Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được.

2.3.1.2. Dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hàng năm đều trên 7%/năm, và tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu đã tác động trực tiếp và tạo điều kiện cho hoạt động TDTTXK tại NHNT tăng trưởng và phát triển ổn định. Điều đó được thể hiện thông qua những con số của dư nợ TDTTXK. Năm 2006 dư nợ TDTTXK tại NHNT tăng 5.32% so với năm 2005, năm 2005 tăng

4.68% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng TDTTXK trong giai đoạn 2004 – 2005 không đạt cao bằng những năm 2000 – 2003 là do nền kinh tế nước ta những năm đó vừa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên hoạt động xuất khẩu phục hồi nhanh chóng, dẫn đến hoạt động TDTTXK tại NHNT đã đạt được kết quả cao như vậy. Trong những năm qua, NHNT luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong việc thực hiện mục tiêu đưa hoạt động tín dụng phát triển với nhịp độ cao, sánh ngang và vượt lên các ngân hàng lớn khác. Với các biện pháp được đưa ra và áp dụng triển khai như: rút ngắn thời gian thẩm định, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế cho vay thông thoáng hơn, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm cơ hội cho vay ở nhiều thành phần kinh tế,… đã tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và vững chắc của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDTTXK nói riêng tại NHNTVN.

2.3.1.2. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể.

Song song với việc gia tăng dư nợ TDTTXK, NHNT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp xử lý nợ theo Đề án tái cơ cấu nên đã nâng cao được chất lượng tín dụng. Điều này thể hiện: tỷ lệ nợ quá hạn không đáng kể trên tổng dư nợ, đặc biệt trong mấy năm gần đây rất ít nợ quá hạn phát sinh từ các hợp đồng mới, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ năm 2006 là 1.88%, thấp hơn nhiều so với mức khống chế của Hội đồng quản trị đề ra từ đầu năm là 3%. Điều này một lần nữa khẳng định những nỗ lực của NHNT trong việc khi kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng song song với việc phát triển tín dụng. Đây là kết quả của nhiều biện pháp mà NHNT đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro như:

- Xác định giới hạn tín dụng: hàng năm hoặc 6 tháng một lần, NHNT lại thành lập một hội đồng tín dụng nhằm đánh giá lại tình hình của từng khách hàng đang có quan hệ với mình. Qua đó, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp, NHNT xác định một giới hạn tín dụng cho khách hàng. Việc xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng theo định kỳ vừa tạo thuận tiện

cho khách hàng trong quá trình kinh doanh mà còn là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chểủi ro tín dụng.

- Chủ động tìm kiếm thông tin về khách hàng , thông tin về thị trường, giá cả mặt hàng cũng như tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước theo nhiều nguồn khác nhau. Ngoài những nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp trước đây thì hiện nay thông tin về khách hàng còn được thu thập từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu dự trữ liên ngân hàng, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, hay thông qua hệ thống máy tính nối mạng đã hỗ trợ khá tốt cho cán bộ tín dụng trong quá trình tìm kiếm thông tin.

2.3.1.3. Cơ cấu TDTTXK thành phần kinh tế thay đổi theo hướng tích cực.

Điều này đã được thể hiện ngay từ chính sách và chương trình hoạt động của NHNT. NHNT đã từng bước cơ cấu lại đối tượng khách hàng theo hướng đa dạng hoá, tăng cường phát triển khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI ). Đây là định hướng đi có tính tích cực và đột phá của NHNT và đã được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Với định hướng như vậy, trong những năm gần đây, NHNT đã giảm dần tín dụng vào những doanh nghiệp Nhà Nước, đặc biệt là các tổng công ty lớn, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào một số khách hàng. Để thực hịên chủ trương đó, NHNT đã thực hiện biện pháp: một mặt giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ, mặtkhác tập trung đẩy mạnh sang cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Kết quả là từ năm 2002, tỷ lệ dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh giảm từ trên 90% xuống còn khoảng 83% vào năm 2006, tỷ lệ dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần và công ty TNHH tăng từ 5% lên 11%. Việc chuyển dịch cơ cấu tài trợ theo hướng tích cực như vậy giúp cho NHNT tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi có nhiều biến động lớn từ phía các khách hàng lớn.

2.3.1.4. Phương thức cho vay được đa dạng hoá tạo thuận tiện cho khách hàng.

Nếu như trước đây hoạt động cho vay ở NHNT chủ yếu dừng lại ở việc cho vay các thương vụ có tính chất nhỏ lẻ, thì hiện nay phương thức cho vay tài trợ xuất khẩu dã được cải tiến từng bước. Từ năm 2002, NHNT đã áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và trong các năm tiếp theo NHNT chủ yếu sử dụng phương thức này, nó vừa thuận tiện cho khách hàng đến vay vốn được giảm bớt khâu thủ tục vừa giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động TDTTXK.

Hoạt động xuất khẩu luôn gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế. Vốn là ngân hàng có truyền thống và thế mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế, NHNT đã biết tận dụng lợi thế này để làm phong phú hoạt động cho vay của mình. Trong những năm gần đâ, NHNT từng bước đã tiến hành cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói bao gồm cho vay và các dịch vụ thanh toán quốc tế đi kèm với chất lượng cao, đem đến sự thuận tiện cho khách hàng. Từ năm 2002 – 2006, khoảng gần một nửa các L/C xuất khẩu qua NHNT đã được thực hiện bằng vốn vay do NHNT cấp.

2.3.1.5. Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế luôn được cải thiện.

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Với việc tham gia hệ thống thanh toán SWIFT ( Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu ), NHNT đã tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán. Thông qua NHNT, khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng xuất khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm thời gian. Trong năm 2005, hoạt động thanh toán quốc thế qua mạng SWIFT của NHNT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chính thức triển khai chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương bắt đầu từ tháng 10 / 2005 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyển tiền đi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu công việc lưu trữ và đối chiếu chứng từ giấy. Chương trình chuyển và phân điện tự động trên máy được triển khai từ

tháng 11 / 2005 đã hỗ trợ việc phân loại và xử lý tự động phần lớn các điện đến và đi theo cơ chế trực tuyến, giảm bớt các khâu trung gian tham gia chuyển và nhận điện. Tổng lượng điện đi và đến qua mạng SWIFT năm 2006 tăng 5% so với năm 2005, trung bình trên 70.000 bức điện/tháng. Với những bước chuyển biến tích cực như vậy, NHNT liên tục đạt được danh hiệu ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế trao tặng. Uy tín tốt trong hoạt động thanh toán quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động TDTTXK phát triển nhanh chóng: NHNT thực hiện các cam kết bảo lãnh cho các nhà xuất khẩu chủ yếu dựa trên uy tín của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w