mô tả vi phẩu dược liệu diếp cá, soi bột, cấu tạo, công dụng, tác dụng phụ, quy trình tiến hành thí nghiệm xây dựng dược liệu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN: DƯỢC LIỆU
BÁO CÁO HẾT MÔN
Xây dựng tiêu chuẩn cây diếp cá theo DĐVN
Houttuynia cordata
Saururaceae
Tp Hồ Chí Minh, năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN: DƯỢC LIỆU
BÁO CÁO HẾT MÔN
Xây dựng tiêu chuẩn cây diếp cá theo DĐVN
Houttuynia cordata
Saururaceae
Lớp: 11CDS04
Họ và tên: Phùng Thị Thu Vân
MSSV:2111010065 Buổi thực hành: chiều thứ 2
Trang 3I: Giới thiệu chung về cây diếp cá
Họ: Lá giấp, Giấp cá Saururaceae
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Tên Việt Nam: Rau diếp cá, Rau giấp cá, Cây lá giấp, Ngư tinh thảo
Cây thân cỏ, sống nhiều năm Thân, rễ mọc bò ngầm dưới đất, màu trắng Rễ nhỏ, mọc
ở các đốt Thân trên cao 15 – 50cm màu lục hoặc tím đỏ, không lông Lá mọc so le, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, có bẹ, không lông, ít lông hoặc có long, mặt dưới màu tím tía Có 7 gân chính từ đáy mọc lên Khi vò ra có mùi tanh như mùi cá, do
đó có tên Vị chua chua Cụm hoa hình bông đối diện với lá bao bởi 4 lá bắc màu trắng dạng cánh hoa, cao 2 – 3cm, trong chứa nhiều hoa màu vàng nhạt Hoa đều, trần, lưỡng tính; 3 nhị, bầu trên, 1 ô, đính noãn bên; 3 – 4 giả noãn Trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và 4 lá bắc giống như một chiếc hoa đơn độc, với 4 cánh hoa trắng Quả nang nhỏ, mở ở đỉnh Nhiều hạt nhỏ hình trái xoan, nhẵn Mùa hoa tháng 5 – 8, mùa quả tháng 7 – 10
Ở nước ta diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt, ruộng nước, đầm lầy Thường được trồng làm rau ăn Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi Có thể phơi hay sấy khô dùng dần
Thành phần, tính theo g% như sau: Nước 91,5; Protid 2,9; Gluxit 2,7; Lipid 0,5; xenluloza 1,8; Dẫn xuất không protein 2,2; Đỗ tro trung bình là 11,4% Trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là decanonyl acetaldehyd, mathylnolylxeton, (mùi khó ngửi) myrcen, D-limonen, alpha-p-cymen, linalol, geraniol, lauryl aldehyd, axit caproic, một ít alcaloit (cordalin), một hợp chất sterol Trong lá có quercitrin (0,2%) trong hoa và quả có isoquerrcitrin, quercetin Đó là những dẫn chất flavonoit, axit hexadecanic, axit decanoic, lipid, vitamin K
Theo Y học cổ truyền, diếp cá có vị cay chua, mùi tanh như cá, tính mát, vào 2 kinh tỳ, phế Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng Quercitrin có tác dụng lợi tiểu mạnh; làm bền mao mạch nhờ các hợp chất flavonoit, cordalin có tác dụng kích thích gây phổng
Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam nhất là ở các tỉnh phía Nam, thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng các loại rau khác
Công dụng
Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng Diếp cá được dùng trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoạc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều Còn dùng trị sốt rét, sài giật ở trẻ em, đau răng
Ở Trung Quốc, Diếp cá được dùng trong trường hợp viêm mủ màng phổi, trong thử nghiệm điều trị ung thư phổi; đắp ngoài chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm thuốc
Trang 4chữa khó tiêu và thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương Cao chiết của rễ Diếp cá có tác dụng lợi tiểu do tác dụng của quercitrin và các muối vô cơ Ở Nepal, Diếp cá được dùng trong một số chế phẩm chữa bệnh cho
phụ nữ Cả cây được coi như thuốc làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh Lá được dùng trị bệnh lỵ, bệnh lậu, bệnh về da, về mắt Cao chiết từ rễ có tác dụng lợi tiểu
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TỪ CÂY DIẾP CÁ
II: Vi học
1: Vi phẩu
1.1 :Các bước tiến hành nhuộm vi phẩu
B1: Dùng dao lam cắt vi phẩu thân, cuống lá, lá diếp cá sao cho độ dày từng lát cắt
khoảng <1 mm Dao lam khi cắt đặt thẳng góc với mẫu vật
B2: Ngâm vi phẩu trong nước Javel cho đến khi vi phẩu trắng
B3: Loại hết Javel ra rửa bằng nước cất (khoảng 3 đến 4 lần )
B4: Ngâm vi phẩu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút
B5: Loại bỏ hết acid acetic
B6: Ngâm vi phẩu trong thuốc nhuộm 30 phút
B7: Rửa thuốc nhuộm bằng nước cất
B8: Bảo quản trong nước cất rồi xem
1.2: Mô tả vi phẩu
1.2.1: Vi phẫu thân
Vi phẫu hình đa giác Biểu bì tế bào hình chữ nhật, cutin răng cưa, rải rác có lỗ khí
và tế bào biểu bì tiết màu vàng sậm, lỗ khí nằm ngang với tế bào biểu bì Trên tế bào biểu bì có rất ít lông che chở đa bào 1 dãy (2- 4 tế bào) Hạ bì là một lớp tế bào hình đa giác kích thước lớn gấp 3 lần tế bào biểu bì Mô mềm vỏ khuyết, 5 – 6 lớp tế bào hơi đa
Trang 5giác hay bầu dục kích thước không đều nhau Nội bì khung caspary, 1 lớp tế bào hình chữ nhật Trụ bì hóa mô cứng thành 1 vòng liên tục, 1 – 4 lớp tế bào hình đa giác Hệ thống dẫn gồm 1 vòng bó libe gỗ cấu tạo cấp 1 với libe ở trên, gỗ ở dưới Vùng mô mềm xung quanh bó libe gỗ thường hóa mô cứng, vách mỏng Mô mềm tủy khuyết với những khuyết nhỏ hơn so với mô mềm vỏ, tế bào tròn hay hơi đa giác, kích thước gấp 3-4 lần tế bào mô mềm vỏ Trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy rải rác có hạt tinh bột
Hình: vi phẩu chung thân cây diếp cá
Chú thích
1: biểu bì 3: mô mềm vỏ 5: nội bì 7: mô mềm tủy
2: hạ bì 4: bó libe1-gỗ 1 6: trụ bì hóa mô cứng
1.2.2: Vi phẫu lá
Gân giữa: mặt dưới lồi, mặt trên hơi lõm hay phẳng Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, lớp cutin có răng cưa, rất ít lông che chở đa bào (2 – 4 tế bào), bề mặt lông có những vân dọc, rất ít tế bào biểu bì tiết Mô dày góc tế bào hơi đa giác, lớn gấp 2-4 lần
tế bào biểu bì, nhiều ở biểu bì dưới Mô mềm khuyết, 1 – 3 lớp tế bào hình tròn, bầu dục hay hơi đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày 2 -3 lần Cụm libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới Phía trên gỗ và dưới libe có những cụm mô dày góc, tế bào đa giác kích thước khoảng 1/3 -1/4 tế bào mô mềm khuyết
Phiến lá: rải rác ở biểu bì trên và biểu bì dưới có tế bào biểu bì tiết màu vàng, lỗ khí chỉ
có ở biểu bì dưới Hạ bì có ở 2 lớp biểu bì, tế bào hình đa giác, kích thước lớn gấp 4 -5
Trang 6lần tế bào biểu bì Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào thuôn dài Mô mềm khuyết tế bào gần tròn hay bầu dục Trong mô mềm khuyết có các bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới
Ở vi phẫu thân và lá hiếm khi gặp lông tiết chân đơn bào, đầu đơn bào
Hình: vi phẩu chung của lá diếp cá
Chú thích
1: lông che chở 3: mô mềm khuyết 5: mô dày 7: mô mềm đạo 2: mô mềm giậu 4: biểu bì trên 6: bó libe1-gỗ 1 8: biểu bì dưới
1.2.3: Vi phẫu cuống lá
Vi phẫu lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, mặt dưới có 4 cạnh Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, cutin có răng cưa; rải rác có lỗ khí, mặt dưới nhiều hơn mặt trên, rất
ít tế bào biểu bì tiết Hạ bì tế bào hình đa giác, kích thước lớn gấp 5-6 lần tế bào biểu bì
Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn, bầu dục, hay đa giác, kích thước không đều nhau, 1-2 lớp tế bào bên dưới hạ bì có kích thước nhỏ và chứa lục lạp, có ít tế bào tiết Có khoảng
10 cụm libe gỗ giống như ở lá Trong mô mềm khuyết có nhiều hạt tinh bột hình tròn hay bầu dục, kích thước 5-12,5 µm
Trang 7
VI PHẨU CHUNG CỦA CUỐNG LÁ DIẾP CÁ
2: SOI BỘT
Bột toàn cây màu vàng lục, có ít xơ
Thành phần: mảnh biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, lỗ khí kiểu hỗn bào Mảnh mô mềm, tế bào hình đa giác vách mỏng Hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, tễ rõ hay không Lông che chở đa bào có những vân dọc Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn Đám sợi không rõ ống trao đổi.Mảnh biểu bì của lá bắc, tế bào vách hơi uốn lượn Mảnh biểu bì của bầu noãn, tế bào hình đa giác, lỗ khí kiểu hỗn bào Hạt phấn hình bầu dục có 1 rãnh dọc, kích thước 12,5-15 x 10µm
LÔNG CHE CHỞ
Trang 8MẠCH MẠNG MẠCH VẠCH
MẠCH XOẮN
3: Bóc tách biểu bì
LỖ KHÍ HỖN BÀO TẾ BÀO BIỂU BÌ TIẾT
4: Sơ đồ cấu tạo
Trang 9Sơ đồ cấu tạo thân diếp cá
Sơ đồ cấu tạo lá diếp cá
Kết luận: cây diếp cá có chứa alkaloid, flavonoid
IV: TIÊU CHUẨN CÂY DIẾP CÁ THEO DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM
DIẾP CÁ
Houttuynia cordata
Bộ phận trên mặt đất đã phơi khô hay sấy khô của cây diếp cá ( Houttuynia cordata
Thunb.), họ lá giấp ( Saururaceae)
Mô tả
Trang 10Thân hình trụ tròn hay dẹt, cong, dài 20-35 cm, đường kính 2-3 mm Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có vân dọc nhỏ và có mấu rõ Các mấu ở gốc thân còn vết tích của rễ Chất giòn, dễ gãy Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn, phiến lá gấp cuộn lại, nhàu nát, cuống đính ở góc lá dài chừng 2-3 cm, gốc cuống rộng thành bẹ mỏng Mặt trên lá màu lục, vàng sẫm đến nâu sẫm, mặt dưới màu lục xám đến nâu xám Cụm hoa là 1 bông dài 1-3 cm, ở đầu cành, màu nâu vàng nhạt, cuống dài 3 cm Mùi tanh cá Vị hơi chát, se
Vi phẩu
Biểu bì trên và dưới của lá gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông tiết đầu đơn bào, chân đa bào và lông che chở đa bào có xen lẫn tế bào tiết màu vàng ở mặt trên gân lá Ở mặt dưới phiến lá có lỗ khí Hạ bì trên từ phiến lá chạy qua gân giữa gồm
1 lớp tế bào to, thành mỏng Hạ bì dưới tế bào bé hơn, bị ngăn cách bởi 1 số tế bào mô mềm ở giữa gân lá Mô mềm có tế bào thành mỏng và ít khuyết nhỏ Bó libe-gỗ ở giữa gân lá gồm có bó gỗ ở trên, bó libe ở dưới Mô miềm phiến lá có những khuyết nhỏ và
bó libe gỗ nhỏ
Bột
Màu lục vàng, vị hơi mặn, hơi cay, mùi tanh
Mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới gồm tế bào hình nhiều cạnh thành hơi dày, mang tế bào tiết Biểu bì dưới có lỗ khí, tế bào tiết tròn, chứa tinh dầu màu vàng nhạt hay vàng nâu, bề mặt có vân, xung quanh có 5-6 tế bào xếp tỏa ra Lỗ khí có 4-5 tế bào kèm nhỏ hơn Lông che chở đa bào và tế bào tiết Hạt tinh bột hình trứng, có khi tròn hay hình chuông dài 40 µm, rộng chừng 36 µm Mảnh thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng và tế bào tiết Mảnh mạch xoắn
Định tính
A: quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, thân và bột lá phát quang màu nâu hung.
B: cho 1g bột dược liệu vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh ấn chặt xuống, thêm vài
giọt dung dịch fuchsin đã khử màu (TT) để làm ướt bột ở phía trên, để yên 1 lúc Nhìn qua ống nghiệm thấy bột ướt có màu hồng hay màu tím đỏ
C: lấy 1g bột dược liệu thêm 10ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 10 phút,
lọc Lấy 2ml dịch lọc, thêm ít bột magnesi (TT) và 3 giọt acid hydroclorid (TT), đun
nóng trên cách thủy, sẽ xuất hiện màu đỏ
Độ ẩm
Không quá 13%
Tro toàn phần
Không quá 14%
Tạp chất
Thân rễ và tạp chất khác không quá 2,0%
Trang 11Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: không quá 5%
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu Dược liệu phải chứa
ít nhất 0,08% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt
Chế biến
Có thể thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hái lá vào mùa hạ, khi cây xanh tốt
có nhiều cụm quả Lúc trời khô ráo cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ gốc rễ, phơi hoặc sấy khô nhẹ
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô
Bảo quản
Nơi khô mát
Tính vị, qui kinh
Vị chua, mùi tanh, tính mát Vào kinh phế
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiểu thũng Chủ trị: phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không điều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 15-25g khô sắc nhanh, 30-50g tươi sắc hoặc giã vắt lấy nước uống
Dùng ngoài lượng thích hợp, giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc lấy nước để xông hoặc rửa vết thương