng thêm bất lợi cho xuất khẩu của ta (riêng tháng 9 giảm so với dự kiến đầu tháng khoảng 11%). Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xuất, nhập khẩu, nhất là việc hỗ trợ thông tin cho sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ trên thị trường, giới thiệu, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường vì vậy, tỷ trọng thị trường mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng chậm (như đã nêu trên) và thị trường mới không nhiều. Thứ năm, Hiệp Định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chưa được phê chuẩn. II. NHẬP KHẨU 1. Kết quả: - Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt khoảng 1.320 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng 8/2001 và tăng 0,1% so với tháng 9 năm 2000. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 360 triệu USD và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước 960 triệu USD. - Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 11.778 triệu USD, bằng 66,2% kế hoạch cả năm, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.541 triệu USD, tăng 15,2% và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 8.237 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2000. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu 9 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm 2000, trừ phân hoá học giảm 28%, linh kiện điện tử và linh kiện máy vi tính giảm 22%. 2. Nhận định tình hình. - Nhập khẩu 9 tháng đầu năm có chu kỳ tương tự năm 2000 và chênh lệch giữa các tháng năm 2001 so với cùng kỳ không lớn. - Trong 7 tháng đầu năm 2001, trừ tháng 1, mức nhập khẩu các tháng khác đều cao hơn cùng kỳ năm 2000, đến tháng 8 nhập khẩu kém hơn và tháng 9 nhập khẩu xấp xỉ cùng kỳ năm 2000. - Từ tháng 4/2001 đến nay, nhập khẩu không tăng (tháng 4, 6,7, 8) hoặc tăng thấp (tháng 5 tăng 4,4% và tháng 9 tăng 1%) và thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%/tháng. b. Giá nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2000 làm giảm kim ngạch khoảng 556 triệu USD, trong đó có một số mặt hàng chủ yếu giảm giá là: ô tô nguyên chiếc, thép, phôi thép, u rê, xăng dầu, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, bông, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp. So sánh chênh lệch kim ngạch do giảm giá giữa nhập khẩu (ta được) và xuất khẩu (ta mất) thì 9 tháng đầu năm 2001 thiệt 237 triệu USD. c. Khối lượng hàng nhập khẩu tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2000 làm tăng kim ngạch khoảng 1.134 triệu USD, trong đó hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng (trừ linh kiện điện tử và tân dược), vì vậy, tuy kim ngạch nhập khẩu tăng chậm nhưng hầu hết nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu vẫn được đáp ứng. Đến nay, khối lượng nhập khẩu một số mặt hàng đã vượt kế hoạch năm và tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2000 là: xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp vượt kế hoạch 73%, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2000; ô tô nguyên chiếc vượt kế hoạch 41,8% và tăng 110% so với cùng kỳ năm 2000; ô tô dạng linh kiện lắp ráp vượt kế hoạch 16% và tăng 103% so với cùng kỳ năm 2000. d. Sau nhiều tháng giảm nhập khẩu so nới cùng kỳ năm 2000, từ tháng 6/2001, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng đã tăng so với cùng kỳ năm 2000, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung. e. Về thị trường nhập khẩu chủ yếu: Đáng lưu ý là, một số thị trường có tỷ trọng lớn giảm nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2000 là Singapore, Hồng Kông, Indonesia và Pháp. 3. Nguyên nhân - Sức mua trên thị trường nội địa tăng chậm, xuất khẩu khó khăn, đầu tư nước ngoài tăng chậm. - Tỷ giá VNĐ và USD bất lợi cho nhập khẩu. - Nhiều doanh nghiệp cho rằng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu