1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam doc

43 516 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Chuyên đề 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt NamCán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ môquan trọng phản ánh hoạt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI

-CHUYÊN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán

cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Trang 2

Chuyên đề 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ môquan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lạicủa thế giới Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác nhưbảng cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia Chính vì vậy,cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách pháttriển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mốiquan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách

Tuy nhiên, để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chínhxác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanhtoán quốc tế quá rộng Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điềuchỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc giacũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau

Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đốivới Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm, để cán cân thanh toán quốc tếtrở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thìvấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việcthành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

I/ Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế

1.1 Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm hay quan niệm về CCTTQT

- Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ởnước ngoài với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài của một quốc gia trongmột thời kỳ nhất định

- Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệcủa một nước với các nước khác

Trang 3

- Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tếgiữa những người cư trú với người không cư trú trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (thường là một năm)

(Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về quản lý CCTT quốc tế của Việt Nam)

1.1.2 Phân loại cán cân thanh toán quốc tế

- Cán cân thời điểm khác với cán cân thời kỳ:

+ Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa cáckhoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó Vậy trong loạicán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợnước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngàycủa cán cân

+ Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoảntiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi

ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định Vậy loại cán cân này chỉ phản ánh

số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua

1.1.3.Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế

- Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô:

+ Chính sách đối ngoại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nóiriêng

+ Kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn: Đầu tư nước ngoài và xuấtkhẩu vốn

+ Điều hành chính sách tỷ giá

- Ở tầm vi mô:

+ Cung cầu ngoại tệ và dự đoán sự biến động tỷ giá

Trang 4

+ Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Việc ghi chép theo các nguyên tắc nhất định và thống nhất:

- Nguyên tắc ghi nợ và ghi có:

Ghi nợ phản ánh lượng giá trị bị giảm xuống (khoản chuyển ra nước ngoài)

và được ghi dấu âm (-) trong CCTT

Ghi có phản ánh lượng giá trị tăng lên (khoản nhận từ nước ngoài) và đượcghi dấu (+) trong CCTT

Việc phân biệt khoản có hoặc khoản nợ có thể dựa vào luồng tiền di chuyểngiá trị hoặc luồng tiền thanh toán Các giao dịch chưa được thực hiện trong kỳkhông được hạch toán trong CCTT, nghĩa là CCTT chỉ hạch toán những giao dịchdiễn ra thực sự

- Nguyên tắc ghi sổ kép:

Tất cả các giao dịch phát sinh ghi có đều phải được cân bằng lại bằng cáchghi nợ vào khoản mục tương ứng và ngược lại

Tổng số các khoản ghi nợ phải bằng tổng số các khoản ghi có

Do đó tổng đại số các giao dịch trong CCTT bằng 0

Việc thực hiện nguyên tắc trên thông qua tài khoản ghi chép các khoản nợ

và có của giao dịch

Trang 5

1.2 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

1.2.1 Cán cân vãng lai – current account balance:

- Cán cân vãng lai được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tếgiữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập củangười lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá,lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịchkhác theo quy định của pháp luật

+ Cán cân thương mại

+ Cán cân dịch vụ

+ Cán cân thu nhập

+ Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

- Cán cân thương mại: Hạch toán tất cả các khoản thu từ xuất khẩu hànghoá và các khoản chi để nhập khẩu hàng hoá Bảng cân đối thu chi của phần nàyđược gọi là cán cân thương mại Thông thường đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tài khoản vãng lai Tất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoáđược ghi chép trong cán cân thanh toán được tính theo giá FOB hoặc FAS

- Cán cân dịch vụ: Hạch toán các khoản thu từ xuất khẩu và chi để nhậpkhẩu các loại hình dịch vụ Bảng cân đối thu và chi của phần này gọi là cán cândịch vụ Theo tiêu chuẩn của IMF, hạng mục này có thể phân chia thành:

a Dịch vụ vận chuyển: cước phí, hành khách, các khoản khác

b Dịch vụ du lịch: bao gồm các chi phí khách sạn và nhà trọ, các chi phí dulịch khác (nhà hàng, các chuyến thăm quan )

c Các dịch vụ khác Bao gồm:

- Dịch vụ chính phủ:

Trang 6

+ Các giao dịch của các Đại sứ quán, các nhà tư vấn, các cơ quan quân sựquốc phòng.

+ Các giao dịch với các cơ quan khác như: Phái đoàn viện trợ, các pháiđoàn du lịch Chính phủ, thông tin và các văn phòng thúc đẩy thương mại

a Thu nhập của người lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản thunhập khác bằng tiền hoặc bằng hàng do người không cư trú trả cho người cư trú vàngược lại

b Thu nhập đầu tư bao gồm:

+ Thu nhập đầu tư trực tiếp (các khoản thu nhập đầu tư và tái đầu tư)

+ Thu nhập đầu tư vào giấy tờ có giá (thu nhập do nắm giữ cổ phiếu, tráiphiếu,các giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác)

+ Thu nhập đầu tư khác: các khoản thu về tài sản của người cư trú

Trang 7

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Ghi chép các khoản chuyển giaodưới dạng không hoàn lại như quà tặng, viện trợ và các khoản chuyển giao khácbằng tiền mặt hoặc hiện vật giữa người cư trú và người không cư trú cho mục đíchtiêu dùng này bao gồm:

a Chuyển giao khu vực chính phủ

- Các khoản viện trợ không hoàn lại (các khoản chuyển giao bằng tiền hoặcbằng hàng ví dụ như quà tặng về thực phẩm, quần áo, thuốc men và hàng tiêudùng khác với mục đích cứu trợ)

- Các khoản chuyển giao khác

b Chuyển giao khu vực phi chính phủ

Chuyển tiền của người lao động bao gồm những khoản chuyển tiền củacông nhân lao động ở nước ngoài hơn một năm chuyển về nước Tiền lương củalao động ở nước ngoài dưới một năm cần hạch toán trong mục thu nhập của ngườilao động

Các khoản viện trợ của tổ chức phi chính phủ (như tổ chức chữ thập đỏquốc tế ) bằng tiền hoặc bằng hàng hoặc trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật

1.2.2 Cán cân di chuyển vốn – capital account balance

- Cán cân vốn và tài chính tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh

tế giữa Người cư trú với Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vàoViệt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trựctiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợnước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giaodịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản cóhoặc tài sản nợ

Cán cân di chuyển vốn dài hạn

Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn

Trang 8

Cán cân di chuyển vốn một chiều

- Cán cân di chuyển vốn dài hạn

Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân và khu vựcnhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dàihạn khác

Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của Nguồn vốn (TSN), nhưng làmtăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+” Ngược lại, luồng vốn đi raphản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghivào bên “Nợ” với dấu “-”

Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào các nhân tố như:

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI hay ICOR)

và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định về chính trị, xã hội

- Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn

Cũng bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân (chiếm

tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiều các các hình thức khácnhau: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanhngoại hối và giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ

Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của NV (TSN), như đã đề được cập,

do làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+” Ngược lại, luồngvốn đi ra phản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫnđược ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”

Khác với cán cân vốn dài hạn, quy mô và tình trạng cán cân vốn ngắn hạnphụ thuộc vào các nhân tố như: Chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắnhạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

- Cán cân chuyển giao vốn một chiều

Trang 9

Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lạivới mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá.

Khi được nhận các khoản viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ, tương tựnhư luồng vốn đi vào, gia tăng NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi

“Có” với dấu “+” Ngược lại, khi viện trợ hay xoá nợ cho người không cư trú,luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”

Khác với các cán cân vốn trên đây, quy mô và tình trạng cán cân chuyểngiao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp táckinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặcbiệt

1.2.3 Tài khoản dự trữ:

- Ghi lại những thay đổi về tài sản dự trữ của cơ quan quản lư tiền tệ để tàitrợ và điều hoà sự mất cân đối của cán cân thanh toán Nó có thể là những dạngsau:

a, Vàng tiền tệ: Vàng tinh chế thuộc sở hữu của các cơ quan quản lư tiền tệ.Các giao dịch bằng vàng tiền tệ chỉ xảy ra giữa các ngân hàng Trung ương cácnước hoặc với các tổ chức tiền tệ Quốc tế

b, Quyền rút vốn đặc biệt (SDR): Đơn vị tiền tệ của quỹ IMF

c, Ngoại hối: Các phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toángiữa các quốc gia (ví dụ: Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi và các phương tiện thanh toánQuốc tế ghi bằng ngoại tệ )

Trang 10

Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + cán cân di chuyển vốn dài hạn

Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn + Sai sót

Cán cân bù đắp chính thức = - Cán cân tổng thể

A Dư thừa và thiếu hụt cán cân thanh toán

Theo hệ thống kế toán bút toán kép, tổng các khoản ghi nợ bằng tổng cáckhoản ghi có cán cân thanh toán luôn cân bằng Về nguyên tắc, các giao dịch đượcghi trong cán cân thanh toán được chia làm hai loại chính: giao dịch tự định vàgiao dịch điều chỉnh Giao dịch tự định là những giao dịch được thực hiện vì lợicủa bản thân chúng Điểm đặc trưng của giao dịch tự định là chúng được thực hiệnđộc lập không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán của nước lập báocáo Tất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh Các giao dịch điềuchỉnh không được thực hiện vì lợi ích của chính nó Đúng hơn, khi các giao dịch

tự định để lại một lỗ hổng cần phải được bù đắp thì giao dịch điều chỉnh phải đượcthực hiện để bù đắp lỗ hổng đó (vì thế mà giao dịch tự điều chỉnh còn được gọi làgiao dịch bù đắp)

Hăy tưởng tượng một đường nằm ngang được vẽ xuyên qua một bảng cáncân thanh toán Phía trên đường tưởng tượng đó, đặt tất cả các giao dịch tự định;phía dưới, đặt các giao dịch điều chỉnh Khi số dư các giao dịch tự định bằngkhông (có nghĩa là các khoản thu tự định bằng các khoản chi tự định), cán cânthanh toán là cân bằng Khi tổng các khoản thu tự định (những khoản có) lớnhơn tổng các khoản chi tự định (những khoản nợ), có một thặng dư; và khi tổng

số các khoản thu tự định nhỏ hơn tổng số các khoản chi tự định, có một thâmhụt Trong mỗi trường hợp, sự đo lượng mất cân bằng kế toán (thặng dư haythiếu hụt) được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số những khoản thu tự định

và tổng số những khoản chi tự định

Do cán cân thanh toán là đồng nhất thức, chúng ta luôn có:

Tổng các giao dịch tự định + tổng các giao dịch điều chỉnh = 0

Trang 11

Hay: Tổng các giao dịch tự định = - Tổng các giao dịch điều chỉnh

Do đó, đo lường sự mất cân bằng các cân thanh toán cũng có thể xác địnhđược là số âm của chênh lệch giữa các khoản thu và chi của giao dịch điều chỉnh

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnhtrong thực tế là không rõ ràng do đó không có cách đo lường kế toán duy nhất về

sự mất cân bằng cán cân thanh toán Nói chung, để phản ánh trạng thái của cáncân thanh toán quốc tế của một nước người ta thường dùng cán cân tổng thể (tổnghợp cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính) Tuy nhiên, cán cân tổng thể đôikhi không được đánh giá chính xác bằng cán cân vãng lai bởi vì nó không phảnánh đúng năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh kinh tế của một nước Chẳnghạn, khi một nước thặng dư cán cân thanh toán, điều này nghe có vẻ lành mạnhnhưng nếu đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu lại thấy cán cân vãng lai bị thiếu hụtlớn và được tài trợ hoàn toàn bằng vay nợ, đầu tư nước ngoài Do đó, sự phân tíchthoả đáng về cơ cấu tài trợ liên quan đến sự ổn định các cân vãng lai trong tươnglai là rất cần thiết

B Phân tích tài khoản vãng lai:

Như ta đã biết, trong cán cân thanh toán, cán cân vãng lai giữ vai trò đặcbiệt quan trọng Vì vậy, khi phân tích cán cân thanh toán cần phải chú trọng phântích cán cân vãng lai và số dư tài khoản vãng lai

Các nhà kinh tế học cho rằng những định nghĩa khác nhau thể hiện nhữngmặt khác nhau của cán cân vãng lai Trên thực tế, có bốn định nghĩa về cán cânvãng lai và sự lựa chọn định nghĩa nào phụ thuộc vào mục đích phân tích

Thứ nhất: cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nước

với phần còn lại của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao mộtchiều (định nghĩa trong Rivera-Batiz, 1989, trang 119) Hay nói cách khác, cáncân vãng lai là tổng của chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch

vụ (X-M) cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NF) và chuyển khoảnròng từ nước ngoài (NTR) Theo định nghĩa này, tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng:

Trang 12

CA= X-M+NF+NTR

Theo định nghĩa này, khi thâm hụt ngân sách vượt quá 5% đến 6% GDP cóthể có vấn đề và cần chú trọng yếu tố nào đã gây ra thâm hụt Liệu có phải dongười dân đã nhập quá nhiều hàng hoá và dịch vụ? Phần thâm hụt do tiêu dùngbùng nổ có thể được tài trợ bởi phần rót ra từ các tài khoản dự trữ hoặc tăng cáckhoản nợ Trong cả hai trường hợp đều có thể gây ra nhiều vấn đề song tăng cáckhoản nợ, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn có thể cho thấy dấu hiệu của mộtnền kinh tế suy yếu và các chính sách gia cần có những hành động khẩn trương.Người đảm nhiệm công tác phân tích cán cân thanh toán cần được cung cấp đầy

đủ các thông tin chi tiết để cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ đưa

ra các quyết định đúng đắn và kịp thời

Thứ hai: cán cân vãng lai được định nghĩa như chênh lệch giữa thu nhập

và chi tiêu của nền kinh tế

C: tiêu dùng tư nhân

I : Đầu tư tư nhân

G: Chi tiêu và đầu tư của chính phủ

Định nghĩa này được Alexander đưa ra vào năm 1950 Từ định nghĩa trên

ta thấy, cán cân vãng lai của một nước chỉ có thể được cải thiện bằng sự tăng tươngđối của thu nhập quốc dân so với chi tiêu hay sự giảm tương đối chi tiêu so với thu nhậpquốc dân

Trang 13

Thứ ba: cán cân vãng lai là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của toàn bộ

CA = (Sp+Sg) – (IP+Ig) hay CA= (Sp-Ip) + (Sg-Ig)

hay: CA = (Sp-Ip) + (Sg-Ig)

Công thức trên cho thấy cán cân vãng lai bằng chênh lệch của khu vực tưnhân cộng khu vực chính phủ Vì vậy, khi đề ra các biện pháp, chính sách nhằmcải thiện cán cân vãng lai phải nghiên cứu tác động của chúng tới hành vi tiết kiệm

và đầu tư Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện do các hoạt động đầu tưmạnh dẫn đến phần thâm hụt này cần được tài trợ bởi đầu tư trực tiếp tại nước báocáo hoặc phần tăng trong các khoản vay bên ngoài hay bởi đầu tư chứng khoán

Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn (6% hoặc 7%) có thể là bền vữngnếu nó liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp mạnh ở nước báo cáo

Thứ tư: khi công dân một nước cho vay hay mượn một lượng tiền của

nước ngoài, họ đã tạo ra mét quan hệ tài sản với phần còn lại của thế giới Vì vậy,khi phân tích tiết kiệm và đầu tư, phải tính đến nguồn tài chính nước ngoài Từ đó,

có thể định nghĩa tài khoản vãng lai như những thay đổi trong tài sản nước ngoàiròng của quốc gia lập báo cáo với phần còn lại của thế giới

CA= B*t - Bt-1*

B*t : Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn hiện tại

Bt-1*: Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn trước

Trang 14

Định nghĩa này được Sarch và Larrain mở rộng từ định nghĩa trên Theo

đó, các thay đổi tài sản nước ngoài có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt của tàikhoản vãng lai Thặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là nước này đang tích luỹ tàisản quốc tế Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai nghĩa là nước này đang giảmdần tài sản quốc tế ròng hoặc tăng thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài Như vậy, có thểđịnh nghĩa tài khoản vãng lai là sự thay đổi vị thế đầu tư quốc tế của một nước

Như vậy, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt tài khoản vãng laicũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh có hiệu quả để cải thiện tình trạng,cần phải có sự phân tích cụ thể từng khoản mục trong cán cân vãng lai, đặc biệt làcán cân thương mại

Thâm hụt cán cân vãng lai không phải bao giờ cũng xấu, điều đó còn phụthuộc vào khả năng thanh toán của một nước Khả năng thanh toán được đánh giáthông qua các chỉ số vĩ mô như: tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái thực tế, tiếtkiệm với đầu tư nội địa Nếu một quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP lớn, tỷ giá hốiđoái ổn định và sát với thực tế, mức tiết kiệm và đầu tư cao dẫn đến thâm hụt cáncân thương mại nếu có cũng làm cho khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế Mộttiêu chí quan trọng khác để đánh giá tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của mộtnước là khả năng chịu đựng của cán cân thanh toán vì nó chú trọng đến những yếu

tố nói trên Đối với một nước có nợ nước ngoài dương và thâm hụt cán cân vãnglai, một "điểm uốn" giữa thâm hụt và thặng dư là cần thiết để đảm bảo khả năngthanh toán và khả năng chịu đựng Một tiêu chuẩn cần được xét đến khi đánh giákhả năng chịu đựng là liệu "điểm uốn" có thể đạt được một cách suôn sẻ và khônggây những bất ổn cho nền kinh tế khi cán cân thương mại đảo chiều đột ngột từthâm hụt sang thặng dư, không tạo ra sự thay đổi lớn trong chính sách (ví dụ:chính sách thắt chặt đột ngột) và không gây ra tình trạng rệu rã của nền kinh tế

Ngoài ra, tài khoản vãng lai bao gồm tài khoản thương mại hàng hoá vàdịch vụ, tài khoản thu nhập và tài khoản chuyển giao vãng lai Do đó cần phảiphân tích cụ thể từng tài khoản này để tìm ra nguyên nhân của thâm hụt tài khoảnvãng lai và đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp Trong đó cần đặc biệtphân tích cán cân thương mại vì đây thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu

Trang 15

hụt cán cân vãng lai và cũng là đối tượng chính khi cán cân thanh toán mất cânbằng cơ bản.

C Phân tích tài khoản vốn và tài chính

Tài khoản vốn và tài chính bao gồm các luồng vốn dài hạn và ngắn hạn,chạy vào hoặc chạy ra khỏi một nước Hay nói cách khác, nó là tổng đầu tư củanước ngoài và số vay nợ nước ngoài Như vậy, tình trạng của cán cân thanh toán

có liên quan trực tiếp đến tình trạng tài sản ngoại tệ của một nền kinh tế Vì vậy,một gợi ý nhằm giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán là sự điều chỉnh chính sáchcủa chính phủ nhằm thu hút đầu tư tư nhân hoặc tìm kiếm các khoản vay nướcngoài

Đối với bất cứ nước nào, con đường phát triển cũng đầy rẫy trở ngại Mộttrong những trở ngại là tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư Vì vậy, sự phụthuộc vào nguồn tư bản nước ngoài để bổ sung cho nguồn vốn trong nước giaiđoạn đầu phát triển là điều hiển nhiên Tuy nhiên, vì lượng tư bản vay hôm nay sẽphải trả trong tương lai nên việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả là một điều

vô cùng quan trọng

Có nhiều nguồn tài trợ cho sự thâm hụt cán cân vãng lai nhưng xét về mặthiệu quả sử dụng vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá cao hơn cả vì nókhông ảnh hưởng nhiều tới cán cân thanh toán, tới tổng nợ nước ngoài cũng nhưtăng trưởng kinh tế và không tạo ra dư nợ Ngoài ra, nó còn là nhịp cầu để chuyểngiao công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại giúp đất nước đẩy mạnh xuất khẩu hànghoá và dịch vụ Tuy nhiên, cần chú ý rằng các nguồn vốn đầu tư này sẽ làm tăngnguồn chuyển giao ra nước ngoài, một khi lợi nhuận và cổ tức được các nhà đầu

tư nước ngoài chuyển về nước

Nhìn chung, các luồng đầu tư nước ngoài khác nhau, dù có tạo ra dư nợ haykhông đều tiềm ẩn những mất mát nhất định đối với nước tiếp nhận Beceer vàHargin gợi ý rằng: "Khi thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết các công ty trongnước cần xác định những khó khăn mà họ phải chấp nhận đối với từng hình thức

Trang 16

đầu tư và sau đó cân nhắc xem liệu tại những thời điểm nhất định nó có đem lạilợi ích để duy trì hay không?".

Nhiều nước đang phát triển sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong tài khoảntài chính để hỗ trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai và tốc độ phát triển kinh tế trongtài sản dự trữ Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, những thay đổi củanguồn vốn này cũng gây lo lắng cho những nhà hoạch định chính sách vĩ mô Vìvậy, khi xác định rủi ro và khó khăn của mỗi dạng đầu tư nước ngoài, chúng tacần quan tâm ba vấn đề sau:

- Vấn đề thời hạn vay nợ: những khoản nợ ngắn hạn thường rủi ro hơn vìchủ nợ thường yêu cầu trả nợ gốc hơn là nhận lãi trong giai đoạn ngắn

- Liệu nguồn tư bản nước ngoài có tạo ra gánh nặng nợ nần hay không? Vídụ: Nếu đi vay thì tình hình kinh doanh tốt hay xấu, việc trả nợ vẫn phải tiến hành.Trong khi đó, cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi công ty bán cổ phiếu cho họ làm

Bên cạnh việc xem xét các khoản nợ theo chủng loại và thời hạn của cáccông cụ nhận nợ, vì thế cũng nên phân tích xu hướng thay đổi theo khu vực các tổchức Cụ thể là khu vực chính phủ và tư nhân bởi vì những khu vực này chịu ảnhhưởng của những yếu tố khác nhau Các luồng thay đổi của khu vực chính phủchủ yếu được quy định bởi nhu cầu của ngân sách nhà nước Ngược lại, các luồng

Trang 17

thay đổi trong khu vực tư nhân lại tuỳ thuộc vào mức sinh lời của tài sản trong vàngoài nước.

Nhiều nước đang phát triển sử dụng các luồng vốn vào trong tài khoản tàichính để hỗ trợ bù đắp cho mức thâm hụt cán cân vãng lai do nhập khẩu và tốc độphát triển kinh tế tăng lên, hoặc tăng tài sản dự trữ Mặc dù có nhiều lợi ích nhưvậy, nhưng những thay đổi đột ngột của số vốn rất lớn này cũng gây ra nhiều lolắng cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô Luồng vốn có 4 vấn đề cầnquan tâm chủ yếu sau đây:

+ Các luồng vốn chảy vào có thể chỉ mang tính tạm thời, và do vậy có thểđược rót ra rất nhanh

+ Các luồng chảy vào này có thể kích thích tăng cung tiền và làm tăng mứclạm phát trong nước nếu như ngân hàng trung ương can thiệp vào thụ trườngngoại hối để mua ngoại tệ cung ứng dư thừa Những hậu quả gây lạm phát nhưvậy có thể tránh được nếu như hoạt động can thiệp này mang tính chất có khảnăng triệt tiêu hiệu ứng tăng cung tiền

+ Nếu ngân hàng trung ương không can thiệp thì luồng vốn chảy vào có thểlàm cho giá của đồng bản tệ tăng lên

+ Các luồng chảy vào có thể đảm bảo cho hiện tượng tiêu dùng tăng tạmthời và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu để trả số nợ tích luỹ

Từ đó, đưa ra những nghiên cứu sử dụng chúng một cách hiệu quả Ví dụ:nguồn vốn ODA nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho luồngFDI chảy vào trong nước

D Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ:

Trước đây, tổng tài sản dự trữ được coi là nguồn bù đắp chủ yếu cho thiếuhụt cán cân thanh toán và hỗ trợ cho chính sách tỷ giá cố định Ngày nay, trongđiều kiện chế độ tỷ giá thả nổi và xu hướng toàn cầu hoá trở nên phổ biến, nhiềuhình thức bù đắp khác đã được áp dụng (ví dụ: vay nước ngoài) Vì thế, sự thay

Trang 18

đổi trong tài sản dự trữ không phải lúc nào cũng phản ánh độ lớn trạng thái mấtcân bằng của cán cân thanh toán.

cố định cần nhiều dự trữ hơn so với một quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi vớichế độ tỷ giá thả nổi, mức dự trữ cần thiết chỉ để cải thiện những biến động xấu do

tỷ giá gây ra Ngoài ra, về cơ bản thì mức độ tin cậy của các chính sách kinh tế vàlòng tin của thị trường vào các chính sách này là yếu tố quan trọng để đánh giámức độ dự trữ cần thiết

Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại tệ thường được tính theo tháng nhậpkhẩu Chỉ số này đo lường tổng tài sản dự trữ ngoại tệ của một nước so với giá trịnhập khẩu hàng tháng

II Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 2.1 Giai đoạn 2005-2007

2.1.1 Cán cân vãng lai

2.1.1.1 Cán cân thương mại

Đơn vị: Triệu USD

Trang 19

% so với GDP -4,6 -4,6 -14,5

Năm 2005, 2006 mức thâm hụt cán cân thương mại tuy có giảm so vớinhững năm trước nhưng vẫn ở mức cao Đặc biệt trong năm 2007, cán cân thươngmại thâm hụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10.360 triệu USD, chủ yếu do cả tiêu thụtrong nước và xuất khẩu tăng cao Tuy nhiên, tốc độ tăng của xuất khẩu nhỏ hơntốc độ tăng của nhập khẩu nên gây ra thâm hụt tăng một cách đột biến

2.1.1.2 Cán cân dịch vụ (Se)

Đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọngtrong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuynhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cáncân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán

Đơn vị: Triệu USD

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô xuất khẩu của Việt Nam nóichung còn rất nhỏ Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổngkim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọngcủa xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là

do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị trường thế giới còn chưa cao,tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăngcủa xuất khẩu hàng hóa

Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí và chuyểndịch chậm Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất(55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mậtđộ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực,

ở Châu Á và trên thế giới

Trang 20

Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảohiểm, chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụtài chính chỉ chiếm 5,5%.

2.1.1.3 Cán cân thu nhập (Ic)

Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người laođộng (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền,hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thunhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy

tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú vàngười không cư trú) Tuy nhiên, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namcông bố cũng như của Ngân hàng thế giới và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồmthu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu của người thu nhập lao động Do vậy trong phạm

vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng chỉ xin đề cập tới các khoản thu nhập

về đầu tư trong cán cân thu nhập của Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

Trang 21

lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoàităng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.

2.1.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)

Đơn vị: Triệu USD

đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phépngười Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cầnkhai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặcbiệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi trả kiều hối đã tạothêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổchức dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phíchuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ Chính những điều này đã tạo nên sựtăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước khiến cho chuyển giao tư nhân củaViệt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp được một phần thâmhụt của cán cân vãng lai

2.1.2 Cán cân vốn

Ngày đăng: 15/03/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mơ xuất khẩu của Việt Nam nói chung cịn rất nhỏ - CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam doc
h ìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mơ xuất khẩu của Việt Nam nói chung cịn rất nhỏ (Trang 20)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ  phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn  định - CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam doc
h ìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định (Trang 22)
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mơ xuất khẩu của Việt Nam nói chung cịn rất nhỏ - CHUYÊN ĐỀ 3: Cải thiện cơ cấu và hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam doc
h ìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mơ xuất khẩu của Việt Nam nói chung cịn rất nhỏ (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w