trước khi bán hàng là không phù hợp, tạo khó khăn về vốn và hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Số các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu còn ít, mới chiếm khoảng 45 - 50% tổng số doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu với cơ quan Hải quan. - Một số mặt sản xuất trong nước phát triển dần thay thế hàng nhập khẩu (dây cáp điện, sản phẩm sữa, cao su, quạt điện ). - Khối lượng một số mặt hàng tăng nhanh (như nêu trên) chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng. 3. Cán cân thương mại 9 tháng đầu năm, thương mại hàng hoá nhập siêu 122 triệu USD, bằng 1% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. III. LƯU THÔNG HÀNG HOÁ TRONG NƯỚC 1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ so với cùng kỳ năm 2000: tháng 9/2001 ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 11%; 9 tháng đầu năm 2001 ước đạt 175 ngàn tỷ đồng, tăng 10%. - Thị trường ở các tỉnh/thành phố ổn định, không có mặt hàng "sốt giá". 2. Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 ước tăng 0,5% so với tháng 8 và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2000. Chỉ số giá lương thực sau một thời gian dài luôn giảm so với cùng kỳ năm 2000, nay đã bắt đầu tăng, cụ thể là: tháng 7 xấp xỉ bằng tháng 6; tháng 8 tăng 1,2% so với tháng 7 (chủ yếu do không cung cấp kịp thời gạo xuất khẩu, nên có một phần giá tăng ảo) và tháng 9 ước tăng 2,3% so với tháng 8. 3. Một số mặt hàng đáng lưu ý Thóc, gạo: so với tháng 8, giá gạo tẻ ở nhiều địa phương phía Bắc khoảng 2.800 - 3.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg; ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Ở một số vùng lũ, lụt, nhu cầu tiêu thụ được đáp ứng, tuy nhiên sức mua của dân thấp nên có thời điểm, có nơi xảy ra tình hình dân thiếu đói (Gia Lai). Cà phê: so với tháng 8, giá cà phê loại 1 khoảng 5.100 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg, riêng ở Đồng Nai giá vẫn khoảng 4.800 đồng/kg. Nhìn chung giá cà phê đang ở mức quá thấp thiệt hại cho nông dân, tuy 2 tuần gần đây đã có dấu hiệu tăng giá, nhưng không thật ổn định và chắc chắn. Rau, quả: ở phía Bắc sản lượng rau tươi giảm đáng kể, do mùa mưa kết thúc sớm, vì vậy giá trên thị trường tăng khoảng 10 -15% so với cùng kỳ năm trước, nhất là các loại rau quả xuất khẩu. Mía đường: giá mía cây tại các tỉnh phía Nam khoảng 210 - 250 đồng/kg, so với cuối tháng 8, giảm 50 - 60 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2000 thì vẫn cao hơn 20 - 40 đồng/kg. Tuy đang thời vụ sản xuất bánh Trung Thu, nhưng giá đường có xu hướng giảm, so với tháng 8 giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg, do đường Thái Lan sản xuất rẻ hơn, đã nhập lậu vào nước ta. Hiện nay, giá đường RE trên thị trường khoảng 7.100 - 7.200 đ/kg, thị trường ổn định. Xăng dầu: tình hình thị trường xăng dầu trong nước vẫn ổn định, nhưng kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, do tăng tỷ giá ngoại tệ và Nhà nước liên tục thay đổi thuế suất nhập khẩu. Phân bón: so với cuối tháng 8 giá bán u rê nhập khẩu tại một số địa phương phía Nam khoảng 2.250 - 2.270 đồng/kg, tăng 20 - 50 đồng/kg. Với tỉ giá VNĐ so [...]... và tổ chức hội nghị tham tán tiếp xúc với doanh nghiệp tại 3 miền., TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI THÁNG 10/2001 Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH I XUẤT KHẨU 1.Kết quả - Tháng 10 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.230 triệu USD, tăng 13,5% so với số thực hiện tháng 9/2001 (1230/1084) song lại giảm 5,3% so với thực hiện tháng 10 năm 2000 Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước... đốc UBND các địa phương tăng cường trách nhiệm và phối hợp với các Bộ/ngành triển khai nhanh các kế hoạch chống buôn lậu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI NĂM 2001 A-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000 I THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC - Hoạt động thương mại năm 2000 đã bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đã cơ bản hoàn thành các... Dự án quốc gia "Kỹ thuật thương mại điện tử" và phổ biến kế hoạch 2001 - 2005 và kế hoạch 2002 - Hội thảo về "Cơ hội tiếp cận thị trường EU và Nhật Bản"; về kỹ thuật xúc tiến thương mại; về chính sách đối với sản phẩm dầu khí của Việt Nam - Tổ chức họp Ban tư vấn Dự án về "Đánh giá nhu cầu và năng lực đào tạo về xuất khẩu tại Việt Nam" Phần thứ ba DỰ BÁO TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN... 71% kế hoạch năm và bằng cùng kỳ năm 2000 Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Bình Phước - Dầu hoả: ước tháng 9 đạt 1.750 tấn, so với tháng 8 tăng 6,5% 9 tháng đạt 14.400 tấn, bằng 70% kế hoạch năm và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2000 Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái Riêng Tuyên Quang đến nay đã bán vượt kế hoạch. .. tăng rất chậm Phần thứ hai SỰ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI I CHÍNH PHỦ - Đồng ý Bộ Thương mại thay mặt Chính phủ ta ký Hiệp định Thương mại với Tadania, Dimbabuê và Síp; nguyên tắc phương án đàm phán điều chỉnh Hiệp định dệt may với EU; Nghị định thư và Bản chào cam kết của ta về hợp tác dịch vụ ASEAN - Yêu cầu Bộ Thương mại làm việc với Indonesia để đạt được thoả thuận Indonesia sẽ... khẩu - Tăng cường xúc tiến thương mại; xử lý kịp thời hạn chế các yếu tố làm giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tại Hoa Kỳ; Chính phủ tổ chức nhiều đoàn công tác, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu kế hoạch thương mại năm 2001 - 10 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 12.710 triệu USD, bằng 75,8% kế hoạch cả năm, tăng 7,2% so... bán vượt kế hoạch là: Yên Bái (106%), Cao Bằng (108,8%) và Kon Tum (118,7%) - Dầu hoả: ước tháng 10 đạt 1.600 tấn, bằng 92% tháng 9 10 tháng đạt 14.943 tấn, bằng 72% kế hoạch năm và bằng 98% cùng kỳ năm 2000 Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Bình Phước (37%), Lâm Đồng (50%), Quảng Ninh (42%), Lạng Sơn (63%), Hà Giang (69%), Hoà Bình (72%), Yên Bái (76%) Riêng Tuyên Quang đến nay đã bán vượt kế hoạch 43%... lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127/TW) đã hoạt động Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện Quyết định 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn 3640/BCĐ/TW của Ban chỉ đạo 127/TW, thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở địa phương (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127/ĐP) Tháng 10 đã kiểm tra và xử lý hơn 5000 vụ vi phạm, tổng số tiền thu ước l l tỷ đồng Tình. .. ty Lương thực Miền Nam, Tổng Công ty dầu thực vật, hương liệu và mỹ phẩm - Lên phương án tổ chức đoàn xúc tiến thương mại vào cuối năm 2001 tại Myanmar - Bàn với các Bộ, ngành hữu về việc mở cửa khẩu thông quan hàng hoá với Căm pu chia - Chỉ đạo các doanh nghiệp tích cực chuẩn bị tham gia Hội chợ quốc tế tại Bát - Đa, Giơnevơ - Thụy Sĩ, Cuba, Campuchia, Tokyo - Nhật Bản và Hội chợ thương mại ASEAN... sung ô tô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên vào danh mục các sản phẩm cơ khí ưu đãi được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển II BỘ THƯƠNG MẠI 1 Ban hành và hướng dẫn văn bản qui phạm Pháp luật - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài - Góp ý kiến với dự thảo Nghị định của . Luận văn TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU Kim. tại 3 miền.,. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI THÁNG 10/2001 Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU 1.Kết quả - Tháng 10

Ngày đăng: 15/03/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan